You are on page 1of 4

Vinamilk - GTN

Thời gian: 2019

Bên mua: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM):

Bên bán:  Công ty cổ phần GTNFoods (GTN) 

Tính chất: Mua lại

Tỷ lệ: 75%

Giá trị : 76 triệu USD.

Giới thiệu sơ lược Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM):

• Vinamilk (là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam) được ra đời từ ngày
20/08/1976. Đây là công ty được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa, do chế độ cũ
để lại.
• Từ đó tới nay, khi lần lượt được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao Động, Danh
hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới... Vinamilk đã cho xây dựng các trang trại bò sữa
ở khắp mọi miền đất nước.
• Không chỉ phát triển ở thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thương hiệu đến
New Zealand và hơn 20 nước khác, trong đó có Mỹ.
• Ngoài ra, Vinamilk còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm
Organic cao cấp tại Việt Nam, với các sản phẩm từ sữa tươi chuẩn USDA Hoa Kỳ.
• 19/01/2006 lên sàn chứng khoán, mã chứng khoán là VNM
• Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại
Việt Nam vào năm 2007.
• Năm 2019, công ty khánh thành trang trại bò sữa ở Tây Ninh.

Giới thiệu sơ lược GTNFoods (GTN):

  Công ty Cổ phần GTNFoods được thành lập ngày 30/05/2011 với vốn điều lệ 80 tỷ
đồng, chuyển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực như sản xuất tre công nghiệp, xây dựng hạ
tầng, khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhựa, nông sản và thực phẩm.
 Năm 2015, GTN thay đổi định hướng chiến lược, tập trung vào mảng hàng tiêu dùng và
nông nghiệp, đẩy mạnh hoạt động M&A và tập trung vào việc mua lại các doanh nghiệp Nhà
nước có nhiều tài sản đất đai nông nghiệp và thương hiệu còn tiềm năng phát triển. GTN đã tiến
hành phát hành riêng lẻ 2 đợt vào tháng 1 và tháng 11 năm 2016 với tổng khối lượng phát hành
lên đến 175,2 triệu cổ phiếu. Qua đó cơ cấu sở hữu của GTN có nhiều thay đổi đáng kể với sự
tham gia của nhiều quỹ đầu tư như TAEL, PEMN IV, Kingsmead, v.v
  Đến cuối 2017, GTN đã nắm 35% Công ty Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods), 95%
Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea) và 73,72% Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) –
qua đó nắm giữ gián tiếp 37,6% Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu. Đây sẽ là những mảng kinh
doanh chính của GTN trong tương lai; các doanh nghiệp còn lại sẽ nằm trong định hướng thoái
vốn của công ty.
 Năm 2019, GTNFoods trở thành công ty con của Vinamilk - tỷ lệ sở hữu 75%.
 Năm 2020, GTNFoods thông báo sẽ đăng ký mua 29.454.210 cổ phiếu của Công ty cổ
phần Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại đơn vị này.
 Tháng 2/2021 , GTNFoods đã hoàn tất mua 29,4 triệu cổ phần của Mộc Châu Milk qua
đó nâng tỷ lệ sở hữu (trực tiếp và gián tiếp) của GTNFoods tại Mộc Châu Milk lên 51%.

Ngày 12.3.2019 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) thông báo Nghị quyết HĐQT
về việc chào mua công khai GTNFoods.

Tuy nhiên, động thái của Vinamilk đã gặp phải những rào cản nhất định, nguyên nhân chủ
yếu xoay quanh việc chào mua của Vinamilk không được 3/6 thành viên HĐQT GTNfoods
không đồng ý gồm ông Tạ Văn Quyền, ông Nguyễn Thành Nam và ông Nguyễn Hồng Anh.

Dù vậy, sau nhiều buổi làm việc song phương và lắng nghe những chia sẻ về chiến lược
đầu tư cũng như công tác quản trị điều hành của Vinamilk, ban lãnh đạo GTNfoods đã tiếp thu
các chia sẻ của Vinamilk và nhận thấy việc tái cấu trúc sẽ có lợi cho cả hai doanh nghiệp
Ngày 18 - 20/12 VNM thông báo đã mua xong 79.6 triệu cổ phiếu GTN, tăng tỷ lệ sở
hữu từ 43.17% lên 75% và chính thức trở thành công ty mẹ của GTN.
Sau khi VNM công bố chào mua công khai cổ phiếu của GTN, lãnh đạo hai bên đã có
nhiều cuộc gặp mặt song phương để trao đổi về tình hình của GTN hiện tại và định hướng chiến
lược của VNM khi đầu tư vào GTN. Với phong cách M&A của mình, VNM thường tái cấu trúc
bộ máy của các công ty mục tiêu trước khi hợp nhất doanh nghiệp để tránh vấn đề phát sinh sau
này.
Tại sao Vinamilk thâu tóm GTN?
GTN là công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và sữa, trong đó thương hiệu sữa Mộc
Châu hiện sở hữu trên 24.000 con bò, tăng trưởng đều đặn 14%/năm, công suất đạt 150 tấn
sữa/ngày và 100.000 tấn sữa mỗi năm. Thị trường chính của Bò sữa Mộc Châu là các tỉnh miền
Bắc.
Trước khi Vinamilk trở thành công ty mẹ của GTNfoods, GTNfoods đã tổ chức Đại hội cổ
đông bất thường. Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường của doanh nghiệp này được công
bố vào trung tuần tháng 12/2019, GTNfoods đã thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ
vốn góp tại 3 công ty con với tổng giá trị chuyển nhượng là hơn 743,2 tỷ đồng. Nếu tái cấu trúc
thành công, GTNFoods chỉ còn sở hữu trực tiếp công ty con duy nhất là Tổng Công ty Chăn nuôi
Việt Nam - CTCP (VILICO). Đây là đơn vị đang sở hữu 51% vốn Công ty cổ phần Giống bò sữa
Mộc Châu. Theo đánh giá của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đây là diễn biến tích cực cho
Vinamilk vì các khoản thoái vốn này của GTNfoods sẽ giúp đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp
của GTNfoods, đồng thời mang lại tiền mặt cho công ty để tập trung vào mảng sữa.  
PHS cũng ước tính doanh thu năm 2019 và 2020 của Mộc Châu Milk tăng trưởng lần lượt
4% và 5%. Cụ thể, doanh thu của Mộc Châu Milk trong năm 2020 đạt khoảng 2.709 tỷ đồng,
chiếm 2,1% thị phần thị trường sữa Việt Nam. Đến năm 2020, Mộc Châu Milk đạt khoảng
85.000 tấn với mức tăng trưởng bình quân khoảng 7% trong giai đoạn 2015-2020. So với mức
sản lượng tiêu thụ ước tính của cả nước khoảng 1 triệu tấn, Mộc Châu Milk có khả năng nâng thị
phần lên 8,5% trong năm 2020.
Hiện Mộc Châu Milk đang sở hữu 3 trại chăn nuôi tập trung với quy mô 1.000 con bò mỗi
trang trại. Số lượng bò được khoán cho các hộ dân khoảng trên 21.000 con, với sản lượng
khoảng 100.000 tấn sữa tươi/năm, đóng góp 11% sản lượng sữa cả nước.
Công ty ước tính tăng trưởng đàn bò từ 12-15% hàng năm lên 35.000 con vào năm 2020.
Nhóm phân tích từ PHS cho rằng, Vinamilk có thể tận dụng tối đa nguồn cung dồi dào từ Mộc
Châu Milk, giúp chuỗi cung ứng được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, GTNfoods có quỹ đất rộng
lớn, với diện tích có thể nuôi đàn bò lên tới 1.040 ha.
 GTNfoods đang tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu ra các khu vực lân cận của các tỉnh
Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái... Rủi ro về diện tích đất nông nghiệp của công ty được đánh giá ở
mức thấp bởi Cao nguyên Mộc Châu mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới thích hợp cho việc
chăn nuôi bò sữa. Với khí hậu lý tưởng như vậy, đàn bò giảm thiểu quá trình thải nhiệt do nhiệt
độ tăng cao.
=> Việc có sẵn nguồn nguyên liệu đầu vào, quy mô đất rộng lớn cùng với sự phát triển
không ngừng của GTN thì việc Vinamilk thâu tóm GTN sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp.
 Sau khi mua lại GTNFoods, VNM đã tăng quy mô đàn bò của mình lên 157.500 con vào
năm 2020 với sản lượng là 1.6 triệu tấn sữa/ năm, nhờ đó mà năm 2020, tổng thị phần của VNM
tăng lên chiếm gần 60% của toàn ngành, đặc biệt với tiềm năng của công ty con Mộc Châu Milk
về quy mô đàn bò cung cấp sữa sẽ mang đến nguồn lợi lớn cho công ty trong các năm sau, nhất
là về thương hiệu sữa nổi tiếng “Mộc Châu Milk”. Từ đây giúp cho VNM có nguồn nguyên liệu
đầu vào được đảm bảo hơn, giảm sự phụ thuộc từ bên ngoài và sẽ tiếp tục  dẫn đầu thị trường
ngành sữa ở Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, thương vụ M&A này cũng khiến các đối thủ
cạnh tranh của Vinamilk không thể thâu tóm Sữa Mộc Châu.
Sau thương vụ, GTN đã thực hiện việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm tập trung vào mảng
sản xuất sữa qua việc đưa ông Trịnh Quốc Dũng - Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên
liệu của Vinamilk về giữ chức vụ Tổng Giám đốc GTN từ 1/1/2020. Nhờ vào đó mà từ năm
2020 lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, GTN còn hưởng được lợi ích không
nhỏ từ việc M&A với VNM, do nhờ vào lợi thế của VNM như thị phần rộng lớn về phân phối từ
Bắc tới Nam và cả nước ngoài; hay công nghệ sản xuất sữa tiên tiến của VNM.
Sự gắn kết của 2 thương hiệu là Vinamilk và Mộc Châu Milk là yếu tố quan trọng góp
phần mang lại chất lượng và thương hiệu cho VNM, nhất là trong giai đoạn thực hiện chiến lược
thúc đẩy xuất khẩu ra thế giới, đặc biệt là thị trường tại Trung Quốc. Nhờ đó,  mà giúp cho VNM
có thêm sự tự tin và là yếu tố quan trọng trong hành trình đưa sữa Việt Nam ra thế  giới.
Kết luận:
Thương vụ M&A của Vinamilk đối với GTNFoods được xem là thương vụ thành công và
có hiểu quả nổi bật của công ty Vinamilk nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung, khi mà nó
đã mang lại giá trị lợi nhuận cao cũng như thúc đẩy sự phát triển hơn nữa đối với Vinamilk và
GTN, đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành sữa Việt Nam ra thị trường quốc tế,
giúp giá trị và chất lượng sản phẩm của công ty được nâng cao hơn.
     
 TLTK:   
https://thuongtruong.com.vn/news/vinamilk-duoc-gi-khi-thau-tom-gtnfoods-
23341.html
https://nhadautu.vn/vinamilk-da-thau-tom-thanh-cong-sua-moc-chau-d31709.html
https://thuonggiaonline.vn/vi-sao-vinamilk-muon-mua-co-phan-gtnfoods-22136.htm
https://vnexpress.net/vinamilk-mua-cong-ty-me-sua-moc-chau-4031127.html
https://colorbond.vn/cau-chuyen-kinh-te/thuong-vu-ma-dau-tien-cua-nhan-sua-vi-sao-
vinamilk-muon-mua-47-co-phan-gtnfoods-2/
https://thanhnien.vn/vinamilk-hoan-tat-thau-tom-ong-chu-sua-moc-chau-
185911641.htm

https://baodautu.vn/50-thuong-vu-dau-tu-va-ma-viet-nam-2019---2020-phan-2-
d134336.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk
https://www.bvsc.com.vn/Handlers/DownloadReport.ashx?ReportID=6187 

You might also like