You are on page 1of 2

WEAKNESSES

Những yếu tố tồn đọng sau sáp nhập ảnh hưởng đến tỷ lệ TSC sinh lời: giá trị tài sản có
không sinh lời của ngân hàng còn lớn, lên tới hơn 91 nghìn tỷ đồng, quá trình thu hồi, xử lý tài
sản thế chấp cần có thời gian dài và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường bất động sản,
tín dụng tăng trưởng thấp nên hạn chế cơ hội gia tăng thu nhập để có thể xử lý nhanh các khoản
tồn động. Cụ thể, tính đến ngày 20/9/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,44% sv cuối năm
2018 (cùng kỳ 2018 tăng 8,74%); huy động vốn của các TCTD tăng 8,68% (cùng kỳ 2018 tăng
9,15%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 8,4%, thấp hơn khá nhiều so với con số cùng
kỳ năm trước là 9,52%.

Cơ cấu tài chính đang trong quá trình tái cấu trúc theo đề án: do Sacombank đang tập trung
nguồn lực tái cấu trúc và tái cơ cấu hệ khách hàng, chú trọng kiểm soát rủi ro nên kết quả của
một số công ty con không đạt như kỳ vọng: Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản - SBA đạt 94
tỷ đồng; Công ty cho thuê tài chính - SBL đạt 66 tỷ đồng; Công ty Kiều hối - SBR bị lỗ hơn 4 tỷ
đồng; Công ty Vàng bạc Đá quý - SBR lỗ gần 9 tỷ đồng; Sacombank Lào lãi 1,3 triệu USD và
Sacombank Campuchia lỗ 14,4 triệu USD.

OPPORTUNITIES
Cơ hội tiếp cận những SPDV mới và hiện đại khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào thị
trường tài chính quốc tế. Kinh tế Việt Nam được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng trong trung
và dài hạn. Dòng vốn nước ngoài có xu hướng dịch chuyển mạnh vào Việt Nam để đón đầu xu
hướng tăng trưởng của nền kinh tế. Sacombank có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng kinh
doanh, thị phần và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ hội nâng cao uy tín, mở rộng kinh doanh: NHNN đang dần áp dụng các quy định an toàn
hoạt động theo thông lệ quốc tế là cơ hội để các ngân hàng nâng cao uy tín và mở rộng hợp tác
kinh doanh với các định chế tài chính quốc tế. Ví dụ như việc triển khai Basel II cũng giúp ngân
hàng nâng cao uy tín, và có cơ hội được cơ quan điều hành tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc
tăng trưởng tín dụng cũng như mở rộng mạng lưới.
Dân số trẻ có xu hướng sử dụng các SPDV hiêṇ đại chiếm tỷ trọng cao là cơ hô ̣i lớn cho
hoạt động bán lẻ các sản phẩm ngân hàng hiêṇ đại. Đây là cơ hội để Sacombank đẩy mạnh
hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã
hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, PC banking,
mobile banking..., cùng với đó là đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như tiết kiệm lãi suất
bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất theo số dư tiết
kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm gửi góp, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ gửi một nơi-giao
dịch tại nhiều nơi.
THREATS
Kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Kinh tế toàn cầu đang trong xu hướng suy giảm, ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Với độ mở
của nền kinh tế lên đến 150%, Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng từ các tác động này. Việt
Nam tiếp tục tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Hoạt động ngành
ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng cũng phải đối mặt với khó khăn chung này.
Mức đô ̣ cạnh tranh ngày càng khốc liêt.̣ Theo lộ trình cam kết gia nhập các FTA, Việt Nam sẽ
xóa bỏ hoàn toàn các hàng rào kỹ thuâ ̣t trong lĩnh vực ngân hàng, thu hút nhiều ngân hàng nước
ngoài gia nhâ ̣p thị trường. Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lượng các ngân hàng có
tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý. Các ngân hàng TMCP theo lộ trình sẽ
dần dần được nới lỏng hoạt động và đối xử bình đẳng trong kinh doanh, không thể chỉ tập trung
vào các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống với những khách hàng truyền thống mà phải hướng
vào phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để trở thành những ngân hàng đa năng, hiện đại.
Với việc gia nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài và tình hình thị trường tín dụng khó
khăn, áp lực cạnh tranh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã trở nên gay gắt hơn. Đó là thách thức
lớn đối với Sacombank trong việc giữ vững và phát triển thị phần. Nếu không muốn bị tụt hậu,
cần có những bước phát triển sản phẩm hợp lý đi kèm với những dịch vụ và tiện ích tốt, từng
bước đa dạng hóa đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các ngân hàng cần phải tái cấu trúc tài sản mạnh
mẽ, tăng tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng. Đây cũng là xu hướng chung của
ngành ngân hàng, mảng hoạt động huy động vốn và cho vay là nghiệp vụ truyền thống của ngân
hàng với rủi ro tín dụng cao. Khi phát triển mảng hoạt động dịch vụ có thể giảm thiểu rủi ro này
xuống, hơn nữa hầu như ngân hàng sẽ không tốn chi phí. Chẳng hạn như khi ngân hàng cung ứng
dịch vụ chuyển tiền cho khách hàng chỉ cần cuối ngày đã có thể tính toán được lợi nhuận thu
được từ hoạt động này trong khi vay vốn và cấp tín dụng thì phải chờ tới khi khách hàng trả gốc
và lãi mới thu được lợi nhuận.
Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về tiện ích và chất lượng dịch vụ, đặc biệt là các
SPDV công nghệ cao. Cùng với đó, quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng đều phải đảm bảo
bảo mật thông tin cho khách hàng. Vì thế, Sacombank cần phải đầu tư rất lớn cho hạ tầng công
nghệ và các SPDV công nghệ cao, làm nền tảng cho cuộc đua chiếm lĩnh thị phần. Xu hướng đó
đặt ra cho hệ thống ngân hàng nhu cầu phải cải tiến công nghệ đồng thời phải đồng bộ hóa các
qui trình cung ứng trọn gói để phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng thật sự tiện lợi và hiệu
quả cho khách hàng.

You might also like