You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI


SINH

ĐỀ TÀI:
Chủ đề 1: Tìm hiểu về Tác động của đại dịch Covid-19 đến Thị trường
chứng khoán phái sinh Việt Nam.

SVTH: 1.Nguyễn Bùi Lan Phương


2. Huỳnh Lê Hạ
3. Phan Thị Út Quyên
4. Nguyễn Hoàng Gia Bảo
Lớp: CLC_19DTC04
GVHD: Vương Thị Hương Giang

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022.


MỤC LỤC

-------- --------

A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Khung lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến tác động của đại dịch
Covid-19 đến thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.
1. Cơ sở lý luận và lý thuyết
1.1 Tác động là gì?
1.2 Thị trường chứng khoán là gì?
1.3 Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?
1.4 Thị trường chứng khoán phái sinh có từ bao giờ?
1.5 Phân loại thị trường chứng khoán phái sinh
1.6 Vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh
2. Đại dịch Covid-19 là gì?
3. Phục hồi thị trường chứng khoán là gì?
II. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh tác động bởi đại dịch
Covid-19
1. Tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
2. Tóm tắt thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
trước đại dịch covid
3. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong bối cảnh đại dịch
covid-19
3.1. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam những tháng đầu
năm 2022
3.2. Diễn biến thị trường những ngày gần đây
4. Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường chứng
khoán phái sinh Việt Nam
4.1. Cơ hội tăng trưởng
4.2. Sự tăng trưởng TTCK trong hai năm 2020 và 2021 bất chấp đại
dịch Covid-19
4.3. Khó khăn trong đầu tư
III. Dự báo về thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, đề xuất một số
kiến nghị, giải pháp cho TTCK Việt Nam trong đại dịch Covid-19
1. Các dự báo về thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
2. Một số kiến nghị, giải pháp góp phần cải thiện tác động của dịch
bệnh Covid-19 đến tình hình thị trường chứng khoán phái sinh Việt
Nam
A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đại dịch Covid-19 là một đại dịch toàn cầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019 và đến nay
đã qua hơn một năm dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mới đầu chỉ ở các nước
Châu Á, Châu Âu, nhưng nay Châu Phi và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã trở
thành tâm dịch toàn cầu. Theo thống kê chính thức hiện nay, trên thế giới có 188.212.206
ca mắc, có 172.101.443 ca khỏi bệnh và có tận 4.058.103 ca tử vong. Dịch bệnh đã ảnh
hưởng rất lớn đến tính mạng con người cũng như nền kinh tế thế giới. Tính đến nay, Mỹ
tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới và
nền kinh tế Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng: “Kinh tế Mỹ đã mất hơn 20 triệu việc
làm trong năm ngoái do dịch COVID-19, và vẫn chưa khôi phục được 6,8 triệu việc làm
trong số đó. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 5,9% nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức
trước đại dịch, trong khi lạm phát tiêu dùng tăng 5% trong tháng Năm so với cùng kỳ
năm ngoái. GDP trong quý I của Mỹ giảm 4,8% thị trường chứng khoán Mỹ chìn trong
sắc đỏ và có nhiều ngày phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp, người dân đổ xô đi tích trữ
vật phẩm”. Trung Quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới cũng bị suy giảm
vào năm 2020, khi nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 6,8% do tình trạng phong tỏa toàn
quốc vào đỉnh điểm của đợt bùng phát Covid-19. Cho đến nay, nền kinh tế Trung Quốc
tăng trưởng kỷ lục 18,3% trong quý đầu tiên của năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều quốc gia Châu Á đã dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 0%. Việt Nam ta
hiện nay đang bùng phát dịch bệnh trên quy mô rộng, nền kinh tế bị ảnh hưởng do giãn
cách xã hội, mỗi ngày với hơn một ngàn ca nhiễm, tăng trưởng kinh tế năm 2021 dự báo
sẽ đạt tới 6,1%. Nếu diễn biến theo hướng xấu khi dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi, GDP có
thể chỉ đạt mức 5,5%. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, các starup cũng bị điêu đứng, nhiều
người dân bị mất việc làm. Vì thế nhóm em nghiên cứu chọn đề tài này là một hành động
cấp thiết giúp chúng ta có thể có góc nhìn tổng quan về kinh tế thế giới nói chung và kinh tế
nước nhà nói riêng trong mùa dịch này nhằm kịp thời phán đoán các tác động của nó có ảnh
hưởng như thế nào.
Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế TTCK phái sinh nước nhà
trong thời kỳ dịch bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra
Ý nghĩa thực tế: Giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch. Đưa ra hướng giải
pháp tốt nhất.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài trên để tìm hiểu các tác động của đại dịch đến TTCK phái sinh của
đất nước. Dịch covid-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế nói chung và TTCK phái
sinh nói riêng từ ảnh hưởng trực tiếp đến ảnh hưởng gián tiếp vì thế cần phải phân tích rõ
hơn ảnh hưởng như thế nào và ảnh hưởng đến mức độ nào đến ngành, sau khi phân tích ta
có được cái nhìn tổng quát nhất để có thể đưa ra các giải pháp để phục hồi lại thị trường
trong nước sau khi dịch bệnh qua đi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế TTCK phái sinh tại Việt Nam
Làm rõ cơ sở lý luận
Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu rõ hơn về nhiều chiều trong một nền kinh tế như TTCK
phái sinh đã bị ảnh hưởng như thế nào? Ngoài ra nhìn các ngành được ảnh hưởng tích cực
từ dịch bệnh.
Kết luận, khuyến nghị, đưa ra các giải pháp phục hồi nền kinh tế sau khi đại dịch đi qua.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TTCK phái sinh Việt Nam trong đại dịch Covid-19
5. Phạm vi nghiên cứu:
Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu tập trung vào TTCK phái sinh trong nước bị ảnh hưởng như thế
nào? Vì khi nước ta đang trong giai đoạn phát triển bị khủng hoảng bởi dịch Covid-19 sẽ
ảnh hưởng đến nền TTCK phái sinh.
6. Ý nghĩa việc nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài trên để có thể phân tích tổng quan tình hình TTCK phái sinh của nước
nhà ở hiện tại và tương lai nhằm mục đích có giải pháp hồi phục thị trường.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để phân tích, nghiên cứu về vấn đề “Tác động của đại dịch Covid-19 đến TTCK Việt
Nam”, nhóm em đã sử dụng một số phương pháp như: phân tích, nghiên cứu, tham khảo tài
liệu và quan sát qua các phương tiện thông tin đại chúng.
B. NỘI DUNG
I-Trình bày khung lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề lựa chọn:
1. Cơ sở lý luận và lý thuyết:
1.1 Tác động là gì ?
Tác động là một hiện tượng, sự vật, sự việc làm cho một đối tượng nào đó có những biến
đổi nhất định
1.2 Thị trường chứng khoán là gì ?
Thị trường chứng khoán là một tập hợp bao gồm những người mua và người bán cổ
phiếu (hay chứng khoán), thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh
nghiệp; chúng có thể bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai.
Đây là nơi chắp nối quan hệ cung – cầu vốn đầu tư trung, dài hạn của nền kinh tế quốc
dân và quốc tế; là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu tư
(người phát hành chứng khoán) với những người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư (người
mua chứng khoán) cũng như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau.

Thị trường chứng khoán là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện cùng với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường. Cũng như các thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng qua
những bước phát triển sơ khai ban đầu, sau đó ngày càng đa dạng, phức tạp dần theo sự
phát triển của các quan hệ kinh tế – xã hội. Đây là thị trường đặc biệt, lưu hành các loại
hàng hoá đặc biệt là chứng khoán. Sự khác biệt cơ bản đó làm cho nguyên tắc, tổ chức,
quản lý thị trường chứng khoán cũng có sự khác biệt so với các thị trường thông thường.

1.3.Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?


Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị của nó được xác định từ một tài sản
gốc, còn gọi là tài sản cơ sở (underlying asset). Tài sản cơ sở có thể là tài sản tài chính
(cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, công cụ nợ…), tài sản phi tài chính (hàng hóa cơ bản, nông
sản, kim loại…), sự kiện (thời tiết, sự kiện tín dụng…) và cả các chứng khoán phái sinh
khác.

Nhìn vào bản chất của công cụ, chứng khoán phái sinh là hợp đồng tài chính được thiết
lập ngày hiện tại giữa hai bên tham gia, bao gồm một bên mua và một bên bán, về một
giao dịch sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai. Giao dịch được
thỏa thuận trong hợp đồng thường liên quan đến việc mua/bán một tài sản cơ sở của
chứng khoán phái sinh, ví dụ: bên bán đồng ý chuyển nhượng cho bên mua một số lượng
cổ phiếu ABC nhất định với giá cố định, hay một bên sẽ bán cho bên kia một số lượng
đồng đô la Mỹ xác định theo tỷ giá USD/VND nhất định. Trong suốt thời gian tồn tại, giá
trị của chứng khoán phái sinh không cố định mà thay đổi theo sự biến động giá tài sản cơ
sở.

1.4. Thị trường chứng khoán phái sinh có từ bao giờ?

Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã chính thức ra mắt vào ngày 10/8/2017
với sản phẩm đầu tiên là HĐTL chỉ số cổ phiếu VN30. Sau gần hai năm đi vào hoạt động, thị
trường đã có sự tăng trưởng nhanh và bền vững. Sau bước đầu ra mắt thị trường thành công,
ngày 4/7 tới đây, công chúng đầu tư sẽ được đón nhận thêm một sản phẩm phái sinh mới là Hợp
đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (HĐTL TPCP). Việc ra mắt sản phẩm mới này sẽ giúp thị
trường có thêm lựa chọn đầu tư và hứa hẹn là một công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất hữu hiệu
cho nhà đầu tư. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong thời gian đầu triển khai sản phẩm
HĐTL TPCP, đối tượng tham gia giao dịch sản phẩm này chỉ giới hạn trong phạm vi các nhà đầu
tư tổ chức.
Sở GDCK Hà Nội đã nỗ lực phối hợp với Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và
các công ty chứng khoán để hoàn thiện những bước chuẩn bị cần thiết nhằm đưa sản phẩm vào
giao dịch trong thời gian sớm nhất. Hệ thống các văn bản đã được ban hành tạo hành lang pháp
lý đầy đủ và đồng bộ cho việc vận hành sản phẩm mới từ các Nghị định, Thông tư hướng dẫn
cho đến các quy chế, quy trình.
Sau khi nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về thị trường trái phiếu cơ sở kết hợp với kinh
nghiệm quốc tế tại các thị trường chứng khoán phái sinh phát triển trên thế giới và tham vấn ý
kiến của các thành viên thị trường, trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5 năm 1 đã được lựa chọn làm
tài sản cơ sở cho HĐTL TPCP. Việc lựa chọn tài sản cơ sở cho HĐTL TPCP 5 năm là TP KBNN
có kỳ hạn 5 năm do trái phiếu này có tỷ lệ trúng thầu cao nhất, tính thanh khoản cao hơn so với
các loại trái phiếu khác và phù hợp định hướng của Nghị quyết số 78/2014/NQ-QH ngày
11/10/2014 về phát hành TPCP có kỳ hạn 05 năm trở lên kể từ năm 2015.
1.5. Phân loại thị trường chứng khoán phái sinh:

Với sự phát triển và trào lưu cách tân, sáng tạo diễn ra không ngừng trên thị trường tài
chính, chứng khoán phái sinh ngày càng trở nên đa dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau
của các đối tượng tham gia thị trường. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chứng
khoán phái sinh khác nhau và có thể được phân loại theo các phương pháp khác nhau như
theo phương thức giao dịch của sản phẩm, theo tính chất của hợp đồng và theo loại tài
sản cơ sở, cụ thể như sau:

Theo phương thức giao dịch, chứng khoán phái sinh có thể được giao dịch trên thị trường
tập trung, thông qua các sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), hoặc trên thị trường phi tập
trung (thị trường OTC). Tương ứng ta có chứng khoán phái sinh niêm yết (trên SGDCK)
và chứng khoán phái sinh OTC. Chứng khoán phái sinh niêm yết là công cụ được chuẩn
hóa trong đó các điều khoản, nội dung cụ thể của hợp đồng chứng khoán phái sinh được
tổ chức có thẩm quyền (thường là SGDCK) quy định thống nhất và chi tiết. Mọi đối
tượng quan tâm và muốn sử dụng công cụ này đều có thể tiếp cận và biết thông tin về các
đặc tính cơ bản của sản phẩm trên thị trường để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên,
các đối tượng này phải chấp nhận và không được tự thay đổi các điều khoản sẵn có của
hợp đồng.

– Chứng khoán phái sinh niêm yết thường được SGDCK thiết kế mới và đưa ra thị
trường hoặc chuẩn hóa từ một chứng khoán phái sinh đã được giao dịch trên thị trường
OTC trước đó. Hợp đồng tương lai và một số loại hợp đồng quyền chọn được chuẩn hóa
là những ví dụ điển hình đối với chứng khoán phái sinh niêm yết.

– Chứng khoán phái sinh OTC không được giao dịch trên một SGDCK. Về bản chất,
chứng khoán phái sinh OTC là những hợp đồng riêng giữa các bên tham gia. Điều khoản
của hợp đồng được các bên trực tiếp thỏa thuận hoặc được thống nhất thông qua một tổ
chức trung gian. Nhìn chung, chứng khoán phái sinh OTC là sản phẩm rất linh hoạt, có
khả năng đáp ứng những yêu cầu cụ thể, thậm chí là cá biệt của các bên. Mặc dù vậy, bên
cạnh những công cụ được tạo ra dựa trên nhu cầu đó, vẫn có những chứng khoán phái
sinh OTC mang tính chất chuẩn hóa khá cao tiệm cận tới chứng khoán phái sinh niêm
yết. Hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn và một số loại hợp đồng quyền chọn là những
ví dụ minh họa cho chứng khoán phái sinh OTC.

Theo sản phẩm, chứng khoán phái sinh có chia thành: Hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp
đồng tương lai (futures), hợp đồng quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps).

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai thường được trình bày cùng nhau hoặc gần nhau
do đây là những công cụ giống nhau về bản chất. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
đều là một thỏa thuận về việc mua/bán một lượng tài sản cụ thể với mức giá xác định vào
một thời điểm nhất định trong tương lai.

1.5. Vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh:

Chứng khoán và thị trường chứng khoán phái sinh tồn tại như một tất yếu khách quan của
nền kinh tế thị trường và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế.
- Thứ nhất, tạo cơ chế xác lập giá:

Thị trường hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là một nguồn thông tin quan trọng về
giá. Thị trường hợp đồng tương lai, trong nhiều trường hợp, được coi là phương tiện cơ
bản để xác định giá giao ngay. Về lý thuyết, mọi tài sản đều có một thị trường giao ngay
nơi những người có nhu cầu mua/bán thực hiện giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, trong
thực tế, thị trường giao ngay của nhiều tài sản được chọn làm cơ sở cho các hợp đồng
tương lai bao trùm phạm vi rất rộng và có tính chất phân tán.

Ví dụ, vàng, dầu mỏ, và nhiều hàng hóa khác có thể được giao dịch tại những địa điểm và
thời gian khác nhau. Không những thế, mỗi loại hàng hóa lại có rất nhiều chủng loại và
chất lượng khác nhau. Do đó, người ta có thể quan sát được rất nhiều giá “giao ngay”
tiềm năng cho cùng một loại tài sản. Thị trường hợp đồng tương lai tập hợp các thông tin
đó tạo ra một mức giá thống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản cụ thể mà hợp
đồng tương lai lấy làm tài sản cơ sở. Đây là nguồn thông tin tham khảo về giá tài sản hữu
ích cho nhiều đối tượng ở nhiều khu vực thị trường khác nhau. Thông thường, giá của
hợp đồng tương lai sắp đáo hạn trong thời gian gần nhất được lấy làm đại điện cho giá
giao ngay của tài sản cơ sở.

- Thứ hai, công cụ, phương tiện để quản lý rủi ro:


Do giá chứng khoán phái sinh liên quan mật thiết đến giá tài sản cơ sở trên thị trường
giao ngay, nên có thể sử dụng chứng khoán phái sinh để giảm thiểu hoặc tăng mức độ rủi
ro khi nắm giữ các tài sản giao ngay. Ví dụ, việc mua một tài sản giao ngay và bán một
hợp đồng tương lai hoặc một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhà đầu tư. Nếu giá
hàng hóa giảm, giá của hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn cũng giảm. Khi đó, nhà đầu
tư có thể mua lại hợp đồng với mức giá thấp hơn, thu được một khoản lãi ít nhất có thể
bù đắp một phần khoản lỗ từ việc mua tài sản giao ngay. Loại giao dịch này được gọi là
phòng ngừa rủi ro.
- Thứ ba, tăng tính hiệu quả của thị trường:

Thị trường chứng khoán giao ngay vẫn có thể hiệu quả cho dù không có thị trường chứng
khoán phái sinh. Tuy nhiên, một số cơ hội giao dịch chênh lệch giá có thể vẫn xuất hiện,
cho dù thị trường nhìn chung là hiệu quả. Việc xuất hiện những cơ hội này có nghĩa là giá
của một số tài sản tạm thời không phản ánh đúng giá trị vốn có của nó. Với mức rủi ro
nhất định, các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn thị trường.

Giá cả của thị trường giao ngay và thị trường phái sinh có liên hệ mật thiết với nhau. Sự
dễ dàng và chi phí thấp của các giao dịch trên thị trường phái sinh sẽ tạo điều kiện cho
việc giao dịch chênh lệch giá và giá nhanh chóng được điều chỉnh dẫn đến triệt tiêu các
cơ hội kiếm lời này. Xã hội sẽ được lợi do giá của các tài sản cơ sở phản ánh chính xác
hơn giá trị kinh tế thực của chúng.

- Thứ tư, tăng hiệu quả đầu tư:

Thị trường chứng khoán phái sinh mang lại một số lợi thế về cơ chế vận hành:
+  Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh thường thấp hơn so với thị
trường giao ngay (xét cả trên khía cạnh phí môi giới và các loại chi phí khác).
+ Thứ hai, thị trường chứng khoán phái sinh, mà cụ thể là giao dịch trên các sở giao dịch
hợp đồng tương lai và quyền chọn, thường có tính thanh khoản cao hơn thị trường giao
ngay.
+ Thị trường phái sinh cho phép các nhà đầu tư giữ nắm những vị thế đem lại kết quả
tương tự như bán khống trên thị trường tài sản cơ sở một cách dễ dàng hơn
2. Đại dịch Covid-19 là gì?
Theo trang web Wikipedia “Đại dịch COVID-19 hay còn được gọi là Đại dịch virus
corona, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn
ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên
được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ
một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác
nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm
việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến
hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế
giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây
với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm
2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai
người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người
sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1
năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong toả Vũ
Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất – nhập đều bị tạm ngưng.
Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đã ra tuyên bố chính thức gọi “COVID-19” là “Đại dịch toàn cầu”.
3. Phục hồi TTCK là gì?
Phục hồi thị trường chứng khoán trở về điểm “đỉnh” của nó trong quá khứ do sự tác
động nào đó gây nên suy thoái nền thị trường. Để phục hồi TTCK cần có các chính sách
của giai cấp thống trị để có thể dẫn dắt thị trường trở lại tăng trưởng sau khủng hoảng.
TTCK Việt Nam từ năm 2008 là năm đầy sóng gió của thị trường chứng khoán Cổ phiếu
rớt giá sàn, lỗ 70-80% vốn là bình thường. Cho đến năm 2015, Thị trường chứng khoán
vượt sóng dữ, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhận định đến năm 2015
TTCK VN phát triển ổn định và được xem là điểm sáng thu hút dòng vốn gián tiếp so với
các nước trong khu vực. Chứng khoán VN trong năm 2019 đạt mức tăng điểm cao nhất
khu vực Đông Nam Á. Kết thúc phiên cuối năm, VN-Index đạt 960,99, cao hơn các nước
trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
II – Thực trạng của thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam trong bối cảnh
đại dịch covid19.
1. Tác động của dịch covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam:
Trong năm 2021, GDP Việt Nam đạt 2,58%, mặc dù nằm ở mức tăng chưa
cao, nhưng đối với sự tác động khủng khiếp của đại dịch Covid thì đó là bước
thành công đối với nước ta. Điều này đã thể hiện tính đúng đắn trong công tác chỉ
đạo và điều hành của Nhà nước nhằm khôi phục nền kinh tế, phòng chống dịch
bệnh. Hơn hết là sự quyết tâm, đồng lòng của Nhà nước và người dân để thực hiện
có hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Từ tháng 4/2021, dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại đến người dân và doanh
nghiệp nặng nề. Thị trường lao động của Việt Nam vốn chưa phục hồi hoàn toàn
so với trước đại dịch tại thời điểm đợt dịch này bắt đầu. Các đợt giãn cách xã hội
vào quý 3/2021 gây ảnh hưởng đến khoảng 28,2 triệu lao động, trong đó khoảng
2,5 triệu người bị mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục lên mức 3,7%. Thu
nhập thực tế bình quân của người lao động bị giảm 12,6% trong quý 3/2021 so với
cùng kỳ năm trước. Theo khu vực kinh tế, với biện pháp giãn cách xã hội, lao
động trong khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong các ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo, tình trạng mất việc làm, buộc phải nghỉ không lương, bị
giảm giờ làm hoặc giảm lương, tuy giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và đảm
bảo việc làm trong tương lai, nhưng lại ảnh hưởng đến thu nhập của người lao
động. 
Về tài chính tiền tệ, cung tiền và tín dụng được mở rộng nhanh chóng đã
đảm bảo thanh khoản dồi dào, trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp. Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong năm
2021 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng kéo dài. Do đó,
tăng trưởng tín dụng liên tục cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thanh
khoản dồi dào trong khủng hoảng. Bất chấp cung tiền tăng nhanh và giá cả hàng
hóa trên thị trường thế giới lên cao, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn duy trì ở
mức thấp, chỉ tăng 1,84% nhờ giá lương thực, thực phẩm ổn định và sức cầu trong
nước yếu. Và, chính sách tài khóa thắt chặt được thực hiện trong phần lớn thời
gian của năm 2021, dù dư địa tài khóa vẫn còn dồi dào. Đến tháng 11/2021, ngân
sách dự kiến bội thu 120,3 nghìn tỷ đồng (khoảng 5,2 tỷ USD).
  Tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai thị trường xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, dự báo sẽ giảm lần lượt xuống còn 3,8% và 5,1% trong
năm 2022. Điều này càng làm tăng bất định và rủi ro cho đà phục hồi kinh tế toàn
cầu, qua đó có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt
Nam. Do đó, bên cạnh những bất định liên quan đến cấp độ ảnh hưởng của đại
dịch, các cấp có thẩm quyền cần tiến hành những biện pháp nhằm giảm thiểu tác
động của rủi ro tài khóa, rủi ro xã hội và rủi ro ở khu vực tài chính.
2. Tóm tắt thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trước đại
dịch covid:
T Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 (từ Năm 2018 7 Tháng đầu
T tháng 8-12) năm 2019
1 Tổng KLGD Hợp đồng 1.106.353 19.697.764 15.245.004
2 KLGD bình Hợp đồng 10.954 78.791 104.284
quân/phiên
3 Khối lượng OI Hợp đồng 8.077 21.653 21.653
(cuối kỳ)
Bảng tổng hợp giao dịch HĐTL VN30 2017-2019
Thị trường phái sinh đã có bước tăng trưởng rất tốt và ổn định. Giao dịch trên thị
trường diễn ra sôi động, đặc biệt tăng mạnh khi thị trường cơ sở có biến động mạnh.
Trong 2 năm qua đã có hơn 36 triệu hợp đồng được giao dịch. 7 tháng đầu năm 2019,
khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 bình quân/phiên đạt xấp
xỉ 100 nghìn hợp đồng/phiên, tăng gấp 1,27 lần so với năm 2018 và gấp gần 10 lần so với
năm 2017. Nếu so sánh với giao dịch của sản phẩm tương tự là sản phẩm hợp đồng tương
lai trên chỉ số SET50 trên thị trường phái sinh Thái Lan (vốn là thị trường phát triển trong
khu vực với 13 năm tuổi) thì mức giao dịch này tương đương khoảng 70% so với giao
dịch bình quân của hợp đồng tương lai trên chỉ số SET50.
Sự tăng trưởng mạnh của TTCK phái sinh, đặc biệt là hợp đồng tương lai  VN30
đã thu hút nhiều sự quan tâm của các tổ chức nước ngoài. Đặc biệt là các quỹ đầu tư mô
phỏng chỉ số VN30 đã thu hút nhiều dòng vốn nước ngoài. Gần đây, đáng chú ý, Sở
GDCK Singapore đã kết nối và thể hiện mong muốn hợp tác trong phát triển sản phẩm
phái sinh trên cổ phiếu Việt Nam, niêm yết trên Sở GDCK Singapore để phục vụ nhu cầu
đầu tư và phòng vệ rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn liên tục gia tăng hàng tháng. Đến cuối
tháng 7/2019, đã có 78.445 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, tăng gần gấp đôi
so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ thống thành viên giao dịch và bù trừ của TTCK phái
sinh đến nay đã có 14 CTCK.
3. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-
19
Đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2020 và cho đến hiện
nay vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Dù Nhà nước ta đã sử dụng rất nhiều biện pháp cứng
rắn nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để sự lây lan của dịch bệnh. Dưới tác động của
dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam có những biến động rất khó lường, tuy nhiên dịch
bệnh càng bùng phát thì lượng tiền đổ vào chứng khoán ngày càng nhiều.
Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng trở nên đầy biến động trong giai
đoạn đại dịch Covid-19. Cụ thể, tháng 01/2021, khi dịch có chiều hướng dần ổn định, có
thể kiểm soát được là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn biến tiêu
cực, đồng thời cũng là phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử của thị trường chứng
khoán Việt Nam. Cụ thể, dừng phiên sáng ngày 28/01/2021, VN-Index giảm 40,42 điểm
(3,47%) còn 1.125,63 điểm, HNX-Index giảm 5,94 điểm (2,56%) xuống 225,90 điểm,
UPCoM-Index giảm 1,64 điểm (2,12%) còn 75,77 điểm. Sang tháng 3/2021, thị trường
chứng khoán phái sinh giảm mạnh so với tháng trước, nhưng tỷ trọng giao dịch của nhà
đầu tư nước ngoài trong tháng 3/2021 tiếp tục tăng so với tháng 2/2021. Tuy nhiên, ngay
khi bước vào tháng 4/2021, nhờ vào các chính sách kiểm soát dịch tốt hơn nên số đông
người dân đều thử đầu tư vào TTCK phái sinh. Đồng thời, cũng một phần nhờ vào các
chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã giúp cho thị trường chứng khoán có những
bước khởi sắc. Dẫn chứng là vào gần cuối tháng 4/2021 đã xảy ra một phiên tăng điểm
mạnh nhất từ tính từ đầu năm 2001. Cụ thể, vào ngày 20/4/2021, chỉ số VN-Index thiết
lập đỉnh lịch sử sau 20 năm ở mức 1.268,28 điểm với giá trị giao dịch trong ngày cao đạt
22.464 tỷ đồng, đánh dấu một bước ngoặt mới cho TTCK phái sinh Việt Nam. Kể từ đầu
tháng 4/2021 đến nay, thị trường chứng khoán luôn có những phiên tăng điểm tích cực.
Với tình hình thị trường tiếp tục tăng trưởng như hiện nay, cùng với mặt bằng lãi suất
thấp đã khiến thị trường chứng khoán phái sinh trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với
tiền gửi, tạo ra sự thu hút đầu tư mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư nước
ngoài, các cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư vào thị trường chứng khoán. Theo thống kê,
trong nửa đầu năm 2021, số tài khoản đăng ký mở mới đã đạt kỷ lục từ trước tới nay. Có
thể thấy rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có TTCK phái sinh có sức chống
chịu và phục hồi tốt trước đại dịch Covid-19.
Một số ngành kinh tế trên thị trường chứng khoán phái sinh có kết quả tốt trong bối
cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn, đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu
tư như: Ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí, xây dựng, bất động sản…. Trong bối
cảnh kinh tế khó khăn, đầu tư vào sản xuất đầy rủi ro, lãi suất tiết kiệm vẫn duy trì ở mức
độ thấp, dẫn đến dòng tiền tiết kiệm của người dân và tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp
chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh do dịch Covid-19, đã tạm thời chuyển hướng sang
kênh đầu tư chứng khoán và thị trường bất động sản. Luồng tài chính luân chuyển trên thị
trường chứng khoán chưa thể vượt qua khỏi hệ thống ngân hàng để đi vào sản xuất. Do
đó, luồng tài chính này chỉ phần nào hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng phát triển tích cực
chứ chưa thực sự đóng góp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặt khác, quy mô của thị trường vốn còn nhỏ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa
phát triển, các doanh nghiệp phát hành chủ yếu là riêng lẻ, tỷ trọng phát hành trái phiếu ra
công chúng còn nhỏ. Hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán chưa
cao; số lượng các nhà đầu tư tổ chức đã được cải thiện nhưng còn hạn chế, các nhà đầu tư
cá nhân vẫn chiếm đa số. Thị trường chứng khoán phái sinh đã và đang phát triển với tốc
độ nhanh nhưng quy mô vẫn nhỏ, cơ sở nhà đầu tư chưa cân bằng, bền vững. Do đó, tác
động thực sự của thị trường chứng khoán đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện này
vẫn khá hạn chế.
Qua một năm phát triển đầy thăng hoa, sang năm 2022, thị trường chứng khoán Việt
Nam có khả năng đối mặt với rủi ro, xuất phát từ các yếu tố như: Ngân hàng Trung ương
trên thế giới đưa ra tín hiệu về áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đối phó với rủi
ro lạm phát. Các chính sách này nếu được thực thi sớm sẽ tạo thêm áp lực cho thị trường
chứng khoán điều chỉnh giảm; Khi dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế dần phục hồi,
dòng tiền sẽ dịch chuyển nhiều hơn vào sản xuất, kinh doanh, qua đó có thể ảnh hưởng
đến dòng tiền vào thị trường chứng khoán; Mức dư nợ giao dịch ký quỹ toàn thị trường
tăng nhanh trong thời gian qua tiềm ẩn rủi ro khi thị trường điều chỉnh giảm; Rủi ro tiểm
ẩn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu
với lãi suất cao nhưng không có tài sản bảo đảm hoặc chất lượng tài sản bảo đảm hạn
chế; Nhà đầu tư cá nhân tăng tỷ trọng trên thị trường chứng khoán trong các tháng cuối
năm có thể tăng thêm tâm lý đầu tư theo bầy đàn.
Mặc dù tiềm ẩn một số rủi ro nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam trong những
tháng tới khó có những biến động quá mạnh và vẫn còn dư địa cho ổn định và tăng
trưởng trong trung hạn, do mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp, dòng tiền vào thị
trường chứng khoán vẫn dồi dào và triển vọng phục hồi tích cực của nền kinh tế nói
chung và doanh nghiệp nói riêng sau khi đại dịch được kiểm soát.
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam những tháng đầu năm 2022
Năm 2022 là một năm đầy lo lắng cho các nhà đầu tư cổ phiếu, từ xung đột địa chính
trị, dịch Covid-19 cho đến lạm phát. TTCK phái sinh Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều
thách thức từ bên ngoài khi tình hình kinh tế - chính trị thế giới trong năm 2022 được dự
báo tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Trước khả năng dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn
biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng
kéo dài và khả năng Chính phủ các nước cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế trước
áp lực lạm phát, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 ở
mức 4,4% so với 5,9% của năm 2022. Tăng trưởng thương mại thế giới do vậy cũng
được dự báo giảm so với năm 2021 (6% so với 9,3%). Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả
năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
  Diễn biến thị trường những ngày gần đây
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày
12/04/2022. VN30F2204 (F2204) giảm 0,95%, còn 1.509,4 điểm; VN30F2205 (F2205)
giảm 1,02%, còn 1.508,3 điểm; hợp đồng VN30F2206 (F2206) giảm 0,91%, còn 1.506,1
điểm; hợp đồng VN30F2209 (F2209) giảm 0,99%, còn 1.503 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở
VN30-Index đang ở mức 1.507,2 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường
phái sinh lần lượt tăng 24,71% và 23,39% so với phiên ngày 08/04/2022. Cụ thể, khối
lượng giao dịch F2204 tăng 24,48% với 167.740 hợp đồng được khớp lệnh. Khối lượng
giao dịch của F2205 đạt 444 hợp đồng, tăng 75,49%. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với
tổng khối lượng bán ròng trong phiên giao dịch ngày 12/04/2022 đạt 3.682 hợp đồng.
Trong giao dịch ngày 12/04/2022, hợp đồng F2204 mở cửa trong sắc xanh tuy nhiên lực
bán mạnh khiến hợp đồng lao dốc trong suốt phiên sáng. Tưởng chừng kịch bản ở phiên
chiều sẽ chuyển biến tích cực khi lực mua quay trở lại song hợp đồng vẫn kết phiên trong
sắc đỏ.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 13/04/2022.
VN30F2204 (F2204) tăng 0,68%, đạt 1.519,7 điểm; VN30F2205 (F2205) tăng 0,64%,
đạt 1.518 điểm; hợp đồng VN30F2206 (F2206) tăng 0,6%, đạt 1.515,1 điểm; hợp đồng
VN30F2209 (F2209) tăng 0,51%, đạt 1.510,7 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở VN30-Index
đang ở mức 1.525,39 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh lần
lượt giảm 20,66% và 20,3% so với phiên ngày 12/04/2022. Cụ thể, khối lượng giao dịch
F2204 giảm 20,78% với 132.886 hợp đồng được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch của
F2205 đạt 632 hợp đồng, tăng 42,34%. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng khối lượng
bán ròng trong phiên giao dịch ngày 13/04/2022 đạt 203 hợp đồng. Trong giao dịch ngày
13/04/2022, hợp đồng F2204 hiện diện sắc xanh ngay từ những phút đầu phiên và duy trì
trong suốt phiên sáng. Sang tới phiên chiều, lực mua tăng mạnh giúp hợp đồng nới rộng
đà tăng và đóng cửa ở mức gần như cao nhất trong ngày.
4. Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
4.1. Cơ hội tăng trưởng:
 Còn nhiều dư địa tăng trưởng
Chính ;phủ Việt Nam đã có những giải pháp phòng ngừa và kiểm soát đại dịch covid rất
thành công đã giữ cho xã hội bình yên và nền kinh tế tang trưởng. Sự xuất hiện của lớp
nhà đầu tư mới (F0) là phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh
đại dịch Covid-19, người dân  đa dạng các kênh đầu tư bằng cách giữ một chút tiền mặt,
vàng và còn lại là cổ phần doanh nghiệp. Dòng tiền từ  kênh tiết kiệm đang đổ dồn vào
chứng khoán. Khi đã hình thành một xu hướng thì sẽ không dễ đảo ngược, trừ phi xuất
hiện yếu tố đột biến đủ lớn.
 Hàng hóa trên thị trường tang và đa dạng
Triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện và tiến triển trong việc tiêm vắc-xin
ngừa Covid-19 đã thúc đẩy tỷ suất sinh lời của trái phiếu tại các nước mới nổi khu vực
Đông Á. Trong bối cảnh thị trường trái phiếu của các nước trong khu vực tăng thì thị
trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam cũng tăng 8,1% so với quý 3/2020, đạt
71 tỷ USD vào cuối tháng 12/2020, bởi sự gia tăng đều đặn ở cả hai mảng trái phiếu
Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu Chính phủ của Việt Nam tăng 7,1% so với quý 3/2020, đạt 58,8 tỷ USD
vào cuối tháng 12/2020, chiếm 82,8% tổng lượng trái phiếu của cả nước. Trái phiếu
doanh nghiệp cũng duy trì tăng trưởng, với mức tăng 13,6% so với quý 3/2020 và
169,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,2 tỷ USD vào cuối tháng 12/2020.
 Tính thanh khoản của thị trường cao
Tính thanh khoản cao của thị trường đến từ hai lý do: Trước tiên, nền kinh tế Việt
Nam năm 2021 được đánh giá là có cơ hội phục hồi cao hơn so với nhiều nước khác nhờ
công tác quản lý, kiểm soát tốt đại dịch Covid-19. Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hưởng
lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí
sản xuất thấp. Bên cạnh đó, năm 2021 sẽ có nhiều thay đổi tích cực về chất; yếu tố nội tại
của doanh nghiệp niêm yết cũng tương đối tốt. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
niêm yết theo báo cáo tài chính quý 4/2020 (chưa kiểm toán) ghi nhận 82% doanh nghiệp
có lãi.
Sự tăng trưởng TTCK trong hai năm 2020 và 2021 bất chấp đại dịch Covid-
19 có thể giải thích bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh
tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, thu hẹp hoạt động kinh doanh và đầu
tư. Nhìn ở góc độ tiêu cực, dịch bệnh và các lệnh phong tỏa, giãn cách làm người dân cả
nước phải ở nhà nhiều hơn; tuy nhiên, đó lại là thuận lợi vì họ có quá nhiều thời gian rảnh
rỗi muốn tìm kiếm thêm thu nhập thì khó tìm được kênh đầu tư nào tiện lợi hơn chứng
khoán. Nhà đầu tư chỉ ngồi nhà là tìm hiểu được hầu hết thông tin về các cổ phiếu mà
mình quan tâm và có thể đặt lệnh online hoặc gọi điện cho nhân viên môi giới của công
ty chứng khoán để đặt lệnh. Đây được gọi là hiệu ứng Tina (There is no alternative -
không có lựa chọn nào tốt hơn).
Thứ hai, Việt Nam cũng thực hiện điều chỉnh các loại lãi suất điều hành để hỗ trợ
nền kinh tế, mặt bằng lãi suất giảm khiến các kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm trở
nên kém hấp dẫn vì có mức sinh lời thấp. Do đó, cổ phiếu trở nên hấp dẫn so với các
kênh đầu tư truyền thống. TTCK thường được xem là tấm gương phản ánh nền kinh tế:
Khi kinh tế tốt thì TTCK đi lên và ngược lại, khi kinh tế suy thoái thì TTCK đi xuống.
Thế nhưng, Covid-19 đã làm thay đổi tất cả, trong khi kinh tế Mỹ và nhiều nước rơi vào
suy thoái thì chứng khoán lại tăng trưởng.
Thứ ba, hiệu ứng Tina xuất hiện ở Việt Nam năm 2020 khiến cho VN-Index
nhanh chóng vượt 1.100 điểm và hướng tới 1.200 điểm. Nhưng mốc 1.200 điểm ở năm
2021 khác xa với 1.200 điểm năm 2007. Thời điểm năm 2007, tuy cũng có tình trạng nhà
nhà, người người nói về chứng khoán, nhưng lượng vốn vào thị trường vẫn không quá
đột biến so với giai đoạn trước đó, số lượng doanh nghiệp niêm yết và quy mô TTCK khi
ấy còn nhỏ so với nền kinh tế. Giai đoạn 2020 - 2021, đặc biệt nửa cuối năm 2021, dòng
tiền chảy vào chứng khoán khiến giá nhiều cổ phiếu tăng liên tục làm cho những người
chậm chân càng thấy sốt ruột hơn và hiệu ứng Fomo (Fear of missing out - hội chứng sợ
bỏ lỡ) phát huy tác dụng không chỉ với từng cổ phiếu riêng lẻ mà với toàn bộ TTCK.
Thứ tư, việc nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong thời gian ngắn cũng khá dễ hiểu;
bởi trước những diễn biến bất thường của dịch Covid -19, nền kinh tế cũng như TTCK
thế giới cũng như trong nước đều có thể xuất hiện những biến động bất thường. Việc
nhanh chóng tham gia và bán cổ phiếu để thu lời trong ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro
trước diễn biến thị trường là tâm lý chung của nhiều nhà đầu tư.
4.2 Khó khăn trong đầu tư
Một là, cẩn trọng hơn với rủi ro Mặc dù Việt Nam kiểm soát dịch bệnh Covid-19
khá tốt, tuy nhiên, điều này không cam kết sự an toàn với những diễn biến bất thường của
các biến thể SAR-CoV-2 mới. Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng hơn tại
Việt Nam và trên thế giới, những tác động tiêu cực tới nền kinh tế là không tránh khỏi.
Tâm lý đám đông, hiệu ứng TINA hay FOMO đôi khi khiến người ta quên mất việc
phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, thị trường đang lên là lúc thị trường cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro nhất.
Hai là, cần cập nhật các kiến thức tài chính, nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà
đầu tư trên TTCK, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân Phần lớn nhà đầu tư cá nhân mới gia
nhập thị trường (F0) còn hạn chế về kiến thức tài chính, do đó dễ gặp rủi ro trong quá
trình đầu tư ban đầu, tính chuyên nghiệp cũng chưa cao. Để nắm bắt được cơ hội đầu tư
thì mỗi nhà đầu tư cá nhân cần trang bị kiến thức tài chính căn bản, hiểu về TTCK cũng
như bối cảnh đầu tư.
Ba là, cẩn trọng với bong bóng chứng khoán Chưa có dấu hiệu rõ ràng, nhưng
dòng tiền đổ vào chứng khoán lớn trong thời gian qua rất dễ tạo nên bong bóng cho
chứng khoán.Việc quá nhiều nhà đầu tư tham gia trong thời gian ngắn với lượng tiền lớn
dễ đẩy giá chứng khoán vượt quá giá trị thật. Tâm lý lướt sóng sẽ không bền mà nên kết
hợp cả những mã cổ phiếu nắm giữ lâu dài.
Bốn là, cẩn trọng với margin caoHiện nay, margin đang ở mức cao, một số công ty
chứng khoán đã vượt trần cho vay ký quỹ. Theo thống kê, hơn 30 công ty chứng khoán
trên thị trường tính đến ngày 31/03/2021 đã cho nhà đầu tư vay hơn 110.000 tỷ đồng, là
mức cao kỷ lục của chứng khoán Việt Nam. Margin cao sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn khi thị
trường điều chỉnh. Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng margin khi có dòng tiền ổn định cho gia
đình.

III. Dự báo về TTCK phái sinh Việt Nam, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cho
TTCK phái sinh Việt Nam trong đại dịch Covid-19

1. Các dự báo về TTCK phái sinh Việt Nam:

TCK phái sinh tiếp tục diễn ra sôi động, trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả
cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tính chung năm 2021, khối lượng giao
dịch bình quân hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 189.731 hợp đồng/phiên, tăng
21% so với năm trước. Khối lượng mở tại ngày 28/12/2021 đạt 28.357 hợp đồng, giảm
30% so với cuối năm 2020. Mặc dù vậy, trong năm 2021, thị trường đã có thời điểm ghi
nhận mức khối lượng mở kỷ lục với 61.090 hợp đồng vào ngày 14/01/2021. Đây cũng là
mức khối lượng mở cao nhất kể từ ngày khai trương TTCK phái sinh. Trong những tháng
đầu năm 2022, trước bối cảnh căng thẳng chính trị trên thế giới, nhà đầu tư thận trọng
hơn khi tham gia thị trường phái sinh; khối lượng giao dịch bình quân hợp đồng tương lai
trên chỉ số VN30 giảm 26% sao với bình quân năm trước, đạt 139.611 hợp đồng/phiên.
Ngày 28/6/2021, sản phẩm hợp đồng tương lai trên TPCP kỳ hạn 10 năm đã chính thức
được đưa vào giao dịch và được kỳ vọng đáp ứng tốt nhu cầu phòng vệ rủi ro của các nhà
đầu tư, cũng như sự phát triển của thị trường TPCP, với tổng khối lượng giao dịch tính
đến cuối tháng 2/2022 là 1.172 hợp đồng.

 Thông tin bất lợi

Tuần đầu năm 2022 diễn ra với đầy ắp thông tin, bắt đầu từ biên bản cuộc họp của Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy quan điểm cứng rắn về lãi suất và sẵn sàng nâng lãi suất
ba lần trong năm kể từ tháng 5.
Khi dòng tiền vẫn dồi dào, thanh khoản thị trường cải thiện, mà các chỉ số chứng khoán
không có được sự đột phá, thì khó khăn có nguy cơ kéo dài sang các phiên sắp tới. Trong
tuần giao dịch mới (10 - 16/1/2022), không còn nhiều sự kiện tại Việt Nam và trên toàn
cầu tác động đến thị trường, cùng với đó là kỳ cơ cấu danh mục VN30 tháng 1/2022 của
các quỹ ETF nhiều khả năng sẽ không thêm hay bỏ cổ phiếu nào. Do đó, nhà đầu tư có
thể tập trung vào yếu tố kỹ thuật để giao dịch phái sinh, thay vì phải để ý thời điểm và
các yếu tố ngoại lực khác.
Dự báo giao dịch cơ cấu của các quỹ ETF mô phỏng VN30-Index trong kỳ tháng 1/2022.

 Khả năng bứt phá gặp khó khăn

Trong một bức tranh dài hạn, VN30-Index đang quay trở lại vùng đỉnh thời đại 1.560
điểm và gần như nhà giao dịch phân tích kỹ thuật nào cũng có thể nhận ra chỉ số đang tạo
dựng mẫu hình “cốc và tay cầm”. Cơ hội để bứt phá là có, chỉ số dường như đang ở cửa
sóng, nhưng các khó khăn trong ngắn hạn là hiện hữu.
Bởi lẽ, nhóm cổ phiếu ngân hàng dù có định giá hấp dẫn sau đợt điều chỉnh và đi ngang
kéo dài, nhưng thiếu thông tin hỗ trợ để bùng nổ.
Bên cạnh đó, dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản nhưng chủ yếu lựa chọn cổ
phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, còn ngành thực phẩm - đồ uống với những cái tên như SAB,
VNM chưa có sức hấp dẫn nhà đầu tư.
Lựa chọn cổ phiếu nào để mua trong rổ VN30-Index đang là một nhiệm vụ khó khăn, khi
hiện tại chỉ một mã có được đà tăng dài hạn ấn tượng là TPB và một cổ phiếu tích lũy ổn
định, không nằm trong đà điều chỉnh trung hạn là MWG.
Mua đuổi VN30F1M có thể gặp rủi ro cao.
Do đó, phương án mở vị thế mua tại hợp đồng tương lai VN30F1M gặp rủi ro. Giải pháp
tốt nhất là mở thăm dò vị thế tại khu vực hỗ trợ và đóng vị thế khi giá có diễn biến trái kỳ
vọng. Ở chiều ngược lại, các vị thế bán vi phạm xu hướng khiến xác suất thành công ở
mức thấp.
 Tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua

Trong tuần qua, nhờ có pha “rướn” mà các vị thế mua hấp dẫn đều không tồn tại, độ lệch
(spread) hiện đã giãn đến mức gần 10 điểm tại VN30F1M, trong khi chỉ còn 2 tuần nữa là
đến ngày đáo hạn. Vì vậy, nhà đầu tư không nên mở vị thế mua đuổi, hành động tối ưu là
kiên nhẫn chờ đợi giá giảm về khu vực hỗ trợ 1.520 - 1.530 điểm và mua thăm dò (ưu
tiên khi độ lệch chuyển về gần mốc 0 điểm.) Quản trị rủi ro nếu giá thủng ngưỡng 1.515
điểm, bởi giá có thể kiểm chứng viền cổ của mẫu hình hai đáy trước đó. Với vị thế bán,
nhà đầu tư nên chờ đợi giá quay lại vùng 1.550 điểm để đóng dần lệnh.
Diễn biến VN30-Index, VN30F1M và mức chênh lệch giá.
Những nhà đầu tư ưa thích nắm giữ vị thế theo xu hướng nên tiếp tục nhiệm vụ quản trị
vị thế mua sẵn có. Như đã đề cập, xu hướng dài hạn của thị trường vẫn ủng hộ các vị thế
mua mới, nhưng để tăng tỷ trọng sẽ là nhiệm vụ khó khăn hơn. Có hai phương án hợp lý:
một là, mở thêm vị thế mua nếu giá điều chỉnh và phản ứng tốt với khu vực hỗ trợ trọng
yếu là 1.505 điểm, đồng thời đặt điểm cắt lỗ tại 1.480 điểm; hai là, mở vị thế mua khi giá
vượt qua vùng cản 1.560 - 1.563 điểm và đặt điểm đóng bắt buộc toàn bộ các vị thế tại
1.530 điểm

2. Một số kiến nghị, giải pháp góp phần cải thiện tác động của dịch bệnh Covid-19
đến tình hình thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Một là, tiếp tục giữ vững, đổi mới và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật liên quan
đến TTCK phái sinh Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh, làm cơ sở pháp lý quan
trọng để triển khai TTCK phái sinh trong tương lai. Hơn hết, cần tiếp tục phối hợp với
các cơ quan quản lý khác và đơn vị tổ chức thị trường phái sinh nhằm xây dựng khung
pháp lý chuẩn bị cho ra mắt các sản phẩm mới. Khi sử dụng công cụ phái sinh để phòng
ngừa rủi ro cho nhà đầu tư cần dựa trên các văn bản pháp lý, chế tài kiểm tra, kiểm soát
giao dịch TTCK phái sinh.
Hai là, xây dựng và phát triển TTCK phái sinh theo thông lệ và chuẩn mực quốc
tế bằng cách tranh thủ và tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến
trình cải cách thể chế trong nước. Để vận hành thị trường tài chính trong nước tốt nhất, có
khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời tăng cường thu hút vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài thì việc xây dựng TTCK phái sinh là cần thiết. Ngoài ra, còn
cần đa dạng hóa kênh đầu tư, từ đó làm tăng tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam. Trong
bối cảnh hiện nay, nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế của thế giới, thiết lập
và duy trì tốt quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính lớn hàng đầu thế giới. Ngoài ra,
việc Việt Nam tham gia hầu hết các Hiệp định thương mại các tổ chức tài chính đã tạo uy
tín cho Việt Nam, mà từ đó TTCK phái sinh cũng sẽ có cơ hội phát triển vf thu hút ngày
càng nhiều nhà đầu tư ngoại.
Ba là, xây dựng một TTCK lớn mạnh đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu phát triển
công cụ phái sinh. Yếu tố tiên quyết để đưa TTCK phái sinh thành công là nhà đầu tư
phải quen thuộc với tài sản cơ sở. Hiện nay, công tác tái cấu trúc nền kinh tế đã chuyển
sang giai đoạn thiết thực, công tác cổ phần hóa cũng được Chính phủ và các bộ, ngành,
địa phương triển khai quyết liệt. Công tác tái cấu trúc TTCK ngày càng đạt được thành
quả quan trọng và đi vào thực chất. Đặc biệt với việc Luật Chứng khoán 2019 bắt đầu có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 sẽ có tác động tích cực trong thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước. Việc đưa TTCK phái sinh vào vận hành trong thời gian tới sẽ giúp
hỗ trợ TTCK cơ sở phát triển, có tác dụng hỗ trợ ngược lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu.
Những yếu tố nền tảng trên đang tạo cơ hội to lớn cho sự phát triển TTCK trong thời gian
tới, đưa thị trường có bước phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước trở thành kênh huy động
vốn trung, dài hạn chủ đạo của nền kinh tế.
Bốn là, tạo dựng hệ thống các chỉ số đáng tin cậy trên TTCK phái sinh, phản ánh
đúng tình hình cung-cầu của thị trường, để tham chiếu trong các giao dịch phái sinh. Từ
đó các sản phẩm chứng khoán phái sinh có thể giúp bảo vệ lợi nhuận của NĐT trên
TTCK, giúp phòng ngừa rủi ro đối với các sản phẩm khác, như: Hàng hóa, lãi suất như
thông lệ của các nước trên thế giới.
Năm là, đầu tư nghiên cứu mở rộng đa dạng hóa các sản phẩm. Để khắc phục hạn
chế của hợp đồng tương lai chỉ số VN30, SGDCK HNX đã nghiên cứu bộ chỉ số
VNX200, bảo đảm cơ cấu chỉ số đủ lớn, giảm thiểu sự phụ thuộc chỉ số vào một số mã
nhất định. Đây sẽ là bộ chỉ số đủ tốt cho hợp đồng tương lai mới, hoàn toàn phù hợp với
thông lệ quốc tế, ví dụ như hợp đồng tương lai chỉ số Kospi 200 (Hàn Quốc), Nikkei-225
(Nhật Bản), CSI 300 (Hồng Kông), S&P 500 (Mỹ).
------ TÀI LIỆU THAM KHẢO -------

1. Bộ Tài chính (2020). Báo cáo trình bày tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ
tháng 01/2020, vào ngày 05/02/2020.
2. Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (2020). Báo cáo thị trường chứng khoán
tháng 01/2020
3. Bùi (2020). Thị trường chứng khoán thế giới lao dốc vì tác động của dịch Covid-
19, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/thi-truong-chung-khoan-the-gioi-lao-doc-
vi-tac-dong-cua-dich-covid19-320424.html
4. Phương Đông (2020). Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: Thị trường đã phản ứng thái
quá, truy cập từ https://vnexpress.net/kinh-doanh/chu-tich-uy-ban-chung-khoan-thi-
truong-da-phan-ung-thai-qua-4049782.html
5. Nhung Nguyễn (2020). Thị trường chứng khoán lao đao, truy cập từ
https://www.sggp.org.vn/thi-truong-chung-khoan-lao-dao-651597.html
6. Tổng hợp các tuần giao dịch TTCK Việt Nam trên HNX, HOSE.
7. http://tapchimattran.vn/kinh-te/co-hoi-dau-tu-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-
nam-duoi-tac-dong-cua-dai-dich-covid19-38122.html
8. http://consosukien.vn/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-nam-2020-va-trien-vong-
nam-2021.htm
9. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56414291
11. https://dangcongsan.vn/kinh-te/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-phuc-hoi-nhanh-
tang-truong-cao-573101.html
10. https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Tac-dong-cua-dai-
dich-Covid-19-den-tang-truong-kinh-te-va-phat-trien-ben-vung-o-Viet-Nam-104
11. https://laodong.vn/kinh-te/chung-khoan-vn-index-du-bao-can-moc-1500-diem-
vao-cuoi-nam-2021-930197.ldo
12. https://vneconomy.vn/thi-truong-chung-khoan-2021-co-con-gay-bat-ngo.htm

You might also like