You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

..........................................................

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: Vấn Đề Covid-19 hiện nay

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Sinh viên thực hiện: Hồ Kim Phúc
Phan Tứ Tài
Nguyễn Hữu Nin

TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2022


Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

MỤC LỤC
1. Mở đầu..........................................................................................................................3
2. Nội dung chính..............................................................................................................3
2.1. Nguồn gốc:........................................................................................................................3
2.2. Tình hình dịch Covid19 hiện nay......................................................................................4
2.2.1. Trên Thế Giới............................................................................................................4
2.2.2. Tại Việt Nam.............................................................................................................8
2.3. Tác hại do Covid19 ảnh hưởng.......................................................................................10
2.3.1. Kinh tế.....................................................................................................................10
2.3.1.1. Đối với kinh tế toàn cầu...................................................................................10
2.3.1.2. Với kinh tế khu vực Châu Á.............................................................................13
2.3.2. Đối với Việt Nam....................................................................................................14
2.4. Ảnh hưởng Xã hội...........................................................................................................15
2.4.1. Chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy.......................................................................16
2.4.2. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao........................................................................................18
2.4.3. Hệ thống y tế bị quá tải và lâm vào khủng hoảng...................................................20
2.4.4. Sự biến đổi từng ngày của Covid19........................................................................21
3. Tổng kết.......................................................................................................................25

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

MỤC LỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. (Cận cảnh khu chợ tại Vũ hán nơi bắt đầu bùng dịch Covid19)...................................5
Hình 2. (Phun thuốc khử trùng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Venice, Ý.)...............6
Hình 3. ( Test nhanh COVID-19 tại Indonesia).........................................................................8
Hình 4. (Truy vết tất cả các trường hợp)..................................................................................10
Hình 5. (Các nhà lãnh đạo EU cố gắng loại bỏ bất đồng để tìm tiếng nói chung về Quỹ phục
hồi kinh tế hậu COVID-19).......................................................................................................................14
Hình 6. (Ảnh minh họa)...........................................................................................................15
Hình 7. (Nguồn cung không đáp ứng đủ người tiêu dùng thời điểm Covid19).......................17
Hình 8. (Ba người phụ nữ đánh nhau giành giấy vệ sinh trong siêu thị ở Úc)........................18
Hình 9. (Khu vực bày bán thực phẩm chế biến sẵn cũng hết nhẵn).........................................19
Hình 10. (Người dân chen lấn mua khẩu trang tại chợ thuốc lớn nhất miền Bắc).....................19
Hình 11. (Cơ sở y tế không đủ giường bệnh cho bệnh nhân covid19).......................................22
Hình 12. (Virus Covid19 gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp)................................................23
Hình 13. (Biến thể Alpha)..........................................................................................................23
Hình 14. (Biến thể Beta)............................................................................................................24
Hình 15. (Biến thể Gamma).......................................................................................................25
Hình 16. (Biến thể Delta)...........................................................................................................25
Hình 17. (Biến thể mới của Covid19- Omicron)........................................................................26

Mục Lục Sơ Đồ
Sơ đồ 1. (Số liệu thu thập ca mắc ở các nước Châu Âu).............................................................7
Sơ đồ 2. (Số liệu thu thập ca mắc ở các nước Châu Á)...............................................................9
Sơ đồ 3. (Số liệu thu thập ca mắc tại Việt Nam).......................................................................11
Sơ đồ 4. (Tỷ lệ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế).........................................................12
Sơ đồ 5. (Dự báo tăng trưởng GDP giữa tháng tư và tháng chín).............................................16
Sơ đồ 6. (Khủng hoảng việc làm do đại dịch Covid19)............................................................20
Sơ đồ 7. (Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị quý III cao nhất so với cùng kỳ
trong vòng 10 năm qua.)............................................................................................................................21

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

1.Mở đầu
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là
Virus SARS-coV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn
cầu. Sự tàn phá nặng nề của Covid-19 đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn về
người (với hàng triệu người nhiễm và tử vong) và sự sụt giảm kinh tế của
các nước trên thế giới. Covid-19 cũng gây ra nhiều vấn đề trong xã hội của
các nước như: Kì thị sắc tộc, Tỉ lệ thất nghiệp tăng vì đại dịch, Nhiều cuộc
bạo loạn, Công bằng về y tế, Các nước giàu và nghèo,Thất nghiệp,...

2.Nội dung chính


2.1. Nguồn gốc:
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Cô-rô-na (Covid-
19) khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.
Bệnh nhân đầu tiên được phát hiện vào ngày 08/12/2019, sau đó diễn biến
rất phức tạp do tốc độ lây lan của dịch bệnh tăng theo cấp số mũ. Đến ngày
31/12/2019, Trung Quốc chính thức thông báo với Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) về bùng phát dịch. Đến 06/02/2020, số người chết do bệnh viêm
phổi cấp lên tới 565, trong đó có 563 người ở Trung Quốc đại lục, một
người ở Phi-líp-pin, một người ở Hồng Công; số ca nhiễm bệnh cũng tăng
lên 28.276 trên toàn cầu.
Trước tình hình này, ngày 31/01/2020, WHO tuyên bố tình trạng khẩn
cấp toàn cầu đối với dịch viêm phổi cấp do vi-rút Cô-rô-na chủng mới gây
ra. Ngày 11/3/2020, tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố dịch
Covid-19 do vi-rút Cô-rô-na chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch toàn
cầu.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 1. (Cận cảnh khu chợ tại Vũ hán nơi bắt đầu bùng dịch Covid19)

Vũ Hán là thành phố lớn nhất ở miền trung Trung Quốc, với nhiều chợ
buôn bán động vật. Vị trí của nó giúp kết nối với những khu vực khác của
Trung Quốc và là đầu mối giao thương,  du lịch với thế giới. Vai trò của
Vũ Hán cho thấy các mầm bệnh thường dựa vào các khu vực đông đúc dân
cư để bắt đầu lây lan.Dựa trên dữ liệu dịch tễ,  chợ đầu mối hải sản Hoa
Nam được xem là khu vực tập trung các ca Covid-19 ban đầu, theo các nhà
nghiên cứu.
Đến nay việc virus bắt nguồn do đâu và như thế nào vẫn chưa có sự
khẳng định và chắc chắn của các cơ sở nguyên cứu nhưng có rất nhiều giả
thuyết về việc bắt nguồn của virus Covid19, giả thuyết được ủng hộ và
đáng tin nhất là virus Covid19 lây lan qua động vật hoang dã ở môi trường
chợ .

2.2. Tình hình dịch Covid19 hiện nay


2.2.1. Trên Thế Giới
Tính đến sáng ngày 23/11/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có
tổng cộng 258.289.426 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.173.122 ca tử
vong và 233.726.451 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, châu Âu tiếp tục là
điểm “nóng” về tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 70.756.264 ca mắc
COVID-19, trong đó 1.383.112 ca tử vong. Hết ngày 22/11, châu lục này
ghi nhận đã có thêm 269.866 ca nhiễm mới và 3.103 ca tử vong vì
COVID-19. 

Hình 2. (Phun thuốc khử trùng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại
Venice, Ý.)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch
bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có
48.673.185 ca nhiễm COVID-19, trong đó 794.296 ca tử vong vì dịch
bệnh.
Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất
châu lục, với 44.917 ca, trong đó 45 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang
dẫn đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 9.889.926 và
143.972 ca tử vong.
Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại
châu Âu, với 1.241 ca. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 9.366.839

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

ca nhiễm COVID-19, trong đó 265.336 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị


trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Đức. Với số ca mắc
mới 40.489 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới
5.418.681 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 204 ca, lên tổng
số 99.817 ca. Đức hiện đang xếp vị trí thứ 4 tại châu lục về mức độ ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng
ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Hungary
(27.209 ca); Hà Lan (23.002 ca); Ba Lan (12.334 ca); Áo (13.806 ca)

Sơ đồ 1.(Số liệu thu thập ca mắc ở các nước Châu Âu)

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 81.391.618 ca nhiễm và 1.202.305


ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua,
châu lục này ghi nhận thêm 75.677 ca mắc và 1.080 trường hợp tử vong
mới.  Riêng tại châu Á có 78.656.384 ca được điều trị khỏi; 1.532.929 ca
đang được điều trị tích cực và chỉ còn 28.661 ca bệnh nặng.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 3. ( Test nhanh COVID-19 tại Indonesia)

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19
trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.523.965 ca mắc
COVID-19, trong đó 465.911 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24
giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19
nhiều nhất châu lục với 24.856 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có
8.596.410 ca nhiễm COVID-19 và 75.235 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc
gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Sơ đồ 2.(Số liệu thu thập ca mắc ở các nước Châu Á)

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng
xấp xỉ 13.800.000 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 287.000 ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 21.931 ca mắc COVID-19
và 477 ca tử vong vì dịch bệnh.
Ngày 22/11, ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong
mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia,
Malaysia, Myanmar Lào và Việt Nam.
2.2.2. Tại Việt Nam.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.294.778 ca nhiễm, đứng thứ
35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu
dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ
1 triệu người có 13.135 ca nhiễm).

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 4. (Truy vết tất cả các trường hợp)

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):


Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.289.511 ca, trong đó có
1.004.749 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong
14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.
Hồ Chí Minh (476.818), Bình Dương (283.908), Đồng Nai (89.159), Long
An (38.607), Tây Ninh (31.691). (Theo Bộ Y tế).

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Sơ đồ 3.(Số liệu thu thập ca mắc tại Việt Nam)

2.3. Tác hại do Covid19 ảnh hưởng


2.3.1. Kinh tế
2.3.1.1. Đối với kinh tế toàn cầu
Các chuyên gia nhận định dịch Covid-19 đang tạo ra 02 thách thức lớn:
(1) Sự bất trắc gây ra bởi Covid-19, nhất là trong bối cảnh thế giới vẫn
chưa thể đánh giá chính xác được mức độ nguy hiểm, thời điểm kiểm soát
được dịch.
(2) Tác động tiêu cực từ các biện pháp ngăn chặn đại dịch. Hai yếu tố
này tác động rất lớn đến kinh tế toàn cầu, từ tình trạng gián đoạn chuỗi
cung ứng, quan hệ cung - cầu, đến việc giảm nhu cầu, thay đổi thói quen
chi tiêu, đi lại của người tiêu dùng, dẫn đến sản xuất đình trệ, thất nghiệp
gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp và tâm lý lo
ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các nhà đầu tư tài chính.
Việc các nước lần lượt phong tỏa, hạn chế đi lại cũng làm giảm khả
năng hợp tác, phối hợp quốc tế trong ứng phó với đại dịch. Trong bối cảnh
GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm
Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, dịch bệnh xuất hiện đầu năm 2020
tạo nên một sự cộng hưởng các yếu tố dẫn đến những biến động sâu rộng
trên thị trường hàng hóa và tài chính toàn cầu. Chỉ số chứng khoán của các
nền kinh tế lớn Mỹ, EU, châu Á liên tục sụt giảm ; giá dầu thế giới giảm
26% xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua ; nhiều ngành kinh tế chủ
chốt, trong đó có hàng không chịu thiệt hại nặng ; hoạt động sản xuất và
dịch vụ tại nhiều nước bị “tê liệt”, có thể làm 25 triệu người mất việc làm.
Kinh tế thế giới được dự báo sớm rơi vào suy thoái. Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020
chỉ ở mức 2,4%, giảm 0,5% so với dự báo trước đó. Theo Bloomberg,
trong kịch bản xấu nhất, GDP toàn cầu có thể giảm về 0% năm 2020. Ước
tính, cần tới 26.000 tỷ USD, tương đương 30% GDP toàn cầu, để khôi
phục kinh tế thế giới. Mỹ, EU, Nhật Bản và các định chế tài chính quốc tế
đã công bố các gói hỗ trợ tài chính giúp các nước ứng phó dịch bệnh và
khôi phục kinh tế.

Sơ đồ 4.(Tỷ lệ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế)

Với kinh tế Mỹ, các chuyên gia nhận định kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng
đáng kể từ tháng 3/2030 khi dịch Covid-19 lan rộng tại Mỹ. Tăng trưởng
GDP của Mỹ quý 2/2020 được dự báo chỉ đạt 0% hoặc thậm chí âm. Để
phòng chống dịch, hạn chế tiếp xúc đông người, nhiều doanh nghiệp, trung
tâm bán lẻ lớn tại Mỹ như Macy’s, TJ Max, Walmart, Target... đã thông
báo giảm thời gian mở cửa hoặc tạm thời đóng cửa đến cuối tháng 3/2020.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Nhiều doanh nghiệp đang ưu tiên giảm lượng hàng tồn kho, chú trọng
nhập thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, chống dịch
Covid-19. Nếu tình hình dịch bệnh tại Mỹ kéo dài, việc xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam, trong đó có mặt hàng may mặc, sẽ bị ảnh hưởng đáng
kể. Việc các đối tác nhập khẩu của Mỹ tiếp tục đề nghị hoãn hoặc hủy các
đơn hàng là khó tránh khỏi. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và Cục dự
trữ liên bang Mỹ tối 19/3 ký Hiệp định hoán đổi tiền tệ quy mô 60 tỷ USD,
thời hạn tối thiểu 6 tháng (đến 19/9) và có thể gia hạn tùy tình hình. Ngân
hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết hai nước ký Hiệp định trên để có thể
hoán đổi tiền USD ngay lập tức, nhằm giải quyết tắc nghẽn trên thị trường
tiền USD gần đây. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định do dịch Covid-19
đang có xu thế lây lan mạnh ở Mỹ và Châu Âu, những tác động tích cực từ
Hiệp định hoán đổi tiền tệ Hàn - Mỹ có thể sẽ chỉ ở mức giới hạn.
Ngân hàng Unicredit Bank Austria dự báo, GDP Áo sẽ giảm 0,6%, chủ
yếu do Covid-19; nền kinh tế Áo sẽ suy giảm trong nửa đầu năm, sau đó
hồi phục và phát triển trong nửa cuối năm nay. Theo thông tin của Hiệp
hội Thương mại Áo, khoảng 80% các nhà bán lẻ trong các lĩnh vực liên
quan đến thời trang, điện từ và trang sức đã bị lỗ trung bình khoảng 25%
kể từ đầu tháng 3/2020. Ngành xây dựng của Áo cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng; ngày 18/3, tập đoàn Strabag, công ty xây dựng lớn nhất tại
Áo, đã quyết định ngừng khoảng 1.000 công trình đang được triển khai tại
Áo, gây ảnh hưởng tới việc làm của hơn 11.000 lao động. Nhiều chuyên
gia kinh tế nhận định kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng suy thoái do
tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Thị trường tài chính thế giới biến
động mạnh, bất chấp những biện pháp kích cầu khẩn cấp quy mô lớn của
các ngân hàng châu Âu, châu Mỹ, châu Á và Australia; triển vọng tăng
trưởng kinh tế thê giới liên tục được điều chỉnh giảm trong 2 tháng qua, từ
3,1% xuống 1,6%; hầu hết các nền kinh tế lớn bước vào giai đoạn suy
thoái. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế
tăng cường phối hợp chính sách, hành động quyết liệt và sáng tạo với đầu
tàu là những nền kinh tế lớn và các tổ chức tài chính thế giới.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 5. (Các nhà lãnh đạo EU cố gắng loại bỏ bất đồng để tìm tiếng
nói chung về Quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19)

2.3.1.2. Với kinh tế khu vực Châu Á


Các chuyên gia đánh giá các nền kinh tế trong khu vực đều chịu ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19: kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng
âm trong Quý 1/2020 do các thị trường đầu ra cùa ngành sản xuất Trung
Quốc như Mỹ, EU đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh; theo đó, OECD
nhận định các đối tác có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc như
Hàn Quốc, Australia và Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. CNBC cho
rằng suy giảm sản xuất tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng các nền kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Singapore và Hàn Quốc.
ASEAN chịu tác động lớn khi hoạt động giao thương, du lịch với Trung
Quốc, Mỹ, EU bị gián đoạn. Một số bài báo tại Mỹ trích dẫn các số liệu,
nhận định ngành du lịch Việt Nam sẽ thiệt hại nặng do lượng du khách
quốc tế giảm đột ngột. Hoạt động sản xuất công nghiệp, bán lẻ và xuất
khẩu cũng sẽ chậm lại. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực sẽ giảm
đáng kể do nhu cầu rút vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài trong bối cảnh
lo ngại về dịch bệnh và suy thoái toàn cầu vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, một số
chuyên gia nhận định đây là cơ hội để các nước trong khu vực chuyển đổi
GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm
Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để thích ứng với tình hình
mới.Xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sẽ tiếp diễn khi các
nước và tập đoàn quốc tế thấy rõ các tác động, rủi ro của việc phụ thuộc
vào thị trường Trung Quốc.

2.3.2. Đối với Việt Nam


 Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát trở
lại của dịch virus COVID-19, đại dịch đã làm gián đoạn nguồn lao động,
giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp, báo
cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố cho biết.
Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021,
kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và
6,5% vào năm 2022. Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021,
chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa
cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong
năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Hình 6. (Ảnh minh họa)

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

“Đại dịch COVID-19 và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu
dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam”, ông
Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định.
“Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch COVID-19
được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II năm 2022 có 70% dân số
cả nước được tiêm chủng”.

ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung
và dài hạn. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nộj
địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị
trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục
hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức.
Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn
quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ
kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho
các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối
với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng
cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi
bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới.

Sơ đồ 5.(Dự báo tăng trưởng GDP giữa tháng tư và tháng chín)

2.4. Ảnh hưởng Xã hội

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

2.4.1. Chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy


Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra những làn sóng chấn
động thông qua chuỗi cung ứng thực trong năm 2020. Chính những biện
pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, như hạn chế tiếp xúc
và đóng cửa biên giới  đã gây ra tình trạng thiếu lao động thời vụ trầm
trọng, tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng thực phẩm và nhiều yếu tố khác
gián đoạn.

Hình 7. (Nguồn cung không đáp ứng đủ người tiêu dùng thời điểm
Covid19)

Do hàng hóa ít ỏi không thể đáp ứng tất cả người dân đông kèm theo
tâm lý lo sợ Covid19 sẽ phong tỏa không thể ra đường, nên xảy ra nhiều
cảnh tượng chen chúc, bạo lực để tranh nhau hàng hóa, dẫn đến nhiều vụ
tai nạn thương tâm.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 8. (Ba người phụ nữ đánh nhau giành giấy vệ sinh trong siêu
thị ở Úc)

Tại nước ta cũng không ngoại lệ, khi nghe về phong tỏa cả nước nhiều
người dân dù có nửa đêm  đổ dồn về các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ
truyền thống... để mua gom thực phẩm khiến nhiều nơi rơi vào tình trạng
quá tải.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 9. (Khu vực bày bán thực phẩm chế biến sẵn cũng hết nhẵn)

Hình 10. (Người dân chen lấn mua khẩu trang tại chợ thuốc lớn nhất
miền Bắc)

2.4.2. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao


Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu tăng liên tiếp trong các tháng cuối năm
2020. Tỷ lệ này tại 19 quốc gia thuộc khu vực Eurozone lên tới 8,3% tính
đến hết tháng 12-2020, cao hơn mức 7,4% so với cùng kỳ năm 2019, với
khoảng 13,671 triệu người thất nghiệp.
Tính chung đến hết tháng 12-2020, tỷ lệ thất nghiệp đạt 7,5%, cao hơn
mức 6,5% so với cùng kỳ năm 2019, với khoảng 16 triệu người thất
nghiệp. Ngày càng có nhiều ý kiến lo ngại rằng, các chương trình cứu trợ
của các chính phủ chưa thể giúp các doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá
sản. Các chuyên gia kinh tế dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu còn tăng
mạnh hơn trong thời gian tới khi những chương trình hỗ trợ tiền lương hết
hạn, trong khi số lượng ca mắc bệnh COVID-19 tăng với tốc độ chóng mặt
ở nhiều quốc gia, dẫn đến tình trạng các lệnh hạn chế đi lại được tái áp đặt

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

ở một số nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã
hội.

Sơ đồ 6.(Khủng hoảng việc làm do đại dịch Covid19)

Tại nước ta Tính đến tháng 9/2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15
tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị
mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu
nhập.    
Theo Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc
làm quý III/2020 của Tổng cục Thống kê, trong quý vừa qua, tình hình lao
động, việc làm và thu nhập của người lao động cũng được cải thiện so với
quý trước, tuy nhiên các chỉ số về lao động, việc làm và thu nhập của
người lao động quý III và 9 tháng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,6 triệu người, tăng
1,4 triệu người so với quý trước nhưng lại giảm 1,1 triệu người so với cùng
kỳ. Như vậy, thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi sau khi chạm đáy ở
quý II do tác động từ dịch Covid-19 nhưng vẫn chưa thể khôi phục về
trạng thái trước khi có dịch.
Đồng thời, số lượng lao động từ 15 tuổi có việc làm trong quý III là
53,3 triệu người, tăng 1,5 triệu người so với quý trước và giảm gần 1,3
triệu người so với cùng kỳ. Trong đó, lao động có việc làm ở thành thị tăng
471.000 người so với quý trước đó và giảm 77.900 người so với cùng kỳ.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Tương tự, chỉ số này ở khu vực nông thôn tăng hơn 1 triệu người so với
quý trước nhưng giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ.
Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lớn
nhất, 32,4%, tương ứng với 17,3 triệu người. Tiếp đến là khu vực công
nghiệp và xây dựng, 31,2%, tương tương 16,6 triệu người, còn lại là khu
vực dịch vụ, 19,4 triệu người.
Số lao động có việc làm phi chính thức là 20,7 triệu người, tăng 1,2
triệu người so với quý trước và tăng 149.000 người so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ở khu vực nông thôn cao
hơn 13,4 điểm phần trăm so với khu vực thành thị, ứng với tỷ lệ 62,9% và
49,5%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III là 2,5%, giảm 0,23
điểm phần trăm so với quý trước nhưng tăng 0,33 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm ngoái. TP.HCM có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là
4,3%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với Hà Nội (2,36%).

Sơ đồ 7.(Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị quý III cao nhất so
với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.)

2.4.3. Hệ thống y tế bị quá tải và lâm vào khủng hoảng


Năm 2020 có thể coi là năm khủng hoảng của ngành y tế ở các quốc
gia châu Âu. Ở một số quốc gia, số lượng ca dương tính với virus SARS-
CoV-2 tăng quá nhanh, trong khi các nguồn lực y tế quan trọng như máy
thở, thiết bị bảo hộ y tế… trở nên khan hiếm. Điển hình như ở Italia, đầu
tháng 3-2020, số lượng ca bệnh COVID-19 nhập viện tăng đột biến, các

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

bác sĩ đã phải lựa chọn không điều trị cho các bệnh nhân dựa trên độ tuổi
và tình trạng sức khỏe để tập trung nguồn lực cứu những người có cơ hội
sống lớn hơn. Thảm kịch này còn trở nên trầm trọng hơn khi nhiều bệnh
viện ở Italia đã báo cáo nhiều bác sĩ đã trở thành bệnh nhân và các phòng
hồi sức của bệnh viện đã chật kín. Biết rằng việc tối đa hóa lợi ích là cần
thiết trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhưng cũng đặt ra những câu hỏi
về mặt xã hội, đó là việc cần phải bảo đảm bình đẳng về quyền được sống
như nhau của mọi người dân mà luật pháp thừa nhận.

Hình 11. (Cơ sở y tế không đủ giường bệnh cho bệnh nhân covid19)

2.4.4. Sự biến đổi từng ngày của Covid19


Biến chủng virus Corona là “thuật ngữ” để miêu tả biến thể của virus
Corona khác biệt với các virus đồng loại của nó một cách đáng kể. Sự khác
biệt này được thể hiện ở các khía cạnh: tính dễ lây (khả năng truyền bệnh),
độc lực (khả năng gây bệnh), sự nhạy cảm với thuốc điều trị/vắc xin phòng
ngừa (khả năng chịu đựng) của virus SARS-CoV-2.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 12. (Virus Covid19 gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp)

Biến thể Alpha được phát hiện vào tháng 10 năm 2020 tại Vương quốc
Anh. Chỉ trong một thời gian ngắn, biến chủng này đã lây lan rộng rãi, trở
nên phổ biến ở khu vực đông nam và thủ đô Luân Đôn của quốc gia này.
Đặc biệt, sự xuất hiện của loại biến chủng này là mở đầu cho sự tái bùng
phát dịch ở toàn cầu, lây lan ra hơn 100 nước, bao gồm Việt Nam.

Hình 13. (Biến thể Alpha)

Biến thể Beta được phát hiện lần đầu tại vịnh Nelson Mandela, Nam
Phi và nhanh chóng được bộ y tế công bố với toàn thế giới (12/2020). Từ
khoảng tháng 5 - 10/2020, nước này chỉ ghi nhận trung bình số ca nhiễm

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

mỗi ngày chỉ 2000 ca. Tuy nhiên, từ giữa tháng 11, con số này đã tăng lên
gấp 8 lần, với hơn 16.000 ca mỗi ngày. Lúc này, số ca nhiễm mang biến
thể này chiếm 80 - 90% trên tổng số ca mắc tại Nam Phi.

Hình 14. (Biến thể Beta)

Biến thể Gamma có nguồn gốc từ Brazil, được phát hiện bởi Viện Các
bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản. Các chuyên gia phát hiện dựa trên
4 người Nhật đã từng đi đến Brazil vào tháng 11/2020, cụ thể là bang
Amazonas. 

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 15. (Biến thể Gamma)

Biến thể Delta còn có một tên gọi đặc biệt khác gọi là "biến thể kép"
được tìm thấy ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. Sở dĩ mang tên gọi này vì tốc
độ lây nhiễm của biến thể Delta cực kỳ nguy hiểm, chỉ trong một thời gian
ngắn, biến thể này đã lan ra khắp Ấn Độ. Không những thế, nó còn lây lan
sang cả Vương quốc Anh, rồi nhanh chóng phát tán đi khắp thế giới.

Hình 16. (Biến thể Delta)

Biến thể mới Omicron chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp hôm 26/11 (theo giờ Việt Nam),lần đầu
được phát hiện qua thu thập mẫu xét nghiệm tại Nam Phi vào ngày 9/11,
được báo cáo lần đầu cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24/11.Theo hãng tin
CNN (Mỹ), một số nhà khoa học cho rằng biến thể Omicron có thể đã xuất
hiện ở vùng Nam sa mạc Sahara ở châu Phi vốn có tỷ lệ tiêm chủng
vaccine ngừa COVID-19 thấp.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12
Đồ Án Môn Học: Vấn Đề Covid-19 hiện nay.

Hình 17. (Biến thể mới của Covid19- Omicron)

3.Tổng kết
Cho đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 ở nước ta cơ bản được
kiểm soát tốt, nhiều bệnh nhân dương tính với vi-rút đã được điều trị, xuất
viện, trở lại cuộc sống bình thường. Những tín hiệu vui mừng đó chính là
“liều thuốc tinh thần’ 23 hữu hiệu trấn an tâm lí người dân, giúp họ yên
tâm lao động, sản xuất, học tập… Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh ở Trung
Quốc và nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Italia, Hàn Quốc,… lại có
những biến động bất thường với số ca nhiễm mới và tử vong có chiều
hướng gia tăng. Với sự phát triển và nỗ lực của nhiều chuyên gia nhiều
loại sáng kiến, thuốc, vắc-xin dần phổ biến và hữu ích cho cộng đồng.
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang là mối đe dọa gây nguy hại to lớn về
nhiều mặt đối với xã hội. Trong phòng, chống dịch Covid-19, sự lãnh đạo
của cấp ủy; sự ứng phó, điều hành của chính quyền; cùng thái độ, bản lĩnh
của mỗi người dân sẽ quyết định sự thành bại. Khi “sức đề kháng” tinh
thần của mỗi cá nhân, rộng ra là cả dân tộc khỏe mạnh, triệu con tim chung
nhịp đập quyết tâm, đồng hành vượt khó khăn, lan tỏa giá trị nhân văn, bồi
đắp tình nhân ái, thì chắc chắn dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, đất nước sẽ tiếp tục
“tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc”

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Tâm


Nhóm:12

You might also like