You are on page 1of 13

Nghẽn cổ chai trong quá trình phát triển, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam

Bùi Hoàng Anh, Hà Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Khánh Linh,


Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đoàn Minh Nhật

Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2022


Preprint DOI: https://osf.io/2qpej/
1. Giới thiệu
Thế giới trong vòng một vài thập kỷ qua đã chứng kiến những sự thay đổi chóng mặt với sự tiến
triển không ngừng của khoa học – công nghệ. Với sự ra đời hàng loạt công nghệ mới, hiện đại
như: vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông… khoa học và công
nghệ làm tăng các yếu tố của sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, điều đó dẫn đến sự gia tăng chi
tiêu cho tiêu dùng dân cư và tăng đầu tư cho cả nền kinh tế,... Do vậy, trong thời đại ngày nay,
phần đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều nước từ khoa học và công nghệ là
rất cao. Công nghệ khoa học chính là chìa khóa để Việt Nam có thể bứt phá để trở thành một quốc
gia giàu mạnh, giống như cách mà người hàng xóm Trung Quốc của chúng ta đã tận dụng để trở
nên cường đại và vượt mặt các nước phát triển đã dẫn trước họ rất nhiều năm về trước. Tuy nhiên,
quá trình phát triển, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì lý
do đó, nhóm đã chọn đề tài Nghẽn cổ chai trong quá trình phát triển, chuyển giao công nghệ ở Việt
Nam để nghiên cứu và tìm hiểu.
II. Hiện trạng tiến trình phát triển, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
2.1. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vẫn tương đối thấp và phân tán, tuy nhiên Việt Nam vẫn có
thứ hạng so sánh tốt với các quốc gia khác về đầu ra của hoạt động này: các tiêu chuẩn quốc tế
chỉ ra rằng, mặc dù việc phân bổ nguồn lực nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam đã được cải thiện
trong những năm gần đây, nhưng nó vẫn còn tương đối thấp so với mức trung bình của khu vực
và toàn cầu. Tuy nhiên, có những tín hiệu cho thấy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào
nghiên cứu công nghệ nhằm nội địa hóa công nghệ nước ngoài và gia tăng đổi mới sáng tạo trên
các hệ thống và công nghệ hiện có. Kết quả nghiên cứu phát triển ở Việt Nam cũng được cải thiện
nhiều. Theo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2020, Việt Nam đạt điểm tương đối tốt về đăng ký
thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp theo xuất xứ (lần lượt xếp hạng 20 và 43) trong khi đăng
ký sáng chế theo xuất xứ xếp hạng tương đối thấp, ở vị trí 65.(Theo WIPO, 2020)
2.2. Doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi
Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn hướng tới đổi mới và hấp thụ công nghệ như một phương
tiện nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh: các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn hạn chế
trong việc đổi mới công nghệ so với các nước ở giai đoạn phát triển tương tự. Cũng như ở nhiều
nước đang phát triển khác, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu và hấp thụ công nghệ chủ yếu
thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất. Một kênh chuyển giao công nghệ khác ở Việt Nam là dịch
chuyển lao động. Điều thú vị là, các doanh nghiệp Việt Nam không coi trọng việc hấp thụ công
nghệ thông qua các kênh kết nối thuận/ngược trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là chuyển giao công
nghệ từ doanh nghiệp FDI cho doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, có những tín hiệu đáng mừng cho
thấy, Việt Nam đang tăng cường ứng dụng công nghệ số. Theo số liệu của một cuộc khảo sát về
mức độ sẵn sàng của Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, năm 2018, khoảng 15,1% doanh nghiệp ứng
dụng điện toán đám mây, 12,4% kết nối máy móc với thiết bị số hoá và 9,8% đã lắp đặt cảm biến
số trong nhà máy.(Bộ Khoa học và Công nghệ, 2020).
Các tỷ lệ này tuy nhỏ nhưng cũng không quá chênh lệch so với tỷ lệ ở các nước phát triển. Đại
dịch Covid-19 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ khi các doanh nghiệp nhanh chóng
áp dụng hoặc phát triển các công nghệ số để giải quyết ảnh hưởng của các đợt bùng phát dịch tại
Việt Nam đến sức khỏe và kinh tế.
2.3. Thực trạng chuyển giao công nghệ
Cùng với việc nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ cũng là một nhân tố đáng quan
tâm.
Ở nước ta hiện nay, nhìn chung hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các viện, trường và cơ sở
nghiên cứu cho doanh nghiệp còn hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát, thiếu các cơ
quan dịch vụ trung gian môi giới hợp đồng triển khai công nghệ, liên kết giữa người mua và người
bán công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước còn ít, quy mô nhỏ,
nội dung chuyển giao công nghệ thường không đầy đủ và hình thức chuyển giao còn đơn giản.
Với việc chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài, theo Bộ Khoa học và Công
nghệ, (2021), các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực
công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm
chiếm 11%. Thông qua hoạt động FDI, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện chuyển giao công
nghệ và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân
đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới. Hoạt động FDI
cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước trong bối cảnh có sự canh tranh của cơ
chế thị trường.
Ngoài ra, Việt Nam ta còn chuyển giao công nghệ thông qua nhập khẩu thiết bị, máy móc.
III.Những nút thắt trong tiến trình chuyển giao, phát triển công nghệ tại Việt Nam
2.1.Vấn đề kinh tế
Trong năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường
trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam, tuy nhiên cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là
một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô
nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ
USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á
(sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD). Tổng
thu ngân sách nhà nước ước tính đạt 1.507.845 tỷ đồng. Theo Tổng cục thống kê (2020).
Hình 1. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011 – 2020
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng
2,58% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm
6,02%; quý IV tăng 5,22%.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, trong bối cảnh dịch
COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý
III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm
2021 ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020 là một thành công lớn của nước ta trong việc
phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.
Dẫu cho có đứng trước những sự phát triển đáng ghi nhận về mặt kinh tế như quy mô nền kinh
tế, chỉ số GDP tăng liên tục trong các năm đại dịch thì việc triển khai công nghệ vẫn chưa hề
được chú ý tại Việt Nam.
Tỷ lệ chi ngân sách cho sự nghiệp phát triển công nghệ luôn luôn nằm ở mức dưới 1% suốt
những năm 2015 đến hiện nay, mặc cho những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế tại Việt Nam
cùng với việc thu ngân sách nhà nước tăng thì công nghệ lại chưa được chú trọng.
Nhìn lại, liên tục trong các năm từ 2015 đến nay, chi ngân sách cho sự nghiệp công nghệ tăng
dường như rất ít hoặc có năm còn giảm so với năm trước cho thấy nhà nước ta vẫn còn chưa
quan tâm đến việc đầu tư cho khoa học, công nghệ.
Hình 2 : Cơ cấu % chi cho phát triển khoa học, công nghệ qua các năm tại Việt Nam
Trong khi đó, ở các nước phát triển, việc triển khai công nghệ luôn được ưu tiên với mức chi
ngân sách lớn, điển hình như Mỹ với mức chi trung bình 3%, Canada với mức chi trung bình xấp
xỉ 2% hay các nước phát triển trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có mức chi
ngân sách cho phát triển công nghệ lớn hơn Việt Nam ta. Điều đó cho thấy thực trạng đáng báo
động là nhà nước ta vẫn chưa quyết tâm dùng các nguồn lực quốc gia, ở đây là dòng tiền để có
thể dành cho việc phát triển công nghệ, mà tiến trình chuyển đổi công nghệ chính là một bàn đạp
mạnh mẽ giúp chúng ta có thể sớm bắt kịp với các nước trên thế giới cũng như khu vực. Chính
do thiếu tiền, một động lực quan trọng để công cuộc nghiên cứu & phát triển công nghệ sớm
khởi sắc khiến cho Việt Nam hiện nay đang không có quá nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về mặt
công nghệ. Hi vọng trong tương lai, chúng ta có thể chi mạnh tay hơn cho phát triển công nghệ
thay vì các khoản chi ít như hiện tại.
Hình 3. G20 và mức chi tiêu cho R&D

2.2.Yếu tố xã hội
2.2.1.Lực lượng lao động
Số liệu của Bộ lao động thương binh và xã hội cho thấy, hiện Việt Nam đang có nguồn nhân lực
dồi dào, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2022 là 51,2 triệu người, tăng hơn
0,4 triệu người so với quý trước và tăng khoảng 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với
quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng khoảng 0,2 triệu
người.
Tình hình thất nghiệp chuyển biến tích cực,tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm
2022 là 2,46%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,04 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 2,88%, giảm 2,21
điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,31 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.Theo
GSO,(2022)
Hình 4. Tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn dịch Covid-19 (2020 – 2022)
Tuy có chuyển biến tốt, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện vẫn còn đang ở mức cao và
có thể tăng lên do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại nước ta, nguồn nhân lực này không
được tận dụng tối đa để có thể làm bàn đạp cho phát triển công nghệ tại nước ta.
Nguồn lao động chất lượng cao và qua đào tạo đang ở mức thấp cũng là vấn đề đáng cần bàn
bạc.Theo thống kê của GSO, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I năm 2022 là
26,1%, không thay đổi so với quý trước.Trước nguồn lao động dồi dào tại Việt Nam thì trong số
đó lại chủ yếu là lao động không qua đào tạo. Những người lao động không qua đào tạo khó có
thể làm chủ các công nghệ hiện đại được chúng ta đưa về từ nước khác, hay đơn giản là làm chủ
chính những công nghệ mà nước ta đang phát triển, nghiên cứu. Việt Nam đang dần đi qua thời
kỳ dân số vàng, khi nguồn lao động dồi dào với nhân công rẻ không còn là lợi thế của chúng ta,
nếu không nâng cao trình độ của người lao động để chủ động trong tiến trình chuyển đổi công
nghệ thì đâu sẽ là lý do để các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam, đâu sẽ là bàn đạp để
chúng ta phát triển kinh tế, từ đó, Việt Nam sẽ rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình mà chả quốc
gia ở Đông Nam Á nào mắc phải.
Ngoài những yếu tố về đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, vấn đề cũng nằm ở con người
Việt Nam chúng ta. Người Việt Nam ta tuy thông minh, nhạy bén nhưng hiện đang quá thiếu tính
kỷ luật cũng như nhiều vấn đề khác của lao động đã tồn tại trong xã hội từ rất lâu cũng không
được giải quyết. Tại sao lao động của Việt Nam xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Đài
Loan,.. không hề được đánh giá cao. Đó chính là do lao động Việt Nam nói chung đang thiếu đi
những đức tính cần thiết như trung thực, kỷ luật,… Hãy nhìn vào những nước phát triển tại châu
Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc họ không chỉ đào tạo nhân lực với trình độ chuyên môn
cao, với bằng cấp, với khả năng nắm bắt công nghệ mà còn rèn luyện các đức tính trong lao
động, tạo ra văn hóa làm việc chuyên nghiệp, kỉ cương. Nhìn vào sự chăm chỉ của người lao
động Nhật Bản, nhìn vào sự tăng trưởng Huawei (Trung Quốc) với ‘văn hóa sói’nổi tiếng ,…
Ngoài bằng cấp và trình độ chuyên môn, đó là những thứ mà người lao động Việt Nam ta đáng
phải học hỏi, đồng thời, ta nên xây dựng một văn hóa làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật ăn sâu vào
xã hội Việt Nam. Chính những yếu tố đó của người lao động sẽ làm bàn đạp hiệu quả cho tiến
trình triển khai, đổi mới công nghệ ở Việt Nam trước tình hình công nghệ thế giới liên tục thay
đổi, phát triển.
2.2.2. Doanh nghiệp
Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành một thực tế bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia để có
thể phát triển và tránh tụt hậu. Điều này có thể thấy thông qua thực tế ngày càng có nhiều doanh
nghiệp thực hiện chuyển đổi số và coi trọng giá trị của của dữ liệu doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020, khảo
sát trên 400 doanh nghiệp, cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng
các công nghệ số vào các khâu, như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán
hàng và thanh toán. Khi đại dịch COVID-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải
thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các
công nghệ số trong hoạt động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing
trực tuyến. Trong một thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ số tăng
nhanh so với trước đây, cụ thể như trong việc quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực
tuyến, phê duyệt nội bộ…

Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức
độ khác nhau. Trong ngành ngân hàng, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và triển khai chiến lược
chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân
hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số Timo của
VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV…), hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng
thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile Banking…).

Ở nhóm “big 4” các ngân hàng lớn nhất Việt Nam, quá trình chuyển đổi số cũng diễn ra mạnh mẽ
trong năm 2020. Đơn cử như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ra mắt
ứng dụng ngân hàng số VCB Digibank, là dịch vụ mới nổi bật với sự đồng nhất về trải nghiệm, dễ
dàng trong thao tác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật ưu việt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng tiên phong triển khai lắp đặt ATM đa chức năng (CDM)
trên thị trường thẻ, từ đó, Agribank mở rộng tới các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, như ngân hàng
tự động Autobank, ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), giao dịch rút tiền không
cần thẻ,… thay thế dần các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả.

Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ gọi xe công nghệ của nước ngoài như Grab hay Uber chính
là đòn bẩy tạo giúp hình thành nở rộ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi xe trong nước như Be
hay FastGo - là những doanh nghiệp có mô hình hoạt động mới dựa hoàn toàn trên nền tảng công
nghệ. VinGroup cũng đã xây dựng hệ thống quản lý khách hàng thống nhất với VinID, giúp khách
hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch với VinGroup ở nhiều dịch vụ khác nhau như
thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ nghỉ dưỡng,…

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ nhất, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chưa làm chủ được các công nghệ
lõi của chuyển đổi số, các hệ thống nền tảng cơ bản. Chính vì vậy, chuyển đổi số tại Việt Nam
hiện vẫn cơ bản sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới. Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển
đổi số thành công cần có kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp - cả phần cứng và phần
mềm. Vì vậy, việc sở hữu kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp đóng vai trò rất quan trọng
trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn cũng
như về mặt lâu dài. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta vẫn chiếm 98% số lượng
doanh nghiệp, nhưng là nhóm gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số nhất. Mặc dù đã có những
nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số, tuy nhiên do khả năng sản xuất còn hạn chế, mức độ
tự động hóa còn chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong áp dụng chuyển đổi số.

Thứ hai, khó khăn từ vốn đầu tư. Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức,
chiến lược, nhân lực, kết cấu hạ tầng tới giải pháp công nghệ, vì vậy, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư
lớn. Tuy vậy, việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa hoàn toàn chắc chắn về
hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạo rào cản lớn với các doanh nghiệp Việt
Nam.

Thứ ba, thách thức từ nhận thức của doanh nghiệp. Chuyển đổi số sẽ tác động tới toàn bộ tổ chức
và hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nhiều áp lực cho các nhà quản trị ngay từ vấn đề nhận
thức tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển doanh nghiệp, nguồn tài chính đến tạo
sự đồng thuận và huy động sự tham gia của đông đảo người lao động tại doanh nghiệp, về tính
hiệu quả của chuyển đổi số... Chuyển đổi số phải bắt đầu từ sự thay đổi tư duy người lãnh đạo, từ
chiến lược, tư duy truyền thống sang chiến lược, tư duy kinh doanh công nghệ số hiệu quả.

IV.Tổng kết

Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và xã hội. Thành tích phát triển
kinh tế đã giúp nâng cao thu nhập và giảm nghèo, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều
người.
Nhưng hiện nay Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm
trong bối cảnh quốc tế bớt sôi động hơn. Nguồn tăng trưởng trước đây đang suy giảm làm tăng
nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.Việt Nam sẽ phải dựa nhiều hơn vào việc tăng năng
suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo.Muốn vậy,Việt Nam cần cải thiện đáng kể năng lực đổi
mới sáng tạo trong nước.
Việt Nam đã mở rộng và đa dạng hoá cơ cấu ngành hàng xuất khẩu,nhưng quá trình chuyển đổi
cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ “công nghệ cao”, phức tạp hơn và có hàm lượng
tri thức cao hơn vẫn còn diễn ra khá chậm chạp.Việc mắc kẹt trong các hoạt động tạo ít giá trị
gia tăng đã hạn chế khả năng học hỏi công nghệ và nâng cao năng lực sáng tạo.
Dưới đây là một số gợi ý về hướng đi của Việt Nam để giải quyết nghẽn cổ chai trong tiến trình
chuyển đổi, phát triển công nghệ
Tăng cường quản trị công cho hệ thống đổi mới sáng tạo

• Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đề ra định hướng ưu tiên phát triển kinh tế và
xã hội trong dài hạn, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực phát triển hệ thống đổi mới
sáng tạo, đảm bảo cho các tổ chức nhà nước vận hành tốt và các bộ phận trong hệ thống
đổi mới sáng tạo gắn kết với nhau và tạo ra một chỉnh thể thống nhất. Hiện nay công tác
quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn một số bất cập do thiếu các cam kết,
sự phối hợp và thực hiện chính sách của chính phủ một cách hiệu quả.
• Nếu lãnh đạo có tầm nhìn và quyết tâm thực hiện thì sẽ giúp nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong chính phủ, các bên liên
quan và công chúng. Một chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo hiệu quả phải nhắm
tới những mục tiêu mang tính thách thức, nhưng thực tế và khả thi.
• Cũng cần tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và lôi kéo sự tham gia của các doanh
nghiệp vào quá trình hoạch định chiến lược và chính sách. Cần có một cơ chế ở cấp cao,
đi kèm với một mạng lưới phi chính thức và sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện
chính sách.
• Việt Nam đã thiết lập được cơ sở pháp lý cho lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo và một số thể chế mới tham gia quản lý và tài trợ cho R&D. Nhưng tiến trình
xây dựng khung thể chế hiện đại cần phải tiếp tục được đẩy mạnh để đảm bảo tiến độ.
Nếu có các cơ quan chính phủ có tính chuyên nghiệp, có quyền tự chủ và phạm vi hoạt
động lớn hơn, thì chính sách sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. Các tấm gương thành công
tại Đông Á cho thấy năng lực thực hiện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công.
• Cần gấp rút tăng cường nền tảng thông tin về chính sách, tiêu chí và thông lệ đánh giá
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Số liệu thống kê R&D và các thông tin có liên
quan khác còn manh mún, lạc hậu và không tương thích với quốc tế.
• Việc đánh giá cần được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời, minh bạch và khả thi. Kết
quả đánh giá sẽ giúp đưa ra chính sách hiệu quả hơn, minh hoạ rõ nét lợi ích kinh tế và xã
hội của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; và việc trao các phần thưởng danh giá
cũng sẽ tạo thêm sự quan tâm của công chúng đối với lĩnh vực này.

• Tăng cường nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo

• Nguồn nhân lực là vấn đề then chốt đối với đổi mới sáng tạo. Năng lực sáng tạo quốc gia
phụ thuộc phần lớn vào chất lượng giáo dục và đào tạo cho các nhà khoa học, kỹ nghệ và
các nhà chuyên môn khác, và nó cũng phụ thuộc vào mức độ bao phủ của hệ thống giáo
dục. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục và kỹ năng. Kết quả
đánh giá PISA năm 2012 của tổ chức OECD đối với học sinh trung học của Việt Nam
khá cao.
• Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn nữa để gia tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân
lực, đặc biệt là đào tạo nghề trung cấp và cao đẳng. Kinh phí cho đào tạo nghề cao đẳng
không theo kịp tốc độ gia tăng số lượng sinh viên kỹ thuật và nghiên cứu.
• Hệ thống giáo dục và đào tạo chính thức còn nặng về lí thuyết hoặc đã lạc hậu, không đáp
ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Ngoài hạn chế về kinh phí, việc quản trị giáo
dục đại học còn thiếu thông tin về nhu cầu thị trường và các biện pháp khuyến khích đáp
ứng các nhu cầu đó.
• Sự tích tụ năng lực sáng tạo trong các doanh nghiệp phụ thuộc vào các chuyên gia. Mở
rộng cơ hội chuyên môn hóa theo ngành nghề ở bậc trung học phổ thông và nâng cao vị
thế của đào tạo nghề là vấn đề cần thiết.
• Cũng cần tạo thêm cơ hội nâng cao tay nghề cho những người đã tham gia lực lượng lao
động và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề ngắn hạn. Mở rộng cơ hội vừa học vừa làm và
học tập suốt đời sẽ giúp xoá bỏ lỗ hổng về kỹ năng mềm.
• Quan hệ đối tác công tư (PPP) cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhiều hơn
vào quá trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Cần khuyến khích doanh nghiệp, nhất
là doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn đa quốc gia, tăng cường đầu tư vào dạy nghề
nhằm tài trợ cho những chương trình đào tạo theo nhu cầu và tham gia vào quá trình thiết
kế, xây dựng giáo trình và chương trình.
• Những hạn chế về kỹ năng trong khu vực công ảnh hướng lớn tới quá trình cung ứng dịch
vụ công. Cần ưu tiên thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của chính phủ là xoá bỏ hạn chế
về kỹ năng của nhân lực trong khu vực công vào năm 2020.

Tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp: đặt doanh nghiệp vào trung
tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo

• Cần đặt các doanh nghiệp theo đuổi việc đổi mới sáng tạo và ứng dụng kết quả R&D của
các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu nhà nước vào trung tâm của hệ thống đổi
mới sáng tạo quốc gia, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
• Khu vực doanh nghiệp hiện vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi R&D. Có rất ít doanh
nghiệp thực hiện R&D, mức độ đổi mới sáng tạo còn thấp và sự kết nối với hoạt động
nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu công lập còn yếu. Cần ưu tiên tăng cường năng
lực sáng tạo nội bộ trong các loại hình doanh nghiệp – từ năng lực thiết kế, tới chế tạo,
marketing, công nghệ thông tin và R&D.
• Đổi mới sáng tạo đòi hỏi phải có điều kiện về khuôn khổ pháp lý thuận lợi và ổn định.
Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ, nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện hơn nữa, bao gồm
việc đổi mới khuôn khổ pháp lý và doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích cạnh tranh và
tạo điều kiện tiếp cận tài chính, v.v... Việc thay đổi quy định quá thường xuyên sẽ tạo
thêm nhiều thủ tục quan liêu.
• Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ việc tăng tài trợ cho các chương trình hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện R&D và đổi mới sáng tạo, nếu chương trình đó được thiết kế và
thực hiện theo đúng chuẩn thông lệ tốt. Cần đánh giá một cách toàn diện (bao gồm các
công cụ hỗ trợ trực tiếp và ưu đãi thuế) và tiến hành đánh giá liên tục để cung cấp thông
tin cho quá trình hợp lý hoá và định hướng lại với các hoạt động hỗ trợ.
• Cần thực hiện thêm các biện pháp bổ sung nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có hàm lượng
tri thức cao và tạo điều kiện phát huy tác động lan toả từ doanh nghiệp nước ngoài sang
doanh nghiệp trong nước. Nên thực hiện một chương trình thí điểm đối tác công tư về
R&D và đổi mới sáng tạo nhằm tập trung và tận dụng nguồn lực và tăng cường hợp tác
giữa các cơ quan nghiên cứu nhà nước và doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài.

Nâng cao đóng góp của các trường đại học và cơ sở nghiên cứu nhà nước

• Các cơ quan nghiên cứ nhà nước đã trải qua nhiều thay đổi kể từ khi bắt đầu đổi mới,
nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Vẫn còn nhiều phòng thí nghiệm và đơn vị R&D
chồng chéo mà phần lớn số đó không đạt qui mô tối ưu, thiếu nguồn lực (vốn, nhân sự, hạ
tầng) và vẫn chưa gần với người sử dụng cuối cùng. Muốn giải quyết hiệu quả những vấn
đề này, cần có tầm nhìn chiến lược rõ ràng về phân công lao động giữa các trường đại
học và cơ quan nghiên cứu nhà nước, và đảm bảo cân đối chức năng giữa các cơ quan
nghiên cứu nhà nước.
• Cải cách một cách căn bản cơ cấu quản trị các trường đại học và cơ quan nghiên cứu nhà
nước sẽ là điều kiện cần để tăng tài trợ cho các cơ sở đó. Cần tiếp tục thực hiện quá trình
công ty hoá các cơ quan nghiên cứu nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ cho họ, đồng
thời đảm bảo rằng các cơ sở không thuộc diện công ty hoá có thể giảm về số lượng nhưng
nâng cao được hiệu quả hoạt động. Các cơ sở đó phải bám sát các mục tiêu ưu tiên phát
triển kinh tế xã hội theo các tiêu chí về chức năng và tài trợ rõ ràng, bao gồm các tiêu chí
dựa trên kết quả hoạt động ở cấp độ thích hợp.
Danh mục tài liệu tham khảo :

GS.TS. Đặng Nguyên Anh. (2021). Thị trường lao động - việc làm và quan hệ lao động trong
điều kiện hội nhập ở Việt Nam: Thực trạng và một số định hướng chính sách .
Http://Hdll.Vn/. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/thi-truong-lao-dong---viec-lam-va-
quan-he-lao-dong-trong-dieu-kien-hoi-nhap-o-viet-nam-thuc-trang-va-mot-so-dinh-huong-
chinh-sach--.html

OECD. (n.d.). Science, Technology and Innovation in Viet Nam. 2014.


https://www.oecd.org/sti/science-technology-and-innovation-in-viet-nam-9789264213500-
en.htm
N.MINH. (2022). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,2%. Baolamdong.Vn.
http://baolamdong.vn/xahoi/202201/ty-le-lao-dong-qua-dao-tao-dat-712-

Zing. (n.d.). Điều gì khiến nhân viên Huawei cống hiến không mệt mỏi? Vietnamnet.
https://vietnamnet.vn/dieu-gi-khien-nhan-vien-huawei-cong-hien-khong-met-moi-
721826.html

Tổng cục thống kê Việt Nam. (n.d.). Thu ngân sách Nhà nước. Gso.Gov.Vn.
https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0311&theme=Tài khoản quốc gia

Wikipedia. (2021). Government spending in the United States. Wikipedia.Org.


https://en.wikipedia.org/wiki/Government_spending_in_the_United_States

Tổng cục thống kê Việt Nam. (2021). KINH TẾ VIỆT NAM 2020: MỘT NĂM TĂNG TRƯỞNG
ĐẦY BẢN LĨNH. Gso.Gov.Vn. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/

TS. Nguyễn Thị Vân Anh. (n.d.). Bàn về sửa đổi Luật CGCN tiếp cận từ so sánh với Luật
KH&CN.

Tổng cục thống kê Việt Nam. (n.d.). Lao động việc làm. Gso.Gov.Vn.
https://www.gso.gov.vn/lao-dong/

SCIENCE NEWS STAFF. (2020). Massive 2021 U.S. spending bill leaves research advocates
hoping for more. Science.Org. https://www.science.org/content/article/massive-2021-us-
spending-bill-leaves-research-advocates-hoping-more

tradingeconomics.com. (2020). Japan Goverment spending. Tradingeconomics.Com.


https://tradingeconomics.com/japan/government-spending#:~:text=Government Spending
in Japan averaged,the first quarter of 1980.

Jyllian Kemsley, Britt Erickson, and C. H. (n.d.). US science and technology funding gets boost
for 2020. https://cen.acs.org/policy/research-funding/US-science-technology-funding-
boost/97/web/2019/12

VH. (2021). Một số chính sách KH&CN nổi bật ban hành năm 2021. Tạp Chí Khoa Học Công
Nghệ Việt Nam. http://vjst.vn/vn/tin-tuc/5768/mot-so-chinh-sach-khcn-noi-bat-ban-hanh-
nam-2021.aspx

Bank, T. W. (2021). Đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Worldbank.Org. https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/publication/a-review-of-
science-technology-and-innovation-in-vietnam

Tổng cục thống kê Việt Nam. (2022). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ
NĂM 2021. Gso.Gov.Vn. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/12/bao-
cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2021/
Tổng cục thống kê Việt Nam. (n.d.). Lao động việc làm. Gso.Gov.Vn.
https://www.gso.gov.vn/lao-dong/

Tổng cục thống kê Việt Nam. (2022). THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC
LÀM QUÝ I NĂM 2022. Gso.Gov.Vn. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2022/04/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-nam-2022/

You might also like