You are on page 1of 10

Group Assignment

ECO111 – Principles of Economics

Topic: Viet Nam’s export industries

• Maximum 15-20 pages for per group report (doc & PP files submit)
• Group presentation: 30 minutes per group (using PP file)
• Time to submit: 2 week after receiving the assignment and group presentation

Khái quát sơ lược thị trường gạo Việt Nam ( sản xuất, tiêu thụ, diễn biến giá) theo từng năm (2021-
2023), đưa ra những con số cụ thể

Năm 2021: https://mediacdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2022/1/20/bao-cao-thi-truong-gao-


nam-2021-1642647418015505335882.pdf

1.Sản xuất

a. Diện tích gieo trồng, thu hoạch

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích lúa cả năm ước đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn ha
so với năm trước; năng suất lúa ước đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,88 triệu tấn,
tăng 1,1 triệu tấn.

Kết quả sản xuất vụ đông xuân của cả nước năm nay đạt khá với năng suất đạt 68,6 tạ/ha, tăng 2,9
tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2020; sản lượng đạt 20,63 triệu tấn, tăng 755,1 nghìn tấn; diện tích
gieo trồng đạt 3.006,8 nghìn ha, giảm 17,2 nghìn ha.

Vụ lúa hè thu năm 2021 đạt năng suất và sản lượng khá. Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm
nay đạt 1.954,2 nghìn ha, tăng 9,1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2020; năng suất đạt 57 tạ/ha, tăng
1,7 tạ/ha; sản lượng đạt 11,14 triệu tấn, tăng 389,1 nghìn tấn. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long có mức sản lượng đạt 8,65 triệu tấn, tăng 183 nghìn tấn so với năm 2020.

Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2021 ước tính đạt 719,7 nghìn ha, giảm 4,3 nghìn ha so với vụ
thu đông năm trước; năng suất toàn vụ ước tính đạt 56,1 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng ước tính đạt
4,04 triệu tấn, tăng 9,4 nghìn tấn.

Vụ mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1.559,7 nghìn ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm trước; năng
suất ước tính đạt 51,7 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng đạt 8,07 triệu tấn, giảm 36,2 nghìn tấn.

b. Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NNPTNT) vào tuần cuối tháng 12.

• Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 8.215 ha (tăng 2.700 ha so với kỳ trước, tăng 6.232 ha so với
cùng kỳ năm trước), phòng trừ 5.416 ha.
• Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.002 ha (giảm 481 ha so với kỳ trước, giảm 1.507 ha so
với cùng kỳ năm trước), phòng trừ trong kỳ 1.463 ha.
• Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 812 ha (giảm 177 ha so với kỳ trước, giảm 268 ha so
với cùng kỳ năm trước); diện tích phòng trừ trong kỳ 466 ha.
• Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 7.607 ha (giảm 1.988 ha so với kỳ trước, tăng 3.917 ha so
với cùng kỳ năm trước), diện tích phòng trừ trong kỳ 4.629 ha.
2. Tiêu thụ

a. Xuất khẩu

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu năm
nay đạt tương đương năm 2020 với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm
ngoái. Diễn biến này cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đi đúng hướng giảm khối lượng,
tăng giá trị xuất khẩu nhờ nâng cao chất lượng.

Tính chung 11 tháng năm 2021, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 2,3
triệu tấn, tương đương 1,18 tỷ USD, giá trung bình 510,6 USD/tấn, tăng 18,7% về lượng, tăng 29,3%
về kim ngạch và tăng 8,9% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm
38,8% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.

Trung Quốc đứng thứ hai với khối lượng xuất khẩu đạt gần một triệu tấn, giá trị xuất khẩu 494,72
triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 494,8 USD/tấn, tăng 32,9% về lượng, tăng 14,6% về kim ngạch
nhưng giảm 13,8% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 17,4% trong tổng lượng và chiếm 16,3%
trong tổng kim ngạch.

Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt 608.786 tấn, tương đương 356,85 triệu USD, giá 586,2 USD/tấn,
tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 20,2%, 30,7% và 8,7% so với cùng kỳ,
chiếm 10,6% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo xuất khẩu sang Bangladesh tăng rất mạnh
8.617% về lượng, tăng 10.082% kim ngạch, tăng 16,8% về giá, đạt 53.261 tấn, tương đương 32,19
triệu USD, giá 604 USD/tấn.cùng kỳ, chiếm 10,6% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo xuất khẩu
sang Bangladesh tăng rất mạnh 8.617% về lượng, tăng 10.082% kim ngạch, tăng 16,8% về giá, đạt
53.261 tấn, tương đương 32,19 triệu USD,
b. Trong nước

3. Diễn biến giá

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá xuất khẩu gạo năm 2021 đã đạt 530
USD/tấn, tăng 8% so với năm trước.

Tháng 12/2021, thị trường lúa gạo các tỉnh ĐBSCL trầm lắng, giá thu mua các loại lúa giảm nhẹ. Cụ
thể, giá lúa tươi giống IR50404 ở mức 5.400 đồng/kg, ổn định so với mức trung bình tháng 11/2021;
lúa khô ở mức 6.350 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với tháng trước. Giá lúa chất lượng cao OM 5451
ở mức 5.500 đồng/kg đối với lúa tươi, giảm 200 đồng/kg so với tháng trước; lúa khô ở mức 6.800
đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với tháng trước.

Tính cả năm 2021, giá lúa thường IR50404 đạt bình quân 5.600 đồng/kg, giá lúa chất lượng cao OM
5451 đạt 5.600 đồng/kg.

Năm 2022 https://mediacdn.vietnambiz.vn/1881912202208555/files/2023/02/01/bao-cao-thi-truong-


gao-nam-2022-1-2023020119171764.pdf

1.Sản xuất

a. Diện tích gieo trồng, thu hoạch

số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích lúa cả năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn
ha so với năm trước; năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu
tấn, giảm 1,19 triệu tấn.
• Lúa đông xuân: Kết quả sản xuất vụ đông xuân của cả nước năm nay giảm so với năm trước: Diện
tích gieo cấy đạt 2.975,6 nghìn ha, giảm 30,9 nghìn ha; năng suất đạt 67,1 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha; sản
lượng ước đạt gần 20 triệu tấn, giảm 648,5 nghìn tấn.

• Lúa hè thu: Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm nay đạt 1.914,7 nghìn ha, giảm 38,1 nghìn
ha so với vụ hè thu năm 2021; năng suất đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,8 triệu
tấn, giảm 304,3 nghìn tấn.

• Lúa thu đông: Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2022 ước đạt 648,7 nghìn ha, giảm 70,6 nghìn
ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 3,6 triệu
tấn, giảm 390,1 nghìn tấn.

• Lúa mùa: Cả nước gieo cấy được 1.553,1 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha so với năm trước; năng suất
ước đạt 52,9 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn, tăng 151,9 nghìn tấn.

b. Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT)
vào tuần thứ 1 tháng 1 năm 2023:

• Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 3.034 ha (giảm 1.018 ha so với kỳ trước, giảm 5.423 ha so với cùng kỳ
năm trước), phòng trừ trong kỳ 1.996 ha.

• Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 5.088 ha (tăng 367 ha so với kỳ trước, tăng 1.994 ha so với cùng
kỳ năm trước), phòng trừ trong kỳ 4.060 ha.

• Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 5.088 ha (tăng 367 ha so với kỳ trước, tăng 1.994 ha so với
cùng kỳ năm trước), phòng trừ trong kỳ 4.060 ha.

• Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 6.686 ha (tăng 1.191 ha so với kỳ trước, giảm 1.129 ha so với
cùng kỳ năm trước); phòng trừ trong kỳ 5.781 ha.

2. Tiêu thụ

a. Xuất Khẩu

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022 cả nước xuất khẩu 434.611 tấn gạo,
thu về 220,26 triệu USD, giá trung bình 506,8 USD/tấn, giảm 26% về lượng và giảm 24% kim ngạch,
nhưng giá tăng nhẹ 2,8% so với tháng 11/2022; so với tháng 12/2021 cũng giảm 12% về lượng, giảm
13,6% kim ngạch và giảm 1,7% về giá.

Trong tháng 12/2022 xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines tiếp tục giảm 16,4% về lượng
và giảm 15,5% kim ngạch so với tháng 11/2022, đạt 216.156 tấn, tương đương 103,04 triệu USD;
nhưng tăng 38,6% về lượng, tăng 33,7% kim ngạch, nhưng giảm 3,6% về giá so với tháng 12/2021.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tháng 12/2022 tiếp tục giảm 14,6% về lượng và giảm
7,7% kim ngạch so với tháng 11/2022, đạt 43.002 tấn, tương đương 23,83 triệu USD; so với tháng
12/2021 cũng giảm 27% về lượng, giảm 15% kim ngạch.

Tính chung cả năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gàn 7,11 triệu tấn, tương đương trên
3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về khối lượng, tăng 5,1% về kim ngạch so với năm 2021, giá trung bình đạt
486,2 USD/tấn, giảm 7,7%.
Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 45,2% trong tổng lượng và chiếm
43,2% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt gần 3,22 triệu tấn, tương đương 1,49 tỷ
USD, giá trung bình 464 USD/tấn, tăng 30,7% về lượng, tăng 19% về kim ngạch nhưng giảm 8,9% về
giá so với đầu năm 2021.

Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm trên 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt
850.949 tấn, tương đương 432,32 triệu USD, giá trung bình 508 USD/tấn, giảm 19,6% về lượng và
giảm 17,3% kim ngạch; giá tăng nhẹ 2,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 đạt 656.361 tấn, tương đương 294,6 triệu USD, giá 448,8
USD/tấn, tăng mạnh 53,3% về lượng và tăng 34,9% kim ngạch nhưng giảm 12% về giá so với cùng
kỳ, chiếm trên 9,2% trong tổng lượng và chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả
nước. Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 4,76 triệu tấn, tương đương trên 2,26 tỷ USD,
tăng 18,3% về lượng, tăng 10,7% kim ngạch.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 578.596 tấn, tương đương 280,21 triệu USD, tăng
31,3% về lượng và tăng 19,6% kim ngạch.

Giữa những tranh cãi về nhập khẩu gạo chất lượng thấp, xuất khẩu gạo Việt Nam cho tín hiệu tiếp tục
tăng tích cực trong năm qua.

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều thuận lợi từ đầu năm tới nay khi khách
hàng truyền thống là Philippines tăng nhập khẩu. Thị trường Trung Quốc cũng chuyển dịch từ nhập
khẩu lượng gạo nhỏ từ Việt Nam trong những tháng đầu năm sang những đơn hàng lớn vào những
tháng cuối năm. Trong khi đó, một số nước châu Âu có xu hướng tăng nhập khẩu gạo để thay thế
nguồn cung lúa mỳ đang suy giảm do cuộc chiến Nga – Ukraine diễn ra dai dẳng.

Các chuyên gia thương mại cho rằng giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do các bất ổn
kinh tế và chính trị sẽ đẩy nhu cầu thực phẩm tăng; đồng thời khuyến nghị các nhà xuất khẩu tận dụng
cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường.

Các doanh nghiệp xuất khẩu được khuyến nghị cần đặc biệt chú ý thị trường Trung Quốc – một thị
trường lớn và đầy triển vọng của nông sản Việt Nam.

Ngoài Trung Quốc, EU và Anh cũng là các thị trường quan trọng của Việt Nam, các chuyên gia đề
xuất các công ty xuất khẩu thắt chặt kết nối với các đơn vị thu mua và chế biến để đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật của các nhà nhập khẩu, qua đó tận dụng tốt các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) và
hạn ngạch xuất khẩu.

3. Diễn biến giá

Nhìn chung, trong năm 2022, giá gạo xuất khẩu cũng như giá lúa trong nước đều diễn biến đồng pha
cùng với giá gạo thế giới. Đồng thời đây là một năm có rất nhiều biến động trên thị trường khi đầu
năm giá gạo đi xuống và phải đến quý III, giá gạo mới tăng. Nhiều nước nhập khẩu gạo lớn như
Trung Quốc, Philippines, châu Phi… có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn từ Việt Nam. Riêng thị trường
Philippines – thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu tích cực cho
hoạt động xuất khẩu.

Cụ thể, gạo 5% tấn ngày 21/12/2022 được chào ở mức 448 - 453 USD/tấn, tăng 8 USD so với 440 -
445 USD/tấn vào đầu tháng. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Nhu cầu từ các thị
trường truyền thống và thị trường mới vẫn tốt mặc dù nguồn cung đang cạn kiệt. Người mua từ Trung
Quốc và Philippines vẫn quan tâm đến gạo Việt Nam ngay cả khi Pakistan chào giá rẻ hơn.
Tại thị trường trong nước, giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến tăng
trong tháng qua, với biến động tùy thuộc vào nhu cầu đối với từng chủng loại lúa. Nguồn cung lúa
tươi trên thị trường nhiều, giao dịch sôi động. Dự báo giá lúa gạo tiếp tục neo cao trong một thời gian
nữa.

Hiện các địa phương đang tích cực xuống giống vụ Đông Xuân. Vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023, toàn
vùng có kế hoạch xuống giống gần 1,6 triệu ha. Hiện nay, nước lũ mùa nước nổi đang xuống rất
nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tập trung gieo sạ theo đúng lịch khuyến cáo.

Tại An Giang, lúa thường IR50404 tăng 300 đồng/kg lên 6.500 đồng/kg, lúa CLC OM 5451 tăng 200
đồng/kg lên giữ ở mức 6.500 đồng/kg vào giữa tháng 12 và hiện giảm nhẹ còn 6.400 đồng/kg. Tại
Kiên Giang, lúa IR50404 sau khi giảm mạnh vào cuối tháng trước đã ổn định trở lại mức 6.400
đồng/kg, lúa OM 5451 tăng 200 đồng/kg lên 6.700 – 6.800 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 tăng 200 đồng/kg
lên mức 6.800 – 7.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 có sự chênh lệch giữa các huyện, dao
động từ 5.700 – 6.300 đồng/kg.

Thị trường gạo các tỉnh miền Nam không biến động trong tháng 12, với giá gạo thường IR50404 tại
Vĩnh Long và An Giang giữ ở mức 11.000 đồng/kg và 11.500 đồng/kg; gạo jasmine có giá 15.000
đồng/kg và 14.000 đồng/kg. Gạo thơm Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh ở mức 22.000 đồng/kg,
trong khi tại Vĩnh Long chỉ có 17.000 đồng/kg. Gạo tẻ thường và gạo Tài nguyên tại thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh có giá 14.000 đồng/kg và 20.000 đồng/kg.

Tại thị trường miền Bắc, giá bán buôn lúa Khang Dân tại Hà Nội ở mức 7.500 đồng/kg, gạo ở mức
13.000 - 14.000 đồng/kg; trong khi tại Hưng Yên chỉ là 10.500 đồng/kg. Tại Nam Định, gạo tạp giao
tăng 1.000 đồng/kg lên 12.000 đồng/kg, trong khi thóc vẫn giữ mức 7.500 đồng/kg; gạo Bắc thơm
15.000 đồng/kg

Năm 2023 (thông tin 11 tháng trong năm 2023.)

https://mediacdn.vietnambiz.vn/1881912202208555/files/2023/12/20/
baocaothitruonggaothang112023-20231220180827550.pdf

a. Sản xuất

Tính đến ngày 30/11/2023, theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL: Vụ Thu Đông 2023, đã thu hoạch được 610 nghìn ha/685 nghìn ha
diện tích gieo sạ, năng suất bình quân khoảng là 57 tạ/ha; Vụ Đông Xuân 2023-2024, đã bắt đầu gieo
xạ được 651 nghìn ha/ 1,5 triệu ha diện tích kế hoạch.

Còn theo Tổng cục Thống kê, tính đến trung tuần tháng 11/2023, cả nước thu hoạch được 1.385,8
nghìn ha lúa mùa, chiếm 89,7% diện tích gieo cấy và bằng 103,5% cùng kỳ năm trước. Tiến độ thu
hoạch lúa mùa sớm hơn so với cùng kỳ năm trước do điều kiện thời tiết thuận lợi, các địa phương chủ
động gieo cấy sớm để ứng phó với xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất
lúa mùa năm nay của cả nước ước đạt 53,3 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so với vụ mùa năm trước; sản lượng
ước đạt 8,23 triệu tấn, tương đương vụ mùa năm trước.

Diện tích gieo trồng lúa Thu Đông năm 2023 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 708,8 nghìn
ha, tăng 60,8 nghìn ha so với vụ Thu Đông năm trước do giá lúa tươi luôn ổn định ở mức cao nên
người dân đã tranh thủ xuống giống mở rộng diện tích. Toàn vùng đã thu hoạch được 317,3 nghìn ha
lúa Thu Đông, chiếm 44,8% diện tích gieo cấy và bằng 107,7% cùng kỳ năm trước. Năng suất toàn vụ
ước đạt 56,6 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha so với vụ thu đông năm trước; sản lượng ước đạt 4 triệu tấn, tăng
392 nghìn tấn.
Tính đến ngày 15/11/2023, các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 244,8 nghìn ha lúa Đông Xuân
sớm, bằng 83,5% cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tiến độ
gieo trồng lúa Đông Xuân chậm hơn cùng kỳ do một số địa phương chỉ đạo lịch thời vụ xuống giống
muộn hơn để tránh hạn mặn, bên cạnh đó vụ lúa Hè Thu năm nay thu hoạch muộn hơn cùng kỳ năm
trước.

b. Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết (thông tin từ 22/12-28/12 https://vietfood.org.vn/tinh-hinh-sinh-
vat-gay-hai-cay-lua-tu-ngay-22-thang-12-den-ngay-28-thang-12-nam-2023/ )

Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 11.060 ha (giám 2.967 ha so với kỳ trước, tăng 7 037 ha so với CKNT),
trong đó nhiễm năng 101 ha, phòng trừ trong kỳ 2.411 ha. Phân bổ chủ yếu tại các tình. Bạc Liêu, Sóc
Trăng Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang

Sâu đục thân 2 châm: Diện tích nhiễm 479 ha (giam 691 ha so với kỳ trước, giảm 27 ha so với
CKNT), phòng trừ trong kỳ 46 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng Bạc Liêu. Đồng Nai Bà Rịa
Vũng Tàu. Đồng Tháp, Hậu Giang

Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.980 ha (giảm 214 ha so với kỳ trước, giảm 2.548 ha so với
CKNT), phòng trừ trong kỳ 771 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng. Kiên Giang, Vĩnh Long,
Đồng Tháp, Đồng Nai, Tây Ninh.

Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 4.007 ha (giảm 2.749 ha so với kỳ trước, giảm 1.376 ha so với
CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.034 ha. Phân bổ chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc trăng, Đồng Tháp,
Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau...

2. Tiêu thụ

a. Xuất Khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu 600.481 tấn gạo, với kim
ngạch 400,3 triệu USD, giảm 5,5% về lượng và giảm 1,6%% về kim ngạch so với tháng trước, nhưng
so với cùng kỳ năm ngoái tăng 2,4% về lượng và tăng tới 38,4% về kim ngạch.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 11, xuất khẩu gạo đã đạt hơn 7,64 triệu tấn, với kim ngạch 4,33 tỷ
USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 14,5% về lượng và tăng 34,1% về kim ngạch.
Biểu đồ 2: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2009 đến 11 tháng năm 2023 (Nguồn: Số liệu từ
Tổng cục Hải quan)

Trong tháng 11/2023, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường tiêu thụ chính đều
giảm so với tháng trước, ngoại trừ Philippines tăng 31,9%.

Tính chung 11 tháng, Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với khối
lượng đạt 2,87 triệu tấn, kim ngạch 1,57 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 37,6% về lượng và 36,3% về kim
ngạch. So với cùng kỳ năm ngoái lượng gạo sang thị trường này đã giảm nhẹ 4,1% nhưng kim ngạch
tăng 13,4%.

Indonesia vươn lên vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sau 11 tháng với khối
lượng đạt hơn 1,12 triệu tấn, kim ngạch 614,7 triệu USD, tăng đột biến 16,3 lần và tăng hơn 18 lần
về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022, do Chính phủ Indonesia tăng cường nhập khẩu nhằm bảo
đảm an ninh lương thực trong nước.

Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, mặc dù


giảm nhập khẩu trong thời gian gần đây
nhưng tính chung 11 tháng xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng 10,9%
về khối lượng và tăng 26,7% về kim ngạch so
với cùng kỳ, đạt 895.625 tấn, trị giá 517,6
triệu USD.

Lượng gạo xuất khẩu sang một số thị trường


khác cũng tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm
ngoái như: Ghana tăng 33,2%, Singapore tăng
32%; Mozambique tăng 57,9%, UAE tăng
21,4%, Đài Loan tăng 99,1%... đặc biệt,
Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo
Xênêgan tăng 330,2%, Chilê tăng 2.890%.
của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 (Đơn
vị: % theo khối lượng. Nguồn: Số liệu từ Tổng
cục Hải quan).

Ngoài các thị trường truyền thống, xuất khẩu gạo sang các thị trường cao cấp như Mỹ và EU cũng
tăng trưởng rất ấn tượng. Cụ thể, Mỹ tăng 43,7%, Ba Lan tăng 107,6%, Bỉ tăng 105,7%, Tây Ban Nha
tăng 140,3%.

Chỉ có một số ít thị trường sụt giảm gồm Bờ Biển Ngà (-22,9%), Malaysia (-6,3%), Saudi Arabia (-
5,6%)
Bảng 1: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 11 và 11 tháng năm 2023
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan).

Gạo trắng Gạo thơm

Gạo nếp Gạo giống nhật

Gạo lứt và gạo vi chất Gạo đồ

đơn vị : %

Biểu đồ 4: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu trong 11 tháng năm 2023 (Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải
quan).

Trong 11 tháng đầu năm, gạo trắng vẫn là chủng loại xuất khẩu nhiều nhất của nước ta với khối
lượng khoảng 4,7 triệu tấn, chiếm 62% tỷ trọng. Tiếp theo là gạo thơm chiếm 24% tỷ trọng với hơn
1,8 triệu tấn. Còn lại gạo nếp chiếm 10%, gạo Nhật chiếm 3% và tỷ trọng nhỏ gạo lứt, gạo vi chất và
gạo đồ.

3. Diễn biến giá

Chỉ tính riêng trong tháng 11 vừa qua, giá gạo xuất khẩu bình quân của nước ta đạt 667 USD/tấn,
tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 35,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức giá cao nhất
kể từ trước đến nay và thực tế là cao hơn cả mức giá 665 USD/tấn đối với gạo 5% tấm đang được
chào bán trên thị trường.
Đồng thời, giá gạo của Việt Nam hiện đang cao hơn đáng kể so với các nhà cung cấp khác như Thái
Lan, Ấn Độ, Pakistan…

Bình quân 11 tháng năm 2023, giá xuất khẩu gạo đạt 568 USD/tấn, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm
2022.

Biểu đồ 5: Diễn biến giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam qua các tháng từ năm 2021-2023
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan).

Tại thị trường trong nước, tính đến đầu tháng 12, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL tăng khoảng 2% so với
tháng trước, trong khi giá gạo giảm từ 1 – 3,6%. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, giá lúa gạo trong
nước vẫn đang cao hơn 39 – 50%.

Bảng 2: Diễn biến giá lúa gạo tại ĐBSCL tính đến đầu tháng 11/2023 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ
Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

You might also like