You are on page 1of 1

THỰC TRẠNG CỦA SX LÚA GẠO

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng lương thực có hạt của Việt Nam năm 2023
đạt 47,9 triệu tấn, tăng 790 nghìn tấn so với năm 2022. Trong đó, sản lượng ngô đạt 4,4
triệu tấn, giảm 4,7 nghìn tấn so với năm trước.
Diện tích lúa cả năm 2023 ước đạt 7,12 triệu ha (tính gộp cả 3 vụ), tăng 10,1 nghìn ha
so với năm trước. Năng suất lúa bình quân trong năm 2023 ước đạt 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha
so với năm 2022. Tổng sản lượng lúa thu hoạch năm 2023 cao kỷ lục, đạt 43,5 triệu tấn, tăng
0,8 triệu tấn so với năm trước.
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân năm 2023 ước đạt 2.952,5 nghìn ha, giảm 39,8
nghìn ha so với năm trước nhưng do năng suất đạt 68,4 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha nên sản lượng
đạt 20,2 triệu tấn, tăng 213,3 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm 2023
đạt 1.912,8 nghìn ha, giảm 2,8 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2022; năng suất đạt 57,6
tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng đạt 11 triệu tấn, tăng 181,5 nghìn tấn.
Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm nay ước đạt 708,8 nghìn ha, tăng 60,4 nghìn
ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56,6 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng ước
đạt 4 triệu tấn, tăng 392 nghìn tấn.
Vụ lúa mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1.545,3 nghìn ha, giảm 7,7 nghìn ha so
với vụ mùa năm trước; năng suất ước đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,23
triệu tấn, tương đương vụ mùa năm trước.
Sản lượng lúa năm 2023 tăng so với năm trước do thời tiết thuận lợi, chuyển đổi cơ
cấu giống lúa hợp lý, trình độ kỹ thuật canh tác ở các địa phương được nâng cao, năng suất
tăng nên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ chế
biến và xuất khẩu.
Nguồn: Nông nghiệp năm 2023: Sản lượng lúa lập kỷ lục 43,5 triệu tấn
NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG SX LÚA GẠO
Thứ nhất, Chính phủ đã ban hành đề án tái cơ cấu nông nghiệp, theo đó cơ cấu lúa
gạo được điều chỉnh mạnh mẽ cùng với thay đổi quy trình canh tác, tức là chú trọng nâng
cao chất lượng hơn là tăng sản lượng gạo. Điều này thể hiện ở chỗ vào năm 2015, hạt giống
lúa chất lượng cao của Việt Nam chỉ chiếm 35% - 40% tổng số hạt giống lúa thì đến năm
2020, con số này đạt 75% -80%, thậm chí có nơi tỉ lệ sử dụng hạt giống chất lượng cao tới
90%.
Thứ hai, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt
Nam (EVFTA), tạo điều kiện cho xuất khẩu gạo của Việt Nam có bước đột phá.
Thứ ba, trên thế giới, nhiều ngành bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng nhu cầu lương
thực, thực phẩm của thị trường vẫn không giảm. Cũng theo phân tích của Research And
Markets, Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm lúa gạo của Việt Nam, đóng góp 50% sản
lượng gạo và 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2020, Đồng bằng sông Cửu
Long đã gieo trồng hơn 1,5 triệu ha lúa mỗi vụ, với năng suất bình quân 6 tấn/ha và sản
lượng lúa hằng năm đạt hơn 24 triệu tấn.
Nguồn: Research And Markets: lý do chính giúp gạo Việt Nam ổn định

You might also like