You are on page 1of 4

Phân tích tình hình quốc gia Nhật Bản

Pháp luật, chính trị


Nhật Bản là một thị trường khó tính, có rất nhiều tiêu chuẩn, quy định khác nhau đặt ra với
những hàng hóa nhập khẩu, dưới đây là các nhóm quy định mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng
khi xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản nói chung và quả vải nói riêng:
-Quy định về chất lượng thương mại và ghi nhãn mác: Với nông sản nhập khẩu, Nhật Bản yêu
cầu cần phải tuân thủ theo các quy định trong Luật vệ sinh An toàn thực phẩm, Luật tiêu chuẩn
Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường, sau khi đáp ứng các quy định nghiêm ngặt này,
doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đạt được các chứng chỉ về chất lượng thương mại do họ cấp và
được ghi trên bao bì, nhãn của sản phẩm.
-Quy định an toàn thực phẩm: Tại Nhật Bản, Bộ Y Tế, Bộ Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục
Môi trường là những đơn vị chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật. Các mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật này dựa trên Luật Vệ Sinh Thực
Phẩm.
-Kiểm dịch thực vật: Đây là hoạt động kiểm tra nông sản, đảm bảo không có mầm bệnh nào lây
lan theo đường nhập khẩu. Chính phủ Nhật bản yêu cầu các nước xuất khẩu phải tuân thủ các
quy định của Luật Bảo vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Bên cạnh
đó, quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản nhập khẩu cần tuân theo những quy định
được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản
(MAFF).
-Khai báo hải quan: Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản gồm có các giấy tờ,
chứng từ sau
+ Hóa đơn thương mại
+ Vận dơn
+ Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O
+ Phiếu đóng gói hàng hóa, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm và những giấy
tờ liên quan cần thiết, tùy từng mặt hàng cụ thể
+Các loại giấy phép, giấy chứng nhận,...khác theo quy định của Nhật Bản đối với nông sản nhập
khẩu
Cụ thể hơn, một số tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản:
-Độ chín của quả vải: Khi thu hoạch phải đảm bảo thịt quả chín và mang theo mùi hương đặc
trưng của quả. Vải thiều chín sẽ có vị ngọt đậm đà, tươi ngon mọng nước. Tổng hàm lượng chất
khô hòa tan có trong phần dịch của quả vải không thấp hơn 17%. Trên quả vải không xuất hiện
những mùi vị kì lạ đồng thời màu sắc của vỏ phải tươi sáng, đều đặn. Thông thường quả vải
chín đạt tiêu chuẩn sẽ có màu ửng hồng.
-Khối lượng của quả vải: Khi cắt ngang quả vải, đường kính phải đạt đúng tiêu chuẩn mà các
doanh nghiệp đã ký kết. Các hợp đồng mua bán hầu như sẽ quy định đường kính này không nhỏ
hơn 25mm. Số lượng quả trong 1kg không thể vượt quá quả vải tươi phải đáp ứng hai điều
kiện, đó là 1kg có từ 25-30 quả vải, độ ngọt trên 18 độ và phần cuống không dài hơn 5mm.
Phần cuống này cần được cắt tỉ mỉ nhằm hạn chế các vi khuẩn xâm nhập làm giảm chất lượng
quả vải.
-Hình dáng quả vải: vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản không những yêu cầu nghiêm khắc về
chất lượng mà cả hình dáng cũng cần được đảm bảo. Quả vải phải tươi, đầy đặn và không có
dấu hiệu bị dập nát do va đập. Đồng thời những tiêu chuẩn khác về vỏ ngoài như màu sắc, độ
dài cuống cũng cần tuân thủ theo thỏa thuận giữa hai bên.
Các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... với ưu đãi
về thuế quan cũng tạo ra lợi thế, những quy định riêng cho Việt Nam đưa nông sản sang Nhật
Bản
Trên đây là một số tiêu chuẩn, quy định mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi muốn xuất khẩu quả
vải sang Nhật Bản, trên thực tế các quy định này thường rất phức tạp, trải qua nhiều bước,
nhiều cơ quan khác nhau. Chi tiết mời thầy và cả lớp tìm hiểu ở các trang:

 Tổ chức Ngoại Thương Nhật Bản: www.jetro.go.jp/en/market/regulations/


 Bộ Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp và Thủy Sản Nhật Bản: www.maff.go.jp
 Trạm Bảo vệ Thực vật: www.pps.go.jp/english/

Kinh tế, xã hội


Đặc điểm nhân khẩu học

-Dân số Nhật Bản là dân số già nhất trên thế giới, với độ tuổi trung bình là 48,4 tuổi vào
năm 2020. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới, khoảng 12,6% dân số dưới 14
tuổi, 59,4% từ 15 đến 64 tuổi, và 28% trên 65 tuổi.

-Dân số đang giảm (giảm 0,3% vào năm 2019). Số nhân khẩu trên một hộ gia đình cũng
giảm liên tục và đạt trung bình 2,3 nhân khẩu/gia đình vào năm 2019, số lượng hộ gia
đình sẽ tiếp tục tăng mặc dù dân số giảm bởi số hộ gia đình chỉ có một người đang
tăng lên và chiếm gần 35%. Khoảng 60% hộ gia đình là các cặp vợ chồng (có hoặc
không có con). Cơ cấu dân số theo giới của Nhật Bản là 51,2% phụ nữ và 48,8% nam
giới.
-Nhật Bản là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất và 91,8% dân số là
thành thị. Tokyo, tiếp theo là Kanagawa, Osaka, Aichi và Saitama, chiếm 36,4% dân số.

-Trình độ dân trí cao, hầu hết dân số đều có trình độ trung học cơ sở. Năm 2019, 62%
thanh niên 25-34 tuổi có bằng đại học ở Nhật Bản so với mức trung bình 45% ở các
nước OECD.

-Khoảng 1/5 lực lượng lao động bao gồm nhân viên văn phòng, 17% là chuyên gia và
kỹ sư, 13% làm việc trong các nhà máy sản xuất, 12% là người bán hàng, 12% làm dịch
vụ, 7% làm việc trong linhx vực vận chuyển, làm sạch, đóng gói và các hoạt động liên
quan trong khi 4% là công nhân xây dựng và khai thác mỏ. Lao động hành chính, an
ninh, giao thông và nông, lâm, ngư nghiệp mỗi ngành chỉ chiếm dưới 3%.

Khả năng tài chính của người dân

-Tại Nhật Bản, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 43.235,718 USD tính theo ngang
giá sức mua (PPP) vào năm 2019. Nhật Bản là một xã hội có thu nhập cao, nhưng nhìn
vào thu nhập bình quân của các nước thành viên năm 2019 do OECD công bố, Nhật Bản
xếp thứ 19, với 40.573 đô la Mỹ (tương đương 4.479.259 yên), thấp hơn mức trung bình
của tất cả các nước OECD, là 46.686 đô la Mỹ (tương đương 5.154.134 yên).

-Thu nhập khả dụng ròng bình quân theo đầu người đã điều chỉnh của hộ gia đình là
29.798 USD một năm, thấp hơn mức trung bình của OECD là 33.604 USD một năm.

-Có một khoảng cách đáng kể giữa những người giàu nhất và nghèo nhất - 20% dân số
có thu nhập cao nhất kiếm được nhiều hơn sáu lần so với 20% dân số có thu nhập thấp
nhất. Đất nước này phải chịu đựng sự bất bình đẳng, đặc biệt là giữa hai giới. Mặc dù
chênh lệch tiền lương theo giới ở nước này đã giảm trong 15 năm qua nhưng vẫn còn
lớn (24,5%) và Nhật Bản đứng thứ ba trong bảng xếp hạng do OECD tổng hợp. Những
người dưới 20 tuổi được trả tiền công thấp nhất trong các nhóm tuổi.

Văn hóa tiêu dùng


-Người tiêu dùng Nhật Bản rất cởi mở trong việc mua hàng hóa có thương hiệu quốc tế,
thậm chí là cho các nhu cầu hàng ngày và thường bị thu hút bởi các sản phẩm nhập
khẩu, có thương hiệu như đồng hồ Thụy Sĩ và rượu vang Pháp.

-Người tiêu dùng Nhật Bản từ lâu đã có xu hướng thích tiêu dùng hàng hóa có chất
lượng hơn là các sản phẩm đại trà. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã khiến nhiều người
tiêu dùng tìm đến các sản phẩm giá rẻ hơn, chỉ cần có thể yên tâm về nguồn gốc xuất
xứ. Điều này đặc biệt đúng với thế hệ Yutori (Millennial) trong bối cảnh kinh tế khó khăn
vì dịch bệnh COVID-19 khiến họ mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. 43,8% người dưới
25 tuổi làm việc bán thời gian và chỉ kiếm được khoảng 100–500 USD một tháng. Nhìn
chung, họ sẵn sàng ghé thăm các trung tâm mua sắm và cửa hàng đặc sản nếu chúng
mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị.

-Các cửa hàng giảm giá (discount store) và các sản phẩm có mức giá rẻ, từng chật vật
để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản nay đã có thị phần cao hơn, thâm nhập nhiều
hơn vào thị trường Nhật.

-Các tiêu chuẩn chất lượng và kỳ vọng về dịch vụ (quy trình bán hàng, giao hàng, đóng
gói, dịch vụ sau bán hàng, v.v.) ở Nhật Bản thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.

-Giỏ hàng hóa trung bình ở Nhật Bản, để tính sức mua, có giá trị tương đối cao so với
các nước phương Tây, nhưng đang giảm xuống do thay đổi ưu tiên tiêu dùng (đặc biệt
là các sản phẩm rẻ hơn). Thực tế là do tình hình kinh tế không thuận lợi ở Nhật Bản
trong các năm gần đây, niềm tin của người tiêu dùng đang bị xói mòn và tỷ lệ sẵn sàng
chi tiêu hàng hóa đắt tiền đang giảm xuống.

-Người tiêu dùng ở Nhật Bản nhìn chung rất trung thành với thương hiệu , tuy nhiên
điều này phổ biến ở nhóm dân số già hơn là ở thế hệ trẻ. Các nghiên cứu thị trường cho
thấy mong muốn mạnh mẽ đối với các sản phẩm mới và nói chung người tiêu dùng
chấp nhận các đổi mới thương hiệu mặc dù lòng trung thành đang giảm.

-Mua sắm trực tuyến đang thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên các
nghiên cứu thị trường cho thấy thương mại điện tử ít phổ biến ở Nhật Bản hơn so với ở
châu Âu, Hoa Kỳ mặc dù mạng internet đã phủ sóng hầu hết lãnh thổ Nhật Bản.

-Một nửa dân số Nhật Bản sử dụng mạng xã hội thường xuyên. Người Nhật chủ yếu
xem video và theo dõi những người có ảnh hưởng để biết ý kiến về sản phẩm. Ngoài ra,
gần 3/4 người tiêu dùng tìm hiểu mạng xã hội trước khi mua một số sản phẩm nhất
định, đặc biệt là mỹ phẩm và thời trang.

-Về môi trường, hơn một nửa dân số quan tâm hơn đến môi trường. Tuy nhiên không
nhiều người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để tiêu thụ các sản phẩm có trách nhiệm với
môi trường.

You might also like