You are on page 1of 8

CÔNG TY CỔ PHẦN GTNfoods

1) Tổng quan doanh nghiệp


a) Thông tin chung về DN
- Tên công ty : Công ty cỏ phần GTNfoods
- Tên tiếng Anh : GTNfoods Joint Stock Company
- Tên viết tắt : GTNfoods
- Mã chứng khoán : GTN ( HOSE)
- Mã sô thuế : 0105334948
- Vốn điều lệ : 2.500.000.000 đồng
- Địa chỉ : 92 Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn,quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội.
- Website : www.gtnfoods.com.vn
b) Quá trình hình thành phát triển
- 30/05/2011 được thành lập với vốn điều lệ 80 tỷ.
- Tháng 7/2013, mua cổ phần của công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng
(Ladofoods)
- Tháng 5/2014, chính thức niêm yết trên sàn HOSE
- Tháng 3/2015, nâng tỷ lệ sở hữu tại Ladofoods lên 35%
- Tháng 12/2015, mua cổ phần của Vinatea với tỷ lệ sở hữu đạt 75% và đến
quý 1/2016, nâng tỷ lệ sở hữu tại Vinatea lên 95%
- Tháng 1/2017, sở hữu 65% Vilico qua đó hợp nhất Mộc Châu Milk
- Tháng 6/2018, nâng tỷ lệ sở hữu tại Vilico lên 74,49%
- Tháng 12/2019, trở thành công ty con của Vinamilk tỷ lệ sở hữu 75%
c) Ngành nghề kinh doanh
MỘC CHÂU MILK :

- CTCP giống bò sữa Mộc Châu là đơn vị đầu tiên khai mở ra ngành chăn
nuôi và sản xuất sữa công nghiệp ở VN.
- Mỗi ngày số sữa thu hoạch được từ 600 họ nông dân sẽ được xe tiêu thụ
vận chuyển về nhà máy, nơi có dậy chuyền hiện đại tiêu chuẩn châu Âu,
đảm bảo các sản phẩm sữa tươi ngon mỗi ngày.
- Mộc Châu Mik hiện là thương hiệu sữa lớn trên thị trường Việt Nam, đặc
biệt là khu vực miền Bắc và BẮc Trung Bộ. Mộc châu milk sở hữu hệ
thống sản phẩm phong phú 100% làm từ sữa tươi nguyên chất đạt chuẩn
quốc tế bao gồm các sản phẩm sữa và làm từ sữa.
- Bên cạnh đó hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng được chú
trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.
Hiện tại, Mộc Châu Milk đang sở hữu hơn 2.000 con bò sữa, thu mua từ
khoảng 23.000 con bò sữa khác thông qua việc liên kết chặt chẽ với hơn 600
hộ chăn nuôi bò sữa và có bat rung tâm giống bò sữa lớn. Quy mô đàn bò
Mộc Châu Milk tăng trưởng trung bình 14% một năm và năng suất bình
quân đạt 26 lít sữa mỗi con một ngày.Năm 2019, Mộc Châu Milk đã đem lại
nguồn thu chủ yếu cho GTN với tỷ trọng 86% doanh thu và 100% lợi nhuận
gộp

VINATEA

Lịch sử hình thành : thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại liên hiệp các xí
nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam năm 1995. Năm 2010 Vinatea
chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước sở hữa và được cổ
phần hóa năm 2015.

Hiện tại GTN đang năm 95% vinatea còn lại là các cổ đông nhỏ khác.

Ngành nghề kinh doanh : trồng ,sản xuất , chế biến và kinh doanh các loại
chè.

2) Tình hình kinh doanh


Cơ cấu doanh thu 2019

Chè Sữa Khác

KQKD 4 quý gần nhất của GTN


900
833.53
800 734.94
701.69
700
633.38
600

500

400

300

200

100
40.02 48.46
0 22.41
Q3/2019 Q4/2019
-51.45 Q1/2020 Q2/2020
-100

doanh thu thuần LNST

LNST Q2 2020 tăng 109% so với cùng kỳ, đạt 48,5 tỷ đồng mặc dù doanh
thu giảm 10% n/n xuống còn 735 tỷ đồng trong bối cảnh sức tiêu thụ bị ảnh
hưởng bởi dịch Covid, nhờ:

(i) biên lợi nhuận gộp tăng khá, từ 14,4% trong Q2 2019 lên 26,5% nhờ chi
phí nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh so với cùng kỳ;
(ii) ghi nhận 35 tỷ đồng lãi tiền gửi nhờ khoản tiền gửi ngắn hạn tăng mạnh
từ 690 tỷ đồng cuối năm 2019 lên mức hơn 2.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối
tháng 6/2020;

(iii) LN công ty mẹ tăng nhờ nhận khoản cổ tức 28 tỷ đồng từ Công ty con
là Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam – CTCP (VLC)

(iv) LN từ Mộc Châu Milk tăng sau khi tổ chức lại hệ thống phân phối, tối
ưu bán hàng & giảm chi phí hoạt động, đạt 59 tỷ đồng, tăng 46% n/n.

Biên LN gộp tăng mạnh từ 17,2% trong Q2 2019 lên 29,6% trong Q2 2020.
Lũy kế 6T2020, GTN ghi nhận 1.368 tỷ đồng doanh thu ( giảm 4.7% so với
cùng kỳ) nguyên nhân chủ yếu do việc giảm sở hữu tại vinatea xuống còn
20% và ghi nhận LNST 88 tỷ đồng, tương ứng tăng 110% so với cùng kỳ
năm ngoái. Trong đó, LNST 6T của Mộc Châu Milk – công ty con gián tiếp
của GTN – tăng 40,8% n/n lên 106 tỷ đồng, biên LN gộp đạt 28,9%, cao hơn
mức 17,7% trong 6T2019.
( Nguồn : MBS )

3) Triển vọng và rủi ro của doanh nghiệp


(1) Triển vọng
- Hiện tại , GTN đang tập trung vào hoạt động kinh doanh chính là sản xuất
sữa, đây là một mảng đem lại tiềm năng lớn cho GTN đặc biệt sau khi có
sự tham gia của Vinamilk trong HĐQT(VNM sở hữu 75.3% cổ phần của
GTN) đã giúp GTN cải thiện khả năng quản lý và hiệu quả hoạt động của
GTN. Cụ thể biễn lợi nhuộn gộp tăng từ 17.7% trong nửa đầu năm 2019
lên 28.95 trong nửa đầu năm 2020.
- Trong năm 2020, MCM sẽ phát hành khoảng 43,2 triệu cổ phiếu mới với
tổng số tiền thu về khoảng 1.249 tỷ VND, trong đó 29,5 triệu cổ phiếu sẽ
bán cho GTN, 9,7 triệu cổ phiếu sẽ bán cho VNM. Điều này sẽ nâng tổng
mức sở hữu của GTN tại Sữa Mộc Châu lên mức 51%. Số tiền thu về
được dự kiến sẽ dùng cho việc mở rộng trang trại hiện tại lên thêm 2.000
con bò cũng như đầu tư thêm trang mới 200ha với 4.000 con bò.
- Cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường tiêu
thụ sữa lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, hiện tại năng lực sản
xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 80-85% nhu cầu. Trong năm
2019, Nghị định về xuất khẩu sữa sang Trung Quốc được ký kết. Hiện tại
Việt nam có 5 nhãn hàng được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc gồm
Vinamilk, TH true Milk, Nutifood, Moc Chau Milk, và Hà Nội Milk.

( nguồn : MBS)
Tiềm năng tăng trưởng ngành sữa

Tiêu dùng sữa bình quân đầu người của Việt Nam đạt 20 kg/người trong
năm 2019, nằm trong nhóm trung bình thấp của thế giới và thấp hơn so với
mức trung bình của châu Á (38kg/người/năm). Do đó, ngành sữa Việt nam
còn nhiều tiềm năng tăng trưởng đến từ:

• Độ tuổi trung bình thấp với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa giàu dinh
dưỡng cao

• Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng

• Sản phẩm từ sữa có nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi và chất lượng ngày
càng tốt.
Sản lượng sản xuất sữa tươi và sữa bột đạt tỷ lệ tăng trưởng kép lần lượt
13% và 10% trong giai đoạn 2008-2018. Nhu cầu trong nước đạt 3,5 triệu lít
sữa trong khi sản lượng sản xuất chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Do
đó, các nhà cung cấp trong nước tích cực gia tăng đàn bò và công suất sản
xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu. Trong năm 2019, đàn bò cả nước có quy
mô khoảng 320.000 con bò trong đó VNM chiếm khoảng 40% với 130.000
con.

(2) Rủi ro

Thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc
thực vật khiến tiêu thụ sữa bò bị ảnh hưởng.

Thay đổi trong sở hữu tại MCM khiến GTN không còn được hợp nhất MCM
vào KQKD

You might also like