You are on page 1of 15

I.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)


1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company
Tên viết tắt: VINAMILK
Loại hình công ty: Công ty cổ phần
Giấy phép thành lập: 155/2003 QĐ-BCN (2010)
Giấy phép Kinh Doanh: 0300588569 (20/11/2003)
Vốn điều lệ đăng ký: 20.899.554.450.000 đồng ( ngày 11/01/2022 )
Được niêm yết trên thị trường chứng khoán chính của Thành phố Hồ Chí Minh
(“HOSE”), Việt Nam vào ngày 19/01/2006
Mã chứng khoán trên HOSE: VNM
Người đại diện theo pháp luật: Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam .
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán buôn thực phẩm
- Bán buôn đồ uống
- Sản xuất các loại bánh từ bột
- Chăn nuôi trâu, bò
- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê
- Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
- Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa
- Trồng cây hàng năm khác
- Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu
- Sản xuất khác chưa được phân vào đâu
- Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
- Sản xuất thiết bị điện khác
- Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
- Bán buôn chuyên doanh khác
- Sản xuất đường
- Dịch vụ phục vụ đồ uống
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet
- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Vinamilk tiền thân của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là Công ty Sữa - Cà phê
Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Thực phẩm được thành lập năm 1976 dựa trên cơ sở
tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm Nhà máy Sữa Thống Nhất, Nhà máy
Sữa Trường Thọ, Nhà máy Sữa Bột Dielac. Sau 2 lần đổi tên, doanh nghiệp có tên
Công ty Sữa Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ
Ngày 20/11/2003, công ty đăng ký trở thành một công ty cổ phần hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp Việt Nam theo Giấy phép Đăng ký Kinh doanh số 4103001932 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp với số vốn điều lệ là
1.500.000.000.000 đồng
- Ngày 19/01/2006: Niêm yết trên HOSE. Thành lập Phòng khám An Khang tại
TP.HCM.
- Năm 2010: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Giấy
phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh số 0300588569 phê duyệt gia tăng vốn cổ phần
- Năm 2014: Góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostka Z
Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan.
- Năm 2015: Vinamilk tăng cổ phần tại Công ty Sữa Miraka (New Zealand) từ
19,3% lên 22,8%.
- Năm 2016: Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, tăng sở hữu
lên 100%. Khánh thành Nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia. Chính thức ra mắt
thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực
ASEAN.
- Năm 2017: Đầu tư vào ngành đường với việc nắm 65% cổ phần của CTCP
Đường Việt Nam (tiền thân là CTCP Đường Khánh Hoà) và 25% góp vốn vào CTCP
Chế Biến Dừa Á Châu.
- Ngày 2018: Tăng vốn điều lệ lên 17.416.877.930.000 đồng. Đầu tư nắm giữ
51% cổ phần của Lao-Jagro Development Xiengkhouang Co., Ltd.
- 2019: Khởi công giai đoạn 1 trang trại bò sữa tại Lào. Tăng gấp đôi vốn đầu tư
vào Driftwood Dairy Holding Corporation. Hoàn tất mua 75% cổ phần của CTCP
GTNFoods, qua đó tham gia điều hành CTCP Sữa Mộc Châu
- 2020: Đưa vào sử dụng 1 Trang trại bò sữa tại Quảng Ngãi với đàn bò 4.000
con. Hoàn thiện Trung tâm cấy chuyền phôi
- 2021: Ra mắt hệ thống trang trại sinh thái thân thiện môi trường Vinamilk
Green Farm. Công bố đối tác liên doanh Del Monte Philippines, Inc. và Tập đoàn
KIDO
- 2022: Khởi công tổ hợp trang trại, nhà máy kết hợp du lịch tại tổ hợp thiên
đường sữa Mộc Châu
► Các giải thưởng - danh hiệu của Vinamilk trong năm 2021:
- Top 36 các doanh nghiệp sữa hàng đầu thế giới, công ty sữa duy nhất của Đông
Nam Á
- Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu
- Top 2 thương hiệu sữa tiềm năng nhất của ngành sữa thế giới
- Top 30 thương hiệu thực phẩm giá trị nhất toàn cầu
- Top 5 thương hiệu thực phẩm mạnh nhất toàn cầu
- Thương hiệu sữa được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 10 năm
liền
- Top 1 Công ty minh bạch và quản trị tốt nhất
- Top 9 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021
- Danh hiệu “Công ty hướng về cộng đồng nhất của năm tại Châu Á”
- Đối tác đồng hành của cuộc khảo sát “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” sau 3
năm liên tục giữ vị trí số 1
- Top 1 nhà tuyển dụng năm 2021 được yêu thích nhất trong ngành hàng tiêu
dùng nhanh
► Các danh hiệu đạt được:
- Năm 2017 được vinh danh trong chương trình “Vinh danh Việt Nam - Dấu ấn
30 năm đổi mới” bởi Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
- Năm 2016 được Chủ tịch nước trao Huân chương độc lập hạng III lần 2
- Năm 2010 được Chủ tịch nước trao Huân chương độc lập hạng II
- Năm 2005 được Chủ tịch nước trao Huân chương độc lập hạng III
- Được chủ tịch nước trao Huân chương lao động hạng I, II và III lần lượt vào
các năm 1996, 1991, 1985
1.1.3. Quá trình tăng vốn:
Kể từ khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, Công ty đã thực hiện 16 lần
tăng vốn từ 1.500 tỷ đồng lên 20.899; cụ thể như sau:
- Ngày 20/11/2003: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam chính thức đi vào hoạt động
CTCP với vốn điều lệ là 1.500.000.000.000 đồng
- Năm 2014: Vinamilk tăng vốn điều lệ lên 10.006.413.990.000 đồng
- Năm 2015: Vinamilk tăng vốn điều lệ lên 12.006.621.930.000 đồng
- Năm 2016: Vinamilk tăng vốn điều lệ lên 14.514.534.290.000 đồng
- Năm 2018: Vinamilk tăng vốn điều lệ lên 17.416.877.930.000 đồng
- Ngày 30/09/2020 VNM phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần lên
20.899.554.450.000 đồng
Phương thức phát hành: Phát hành cổ phiếu thưởng
+ Tỷ lệ phân bổ quyền: 5:1.
+ Giá phát hành: 10.000 đồng/cổ phần.
+ Số lượng phát hành dự kiến: 348.275.538 cổ phần.
+ Số lượng phát hành thành công: 348.275.538 cổ phần.
+ Ngày hoàn thành: 15/10/2020
1.2. Cơ cấu tổ chức công ty
1.2.1. Sơ đồ tổ chức

1.2.2. Diễn giải


Cơ cấu của công ty bao gồm Công ty mẹ, các chi nhánh/ đơn vị trực thuộc trong
nước, các công ty con/ liên kết trong nước, các công ty con/ liên kết nước ngoài và hệ
thống trang trại bò sữa
Chi nhánh trụ sở chính tại số 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh
Vinamilk đang sở hữu hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt
Nam và đang đầu tư để phát triển các dự án trang trại ở nước ngoài.
1.3. Cơ cấu quản lý của Công ty
1.3.1. Sơ đồ

1.3.2. Diễn giải:


● Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công Ty và tất cả
các Cổ Đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên
quyết định những vấn đề theo quy định của Pháp Luật và Điều Lệ công ty, đặc biệt
thông qua các báo cáo tài chính năm và dự toán cho năm tài chính tiếp theo.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền thảo luận và thông qua các vấn đề sau:
+ Báo cáo tài chính năm được kiểm toán;
+ Báo cáo của Hội đồng quản trị; và
+ Định hướng phát triển của Công Ty
Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ thông qua quyết định bằng nghị quyết về
các vấn đề sau:
+ Thông qua các báo cáo tài chính năm;
+ Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật
Doanh nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó.
+ Lựa chọn các tổ chức kiểm toán độc lập;
+ Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng quản trị;
+ Phê chuẩn chính sách chi trả thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị;
+ Bổ sung và sửa đổi Điều Lệ Công Ty;
+ Thông qua ngành, nghề kinh doanh của Công Ty;
Và các nhiệm vụ khác
● Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của Tổng công ty bao gồm ít nhất là 5 người và nhiều nhất là
mười một 5 người. Cổ Đông hoặc nhóm Cổ Đông sở hữu 10% tổng số cổ phần phổ
thông trở lên có quyền ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị
là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyết định thực hiện quyền và nghĩa vụ của công
ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
● Ủy ban kiểm toán: chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm toán nội bộ của Công
Ty, Rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro
● Ủy ban nhân sự: Định biên cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự: Tuyển dụng, đào
tạo, bổ nhiệm, điều chuyển
● Ủy ban lương thưởng: Thiết lập các quy chế về tiền lương, tiền thưởng từ
quỹ lương và các chế độ chính sách khác đối với người lao động theo quy định của
công ty và pháp luật.
● Ủy ban chiến lược:Phê chuẩn tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược
dài hạn. Giám sát việc lập, triển khai và thực thi chiến lược
● Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành và
quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công
ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
● Giám đốc kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro: hỗ trợ quản trị và ra các quyết
định quản lý trên toàn công ty
● Giám đốc kiểm toán nội bộ: hỗ trợ quản trị và ra các quyết định quản trị
kiểm toán trên toàn công ty
Phía dưới còn lại là các Giám đốc và Giám đốc điều hành các khối của công ty
1.4. Cơ cấu cổ đông
Cơ cấu cổ đông của Vinamilk bao gồm 45,61% trong nước và 54,39% nước
ngoài, với 36% sở hữu đang tập trung trong tay SCIC (Tổng Công Ty Đầu Tư Và
Kinh Doanh Vốn Nhà Nước - Công Ty TNHH) và 2 cổ đông nước ngoài khác

1.5. Các công ty con của Tổng công ty


1.5.1. Các công ty con trong nước
a, Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam
Địa chỉ: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7,Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận ĐKKD số 5000268824 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí
Minh cấp ngày 11/07/2007
- Vốn điều lệ đăng ký: 1.820 tỷ đồng
- Vốn điều lệ thực góp: 1.820 tỷ đồng
- Tỷ lệ góp vốn thực tế ở công ty con: góp 1.820 tỷ đồng tương ứng 100% vốn
điều lệ. thả
- Hoạt động kinh doanh chính: Chăn nuôi bò sữa.
b, Công ty TNHH MTV Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa
Địa chỉ: Khu phố 1, Thị trấn NT Thống nhất, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
Giấy chứng nhận ĐKKD số 2801971744 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh
Hóa cấp ngày 21/10/2013
- Vốn điều lệ đăng ký: 600 tỷ đồng
- Vốn điều lệ thực góp: 600 tỷ đồng
- Tỷ lệ góp vốn thực tế ở công ty con: góp 576.6 tỷ đồng tương ứng 96,11% vốn
điều lệ
- Hoạt động kinh doanh chính: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
c, Công ty CP GTNFoods
Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Vinatea, 92 Võ Thị Sáu, Phường Thanh Nhàn, Quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0105334948 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
cấp ngày 30/05/2011
- Vốn điều lệ đăng ký: 2500 tỷ đồng
- Vốn điều lệ thực góp: 2500 tỷ đồng
- Tỷ lệ góp vốn thực tế ở công ty con: góp 1.875 tỷ đồng tương ứng 75% vốn
điều lệ.
- Hoạt động kinh doanh chính: Chăn nuôi và sản xuất sữa công nghiệp, trồng chè
và sản xuất chè, sản xuất các loại rượu.
d, Công ty CP Đường Việt Nam
Địa chỉ: Xã Suối Hiệp - Huyện Diên Khánh - Tỉnh Khánh Hòa
Giấy chứng nhận ĐKKD số 4200239089 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí
Minh cấp ngày 25/01/2007
- Vốn điều lệ đăng ký: 120,3 tỷ đồng
- Vốn điều lệ thực góp: 120,3 tỷ đồng
- Tỷ lệ góp vốn thực tế ở công ty con: góp 78,2 tỷ đồng tương ứng 65% vốn điều
lệ.
- Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất đường
1.5.2. Các công ty con nước ngoài
a, Driftwood Dairy Holding Corporation
Địa chỉ: Số 10724, giao lộ Lower Azusa và El Monte Boulevards, California
91731-1390, Mỹ
Tỷ lệ sở hữu: 100%
- Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất chế phẩm từ sữa
b, Angkor Dairy Products CO., LTD.
Địa chỉ: Lô P2-096 và P2-097, Đặc khu kinh tế Phnom Penh (PPSEZ), Quốc lộ
4, Khan porsenchey, Phnom Penh, Vương Quốc Campuchia
Tỷ lệ sở hữu: 100%
- Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất chế phẩm từ sữa
c, Vinamilk Europe Spółka Z Ograniczoną Odpowiedzialnością
Địa chỉ: Ul. Gwiaździsta 7a/401-651 Warszawa, Ba Lan
Tỷ lệ sở hữu: 100%
- Hoạt động kinh doanh chính: Thu mua nguyên vật liệu chất lượng cao phục vụ
cho hoạt động sản xuất sữa của Vinamilk và các công ty con khác
d, Lao - Jagro Development Xiengkhouang CO., LTD.
Địa chỉ: Khangsy Farm, Unit No.04, Ban Ven-Ban Phanh, Paek District, Xieng
Khouang Province, Lao PDR
Tỷ lệ sở hữu: 51%
- Hoạt động kinh doanh chính: Chăn nuôi bò sữa
1.6. Hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk bao gồm (i) chế biến, sản xuất và (ii)
mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu
nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Vinamilk luôn mang đến cho
khách hàng những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khỏe
với một danh mục các sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn. Sau
gần 40 năm không ngừng đổi mới và phát triển, thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen
thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Không dừng lại ở đó, hiện nay,
Vinamilk vẫn đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo
không chỉ về công nghệ sản xuất mà còn về chủng loại sản phẩm. Các sản phẩm của
Vinamilk luôn đạt chất lượng hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng được sở
thích của từng nhóm đối tượng sử dụng.
1.7. Chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh 2022-2026

- Phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng, củng cố vị thế
dẫn đầu ngành sữa việt nam
- Khởi tạo cơ hội kinh doanh mới: khai thác cơ hội kinh doanh tại các thị trường
mới và hỗ trợ các dự án startup phù hợp với chiến lược tăng trưởng của công ty
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp bền vững
- Trở thành đích đến của nhân tài: tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp
hướng đến đổi mới và sáng tạo
(lấy số liệu chốt phiên tuần ngày 18/09/2022)
Giữa đà giảm điểm của VN-Index, sắc đỏ chiếm ưu thế trên phần lớn các cổ phiếu,
đặc biệt là nhóm vốn hóa lớn thì cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk)
trở thành điểm sáng ngược dòng trong nhóm Bluechips (từ chỉ những loại cổ phiếu
của công ty có uy tín, tình hình tài chính vững chắc và giá trị vốn hóa thị trường lớn)
VNM tăng 2% qua đó đóng cửa cao nhất phiên 16/9 tại mức 76.000 đồng/cổ phiếu.
Giao dịch cũng sôi động hơn với khối lượng khớp lệnh (việc người bán và người mua
đã thực hiện xong giao dịch mua bán trên bảng giao dịch điện tử ) đạt 2,3 triệu đơn vị,
tăng gần gấp đôi phiên trước và cao hơn 60% so với mức bình quân 1 tuần trở lại đây.
Tính từ đáy xác nhận hồi giữa tháng 6 là 62.300đ, cổ phiếu này đã tăng gần 22% thị
giá, tương ứng vốn hóa thị trường tăng thêm 28.500 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD) trong
khoảng 3 tháng.
Đóng góp lớn vào sự khởi sắc trên có dấu ấn đậm nét của khối ngoại (các nhà đầu tư
nước ngoài) khi mua ròng 1,56 triệu cổ phiếu. Mức định giá hấp dẫn so với khả năng
tăng trưởng trong tương lai được đánh giá là yếu tố quan trọng giúp VNM thu hút nhà
đầu tư nước ngoài trở lại. Theo VNDirect, cổ phiếu VNM đang giao dịch quanh mức
P/E kỳ vọng năm 2022 là 18,x (cụ thể là 16.71 ghi nhận ngày 19/09), thấp hơn nhiều
so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Khi mức định giá P/E của cổ
phiếu giảm thấp sẽ tạo đà tích sàn bắt đáy, kích cầu mua. Đồng thời, mức định giá có
thể tiếp tục rẻ hơn khi lợi nhuận được dự báo sẽ tăng trưởng cao nhờ nhu cầu tiêu thụ
sữa tăng trở lại. Sau khoảng thời gian đó, cổ phiếu VNM có khả năng sẽ tăng trở lại.
Tình hình cổ phiếu VNM cũng trở nên khả quan hơn trong mắt nhà đầu tư khi tỷ suất
lợi nhuận gộp Vinamilk đã có dấu hiệu hồi phục trong quý 2. Tính riêng mảng nội địa,
biên lợi nhuận gộp đã tăng mạnh so với quý 1 nhờ (1) Yếu tố mùa vụ khi tiêu thụ sữa
trong quý hè cao hơn; (2) Biên lãi gộp của dòng sản phẩm sữa tươi 100% cải thiện so
với cùng kỳ. Đây là thành quả của chiến lược đầu đầu tư mạnh mẽ của Vinamilk cho
hệ thống trang trại bò sữa.
Các yếu tố tác động khả quan đến hoạt động kinh doanh :
- Mức tiêu thụ sữa được phục hồi
Theo dự báo của VNDirect, nhu cầu tiêu thụ sữa trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng
6% so với cùng kỳ về sản lượng nhờ (1) mức nền tiêu thụ thấp trong năm 2021; (2)
cầu tiêu thụ sữa tăng cao nhằm cải thiện sức khỏe và (3) nhận thức của người tiêu
dùng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe cao hơn dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm
giúp tăng cường hệ miễn dịch như sữa chua tăng cao. Ngoài ra, việc học sinh quay trở
lại trường học sau kỳ nghỉ hè trong quý 3/2022 và Tết nguyên đán đến sớm cũng sẽ
thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các tháng cuối năm.
- Chiến lược marketing
Các chiến lược tiếp thị của Vinamilk cũng bắt đầu mang lại hiệu quả và thúc đẩy
doanh thu nội địa tăng trở lại từ quý 3/2022.
- Giá nguyên liệu đầu vào giảm
Giá nguyên liệu đầu vào giảm được dự báo cũng sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của
Vinamilk. Giá nguyên liệu đầu vào là nguyên nhân chính đã dẫn đến lợi nhuận quý 1
của VNM giảm mạnh. Ngoài ra, trong tháng 7/2022, Vinamilk đã đón thêm đàn bò
sữa 2.500 con thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ về để gia tăng sản lượng sữa tươi nguyên
liệu cho trang trại sinh thái Green Farm và tổ hợp trang trại tại Lào. Dự án này sẽ giúp
Vinamilk tăng khả năng tự chủ về nguyên liệu sữa đầu vào và giảm sự phụ thuộc vào
giá bột sữa thế giới.
- Khởi công nhà máy sữa quy mô lớn
Cuối năm nay, Vinamilk dự kiến tiến hành khởi công dự án “siêu nhà máy sữa” lớn
nhất của Vinamilk ở khu vực phía Bắc tại Hưng Yên có vốn đầu tư lên tới 4.600 tỷ
đồng trên diện tích 25ha.
- Tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới
Trong dài hạn, Vinamilk tiếp tục tìm kiếm thêm động lực tăng trưởng mới với các sản
phẩm tiềm năng thông qua dự án bò thịt hợp tác cùng tập đoàn Sojitz (Nhật Bản).
Cũng theo dự báo của VNDirect, doanh thu nội địa của Vinamilk sẽ tăng trưởng 9,8%
so với cùng kỳ trong nửa cuối năm khi nhu cầu phục hồi. Năm 2022, Vinamilk đặt
mục tiêu doanh thu đạt 64.070 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9770 tỷ đồng. Sau nửa
đầu năm, công ty đã ghi nhận doanh thu 28.800 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.386 tỷ đồng,
qua đó hoàn thành 45% kế hoạch đề ra. Mục tiêu này đặt ra thấp hơn so với lợi nhuận
sau thuế của năm 2021 là 10.632 tỷ. Tuy nhiên, đây đã là một nỗ lực không nhỏ của
VNM khi đối mặt với giá nguyên liệu đầu vào cao, chịu ảnh hưởng do dịch COVID-
19 và các vấn đề về kinh tế - chính trị thế giới

You might also like