You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


CÂU LẠC BỘ CHỨNG KHOÁN SIC
---------------*****---------------

ĐỀ ÁN
ỨNG CỬ THÀNH VIÊN BAN TỔ CHỨC
SỰ KIỆN BÊN LỀ CUỘC THI I-INVEST! 2023

Người ứng cử: Tô Tiến Đạt

Hà Nội, tháng 1 năm 2023

1
MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN 3
II. KHUNG CHUYÊN MÔN 6

2
I. GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN
1. Đơn vị tổ chức
- Trường Đại học Ngoại thương
- Đoàn thanh niên trường Đại học Ngoại thương
- Câu lạc bộ: SIC - FTU
+ Là một trong những CLB hàng đầu về Tài chính - Chứng khoán trong
cộng đồng sinh viên
+ Với sứ mệnh đem lĩnh vực Tài chính - Chứng khoán đến gần hơn với sinh
viên, tạo ra sân chơi giúp các bạn trẻ có cơ hội học hỏi và giao lưu, SIC đã tổ
chức thành công hàng loạt sự kiện như: Cuộc thi I-INVEST!, Khóa học
Chứng khoán cơ bản START-UP hay Chuỗi hội thảo chuyên môn,
Workshop định hướng nghề nghiệp
2. Đối tượng tham gia
- Sinh viên năm 2, 3, 4 quan tâm, có hứng thú với ngành Tài chính - Chứng khoán
- Những người có quan tâm đến lĩnh vực Tài chính – chứng khoán
3. Mục đích tổ chức
- Quảng bá cho sự kiện I-INVEST! 2022
- Quảng bá cho CLB Chứng khoán SIC
4. Hình thức tổ chức
- Hình thức: Hội thảo
- Địa điểm: Hội trường D201, trường Đại học Ngoại Thương
- Quy mô: 400 người
5. Thời gian tổ chức:
- 18h thứ 6 ngày 24/02/2023

II. KHUNG CHUYÊN MÔN


I. Thông tin chung
1. Tên sự kiện: Hội thảo: Thị trường chứng khoán 2023: Đến lúc cất cánh?

2. Khung chương trình

Phần Nội dung Thời gian

Phần 1: Biến động kinh tế nổi bật năm - Tổng kết kinh tế vĩ mô Việt 60 phút
2022 Nam trong năm 2023

+, Lạm phát

+, Tỷ giá

+, Tăng trưởng GDP

+, Thanh khoản nền kinh tế

+, Trung Quốc mở cửa trở lại

+, Xuất siêu

- QnA

Phần 2: Nghỉ giải lao giữa giờ Tiết mục văn nghệ: Hát 5 phút

Phần 3: Triển vọng thị trường - Dự đoán kinh tế vĩ mô Việt 40 phút


chứng khoán 2023 Nam cũng như trên thế giới

- Dự đoán những biến động của


thị trường chứng khoán 2023

- Định hướng đầu tư cho các nhà


đầu tư trong năm tới

- QnA

Phần 4: Trò chơi - Gồm 4 đội chơi, mỗi đội 2 15 phút


người

- Trò chơi sẽ gồm những gói câu


hỏi có nội dung liên quan đến các
ngành trên thị trường chứng
khoán (VD: Năng lượng, ngân
hàng, ...). Các chơi sẽ được tự
chọn nhóm câu hỏi để trả lời; đội
chơi nào trả lời được nhiều câu
hỏi nhất sẽ là đội chiến thắng.
3. Thông tin diễn giả
- Ông Trần Minh Hoàng: -Trưởng phòng Phân tích & Nghiên cứu Công ty TNHH
Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VCBS.

- Ông Trần Tuấn Minh: - Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán VPS

- Giám đốc Công ty tư vấn tài chính TVI


II. Khung chuyên môn của sự kiện
1. Nội dung chuyên môn

NỘI DUNG
+ Câu hỏi cho diễn giả:
CÂU HỎI
CHO DIỄN
GIẢ Nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm khốc liệt với rất
nhiều những biến động lớn, riêng thị trường chứng khoán
Việt Nam đã có một cú lao dốc tới hơn 40%. Dù chúng ta đã
ngồi phân tích với nhau rất nhiều lần về vấn đề này, nhưng
anh/chị có thể làm rõ cho các bạn sinh viên những nguyên
nhân vĩ mô đằng sau sự lao dốc đó của thị trường không ạ?
+ Hướng trả lời:

Xét về vĩ mô thế giới, chúng ta phải kể đến chiến tranh Nga-


Ukraine đầu tiên. Cuộc chiến này đã làm thổi bùng cuộc
khủng hoảng năng lượng toàn cầu cũng như là gián đoạn
chuỗi cung ứng trong thời gian dài. (Chiến sự đã khiến các
công ty năng lượng hàng đầu thế giới như Shell, BP và
Equinor nhanh chóng rút khỏi Nga, bất chấp việc phải từ bỏ
hàng chục tỉ USD đã đầu tư ở đây. Nga đáp trả lệnh trừng phạt
của phương Tây bằng cách giảm dần nguồn cung dầu khí tới
“các quốc gia không thân thiện” và yêu cầu thanh toán hợp
đồng năng lượng bằng đồng rúp và cuối cùng là cắt nguồn
cung dầu khí tới “lục địa già”). Hậu quả là giá khí đốt tự nhiên
tăng tới mức cao kỷ lục trong nhiều năm. Điều này cùng với
chính sách bơm tiền của các chính phủ trong thời kì Covid đã
khiến lạm phát ở các nước phương Tây tăng phi mã

Vì vậy, rất nhiều NHTW có chính sách nâng lãi suất để ứng
phó với lạm phát. Có thể kể đến là FED khi họ đã tăng lãi suất
rất quyết liệt, tới 7 lần tăng trong năm 2022 để đưa lãi suất lên
mức 4,25-4,5%. Điều này đã gây lên áp lực tỷ giá rất lớn lên
toàn cầu.

Về nội tại trong nước, chúng ta cũng gặp 1 vài vấn đề như trái
phiếu doanh nghiệp sau những vụ bắt bớ liên quan đến Tân
Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, làm ảnh hưởng lớn đến lòng
tin của các nhà đầu tư cá nhân.
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Như anh/chị đã chia sẻ thì lạm phát là một vấn đề rất nhức
nhối trong năm 2022 khi mà rất nhiều những quốc gia trên
thế giới đã chạm tỷ lệ lạm phát rất cao như Argentina (83%)
hay Venezuela (114%). Thế nhưng ở Việt Nam chúng ta, tỷ
lệ lạm phát chỉ là 3,15% (thấp hơn mức 4% đề ra rất nhiều).
Liệu anh/chị có thể đưa ra những lý giải cho điều này được
không ạ?
+ Hướng trả lời:
Lạm phát có thể nói là điểm sáng lớn nhất của kinh tế Việt
Nam trong năm 2022. Khác với Mỹ và các nước phát triển,
trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, biến động giá lương
thực, thực phẩm tác động rất lớn tới lạm phát của Việt Nam.
Chẳng hạn, đối với Mỹ, chi tiêu cho lương thực và thực phẩm
chỉ chiếm 8,3% trong tổng chi cho tiêu dùng của hộ gia đình
nhưng ở Việt Nam, tỷ trọng này lên tới 27,68%. Do vậy, khi
giá lương thực, thực phẩm tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm
CPI tăng tới 2,77 điểm % trong khi ở Mỹ chỉ tăng 0,83%.
Nhưng lương thực, thực phẩm lại là những mặt hàng mà
chúng ta có thể tự chủ được nên yếu tố về lương thực cũng
góp phần không nhỏ vào việc kiềm chế lạm phát ở nước ta.

Ngược lại, tỷ trọng tiêu dùng nhóm xăng dầu trong chi tiêu
của người dân các nước phát triển cao hơn Việt Nam, cụ thể ở
Mỹ, một trong những quốc gia sản xuất dầu và các sản phẩm
chế biến từ dầu lớn nhất thế giới, khi giá xăng dầu tăng 10%
có thể tác động làm CPI tăng khoảng 0,5 điểm %. Trong khi
đó, tại Việt Nam, nhóm nhiên liệu gồm xăng, dầu diesel và
mỡ nhờn chiếm 3,89%, do đó, khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ
tác động trực tiếp làm CPI tăng 0,36 điểm %. Như vậy, xăng
dầu tăng 10% đã khiến CPI của Mỹ tăng cao hơn Việt Nam
0,14 điểm %, trong khi 6 tháng đầu năm nay, xăng dầu tăng
tới hơn 50%.
Ngoài ra, những chính sách kịp thời từ đầu năm 2022 của
nhà nước cũng giúp kiềm chế lạm phát, ví dụ như việc cắt
giảm thuế giá trị gia tăng ở 1 vài loại hàng hoá và dịch vụ từ
20 tỷ USD, làm cho lượng dữ trữ ngoại hối của chúng ta có
10% xuống 8% từ tháng 2; giảm 3000đ/lít với thuế môi
thời điểm còn thấp hơn ngưỡng an toàn – 12 tuần nhập khẩu.
trường trên xăng dầu từ tháng 4 hay giảm thuế nhập khẩu
Nhưng màtừkể20%
xăng dầu cả khi chúng
xuống ta bán ra quá nhiều Đôla như vậy
10%.
nhưng tỷ giá vẫn không hề suy giảm nên là việc tăng lãi suất
+ Câu hỏi cho diễn giả: Có thể thấy chúng ta thuộc
của ngân hàng nhà nước cũng là một điều dễ hiểu để thể
nhóm những nước có tỉ lệ lạm phát thấp trên thế giới. Tỷ lệ
kiềm được tỷ giá.
lạm phát cả năm 2022 là 3,15%, cách mốc 4% khá xa nhưng
Tuy
tại nhiên,
sao ngânviệc
hànghút
nhàquá nhiều
nước lạitiền về nhưbiện
có những vậy của
phápngân
thắt hàng
chắt
nhà
tiền nước
tệ khácũng
mạnhlàtay,
1 trong những
khi liên tục nguyên
tăng lãi nhân dẫn200
suất tới đếnđiểm
một
vấn đề trong
cơ bản khá là2 nổi bật Liệu
tháng. của nền
ngânkinh tế nhà
hàng Việtnước
Namcòn
trong năm
có mục
vừa
tiêu qua,
quanđó chính
trọng nàolàkhác
việc ngoài
thiếu thanh khoản
việc kiềm chếcủa nền
lạm kinh tế.
phát?

+ Câu hỏi
Hướng trả cho
lời: diễn giả:

Càng
Một về cuối
trong nhữngnăm 2022,
nhiệm chúng
vụ lớn nhấttacủa
càng nhận
ngân được
hàng nhà nhiều
nước
những tin tức
là ổn định tích Đặc
tỷ giá. cực về
biệtvĩlàmô.
đốiĐầu
với tiên, đó là đang
một nước việc FED
phát
giảm tốc độ
triển như tăngta,lãiviệc
nước suấtổnvàđịnh
SBVtỷtuyên bố sẽ mua là
giá USD/VND thêm
vô USD
cùng
vào.
quan Vậy
trọngthìkhi
theo
màanh
việcđiều
VNDnàymất
sẽ có
giáảnh
quáhưởng nhưvới
nhiều so thếUSD
nào
đối với hưởng
sẽ ảnh nền kinh
rấttếnhiều
Việt Nam?
đến nguồn vốn của nhà đầu tư nước
ngoài
+ Địnhvào hướng
Việt Nam.
trả lời:Đối với trực tiếp thị trường chứng
khoán thì sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của nhà đầu tư nước
Tất nhiên đây là một dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế
ngoài vào thị trường. Tỷ giá USD/VND có những thời điểm
khi điều này sẽ làm giảm áp lực cho SBV, đặc biệt là vấn đề
tưởng chừng như mất kiểm soát khi đạt ngưỡng 24.800
tỷ giá hối đoái. Với việc áp lực về tỷ giá hối đoái đã không
VND. Vì vậy, trong năm 2022 SBV phải bán ra tới tận hơn
còn quá lớn, cùng với việc lạm phát ở trong tầm kiểm soát thì
đây sẽ là cơ hội để SBV chuyển sang mục tiêu giữ ổn định
mức lại suất để thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, với
việc tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt thì sẽ là cơ hội cho SBV để
mua thêm ngoại tệ vào, qua đó sẽ bơm thêm tiền vào nền
kinh tế, từ đó giúp giải đáp bài toàn về thanh khoản – thứ đã
rất căng thẳng của nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm qua.

Việc tỷ giá hạ nhiệt thì sẽ là tín hiệu rất đáng mừng cho thị
trường. Điều này sẽ hút rất nhiều những nhà đầu tư có khẩu
vị rủi ro quay lại thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngay
trong thời điểm tháng 11 năm 2022, dòng tiền nước ngoài đổ
vào thị trường chứng khoán Việt Nam cao kỷ lục, 17000 tỷ
VND. Tất nhiên điều này cũng cộng với việc định giá của thị
trường Việt Nam đã rơi về mức định giá hấp dẫn.

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Một điểm sáng nữa của nền kinh tế Việt Nam trong năm
2022 là nước ta xuất siêu 11,2 tỷ đô la khi giá trị xuất khẩu
tăng 16% yoy và giá trị nhập khẩu tăng 12% yoy. Anh/chị có
đánh giá như nào về điều này?

+ Định hướng trả lời:

Đây tất nhiên là một điểm nhấn của kinh tế nước ta trong
năm qua. Việc xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu sẽ giúp hỗ trợ
ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2022,
tỉ lệ xuất nhập khẩu đã giảm mạnh, đặc biệt là về nhập khẩu.
Điều này thoạt nhìn sẽ tưởng là một điều bình thường, tuy
nhìn việc xuất khẩu yếu có thể nói là một chỉ báo sớm cho
nền kinh tế nước ta trong năm 2023 bởi vì khi đào sâu vào
những mặt hàng nhập khẩu của nước ta thì là những nguyên
vật liệu, linh kiện, phụ kiện phục vụ cho sản xuất để xuất
khẩu. Vì vậy, việc nhập khẩu yếu như vậy cũng sẽ kéo theo
tình hình xuất khẩu của nước ta kém khả quan đi trong tương
lai.

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Ngày 8/1 vừa qua thì Trung Quốc đã chính thức mở cửa biên
giới với Việt Nam – một trong những hành động trong quá
trình mở cửa trở lại hoàn toàn của Trung Quốc đối với thế
giới sau “zero covid”. Vậy thì anh/chị đánh giá như thế nào
về tác động của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với nền
kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới ?

+ Định hướng trả lời:


Khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới mở cửa thì sẽ giải quyết
vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như sự khan hiếm
hàng hoá của thế giới trong năm qua. Việc theo đuổi mục tiêu
“Zero COVID” của Trung Quốc khiến tăng trưởng kinh tế
nước này giảm. Trong tháng 11, giá trị xuất khẩu của Trung
Quốc cũng đã giảm 8,7% so với năm trước, mức giảm mạnh
nhất kể từ tháng 2/2020. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ
giảm 25%.

Do đó, việc nối lại sản xuất và tiêu dùng của Trung Quốc sẽ
có tác động đến việc giảm lạm phát đối với phần còn lại của
thế giới. Giá tiêu dùng của Trung Quốc đang tăng chậm hơn
so với các nền kinh tế lớn khác: Lạm phát trong tháng 11 của
Trung Quốc chỉ ở mức 1,6%, so với 7,1% ở Mỹ và 10% ở khu
vực đồng euro. Hầu hết ngân hàng trung ương ở các nền kinh
tế phát triển sẽ hoan nghênh việc Trung Quốc mở cửa trở lại.

Bên cạnh đó lĩnh vực du lịch đã chịu ảnh hưởng nặng nề do


đại dịch, đặc biệt là khu vực châu Á. Khách du lịch Trung
Quốc luôn đứng đầu về số lượng cũng như mức chi tiêu tại
các điểm đến du lịch phổ biến ở Đông Nam Á trước năm
2020. Theo số liệu từ Cổng dữ liệu thống kê ASEAN, khoảng
32,3 triệu lượt du khách Trung Quốc đã đến thăm 10 quốc gia
thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
trong năm 2019. Con số đó đã giảm mạnh xuống còn khoảng
4 triệu lượt du khách Trung Quốc vào năm 2020 khi đại dịch
bùng phát và Trung Quốc đóng cửa biên giới với thế giới.
Triển vọng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại các thành
phố ở Đông Nam Á sẽ đem lại thu nhập cho doanh nghiệp
ngành du lịch, khách sạn, hàng không và dịch vụ trong khu
vực.

Bên cạnh những mặt tích cực, nhu cầu nhập khẩu của Trung
Quốc sẽ là mối lo ngại cho thế giới, đặc biệt là về năng lượng.
Trước dịch, Trung Quốc là nước nhập khẩu khí tự nhiên hoá
lỏng (LNG) hàng đầu thế giới. Năm nay là năm đầu tiên mà
nhu cầu LNG của Trung Quốc giảm từ năm 2022. Theo báo
cáo của S&P Global Commodity Insights về triển vọng năng
lượng trong năm tới, hoạt động kinh tế mới có thể đẩy tổng
nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng 3,3 triệu thùng dầu
mỗi ngày vào năm 2023. Điều này sẽ gây nên áp lực lớn về
lạm phát cho các nước châu Âu – nơi đang gặp khá nhiều vấn
đề về năng lượng.

Về tác động với Việt Nam, sự mở cửa trở lại của Trung
Quốc sẽ là sự thúc đẩy mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam
do khách du lịch Trung Quốc chiếm tới hơn 30% lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Việc ngành du lịch
bùng nổ cũng sẽ kéo theo những mảng như dịch vụ, khách
sạn, vận tải trở nên sôi động hơn. Việc mở cửa biên giới trở
lại cũng sẽ thúc đẩy việc xuất nhập khẩu của nước ta. Đặc
biệt là mảng xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp như: cao
su, gạo, hoa quả, hải sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Ngoài ra,

Trung Quốc mở cửa trở lại cũng sẽ giải quyết những vấn đề
về cung ứng nguyên vật liệu sản xuất cho Việt Nam như:
thiết bị điện tử, may mặc,..
Với những tác động tiêu cực thì việc Trung Quốc mở cửa trở
lại sẽ có nguy cơ về dịch bệnh về cho Việt Nam, đồng thời sẽ
tạo nên sự cạnh tranh cho một số ngành nghề như phân bón.

 Dự đoán 2023

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Việt Nam vốn vẫn nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn của dòng
vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2022, FDI thực hiện tăng
15,2% yoy với 17,5 tỷ USD tuy nhiên nguồn vốn FDI đăng ký
lại giảm 5,4% yoy. Anh/chị có thể lí giải sao về điều này và
liệu Việt Nam có thể tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà
đầu tư nước ngoài với sự cạnh tranh rất gay gắt từ các nước
trong khu vực, đặc biệt là Indonesia?

+ Định hướng trả lời:

Mức sụt giảm này đã thể hiện rõ khó khăn chung trong ngắn
hạn của nền kinh tế thế giới, cũng như của Việt Nam trước
nhiều rủi ro và biến động trong năm 2022. Đó là xu hướng
đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu
chững lại, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên
thế giới và tại Việt Nam, do ảnh hưởng từ một số yếu tố cơ
bản, như : (1) Xung đột chính trị tại một số quốc gia trên thế
giới; (2) Áp lực giá cả và lạm phát tăng cao; (3) Nhu cầu hàng
hóa toàn cầu có xu hướng giảm; (4) Điều kiện tài chính toàn
cầu có xu hướng thắt chặt; (5) Đứt gãy chuỗi cung ứng chưa
được khắc phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các quốc gia khác
và Việt Nam hiện đang tụt lại trong dòng vốn FDI hấp dẫn
của ngành công nghiệp bán dẫn và xe điện. Từ 2020,
Indonesia đã ban hành chính sách Omnibus cung cấp thêm cơ
hội cho các công ty nước ngoài hoạt động hoặc đầu tư vào đất
nước này. Từ đó, nguồn vốn FDI vào nước này tăng một cách
vô cùng tích cực và trong năm 2022 tăng trưởng tới 46% yoy.
Ngoài ra, hai nền công nghiệp sẽ chi phối công nghiệp ở
ASEAN trong tương lai, chính là ngành công nghiệp xe điện
và thiết bị bán dẫn. Điều này có thể sẽ thu hút thêm những
nhà đầu tư, những giá trị mới đến khu vực ASEAN. Nhiều
nước trong khu vực đã có những chính sách thúc đẩy FDI của
EVs cũng như là khuyến khích người dân trong việc sử dụng
EVs. Trong mặt này, dường như Việt Nam đang tỏ ra bị tụt lại
so với các đối thủ - điều sẽ khiến chúng ta kém hấp dẫn trong
mắt các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

+ Câu hỏi cho diễn giả:

Năm 2022, chúng ta chứng kiến tăng trưởng GDP vượt bậc
của Việt Nam, tới 8,02%, cao nhất trong 12 năm. Vậy
anh/chị có dự báo như về tăng trưởng GDP năm tới của Việt
Nam?
+ Định hướng trả lời:
GDP quốc hội đề ra cho năm 2023 là 6,5%, thấp hơn khá
nhiều so với năm 2022. Tuy nhiên đây cũng sẽ là một thách
thức khá lớn cho nền kinh tế Việt Nam do triển vọng về FDI
của nước ta sẽ giảm, xuất khẩu được dự báo là khó khăn –
điều này thực chất đã được thể hiện vào những tháng cuối
năm 2022. Chỉ số PMI dưới 50 và tăng trưởng chỉ số công
nghiệp IIP có dấu hiệu chứng lại. Tăng trưởng GDP năm sau
có lẽ chỉ có thể phụ thuộc nhiều vào việc giải ngân đầu tư
công.
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Anh nhận định thế nào về triển vọng của lạm phát và tỷ giá
trong năm tới?
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Anh/chị có dự đoán gì cho thị trường chứng khoán năm sau
cũng như đâu là nhóm ngành mà những nhà đầu tư có thể
chú ý tới ạ?
Với việc tỷ giá hạ nhiệt thì đây sẽ là điểm tích cực dành cho
các công ty nhập khẩu hoặc là các doanh nghiệp đi vay bằng
USD. Tỷ giá hạ nhiệt như đã phân tích ở trên sẽ là cơ hội cho
SBV giảm lãi suất và tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ nền
kinh tế.
Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, các ngành sẽ hưởng lợi từ
lộ trình mở cửa kinh tế Trung quốc bao gồm: Hàng không,
Thủy sản, Xi măng, Cao su, Thép, Dệt may, Bán lẻ, Gạo.
Đặc biệt là ngành Hàng Không có thể sẽ có một năm phục
hồi vô cùng mạnh mẽ. Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc
(TQ) đang dần mở cửa trở lại hoạt động hàng không quốc tế
qua việc giảm thiểu các quy định cho khách quốc tế nhập
cảnh, cụ thể, khách quốc tế nhập cảnh vào TQ hiện tại chỉ cần
xét nghiệm 1 lần âm tính trong vòng 48h thay vì 2 lần như
trước, đồng thời du khách chỉ cần cách ly tại nhà 5 ngày thay
vì cách ly tập trung 7 ngày như trước đây. Từ đầu tháng 12,
TQ đã cho phép các hãng hàng không Việt Nam khai thác các
đường bay thường lệ đến/đi với tần suất 15 chuyến/tuần thay
vì 2 chuyến/tuần trong thời gian vừa qua. Ngay khi Trung
Quốc có động thái mở cửa, các hãng hàng không Vietnam
Airlines, Bamboo, Vietjet đã nhanh chóng triển khai lại các
đường bay đến Trung Quốc. Anh kỳ vọng tần suất các chuyến
bay quốc tế giữa Việt Nam và TQ sẽ phục hồi trong thời gian
tới, theo đó ước tính lượng khách quốc tế đi/đến của thị
trường TQ sẽ hồi phục về mức 20%/40%/60%/80% so với
trước đại dịch trong Q1/Q2/Q3/Q4 của năm 2023, do đó thời
điểm lượng khách quốc tế TQ phục hồi mạnh sẽ rơi vào thời
điểm Q2 và Q3 của năm 2023. Lượng khách quốc tế của thị
trường TQ chiếm 35% tổng lượng khách quốc tế của Việt
Nam trước dịch, do đó, việc TQ mở cửa sẽ hỗ trợ mạnh cho
triển vọng hồi phục của hàng không quốc tế Việt Nam.
Các ngành như xi măng, cao su hay thuỷ sản cũng sẽ được
hưởng lợi nhiều từ việc Trung Quốc mở cửa do Trung Quốc
vẫn luôn là thị trường lớn của những mặt hàng này. Ngoài ra
còn có những ngành như bán lẻ, gạo, dệt may, thép.
Tuy nhiên, Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ đem đến những tác
động tiêu cực với ngành phân bón. Bởi vì Trung Quốc là quốc
gia xuất khẩu phân bón lớn thứ 2 thế giới (chiếm khoảng 13%
tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu). Từ đó sẽ làm giá phân bón
tiếp tục xu hướng giảm giá. Hơn nữa, xu hướng giảm này sẽ
gia tăng do Nga (nước xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng khoảng
15% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu)
sẽ mở kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023. Các doanh
nghiệp sản xuất phân bón sẽ chịu tác động tiêu cực từ việc
giá bán giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.
+ Đầu tư công cũng sẽ là một nhóm ngành đáng quan tâm
khi năm tới được dự báo sẽ là một năm đặc biệt của đầu tư
công Việt Nam.
+ Năm tới cũng sẽ là năm đãi cát tìm vàng của cổ phiếu Việt
Nam, do thị trường năm nay đã đưa nhiều cổ phiếu về mức
giá rất hấp dẫn – đây sẽ là cơ hội vàng để mua kim cương với
giá rẻ trên thị trường chứng khoán
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Vậy anh/chị có lời khuyên cho nào cho những nhà đầu tư khi
tham gia vào thị trường năm sau không ạ?
+ Câu trả lời định hướng:
Các nhà đầu tư nên giữ cho mình trạng thái thận trọng trong
năm 2023, đặc biệt là ở những quý đầu năm, nên tập trung
vào những cổ phiếu an toàn, có định giá thấp và chia cổ tức
đều đặn. Chúng ta có thể tập trung tìm kiếm cổ phiếu tăng
trưởng vào những quý cuối năm khi tốc độ tăng lãi suất của
FED có thể giảm mạnh hơn nữa.
+ Câu hỏi cho diễn giả:
Trước khi kết thúc buổi hội thảo hôm nay ông có thể đưa ra
lời khuyên và định hướng cho những bạn sinh viên những nhà
đầu tư trẻ có mặt tại đây được không? (câu hỏi nhằm mục
đích khích lệ tinh thần khán giả)
+ Hướng trả lời:
Các bạn sinh viên đó là hàng ngày hãy đọc báo để cập nhập
thông tin về thị trường chứng khoán vì như các bạn đã biết
trên thị trường chứng khoán nắm bắt thông tin là một trong
những yếu tố chiến thắng thị trường.
Các bạn sinh viên hãy cố gắng tham gia những cuộc thi
về tài chính sớm nhất có thể ví dụ như cuộc thi I-Invest!
để có cơ hội học hỏi cũng như phát triển nhiều hơn.
Câu 6. Lệnh nào được áp dụng trong Phiên Định kỳ Mở
cửa trên sàn HOSE vào lúc 09:00 đến 09:15, được dùng để đặt
mua/ đặt bán tại mức giá mở cửa của phiên và được ưu tiên
khớp trước lệnh Giới hạn?
A. Lệnh ATC B. Lệnh PLO C. Lệnh
LO D. Lệnh ATO
Câu 7. Đâu không phải một chỉ số của VNDirect?
A. VN100 B. VN DIAMOND C. VN50
D. VNFIN LEAD
Câu 8. Vốn hoá là gì?
A. Vốn góp gốc ban đầu của chủ sở hữu
B. Tổng giá trị số cổ phần của một công ty niêm yết
C. Các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp
và các thành viên
D. Tổng giá trị số cổ phần của nhiều công ty niêm yết
Câu 9. Báo cáo nào sau đây không thuộc loại Báo cáo
tài chính
A. Bảng cân đối kế toán B. Báo cáo kết
quả kinh doanh
C. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ D. Báo cáo thu
nhập lương
Câu 10. Người sở hữu cổ phiếu và trái phiếu đều được
hưởng:
A. Lãi suất cố định
B. Thu nhập phụ thuộc vào hoạt động của công ty
C. Được quyền bầu cử tại Đại hội cổ đông
D. Lãi suất từ vốn mà mình đầu tư vào công ty
Câu 11. Giải thưởng cuộc thi I-INVEST! Là suất thực
tập tại công ty nào?
A. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - VCBS
B. Quỹ đầu tư UB Ventures
C. Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - BSC
D. Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á - Thái Bình
Dương APEC
Câu 12. Cơ cấu I-INVEST! có bao nhiêu vòng thi?
A. 3 vòng B. 5 vòng C. 2 vòng
D. 4 vòng
Câu 13. 2022 là năm thứ bao nhiêu của cuộc thi I-
INVEST! ?
A. Năm thứ nhất B. Năm thứ
mười
C. Năm thứ mười ba D. Năm thứ
mười hai
Câu 14. Vòng 3 của I-INVEST! sẽ lựa ra top bao nhiêu
để đi vào vòng trong?
A. Top 5 B. Top 20 C. Top 40
D. Top 10
Câu 15. Cuộc thi I-INVEST! được tổ chức bởi?
A. Câu lạc bộ Nhà Ngân hàng tương lai FBN - FTU
B. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - VCBS
C. Câu lạc bộ Chứng khoán SIC - FTU
D. Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
5. Trao - BTC công bố top 10 người chơi thắng cuộc game Kahoot 10 phút
giải và kết cùng phần thưởng
thúc - Tri ân Diễn giả và Nhà tài trợ
- Lời cảm ơn tới khán giả
III. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
1. Mục tiêu truyền thông:
Tiền sự kiện cuộc thi I-INVEST!: Hội thảo “Tài chính - Chứng khoán trong kỷ
nguyên số: Cơ hội nghề nghiệp nào cho sinh viên trong thị trường lao động?”
● Thông qua các hoạt động bổ ích của hội thảo, giúp các bạn sinh viên có thêm
động lực, sự tự tin, mạnh dạn đăng ký tham gia cuộc thi I-INVEST! 2022.
● Thu hút các nhà tài trợ tiềm năng (tạo tiền đề cho cơ cấu giải thưởng trong cuộc
thi cụ thể là suất thực tập tại công ty chứng khoán).
● Nâng cao hình ảnh, độ phủ sóng của cuộc thi I-INVEST!
KPI:
● Tăng lượt tiếp cận trung bình 15,000- 20,000 lượt trên fanpage cuộc thi I-
INVEST!
● Tăng 3.000 lượt like trên fanpage cuộc thi I-INVEST!
● Mỗi bài viết đạt trung bình 200 react
2. Đối tượng tham gia: Sinh viên năm 2, 3, 4 các trường Đại học quan tâm tới Tài
chính - Ngân hàng.
3. Kênh truyền thông từng giai đoạn
● Tiền sự kiện: Fanpage cuộc thi I-INVEST!, Fanpage CLB SIC, Fanpage CLB
Chứng Khoán SeSC, Fanpage Hội SV trường ĐHNT, Đoàn TN Trường ĐHNT, kênh
Tiktok.
● Trong sự kiện: Fanpage cuộc thi I-INVEST!, Fanpage CLB SIC
● Hậu sự kiện: Fanpage cuộc thi I-INVEST!, Fanpage CLB SIC
IV. KẾ HOẠCH ĐỐI NGOẠI
TIMELINE ĐỐI NGOẠI

STT Nội dung Công việc cụ thể Cách thức thực Thời gian
hiện

1 Trước Lên danh sách Tìm càng nhiều nhà tài trợ Chia và phân bổ 10/01/2022
sự nhà tài trợ. nhất có thể, dựa vào tiêu chí nhà tài trợ theo -
kiện để chọn nhà tài trợ tiềm từng hạng mục, sau 10/02/2022
năng. đó từng thành viên
tìm contact.

2 Làm hồ sơ tài - Thư mời tài trợ Cùng nhau tìm 20/01/2022
trợ. - Tổng quan sự kiện thông tin và đưa ra -
- Dự trù tài chính các mức tài trợ, 04/02/2022
- Khung mức và quyền lợi quyền lợi tài trợ
tài trợ hợp lý.
- Liên hệ

3 Liên hệ với - Tìm thông tin của nhà tài Mỗi thành viên tìm 11/02/2022
nhà tài trợ. trợ. thông tin nhà tài -
- Liên hệ với nhà tài trợ qua trợ mà mình phụ 05/02/2022
sdt, email với danh nghĩa trách.
CLB SIC.

4 Gửi thư mời Gửi thư mời (bản mềm) qua - Viết thư mời. 06/03/2022
tham gia email - Liên hệ Ban
chương trình truyền thông để hỗ
cho đối tác tài trợ thiết kế thư mời
trợ. (nếu cần).

5 Trong - Tiếp đón - Tiếp đón nhà tài trợ từ sớm - Gọi điện/ nhắn tin 11/03/2022
sự nhà tài trợ - Trong khi diễn ra sự kiện cho nhà tài trợ.
kiện - Quan tâm cần quan tâm nhà tài trợ và
nhà tài trợ phải trả lời khi nhà tài trợ có
xuyên suốt sự thắc mắc/ câu hỏi.
kiện. - Đáp ứng những quyền lợi - Giới thiệu, tri
- Đáp ứng yêu ân nhà tài trợ.
cầu và trả - Xuất hiện trong
quyền lợi cho của chương trình.
nhà tài trợ.

6 Sau Trả quyền lợi - Tiếp tục trả quyền lợi cho Phân chia công 11/03/2022
sự cho nhà tài trợ. nhà tài trợ sau chương trình: việc hỗ trợ nhà tài -
kiện Gửi tài liệu, voucher về trợ gửi tài liệu, 13/03/2022
doanh nghiệp đến người voucher...
tham dự.

Gửi báo cáo - Soạn bản báo cáo chương - Gửi thư cảm ơn 13/03/2022
chương trình, trình, database để gửi cho và lời mời cộng tác -
database và nhà tài trợ. Gửi thư cảm ơn, qua email (bản 20/03/2022
thư cảm ơn. lời mời cộng tác cho những mềm).
Gửi giấy sự kiện sắp tới của CLB. - Gửi giấy chứng
chứng nhận - Gửi giấy chứng nhận. nhận qua email
(bản mềm).
DỰ TRÙ TÀI CHÍNH

Số
STT Nội dung Đơn vị Đơn giá Thành tiền
lượng

Chi phí truyền thông 3,850,000


1 Quảng cáo trên Facebook 7 Ngày 100,000 700,000

Bàn phím
Giải nhất 1 Cái 250,000 250,000
Give Bluetooth
2
Away Giải nhì Bình nước 1 Cái 50,000 50,000

Giải ba Cốc nước 1 Cái 50,000 50,000

Khách
3 Hộp quà diễn giả 2 Hộp 900,000 1,800,000
mời

Leaflet phát cho người tham dự


6 200 Bản 5,000 1,000,000
về thông tin I-INVEST! 2022

Chi phí tổ chức 2,801,000


Tài khoản
Kahoot! Tài
6 Hỗ trợ meeting 1 1,416,000 1,416,000
2000 khoản
người

4 Sự kiện Standee 2 Cái 80,000 160,000

6 Sự kiện Banner 1 Cái 300,000 300,000

Thùng nước Lavie


6 Sự kiện 3 Thùng 75,000 225,000
350ml
7 BTC Thẻ + Bao + Dây thẻ 70 Cái 10,000 700,000

Chi phí phát sinh 10% 666,000


TỔNG CHI PHÍ 7,31700,000

KPI ĐỐI NGOẠI

STT QUYỀN LỢI CHI TIẾT VÀNG BẠC

1 KPI đối ngoại 2 4

2 Khung mức tài trợ (đơn vị: VNĐ) 2 triệu 1 triệu

- Số Tài trợ hiện kim: 7.500.000 đ


- Tài trợ hiện vật: 200 vouchers các loại.
QUYỀN LỢI NHÀ TÀI TRỢ
TT QUYỀN LỢI CHI TIẾT VÀNG BẠC

Quyền lợi truyền thông

1 Nhà tài trợ được quyền ưu tiên x không


trong tất cả các hoạt động
truyền thông của chương trình
cho tới khi chương trình kết
thúc.

2 Hình ảnh và logo của nhà tài trợ x x


sẽ được cập nhật trên tất cả các
trang truyền thông của chương
trình và các loại giấy tờ quảng
bá cho sự kiện như Poster,
Banner, Leaflet,...

3 Được chiếu video về Nhà tài trợ x không


để gia tăng độ phổ biến với sinh
viên Đại học.

4 Được hỗ trợ update, truyền x không


thông các tài liệu quảng bá, các
thông tin khuyến mãi ...

5 Nhà tài trợ được sử dụng danh x x


vị “Nhà tài trợ”chương trình, sử
dụng hình ảnh của sự kiện để
quảng cáo trong vòng 6 tháng
kể từ ngày tổ chức.

6 Được đánh giá 5 sao trên 50 lượt 20 lượt


fanpage của Nhà tài trợ.

Quyền lợi tuyển dụng

1 Nhà tài trợ được đăng các bài tối đa 3 bài tối đa 1 bài
tuyển dụng trên fanpage Câu lạc
bộ, trang chủ cuộc thi I-
INVEST!.

2 Nhà tài trợ có cơ hội tiếp cận x x


với những ứng viên tiềm năng
từ cuộc thi về tài chính, chứng
khoán.

Quyền lợi giám sát

1 Nhà tài trợ có quyền cử người x x


để giám sát, hỗ trợ, làm việc với
CLB nhằm thực hiện đúng điều
khoản của bản Quyền lợi và bản
Hợp đồng.

2 Được nhận báo cáo văn bản về x x


thông tin và tiến trình tổ chức.

Quyền lợi xưng danh


1 Nhà tài trợ được vinh danh là x x
Nhà tài trợ cho sự kiện do CLB
Chứng khoán SIC tổ chức và
được MC chương trình nêu tên
trong sự kiện.

2 Được BTC trao giấy chứng x x


nhận tài trợ cho Nhà tài trợ và
thư cảm ơn để ghi nhận sự đóng
góp của Nhà tài trợ vào thành
công của chương trình.

Quyền lợi khác

1 Nhà tài trợ được hỗ trợ về thông 100% 50%


tin thí sinh đăng ký tham gia sự
kiện.

2 Được ưu tiên là nhà tài trợ x không


chính cho cuộc thi I-INVEST!
2022.

Lưu ý:
- Ngoài những quyền lợi nêu trên, Quý Doanh nghiệp có thể đề nghị thêm một số
quyền lợi khác phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.
- Ban tổ chức sẽ đáp ứng những yêu cầu hợp lý của nhà tài trợ trong khả năng có thể.
- Giá trị của hiện vật khi quy đổi sang tiền mặt sẽ được chiết khấu 50% tổng giá trị
QUYỀN LỢI BẢO TRỢ

Quyền lợi Nội dung chi tiết

Quyền lợi Logo của đơn vị bảo trợ được in trên các standee, poster, leaflet,..
truyền thông Đơn vị bảo trợ được hỗ trợ đăng bài truyền thông lên page.
Đơn vị bảo trợ sẽ nhận được sự ưu tiên hợp tác sau này trong các sự kiện sau.

Quyền lợi xưng Đơn vị bảo trợ được nhắc tới trong phần giới thiệu và cảm ơn của MC.
danh Nhà tài trợ được sử dụng danh vị “Nhà bảo trợ”chương trình, sử dụng hình ảnh
của sự kiện để quảng cáo trong vòng 6 tháng kể từ ngày tổ chức.

Quyền lợi giám Đơn vị bảo trợ được cử 1 người đi đại diện tham dự meeting.
sát

NGHĨA VỤ BẢO TRỢ

- Thực hiện đăng tải các viết, bài phỏng vấn liên quan đến cuộc thi lên các
phương tiện truyền thông của đơn vị như Website, Fanpage, Youtube,...
- Hỗ trợ truyền thông cho cuộc thi.
- Tiếp nhận các bài viết/ bài phỏng vấn từ Ban tổ chức và đăng tải trong phần tin
của đơn vị mình trước và sau khi cuộc thi diễn ra.
- Trong 2 ngày từ kể từ ngày Ban Tổ chức gửi bài, đơn vị bảo trợ truyền thông
cần thực hiện đăng tải bài viết liên quan đến cuộc thi.
- Khi gửi bài, yêu cầu đơn vị Bảo trợ truyền thông phải thực hiện đúng và đầy đủ
những yêu cầu đã thống nhất trước đó với Ban Tổ chức.
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
PHÂN CÔNG NHÂN SỰ TIỀN SỰ KIỆN

STT Công việc Phụ trách Thời gian Ghi chú


1 Lên nội dung chi tiết hội Ban Chuyên 24/1 - 30/1 Nhân sự
thảo và tìm diễn giả môn báo cáo
tiến độ
2 Lên kế hoạch truyền thông sơ Ban Truyền 24/1 - 6/2 công việc
bộ và ấn phẩm truyền thông thông vào 23h
3 Phác thảo hồ sơ tài trợ, bảo Ban Đối ngoại 24/1 - 30/1 mỗi ngày,
trợ. tổng kết
chất lượng
sau khi
hoàn thành
mỗi đầu
việc và rút
ra kinh
nghiệm để
tiếp tục làm
các công
việc sau
một cách
hoàn thiện
hơn
VI. Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
★ Ý tưởng sáng tạo về mặt truyền thông trong sự kiện
➢ Nội dung: Quà Quiz Game cho những người thắng cuộc là:
+ Top 10 người chơi có điểm cao nhất: Quyền lợi Review CV bởi Phòng
Nhân sự VCBS
+ Top 2 người chơi có điểm cao nhất: Workdate 1-1 với 2 diễn giả của
chương trình
- Mục đích: Đánh đúng vào nhu cầu của sinh viên năm 3, năm 4 chuẩn bị đi thực tập/
bước chân vào thị trường lao động. Việc được review CV và góp ý sẽ rất có ích cho
các ứng viên chuẩn bị đi làm, bởi có 1 chiếc CV sáng là rất quan trọng khi ứng
tuyển vào doanh nghiệp. Workdate 1-1 với 2 diễn giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh
vực Tài chính và Nhân sự sẽ giúp các bạn sinh viên được nói chuyện và tư vấn một
cách cá nhân, từ đó có cơ hội xây dựng mối quan hệ với diễn giả - một điều rất quan
trọng và giúp ích rất nhiều trong thị trường lao động ngày nay.

➢ Nội dung: Leaflet phát cho người tham dự


+ Leaflet chứa thông tin về các vị trí tuyển dụng của một số ngân hàng và
công ty chứng khoán lớn hiện nay cùng yêu cầu công việc
+ Đồng thời, trên leaflet cũng in một số thông tin về cuộc thi I-INVEST! 2022
- Ý nghĩa: Leaflet vừa cung cấp thông tin về cơ hội nghề nghiệp ngành Tài chính
- Chứng khoán, vừa quảng bá cho cuộc thi I-INVEST! 2022
- HẾT -

You might also like