You are on page 1of 4

Nguyễn Khánh Toàn

MSV: 641047
Bài tập : Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khái niệm, thực tiễn về quỹ bình ổn giá xăng
dầu, quỹ bình ổn lương thực ở nước ta
1, Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Khái niệm : Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách
Nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều
tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của
Bộ Công Thương.

 Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ
chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính
riêng.
 Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ thực hiện một lần đối với
một thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra đầu tiên tính trên một lít, kg
xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian trích lập,
chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định.
 Quỹ bình ổn giá xăng dầu được lập tại doanh nghiệp khi được Bộ Công Thương cấp
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy
định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP.
Phương thức trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu

 Theo Thông tư quy định, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được trích lập bằng một
khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng, các loại dầu diesel, dầu
hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu mazut ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại
thị trường nội địa và được xác định là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và giá
bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Việc trích lập Quỹ bình
ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở.
 Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu này được điều chỉnh linh hoạt, phù
hợp với thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu. Trong đó, điều chỉnh
giảm hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu dưới mức trên khi
các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ công bố tăng trên 5% so với giá
cơ sở xăng, dầu công bố kỳ trước liền kề hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
 Trường hợp cần thiết, điều chỉnh tăng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng
dầu cao hơn mức quy định khi các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ
công bố giảm trên 5% so với giá cơ sở xăng, dầu công bố kỳ trước liền kề
hoặc căn cứ trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tình hình thực tế tại thời
điểm công bố giá cơ sở xăng dầu.
 Tổng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ của thương nhân đầu
mối kinh doanh xăng dầu được xác định bằng mức trích lập Quỹ bình ổn giá
xăng, dầu quy định tại thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công
Thương nhân (x) với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế đã tiêu thụ tại thị
trường nội địa trong kỳ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Nguyên tắc hoạt đồng của quỹ bình ổn giá xăng dầu

 Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc hoạt động của Quỹ bình ổn giá xăng
dầu. Theo đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong
cân đối ngân sách Nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ
bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá
xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương. Quỹ
bình ổn giá xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh
cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ
chế tài chính riêng.
 Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ thực hiện một lần
đối với một thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra đầu tiên tính
trên một lít, kg xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa trong
thời gian trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định.
 Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về mức trích
lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thời gian thực hiện, thương
nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu
thụ tại thị trường nội địa theo quy định.
 Tại kỳ điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP,
trường hợp tổng số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu (số ước tính) của các
thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ở mức lớn hơn hoặc bằng 7.000
tỷ đồng, Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh giảm mức trích lập hoặc tạm
dừng trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
 Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 2/1/2022.
 ( theo báo tuổi trẻ https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/quy-binh-on-gia-xang-dau-
se-giup-gia-xang-dau-on-dinh-nhu-the-nao-678889 )
2, Quỹ bình ổn giá lương thực

Theo Nghị quyết số 34/NQ-CP của Chính phủ : Về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
đến năm 2030

Vấn đề an ninh lương thực (bao gồm lương thực, thực phẩm) luôn được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
cả trước mắt và lâu dài. Sau hơn 10 năm (2009 - 2019) thực hiện Kết luận số 53-
KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm
2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng, nổi bật là: Bảo đảm vững chắc an
ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, góp phần quan trọng ổn định kinh tế
- chính trị - xã hội và phát triển đất nước, nhất là khi có biến động khủng hoảng kinh
tế thế giới và tác động của đại dịch Covid-19; tham gia vào nguồn cung lương thực,
thực phẩm cho thế giới. Sản xuất lương thực, thực phẩm liên tục phát triển; sản
lượng lúa tăng từ 39,17 triệu tấn lên 43,45 triệu tấn, bình quân lương thực tăng từ
497 kg/người/năm lên trên 525 kg/người/năm, đưa Việt Nam vào nhóm nước hàng
đầu về sản xuất lương thực; sản lượng thịt hơi các loại tăng 1,3 lần, sữa các loại
tăng 3,36 lần, trứng tăng 2,13 lần; sản lượng thủy sản tăng 1,7 lần. Tình trạng thiếu
dinh dưỡng đã giảm xuống còn 10,8% năm 2019; đời sống của nhân dân được cải
thiện rõ rệt, đặc biệt là thu nhập của người dân nông thôn tăng 3,65 lần. Hệ thống cơ sở hạ
tầng sản xuất, lưu thông, dự trữ lương thực, thực phẩm được nâng cấp, hiện đại hóa; các
kênh phân phối không ngừng được mở rộng và hoàn thiện, nâng cao năng lực sản xuất, lưu
thông và khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

Mục tiêu

1. Mục tiêu chung


Bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống
và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận
được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc,
thể lực, trí lực người dân Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Bảo đảm nguồn cung lương thực
Sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5
triệu ha đất trồng lúa, hàng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và
xuất khẩu. Phát triển rau đậu các loại với diện tích 1.2 - 1,3 triệu ha và sản lượng 23
- 24 triệu tấn; cây ăn quả với diện tích 1.3 - 1,4 triệu ha và sản lượng 16 - 17 triệu
tấn; sản lượng thịt xẻ các loại 6,0 - 6,5 triệu tấn, sữa tươi 2,6 triệu tấn, trứng gia
cầm 23 tỷ quả; sản lượng thủy sản 9 - 10 triệu tấn...
b) Bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân
Nông dân sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn có lãi
bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất. Thu nhập của người dân nông thôn
cao hơn 2 lần năm 2020. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu thông,
phân phối để tăng cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân...
c) Bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối, giảm tỷ trọng sử dụng gạo,
tăng sử dụng thịt, sữa, trứng, cá, rau, quả các loại góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường. Nâng cao mức tiêu thụ
calo lên trên 2.500 Kcal/người/ngày; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5
tuổi thể thấp còi còn dưới 19% và thể nhẹ cân còn dưới 10,5%; tỷ lệ béo phì của trẻ
em dưới 5 tuổi ở nôn g thôn dưới 5% và thành thị dưới 10%.

Nhiệm vụ , giải pháp

1. Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường
2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực
3. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất,
bảo quản, chế biến lương thực
4.  Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực
6.  Đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
7. Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho
người dân ở mọi lúc, mọi nơi
8. Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông về an ninh lương thực quốc gia
9. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích
ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai
10. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực

( Em tìm trên mạng mà không có có khái niệm nào là khái niệm quỹ bình ổn lương thực
hay bài báo nào liên quan đến quỹ lương thực ạ )

You might also like