You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


CÂU LẠC BỘ CHỨNG KHOÁN SIC
---------------*****---------------

ĐỀ ÁN
ỨNG CỬ THÀNH VIÊN BAN TỔ CHỨC
SỰ KIỆN BÊN LỀ CUỘC THI I-INVEST! 2023

Người ứng cử: Tô Tiến Đạt

Hà Nội, tháng 1 năm 2023

1
MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN 3
II. KHUNG CHUYÊN MÔN 6

2
I. GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN
1. Đơn vị tổ chức
- Trường Đại học Ngoại thương
- Đoàn thanh niên trường Đại học Ngoại thương
- Câu lạc bộ: SIC - FTU
+ Là một trong những CLB hàng đầu về Tài chính - Chứng khoán trong cộng
đồng sinh viên
+ Với sứ mệnh đem lĩnh vực Tài chính - Chứng khoán đến gần hơn với sinh
viên, tạo ra sân chơi giúp các bạn trẻ có cơ hội học hỏi và giao lưu, SIC đã tổ
chức thành công hàng loạt sự kiện như: Cuộc thi I-INVEST!, Khóa học
Chứng khoán cơ bản START-UP hay Chuỗi hội thảo chuyên môn, Workshop
định hướng nghề nghiệp
2. Đối tượng tham gia
- Sinh viên năm 2, 3, 4 quan tâm, có hứng thú với ngành Tài chính - Chứng khoán
- Những người có quan tâm đến lĩnh vực Tài chính – chứng khoán
3. Mục đích tổ chức
- Quảng bá cho sự kiện I-INVEST! 2022
- Quảng bá cho CLB Chứng khoán SIC
4. Hình thức tổ chức
- Hình thức: Hội thảo
- Địa điểm: Hội trường D201, trường Đại học Ngoại Thương
- Quy mô: 400 người
5. Thời gian tổ chức:
- 18h thứ 6 ngày 24/02/2023
II. KHUNG CHUYÊN MÔN
I. Thông tin chung
1. Tên sự kiện: Hội thảo: Thị trường chứng khoán 2023: Đến lúc cất cánh?

2. Khung chương trình

Phần Nội dung Thời gian

Phần 1: Biến động kinh tế nổi bật năm - Tổng kết kinh tế vĩ mô Việt 60 phút
2022 Nam trong năm 2023

+, Lạm phát

+, Tỷ giá

+, Tăng trưởng GDP

+, Thanh khoản nền kinh tế

+, Trung Quốc mở cửa trở lại

+, Xuất siêu

- QnA

Phần 2: Nghỉ giải lao giữa giờ Tiết mục văn nghệ: Hát 5 phút

Phần 3: Triển vọng thị trường - Dự đoán kinh tế vĩ mô Việt 30 phút


chứng khoán 2023 Nam cũng như trên thế giới

- Dự đoán những biến động của


thị trường chứng khoán 2023

- Định hướng đầu tư cho các nhà


đầu tư trong năm tới

- QnA

Phần 4: Trò chơi - Gồm 4 đội chơi, mỗi đội 2 15 phút


người

- Trò chơi sẽ gồm những gói câu


hỏi có nội dung liên quan đến các
ngành trên thị trường chứng
khoán (VD: Năng lượng, ngân
hàng, ...). Các chơi sẽ được tự
chọn nhóm câu hỏi để trả lời; đội
chơi nào trả lời được nhiều câu
hỏi nhất sẽ là đội chiến thắng.
3. Thông tin diễn giả
- Ông Trần Minh Hoàng: -Trưởng phòng Phân tích & Nghiên cứu Công ty TNHH
Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VCBS.

- Ông Trần Tuấn Minh: - Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán VPS

- Giám đốc Công ty tư vấn tài chính TVI


II. Khung chuyên môn của sự kiện
1. Nội dung chuyên môn

NỘI DUNG
+ Câu hỏi cho diễn giả:
CÂU HỎI
CHO DIỄN
GIẢ Nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm khốc liệt với rất
nhiều những biến động lớn, riêng thị trường chứng khoán
Việt Nam đã có một cú lao dốc tới hơn 40%. Dù chúng ta đã
ngồi phân tích với nhau rất nhiều lần về vấn đề này, nhưng
anh/chị có thể làm rõ cho các bạn sinh viên những nguyên
nhân vĩ mô đằng sau sự lao dốc đó của thị trường không ạ?
+ Hướng trả lời:

Xét về vĩ mô thế giới, chúng ta phải kể đến chiến tranh Nga-


Ukraine đầu tiên. Cuộc chiến này đã làm thổi bùng cuộc
khủng hoảng năng lượng toàn cầu cũng như là gián đoạn chuỗi
cung ứng trong thời gian dài. (Chiến sự đã khiến các công ty
năng lượng hàng đầu thế giới như Shell, BP và Equinor nhanh
chóng rút khỏi Nga, bất chấp việc phải từ bỏ hàng chục tỉ USD
đã đầu tư ở đây. Nga đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây
bằng cách giảm dần nguồn cung dầu khí tới “các quốc gia
không thân thiện” và yêu cầu thanh toán hợp đồng năng lượng
bằng đồng rúp và cuối cùng là cắt nguồn cung dầu khí tới “lục
địa già”). Hậu quả là giá khí đốt tự nhiên tăng tới mức cao kỷ
lục trong nhiều năm. Điều này cùng với chính sách bơm tiền
của các chính phủ trong thời kì Covid đã khiến lạm phát ở các
nước phương Tây tăng phi mã

Vì vậy, rất nhiều NHTW có chính sách nâng lãi suất để ứng
phó với lạm phát. Có thể kể đến là FED khi họ đã tăng lãi suất
rất quyết liệt, tới 7 lần tăng trong năm 2022 để đưa lãi suất lên
mức 4,25-4,5%. Điều này đã gây lên áp lực tỷ giá rất lớn lên
toàn cầu.

Về nội tại trong nước, chúng ta cũng gặp 1 vài vấn đề như trái
phiếu doanh nghiệp sau những vụ bắt bớ liên quan đến Tân
Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, làm ảnh hưởng lớn đến lòng
tin của các nhà đầu tư cá nhân.
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Như anh/chị đã chia sẻ thì lạm phát là một vấn đề rất nhức
nhối trong năm 2022 khi mà rất nhiều những quốc gia trên
thế giới đã chạm tỷ lệ lạm phát rất cao như Argentina (83%)
hay Venezuela (114%). Thế nhưng ở Việt Nam chúng ta, tỷ
lệ lạm phát chỉ là 3,15% (thấp hơn mức 4% đề ra rất nhiều).
Liệu anh/chị có thể đưa ra những lý giải cho điều này được
không ạ?
+ Hướng trả lời:
Lạm phát có thể nói là điểm sáng lớn nhất của kinh tế Việt
Nam trong năm 2022. Khác với Mỹ và các nước phát triển,
trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, biến động giá lương
thực, thực phẩm tác động rất lớn tới lạm phát của Việt Nam.
Chẳng hạn, đối với Mỹ, chi tiêu cho lương thực và thực phẩm
chỉ chiếm 8,3% trong tổng chi cho tiêu dùng của hộ gia đình
nhưng ở Việt Nam, tỷ trọng này lên tới 27,68%. Do vậy, khi
giá lương thực, thực phẩm tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm
CPI tăng tới 2,77 điểm % trong khi ở Mỹ chỉ tăng 0,83%.
Nhưng lương thực, thực phẩm lại là những mặt hàng mà
chúng ta có thể tự chủ được nên yếu tố về lương thực cũng
góp phần không nhỏ vào việc kiềm chế lạm phát ở nước ta.

Ngược lại, tỷ trọng tiêu dùng nhóm xăng dầu trong chi tiêu
của người dân các nước phát triển cao hơn Việt Nam, cụ thể ở
Mỹ, một trong những quốc gia sản xuất dầu và các sản phẩm
chế biến từ dầu lớn nhất thế giới, khi giá xăng dầu tăng 10%
có thể tác động làm CPI tăng khoảng 0,5 điểm %. Trong khi
đó, tại Việt Nam, nhóm nhiên liệu gồm xăng, dầu diesel và
mỡ nhờn chiếm 3,89%, do đó, khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ
tác động trực tiếp làm CPI tăng 0,36 điểm %. Như vậy, xăng
dầu tăng 10% đã khiến CPI của Mỹ tăng cao hơn Việt Nam
0,14 điểm %, trong khi 6 tháng đầu năm nay, xăng dầu tăng
tới hơn 50%.
Ngoài ra, những chính sách kịp thời từ đầu năm 2022 của
nhà nước cũng giúp kiềm chế lạm phát, ví dụ như việc cắt
giảm thuế giá trị gia tăng ở 1 vài loại hàng hoá và dịch vụ từ
10% xuống 8% từ tháng 2; giảm 3000đ/lít với thuế môi
trường trên xăng dầu từ tháng 4 hay giảm thuế nhập khẩu
xăng dầu từ 20% xuống 10%.

+ Câu hỏi cho diễn giả: Có thể thấy chúng ta thuộc


nhóm những nước có tỉ lệ lạm phát thấp trên thế giới. Tỷ lệ
lạm phát cả năm 2022 là 3,15%, cách mốc 4% khá xa nhưng
tại sao ngân hàng nhà nước lại có những biện pháp thắt chắt
tiền tệ khá mạnh tay, khi liên tục tăng lãi suất tới 200 điểm
cơ bản trong 2 tháng. Liệu ngân hàng nhà nước còn có mục
tiêu quan trọng nào khác ngoài việc kiềm chế lạm phát?

+ Hướng trả lời:

Một trong những nhiệm vụ lớn nhất của ngân hàng nhà nước
là ổn định tỷ giá. Đặc biệt là đối với một nước đang phát
triển như nước ta, việc ổn định tỷ giá USD/VND là vô cùng
quan trọng khi mà việc VND mất giá quá nhiều so với USD
sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn vốn của nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Đối với trực tiếp thị trường chứng
khoán thì sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của nhà đầu tư nước
ngoài vào thị trường. Tỷ giá USD/VND có những thời điểm
tưởng chừng như mất kiểm soát khi đạt ngưỡng 24.800
VND. Vì vậy, trong năm 2022 SBV phải bán ra tới tận hơn
20 tỷ USD, làm cho lượng dữ trữ ngoại hối của chúng ta có
thời điểm còn thấp hơn ngưỡng an toàn – 12 tuần nhập khẩu.

Nhưng mà kể cả khi chúng ta bán ra quá nhiều Đôla như vậy


nhưng tỷ giá vẫn không hề suy giảm nên là việc tăng lãi suất
của ngân hàng nhà nước cũng là một điều dễ hiểu để thể
kiềm được tỷ giá.

Tuy nhiên, việc hút quá nhiều tiền về như vậy của ngân hàng
nhà nước cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến một
vấn đề khá là nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong năm
vừa qua, đó chính là việc thiếu thanh khoản của nền kinh tế.

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Càng về cuối năm 2022, chúng ta càng nhận được nhiều


những tin tức tích cực về vĩ mô. Đầu tiên, đó là việc FED
giảm tốc độ tăng lãi suất và SBV tuyên bố sẽ mua thêm USD
vào. Vậy thì theo anh điều này sẽ có ảnh hưởng như thế nào
đối với nền kinh tế Việt Nam?

+ Định hướng trả lời:

Tất nhiên đây là một dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế
khi điều này sẽ làm giảm áp lực cho SBV, đặc biệt là vấn đề
tỷ giá hối đoái. Với việc áp lực về tỷ giá hối đoái đã không
còn quá lớn, cùng với việc lạm phát ở trong tầm kiểm soát thì
đây sẽ là cơ hội để SBV chuyển sang mục tiêu giữ ổn định
mức lại suất để thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, với
việc tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt thì sẽ là cơ hội cho SBV để
mua thêm ngoại tệ vào, qua đó sẽ bơm thêm tiền vào nền
kinh tế, từ đó giúp giải đáp bài toàn về thanh khoản – thứ đã
rất căng thẳng của nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm qua.

Việc tỷ giá hạ nhiệt thì sẽ là tín hiệu rất đáng mừng cho thị
trường. Điều này sẽ hút rất nhiều những nhà đầu tư có khẩu
vị rủi ro quay lại thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngay
trong thời điểm tháng 11 năm 2022, dòng tiền nước ngoài đổ
vào thị trường chứng khoán Việt Nam cao kỷ lục, 17000 tỷ
VND. Tất nhiên điều này cũng cộng với việc định giá của thị
trường Việt Nam đã rơi về mức định giá hấp dẫn.

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Một điểm sáng nữa của nền kinh tế Việt Nam trong năm
2022 là nước ta xuất siêu 11,2 tỷ đô la khi giá trị xuất khẩu
tăng 16% yoy và giá trị nhập khẩu tăng 12% yoy. Anh/chị có
đánh giá như nào về điều này?

+ Định hướng trả lời:

Đây tất nhiên là một điểm nhấn của kinh tế nước ta trong
năm qua. Việc xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu sẽ giúp hỗ trợ
ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2022,
tỉ lệ xuất nhập khẩu đã giảm mạnh, đặc biệt là về nhập khẩu.
Điều này thoạt nhìn sẽ tưởng là một điều bình thường, tuy
nhìn việc xuất khẩu yếu có thể nói là một chỉ báo sớm cho
nền kinh tế nước ta trong năm 2023 bởi vì khi đào sâu vào
những mặt hàng nhập khẩu của nước ta thì là những nguyên
vật liệu, linh kiện, phụ kiện phục vụ cho sản xuất để xuất
khẩu. Vì vậy, việc nhập khẩu yếu như vậy cũng sẽ kéo theo
tình hình xuất khẩu của nước ta kém khả quan đi trong tương
lai.

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Ngày 8/1 vừa qua thì Trung Quốc đã chính thức mở cửa biên
giới với Việt Nam – một trong những hành động trong quá
trình mở cửa trở lại hoàn toàn của Trung Quốc đối với thế
giới sau “zero covid”. Vậy thì anh/chị đánh giá như thế nào
về tác động của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với nền
kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới ?

+ Định hướng trả lời:

Khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới mở cửa thì sẽ giải quyết
vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như sự khan hiếm
hàng hoá của thế giới trong năm qua. Việc theo đuổi mục tiêu
“Zero COVID” của Trung Quốc khiến tăng trưởng kinh tế
nước này giảm. Trong tháng 11, giá trị xuất khẩu của Trung
Quốc cũng đã giảm 8,7% so với năm trước, mức giảm mạnh
nhất kể từ tháng 2/2020. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ
giảm 25%.

Do đó, việc nối lại sản xuất và tiêu dùng của Trung Quốc sẽ
có tác động đến việc giảm lạm phát đối với phần còn lại của
thế giới. Giá tiêu dùng của Trung Quốc đang tăng chậm hơn
so với các nền kinh tế lớn khác: Lạm phát trong tháng 11 của
Trung Quốc chỉ ở mức 1,6%, so với 7,1% ở Mỹ và 10% ở khu
vực đồng euro. Hầu hết ngân hàng trung ương ở các nền kinh
tế phát triển sẽ hoan nghênh việc Trung Quốc mở cửa trở lại.

Bên cạnh đó lĩnh vực du lịch đã chịu ảnh hưởng nặng nề do


đại dịch, đặc biệt là khu vực châu Á. Khách du lịch Trung
Quốc luôn đứng đầu về số lượng cũng như mức chi tiêu tại
các điểm đến du lịch phổ biến ở Đông Nam Á trước năm
2020. Theo số liệu từ Cổng dữ liệu thống kê ASEAN, khoảng
32,3 triệu lượt du khách Trung Quốc đã đến thăm 10 quốc gia
thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
trong năm 2019. Con số đó đã giảm mạnh xuống còn khoảng
4 triệu lượt du khách Trung Quốc vào năm 2020 khi đại dịch
bùng phát và Trung Quốc đóng cửa biên giới với thế giới.
Triển vọng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại các thành
phố ở Đông Nam Á sẽ đem lại thu nhập cho doanh nghiệp
ngành du lịch, khách sạn, hàng không và dịch vụ trong khu
vực.

Bên cạnh những mặt tích cực, nhu cầu nhập khẩu của Trung
Quốc sẽ là mối lo ngại cho thế giới, đặc biệt là về năng lượng.
Trước dịch, Trung Quốc là nước nhập khẩu khí tự nhiên hoá
lỏng (LNG) hàng đầu thế giới. Năm nay là năm đầu tiên mà
nhu cầu LNG của Trung Quốc giảm từ năm 2022. Theo báo
cáo của S&P Global Commodity Insights về triển vọng năng
lượng trong năm tới, hoạt động kinh tế mới có thể đẩy tổng
nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng 3,3 triệu thùng dầu
mỗi ngày vào năm 2023. Điều này sẽ gây nên áp lực lớn về
lạm phát cho các nước châu Âu – nơi đang gặp khá nhiều vấn
đề về năng lượng.

Về tác động với Việt Nam, sự mở cửa trở lại của Trung
Quốc sẽ là sự thúc đẩy mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam
do khách du lịch Trung Quốc chiếm tới hơn 30% lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Việc ngành du lịch
bùng nổ cũng sẽ kéo theo những mảng như dịch vụ, khách
sạn, vận tải trở nên sôi động hơn. Việc mở cửa biên giới trở
lại cũng sẽ thúc đẩy việc xuất nhập khẩu của nước ta. Đặc
biệt là mảng xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp như: cao
su, gạo, hoa quả, hải sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Ngoài ra,
Trung Quốc mở cửa trở lại cũng sẽ giải quyết những vấn đề
về cung ứng nguyên vật liệu sản xuất cho Việt Nam như:
thiết bị điện tử, may mặc,..
Với những tác động tiêu cực thì việc Trung Quốc mở cửa trở
lại sẽ có nguy cơ về dịch bệnh về cho Việt Nam, đồng thời sẽ
tạo nên sự cạnh tranh cho một số ngành nghề như phân bón.

 Dự đoán 2023

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Việt Nam vốn vẫn nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn của dòng
vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2022, FDI thực hiện tăng
15,2% yoy với 17,5 tỷ USD tuy nhiên nguồn vốn FDI đăng ký
lại giảm 5,4% yoy. Anh/chị có thể lí giải sao về điều này và
liệu Việt Nam có thể tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà
đầu tư nước ngoài với sự cạnh tranh rất gay gắt từ các nước
trong khu vực, đặc biệt là Indonesia?

+ Định hướng trả lời:

Mức sụt giảm này đã thể hiện rõ khó khăn chung trong ngắn
hạn của nền kinh tế thế giới, cũng như của Việt Nam trước
nhiều rủi ro và biến động trong năm 2022. Đó là xu hướng
đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu
chững lại, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên
thế giới và tại Việt Nam, do ảnh hưởng từ một số yếu tố cơ
bản, như : (1) Xung đột chính trị tại một số quốc gia trên thế
giới; (2) Áp lực giá cả và lạm phát tăng cao; (3) Nhu cầu hàng
hóa toàn cầu có xu hướng giảm; (4) Điều kiện tài chính toàn
cầu có xu hướng thắt chặt; (5) Đứt gãy chuỗi cung ứng chưa
được khắc phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các quốc gia khác
và Việt Nam hiện đang tụt lại trong dòng vốn FDI hấp dẫn
của ngành công nghiệp bán dẫn và xe điện. Từ 2020,
Indonesia đã ban hành chính sách Omnibus cung cấp thêm cơ
hội cho các công ty nước ngoài hoạt động hoặc đầu tư vào đất
nước này. Từ đó, nguồn vốn FDI vào nước này tăng một cách
vô cùng tích cực và trong năm 2022 tăng trưởng tới 46% yoy.
Ngoài ra, hai nền công nghiệp sẽ chi phối công nghiệp ở
ASEAN trong tương lai, chính là ngành công nghiệp xe điện
và thiết bị bán dẫn. Điều này có thể sẽ thu hút thêm những
nhà đầu tư, những giá trị mới đến khu vực ASEAN. Nhiều
nước trong khu vực đã có những chính sách thúc đẩy FDI của
EVs cũng như là khuyến khích người dân trong việc sử dụng
EVs. Trong mặt này, dường như Việt Nam đang tỏ ra bị tụt lại
so với các đối thủ - điều sẽ khiến chúng ta kém hấp dẫn trong
mắt các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Năm 2022, chúng ta chứng kiến tăng trưởng GDP vượt bậc
của Việt Nam, tới 8,02%, cao nhất trong 12 năm. Vậy
anh/chị có dự báo như về tăng trưởng GDP năm tới của Việt
Nam?
+ Định hướng trả lời:
GDP quốc hội đề ra cho năm 2023 là 6,5%, thấp hơn khá
nhiều so với năm 2022. Tuy nhiên đây cũng sẽ là một thách
thức khá lớn cho nền kinh tế Việt Nam do triển vọng về FDI
của nước ta sẽ giảm, xuất khẩu được dự báo là khó khăn –
điều này thực chất đã được thể hiện vào những tháng cuối
năm 2022. Chỉ số PMI dưới 50 và tăng trưởng chỉ số công
nghiệp IIP có dấu hiệu chứng lại. Tăng trưởng GDP năm sau
có lẽ chỉ có thể phụ thuộc nhiều vào việc giải ngân đầu tư
công.
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Anh nhận định thế nào về triển vọng của lạm phát và tỷ giá
trong năm tới?
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Anh/chị có dự đoán gì cho thị trường chứng khoán năm sau
cũng như đâu là nhóm ngành mà những nhà đầu tư có thể
chú ý tới ạ?
Với việc tỷ giá hạ nhiệt thì đây sẽ là điểm tích cực dành cho
các công ty nhập khẩu hoặc là các doanh nghiệp đi vay bằng
USD. Tỷ giá hạ nhiệt như đã phân tích ở trên sẽ là cơ hội cho
SBV giảm lãi suất và tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ nền
kinh tế.
Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, các ngành sẽ hưởng lợi từ
lộ trình mở cửa kinh tế Trung quốc bao gồm: Hàng không,
Thủy sản, Xi măng, Cao su, Thép, Dệt may, Bán lẻ, Gạo.
Đặc biệt là ngành Hàng Không có thể sẽ có một năm phục
hồi vô cùng mạnh mẽ. Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc
(TQ) đang dần mở cửa trở lại hoạt động hàng không quốc tế
qua việc giảm thiểu các quy định cho khách quốc tế nhập
cảnh, cụ thể, khách quốc tế nhập cảnh vào TQ hiện tại chỉ cần
xét nghiệm 1 lần âm tính trong vòng 48h thay vì 2 lần như
trước, đồng thời du khách chỉ cần cách ly tại nhà 5 ngày thay
vì cách ly tập trung 7 ngày như trước đây. Từ đầu tháng 12,
TQ đã cho phép các hãng hàng không Việt Nam khai thác các
đường bay thường lệ đến/đi với tần suất 15 chuyến/tuần thay
vì 2 chuyến/tuần trong thời gian vừa qua. Ngay khi Trung
Quốc có động thái mở cửa, các hãng hàng không Vietnam
Airlines, Bamboo, Vietjet đã nhanh chóng triển khai lại các
đường bay đến Trung Quốc. Anh kỳ vọng tần suất các chuyến
bay quốc tế giữa Việt Nam và TQ sẽ phục hồi trong thời gian
tới, theo đó ước tính lượng khách quốc tế đi/đến của thị
trường TQ sẽ hồi phục về mức 20%/40%/60%/80% so với
trước đại dịch trong Q1/Q2/Q3/Q4 của năm 2023, do đó thời
điểm lượng khách quốc tế TQ phục hồi mạnh sẽ rơi vào thời
điểm Q2 và Q3 của năm 2023. Lượng khách quốc tế của thị
trường TQ chiếm 35% tổng lượng khách quốc tế của Việt
Nam trước dịch, do đó, việc TQ mở cửa sẽ hỗ trợ mạnh cho
triển vọng hồi phục của hàng không quốc tế Việt Nam.
Các ngành như xi măng, cao su hay thuỷ sản cũng sẽ được
hưởng lợi nhiều từ việc Trung Quốc mở cửa do Trung Quốc
vẫn luôn là thị trường lớn của những mặt hàng này. Ngoài ra
còn có những ngành như bán lẻ, gạo, dệt may, thép.
Tuy nhiên, Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ đem đến những tác
động tiêu cực với ngành phân bón. Bởi vì Trung Quốc là quốc
gia xuất khẩu phân bón lớn thứ 2 thế giới (chiếm khoảng 13%
tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu). Từ đó sẽ làm giá phân bón
tiếp tục xu hướng giảm giá. Hơn nữa, xu hướng giảm này sẽ
gia tăng do Nga (nước xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng khoảng
15% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu)
sẽ mở kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023. Các doanh
nghiệp sản xuất phân bón sẽ chịu tác động tiêu cực từ việc
giá bán giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.
+ Đầu tư công cũng sẽ là một nhóm ngành đáng quan tâm
khi năm tới được dự báo sẽ là một năm đặc biệt của đầu tư
công Việt Nam.
+ Năm tới cũng sẽ là năm đãi cát tìm vàng của cổ phiếu Việt
Nam, do thị trường năm nay đã đưa nhiều cổ phiếu về mức
giá rất hấp dẫn – đây sẽ là cơ hội vàng để mua kim cương với
giá rẻ trên thị trường chứng khoán
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Vậy anh/chị có lời khuyên cho nào cho những nhà đầu tư khi
tham gia vào thị trường năm sau không ạ?
+ Câu trả lời định hướng:
Các nhà đầu tư nên giữ cho mình trạng thái thận trọng trong
năm 2023, đặc biệt là ở những quý đầu năm, nên tập trung
vào những cổ phiếu an toàn, có định giá thấp và chia cổ tức
đều đặn. Chúng ta có thể tập trung tìm kiếm cổ phiếu tăng
trưởng vào những quý cuối năm khi tốc độ tăng lãi suất của
FED có thể giảm mạnh hơn nữa.
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Trước khi kết thúc buổi hội thảo hôm nay ông có thể đưa ra
lời khuyên và định hướng cho những bạn sinh viên những nhà
đầu tư trẻ có mặt tại đây được không? (câu hỏi nhằm mục
đích khích lệ tinh thần khán giả)
+ Hướng trả lời:
Các bạn sinh viên đó là hàng ngày hãy đọc báo để cập nhập
thông tin về thị trường chứng khoán vì như các bạn đã biết
trên thị trường chứng khoán nắm bắt thông tin là một trong
những yếu tố chiến thắng thị trường.
Các bạn sinh viên hãy cố gắng tham gia những cuộc thi
về tài chính sớm nhất có thể ví dụ như cuộc thi I-Invest!
để có cơ hội học hỏi cũng như phát triển nhiều hơn.

You might also like