You are on page 1of 11

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH

HỘI THẢO SINH VIÊN KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:

Phạm Anh Tú - K23CLC-TCB-23A4010700

Trần Chí Bách - K23CLC-TCB-23A4010086

Phạm Thị Minh Thư- K23CLC-TCB-23A4050355

Hà Nội , ngày 23 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC

Mở đầu 2
Nội dung 3
Chương I. Thực trạng thị trường BĐS Việt Nam thời gian qua 3
Chương II. Cơ hội và thách thức cho thị trường BĐS Việt Nam thời gian tới 4
Chương III. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam 5
Kết luận 8
Tài liệu tham khảo 9

1
MỞ ĐẦU
Bất động sản là một thị trường lớn của mỗi quốc gia, đóng vai trong quan trọng đối với
mỗi nền kinh tế quốc dân thông qua việc thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư nước ngoài,
tạo ra nhu cầu về lao động và thúc đẩy các ngành khác phát triển như xây dựng, sản xuất vật liệu
xây dựng và nhà ở kết nối với thị trường đất đai và các dịch vụ môi giới, pháp lý và định giá.
Các hoạt động kinh doanh và đầu tư bất động sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần tăng thu ngân sách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội đối với
một quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, để phát triển thị trường bất động sản thì còn
nhiều hạn chế, vướng mắc đòi hỏi cần những giải pháp để có thể cải thiện nhằm giúp thị trường
này phát triển một cách ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu và có thêm kiến thức về lý luận và thực tiễn cho
sinh viên về thị trường bất động sản, nhóm chúng em chọn chủ đề: “Các giải pháp thúc đẩy sự
phát triển thị trường bất động sản Việt Nam” từ đó có thể phần nào giúp cho tình hình thị trường
bất động sản ở Việt Nam ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới.

2
NỘI DUNG

Chương I. Thực trạng thị trường BĐS Việt Nam thời gian qua
Bước ra khỏi 2 năm Covid-19, thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2022 được kỳ
vọng sẽ nhanh chóng khởi sắc. Tuy nhiên, những diễn biến thị trường theo báo cáo lại không
thực sự tươi sáng như mong đợi.
- Nguồn cung mới các sản phẩm bất động sản ở tất cả các loại hình và phân khúc đều hạn
chế.
- Nhà ở, đất nền vẫn là loại hình bất động sản thu hút được sự quan tâm nhiều nhất trong 6
tháng đầu năm 2022. Tình hình giao dịch các sản phẩm bất động sản trên thị trường sơ
cấp và thứ cấp có sự cải thiện so với cùng kỳ năm 2021 tuy nhiên đang có xu hướng
chững lại.
- Giá giao dịch các sản phẩm bất động sản, đặc biệt là giá nhà ở, đất nền trên thị trường bất
động sản 6 tháng đầu năm 2022 vẫn có xu hướng tăng và giữ ở mức cao so với năm
2021.
- Tình trạng đấu giá đất, đẩy giá bán lên cao so với giá khởi điểm sau đó bỏ cọc xuất hiện
tại nhiều địa phương (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Đắk Lắk,…) gây
mất ổn định thị trường.
- Biến động giá giao dịch bình quân cả nước đối với nhà ở, đất nền có sự gia tăng đáng kể.
- Bất động sản công nghiệp vẫn là loại hình có sự tăng trưởng tốt và là ngành dẫn đầu
trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Nguyên nhân khiến thị trường BĐS 6 tháng đầu năm 2022 khó khởi sắc như kỳ vọng là
vì dòng vốn bị thu hẹp, lãi suất cho vay tăng, chậm giải giải ngân khiến nhiều dự án lao đao, thị
trường chứng khoán bị tác động tiêu cực…
Tiếp đó, theo dữ liệu của Hội môi giới BĐS (VARS), nguồn cung BĐS nửa cuối năm
2022 đang có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn cung trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung,
cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. Tỷ lệ hấp thụ trong
quý III/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn
50% so với cùng kỳ năm ngoái. Dòng vốn BĐS gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự
trong các quyết định đầu tư. Giá BĐS có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính
sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại,...
Các chuyên gia của VARS nhận định mặc dù tình hình giao dịch có dấu hiệu sụt giảm
nhưng khẳng định thị trường BĐS chưa rơi vào suy thoái bởi sự quan tâm và nhu cầu vẫn ở mức
cao. Hiện tượng sốt đất, bong bóng gần như không còn xuất hiện, hoạt động đầu cơ giai đoạn này
gần như bị triệt tiêu. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính mua nhà để đầu tư phải được tính toán một
cách thận trọng, hướng vào những sản phẩm phục vụ nhu cầu thực trên nền tảng phải cân nhắc
kỹ càng những biến số vĩ mô, địa chính trị xung quanh, đề phòng thị trường sẽ có những diễn
biến tiêu cực.

3
Chương II. Cơ hội và thách thức cho thị trường BĐS Việt Nam thời gian tới
1. Thách thức cho thị trường BĐS Việt Nam
Theo ông Trần Minh Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam
(VARS), các dự báo kinh tế hiện tại, việc kiểm soát lạm phát tại các đầu tàu kinh tế toàn cầu vẫn
đang rất quyết liệt tại Mỹ và châu Âu. Dự báo để chống lạm phát, lãi suất hiện tại ở Mỹ và châu
Âu sẽ còn duy trì trong quý IV và suốt năm 2023.
Do đó, để bảo đảm môi trường đầu tư, cân bằng tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam
sẽ khó có thể nới lỏng chính sách tín dụng, tiền tệ, có chăng chỉ có thể giảm bớt các can thiệp,
kiểm soát hành chính đối với tín dụng vào BĐS và thị trường tài chính.
Bên cạnh đó các chính sách tín dụng, tiền tệ cũng không thuận lợi trong thời gian tới. Các
chính sách của Chính Phủ đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kiểm tra dự án có dử
dụng đất công với việc điều chỉnh các luật thuế đất đai nhà ở luật kinh doanh BĐS cũng đều có
tác động rất lớn tới môi trường kinh doanh và thị trường BĐS VIệt NAm, nhất là trong ngắn hạn.
Dự báo, thị trường sẽ khó có thể khởi sắc trong thời gian này trước khi định hình được xu
thế và môi trường kinh doanh mới đối với thị trường BĐS tại Việt Nam.

2. Cơ hội cho thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới
Trong những thách thức thì thị trường BĐS vẫn còn đó nhưng cơ hội. Dịch bệnh và sự trì
trệ kinh tế đang là động lực khá lớn cho đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, giao thông tại Việt Nam,
hàng loạt công trình hạ tầng lớn được thúc đẩy khởi công kết nối các vùng miền, các địa phương.
Các nhà đầu tư nắm bắt kịp thời cơ hội từ đầu tư hạ tầng mang lại có thể thu lợi lớn trong thời
gian tới và cần tái cấu trúc nguồn vốn, giảm tỷ trọng cho vay nợ, tái định hướng từ phát triển
nóng chú trọng quy mô sang phát triển chiều sâu tập trung vào sản phẩm và cạnh tranh. Đồng
thời, dịch bệnh cũng tạo sự phân hoá địa chính trị, thúc đẩy nhanh hơn quá trình dịch chuyển đầu
tư cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu mà theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia Việt Nam là
một trong những quốc gia được hưởng lợi lớn.
Nếu các chủ trương của Trung Ương liên quan tới sự phát triển của thị trường BĐS mà
được triển khai hiệu quả thì sẽ hạn chế được tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh trên thị
trường BĐS, lũng đoạn thị trường. Từ đó sẽ tạo ra hàng trăm cơ hội cho các doanh nghiệp có
tiềm lực kinh tế được quản trị tốt và chuyên nghiệp.
Ngoài ra, trong bối cảnh này, các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh BĐS cần có định
hướng và chuẩn bị đúng xu hướng để đến khi thay đổi chính sách sẽ có cơ hội lớn tạo lập vị thế
mới. Bên cạnh đó, ngoài ra các luật sửa đổi tăng cường quản lý, yêu cầu chuyên nghiệp hóa các
hoạt động dịch vụ BĐS, tăng tính minh bạch, hội nhập quốc tế thị trường.

4
Chương III. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản
Việt Nam
Khi thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước. Ngược lại, thị trường bất động sản thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý
sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho người
dân. Từ những nghiên cứu thực trạng thị trường BĐS nói trên, để có thể tháo gỡ khó khăn cho thị
trường BĐS hiện nay cần tập trung nhóm giải pháp đột phá để “phá băng” thị trường; nhóm giải
pháp cơ bản để thúc đẩy thị trường ổn định, phát triển trở lại và nhóm giải pháp bình ổn, lâu dài,
giúp cho thị trường BĐS ở Việt Nam phát triển bền vững. Cụ thể:

Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp để thúc đẩy giao dịch, làm nóng
thị trường bằng cách đáp ứng người tiêu dùng có nhu cầu BĐS thực sự.
Trong bối cảnh thị trường đóng băng như hiện nay, bài học giải cứu thị trường năm 2011 – 2012
vẫn còn nguyên giá trị. Đó là, nguồn cung BĐS phân khúc thị trường cho người có thu nhập thấp
và trung bình, nhất là tạo điều kiện thúc đẩy phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân khu công
nghiệp… Đồng thời, kích thích phân khúc thị trường này sẽ dẫn đến thúc đẩy các thị trường BĐS
khác cùng ổn định và phát triển. Cần bổ sung cơ chế, chính sách “ưu đãi một phần” để phát triển
nhà ở có giá phù hợp với thu nhập của người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp ở
đô thị không thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội (NƠXH), đi đôi với đẩy mạnh
chương trình phát triển NƠXH, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ và chương trình di dời,
chỉnh trang NƠXH, khu đô thị để tái thiết, tái phát triển đô thị bền vững; thường xuyên rà soát,
bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân theo đúng quy
định, thúc đẩy cải tạo chung cư cũ. Tại thời điểm hiện tại, chưa nên quy định “sở hữu căn hộ nhà
chung cư có thời hạn (50 năm hoặc 70 năm) để phù hợp tâm tư, nguyện vọng của người dân
muốn được “sở hữu căn hộ nhà chung cư đi đôi với quyền sử dụng đất ở ổn định lâu dài”, là tài
sản có giá trị cao để lại cho con cháu, để không gây “biến động” trên thị trường BĐS và trong xã
hội.

Thứ hai, cần kiểm soát và xử lý hiệu quả mối quan hệ giữa thị trường BĐS và thị trường
vốn để cả hai thị trường này phát triển lành mạnh, hỗ trợ nhau trong bối cảnh vẫn còn nhiều rủi
ro tiềm ẩn. Bất kỳ một tài sản BĐS nào cũng phải được hình thành từ một nguồn tài chính nào
đó, có thể từ nguồn tích lũy, tiết kiệm từ tổ chức, cá nhân, có thể từ nguồn vay ngân hàng, vay tổ
chức, vay cá nhân, gia đình, quỹ tín dụng,... như vậy sản phẩm của thị trường BĐS được hình
thành từ các nguồn vốn khác nhau trong xã hội, trong đó có thị trường tài chính. Ngược lại trong
nhiều trường hợp ngược lại, sản phẩm BĐS có thể tạo ra nguồn tài chính thông qua các nghiệp
vụ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, các nghiệp vụ tín dụng và phát hành. Như vậy thị trường tài chính
trong đó có thị trường vốn có quan hệ mật thiết và đa chiều với thị trường BĐS
Thúc đẩy thị trường vốn hỗ trợ cho thị trường BĐS ổn định và phát triển bằng cách: kiểm
soát, cơ cấu lại tín dụng BĐS, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro. Đồng thời, tiếp tục
5
tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực BĐS theo đúng quy định pháp luật; tiếp tục cho vay đối
với các dự án đầy đủ pháp lý, có hiệu quả; ưu tiên cho vay đối với dự án nhà ở thương mại,
NƠXH, nhà ở cho công nhân được cấp phép và khởi công để tạo nguồn cung cho thị trường.
Xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho DN được tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các
nguồn vốn trên thị trường vốn, trong đó có hoạt động phát hành trái phiếu DN đối với các DN có
đủ năng lực, hoạt động kinh doanh tốt, hiệu quả, lành mạnh…
Bên cạnh đó, cho phép các tập đoàn, DN BĐS kinh doanh đa ngành được hạch toán dùng phần
lợi nhuận kinh doanh BĐS để bù đắp các khoản chi phí kinh doanh của các lĩnh vực khác.

Thứ ba, cần tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng môi trường đầu tư kinh
doanh BĐS minh bạch, thông thoáng, công bằng, lành mạnh.
Các biểu hiện tiêu cực, thao túng, thổi giá đất, sai phạm trong đầu thầu,... trên thị trường vẫn
chưa thể xử lý một cách triệt để do vẫn còn một vài lỗ hổng của luật pháp có thể bị lợi dụng.
Cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh
vực BĐS như: Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh BĐS năm 2014,
Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014… bảo đảm đồng bộ, tạo khung pháp lý, tạo
điều kiện để thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững; đồng thời tăng cường quản
lý thị trường BĐS bảo đảm quyền tiếp cận nguồn lực đất đai của DN để thực hiện dự án đầu tư.
Đồng thời, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của DN, trong đó có quyền chuyển nhượng dự án
đầu tư có sử dụng đất. DN cần tiếp cận được nguồn lực đất đai một cách minh bạch, công bằng
thông qua “đấu giá quyền sử dụng đất”, “đấu thầu dự án có sử dụng đất”. Theo đó, cần phải sửa
đổi Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Luật Đấu thầu năm 2013 đối với trường hợp “đấu giá quyền
sử dụng đất”, “đấu thầu dự án có sử dụng đất” để không xảy ra tình trạng “đấu giá cuội, đấu giá
có quân xanh – quân đỏ”,… hoặc thông đồng “dìm giá” hoặc “đẩy giá ảo”, lợi dụng đấu giá, đấu
thầu để trục lợi bất chính, gây ra các hệ quả tiêu cực.

Thứ tư, hoàn thiện và thực hiện công khai hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS
để làm lành mạnh, minh bạch thị trường. Bất cân xứng thông tin giữa bên bán bất động sản và
người mua có thể dẫn đến thiệt thòi lớn cho những người có nhu cầu mua bất động sản, khi bên
bán có thể giấu diếm một số thông tin về bất động sản, hoặc cung cấp thông tin sai lệch ảnh
hưởng xấu đến người mua, luôn đặt người mua vào thế nghi ngờ, thường gây ra hiện tượng lựa
chọn sai lệch. Chính vì vậy thị trường BĐS cần có hệ thống thông tin uy tín minh bạch được
quản lý bởi các cơ quan nhà nước Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; thực hiện công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục,
tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án
lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, ngăn chặn hiện
tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp. Khẩn trương xây dựng
Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn từ nay đến năm 2025 và 2030 và Kế hoạch phát triển nhà
ở 5 năm và hàng năm theo quy định của Luật Nhà ở trong đó xác định rõ có danh mục các dự án

6
nhà ở để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở trên địa bàn. Rà soát lập danh mục
các dự án nhà ở, bất động sản trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với các dự án
đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai. Trên cơ sở
đó, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để
tăng nguồn cung cho thị trường. Tổ chức công khai danh mục dự án, quỹ đất, trình tự thủ tục
phát triển nhà ở, bất động sản trên địa bàn để kêu gọi đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà
đầu tư trong và ngoài nước có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia đầu tư nhà ở, bất động sản. Tập
trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện giao đất, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án bất động sản,
dự án nhà ở mới để tăng nguồn cung cho thị trường. Đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng
đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư giúp làm tăng nguồn cung dự án nhà ở
thương mại cho thị trường bất động sản.

Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp
luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo
điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, xây dựng hệ thống thông tin
thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai, hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực
hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản. Theo đó, đề nghị trình Quốc
hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để tạo
khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường
bất động sản; khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10
năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP
ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội cho phù hợp với
Luật Nhà ở. Thường xuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến của thị trường bất động sản; hàng
quý có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh doanh bất động sản, thị trường bất động
sản trên phạm vi cả nước và kiến nghị giải pháp để thị trường bất động sản phát triển ổn định,
lành mạnh. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bất động sản, hoạt động
sàn giao dịch bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát các dự án nhà ở, kinh doanh bất động sản để kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi, đình chỉ, tạm dừng hoặc điều chỉnh, chuyển đổi,
chuyển nhượng các dự án kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật. Bộ Xây dựng
chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thành lập tổ công tác để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn
đốc các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đối với nội dung chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã
hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp và cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

7
Kết luận
Thị trường BĐS và hoạt động kinh doanh BĐS hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của hoạt động KD BĐS góp phần kích thích sự tăng
trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trước năm
1993 nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhu cầu về BĐS của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội đều do Nhà nước chỉ định và có thể nói trong khoảng thời gian này thị
trường BĐS hầu như không phát triển, Chỉ có những giao dịch về nhà đất nhưng với phạm vi và
quy mô nhỏ bé. Thị trường BĐS lúc này là thị trường tự phát và chưa tồn tại hoạt động KD BĐS
theo đúng nghĩa của nó là một ngành KD vì lợi nhuận. Sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, đặc biệt là sự ra đời của Luật đất đai 2003, sau đó là Luật đất đai 2003 đã tạo hành lang
pháp lý cho sự ra đời và phát triển của thị trường BĐS. Trong đề tài của mình, em có đề cấp đến
các khái niệm cơ bản về BĐS, thị trường BĐS và hoạt động KD BĐS và nghiên cứu các vấn đề
chính như: nghiên cứu thị trường BĐS, thực trạng thị trường BĐS ở nước ta... Trên cơ sở đó, em
đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động KD BĐS ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay gồm có các giải pháp tổng quát và các biện pháp cấp bách trước mắt. Các giải
pháp chính được đề xuất là:
Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp để thúc đẩy giao dịch, làm nóng
thị trường bằng cách đáp ứng người tiêu dùng có nhu cầu BĐS thực sự.
Thứ hai, cần kiểm soát và xử lý hiệu quả mối quan hệ giữa thị trường BĐS và thị trường
vốn để cả hai thị trường này phát triển lành mạnh, hỗ trợ nhau trong bối cảnh vẫn còn nhiều rủi
ro tiềm ẩn.
Thứ ba, cần tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng môi trường đầu tư kinh
doanh BĐS minh bạch, thông thoáng, công bằng, lành mạnh.
Thứ tư, hoàn thiện và thực hiện công khai hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS
để làm lành mạnh, minh bạch thị trường.
Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Xây Dựng: www.moc.gov.vn
- Luật Đất Đai 2013
- Luật Nhà Ở 2014
- Luật Kinh Doanh BĐS 2014

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

9
- Sinh viên thực hiện:
- Trần Chí Bách- K23CLC-TCB- 23A4010086
- - bachchitran@gmail.com- 0962362255
- Phạm Anh Tú- K23CLC-TCB- 23A4010700
- -phamanhtu29102002@gmail.com- 0325268488
- Phạm Thị Minh Thư- K23CLC-TCB- 23A4050355
- - minhthupham122002vn@gmail.com -0377010202

10

You might also like