You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH

KHOA XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN TRẦN THANH TRUNG

MIỄN DỊCH THÚ Y

NAM ĐỊNH, THÁNG 10 NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN THAY THẾ KHI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MIỄN DỊCH CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ GÀ (NEWCASTLE)


VÀ KỂ TÊN MỘT SỐ VẮC-XIN PHÒNG BỆNH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRẦN THANH TRUNG

Khóa học: 2019 - 2022 Mã số sinh viên: 1243307022

Giảng viên hướng dẫn: THẠC SĨ DƯƠNG TIỂU MAI

NAM ĐỊNH, THÁNG 10 NĂM 2021


MỤC LỤC

TRANG
Trang phụ bìa
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iii
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ........................................................................................................... 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 3
2.1. Khái quát về bệnh Newcastle............................................................................................. 3
2.1.1. Tình hình bệnh Newcastle trên thế giới và ở Việt Nam................................................ 3
2.1.2. Loài cảm thụ..................................................................................................................... 4
2.1.3. Chất chứa mầm bệnh ....................................................................................................... 4
2.1.4. Đường xâm nhập và phương thức truyền lây ................................................................ 4
2.1.5. Cơ chế sinh bệnh.............................................................................................................. 6
2.2. Đáp ứng miễn dịch của bệnh ............................................................................................. 6
2.2.1. Đặc điểm căn bệnh Newcastle ........................................................................................ 6
2.2.1.1. Phân loại ........................................................................................................................ 6
2.2.1.2. Hình thái và cấu trúc vi-rút Newcastle ........................................................................ 6
2.2.2. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh Newcastle ..................................................................... 7
2.2.2.1. Miễn dịch chủ động ...................................................................................................... 8
2.2.2.2. Miễn dịch thụ động..................................................................................................... 10
2.3. Chẩn đoán bệnh ................................................................................................................ 11
2.3.1. Triệu chứng, bệnh tích bệnh Newcastle ....................................................................... 11
2.3.2. Phương pháp chẩn đoán ................................................................................................ 13
2.3.2.1. Chẩn đoán lâm sàng ................................................................................................... 13

i
2.3.2.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ........................................................................... 13
2.4. Biện pháp phòng chống bệnh........................................................................................... 14
2.4.1. Biện pháp an toàn sinh học ........................................................................................... 14
2.4.2. Phòng bệnh bằng vắc-xin .............................................................................................. 14
2.4.3. Giới thiệu vắc-xin Newcastle........................................................................................ 15
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 17
3.1. Kết luận.............................................................................................................................. 18
3.2. Đề nghị .............................................................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 19

ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

TRANG
Bảng 2.1. Các loại vắc-xin phòng Newcastle sản xuất tại NAVETCO ......................... 15
Bảng 2.2. Một số loại vắc-xin được nhập khẩu từ nước ngoài ....................................... 16

DANH MỤC CÁC HÌNH

TRANG
Hình 2.1. Vòng truyền lây của vi-rút Newcastle ................................................................. 5
Hình 2.2. Mô hình cấu trúc vi-rút Newcastle ...................................................................... 7
Hình 2.3. Mô hình tổng quát cơ chế đáp ứng miễn dịch ở gia cầm chống vi-rút
Newcastle ................................................................................................................................... 8
Hình 2.4. Bệnh tích ở gia cầm mắc bệnh Newcastle......................................................... 12

iii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bệnh Newcastle hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu trong chăn nuôi gà
bởi bệnh lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ
gia đình. Hơn thế bệnh còn là mối nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng gây ô
nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Ảnh hưởng của bệnh Newcastle đối với
nền kinh tế gia cầm toàn cầu rất lớn, là một trong những bệnh gây tác hại lớn đến
sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm thế giới. Ngoài ra thiệt hại liên tục do
bệnh Newcastle gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cũng như chất lượng
thực phẩm cho người dân. Trong thực tế đã có nhiều người thường có tư tưởng chủ
quan khi thấy trong thời gian dài trong gia đình nhà mình không bị bệnh Newcastle
đã không thực hiện đúng quy trình nhỏ và tiêm phòng vắc-xin Newcastle từ đó đã
dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao.
Để giảm bớt những tổn thất to lớn về kinh tế và ổn định chất lượng gà thì bước
đầu tiên cần thiết là phải loại trừ các yếu tố gây bệnh Newcastle có thể được kiểm
soát bằng cách sử dụng vắc-xin.
Trước tình hình đó, được sự đồng ý của Khoa Xây dựng - Công nghệ, Trường
Đại Học Lương Thế Vinh, Chúng tôi thực hiện tiểu luận “Miễn dịch chống bệnh dịch
tả gà (Newcastle) và kể tên một số vắc-xin phòng bệnh”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
Mục đích
Tìm hiểu về nội dung miễn dịch chống bệnh dịch tả gà (Newcastle) và kể tên
một số vắc-xin phòng bệnh nhằm nâng cao sự hiểu biết về chẩn đoán, phòng bệnh
gia cầm.
Yêu cầu
- Xác định Giới thiệu sơ lược về bệnh.

1
- Cơ chế sinh bệnh.
- Miễn dịch tự nhiên.
- Miễn dịch thích ứng chống bệnh.
- Một số vắc-xin phòng bệnh.

2
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nội dung chính của tiểu luận tập trung giải quyết vấn đề trọng tâm: “Miễn dịch
chống bệnh dịch tả gà (Newcastle) và kể tên một số vắc-xin phòng bệnh”. Chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu các vấn đề theo thứ tự của tiểu luận:
2.1. Khái quát về bệnh Newcastle
2.1.1. Tình hình bệnh Newcastle trên thế giới và ở Việt Nam
Ở Việt Nam bệnh đã có từ lâu, nhưng mãi đến năm 1949, Jacotot và Le Louet
đã chứng minh có vi-rút Newcastle ở Nha Trang sau khi nghiên cứu gây bệnh thực
nghiệm cho gà và nuôi cấy trên phôi gà, làm phản ứng ngưng kết hồng cầu gà (HA),
phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà (HI) và miễn dịch chéo. Năm 1956,
Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã nghiên cứu bệnh này ở nhiều tỉnh và
chứng minh chắc chắn rằng bệnh Newcastle có ở nước ta. Ở miền Bắc từ cuối năm
1955 - 1957 đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu bệnh dịch tả gà và bệnh Newcastle.
Trên 189 bệnh phẩm não gà bệnh lấy từ 20 tỉnh phát hiện có vi-rút Newcastle, chưa
thấy có vi-rút dịch tả gà. Điều này cũng phù hợp với thông báo của Ủy ban quốc tế
phân loại vi-rút gà: Từ năm 1940 trở lại đây trên thế giới không có bệnh Dịch tả gà
cổ điển nữa. Nguyễn Bá Huệ và Nguyễn Thu Hồng (1980) đã nghiên cứu và chứng
minh được rằng: Vi-rút gây ra những trận dịch lớn năm 1970 ở nông trường An
Khánh, đầu năm 1974 ở Đông Anh, Hà Nội, Hải Phòng là do vi-rút cường độc
Newcastle gây nên.
Theo nghiên cứu tình hình bệnh Newcastle trên các giống gà thả vườn được
thực hiện qua việc khảo sát dấu hiệu lâm sàng, quan sát bệnh tích và xét nghiệm
bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) từ 47
đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2011, kết quả cho thấy có 23 đàn gà mắc
bệnh Newcastle từ 35 đàn nghi ngờ. Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Newcastle là
3
(20,02%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,09%). Bệnh thường xảy ra nhất ở các đàn
không được tiêm ngừa, kế đến là các gà chỉ được tiêm ngừa một lần và gà được
tiêm ngừa hai lần (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
Cho đến nay, ở Việt Nam, bệnh Newcastle vẫn thường xuyên xảy ra và gây
những tổn thất lớn trong ngành chăn nuôi gà, nhất là khi chăn nuôi gà công nghiệp
phát triển mạnh (Theo Dương Nghĩa Quốc, 2008).
2.1.2. Loài cảm thụ
Vi-rút gây bệnh trên các loài cầm như gà, gà tây, chim cút, bồ câu. Mọi lứa
tuổi đều cảm thụ với bệnh, gia cầm non mẫn cảm hơn gia cầm lớn. Vịt, ngỗng đề
kháng với vi-rút. Những loài chim như két đóng vai trò là vật mang trùng. Loài hữu
nhũ (đặc biệt là mèo, loài gậm nhấm) và người cũng có thể nhiễm bệnh (trích dẫn
Nguyễn Đình Quát, 2005).
Theo Acha và Szyfres (1987), bệnh không xảy ra thường xuyên trên người,
chủ yếu là những người do tính chất nghề nghiệp có liên quan như: Công nhân lò
mổ, nhân viên phòng thí nghiệm hoặc những người thực hiện việc chủng ngừa vắc-
xin sống. Kaleta và Baldauf (1988) nhận thấy vi-rút Newcastle có thể gây nhiễm tới
236 loài chim của 27 bộ khác nhau. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất khác nhau giữa
các loài chim bị nhiễm vi-rút. Hầu hết thủy cầm đề kháng với vi-rút nhưng những
loài chim nuôi nhốt thành đàn thì cũng mẫn cảm với vi-rút.
2.1.3. Chất chứa mầm bệnh
Trên cơ thể gà bệnh, phổi và não là nơi chứa vi-rút nhiều nhất. Ngoài ra hầu
hết các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa mầm bệnh. Máu chứa vi-rút
nhưng không thường xuyên. Trứng được đẻ ra từ gà bệnh thường chết phôi vào
ngày ấp thứ 4 - 5 của thời kỳ ấp trứng (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2001).
2.1.4. Đường xâm nhập và phương thức truyền lây
Đường xâm nhập thích hợp của vi-rút Newcastle là đường hô hấp và tiêu hóa.
Ngoài ra vi-rút còn có thể qua niêm mạc mắt và niêm mạc hậu môn.
Bệnh Newcastle lây lan theo hai phương thức: (1) Lây lan theo chiều dọc như
truyền vi-rút từ gà bố mẹ qua phôi. Pospisil và ctv (1991) chứng minh rằng có sự

4
hiện diện của vi-rút nhược độc trong phôi gà và trong gà con (1 ngày tuổi) của đàn
gà đẻ có chủng ngừa vắc-xin. Capua và ctv (1993) điều tra nguyên nhân nhiễm vi-
rút Newcastle cường độc trên phôi trứng gà, bằng cách lấy mẫu phân từ hậu môn
của đàn gà mẹ để phân lập vi-rút Newcastle và thấy có sự hiện diện của vi-rút
Newcastle cường độc, mặc dù đàn gà mẹ và con đều có hàm lượng kháng thể chống
bệnh Newcastle cao; (2) Lây theo chiều ngang bao gồm lây truyền trực tiếp và gián
tiếp. Truyền lây trực tiếp do sự tiếp xúc giữa gà khỏe với gà bệnh hay gà mang
trùng, lây gián tiếp qua thức ăn nước uống, chất thải, chất độn chuồng, quầy thịt,
không khí, dụng cụ chăn nuôi, con người…

Hình 2.1. Vòng truyền lây của vi-rút Newcastle


(Nguồn: Acha và Szyfres, 1987)
Lancaster và Alexander (1975) nhận thấy những hình thức lây lan của bệnh
bao gồm sự vận chuyển loài cầm sống như gia cầm, chim kiểng, chim săn, bồ câu
và những loài thú khác; vận chuyển của con người và dụng cụ; sự lưu chuyển của
những sản phẩm gia cầm; qua đường không khí; thức ăn cho gia cầm bị vấy nhiễm
và nước uống. Theo Acha và Szyfres (1987) những loài cầm hoang dã hay được bắt
từ rừng cũng đóng vai trò trong sự truyền lây bệnh ở Mỹ và châu Âu vào cuối thập
niên 1960 và đầu thập niên 1970. Trần Đình Từ (1985) cho rằng sự di chuyển của
các loài chim giữa các nước là nguyên nhân làm lây lan bệnh trên khắp thế giới.

5
Quầy thịt, phủ tạng, chất thải, chất tiết đều chứa vi-rút, đặc biệt là phổi và não.
Quầy thịt đông lạnh bị nhiễm bệnh, phân chất độn chuồng, thùng chứa gà, phương
tiện vận chuyển gà … đóng vai trò trong sự phát tán bệnh. Thức ăn, nước uống,
quần áo, giày dép và dụng cụ chăn nuôi, gió… có thể mang vi-rút. Vi-rút có thể
truyền qua trứng mặc dù những trứng nhiễm vi-rút hiếm khi nở, nhưng nó có thể vỡ
ra sẽ gây nhiễm cho những gà con trong cùng máy ấp.
2.1.5. Cơ chế sinh bệnh
Thời gian ủ bệnh trên gà từ 2 - 5 ngày (Lancaster, 1966), bồ câu từ 4 - 18 ngày
(Vindevolgel và Duchatl, 1988), chim cút từ 2 - 15 ngày, nhưng trung bình từ 5 - 6
ngày (Sharaway, 1994). Vi-rút Newcastle xâm nhiễm vào tế bào và sinh sản trong
mô bào vùng hầu họng, sau đó chúng vào máu gây nhiễm trùng huyết. Vi-rút theo
máu lan tràn đến các tổ chức khác của cơ thể, sau đó chúng xâm nhập và sinh sản ở
những cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và cơ quan sinh dục gia cầm mái. Tiếp đến
là nhiễm trùng huyết lần hai (các giai đoạn này đều xảy ra trong thời kỳ nung bệnh)
(Peeples, 1988; Shmulevitz và ctv, 2005).
2.2. Đáp ứng miễn dịch của bệnh
2.2.1. Đặc điểm căn bệnh Newcastle
2.2.1.1. Phân loại
Vi-rút gây bệnh Newcastle trên gia cầm thuộc họ Paramyxoviridae, họ phụ
Paramyxovirinae, giống Avulavirus, loài Newcastle disease virus hay avian
paramyxo virus 1 gây ra (Fenner, 2011).
2.2.1.2. Hình thái và cấu trúc vi-rút Newcastle
Vi-rút Newcastle đa hình thái gồm hình tròn, hình trụ, sợi, có kích thước 100 –
500 nm. Capsid kiểu đối xứng xoắn, có vỏ bọc lipoprotein. Bộ gen bao gồm một
phân tử RNA chuỗi đơn âm không phân đoạn, trọng lượng phân tử 5,2 – 5,7 x 106
Da, gồm có 15.156 nucleotide (Millar và Emmerson, 1988), mã hóa 6 protein bao
gồm NP (N), P, M, F, L và HN (Samson, 1988).
Vỏ bọc có 2 loại gai là protein F (fusion) và HN (haemagglutinin có chứa
enzym neuraminidase). Chúng nhô ra trên bề mặt vi-rút. Protein F làm tan màng tế

6
bào vi-rút và tế bào vật chủ tại nơi gắn kết giữa 2 màng (Alexander, 2003). Protein
HN (Haemagglutinin-Neuraminidase) chịu trách nhiệm cho sự hoạt động
haemagglutinin và neuraminidase. Haemagglutinin gây ngưng kết hồng cầu bằng
cách gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào hồng cầu. Vi-rút Newcastle có thể gây
ngưng kết tất cả hồng cầu các loài lưỡng cư, bò sát và chim, nhưng thay đổi trên
hồng cầu của trâu bò, dê cừu, heo và ngựa. Neuraminidase tách vi-rút ra khỏi những
tế bào hồng cầu đã ngưng kết. Tùy từng chủng mà thời gian phá hủy liên kết giữa
vi-rút và tế bào hồng cầu khác nhau, biến động từ 30 phút đến 24 giờ (Alexander,
2003). Ứng dụng đặc điểm sinh học của protein HN có khả năng gây ngưng kết
hồng cầu để chẩn đoán vi-rút Newcastle bằng phản ứng HA (Haemagglutination).

Hình 2.2. Mô hình cấu trúc vi-rút Newcastle


(Ngồn http://www.fao.org/DOCREP/005/AC802E/ac802e0f.gif)
Ngoài ra, NP (N) - Nucleocapsid protein có chức năng bảo vệ bộ gen, protein
L - polymerase RNA và protein P - Phosphorylated kết hợp với nucleocapsid và
protein M - Matrix có tác dụng bền vững virion. Trật tự những gen mã hóa các
protein này trong bộ gen của vi-rút là 3’ N-P-M-F-HN-L 5’ (Trần Đình Từ, 2004).
2.2.2. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh Newcastle
Đáp ứng miễn dịch trong bệnh Newcastle bao gồm (1) Miễn dịch chủ động
(miễn dịch qua trung gian tế bào, miễn dịch dịch thể và miễn dịch niêm mạc), (2)
Miễn dịch thụ động.

7
Hình 2.3. Mô hình tổng quát cơ chế đáp ứng miễn dịch ở gia cầm chống vi-rút
Newcastle
(Nguồn Sharma, 2003)
2.2.2.1. Miễn dịch chủ động
* Miễn dịch trung gian tế bào
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào do nhóm tế bào lympho T thực hiện.
Các tế bào lympho T có nguồn gốc từ các tiền lympho bào được tạo thành trong tủy
xương như các tế bào lympho B. Các lympho T bắt đầu phân bào, biệt hóa và thành
thục ở tuyến ức của phôi gà vào ngày thứ 19 cho tới khi trưởng thành. Do đó, đáp
ứng miễn dịch tế bào được hình thành chỉ sau 2 - 3 ngày khi tiêm chủng vắc-xin hay
khi có mầm bệnh xâm nhập. Vai trò của miễn dịch tế bào rất quan trọng giúp bảo hộ
sớm cơ thể chống lại vi-rút Newcastle trước khi kháng thể trung hòa được hình
thành. Các tế bào miễn dịch hoạt động trực tiếp tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập và
còn tham gia vào quá trình điều tiết hệ miễn dịch dịch thể, kể cả khi túi Fabricius

8
của gia cầm bị tổn thương, hệ miễn dịch tế bào vẫn còn phản ứng và loại thải nhiều
mầm bệnh (Alexander, 1997).
Nhóm tế bào lympho T rất đa dạng. Một số tế bào lympho T hoạt động bằng
cách sinh ra các lymphokine, một số khác thì trực tiếp phá hủy mầm bệnh. Một số tế
bào lympho T hoạt động làm tăng phản ứng của các lympho B, đại thực bào hoặc
các tế bào lympho T khác được gọi là lympho T giúp đỡ (Th – T helper). Một số
lympho T khác ngăn trở hoạt động của các tế bào miễn dịch được gọi là lympho T
ức chế (Ts – T suppressor). Hai nhóm tế bào lympho T giúp đỡ và lympho T ức chế
đóng vai trò quan trọng trong điều tiết hoạt động của hệ miễn dịch.
* Miễn dịch dịch thể
Miễn dịch dịch thể bao gồm các kháng thể và các tế bào sản sinh ra chúng.
Kháng thể ở gia cầm tương tự như kháng thể loài hữu nhũ về mặt cấu trúc, nhưng
có khác biệt về đặc tính. Có 3 dạng kháng thể được tạo ra ở gà khi tiếp xúc với mầm
bệnh là IgM, IgG, IgA. Kháng thể IgM xuất hiện sớm nhất trong máu vào khoảng 4
ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh và biến mất sau 10 – 12 ngày. Kháng thể IgG ở
gà được gà mẹ truyền qua lòng đỏ trứng nên còn được gọi là IgY (yolk
immunoglobulin). IgG được phát hiện vào ngày thứ 5 sau khi tiếp xúc với kháng
nguyên, đạt đỉnh cao ở tuần thứ 3 và 4, sau đó giảm dần. Kháng thể IgA xuất hiện
ngày thứ 5 sau khi tiếp xúc với kháng nguyên tương tự như kháng thể IgG. Loại
kháng thể này đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch tại chỗ, thường có nhiều
trong dịch niêm mạc mắt, niêm mạc ruột, niêm mạc cơ quan sinh sản gia cầm và
niêm mạc đường hô hấp (Sharma, 2003).
Các tế bào của hệ miễn dịch được hình thành rất sớm ở giai đoạn phôi. Từ tế
bào nguồn phát sinh trong túi lòng đỏ, chúng di chuyển dưới ảnh hưởng hóa ứng
động của tuyến ức và túi Fabricius vào ngày 5 - 7 sau khi ấp. Những tế bào này được
biệt hóa trong túi Fabricius và các nang phát triển trong cơ quan này vào ngày thứ 12.
Các tế bào lympho có mang IgM bề mặt có khả năng kết dính với kháng nguyên được
phát hiện trong túi Fabricius vào ngày thứ 14. Các kháng thể như kháng thể kháng
hồng cầu cừu được sản sinh vào ngày 16 - 18 sau khi ấp. Các tế bào lympho có IgG

9
bề mặt phát triển vào ngày thứ 21 vào lúc gà nở. Các tế bào mang IgA lần đầu tiên
xuất hiện ở ngày thứ 3 - 7 sau khi nở (Phan Thanh Phượng và ctv, 2007).
Các tế bào trực tiếp sinh kháng thể được gọi là plasmocyte có nguồn gốc từ tế
bào lympho B. Các tế bào tiền lympho B được sinh ra ở gan bào thai, lòng đỏ và tủy
xương, rồi di chuyển tới túi Fabricius từ phôi 15 ngày tuổi cho tới lúc gà 10 tuần
tuổi. Ở túi Fabricius, các tế bào tiền lympho này được biệt hóa thành những tế bào
sản xuất kháng thể rồi đi vào máu tới các cơ quan sản sinh lympho khác như lách,
hạch lympho manh tràng, tủy xương, tuyến Harder và tuyến ức. Ở gà con bị nhiễm
bệnh Gumboro hoặc Marek, túi Fabricius bị phá hủy làm cho việc tái tạo tế bào
lympho B bị suy giảm, nên không sản sinh đủ lượng kháng thể cần thiết chống lại
sự xâm nhập của mầm bệnh.
Kháng thể có khả năng bảo hộ đàn gia cầm chống bệnh Newcastle được xác
định bằng phản ứng HI dựa vào nguyên lý ức chế ngưng kết hồng cầu. Kháng thể
thường xuất hiện trong tuần đầu sau khi tiêm chủng vắc-xin, mức cao nhất vào tuần
thứ hai và duy trì đến tuần thứ 4 rồi giảm dần. Kháng thể bảo hộ có thể tồn tại trong
cơ thể gia cầm đến 1 năm trong trường hợp chúng hồi phục sau khi bị nhiễm vi-rút
Newcastle chủng độc lực trung bình (Allan và ctv, 1978).
* Miễn dịch niêm mạc
Các kháng thể xuất hiện trong đường hô hấp trên và trong đường tiêu hóa của
gia cầm xuất hiện cùng lúc với kháng thể dịch thể đầu tiên được phát hiện. Ở đường
hô hấp trên, xuất hiện chủ yếu là IgA và một ít IgG. Sự thải tiết IgA tương tự ở
tuyến Harder khi bị nhiễm vi-rút qua đường mắt. Khi chủng ngừa vắc-xin chủng
Hitchner B1 qua đường nhỏ mắt, vi-rút sẽ tái sản trong tuyến Harder, gây kích thích
sản xuất IgG, IgA và IgM trong nước mắt (Rusell, 1993). Miễn dịch niêm mạc ngăn
chận sự xâm nhập của vi-rút vào đường hô hấp và đường tiêu hóa. IgA được tạo ra
nhiều khi chủng vắc-xin sống. Khi chủng vắc-xin chết, IgA được tạo ra ít hoặc
không có (Nguyễn Phi Vân, 2010).
2.2.2.2. Miễn dịch thụ động

10
Kháng thể từ gia cầm mẹ có thể truyền cho con qua lòng đỏ trứng. Hàm lượng
IgG lòng đỏ trứng gần ngang mức IgG trong huyết thanh gà mẹ. Khi trứng xuống
đến ống dẫn trứng, các IgM và IgA từ dịch tiết ống dẫn trứng được thu nhận cùng
với albumine. Chúng hòa lẫn vào nước ối trong quá trình phát triển phôi. Như vậy,
IgG từ gà mẹ sẽ được chuyển vào huyết thanh gà con, còn IgM và IgA thu được từ
gà mẹ sẽ có trong ruột gà con (Phan Thanh Phượng và ctv, 2007).
Mức kháng thể ở gia cầm con 1 ngày tuổi tương đương hiệu giá kháng thể của
gia cầm bố mẹ. Theo Lê Văn Hùng (1996), hiệu giá kháng thể trung bình (MG:
mean of geometry) ở gà con một ngày tuổi thay đổi từ 5,3 – 60 chỉ đủ bảo hộ cho gà
con dưới 2 tuần tuổi. Giá trị MG có quy luật giảm dần và MG = 0 ở 21 – 28 ngày
tuổi. Allan và ctv (1978) ước lượng hiệu giá kháng thể mẹ truyền sẽ giảm một nửa
cứ mỗi 4,5 ngày. Vì vậy, cần tính toán thời gian bán hủy của kháng thể mẹ truyền
để quyết định thời điểm chủng ngừa đầu tiên cho gà con hợp lý nhất.
2.3. Chẩn đoán bệnh
2.3.1. Triệu chứng, bệnh tích bệnh Newcastle
Biểu hiện bệnh liên quan đến chủng vi-rút nhiễm (độc lực của vi-rút), loài gia
cầm cảm thụ, tình trạng miễn dịch, tuổi và sự góp phần của một số yếu tố khác như
stress, cùng nhiễm với một hay vài vi sinh vật khác, đường xâm nhiễm và số lượng
vi-rút nhiễm (Ferran và Cracken, 1988).
Theo Nguyễn Xuân Bình và ctv (1992), bệnh Newcastle trên gà được phân
làm 4 dạng bệnh khác nhau:
(1) Dạng gây ra do chủng độc lực cao (nhóm velogenic) có đặc điểm như bệnh
xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và chết cấp tính trong vòng 3 - 4 ngày. Thường
không biểu hiện rõ triệu chứng và bệnh tích, chỉ thấy một số triệu chứng như đầu
tiên gà lờ đờ, hô hấp tăng, ho, đi phân lỏng đôi khi có máu. Một số có chảy dịch
nhờn ở mắt, mào, mồng, tích bị tím, có thể phù quanh đầu. Sau 4 - 5 ngày nếu
không chết thì biểu hiện triệu chứng thần kinh mổ lung tung, đi quay tròn. Gà đang
đẻ giảm đẻ, vỏ trứng mềm. Tỷ lệ chết từ 50 - 90% tùy từng bầy.

11
Về bệnh tích: đường tiêu hóa xuất huyết và loét từng điểm, thực quản, dạ dày
tuyến, mề, manh tràng, ruột già và hậu môn đều thấy có xuất huyết, mảng lympho
viêm đỏ và xuất huyết, niêm mạc mũi, khí quản viêm cata, có dịch nhầy, đôi khi
xuất huyết lấm tấm đỏ, buồng trứng xung huyết đỏ và có một số trứng bị teo, màng
não bị xuất huyết điểm.

Hình 2.4. Bệnh tích ở gia cầm mắc bệnh Newcastle


(Nguồn https://www.ceva.vn/Thong-tin-ki-thu-t/Gia-c-m/Cac-b-nh-th-ng-g-
p/B-nh-Newcastle-Newcastle-s-Disease)
(2) Dạng gây ra do chủng độc lực vừa (nhóm mesogenic) có đặc điểm bệnh
xảy ra đột ngột, lây lan nhanh với các triệu chứng giảm ăn, ho, tiêu chảy phân xanh
hoặc hơi vàng, trạng thái run rẩy. Sau 2 tuần triệu chứng thần kinh sẽ nặng như bại
liệt hoặc đi quay tròn. Gà đang đẻ giảm đẻ, tỷ lệ trứng non nhiều. Tỷ lệ chết từ 5 -
50%, có bầy trên 50%. Bệnh tích trên niêm mạc dạ dày tuyến có xuất huyết, niêm
mạc đường hô hấp có dịch nhờn, đôi khi xuất huyết. Giai đoạn đầu lách sưng to.
(3) Dạng bệnh do chủng độc lực yếu (nhóm lentogenic) có triệu chứng chủ
yếu trên đường hô hấp như ho, thở khò khè về ban đêm. Gà giảm đẻ sau 1 tuần rồi
trở lại bình thường. Gà lớn không chết, trong khi gà con có tỷ lệ chết thấp (từ 1-
10%). Bệnh tích chủ yếu ở đường hô hấp, khí quản viêm nhẹ.
(4) Dạng mang trùng trên những gia cầm tồn trữ mầm bệnh, lây nhiễm cho
đàn gà mới nhập.

12
Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của bệnh như khi gia cầm có miễn dịch
sẽ có biểu hiện lâm sàng nhẹ, kháng thể mẹ truyền giúp gà con kháng được bệnh
trong thời gian đầu. Nếu gia cầm không có đáp ứng miễn dịch với bệnh thì dễ mẫn
cảm với vi-rút có độc lực cao, gia cầm khỏi bệnh có thể bài thải một lượng lớn vi-
rút và khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc-xin kém. Những gà nhiễm bệnh
Gumboro bị suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng mức độ trầm trọng trong bệnh này, gia
cầm nhiễm độc tố aflatoxin thì đáp ứng miễn dịch kém và dinh dưỡng thiếu vitamin
A làm tăng nhạy cảm của gà đối với các bệnh cảm nhiễm đường hô hấp trên (trong
đó có bệnh Newcastle).
2.3.2. Phương pháp chẩn đoán
2.3.2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Trong những vùng thường xảy ra dịch, việc chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng
lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học. Gia cầm nghi ngờ mắc bệnh Newcastle khi có
các triệu chứng tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, có các bệnh tích như sung huyết, xuất
huyết hay loét đường tiêu hóa ở dạ dày tuyến, hạch amydale manh tràng. Tính chất
dịch tễ thể hiện qua tỷ lệ nhiễm bệnh cao, tử số cao, lây lan mạnh.
2.3.2.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
* Chẩn đoán vi-rút học
Bệnh phẩm có thể lấy từ các cơ quan như não, phổi, lách, túi khí, ruột, gan hay
các chất tiết đường hô hấp, tiêu hóa. Bệnh phẩm sau khi xử lý kháng sinh được tiêm
cấy vào phôi trứng gà 9 - 11 ngày tuổi hoặc nuôi cấy trên môi trường tế bào sợi phôi
gà hay môi trường tế bào thận phôi gà. Sự hiện diện và nhân lên của vi-rút sẽ gây
chết phôi hoặc tạo những bệnh tích đặc hiệu trên môi trường tế bào. Vi-rút được
phát hiện bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA = haemagglutination test) và vi-
rút Newcastle được khẳng định chắc chắn dựa vào phản ứng ngăn trở ngưng kết
hồng cầu (HI = haemagglutination inhibition test) với kháng thể chuyên biệt chống
vi-rút Newcastle.
Để xác định độc lực cũng như khả năng gây bệnh của chủng vi-rút phân lập
được, theo OIE (2012).

13
Chẩn đoán nhanh hiện nay được thực hiện bằng kỹ thuật RT - PCR hay Real-
time PCR để phát hiện vi-rút Newcastle có trong các mẫu bệnh phẩm là tổ chức cơ
thể, dịch chất ở hầu họng/ ổ nhớp hay phân gia cầm.
* Chẩn đoán huyết thanh học
Vi-rút được phát hiện bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu HA
(Haemagglutinin test). Xác định vi-rút Newcastle bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết
hồng cầu HI (Haemagglutinin inhibition test) với kháng thể chuyên biệt kháng vi-
rút Newcastle, ngoài ra còn một số kỹ thuật khác để phát hiện vi-rút như kỹ thuật
ELISA, các phản ứng trung hòa, phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng kết tủa
khuyếch tán trên thạch.
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI được sử dụng rộng rãi trong chẩn
đoán bệnh Newcastle (Vesna và ctv, 1992).
2.4. Biện pháp phòng chống bệnh
2.4.1. Biện pháp an toàn sinh học
Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm trên gia cầm, xuất hiện từ rất lâu và gây
thiệt hại kinh tế trầm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi theo
kiểu cổ truyền (chăn thả) nên vấn đề phòng ngừa phải càng được chú trọng. Biện
pháp an toàn sinh học chú trọng các yếu tố kỹ thuật sau:
- Kiểm soát việc nhập và chuyển đàn.
- Sát trùng chuồng trại và vật dụng chăn nuôi trước khi nhập đàn mới.
- Áp dụng các biện pháp tránh lây do những hoạt động của con người (mang
giày ống, quần áo bảo hộ, sát trùng lối đi và phương tiện vận chuyển).
- Thường xuyên sát trùng định kỳ khu vực nuôi, hạn chế sự đi lại.
2.4.2. Phòng bệnh bằng vắc-xin
Để hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh Newcastle gây ra cho ngành chăn nuôi,
các nghiên cứu về quy trình sử dụng vắc-xin phòng bệnh này đã được thực hiện.
Đối với gà thịt, vì đời sống ngắn nên chủng tối thiểu 1 lần (lúc 3 ngày tuổi). Điều
quan trọng là dựa vào mức độ kháng thể mẹ truyền để quyết định thời điểm chủng
ngừa. Ở những quốc gia có nguy cơ thấp với bệnh Newcastle thì không cần chủng.

14
Đối với gà đẻ hay gà giống nên chủng 2 lần vào lúc còn nhỏ bằng vắc-xin sống và
chủng lần 3 vào trước lúc đẻ. Tuy nhiên, một chương trình vắc-xin phải phù hợp với
tình hình, điều kiện tại địa phương để tăng hay giảm lần tái chủng và sử dụng loại
vắc-xin thích hợp.
2.4.3. Giới thiệu vắc-xin Newcastle

Hình 2.5. Một số vắc-xin Newcastle trên thị trường

Các vắc-xin được sản xuất tại công ty NAVETCO dùng để phòng bệnh
Newcastle được trình bày qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các loại vắc-xin phòng Newcastle sản xuất tại NAVETCO
Quy trình
STT Tên vắc-xin Sử dụng
sản xuất
Vắc-xin nhược độc chủng F (hệ II) Phôi trứng 9- Nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi cho gà
1
đông khô 11 ngày 3 - 7 ngày tuổi
Vắc-xin nhược độc chủng La-Sota Phôi trứng 9- Nhỏ mắt hoặc cho uống cho
2
đông khô 11 ngày gà 1 - 2 tuần tuổi trở lên
Vắc-xin chịu nhiệt chủng Phôi trứng 9 - Nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống,
3
AVF/HR - NDV (12) đông khô 11 ngày cho ăn ở gà mọi lứa tuổi
Vắc-xin Mukteswar đông khô Phôi trứng 9- Tiêm dưới da hoặc bắp cho gà
4
(vắc-xin hệ I) 11 ngày từ 2 tháng tuổi trở lên

15
Những vắc-xin ngoại nhập được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng bệnh
Newcastle được trình bày qua Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Một số loại vắc-xin được nhập khẩu từ nước ngoài
Tên Nước Hiệu lực
STT sản Thành phần Cách sử dụng miễn
Vắc-xin xuất dịch
Lần 1: Nhỏ mắt, mũi cho gà
1 ngày tuổi
1 liều có:
Pestos (vắc-xin
106EID50 21 – 40
1 nhược độc Pháp Lần 2: 14 - 21 ngày, nhỏ
chủng Hitchner ngày
đông khô) mắt
B1 đông khô
Lần 3: sau lần 2 là 21 ngày
Vi-rút chủng Lần 1: cho uống, dùng cho
La-Sota được gà 21 ngày tuổi
Sotasec (vắc- nuôi cấy trên
xin nhược độc phôi trứng và Lần 2: sau lần 1 từ 21 ngày
2–3
2 đông khô Pháp được đông khô
tháng
chủng La- Lần 3: sau lần 2 từ 2 - 3
Sota) 1 liều có: 106 tháng
EID50 chủng
La-Sota
1 liều có: 108 Lần 1: tiêm dưới da hay
EID50 chủng tiêm bắp gà 1 ngày tuổi
texas vi-rút (chủng đồng thời với Pestos
Newcastle nhỏ mắt)
Imopest (vắc-
4–6
3 xin vô hoạt Pháp
Tá dược bổ trợ Lần 2: sau lần 1 (8 - 10 tháng
nhũ dầu)
dầu vừa đủ tuần)
0,5cc
Lần 3: sau lần 2 (4 - 4,6
tháng)
6
1 liều có: 10 Tiêm dưới da hay bắp liều
CCID chủng A 0,5cc/con cho gà hậu bị trước
127 vi-rút vô khi đẻ 2 - 4 tuần (4 tháng
Newvaxidrop
hoạt gây hội tuổi) 4–6
4 (vắc-xin vô Pháp
chứng giảm đẻ, tháng
hoạt nhũ dầu)
Newcastle. Chỉ dùng cho gà trước đây
đã được chủng các loại vắc-
xin Newcastle nhược độc

(Nguồn Nguyễn Xuân Bình, 2001)

16
Lịch trình khuyến cáo tiêm vắc-xin cho gia cầm:

17
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3.1. Kết luận


Việc nghiên cứu tìm hiểu nội dung tiểu luận về miễn dịch chống bệnh Dịch tả
gà (Newcastle) giúp tôi nắm vững thêm kiến thức của học phần Miễn dịch Thú y,
nhất là về các nội dung sơ lược về bệnh, cơ chế sinh bệnh, miễn dịch tự nhiên, miễn
dịch thích ứng chống bệnh và việc tìm hiểu một số vắc-xin phòng bệnh giúp tôi biết
được thêm kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này chăn nuôi và phòng chống dịch
bệnh trên gia cầm.
Qua đó tôi nhận thấy học phần bệnh Miễn dịch thú y là một học phần quan
trọng, nhằm trang bị cho sinh viên một kiến thức toàn diện để chăn nuôi gia cầm có
sản lượng cao và chất lượng tốt. Môn Miễn dịch thú y có nhiệm vụ trang bị cho học
viên những kiến thức toàn diện về kiến thức phòng chống dịch bệnh nói chung và
kiến thức chuyên sâu: Cơ chế sinh bệnh, miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thích ứng
chống bệnh và việc tìm hiểu một số vắc-xin phòng bệnh làm cơ sở cho việc tìm hiểu
và điều trị bệnh thực tế.
Qua tiểu luận tôi cũng ghi nhận một số kiến thức về bệnh Newcastle. Đây là
bênh truyền nhiễm cấp tính và lây lan rất nhanh, bệnh gây xáo trộn và bệnh tích trên
đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh. Hiện nay bệnh là mối nguy hiểm cho ngành
chăn nuôi gia cầm, bệnh thường gây nhiễm ghép với các bệnh khác và tỉ lệ chết là
100%. Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên bổ sung thêm vitamin C và
vitamin nhóm B, chế phẩm K.C - Electrolyte, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể
làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch.
3.2. Đề nghị
- Sinh viên trường cần được tăng thêm thời gian học để có thể nắm nhiều hơn
về kiến thức chuyên ngành Miễn dịch, đây là một lĩnh vực rất quan trọng trong lĩnh
vực chăn nuôi thú y.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Tiểu Mai. Bài giảng Miễn dịch thú y.


2. Nguyễn Bá Hiên, 2011. Bài giảng bệnh Newcastle. Đại học Nông nghiệp 1.
3. Nguyễn Ngọc Hải. Công nghệ sinh học trong thú y. Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Thị Bích Liên. Nuôi cấy mô tế bào động vật. Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Thị Bích Liên_Lê Anh Phụng, vi-rút thú y chuyên biệt ( dòng 15,17,22-
28/trang 26).
6. <http://chicucthuydnai.gov.vn/Tint%E1%BB%A9c/tabid/138/isd_news_new
s/600/Default.aspx>- 10/2021

7. <http://en.wikipedia.org/wiki/Paramyxovi-rút>
8. <http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=284&detail=16&ucat=44>
9. < http://www.google.com www.fao.org/docrep/005/ac802e/ac802e06.htm>

19

You might also like