You are on page 1of 23

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN


KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CẦU CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI MỸ PHẨM

Giảng viên hướng dẫn:


Lớp học phần:
Nhóm thực hiện:
Thành viên:
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự vận động của nền kinh tế và
cơ chế vận hành của nó nhằm giải quyết một vấn đề mà mọi nền kinh tế phải đối mặt là
sự khan hiếm. Kinh tế có hai bộ phận quan trọng đó là: Kinh tế học vi mô và kinh tế học
vĩ mô. Là một phân nhánh của kinh tế học, kinh tế học vi mô cung cấp một cách tiếp cận
về nền kinh tế thông qua lăng kính của người sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ trên
từng thị trường hàng hóa cụ thể. Đối với sinh viên khối ngành kinh tế, đây là môn học
nhập môn căn bản, đồng thời là môn học bắt buộc, thuộc khối kiến thức cơ sở ngành.
Trên cơ sở đó, dưới sự hướng dẫn, phân tích và định hướng từ giảng viên Cao Hải
Vân, nhóm đã chọn đề tài: “Phân tích cầu của sinh viên Học viện Ngân hàng đối với mặt
hàng mỹ phẩm” để thực hành những lí thuyết đã được học. 
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến Ms.Cao
Hải Vân là giảng viên Khoa Kinh tế, Học viện Ngân Hàng đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý,
chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để nhóm hoàn thành
tốt đề tài.  
Trong quá trình thực hiện đề tài và soạn thảo báo cáo dù đã rất cố gắng tuy nhiên
không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được sự góp ý,
bổ sung của cô và các bạn để đề tài được tối ưu và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
2.1. Một số khái niệm 2
2.2. Các phương pháp biểu diễn cầu 2
2.3. Luật cầu 4
2.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu 4
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY. 6
3.1. Mục đích sử dụng của người mua 6
3.2. Thực trạng cầu 6
CHƯƠNG 4: KẾT HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CẦU CỦA SINH VIÊN HVNH VỀ MẶT HÀNG MỸ PHẨM 7
4.1. Yếu tố nội sinh - giá hàng hóa 7
4.2. Yếu tố ngoại sinh 8
4.2.1. Thu nhập 9
4.2.2. Giá hàng hóa liên quan 10
4.2.3. Thị hiếu 10
4.2.4. Số lượng người mua 11
4.2.5. Kỳ vọng của người mua 12
CHƯƠNG 5: DỰ BÁO XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TRONG THỜI GIAN
TỚI 13
5.1. Thị phần mỹ phẩm tại Việt Nam 13
5.1.1. Tổng quan thị trường 13
5.1.2. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng và mức độ chi tiêu/ Dự báo tốc độ tăng
trưởng ngành Mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân 14
5.2. Cơ hội thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam dành cho các thương hiệu nội địa 15
5.2.1. Một số thương hiệu mỹ phẩm nội địa của Việt Nam 15
5.2.2. Cơ hội và thách thức cho các thương hiệu mỹ phẩm nội địa Việt Nam 15
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi xã hội phát triển, thu nhập của người dân gia tăng, đời sống vật chất
tinh thần được cải thiện thì nhu cầu chăm sóc, làm đẹp của mọi người tăng cao. Từ đó mà
mỹ phẩm trở thành loại hàng hóa thông dụng.
Nắm bắt được xu thế của người dân nên nhiều doanh nghiệp đã cho ra đời nhiều
mặt hàng mỹ phẩm mới và mở nhiều cửa hàng bán mỹ phẩm. Nhưng không phải mặt
hàng nào cho ra đời cũng bán được và không phải cửa hàng nào mở cũng duy trì kinh
doanh được. Ví dụ như mới đây ngày 15/06/2022 hãng mỹ phẩm 90 năm tuổi Revlon đã
nộp đơn xin phá sản lên tòa án NewYork với khoản nợ 3,7 tỷ USD. Rất nhiều câu hỏi
được đặt ra như: Tại sao hãng mỹ phẩm 90 năm tuổi lại phá sản? Liệu có phải do nhu cầu
của mọi người thay đổi? Xu hướng mọi người lựa chọn những loại mỹ phẩm như thế
nào?
Và nhận thấy được rất nhiều sinh viên Học viện Ngân hàng cũng quan tâm đến vấn
đề chăm sóc và làm đẹp cho bản thân nên nhóm đã quyết định tìm hiểu, phân tích cầu của
sinh viên Học viện Ngân hàng về mặt hàng mỹ phẩm nói riêng và của mọi người nói
chung. Từ đó có thể rút ra được kinh nghiệm, kiến thức để không mắc sai lầm khi kinh
doanh mỹ phẩm.

1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số khái niệm
❖ Cầu: Là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả
năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định(với điều kiện
các yếu tố khác không đổi- ceteris paribus).
⇨ Điều kiện:
+ Người mua phải muốn mua sản phẩm
+ Người mua phải có khả năng mua sản phẩm
Nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện trên thì đều không hình thành cầu.
❖ Lượng cầu: Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có
khả năng mua tại 1 mức giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định (với điều
kiện các yếu tố khác không đổi- centeris paribus).
❖ Cầu cá nhân và cầu thị trường:
● Cầu cá nhân: Là cầu của từng người mua đối với 1 loại hàng hóa
● Cầu thị trường: Là tổng số lượng hàng hóa mà tất cả người mua muốn mua và
có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định, với giả định các yếu tố khác không đổi.
❖ Lượng cầu thị trường: là tổng số lượng hàng hóa mà tất cả người mua muốn mua
và có khả năng mua ở 1 mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định,
với giả định các yếu tố khác không đổi
2.2. Các phương pháp biểu diễn cầu
Kí hiệu: Q: Sản lượng
P: Mức giá
D: Cầu
QD: Lượng cầu
a) Biểu cầu:
Biểu cầu thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa lượng cầu và giá cả của 1 loại
hàng hóa cụ thể:

P QD (cốc/tuần)
(1000đ/cốc)
NTD thứ 1 NTD thứ 2 … NTD thứ 3 NTD thứ 4

10 4 4 … 4 4000

20 3 3 … 3 3000

30 2 2 … 2 2000
2
b) Hàm cầu
❖ Biểu diễn cầu dưới dạng biểu thức toán học:
QD = f (P)
❖ Hàm cầu tuyến tính (khi chỉ có yếu tố Giá ảnh hưởng tới lượng cầu)
P = a – bQD
QD = c – dP
❖ Hàm cầu tổng quát (khi các yếu tố khác ngoài giá ảnh hưởng đến lượng cầu)
QD = f (PX, PY, I, T, N, E)
Trong đó:
Px: Giá hàng hóa nghiên cứu.
Py: Giá hàng hóa liên quan.
I: Thu nhập.
T: Thị hiếu.
E: Kỳ vọng của người mua.
N: Số lượng người mua.
c) Đường cầu
Khi mô tả cầu của một người tiêu dùng trên đồ thị thì ta có đường cầu cá nhân.

Tại mức giá P1, lượng cầu là Q1. Tại mức giá P2, lượng cầu là Q2

3
2.3. Luật cầu
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, mối quan hệ giữa giá và lượng cầu có tính
quy luật sau:

Giá hàng hóa tăng → cầu giảm và ngược lại


Đường cầu dốc xuống thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa P và QD
Thay đổi giá hàng hóa gây ra sự vận động dọc theo đường cầu.
2.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu
a) Thu nhập (I)

Hàng hóa thông thường


Hàng hóa thứ cấp
Hàng hóa thiết yếu Hàng hóa xa xỉ

I tăng → Qx tăng, đường cầu dịch phải I tăng → Qx giảm, đường cầu dịch trái

Tuy nhiên, việc phân biệt hàng hóa thứ cấp, thông thường hay cao cấp chỉ là tương đối,
nó phụ thuốc rất lớn vào thu nhập mỗi cá nhân.

b) Giá hàng hóa liên quan (Py)

Hàng hóa thay thế Hàng hóa bổ sung

Là những hàng hóa có cùng giá trị sử Là những hàng hóa được sử dụng cùng
dụng hoặc thỏa mãn cùng 1 nhu cầu nhau

PY tăng → DX tăng PY tăng → DX giảm


PY giảm → DX giảm PY giảm → DX tăng

4
c) Thị hiếu (T)
Là sở thích, ý nghĩa của người tiêu dùng đối với sản phẩm dịch. Phụ thuộc vào: tuổi
tác, giới tính, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, quảng cáo
Sở thích của người tiêu dùng có quan hệ thuận chiều với cầu sản phẩm.
- Hàng hóa yêu thích: không chờ người bán phải nài nỉ người tiêu dùng sẵn sàng
bỏ tiền ra mua.
- Hàng hóa không thích: người tiêu dùng không bao giờ bỏ tiền ra mua.
Người tiêu dùng thường hướng tới việc dùng hàng hóa mà họ yêu thích và ưu tiên
hàng hóa họ thích nhất hay thích hơn. Nếu nhiều người tiêu dùng cùng yêu thích một loại
hàng hóa Qx tăng. Và ngược lại.
d) Số lượng người mua (N)
Số lượng người tiêu dùng hàng hóa càng lớn → cầu về hàng hóa đó sẽ càng cao. Và
ngược lại.
VD: Trung Quốc dân số đông hơn Việt Nam nên thị trường gạo tiêu thụ Trung Quốc
lớn hơn Việt Nam.
e) Kỳ vọng của người mua (E)
Người tiêu dùng dự đoán về thị trường hàng hóa họ đang quan tâm (các yếu tố: giá
hàng hóa, giá hàng hóa liên quan) hoặc kỳ vọng thay đổi thu nhập của mình trong tương
lai.
VD: Người tiêu dùng dự đoán thu nhập sẽ tăng nên mua nhiều hàng hóa xa xỉ hơn

5
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TRONG
5 NĂM GẦN ĐÂY.
3.1. Mục đích sử dụng của người mua
Đa số người tiêu dùng thường sử dụng mỹ phẩm vào việc chăm sóc bản thân, làm
đẹp, làm sạch, điều chỉnh mùi hương cơ thể, hay thậm chí một số loại mỹ phẩm còn được
bác sĩ khuyên dùng để chữa trị, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Mỹ
phẩm là một công cụ giúp chúng ta hoàn thiện vẻ đẹp bề ngoài của bản thân. Vì vậy, mỹ
phẩm đã và đang thu hút được sự quan tâm lớn của cả hai giới.
3.2. Thực trạng cầu
Giá cả hàng hóa: Giá cả của mỹ phẩm được bán ra thị trường gần như hợp lý với
các mức thu nhập của người tiêu dùng, vì vậy mà ngay cả những người dùng có mức thu
nhập trung bình thấp chỉ từ 2-4 triệu cũng có khả năng được sử dụng và trải nghiệm các
loại mỹ phẩm. 
Giá cả hàng hóa liên quan: Đối với mặt hàng mỹ phẩm khi mua sẽ phát sinh ra một
số dụng cụ đi kèm như bông tẩy trang, mút rửa mặt, cọ đánh phấn…Những dụng cụ đó sẽ
giúp sản phẩm mỹ phẩm mà ta mua trở nên tiện lợi, dễ dàng hơn khi sử dụng. Số tiền mà
ta phải bỏ ra để mua mỹ phẩm có thể sẽ phải tăng lên, tuy nhiên cầu về sử dụng mỹ phẩm
cũng chưa chắc đã thay đổi. Bởi những dụng cụ đi kèm này chỉ đơn giản là những vật
phẩm hỗ trợ, không bắt buộc và có mức giá dao động trung bình khá thấp chỉ từ 50.000 –
200.000. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể dựa vào mức thu nhập của mình để dễ dàng
lựa chọn không mua hoặc mua loại dụng cụ phù hợp nhất mà không làm ảnh hưởng đến
cầu mỹ phẩm.
Thị hiếu: Sở thích hay thị hiếu là một trong những yếu tố mang tính điều kiện để
đánh giá về cầu của sản phẩm. Mỹ phẩm luôn được biết đến là loại hàng hóa hợp thời đại,
hợp con người, bởi ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp hầu như ai cũng có nhu cầu được chăm
sóc, làm đẹp cho bản thân. Điều đó biến mỹ phẩm trở thành sản phẩm được người dùng
yêu thích, săn đón và luôn trong tình trạng tiêu thụ cao.
Quy mô thị trường hay dân số: Với ưu điểm là một quốc gia đông dân, đặc biệt là
thế hệ trẻ, các bạn học sinh, sinh viên có lượng sử dụng mỹ phẩm cao khiến cầu về mỹ
phẩm ngày càng tăng nhanh chóng.
Dẫn đến cầu tăng.

6
CHƯƠNG 4: KẾT HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU CỦA SINH VIÊN HVNH VỀ
MẶT HÀNG MỸ PHẨM
Nhờ vào khả năng linh hoạt năng động trong thời đại công nghệ thông tin phát triển,
nhóm chúng em đã thu thập thông tin để thực hiện bài tập từ 108 phiếu khảo sát trên nền
tảng Google Forms và từ nguồn phỏng vấn trực tiếp có quay video. Đối tượng được khảo
sát là sinh viên Học viện Ngân hàng đang theo học các chuyên ngành khác nhau như
Ngân hàng, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế…, nhờ đó tạo nên được tính
khách quan, thuyết phục và thực tế cho nội dung bài tập. 
Những năm gần đây, với mức sống ngày càng cao, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm để
chăm sóc bản thân dần trở thành một nhu cầu thiết yếu, mặt hàng mỹ phẩm đã trở thành
mặt hàng tiêu dùng quen thuộc, được sử dụng rộng rãi và thường xuyên ở mọi lứa tuổi,
mọi ngành nghề trong đó có sinh viên, cụ thể ở đây là sinh viên Học viện Ngân hàng:

Từ kết quả khảo sát thu thập được, chúng em đưa ra những luận điểm và phân tích
sau:
4.1. Yếu tố nội sinh - giá hàng hóa
Giá hàng hóa là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến cầu hàng hóa đó.
Vì vậy, đưa ra mức giá bán sản phẩm sao cho phù hợp với cả người bán lẫn người mua là
rất quan trọng.
Mỹ phẩm là mặt hàng có mức giá vô cùng đa dạng, từ những sản phẩm bình dân có
giá vài chục nghìn đến những sản phẩm cao cấp với giá bán hàng chục triệu tạo nên nhiều
sự lựa chọn cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.

7
Với đối tượng đang khảo sát - sinh viên Học viện Ngân hàng - thu nhập còn hạn
chế, chiếm nhiều nhất là 41,7% số người được hỏi chi dưới 200.000đ cho mỹ phẩm trong
1 tháng, đồng nghĩa với mỹ phẩm giá bình dân được ưa chuộng hơn cả.

Một doanh nghiệp muốn tăng doanh thu, lợi nhuận thì một trong những điều cần lưu
ý là hệ số co giãn, đặc biệt là hệ số co giãn của cầu theo giá. Hướng đến mục tiêu này,
nhóm chúng em đã tiến hành khảo sát như sau:

Từ kết quả khảo sát, có thể dễ dàng tính được hệ số co giãn của cầu theo giá đối với
mỹ phẩm tại mức giá 200k: EDP = 0,668. Con số này cho biết tại mức giá P=200k, khi giá
(P) tăng thêm 1% thì lượng cầu (Q) giảm 0,668%. Vì EDP < 1 nên cầu mặt hàng mỹ phẩm
ít co giãn theo giá, người tiêu dùng ít phản ứng trước sự thay đổi của giá. Đồng thời,
người bán cũng có thể tăng giá để tăng doanh thu.
4.2. Yếu tố ngoại sinh
Ngoài giá hàng hóa còn nhiều nhân tố khác có thể tác động đến cầu hàng hóa, trong
đó những nhân tố quan trọng phải kể đến:

8
4.2.1. Thu nhập
Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của
người tiêu dùng. 

Từ kết quả khảo sát có thể thấy đa số sinh viên có thu nhập từ 2 triệu đến 3 triệu,
chủ yếu đến từ sự chu cấp của gia đình hoặc từ công việc làm thêm. Với mức thu nhập
trung bình như vậy, việc sử dụng mỹ phẩm bình dân là phù hợp.
Khi thu nhập tăng, cầu hàng hóa tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất của hàng
hóa đó. Tùy theo nhu cầu, thị hiếu... của người tiêu dùng mà họ sẽ quyết định sử dụng
hàng hóa này nhiều hơn hay ngừng sử dụng hàng hóa này lại. 
Mặt hàng mỹ phẩm với các loại sản phẩm giá thành dàn trải từ bình dân tới xa xỉ
khiến mọi phân khúc khách hàng đều có thể lựa chọn tiêu dùng sao cho phù hợp với túi
tiền của mình. Như vậy, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng mỹ phẩm sẽ tiếp tục lựa chọn

9
tiêu dùng sản phẩm đó, sử dụng nhiều hơn hoặc sử dụng những sản phẩm tốt hơn với giá
thành cao hơn tùy theo mục đích sử dụng. 
4.2.2. Giá hàng hóa liên quan
Với đặc thù là mặt hàng có đa dạng các loại hàng hóa liên quan với nhiều mẫu mã,
giá thành khác nhau, phần trả lời cho câu hỏi khảo sát: “Sản phẩm bạn mua kèm khi sử
dụng mỹ phẩm? Giá của sản phẩm đó” được chúng em để dưới dạng câu trả lời ngắn và
nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Kết quả khảo sát được chúng em thống kê lại
như sau:

Từ kết quả khảo sát, ta có thể khẳng định mức độ người tiêu dùng muốn mua sản
phẩm kèm theo mỹ phẩm là nhiều và đa dạng, với giá giao động từ
30.000-1.000.000VNĐ. Hai hàng hóa này được sử dụng cùng với nhau thỏa mãn nhu cầu
của người tiêu dùng. Ta có thể xem bông tẩy trang, cọ trang điểm, máy rửa mặt...là “hàng
hóa bổ sung” của mỹ phẩm.
4.2.3. Thị hiếu 
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ.
Tìm hiểu thị hiếu là cách để hiểu khách hàng mục tiêu. Tất nhiên, chúng ta vẫn phải dựa
vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng thị hiếu là mấu chốt để chúng ta định hướng chiến
lược, phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Trong thời đại mạng xã hội phát triển như hiện nay, hàng loạt bloger, reviewer,
tiktoker nổi lên nhờ video về những mảng đề tài đang được cộng đồng mạng quan tâm.
Trong đó phải kể đến mỹ phẩm. Với xu hướng ấy thì việc người mua tin dùng những sản
phẩm mỹ phẩm được quảng cáo, truyền thông rầm rộ trên mạng xã hội là điều dễ hiểu.

10
Bên cạnh đó, các yếu tố như: thói quen tiêu dùng, thương hiệu cũng đóng góp một
phần lớn trong cầu của người mua mỹ phẩm. Người tiêu dùng thường tin dùng mỹ phẩm
của các thương hiệu nổi tiếng, lâu đời, độ tin cậy cao đến từ các nước Pháp, Hàn… đồng
thời cũng e dè trước các nhãn hiệu không rõ xuất xứ.
Và tất nhiên, sinh viên của Học viện Ngân hàng cũng phải không ngoại lệ. Theo
khảo sát, gần 77% sinh viên tiêu dùng mỹ phẩm được quảng cáo trên mạng và mỹ phẩm
đến từ các thương hiệu nổi tiếng.

4.2.4. Số lượng người mua


Hiện nay, số lượng sinh viên trên cả nước rơi vào khoảng 1,9 triệu (theo số liệu
thống kê của Tổng cục Thống kê). Là một trong những trường đại học nổi tiếng, thu hút
đông đảo sự chú ý của học sinh, sinh viên trên cả nước nên số lượng sinh viên của Học
viện Ngân hàng hiện nay là rất đông.
Theo khảo sát, có đến 97,2% sinh viên từ các năm học khác nhau đang sử dụng mỹ
phẩm.

11
Rõ ràng, cầu của sinh viên Học viện Ngân hàng đối với mặt hàng mỹ phẩm là rất
lớn.
4.2.5. Kỳ vọng của người mua
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và internet, giới trẻ nói chung và sinh viên
Học viện Ngân hàng nói riêng luôn dẫn đầu trong xu thế “mua hàng online”

Trung bình thu nhập một tháng của sinh viên là từ 2 triệu đến 3 triệu, chủ yếu đến từ
sự chu cấp của gia đình hoặc từ công việc làm thêm nên hầu hết sinh viên đều kỳ vọng
mỹ phẩm giảm giá để phù hợp với mức thu nhập của họ. Nắm bắt được mong muốn ấy,
các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada đều thực hiện chiến dịch sale vào
các ngày đặc biệt trong tháng. Thực tế cho thấy vào những dịp này, cầu của sinh viên về

12
mỹ phẩm luôn tăng mạnh. Điều đó chứng tỏ khi đáp ứng được các kỳ vọng của người
tiêu dùng thì lượng cầu mỹ phẩm sẽ tăng và ngược lại khi không đáp ứng được kỳ vọng
đó thì lượng cầu sẽ giảm so với hiện tại.

13
CHƯƠNG 5: DỰ BÁO XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM
TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1. Thị phần mỹ phẩm tại Việt Nam
5.1.1. Tổng quan thị trường
❖ Nếu so sánh toàn cầu, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam có quy mô tương đối
nhỏ, nhưng đang tăng trưởng nhanh chóng do nhu cầu thị trường và mức độ chi
tiêu của người tiêu dùng ngày càng lớn
● Ngành Mỹ phẩm & Chăm sóc cá nhân đạt doanh thu ấn tượng với gần 2,3 tỷ đô
la Mỹ vào năm 2021, theo Mintel- một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu.
● Thị trường dự kiến ​sẽ tăng trưởng hàng năm 6.2% (CAGR 2021-2025).
● Nghiên cứu của Statista cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng số lượng cửa hàng mỹ
phẩm tại Việt Nam đã tăng 40%, từ 87% năm 2021 lên 124% trong năm nay.
● Theo Kantar’s 2021 Vietnam Insight Ebook, phân khúc lớn nhất của thị trường
mỹ phẩm Việt Nam là son môi. Sự bùng nổ của các nền tảng thương mại điện tử
đã và đang ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của người Việt. Cụ thể, sản phẩm
chăm sóc cá nhân đã tăng 63% so với năm 2018, sản phẩm chăm sóc da tăng
55% và sản phẩm trang điểm tăng 25%.
● Nghiên cứu của Q&Me (9/2021) chỉ ra 59% phụ nữ Việt Nam duy trì việc chăm
sóc da mỗi ngày. Đồng thời, họ sẵn sàng chi từ 100k – 300k dành cho mỹ phẩm
chăm sóc da mỗi tháng.
● Phần lớn các cửa hàng tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh.
❖ Thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt.
● Với bất cứ sản phẩm nào thương hiệu luôn là một sự đảm bảo đối với người tiêu
dùng cả về chất lượng cũng như thể hiện đẳng cấp tiêu dùng. Đối với mỹ phẩm
cũng vậy, bên cạnh việc giải quyết nhu cầu có thật trong cuộc sống, việc sử
dụng mỹ phẩm đối với nhiều người còn mang một tính chất khác, đó chính là
đẳng cấp. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1 năm 2020 về các
thương hiệu làm đẹp được người tiêu dùng nữ tại Việt Nam sử dụng nhiều nhất
55% người được hỏi cho biết họ đã sử dụng sản phẩm của Nivea, tiếp theo là
51% người được hỏi khẳng định rằng họ đã sử dụng các sản phẩm của Pond's
và 37% những người được hỏi đã tuyên bố rằng họ đã sử dụng các sản phẩm
của The Face Shop.

14
● Việt Nam là điểm nóng của các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài với 93% sản
phẩm chăm sóc cá nhân được nhập khẩu. Hàn Quốc là nước xuất khẩu mỹ
phẩm lớn nhất vào Việt Nam, tiếp theo là Châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ.
Hơn nữa, khi hỏi người tiêu dùng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt
Nam so với thế giới, sản phẩm làm đẹp được xếp ở vị trí cuối cùng.
● Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện chỉ chiếm 10% thị phần, và họ đang
cố gắng giành lại thị trường hấp dẫn này. Hiện các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt
Nam chỉ có thể trụ lại ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường
lân cận. Hơn 90% doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân
phối của các nhà sản xuất mỹ phẩm nước ngoài. Hầu hết mỹ phẩm ngoại đều
chiếm lĩnh các trung tâm thương mại tại Việt Nam.
5.1.2. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng và mức độ chi tiêu/ Dự báo tốc độ
tăng trưởng ngành Mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân
❖ Theo VIRAC, ngành Mỹ phẩm & chăm sóc cá nhân của Việt Nam dự báo sẽ tiếp
tục đà tăng trưởng trong năm 2022 với các yếu tố:
● Thu nhập của người dân sớm trở lại mức bình thường
Thu nhập bình quân của người lao động trong quý 2 năm 2022 so với quý trước
và cùng kỳ năm trước ghi nhận mức tăng trưởng dương. Đây là dấu hiệu chứng
tỏ nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ. Đời sống của
người lao động đang dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch
Covid-19 xuất hiện.
● Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng truyền thông xã hội
Với số lượng người dùng mỗi năm đang ngày càng tăng, MXH đang trở thành
một thị trường hấp dẫn để các nhãn hàng đến gần hơn với người tiêu dùng.
Theo báo cáo tổng hợp, hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng social media. Việt
Nam là quốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng
xã hội nhiều nhất từ 2021-2026.
❖ Xu hướng tiêu dùng sản phẩm Mỹ phẩm và Chăm sóc cá nhân của người tiêu dùng
● Xu hướng làm đẹp từ thiên nhiên
Trải qua những giai đoạn khó khăn của đại dịch, người tiêu dùng Việt Nam
ngày càng dành nhiều sự quan tâm về sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp hơn. Bởi
vậy, trong thời gian gần đây xu hướng làm đẹp từ thiên nhiên rất được nhiều
người ưa chuộng. Những sản phẩm này có các thành phần chiết xuất từ thiên
nhiên không qua bất kỳ trung tâm xử lý hóa chất, các hợp chất dần được thay
thế bằng các nguyên liệu tự nhiên và các thảo dược thuần khiết,đảm bảo tính an

15
toàn cho người sử dụng . Đây là một xu hướng tương đối lành tính và đem lại
hiệu quả, không chỉ cho sản phẩm làm đẹp mà còn cho nhu cầu chữa bệnh, thực
phẩm dinh dưỡng hàng ngày.
● Song song với các dịch vụ/sản phẩm chăm sóc da, người tiêu dùng còn quan
tâm hơn đến các xu hướng làm đẹp cho cơ thể, móng tay, tóc…
● Xu hướng sử dụng mỹ phẩm cao cấp
Người sử dụng mỹ phẩm Việt Nam hiện nay đã bắt đầu quan tâm nhiều đến yếu
tố chất lượng của sản phẩm. Hai yếu tố được quan tâm nhiều nhất đó là nguồn
gốc và nguyên liệu. Yếu tố giá cả ngày nay đã không còn là sự quan tâm hàng
đầu. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, môi trường không khí bị
ô nhiễm,… gây tác động xấu đến da. Chi tiêu dành cho mỹ phẩm cũng tăng lên
10% đối với những người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm. Đặc biệt là những
sản phẩm trang điểm, nhóm người này sẵn sàng chi tiền nhiều hơn. Để có thể có
được sản phẩm chất lượng cao hơn.
● Xu hướng sử dụng mỹ phẩm sớm của giới trẻ
Nhóm khách hàng dùng mỹ phẩm không chỉ ở độ tuổi từ 23 tuổi trở lên như
trước. Tập khách hàng trong độ tuổi từ 16 đến 22 được mở rộng. Đây là nhóm
khách hàng tiềm năng và tăng trưởng nhanh nhất hiện nay.
5.2. Cơ hội thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam dành cho các thương hiệu nội
địa
5.2.1. Một số thương hiệu mỹ phẩm nội địa của Việt Nam
❖ Laem beauty
❖ Lemonade
❖ Thorakao
❖ Saigon Cosmetic
❖ Sao Thái Dương
❖ Cocoon
❖ ……
5.2.2. Cơ hội và thách thức cho các thương hiệu mỹ phẩm nội địa Việt Nam
❖ Cơ hội
● Người Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe và rất chú ý đến thành
phần của các sản phẩm làm đẹp trên thị trường. Điều này đã mở ra cơ hội mới
cho các công ty mỹ phẩm muốn mở rộng ra ngoài phạm vi hiện tại của họ hoặc

16
những người mới tham gia vào thị trường mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân của
Việt Nam.
● Các nhà đầu tư nên hướng đến việc sản xuất và phân phối các sản phẩm làm
đẹp hữu cơ trong nước vì hai lý do chính:
+ Thứ nhất, Việt Nam có nguyên liệu hữu cơ và thảo dược tương đối rẻ, có thể
phục vụ các sản phẩm làm đẹp. Dừa là một trong những thành phần có nhiều
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và là một thành phần thiết
yếu trong nhiều sản phẩm làm đẹp. Tiếp theo là nghệ, trà xanh và nha đam,
ba nguyên liệu bản địa ở Việt Nam có tác dụng chữa lành làn da bị tổn
thương. Nhìn chung, Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều loại nguyên liệu hữu
cơ - một nền tảng tốt cho các doanh nghiệp muốn phát triển các sản phẩm
hữu cơ trong nước.
+ Thứ hai, suy nghĩ của người tiêu dùng địa phương đang thay đổi, đặc biệt
quan tâm đến chất lượng của các sản phẩm chăm sóc cá nhân, đặc biệt là đối
với GenZ. Do đó, các sản phẩm hữu cơ và thảo dược có khả năng tăng
trưởng vượt bậc trên thị trường làm đẹp. Những công ty lớn đã và đang thực
hiện sự thay đổi đó. L’Oreal, công ty dẫn đầu thị trường, đã tung ra loại
thuốc nhuộm tóc Inoa nổi tiếng mà họ tuyên bố là gốc dầu và không chứa
amoniac, bên cạnh đó Nivea của Beiersdorf cũng đã giới thiệu dòng sản
phẩm chăm sóc da tự nhiên của họ.
❖ Thách thức
● Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn. Một trở ngại lớn là thị trường mỹ phẩm
Việt Nam còn khá non trẻ và chưa ổn định. Một động lực lớn đằng sau nhu cầu
cao đối với các sản phẩm mỹ phẩm là làn sóng Hàn Quốc. Tuy nhiên, xu hướng
Hàn Quốc thay đổi hoàn toàn theo thời gian đã khiến thị trường mỹ phẩm Việt
Nam dễ gặp bất ổn. Bên cạnh đó, thị trường mỹ phẩm cũng bị ảnh hưởng đáng
kể bởi sự chứng thực của những người nổi tiếng Hàn Quốc. Việc tán thành một
sản phẩm này hơn một sản phẩm khác có trọng lượng và ảnh hưởng đến việc
bán sản phẩm, làm tăng thêm thách thức của công ty.
● Một thách thức khác trên thị trường đó là sự nhạy cảm về giá cả. Do một bộ
phận lớn người tiêu dùng là những người trẻ tuổi có thu nhập thấp hơn nên họ
có xu hướng chọn các sản phẩm thuộc phân khúc từ thấp đến trung bình hơn là
những sản phẩm cao cấp. Để cạnh tranh, điều quan trọng là các công ty mỹ
phẩm và chăm sóc cá nhân phải đưa ra mức giá sao cho phù hợp với sức mua
của người tiêu dùng Việt Nam.

17
18
KẾT LUẬN
Sau một thời gian khảo sát, hợp tác làm việc, nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc,
nhóm 4 đã hoàn thành đề tài “Phân tích cầu của sinh viên Học viện Ngân hàng đối với
mặt hàng mỹ phẩm” theo một số yêu cầu đã thảo luận đặt ra ban đầu. Chúng em đã từ cơ
sở lí thuyết được học, bước đầu biết đánh giá toàn diện về cầu của mặt hàng mỹ phẩm
của sinh viên Học viện và đứng trên lập trường doanh nghiệp để đưa ra những quyết định
kinh doanh. Quá trình làm việc, hợp tác với nhau đã đem lại cho chúng em một số kết
quả nhất định đã được trình bày ở trên. Hơn thế, đề tài này đã giúp chúng em củng cố
thêm kiến thức đã được học, học hỏi thêm những kiến thức mới trong quá trình nghiên
cứu, tìm tòi.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, bài thu hoạch cuối
cùng của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì thế sự đóng góp của cô Cao
Hải Vân không chỉ giúp đề tài của nhóm có chất lượng tốt hơn mà còn giúp chúng em có
những bài học kinh nghiệm về kiến thức và kĩ năng- là hành trang vững chắc cho những
đề tài nghiên cứu của nhóm sau này.
 Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
● Bảng số liệu kết quả khảo sát:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1JtbU2S_EYfsejZ2PSOlV5YWFWhEoPq
a5vptY0AHGgSc/edit?resourcekey=undefined#gid=1819557842
● Video phỏng vấn:
https://drive.google.com/file/d/15qfL4ra7do10nY-7B4YzyHSJuPLFktwK/view
● Tài liệu tham khảo:
Giáo trình kinh tế vi mô Học viện Ngân hàng
https://gmp.com.vn/tong-quan-thi-truong-my-pham-the-gioi-va-thi-truong-my-pham-v
iet-nam-n.html
https://viracresearch.com/my-pham-va-cham-soc-ca-nhan-xu-huong-phat-trien-nganh
-my-pham-tai-viet-nam-2022/
https://www.vietnam-briefing.com/news/vietnams-emerging-cosmetics-industry-strong
-potential-growing-market.html/

20

You might also like