You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


PHÂN HIỆU VĨNH LONG

«KHOA NGÂN HÀNG»

TIỂU LUẬN
MÔN: Thị trường và các định chế tài chính

Đề tài: Tác động của đại dịch Covid - 19 đến thị


trường chứng khoán Việt Nam

Giảng viên: TS. Nguyễn Hữu Huân


Mã lớp học phần: 22C9BAN50608802
Khóa – Lớp: K47- NH002
Nhóm 9

Năm học: 2022-2023 1


THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Đóng góp Chữ ký


02 Hồ Tiểu Bảo 31211572279 100%
06 Hồ Tiểu Kỳ 31211572297 100%
24 Phạm Nguyễn Hồng Quân 31211570104 100%
31 Nguyễn Phúc Toàn 31211572334 100%

2
MỤC LỤC
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................0
2. Mục đích nghiên
cứu.................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên
cứu................................................................................................0
4. Đối tượng nghiên
cứu................................................................................................0
5. Phạm vi nghiên
cứu...................................................................................................0
II. Nội dung
1. Sơ lược về đại dịch Covid-19 và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và Việt
Nam............................................................................................................................0
1.1. Nguồn gốc và diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới....................................0
a) Nguồn
gốc..........................................................................................................0
b) Diễn
biến............................................................................................................0
1.2. Sơ lược nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong đại dịch Covid-19.........................0
a) Kinh tế thế giới ..................................................................................................0
b) Kinh tế Việt
Nam................................................................................................0
2. Tác động của Covid-19 đến thị trường chứng khoán thế
giới..................................0
3. Tác động của đại dịch Covid đến thị trường chứng khoán Việt
Nam......................0
3.1. Thị trường chứng khoáng Việt Nam tiền Covid
(2019) ...........................................0

3
3.2. Thị trường chứng khoáng Việt Nam giữa Covid
(2020,2021) ..................................0
3.3. Thị trường chứng khoáng Việt Nam hậu Covid
(2022) ...........................................0
4. Một số thách thức đặt ra trong việc ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam
trước tác động của đại dịch Covid-
19..........................................................................0
5. Giải pháp đối với việc phục hồi thị trường chứng khoán Việt Nam sau Covid-
19...0
III. Kết luận
IV. Tài liệu tham khảo

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam đầu năm 2020 và diễn biến hết sức
phức tạp. Dù Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp trong việc ngăn chặn và đẩy lùi dịch
bệnh nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn đẩy lùi dịch bệnh. Song thị trường chứng khoán Việt
Nam dưới tác động của đại dịch đã biến động rất khó lường. Lý do chọn đề tài “ Tác động
của đại dịch Covid-19 đến TTCK Việt Nam” nhằm tìm hiểu rõ hơn những tác động mà
đại dịch Covid-19 đã gây ra cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Trước bối cảnh đại dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực đầu tư kinh tế đều bị ảnh hưởng,
các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư phải tìm kiếm những hướng đi mới. Chứng
khoán là một trong những lĩnh vực hiếm hoi duy trì được trạng thái ổn định, thậm chí có
những bước tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 hiện nay vẫn còn diễn
biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực của dịch bệnh đến mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài và chưa thể đánh giá hết tác động sau này. Mục
đích nghiên cứu tác động của đại dịch Covid đối với thị trường chứng khoán là nhằm
hiểu rõ ràng, tường tận về những tác hại của đại dịch Covid gây nên nhằm đưa ra các
phương án, chính sách phối hợp đồng bộ và nhanh chóng nhằm hạn chế và ổn định thị
trường chứng khoán Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận.
- Tìm hiểu rõ ràng về sự tác động của đại dịch Covid-19 đối với thị trường chứng khoán
Việt Nam.
- Làm rõ một số thách thức đặt ra trong việc ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam
dưới tác động của đại dịch Covid-19.
- Từ đó, có thể đưa các giải pháp trong việc ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam
trong thời kỳ “hậu Covid-19”.

4. Đối tượng nghiên cứu


Tác động của dịch Covid-19 đến TTCK Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ khi đại dịch Covid-19 (tháng 12/2019) bùng nổ cho đến hiện tại.
- Không gian: thị trường chứng khoán Việt Nam.

5
NỘI DUNG
1. Sơ lược về đại dịch Covid-19 và tác động của nó đến nền kinh tế
thế giới và Việt Nam
• Virus Corona là gì?
Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn
gốc tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Vi
rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài,
tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó
cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ
Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại
bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày
xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác
động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn
cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.
[1]

• Covid-19 là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô
hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) là Covid-19. Tên gọi mới này gọi
tắt của Coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease”
(dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.
Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on
Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của virus Corona
là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid-19 mà WHO đã chỉ định trước
đó.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng Corona
virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình
tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%.
1.1. Nguồn gốc và diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới
a) Nguồn gốc:
Hai nghiên cứu công bố sơ bộ ngày 26/2 (chưa được kiểm chứng chéo và
công bố chính thức) cho rằng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 nhiều
khả năng xuất phát từ động vật sống ở một khu chợ tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ

6
tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Nhà sinh học Michael Worobey thuộc Đại
học Arizona (Mỹ), đồng tác giả của cả 2 nghiên cứu này, khẳng định các bằng
chứng là rất rõ ràng. Trả lời phỏng vấn New York Times, ông Worobey nói: “Khi
xem xét tất cả các bằng chứng, có thể thấy rất rõ là đại dịch xuất phát từ chợ hải
sản Hoa Nam (Huanan) ở Vũ Hán”. Các nhà nghiên cứu thuộc đội ngũ của chuyên
gia nay đã phân tích dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau trong nỗ lực tìm kiếm
cho câu hỏi được đặt ra với thế giới từ khi đại dịch bùng phát.
Kết luận của họ là virus SARS-CoV-2 hiện diện ở động vật có vú bán tại chợ đầu
mối Hoa Nam vào cuối năm 2019. Các nghiên cứu cho rằng virus đã lây nhiễm
sang những người mua bán hoặc làm việc tại chợ này.
Nhiều ca mắc COVID-19 ở giai đoạn đầu dịch có liên quan đến chợ Hoa
Nam và đến cuối năm 2019, các bệnh viện ở Vũ Hán ghi nhận hàng chục ca mắc
mà khi đó được coi là bệnh viêm phổi do virus. Ở thời điểm này, các nhà khoa học
Trung Quốc nói rằng họ tìm thấy virus trên bề mặt và trong cống ở chợ nhưng
không có virus ở các động vật bán tại đây. Tuy nhiên, chuyên gia Worobey cùng
đội ngũ cho biết họ tập trung vào khoảng 156 ca mắc COVID-19 tại Vũ Hán trong
tháng 12/2019. Sau đó, tiếp tục khoanh vùng các ca trong tháng 1/2020 và tháng
2/2020, sử dụng dữ liệu từ các nhà nghiên cứu Trung Quốc với hơn 700 ca liên
quan đến chợ Hoa Nam, đặc biệt là nhóm những người dân cao tuổi sinh sống tại
khu vực này. Theo chuyên gia Worobey, tất cả cho thấy “đây không phải sự trùng
lặp ngẫu nhiên”. Nhóm nghiên cứu phát hiện những sạp bán con lửng và thức ăn
chế biến từ các loài động vật khác từng được tìm thấy là vật chủ của virus. Họ thu
thập được các mẫu gene từ chợ hồi tháng 1/2020 cho thấy dấu vết của virus ở một
góc chợ nơi từng có những sạp hàng trên. Sau đó nhóm nghiên cứu xem xét những
đột biến trong ‘cây phả hệ” của virus và kết luận rằng virus đến từ động vật, rồi tự
biến đổi thích nghi khi lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa
tìm ra được chính xác ca bệnh hay động vật đầu tiên phát tán virus. [2]
b) Diễn biến:
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) bắt đầu xuất hiện xuất phát ở thành
phố Vũ Hán ( Hồ Bắc, Trung Quốc) gây viêm phổi cấp gây ảnh hưởng rất lớn đến
cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới.
Ngày 11/3/2020, WHO tuyên bố Covid-19 là “ Đại dịch toàn cầu” và tính đến thời
gian này thì Covid-19 đã lây lan đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số
những quốc gia có ghi nhận bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 thì quốc gia Ý ghi nhận
10.143 (631 ca tử vong), thuộc hàng “ top”, tiếp đó là Nhật Bản có 1278 ca (19 tử

7
vong), Mỹ có 1004 (31), Iran có 9000 (354), Hàn Quốc có 7755 (66),… Đến 17h30
ngày 11/3/2020 trên thế giới có đến 119.061 ca nhiễm bệnh, có 4293 người tử
vong, trong số đó Trung Quốc có 3158 ca.

Và cũng thời gian này nhiều quốc gia trên toàn cầu tuyên bố đóng cửa biên giới,
các sân bay ngưng hoạt động, các cửa khẩu đều cấm nhập xuất cảnh con người
cũng như hàng hóa.
Ngày 13/3/2020 Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Ngày 17/3/2020 toàn bộ Liên Minh Châu Âu (EU) tuyên bố đóng cửa biên giới
( 30 ngày đối với công dân không phải của khối).
Cùng khoảng thời gian này các biện pháp phong tỏa, cách ly được áp dụng trên
phạm vi toàn cầu. Nhiều hãng máy bay, nhà hàng,… phải sa thải nhân viên.
Do số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng cao nên nhiều quốc gia áp dụng biện
pháp đeo khẩu trang bắt buộc đối với mọi công dân, ngoài ra còn thực hiện nhiều
biện pháp khác như giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét, mọi người dân ở yên trong
nhà, hạn chế ra đường, và đặc biệt là bắt buộc đeo khẩu trang khi đi ra đường và vệ
sinh tay, quần áo trước khi trở về nhà.
Ngày 2/4/2020 số ca mắc liên tục tăng cao vượt 1 triệu ca mắc.
Ngày 28/6/2020 số ca mắc vượt 10 triệu ca mắc.

8
Ngày 28/9/2020 vượt 1 triệu ca tử vong.
Ngày 4/8/2021 vượt 200 triệu ca mắc.
Ngày 9/2/2022 vượt mốc 400 triệu ca mắc.
Ngày 4/3/2022 vượt mốc 6 triệu ca tử vong.

Xuất hiện các biến thể mới:


Tháng 12/2020, tại Anh xuất hiện ca nhiễm chủng mới Alpha (B.1.1.7)
Cùng thời gian này chủng mới Beta (B.1.351) được phát hiện ở Nam Phi.
+ Chủng Gamma ( P.1 ) được tìm thấy vào tháng 1/2021.
+ Chủng Detla ( B.1.617.2 ) được tìm thấy lần đầu tiên ở Ấn Độ tháng 12/2020 và
chú ý vào tháng 4/2021.
+ Chủng Omicro ( B.1.1.529 ) được phát hiện ở Nam Phi 11/2021.
“Vũ khí” Vaccine
Các chiến dịch tiêm chủng vaccine được bắt đầu ở Anh, Nga, Mỹ và EU vào
tháng 12/2020 và bùng nổ vào năm 2021 trên phạm vi toàn cầu. Một năm sau khi
công bố đại dịch đã có hơn 300 triệu liều vaccine đã được tiêm trên phạm vi toàn
châu lục.
Tăng tốc độ tiêm Vaccine
Tính đến ngày 11/3/2022 chúng ta đã tiêm 11 tỷ liều vaccine trên toàn thế giới,
thống kê cho thấy 63,4% người dân trên thế giới đã được tiêm ít nhất một mũi
vaccine.
Từ đầu năm 2022 các nước tích cực thúc đẩy triển khai tiêm chủng để nhanh
chóng mở cửa khôi phục lại nền kinh tế trên toàn cầu.
Sống chung với Covid-19
Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã xóa bỏ hầu hết các trói buộc
chống dịch từ 19/7/2021, mở đầu cho bước ngoặt chống dịch: Thích nghi hoàn
toàn, linh hoạt với Covid-19 để hướng tới một cuộc sống bình thường mới.
1.2. Sơ lược nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong đại dịch Covid-19
a) Kinh tế thế giới
Tác động đến GDP thế giới
Cuối năm 2019, khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán và bùng phát thành đại
dịch ngay sau đó không lâu. Chỉ trong 6 tháng Covid đã lan rộng ra hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Sức càng quét kinh khủng của dịch Covid-19 là đòn đánh chí

9
mạng lên nền kinh tế thế giới, làm nền kinh tế bỗng chốc bay mất hàng nghìn tỷ
USD. Năm 2020 ghi nhận hàng chục nền kinh tế trên thế giới cùng lúc rơi vào
khủng hoảng như Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Italy, Australia, Brazil, Canada,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,… Trong đó Mỹ và EU là những nước
bị thiệt hại nặng nề nhất. Trong quý II/2020, Mỹ suy giảm 31,4% do tiêu dùng chi
tiêu giảm mạnh và chính thức rơi vào khủng hoảng suy thoái, kết thúc chuỗi tăng
trưởng dài 11 năm của Mỹ.
Ở Châu Âu, đồng tiền chung Châu Âu (Euro) bị tác động mạnh do dịch Covid-19
làm GDP giảm 12,1% - mức giảm cao nhất từ năm 1995. Các nước thuộc EU như
Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha đều thông báo GDP giảm mạnh trong quý II/2020.
Cụ thể Đức giảm 10,1% trong quý II/2020 - mức giảm cao nhất từ năm 1970, Italy
giảm 12,4%, Pháp giảm 13,8%, đặt biệt Tây Ban Nha là nước chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất với mức giảm GDP kỉ lục 18,5%.
Tại Châu Á nhiều nước cũng rơi vào suy thoái, Nhật Bản lần đầu tiên rơi vào
khủng hoảng kể từ năm 2015, nền kinh tế nước này tăng trưởng âm trong hai quý
liên tiếp. GDP Nhật Bản giảm 3,4% trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm 2019,
dịch Covid-19 làm xuất khẩu, tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn bị tụt giảm, trong quý
II/2020 kinh tế Nhật Bản giảm 28,8%. Ngược lại với Nhật, Trung Quốc lại có triển
vọng khi làm tốt việc kiểm soát dịch bệnh, điều đó giúp nền kinh tế tăng trưởng
3,2% trong quý 2/2020, sau khi đã giảm 6,8% trong quý I/2020.
Tác động đến kinh tế thế giới
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố vào ngày 27/9 cho rằng dịch
bệnh Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người và
là một thách thức không hề nhỏ đến ngành kinh tế gây ra những tác động tiêu cực
nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu.
Hoạt động về kinh doanh, sản xuất, thương mại,... trên thế giới bị đình trệ. Hội
nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on
Trade and Development – UNCTAD) dự báo rằng FDI toàn cầu sẽ tụt giảm 40%
so với FDI năm 2019, lạm phát ở mức thấp (1,2% - 2%) do sức mua còn ở mức
thấp, giá dầu quốc tế sẽ giảm mạnh. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và
Ngân hàng thế giới (WB) vào tháng 10/2020 dự báo rằng kinh tế giới năm 2020 bị
suy giảm (từ -5,2% đến -4,4%).
Các quốc gia đều thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch
dẫn đến nhiều hoạt động sản xuất phải tạm dừng. Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn làm

10
ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại toàn cầu, đầu tư kinh tế khiến cho sự
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thế giới bị suy giảm. EU, Mỹ, Trung Quốc là
3 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng trong giai đoạn dịch bệnh này EU và Mỹ dự
báo mức GDP giảm lần lượt là -7,5% và -5,9%, còn Trung Quốc tăng 1,2%. Nhằm
ngăn chặn sự ảnh hưởng của Covid-19 đến nền kinh tế các quốc gia đều tung ra
những gói cứu trợ cho người dân kịp thời: Chính phủ Mỹ đã cam kết chi hơn 3.000
tỷ USD để giải cứu nền kinh tế, Hạ viện Mỹ cũng đã chấp thuận gói cứu trợ trị giá
2.200 tỷ USD. Ngày 28/5/2020 tại Trung Quốc, kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân
toàn quốc đã cam kết chi 4.000 nhân dân tệ (tương đương 559 tỉ USD) cho gói kích
thích kinh tế; bên cạnh đó EU cũng mạnh tay chi 826 tỷ USD cho gói cứu trợ tại
các quốc gia lệ thuộc nhiều vào du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do việc hạn chế đi lại
để kiểm soát dịch bệnh.
b) Kinh tế Việt Nam
Qua 35 năm đổi mới (1986-2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức dương, có nhiều năm tăng trưởng đạt
mức cao trên dưới 8%, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% (1993) xuống 11,3% (2009)
và chưa đến 4% (2019); tạo ra thu nhập cao cho người dân, đời sống được cải
thiện. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải trải qua 2 cú sốc qua hai cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới (1997 và 2007). Nhưng khác với hai cuộc khủng
hoảng, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và bao
gồm cả Việt Nam.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhưng đại dịch Covid–19 đã tác động lên
nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, đặc biệt hai yếu tố chính là cung và cầu.
Đối với yếu tố cầu, dịch bệnh Covid–19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn
cách xã hội cần thiết; trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh và thực hiện các biện pháp
giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu
nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên 6 tháng đầu
năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước;
khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 5,9%.
Như vậy, khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu tăng
trên 10%.
Đối với yếu tố cung, đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và
lao động. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước
11
ngoài và người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề từ Covid-19 khi nguồn
cung lao động bị thiếu. Các doanh nghiệp còn phải chịu thêm nhiều chi phí cho
nước sát khuẩn, khẩu trang và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, cầu và cung của nền kinh tế (tiêu
dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và
tăng trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay
chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất. Covid-19 tác động lên
mọi mặt lên nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế,
hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Tuy
nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp
mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh
tế.
2. Tác động của Covid-19 đến thị trường chứng khoán thế giới
*Thị trường chứng khoán ( Stock Exchange) là một sàn giao dịch tập hợp những
nhà đầu tư bán, mua và thực hiện giao dịch các loại cổ phiếu, trái phiếu,… thứ đại
diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh nghiệp; chúng có thể bao gồm
các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những
cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai, ví dụ như cổ phần của một
công ty tư nhân được bán cho các nhà đầu tư thông qua các nền tảng gọi vốn cộng
đồng. 

3. Tác động của Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1. Thị trường chứng khoáng Việt Nam tiền Covid (2019)
Sự khởi sắc của thị trường trong trong quý đầu tiên của năm 2019 không kéo
dài lâu, thị trường đã đảo chiều đi vào điều chỉnh sâu với nhiều sóng suy yếu liên
tiếp, có lúc giảm quanh ngưỡng 940 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa kết thúc một năm đầy biến động với
nhiều diễn biến ngoài sự mong đợi của giới đầu tư.

Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng ở mức 960,99 điểm, tăng
7,7% so với cùng kỳ năm ngoái cao hơn các nước trong khu vực như Singapore,

12
Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Tuy nhiên, thị trường hầu như không tạo ra những
con sóng thực sự mạnh sau giai đoạn tăng tốc đột ngột của giai đoạn đầu tiên.
*Diễn biến chỉ số VN-Index trong năm 2019
Sau một năm 2018 đáng thất vọng với VN-Index đóng cửa 892 điểm, giảm 9,4%
so với đầu năm, hầu hết các chuyên gia công ty chứng khoán cho rằng thị trường
chứng khoán năm 2019 bị ảnh hưởng tiêu cực do đến tác động của các yếu tố bên
ngoài như tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, chiến tranh thương mại,…
Tuy nhiên, trái ngược với nhiều dự đoán, thị trường chứng khoán đã khởi đầu
năm 2019 với tinh thần phấn chấn với chỉ số VN-Index liên tục tăng và nhanh
chóng vượt ngưỡng tâm lý 1.000 điểm trong vòng chưa đầy 3 tháng. Đây có thể
được coi là làn sóng tăng giá rõ ràng nhất mà thị trường đã tạo ra trong suốt 1 năm
vừa qua.
Động lực chính của sự tăng trưởng này có lẽ đến từ mức định giá hấp dẫn của thị
trường Việt Nam tại thời điểm bắt đầu bước vào năm 2019. Với việc chỉ số VN-
Index trong giảm mạnh do các công ty niêm yết trên sàn HSX tăng trở lại hơn 22%
trong năm 2018 khiến P/E thị trường đã giảm xuống 15,6 lần dưới mức 22,x chỉ số
VN-Index đạt mức đỉnh lịch sử 1200 điểm vào tháng 4/2018 hoặc mức 18,9x đầu
năm 2018.
Ngoài ra, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định cũng như các tác động tích cực từ bên
ngoài của việc nới lỏng chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và về
việc nới lỏng các biện pháp của Cục Dự trữ Liên bang đối với chính sách tỷ giá thị
trường thịnh vượng trong quý đầu tiên của năm 2019.
Thực tế cho thấy những cột mốc quan trọng của chứng khoán Việt Nam chưa bao
giờ thiếu dấu ấn các nhà đầu tư nước ngoài. Với mức định giá hợp lý , các nhà đầu
tư nước ngoài đã liên tục mua ròng trong quý đầu tiên của năm 2019, tạo động lực
đáng kể để kéo thị trường tăng cao hơn.
Tuy nhiên, sự khởi sắc không kéo dài , thị trường đảo chiều và bước vào nhịp
điều chỉnh sâu với nhiều đợt giảm liên tiếp, VN-Index có lúc giảm 940 điểm.
Không khó để nhận ra rằng sự điều chỉnh trong quý II một phần chịu ảnh hưởng
từ diễn biến thương mại của các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu loại trừ các giao dịch
bán, bao gồm việc SK Group mua hơn 51 triệu cổ phiếu VIC hồi tháng 5, nhà đầu
tư nước ngoài đã bán ròng 921 tỷ trên sàn HoSE thông qua kênh đối ứng.

13
Từ vùng đáy, thị trường bắt đầu có dấu hiệu ổn định trở lại và dần trở nên tích
cực hơn. Chỉ số VN-Index dao động liên tục với biên độ tạo vị thế tích lũy trong xu
hướng tăng và đạt ngưỡng 1 000 vào cuối tháng 10.
Sự gia tăng không rõ ràng của chỉ số VN-Index phần nào gây bất ngờ cho các
nhà đầu tư trong bối cảnh thiếu tin tức thị trường tích cực vì nó suýt bỏ lỡ cơ hội
nhảy lên thị trường mới nổi hạng 2 theo phân loại của VN-Index. Kết quả giao dịch
quý III của các công ty niêm yết cũng không có nhiều thay đổi.
Một điểm tích cực đáng chú ý là sự ra đời của Chứng quyền có bảo hiểm (Cover
Warrant), sản phẩm phái sinh thứ hai sau hợp đồng tương lai vào cuối tháng 6
nhằm giúp các nhà đầu tư có quyền lựa chọn, thúc đẩy hoạt động giao dịch trên
trên thị trường
Sự bùng nổ thị trường sau đó đã khiến các nhà đầu tư và các công ty chứng
khoán lạc quan về việc đặt mục tiêu đạt mốc 1.000 điểm cho đến cuối năm 2019 và
thậm chí đạt đến đỉnh 1200 điểm lịch sử mà thị trường đạt được một lần vào tháng
4/2018.
Động lực hỗ trợ cho VN-Index có thể xuất phát từ việc Mỹ và Trung Quốc sắp
đạt được thỏa thuận thương mại, giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư. Đồng thời luật
Chứng khoán cần có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển dài hạn của thị trường
chứng khoán.
Theo đó, SSI Research đánh giá rằng VN-Index sẽ vượt qua ngưỡng 1.000 điểm
theo xu hướng đi ngang và tăng có thể kéo dài đến cuối năm với giả định không để
xảy ra tình trạng xấu dòng vốn ngoại.
Tuy nhiên, “hạnh phúc ngắn hạn”, áp lực chốt lời mạnh trong vùng kháng cự kỹ
thuật 1.020 điểm và liên tục bán ròng trong những tháng cuối năm đã khiến VN-
Index mất điểm và tụt dốc sâu vào vùng 950 điểm. Thực tế là đã mất hơn sáu tháng
VN-Index để vượt qua ngưỡng 1000 điểm , khiến nó nhanh chóng "rớt" khỏi hầu
hết các kết quả của cả năm 2019 trong suốt ba tuần của tháng 11 phần nào khiến
các nhà đầu tư thất vọng.
Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh mạnh sau khi chạm mức cao nhất trong một
năm , vào ngày 18/11/2019, HoSE chính thức ra mắt chỉ số Vietnam Diamond
Index (VN Diamond) và chỉ số Vietnam Financial Select Sector Index (VNFin
Select) nhằm giải quyết vấn đề kiệt quệ room ngoại, tạo tiền đề cho sự ra đời của
quỹ ETFs.

14
Vào giữa tháng 12, hai quỹ ETF lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay là VNM
ETF và FTSE ETF đã thực hiện tái cơ cấu danh mục định kỳ cuối cùng của năm
2019 mà trong đó VNM ETF đã mua vào khoảng 6,8 triệu USD cổ phiếu Việt
Nam.
Sau giai đoạn tái cơ cấu danh mục “mềm”, tâm lý nhà đầu tư đã phần nào ổn
định hơn , giúp VN index tiến vào vùng hỗ trợ mạnh 950, thị trường đã tiếp tục quá
trình của tích lũy trong đó xu hướng đang nổi lên.
Theo Công ty chứng khoán VNDirect , việc tích lũy cổ phiếu trong phạm vi hiện
tại, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn lớn sẽ hoạt động tốt khi thị trường bước vào năm
2020.
Theo thống kê của FPTS Securities, trong giai đoạn 2001 - 2018, có 13/15 lần
chỉ số VN index đã tăng lần lượt trong 5 ngày trước kỳ nghỉ và 11/18 lần chỉ số
tăng trong 5 ngày giao dịch sau Tết. Năm 2019, thị trường cũng có những bước
phát triển trước và sau kỳ nghỉ Tết.
Hiệu ứng này dự kiến sẽ tái diễn vào cuối tháng 1 khi Tết Nguyên đán 2020 đến
sớm hơn bình thường.
3.2. Thị trường chứng khoáng Việt Nam trong giai đoạn dịch Covid (2020-
cuối 2021)
Thị trường chứng khoán Việt Nam ở đầu năm 2020 đã thấy hai giai đoạn rõ
rệt:
Giai đoạn thứ 1 là khoảng thời gian trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán, giai đoạn thứ 2
là khoảng thời gian sau kỳ nghỉ Tết khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng nổ ở Trung
Quốc và nhiều quốc gia khác.
3.2.1. Trước kỳ nghỉ Tết thì chỉ số VN- Index tăng điểm mạnh
Theo công ty cổ phần chứng khoán SSI, thị trường chứng khoán Việt Nam
tăng mạnh là do 3 yếu tố:
+ Nhưng thông tin tích cực từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Dòng vốn khối ngoại đổ vào thị trường.
+ Kết quả kinh doanh quý IV/2019.
Chỉ số VN – Index tăng là do thông tin tích cực từ hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, theo đó tổng giá trị vốn hóa đạt hơn 1 triệu tỷ đồng tăng 8,6% so với
quý I/2019.
3.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam khi dịch Covid 19 bùng nổ.

15
Khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác,
khi đến Việt Nam dịch bệnh đã khiến nhiều ngành kinh doanh của nước ta đi vào
ngưng trệ có thể thấy như:
- Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, hầu hết các chuyến bay bị ngưng do
những lệnh cấm xuất nhập cảnh làm cổ phiếu của ngành này tụt giảm mạnh ảnh
hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Các ngành như du lịch cũng bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp nhà nước cũng lao vào tình trạng lỗ do giao thương xuất nhập
khẩu bị kiểm soát, các biên giới, cửa khẩu đóng cửa làm cho cổ phiếu nhóm này
giảm mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Chỉ số VN- Index giảm trên 33% so với cùng kỳ năm 2019, đợt giảm sâu nhất
trong vòng ba năm qua.
Tuy nhiên với sự kiểm soát dịch bệnh tốt của chính phủ, thị trường chứng khoán
Việt Nam có bước chuyển mình cực kỳ ngoạn mục.
3.2.3. Tăng trưởng ngược dòng ấn tượng.
Theo ủy ban chứng khoán Nhà nước với sự kiểm soát tốt dịch bệnh của
chính phủ thì thị trường chứng khoán đã phục hồi nhanh chóng. Thị trường chứng
khoán Việt Nam đã đóng cửa vào năm 2020 với mức phục hồi mạnh mẽ, xấp xỉ
15% so với cùng kỳ năm 2019 và được xem là 1 trong 10 thị trường chứng khoán
tăng trưởng bậc nhất thế giới.
Đến cuối năm 2020, chỉ số VN – Index đạt 1103,87 điểm tăng mạnh nhất trong
vòng những năm qua, tăng 14,9 % so với thời điểm cuối năm 2019. Chỉ số HNX-
index tăng gần 89% so với cùng kỳ năm ngoái, UPCOM – index tăng hơn 36,1%.
Thanh khoản của thị trường cao kỷ lục trong năm 2020 cho thấy sự hấp dẫn của thị
trường chứng khoán Việt Nam, giá trị giao dịch bình quân trong năm 2020 đạt
7.420 tỷ đồng trong 1 phiên giao dịch so với cùng kỳ năm 2019 đã tăng 59,3%.
Số lượng nhà đầu tư mới cũng như số lượng tài khoản đã mở mới cao kỷ lục trong
những năm qua, riêng tháng 11/2020 đã có 41.203 tài khoản, cả năm đạt 393,659
tài khoản con số cao nhất trong vòng 20 năm qua tăng 94% so với số tài khoản mở
năm 2019.

16
Cùng với đó thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận những con số khả quan
trong năm 2020, số lượng giao dịch bình quân đạt 156.852 hợp đồng/phiên tăng
77% so với bình quân năm 2019.
Nói tóm lại, khi Covid 19 bùng phát tại Việt Nam đã làm cho thị trường chứng
khoán giảm rất mạnh ở quý I, II, III, tháng 9/2020 ghi nhận chỉ số VN – index đạt
655 điểm. Khi dịch bệnh được kiểm soát chỉ số VN – index ghi nhận ở quý IV có
thời điểm đạt 1103,87 điểm và số lượng doanh nghiệp báo cáo có lãi đạt 84% trên
tổng số doanh nghiệp đã thực hiện báo cáo ở quý III/2020.
3.3. Thị trường chứng khoáng Việt Nam hậu Covid (2022)
Năm 2022 được đánh giá là năm khó khăn phức tạp của nên kinh tế Việt
Nam, vì vậy TTCK trong nước rất có khả năng đối diện với nhiểu yếu tố phức tạp,
xuất phát từ trong và ngoài nước như dịch bệnh Covid-19, giá nguyên, nhiên, vật
liệu trên thế giới tăng do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, sản xuất không đáp ứng kịp
nhu cầu gia tăng khi các nền kinh tế phục hồi, mức dư nợ kí quỹ giao dịch tăng
nhanh chóng, các nhà đầu tư tăng tỷ trọng trên TTCK Việt Nam cũng tiềm ẩn
nhiểu rủi ro do tính ổn định của dòng tiền chưa cao. Tuy vậy, TTCK Việt Nam
trong năm 2022 vẫn còn tăng trưởng do nhiều yếu tố tích cực vẫn được duy trì.
Mặt bằng lãi xuất được giữ ổn định ở mức thấp nên dòng tiền vẫn sẽ được thu hút
vào TTCK. Việc kiểm soát được dịch bệnh, nhiều hoạt động kinh tế được khôi

17
phục, tiêu dùng nội địa được hồi phục, ngành du lịch từng bước được cải thiện trở
lại thúc đẩy sự phục hồi của doanh nghiệp về nền kinh tế. Trong thời gian qua số
lượng tài khoản chứng khoán được mở tăng liên tục, hiện chiếm khoảng 4,7% dân
số cho thấy rằng TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng thu hút các nhà đầu
tư trong nước. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, TTCK Việt Nam sẽ có sự phân hóa
ở nhiều nhóm ngành, hàng tiêu dùng thiết yếu tăng trưởng chậm hơn so với hàng
tiêu dung không thiết yếu, các ngành hàng không và du lịch sẽ có thể phục hồi trở
lại vào nửa cuối năm 2022. Một số ngành được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh vào
nữa đầu năm 2022 là xuất khẩu, thủy sản, dệt may, vận tải biển,... một số loại hàng
có thể đạt mức giá cao bao gồm thủy sản, phân bón, hóa chất mía đường, ngành
hưởng lợi từ lãi suất thấp là chứng khoáng và bất động sản.
4. Một số thách thức đặt ra trong việc ổn định thị trường chứng
khoán Việt Nam trước tác động của đại dịch Covid-19
Bên cạnh những mặt tích cực mà đại dịch Covid-19 mang lại thị trường
chứng khoán Việt Nam, nhưng trước những mặt tích cực của đại dịch vẫn không
tiềm tàng những nguy hiểm khôn lường có thể làm sụp đổ nền chứng khoán Việt
Nam nếu như không có những biện pháp đúng đắn. Sau đây là một số thách thức
đặt ra cho thị trường chứng khoán Việt Nam:
+ Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước trong các
doanh nghiệp đã khá chậm, ngoài ra yếu tố quan ngại, sợ rủi ro pháp lý liên quan
đến bán tài sản nhà nước. Qua đó, làm chậm quá trình niêm yết giá cho các doanh
nghiệp để tạo sự minh bạch và huy động vốn phát triển.
+ Về phía cầu, hệ thống nhà đầu tư là tổ chức trong nước còn thiếu, nhà đầu tư cá
nhân chiếm phần lớn giá trị giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Các nhà đầu tư cá
nhân đua nhau đầu tư vào chứng khoán bắt nguồn từ lúc xuất hiện dịch Covid-19,
do các chính sách phong tỏa và hạn chế đi lại để kiểm soát đại dịch khiến nhiều
người tìm đến chứng khoán với hy vọng có thể bù đắp cho thu nhập bị suy giảm
hoặc lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng không cao.
+ Về phía cung của thị trường chứng khoán còn thiếu cân bằng, đa dạng, chất
lượng một số hàng hóa chưa thực sự đảm bảo. Trong khi đó, lĩnh vực hàng không,
du lịch… còn hiếm sẽ là lực cản cho tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng
khoán Việt Nam. Thêm vào đó, việc khối ngoại bán ròng cũng như số liệu thống kê
các ngành nghề dịch vụ du lịch, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu đang bị ảnh

18
hưởng bởi dịch bệnh cũng sẽ khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể có
những đột phá trong ngắn hạn.
+ Luật Chứng khoán 2019 được ban hành có nhiều điểm mới mang tính đột phá
sẽ góp phần nâng tầm thị trường chứng khoán nhưng chưa hiệu quả. Tuy nhiên,
nhà đầu tư và các doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ được nội dung luật và các văn
bản pháp lý.
+ Hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường chứng khoán còn có những
trở ngại nhất định cho sự tăng trưởng của thị trường. Đặc biệt, là việc tắc nghẽn
giao dịch, cung cấp thông tin chưa rõ ràng. Điều đó xảy ra thường xuyên ở các
công ty chứng khoán lớn trong nước: lượng khách giao dịch đông đảo, các vấn đề
trong việc tắc nghẽn giao dịch tăng nhiều và các hệ thống giao dịch chưa thực hiện
hiệu quả tối đa. Bản thân công ty chứng khoán chịu nhiều thiệt hại về hệ thống, cả
hình ảnh lẫn danh hiệu.
+ Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động thị trường, tuân thủ các quy định
của pháp luật vẫn tồn tại nhiều những kẻ hở lớn. Bên cạnh đó, hiện nay còn những
hành vi tinh vi trong việc thao túng thị trường chứng khoán (đặc biệt gần đây là vụ
án Tân Hoàng Minh và FLC). Điều đó làm cho thị trường chứng khoán bị thao
túng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành thị trường, cũng như ảnh
hưởng lớn đến các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán, làm tổn thất nghiêm
trọng cho thị trường chứng khoán.
5. Giải pháp đối với việc phục hồi thị trường chứng khoán Việt Nam
sau Covid-19
Một số giải pháp đối với việc phục hồi thị trường chứng khoán Việt Nam
sau Covid-19:
- Tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi luật chính sách đầu tư trên thị trường chứng
khoán Việt Nam nhằm thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài và duy trì
chính sách đầu tư dài hạn.
- Đầu tư vào nghiên cứu để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm.
- Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh theo thông lệ và chuẩn
mực quốc tế bằng cách tận dụng cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
cải cách thể chế quốc gia.

19
- Cần hiện đại hóa, đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để khắc phục những tồn tại
của hệ thống giao dịch trực tuyến và kiểm tra tính tương thích của hệ thống và
công nghệ trong tình hình mới.
- Cần đa dạng hóa các kênh chứng khoán để tăng sức cạnh tranh của thị trường
chứng khoán Việt Nam.
- Xây dựng một thị trường chứng khoán vững mạnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
phát triển chứng khoán phái sinh.
- Xây dựng hệ thống nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra và giám sát trong
việc huy động vốn.

20

You might also like