You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH – PHÁP Y

NHÓM 4/ LỚP Y2019A

CHUYÊN ĐỀ

“CHỨC NĂNG SINH HỌC VÀ Ý NGHĨA LÂM SÀNG


CỦA CÁC BIẾN THỂ SARS-CoV-2”

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH – PHÁP Y

CHUYÊN ĐỀ

“CHỨC NĂNG SINH HỌC VÀ Ý NGHĨA LÂM SÀNG


CỦA CÁC BIẾN THỂ SARS-CoV-2”

Người hướng dẫn:

ThS. BS Âu Dương Quốc Uy

NHÓM 4/ LỚP Y2019A

Họ và tên MSSV Họ và tên MSSV

195101045
Tạ Gia Khiêm Huỳnh Thị Yến Nhi 1951010333
1

195101042
Huỳnh Quốc An Hoàng Tuấn Phong 1951010475
0

195101044
Nguyễn Đức Tuấn Huy Huỳnh Quốc Phương 1951010571
5

195101053
Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Sỹ Thành Tâm 1951010577
5

Đoàn Lâm Minh 195101055 Ngô Trường Thịnh 1951010584


2

195101055
Nguyễn Thảo Ngân Đoàn Ngọc Thanh Tuyền 1951010594
9

195101046
Bùi Trọng Nhân Bùi Phương Đan Uyên 1951010595
8

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................i

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT..............................................iii

DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v

DANH MỤC ẢNH................................................................................................v

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ...................................................................................2

CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ SARS-COV-2..........................................................2

1.1. Định nghĩa cơ bản về SARS-CoV-2...........................................................2

1.2. Sự biến đổi và các biến thể của SARS-CoV-2...........................................4

CHƯƠNG II. BIẾN THỂ SARS-COV-2 VÀ CHỨC NĂNG SINH HỌC...........7

2.1. Biến thể Alpha............................................................................................7

2.1.1. Đặc điểm cơ bản..................................................................................7

2.1.2. Chức năng sinh học đặc trưng.............................................................7

2.2. Biến thể Beta............................................................................................10

2.2.1. Đặc điểm cơ bản................................................................................10


2.2.2. Chức năng sinh học đặc trưng...........................................................11

2.3. Biến thể Gramma......................................................................................12

2.3.1. Đặc điểm cơ bản................................................................................12

2.3.2. Chức năng sinh học đặc trưng...........................................................12

2.4. Biến thể Delta...........................................................................................13

2.4.1. Đặc điểm cơ bản................................................................................13

2.4.2. Chức năng sinh học đặc trưng...........................................................13

2.5. Biến thể Omicron.....................................................................................14

2.5.1. Đặc điểm cơ bản................................................................................14

2.5.2. Chức năng sinh học...........................................................................15

CHƯƠNG III. Ý NGHĨA LÂM SÀNG CỦA CÁC BIẾN THỂ SARS-COV-2. 17

3.1. Tác động của biến thể lên triệu chứng và bệnh lý....................................17

3.1.1. Sự gia tăng sự lây nhiễm...................................................................17

3.1.2. Tình hình triệu chứng và cơn bùng phát............................................19

3.2. Hiệu quả của vắc-xin đối với các biến thể...............................................21

3.2.1. Tác động của biến thể lên hiệu quả của vắc-xin................................21

3.2.2. Các nghiên cứu và dữ liệu thực tế.....................................................26

CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VÀ KIỂM SOÁT CÁC BIẾN THỂ
SARS-COV-2......................................................................................................30

4.1. Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm........................................30

4.1.1. Tiêm chủng........................................................................................31

4.1.2 Quản lý vận hành................................................................................31


4.1.3. Hạn chế tiếp xúc xã hội.....................................................................31

4.1.4. Làm sạch và khử trùng......................................................................32

4.1.5. Bảo vệ cá nhân..................................................................................32

4.2. Sự cần thiết của việc theo dõi và nghiên cứu các biến thể.......................33

KẾT LUẬN.........................................................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Severe acute respiratory syndrome


SARS-CoV-2
coronavirus 2

ACE2 Angiotensin Converting enzyme 2

Centers of Disease Control and


CDC
Prevention

COVID-19 Coronavirus disease 2019

Global Initiative on Sharing All


GISAID
Influenza Data

IFN Interferon

MHC Major Histocompatibility Complex

NIID National Institute of Infectious Diseases

NTD N-terminal domain

RBD Receptor-binding domain

RNA Ribonucleic Acid

VOC Variant of Concern

VOI Variant of Interest

VUM Variant Under Monitoring

WHO World Health Organization


β-CoV Beta coronavirus

Reverse Transcription Polymerase Chain


RT-PCR
Reaction
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt

Severe acute respiratory syndrome Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng
coronavirus 2 vi rút corona 2

Angiotensin Converting enzyme 2 Enzym chuyển đổi Angiotensin 2

Centers of Disease Control and Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
Prevention dịch bệnh

Coronavirus disease 2019 Bệnh vi-rút corona 2019

Global Initiative on Sharing All Sáng kiến toàn cầu về chia sẻ tất cả
Influenza Data dữ liệu về cúm

Major Histocompatibility Complex Phức hợp tương thích mô chính

National Institute of Infectious


Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia
Diseases

N-terminal domain Đầu tận N

Receptor-binding domain Vùng gắn với thụ thể

Ribonucleic Acid Axit ribonucleic

Variant of Concern Các biến thể cần quan tâm

Variant of Interest Các biến thể cần chú ý

Variant Under Monitoring Các biến thể đang theo dõi


World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới

Beta coronavirus Biến thể beta vi rút corona

Reverse Transcription Polymerase Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase


Chain Reaction sao chép ngược

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc


UK Health Security Agency
Anh
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.2.1: Hiệu quả của một số loại vaccine đối với các biến thể65..................25

DANH MỤC ẢNH

Hình 1.1.1: Bốn nhóm Coronavirus và ký chủ động vật của chúng3....................2
Hình 1.1.2: Cấu trúc virus Corona4.......................................................................3

Hình 1.2.1: Thời gian xuất hiện của 5 biến thể đáng quan tâm SAR-COV-29 6

Hình 2.1.1: Sơ đồ các đột biến ở bốn biến thể cần quan tâm. Vị trí bắt đầu và kết
thúc của các gen đột biến được chỉ định14 10

Hình 2.5.1: Năm biến thể SARS-CoV-2 có vị trí đột biến axit amin khác nhau
trên protein S của chúng14 16

Hình 3.2.1: Năm biến thể SARS-CoV-2có vị trí đột biến axit amin khác nhau
trên protein S của chúng74 27

Hình 3.2.2: Phản ứng trung hòa kháng thể đối với pseudoviral SARS-CoV-2-S
sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-1974..............................................................28
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Kể từ khi xuất hiện vào đầu năm 2020, virus SARS-CoV-2 đã gây ra 755 triệu
trường hợp nhiễm bệnh và hơn 6,8 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong vòng 3
năm qua và trở thành một đại dịch toàn cầu để lại những hậu quả nặng nề cả về
con người, kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. SARS-CoV-2 vẫn luôn là vấn đề
quan trọng cũng như là thách thức to lớn đối với ngành y tế và xã hội toàn cầu
do sự xuất hiện ngày càng nhiều biến thể Alpha, Beta, Gamma, Delta mới đây
nhất là Omicron. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực về nghiên cứu và ứng phó, nhưng
SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục biến đổi và tạo ra các biến thể mới, mở ra nhiều câu
hỏi về chức năng sinh học và ý nghĩa lâm sàng của chúng. Sự biến đổi không
ngừng của virus SARS-CoV-2 có thể đe dọa làm bùng phát những làn sóng dịch
Covid-19 mới vào bất cứ thời điểm nào.

Đã có những báo cáo thống kê về các biến thể mới về khả năng lây nhiễm, mức
độ nặng của bệnh, sự xuất hiện của các biến thể và các đặc điểm lâm sàng của
các biến thể trên người bệnh nhưng con lẻ tẻ và chưa được tổng quát. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện chuyên đề này với mong muốn tổng hợp được chức năng
sinh học và ý nghĩa lâm sàng của các biến thể SARS-CoV-2.

Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ đi sâu vào các biến thể của SARS-CoV-2 và
khám phá những đặc điểm sinh học độc đáo của virus. Bằng cách đánh giá sự
biến đổi gen và các biểu hiện khác nhau của các biến thể, chúng ta sẽ nhìn vào
cách chúng ảnh hưởng đến triệu chứng và bệnh lý, cũng như tác động lên hiệu
quả của các biện pháp phòng ngừa, trong đó có vắc-xin.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ xem xét các biện pháp ứng phó và kiểm soát các
biến thể SARS-CoV-2, từ các biện pháp phòng ngừa trong cộng đồng đến việc
theo dõi sát sao và nghiên cứu kỹ thuật liên quan đến chúng. Chuyên đề này sẽ
cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiện trạng đang diễn ra và nhấn mạnh tầm
2

quan trọng của việc nghiên cứu và đánh giá các biến thể SARS-CoV-2 trong
việc ứng phó với đại dịch này và chuẩn bị cho tương lai.

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ SARS-COV-2

1.1. Định nghĩa cơ bản về SARS-CoV-2

Covid-19 là bệnh được gây ra bởi SARS-CoV-2 thuộc chi Coronavirus, họ


Coronaviridae chứa bộ gen di truyền RNA sợi dương, gồm 4 nhóm alpha, beta,
gamma và delta, trong đó SARS-CoV2 thuộc nhóm Beta-Coronavirus, có nhiều
ở dơi và động vật có vú khác (Hình 1.1.1)1,2.

Hình 1.1.1: Bốn nhóm Coronavirus và ký chủ động vật của chúng3
Tương tự như các loại Coronavirus khác, SAR-CoV2 mã hoá 4 protein cấu trúc
gồm protein gai (Spike-S), protein vỏ (Envolope-E), protein màng (Membrane-
M) và protein Nucleocapsid- N, trong đó protein gai có nhiệm vụ gắn vào thụ
thể Angiotensin Converting enzyme 2 (ACE2) trong khung tế bào người và gây
bệnh.
3

Hình 1.1.2: Cấu trúc virus Corona4


SAR-COV-2 lây truyền qua 2 phương thức trực tiếp và gián tiếp5,6:

- Lây truyền trực tiếp:

Lây nhiễm qua khí dung(aeresol)/ giọt bắn qua đường hô hấp.

Chất dịch tiết của cơ thể (phân, nước bọt, nước tiểu, tinh dịch và nước mắt).

Từ mẹ sang con.

- Lây truyền gián tiếp:

Lây truyền qua tiếp xúc bề mặt nhiễm virus trong môi trường của người bệnh
(nội thất và các thiết bị) và vật dụng được sử dụng của người bệnh( ống nghe,
nhiệt kế).

Người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút từ 2 ngày trước khi có triệu chứng
đầu tiên và phát tán mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu
chứng. Thời gian phát tán vi rút gây lây nhiễm khoảng 8 ngày kể từ khi xuất
hiện triệu chứng, nhưng có thể dài hơn ở những người bệnh có suy giảm miễn
dịch. Tuy vậy, những người bệnh không triệu chứng vẫn có thể phát tán vi rút
gây lây nhiễm7.
4

Phổ bệnh của COVID-19 đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các
triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội
chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa
cơ quan và tử vong. Người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn
dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn,
nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn7.

1.2. Sự biến đổi và các biến thể của SARS-CoV-2

Các đột biến thích nghi trong bộ gen của virus có thể làm thay đổi khả năng gây
bệnh của virus. Ngay cả một sự trao đổi axit amin đơn lẻ cũng có thể ảnh hưởng
mạnh mẽ đến khả năng trốn tránh hệ thống miễn dịch của vi rút và làm phức tạp
quá trình phát triển vắc xin chống lại vi rút. SARS-CoV-2, giống như các loại
virus RNA khác, có xu hướng tiến hóa di truyền trong khi thích nghi với vật chủ
mới là con người với sự phát triển đột biến theo thời gian, dẫn đến sự xuất hiện
của nhiều biến thể có thể có các đặc điểm khác so với các chủng tổ tiên của nó 7.

Với sự xuất hiện của nhiều biến thể, WHO đã thiết lập một hệ thống phân loại
để phân biệt các biến thể mới nổi của SARS-CoV-2 thành các biến thể đáng lo
ngại (VOC), các biến thể đáng quan tâm (VOI) và các biến thể đang được theo
dõi (VUM).

Biến thể đang được theo dõi (VUM):

Một biến thể SARS-CoV-2 có những thay đổi di truyền bị nghi ngờ ảnh hưởng
đến đặc điểm của virus và các tín hiệu ban đầu về lợi thế tăng trưởng so với các
biến thể lưu hành khác (ví dụ: lợi thế tăng trưởng có thể xảy ra trên toàn cầu
hoặc chỉ trong một khu vực của WHO), nhưng bằng chứng về tác động trên kiểu
hình hoặc dịch tễ học vẫn chưa rõ ràng, đòi hỏi phải tăng cường giám sát và
đánh giá lại trong khi chờ có bằng chứng mới. Nếu một biến thể có số lượng đột
biến lớn bất thường ở các vị trí kháng nguyên đã biết, nhưng có rất ít trình tự và
5

không thể ước tính lợi thế tăng trưởng tương đối của nó, thì biến thể đó có thể
được chỉ định là VUM, nếu có bằng chứng về sự lây truyền cộng đồng trong ≥ 2
quốc gia trong khoảng thời gian 2-4 tuần8.

Biến thể đáng quan tâm (VOI):

Được định nghĩa là một biến thể của SARS-CoV-2 có những thay đổi di truyền
được dự đoán hoặc được biết là sẽ ảnh hưởng đến các đặc tính của vi rút như
khả năng lây truyền, độc lực, hiệu lực trung hòa của các kháng thể, lẩn trốn hệ
miễn dịch, tính nhạy cảm với phương pháp điều trị và được xác định là có lợi
thế tăng trưởng so với các biến thể lưu hành khác ở nhiều khu vực của WHO với
tỷ lệ lưu hành tương đối ngày càng tăng cùng với số ca bệnh ngày càng tăng
theo thời gian hoặc các tác động dịch tễ học rõ ràng khác cho thấy nguy cơ đang
nổi lên đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu8.

WHO đã đề cập đến 8 biến thể được quan tâm (VOI), đó là Epsilon (B.1.427 và
B.1.429); Zeta (P.2); Eta (B.1.525); Theta (P.3); Iota (B.1.526); Kappa
(B.1.617.1); Lambda (C.37) và Mu (B.1.621)7.

Biến thể đáng lo ngại (VOC):

Là một biến thể của SARS-CoV-2 thỏa mãn định nghĩa về VOI và thông qua
đánh giá rủi ro do WHO TAG-VE thực hiện và được xác định là có liên quan
đến mức độ tin cậy trung bình hoặc cao, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí
sau khi so sánh với các biến thể khác8:

Thay đổi bất lợi về mức độ nghiêm trọng của bệnh trên lâm sàng;

Thay đổi dịch tễ học Covid-19 gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống y tế cung
cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân mắc COVID-19 hoặc các bệnh khác và do
đó cần có các biện pháp can thiệp lớn về y tế công cộng; giảm đáng kể hiệu quả
của vắc xin hiện có trong việc bảo vệ chống lại bệnh nặng8.
6

Kể từ đó, nhiều biến thể của SARS-CoV-2 đã được mô tả, trong đó một số được
coi là biến thể đáng lo ngại (VOC), do tác động của chúng đối với sức khỏe
cộng đồng. Dựa trên cập nhật dịch tễ học của WHO, tính đến ngày 11 tháng 12
năm 2021, 5 VOC SARS-CoV-2 đã được xác định kể từ khi bắt đầu đại dịch, đó
là Alpha (B.1.1.7); Beta (B.1.351); Gamma (P.1); Delta (B.1.617.2); Omicron
(B.1.1.529)7.

Hình 1.2.1: Thời gian xuất hiện của 5 biến thể đáng quan tâm SAR-COV-29
Năm loại biến thể đáng lo ngại (VOC) được tìm thấy có đột biến ở vùng gắn thụ
thể(RBD) và vùng đầu N(NTD) của protein gai(S), trong đó đột biến N501Y
nằm trên RBD là phổ biến ở tất cả các biến thể ngoại trừ biến thể Delta dẫn đến
tăng ái lực của protein tăng đột biến với các thụ thể ACE 2 giúp tăng cường khả
năng sự gắn kết của virus và sự xâm nhập sau đó của nó vào tế bào chủ. Do đó
các đột biến xảy ra ở RBD có thể làm thay đổi các đặc tính sinh học và miễn
dịch của vi rút, như thay đổi ái lực tăng đột biến đối với ACE2, tăng khả năng
lây truyền của vi rút hoặc tạo ra khả năng thoát khỏi các phản ứng miễn dịch.
7

Việc phát triển một biến thể SARS-CoV-2 mới tiềm năng có khả năng trốn tránh
hệ thống phòng thủ của vật chủ đồng thời duy trì khả năng hoạt động của nó
chứng minh tầm quan trọng của việc tiếp tục theo dõi di truyền của đại dịch
Coronavirus. Cùng với NBD, RBD đóng vai trò là mục tiêu trung hòa chủ yếu
và tạo điều kiện sản xuất kháng thể để đáp ứng với kháng huyết thanh hoặc vắc-
xin7,10.

CHƯƠNG II. BIẾN THỂ SARS-COV-2 VÀ CHỨC NĂNG SINH HỌC

2.1. Biến thể Alpha


2.1.1. Đặc điểm cơ bản

Biến thể Alpha (hay Dòng B.1.1.7, biến thể 202012/01, Biến chủng 202012/01,
20I/501Y.V1, Variant of Concern 202012/01 (VOC-202012/01), thường gọi là
biến thể tại Anh, biến chủng tại Anh)11.

Lần đầu tiên được ghi nhận ở Vương quốc Anh vào tháng 9 năm 2020. Chủng
Alpha có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với các chủng trước đó và là động
lực chính của làn sóng COVID-19 thứ ba của Canada trong những tháng đầu
năm 2021.

Biến chủng Alpha là biến thể đáng lo ngại nhất ở Canada, chiếm hơn 216.000 ca
mắc COVID-19 trên cả nước tính đến ngày 17/6.

Biến thể Alpha cũng liên quan đến sự gia tăng các trường hợp COVID-19 và
nhập viện ở những người trẻ tuổi - mặc dù không rõ liệu những đợt gia tăng đó
là do biến thể hay các yếu tố khác, Tiến sĩ Gerald Evans, chủ tịch các bệnh
truyền nhiễm tại Đại học Queen ở Kingston, Ontario cho biết.

2.1.2. Chức năng sinh học đặc trưng

Biến thể B.1.1.7 có một đột biến ở vùng gắn thụ thể (RBD) của gai protein tại vị
trí 501 (viết tắt là N501Y), nơi acid amin asparagine (N) đã được thay thế bằng
tyrosine (Y).
8

Một số đột biến khác của biến thể B.1.1.7 bao gồm:

Đứt đoạn 69/70: một đứt đoạn kép xảy ra tự nhiên nhiều lần và có khả năng làm
thay đổi hình dạng của protein gai.

P681H: có vị trí gần phân cắt S1/S2 furin – vị trí có sự biến đổi cao ở virus
corona, xuất hiện một cách tự phát nhiều lần.

Mã dừng ORF8 (Q27stop): đột biến tại vị trí ORF8, hiện chưa biết rõ chức năng.

Nghiên cứu cho thấy rằng biến thể B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm cao hơn tới
70% so với chủng cũ và liên quan đến việc tăng độ nặng, khả năng tử vong.

Ở biến thể B.1.1.7, chu kỳ lây ngắn hơn, thời gian khởi phát bệnh cũng nhanh.
Chỉ tới ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, từ đó khả năng nhân lên
của virus, đào thải mầm bệnh và lây lan trong không khí rất cao.

Báo cáo hàng ngày từ Cơ quan Y tế Công cộng Ontario cho thấy các trường hợp
mới từ biến thể Alpha đang giảm. Evans cho rằng sự sụt giảm này là do hơn một
nửa số người Canada được tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19.

Chủng này có tỷ lệ lây truyền (R0) cao hơn đáng kể và có thể cao hơn ở trẻ em,
trong khi người già dường như ít bị ảnh hưởng hơn12.

Graham và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những người bị nhiễm biến thể
Alpha có nhiều biến thể về triệu chứng hơn so với bệnh nhân COVID-19 trước
đó và tình trạng mất vị giác và khứu giác ít phổ biến hơn ở những bệnh nhân
mắc biến thể Alpha, trong khi ho, đau họng, đau cơ và mệt mỏi thường xuyên
hơn.

Kiểm tra đột biến gen S cho thấy đột biến N501Y trong miền liên kết thụ thể
(RBD) làm thay đổi ái lực của virus liên kết với ACE2, rằng việc xóa Δ69-70
trong gai góp phần né tránh phản ứng miễn dịch và P681H ảnh hưởng đến vị trí
phân cắt furin, làm thay đổi tính nhạy cảm của gai đối với sự phân cắt furin và
9

khả năng lây nhiễm của virus13.Các đột biến như N501Y trong miền liên kết thụ
thể của protein gai có thể ảnh hưởng đến khả năng lây truyền, khả năng gây
bệnh và hiệu quả của vắc-xin13. Một số lượng lớn các thay thế không đồng nghĩa
đã được báo cáo cho biến thể này.

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2021, Cơ quan Y tế Công cộng Anh đã phát hiện một
số bộ gen Alpha VOC-202012/01 có đột biến E484K, được gọi là Biến thể đáng
lo ngại 202102/02 (VOC-202102/02).

N501Y, một sự thay đổi từ asparagine (N) thành tyrosine (Y) trong RBD, có thể
làm tăng ái lực liên kết ACE2 và dẫn đến vi-rút trở nên dễ lây nhiễm hơn. Vị trí
501 nằm bên trong protein gai và ảnh hưởng đến hiệu quả trung hòa virus,
nhưng hiện tại không có dữ liệu trung hòa trên N501Y có sẵn bằng cách sử dụng
huyết thanh đa dòng từ nhiễm trùng tự nhiên. Việc xóa 69-70 đã lảng tránh phản
ứng miễn dịch ở một số bệnh nhân suy giảm miễn dịch và có liên quan đến
những thay đổi khác trong RBD.

Các đột biến khác, bao gồm T1001I, A1708D, I2230T và del3675–3677SGF
trong gen ORF1ab, del69–70HV, del144Y, N501Y, A570D, D614G, P681H,
T761I, S982A và D1118H trong gen S, Q27, R52I và Y73C trong ORF8, và
D3L và S235F trong gen N đã được báo cáo, nhưng tác dụng của chúng không
được biết đến (Hình 2.1.1).
10

Hình 2.1.1: Sơ đồ các đột biến ở bốn biến thể cần quan tâm. Vị trí bắt đầu và
kết thúc của các gen đột biến được chỉ định14
2.2. Biến thể Beta
2.2.1. Đặc điểm cơ bản

Vào tháng đầu tháng 10 năm 2020, biến thể beta được phát hiện tại Nelson
Mandela Bay (khu trung tâm thuộc tỉnh Eastern Cape ở Nam Phi). Biến thể mới
này có tên 501Y.V2, còn được biết đến là giống B.1.35115.

Biến thể Beta dễ lây truyền hơn 50% so với những biến thể lưu hành trước đó ở
Nam Phi, điều này dẫn đến sự thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh16.

Biến thể Beta bao gồm 9 đột biến trên protein gai: L18F, D80A, D614G, 242–
244del, R246I, K417N, E484K, N501Y, A701V. Trong đó có 3 đột biến K417N,
E484K, and N501Y quan trọng hơn những đột biến khác do chúng có khả năng
làm cho virus dễ dàng gắn kết với tế bào người và gia tăng sự ái lực đối với vào
thụ thể ACE-215.
11

2.2.2. Chức năng sinh học đặc trưng

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng biến thể beta với một vài đột biến ở
vùng RBD của gen S (bao gồm E484 và N501Y) , có khả năng lây truyền và
thoát miễn dịch hơn 50% so với các biến thể lưu hành tại Nam Phi Tính đến
ngày 27 tháng 7 năm 2021, 131 quốc gia đã báo cáo phát hiện biến thể này17-19.

Khả năng lây truyền và khả năng thoát khỏi miễn dịch tăng lên mang lại cho
biến thể 501Y.V2 lợi thế chọn lọc để vượt trội so với các biến thể SARS-CoV-2
đang lưu hành khác bằng cả khả năng mở rộng nhanh chóng và khả năng tái
nhiễm. Các dạng thay thế trong RBD của protein gai (E484K, K417N, và
N501Y) ở biến thể 501Y.V2 có liên quan đến ái lực liên kết được tăng cường
với ACE2 của người, điều này có thể làm tăng khả năng lây truyền của virus. Do
lợi thế chọn lọc của 501Y.V2, các dòng lưu hành khác ở Nam Phi đang nhanh
chóng được thay thế bằng biến thể này15.

Ngoài N501Y, biến thể Beta còn có các đột biến giúp tăng cường khả năng
truyền bệnh, chẳng hạn như E484K. Tương tự như N501Y, E484K tăng ái lực
liên kết với thụ thể ACE-220.

Về khả năng thoát khỏi khả năng miễn dịch tự nhiên, biến thể 501Y.V2 cho
thấy khả năng thoát hoàn toàn khỏi kháng thể trung hòa ở 48% mẫu huyết thanh
dưỡng bệnh thu được từ những bệnh nhân trước đó đã mắc Covid-1921.

Các nghiên cứu in vitro đã chỉ ra rằng các kháng thể được tạo ra bởi tất cả các
loại vắc xin hiện có (Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca-Oxford, Johnson
and Johnson, Novavax) làm giảm hoạt động trung hòa trên biến thể này22.

Các nghiên cứu lâm sàng do Novavax, Johnson and Johnson và AstraZeneca
thực hiện đã xác nhận hiệu quả giảm. Cụ thể, các thử nghiệm lâm sàng của
Novavax cho thấy hiệu quả 89% ở Anh và 60% ở Nam Phi. Các thử nghiệm lâm
sàng của Johnson and Johnson cho thấy mức độ bảo vệ chống lại nhiễm Covid-
12

19 từ trung bình đến nặng là 72% ở Mỹ, 66% ở Mỹ Latinh và 57% ở Nam Phi
28 ngày sau khi tiêm chủng23.

2.3. Biến thể Gramma


2.3.1. Đặc điểm cơ bản

Biến thể Gamma (P.1), còn được gọi là 20J / 501Y. V3 - Biến thể đáng lo ngại
hay biến thể Brazil, lần đầu tiên được phát hiện vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại
Viện Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIID), Nhật Bản, ở những người đã đến
Tokyo sau khi đến thăm Amazonas, Brazil. Nó gây bệnh rộng rãi ở thành phố
Manaus24.

2.3.2. Chức năng sinh học đặc trưng

Biến thể Gamma gây ra tải lượng virus cao hơn và cho thấy khả năng lây truyền
cao hơn 1,4–2,2 lần so với các chủng trước đó, đặc biệt là ở những bệnh nhân trẻ
tuổi (không có sự khác biệt về giới tính)22.

Biến thể Gamma chứa 10 đột biến trong gai (L18F, T20N, P26S, D138Y,
R190S, K417T, E484K, N501Y, H655Y và T1027I) ngoài D614G. K417T,
E484K và N501Y nằm trong RBD; L18F, T20N, P26S, D138Y và R190S nằm
25,26
trong NTD; và H655Y nằm gần vị trí phân tách furin . Các đột biến K417T
và N501Y có mặt trong cả hai biến thể Alpha và Beta và giúp virus bám chặt
vào tế bào người. E484K có thể giúp virus né tránh kháng thể. Sự xóa trong
protein orf1b (del11288-11296 [3675-3677 SGF]) đã được báo cáo 24. Vì vâỵ
biến thể Gamma có khả năng kháng lại các kháng thể cao hơn các chủng khác.

Dòng kháng thể SARS-CoV-2 được tạo ra để đáp ứng với kích thích đa dòng
chống lại các biến thể SARS-CoV-2 đã lưu hành trước đó có thể không thể vô
hiệu hóa P.1 (Gamma). Khả năng trung hòa huyết tương từ những người trước
đó đã bị nhiễm SARS-CoV-2 thấp hơn 8,6 lần so với các chủng phân lập P.1 27.
Do đó, biến thể Gamma có khả năng thay đổi hình dáng, tránh bị phát hiện bởi
13

kháng thể sản sinh sau khi tiêm vaccine COVID-19 hoặc sau lần đầu người mắc
COVID-19 do các chủng virus khác

Tóm lại, biến thể Gamma là một biến thể đáng lo ngại với khả năng lây truyền
và lây nhiễm cao hơn đã được ghi nhận. Nguy cơ nhập viện, mức độ nghiêm
trọng của bệnh và mức tải lượng virus đều được báo cáo là cao hơn. Các loại vắc
xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson &; Johnson được phát hiện có khả
năng trung hòa giảm từ 2 đến 5 lần.

2.4. Biến thể Delta


2.4.1. Đặc điểm cơ bản

Biến thể Delta của vi-rút SARS-CoV-2, hay còn được biết đến với tên gọi
B.1.617.2, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào ngày 5 tháng 10 năm 2020.
Nó được đặt tên vào ngày 31 tháng 5 năm 2021 và đến nay đã lan rộng đến hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Vào tháng 6 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã
nhận định rằng biến thể Delta đã trở thành biến thể thống trị trên toàn cầu vào
thời điểm đó28.

Một số nghiên cứu ban đầu đã cho thấy biến thể Delta gây bệnh nặng hơn các
chủng khác29. Một nghiên cứu của Canada công bố vào ngày 5 tháng 10 năm
2021 đã chỉ ra rằng biến thể Delta khiến tỷ lệ nhập viện tăng 108%, tỷ lệ nhập
viện ICU tăng 235% và tỷ lệ tử vong tăng 133% so với các biến thể được phát
hiện trước đó. Tuy nhiên tỷ lệ này có đã giảm đáng kể khi được tiêm chủng30.

2.4.2. Chức năng sinh học đặc trưng

Nhìn chung, vi-rút Delta là một biến thể của SARS-CoV-2, nên đặc điểm sinh
học của chúng tương tự như SARS-CoV-2, là một loại vi-rút RNA chuỗi đơn có
vỏ bọc, thuộc chủng beta coronavirus (β- CoV) 31. Tuy nhiên, so với vi-rút gốc,
Delta rất đặc biệt. Có rất nhiều đột biến xảy ra trên bộ gen của biến chủng Delta.
Đột biến ở protein S đặc biệt phong phú. Theo phân tích trình tự bộ gen trên
14

GISAID, dòng Delta có 8 đột biến (T19R, G142D, del157/158, L452R, T478K,
D614G, P681R và D950N)32. T19R, G142D và del157/158 nằm trong vùng đầu
tận N (NTD), còn L452R và T478K nằm trong vùng gắn với với thụ thể (RBD).
Cùng với D614G, tất cả các đột biến nêu trên đều xảy ra trên tiểu đơn vị S1. Và
P681R và D950N xảy ra trên tiểu đơn vị S2. Những đột biến trên đã tạo ra nhiều
thể đặc biệt, khiến Delta trở thành chủng vi-rút mới, dễ lây hơn và khó kiểm soát
hơn33.

Chúng ta có thể kể đến các yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của biến
thể Delta có qua các yếu tố sau: (1) Nhiều dạng đột biến hơn. Điều này làm cho
Delta nổi tiếng với khả năng lây truyền và nhân lên mạnh mẽ. P681R đã thay đổi
vị trí phân cắt furin của virus, làm tăng tốc độ phản ứng tổng hợp tế bào-tế bào 34.
L452R làm tăng khả năng xâm nhập tế bào của virus 35; (2) Thoát khỏi miễn
dịch. Một nghiên cứu gần đây cho thấy đột biến L452R giúp Delta trốn tránh
khả năng miễn dịch tế bào và làm tăng khả năng lây nhiễm 36; (3) Nhiều biện
pháp bảo vệ không còn hiệu quả đối với Delta. Một số lượng lớn kết quả thực
nghiệm cho thấy nhiều phương pháp thông thường được sử dụng để phòng ngừa
SARS-CoV-2 không có tác dụng trên Delta, trong đó bao gồm cả các vắc-xin
hiện hành37; (4) Phòng ngừa và kiểm soát không đầy đủ. Rút ngắn thời gian cách
lý y tế cũng là một nguyên nhân gây ra sự bùng phát của Delta38.

2.5. Biến thể Omicron


2.5.1. Đặc điểm cơ bản

Biến thể Omicron là một biến thể SARS-CoV-2 mới bị đột biến nặng, được gọi
là B.1.1.529 và hiện được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là biến thể đáng lo
ngại (VOC) vào ngày 26 tháng 11 năm 202128-30.

Biến thể Omicron lây truyền từ một mẫu được thu thập vào ngày 9 tháng 11 năm
2021 ở Nam Phi và báo cáo cho WHO vào ngày 24 tháng 11 năm 2021. Tuy
nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng Hà Lan có bệnh nhân dương tính với
15

biến thể Omicron đầu tiên được chẩn đoán mắc biến thể này một tuần trước
thông báo từ Châu Phi32.

Biến thể Omicron là biến thể bị đột biến nghiêm trọng nhất trong số tất cả các
VOC cho đến nay, dẫn đến sự gia tăng khả năng lây truyền và khả năng đề
kháng một phần đối với miễn dịch do vắc xin COVID-19 tạo ra33.

2.5.2. Chức năng sinh học

Một số đột biến đã được tìm thấy trong VOC trước đó giúp vô hiệu hóa kháng
thể34. Các cuộc điều tra được thực hiện bởi các nhà dịch tễ học ở Nam Phi đã xác
định được dữ liệu đột biến biểu hiện một số đột biến đáng lo ngại (N501Y,
D614G, K417N và T478K) cùng với các đột biến mới xuất hiện trong biến thể
Omicron, làm tăng nguy cơ tái nhiễm tổng thể, kháng một phần với vắc xin hiện
có (Hình 1). Biến thể Delta chia sẻ hai trong số ba đột biến RBD với Omicron.
Đầu tiên, sự thay thế lysine thành asparagine ở vị trí 417, có liên quan đến sự
thay đổi cấu trúc protein S có thể tăng cường khả năng trốn tránh miễn dịch. Đột
biến thứ hai, sự thay thế threonine thành lysine ở vị trí 478, có khả năng làm
tăng thế tĩnh điện và nhiễu không gian của gốc, có lẽ làm tăng ái lực liên kết
RBD và cho phép thoát khỏi miễn dịch36.
16

Hình 2.5.1: Năm biến thể SARS-CoV-2 có vị trí đột biến axit amin khác nhau
trên protein S của chúng14
Trên hình này, các đường màu đỏ biểu thị vị trí đột biến trên protein S của
SARS-CoV-2 tại các vị trí được chỉ định.

Biến thể Omicron của SARS-CoV-2 được xác định từ các bệnh nhân được tiêm
vắc-xin COVID-19, cho thấy sự xâm lấn miễn dịch của biến thể mới và yêu cầu
phải có vắc-xin cập nhật37. Saxena và cộng sự đã phân tích các đột biến được
báo cáo trong RBD về mức tăng đột biến của biến thể Omicron của SARS-CoV-
2 và đưa ra giả thuyết rằng hiện tại, các chất ức chế xâm nhập hiện có có thể
không hiệu quả đối với các biến thể mới nổi 39. Đột biến nặng ở protein tăng đột
biến của biến thể Omicron có liên quan đến việc tăng khả năng lây nhiễm và
trốn tránh kháng thể40. Ở những người đã khỏi bệnh hoặc đã được tiêm chủng
SARS-CoV-2, lượng epitop trung hòa được nhắm mục tiêu bởi các kháng thể đa
17

dòng là một yếu tố dự báo quan trọng về hàng rào di truyền đối với sự thoát ra
của virus. Các kháng thể đơn dòng dễ bị đột biến thoát khỏi, nhưng sự kết hợp
nhắm vào các epitop không chồng chéo có khả năng kháng thuốc cao hơn 41.
Điều đáng ngạc nhiên là khả năng trung hòa của biến thể Omicron không được
phát hiện ở hầu hết các loại vaccine hiện tại42.

CHƯƠNG III. Ý NGHĨA LÂM SÀNG CỦA CÁC BIẾN THỂ SARS-COV-2

3.1. Tác động của biến thể lên triệu chứng và bệnh lý
3.1.1. Sự gia tăng sự lây nhiễm

Các loại virus thuộc họ Coronaviridae đã được báo cáo là có khả năng lây nhiễm
trên nhiều vật chủ, bao gồm cả con người. Loại virus Corona mới nhất lây
nhiễm ở người, SARS-CoV-2, đã trở thành đại dịch và các phân nhóm có khả
năng lây truyền khác nhau đã xuất hiện kể từ đó. Protein SARS-CoV-2 Spike (S)
tương tác với thụ thể của vật chủ enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2), và
do đó, trong các mô hình silico, dựa trên các đặc điểm cấu trúc của phức hợp thụ
thể SARS-CoV-2 S protein-ACE2, cũng như các mẫu axit amin ACE2, có thể
được sử dụng để dự đoán khả năng lây truyền trong và giữa các loài của các
phân nhóm SARS-CoV-2. Ở đây, người ta chứng minh rằng vào thời điểm bắt
đầu đại dịch, đúng như dự đoán đối với một loại vi rút vừa vượt qua rào cản của
loài, protein S của SARS-CoV-2 không thích nghi tốt với thụ thể ACE2 và việc
thay thế một loại biến thể SARS-CoV-2 khác một phần là do sự phù hợp tốt hơn
của phức hợp ACE2 của protein S với con người. Người ta cũng chứng minh
rằng dư lượng tiếp xúc với ACE2 có mối tương quan thuận với tốc độ lây truyền
của các biến thể SARS-CoV-2. Cuối cùng, người ta chứng minh rằng số loài dễ
bị nhiễm SARS-CoV-2 và có thể là ổ chứa vi rút này cao hơn so với trước đây43.

Biến thể B.1.1.7 (tên khác: biến thể Alpha, biến thể 20B/501Y.V1): Nghiên
cứu cho thấy rằng biến thể B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm cao hơn tới 70% so
với chủng cũ, nghĩa là một người đã mắc bệnh với biển thể cũ trung bình sẽ lây
18

cho 2 đến 4 người khác, với biến thể B.1.1.7 có thể lây cho đến 7 người khác 44
và liên quan đến việc tăng độ nặng, khả năng tử vong. Ở biến thể B.1.1.7, chu
kỳ lây ngắn hơn, thời gian khởi phát bệnh cũng nhanh. Chỉ tới ngày thứ 2 đã
xuất hiện virus vùng hầu họng, từ đó khả năng nhân lên của virus, đào thải mầm
bệnh và lây lan trong không khí rất cao.

Biến thể B.1.351 (tên khác: biến thể Belta, biến thể 20C/501Y.V2): Biến thể
B.1.351 cũng được WHO báo cáo rằng có khả năng gia tăng sự lây nhiễm cao
hơn 50% so với chủng cũ, hung hãn hơn, khả năng tiến hóa và thích nghi cao
hơn.

Biến thể P.1 (tên khác: biến thể Gamma): Biến thể P.1 có đến 17 đột biến
amino acid độc nhất, 4 đột biến thay thế, trong đó có 3 đột biến đáng lo ngại
gồm: K417T, E484K và N501Y. Đáng chú ý là đột biến E484K vì đã từng được
tìm thấy trên biến chủng B.1.351 ở Nam Phi và có khả năng gây tái nhiễm cho
cả những người đã khỏi bệnh. Đồng thời, đột biến N501Y và K417T cũng trở
thành tác nhân làm biến chủng P.1 lây lan mạnh hơn chủng virus khác. Từ sau
khi xuất hiện, biến thể P.1 trở thành chủng virus gây bệnh chủ yếu ở Brazil và là
nỗi kinh hoàng cho các quốc gia khác trên thế giới. P.1 có khả năng lây nhiễm
cao hơn gấp 2,5 lần, khả năng kháng kháng thể cũng cao hơn so với chủng virus
SARS-CoV-2 gốc xuất hiện ban đầu

Biến thể B.1.617 (tên khác: biến thể Delta): Theo WHO, biến thể B.1.617 dễ
lây lan, khó truy vết nên đã lây lan ra 124 quốc gia và vùng lãnh thổ, người
nhiễm biến thể B.1.617 mang tải lượng virus ở khoang mũi cao gấp 1000 lần so
với các chủng virus corona trước đó. So với biến thể Alpha (Anh), biến thể Delta
(Ấn Độ) có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60%, tỷ lệ nhập viện của
bệnh nhân cũng cao hơn 85%, tăng khả năng tử vong của các bệnh nhân có bệnh
lý nền như đái tháo đường, béo phì, tim mạch… Các chuyên gia dịch tễ còn
đang lo ngại rằng, trong khi biến thể Delta còn đang lan rộng chưa thể ngăn
19

chặn thì biến thể mới Delta Plus – được coi như “hậu duệ” của biến thể Delta
còn nguy hiểm hơn nhiều lần, dễ lây lan, liên kết mạnh với các thụ thể của tế
bào phổi và mang khả năng chống lại liệu pháp kháng thể đơn dòng.

Biến thể B.1.1.529 (tên khác: biến thể Omicron) : Biến thể Omicron lần đầu
tiên được Nam Phi báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày
24/11/2021. Thời điểm đó biến thể Delta vẫn là biến thể có mức độ lây lan nguy
hiểm nhất. Sau đó không lâu, mức độ lây lan của biến thể Omicron đã tăng
mạnh mẽ, trở thành biến thể có mức độ lây lan nhanh nhất. Cho đến nay, biến
thể Omicron đã được phát hiện và ghi nhận ở hầu hết các quốc gia, trong đó có
Việt Nam. Tại Việt Nam, ngành dịch tễ đã ghi nhận Omicron xuất hiện đầu tiên
ở TP HCM và Hà Nội, sau đó lây lan nhanh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Với
mức độ lây lan nhanh, cao hơn chủng Delta gấp 500 lần, Omicron đã dần dần
thay thế biến thể Delta.

3.1.2. Tình hình triệu chứng và cơn bùng phát

Biến thể B.1.1.7 (tên khác: biến thể Alpha, biến thể 20B/501Y.V1): Một nghiên
cứu bệnh chứng bắt cặp ban đầu đã báo cáo rằng không có sự khác biệt đáng kể
về nguy cơ nhập viện hoặc tử vong liên quan với dòng biến thể B.1.1.7 so với
các biến thể khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo đã báo cáo rằng những
người bị nhiễm biến thể dòng B.1.1.7 có mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên
so với những người bị nhiễm các biến thể virus lưu hành khác 12,45. Một nghiên
cứu đoàn hệ đối sánh lớn được thực hiện ở Anh đã báo cáo rằng tỷ lệ nguy cơ tử
vong của bệnh nhân bị nhiễm biến thể dòng B.1.1.7 là 1,64 (khoảng tin cậy 95%
1,32 đến 2,04, P<0,0001) ở những bệnh nhân có chủng lưu hành trước đó 46. Một
nghiên cứu khác báo cáo rằng biến thể B 1.1.7 có liên quan đến tỷ lệ tử vong
tăng so với các biến thể SARS-CoV-2 khác (HR= 1,61, 95% CI 1,42-1,82) 47.
Nguy cơ tử vong được báo cáo là cao hơn (tỷ lệ nguy cơ được điều chỉnh 1,67,
20

KTC 95% 1,34-2,09) ở những người có mối lo ngại về biến thể B.1.1.7 đã được
xác nhận so với những người không mắc SARS-CoV-2 không phải 1.1.748.

Biến thể B.1.351 (tên khác: biến thể Belta, biến thể 20C/501Y.V2): Mức độ
nghiêm trọng (nhập viện chăm sóc cấp tính), mức độ nguy kịch (nhập viện ICU)
và tỷ lệ tử vong của biến thể SARS-CoV-2 Beta (B.1.351) đã được nghiên cứu
thông qua các nghiên cứu bệnh chứng về các trường hợp lây nhiễm, bệnh tật và
tử vong ở Qatar. So với biến thể Alpha (B.1.1.7), tỷ lệ tiến triển thành bệnh nặng
cao hơn 1,24 lần (KTC 95%: 1,11-1,39). Tỷ lệ tiến triển thành bệnh hiểm nghèo
cao hơn 1,49 lần (KTC 95%: 1,13-1,97). Tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn
1,57 lần (KTC 95%: 1,03-2,43). Các phát hiện nêu bật những rủi ro đối với hệ
thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các cơ sở và nguồn lực chăm sóc đặc biệt,
với sự gia tăng lưu hành của Beta49.

Biến thể P.1 (tên khác: biến thể Gamma): Thậm chí, biến thể này cũng khiến tỷ
lệ tử vong của phụ nữ mang thai và thai nhi cao bất thường. Ông Jamal
Suleiman, chuyên gia dịch tễ tại viện Emilio Ribas cho biết: "Sự xuất hiện của
biến thể Gamma khiến tình hình dịch bệnh tại Brazil thêm tồi tệ. Hiện rất nhiều
người trẻ tuổi tại Brazil mắc Covid-19 trong đó có cả biến thể Gamma bởi đây là
những đối tượng chưa được tiêm chủng nhiều. Theo tôi, nếu không khống chế
nhanh dịch bệnh, tình hình tại Brazil sẽ còn tồi tệ hơn”. Trong khi đó, tại Mỹ,
Gamma được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xếp
vào loại biến thể đáng lo ngại50.

Biến thể B.1.617 (tên khác: biến thể Delta): Tỷ lệ nhập viện với bệnh nhân
nhiễm biến thể Delta cũng cao hơn 85% so với biến thể Alpha. Hiện nay chưa có
bằng chứng cho thấy người nhiễm biến thể Delta bệnh nặng hơn hay dễ tử vong
hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ Scotland đăng trên tạp chí Lancet chỉ ra biến
thể Delta có thể khiến bệnh nhân dễ nhập viện hơn so với các biến thể trước.
Tăng khả năng nhập viện có thể dẫn tăng rủi ro tử vong, đặc biệt là với các bệnh
21

nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì, tim mạch,… Tại Việt Nam,
biến thể Delta được phát hiện trong các ca dương tính ở TP.HCM vào ngày
18/05/2021 trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1
dương tính) của các trường hợp nhiễm biến thể Delta cao hơn so với biến thể
Alpha. Tại các chuỗi lây nhiễm ở các tỉnh phía Nam đã ghi nhận 1 số trường hợp
có dấu hiệu hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm với người
mắc COVID-19. Đáng lo ngại, biển thể Delta lây lan rất nhanh trong môi trường
kín, không khí lưu thông kém như: nhà máy, khu công nghiệp, quán bar, nhà thờ,
…51

Biến thể B.1.1.529 (tên khác: biến thể Omicron): Chủng Omicron xuất hiện
trong bối cảnh “bình thường mới” được thiết lập, người dân cơ bản được tiêm
vắc xin Covid-19 đầy đủ. Người bệnh mắc Covid-19 do biến chủng Omicron có
triệu chứng tương tự như các biến thể trước đó, trong đó ho là triệu chứng
thường gặp nhất. Sau ho, người bệnh có các triệu chứng khác như đau họng, sổ
mũi, hắt xì, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, giảm khả năng vị giác, giảm khứu giác,
khó thở và có thể đau bụng. Một số nghiên cứu, biến thể Omicron thường ít gây
bệnh nghiêm trọng hơn. Mặc dù vậy những bệnh nhân có tiền sử bệnh nền, các
bệnh tự miễn, người suy giảm miễn dịch… vẫn có nguy cơ trở nặng phải điều trị
tích cực, thậm chí tử vong. Nếu may mắn khỏi bệnh, những đối tượng nguy cơ
vẫn phải chịu những di chứng hậu Covid-19 nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng
sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

3.2. Hiệu quả của vắc-xin đối với các biến thể
3.2.1. Tác động của biến thể lên hiệu quả của vắc-xin

Việc kiểm soát lây lan của SARS-CoV-2 bằng biện pháp phong tỏa kéo dài là
không khả thi do sự gián đoạn lớn về kinh tế xã hội do đó các biện pháp y tế
công cộng toàn cầu cùng việc tiêm chủng rộng rãi là phương pháp khả thi nhất.
Tuy nhiên sự gia tăng rộng rãi các biến thể của SARS- CoV-2 đã và đang gây ra
22

những mối lo ngại đáng kể về sức khỏe và hiệu quả vaccine đối với các biến thể
ở Việt Nam và toàn thế giới. Kể từ tháng 12/2020, SARS-CoV-2 đã xuất hiện 5
chủng lây lan nhanh chóng bao gồm Alpha (B.1.1.7), biến thể Beta (B.1.351),
biến thể Gamma (P.1), biến thể Delta (B1.617.2) và biến thể Omicron
(B.1.1.529) và các biến thể phụ.

Nhìn chung những biến thể này có số lượng đột biến ngày càng tăng cao ở
protein (S), Các đột biến phát sinh trong miền liên kết thụ thể (RBD) của protein
làm thay đổi đặc tính sinh học và miễn dịch của virus, chẳng hạn như thay đổi ái
lực tăng đột biến với ACE, tăng khả năng lây truyền của virus hoặc tạo khả năng
trốn tránh hệ thống phòng thủ của vật chủ với các kháng thể trung hòa được kịch
hoạt bởi nhiễm và vaccine trước đó thời duy trì khả năng hoạt động của nó.

Sự xuất hiện của nhiều biến thể mới đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các loại
vaccine hiện có chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy những nhà nghiên cứu lâm sàng
đã thực hiện thử nghiệm và cho ra các dữ liệu nghiên cứu riêng lẻ trên từng biến
thể.

Biến thể Alpha: Các nghiên cứu invitro với huyết thanh của bệnh nhân được
tiêm BNT162b2 hoặc ChAdOx1 đã chứng minh rằng đột biến ở protein tăng đột
biến làm giảm khả năng trung hòa kháng thể của biến thể B.1.1.7 so với virus
ban đầu52,53. Tuy nhiên ở những nghiên cứu khác cho thấy có rất ít hoặc không
có sự khác biệt so với chủng ban đầu54,55.

Tại Qatar, hiệu quả vaccine BNT162b2 được ước tính bằng thiết kế nghiên cứu
bệnh chứng âm tính với xét nghiệm. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vaccine
này đối với biến thể Alpha là 89.5% đối với việc phát triển bệnh56.

Nghiên cứu về biến thể Beta: Các nghiên cứu về hiệu quả của các loại vaccine
hiện có chống lại chủng VOC cho thấy vaccine Oxford-AstraZeneca chỉ có 10%
khả năng bảo vệ chống lại bệnh từ nhẹ đến trung bình liên quan đến biến thể
23

Beta ở nhóm dân số trẻ có độ tuổi trung bình khoảng 30 ở Nam Phi 57. Ngược lại
vaccine của Johnson & Johnson cho thấy khả năng bảo vệ 64% đối với các dạng
lâm sàng từ trung bình đến nặng 58, Pfizer/BioNTech được báo cáo là có hiệu quả
chống lại biến thể Beta kém hơn so với các biến thể khác dựa trên phân tích nhỏ
về các đợt lây nhiễm tại Israel59. Tuy nhiên một thiết kế nghiên cứu bệnh chứng
âm tính được thực hiện ở Qatar cho thấy hiệu quả của loại vaccine này đối với
biến thể Beta là 75%54.

Biến thể Delta: Nghiên cứu gần đây thử nghiệm hiểu quả vaccine
Pfizer/BioNTech và Oxford-Astrazeneca đối với biến thể Delta, cho thấy độ
nhạy của biến thể Delta SARS-CoV-2 đối với quá trình trung hòa kháng thể
giảm đi60,61. Tuy nhiên một số nghiên cứu bệnh chứng âm tính ở Israel cho thấy
hiệu quả của những loại vaccine này sau chương trình vaccine hoàn chỉnh cũng
tương tự như hiệu quả của các thử nghiệm lâm sàng. Một nghiên cứu phân tích
tổng hợp chứng thực về hiệu quả của vaccine Pfizer/BioNTech, Oxford-
Astrazeneca và Corona Vac/Sinova. Nhìn chung, ba loại vaccine đều có hiệu quả
sau 2 liều, Pfizer/BioNTech có hiệu quả khoảng 83% sau liều thứ 2, và 97% sau
liều 3. Đối với Oxford-AstraZeneca hiểu quả là khoảng 80% và đối với Corona
Vac/sinovac là khoảng 65% sau liều thứ 2 và 63% sau liều 362.

Biến thể Gamma: Một nghiên cứu đã đánh giá tiềm năng trung hòa kháng thể
sau 2 liều vaccine Corona Vac/Sinovac chống lại chủng B.1 gốc và biến thể
Gamma. Hiệu giá kháng thể ở những người đã nhận 2 liều Corona Vac/ Sinovac
21 ngày trước khi lấy mẫu là gần 1:80 đối với B.1 và 1:20 đối với phân lập P.1.
Nói chung dữ liệu cho thấy rằng dòng virus P.1 có thể thoát khỏi các kháng thể
trung hòa do vaccine SARS-CoV-2 bất hoạt tạo ra, đặc biệt là vào 5 tháng sau
khi tiêm chủng, khi mà khả năng miễn dịch suy yếu 27. Một nghiên cứu đã trung
tâm khác được thực hiện tại Brazil để đánh giá hiệu quả của vaccine Oxford-
Astrazeneca trong ngăn ngừa triệu chứng COVID-19 cho thấy rằng đối với biến
24

thể Gamma, loại vaccine này có hiệu quả 64%, nhưng số trường hợp được xác
nhận của biến thể này rất ít, do đó nghiên cứu này ước tính yếu63.

Biến thể Omicron: đây là chủng có khả năng lây truyền cao của virus SARS-
CoV-2, Omicron có một số phần bị xóa chẳng hạn 69-70del, giúp ngăn ngừa
không bị phát hiện bằng xét nghiệm RT-PCR, nó cũng cho thấy hơn 30 đột biến
trong protein (S)… các đột biến này làm tăng lây nhiễm do tăng ái lực của
protein đột biến với ACE2, đồng thời liên quan thoát khỏi miễn dịch vật chủ
giảm khả năng trung hòa kháng thể do vaccine tạo ra. Việc đánh giá hiệu quả
của vaccine đối với biến thể Omicron và các dòng phụ đã trở thành thách thức
trong bối cảnh phức tạp về phạm vi bao phủ vaccine, nền tảng vaccine, tỷ lệ lây
nhiễm trước đó và khả năng miễn dịch lai khác nhau.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng liều vaccine mRNA của Pfizer/BioTech và
Moderna thứ 3 có hiệu quả để vô hiệu hóa Omicron. Liều đầu tiên và thứ 2 của
những loại vaccine này mang lại kết quả trung hòa ở mức độ thấp hoặc không
đối với biến thể Omicron.[50]. Theo một nghiên cứu của cơ quan an ninh y tế
Vương quốc Anh (UKHSA) ngày 24/3 công bố dữ liệu mới mũi vaccine tăng
cường phòng Covid-19 có thể hiệu quả đến 75% trong việc ngăn ngừa các ca
mắc biến thể Omicron có triệu chứng64.

Tuy nhiên các dữ liệu cần được nhìn một cách tổng quan hơn để so sánh về hiệu
quả của vaccine đối với các biến thể hiện nay, dưới đây là bảng tổng hợp dữ
nhiều của nhiều nghiên cứu trên toàn cầu.
25

Bảng 3.2.1: Hiệu quả của một số loại vaccine đối với các biến thể65

Biến thể Biến thể Biến thể Biến thể


Chủng B.1.1.7 1.351 B1.617.2
P.1
hoang dã
(Alpha) (Beta) (Gamma) (Delta)

Không có
Vaccine bằng
Pfizer chứng về
Comirnaty 95%66 90%67 75%66 75-82%68
giảm khả
(BNT162b2) năng bảo
vệ

Giảm 6.5
89,3-96,8% lần lượng
Moderna kháng thể Giảm 2,6
Covid-19 > 65 tuổi: trung hòa lần kháng
61,4-95,2% N/A
vaccine (Nghiên cứu thể trung
(mARN 1273) Thanh thiếu trong phòng hòa70
niên 100%69 thí
nghiệm)70

Astrazenica
Oxfort Giảm 2.9
Covid-19 lần kháng
55-81%71 75%72 ≤10%57 53-66%64
AZD 1222 thể chuẩn
(ChAdOx1 độ57
nCoV-19)

72%(Mỹ)
Johnson and
66% (Châu
Johnson 30,3 –
66%73 Mỹ Latinh) 68%58 60%61
(Ad26.CoV.S 95,3%61
57% (Nam
)
Phi)58

Sputnik V
(also known Chưa có Chưa có báo Chưa có Chưa có
91%59
as Gam- báo cáo cáo báo cáo báo cáo
Covid-Vac)

Theo tổng hợp các nghiên cứu khác nhau (Bảng 3.2.1) hiệu quả lâm sàng của
một số loại vaccine chống lại các biến thể vẫn còn giá trị quan trọng nhất định,
với tỷ lệ phần trăm còn cao.
26

3.2.2. Các nghiên cứu và dữ liệu thực tế

Báo cáo kết quả ngày 03/10/2022 do sự phối hợp của các Trung tâm y tế, Khoa
truyền nhiễm, Khoa y học lâm sàng… của các bệnh viện và đại học Đan Mạch
được thực hiện trong nhóm dân số khỏe mạnh thuộc nhóm Thuần tập Quốc gia
Đan Mạch, nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của vaccine SARS-CoV-2
(ENFORCE). Quy trình nghiên cứu đã được Cơ quan dược phẩm Đan Mạch và
Ủy ban quốc gia về Đạo đức Nghiên cứu Y tế phê duyệt74.

Nghiên cứu so sánh khả năng trung hòa kháng thể do vaccine tạo ra so với các
biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại sau liều cơ bản và liều tăng cường bằng việc
định lượng tổng mức IgG chống lại SARS-CoV-2 Spike, cũng như định lượng
các chuẩn độ trung hòa kháng thể. Đây là nghiên cứu đoàn hệ được thiết kế dưới
dạng nghiên cứu giai đoạn IV, nhãn mở, không ngẫu nhiên. Nghiên cứu này bao
gồm những người trưởng thành tham gia nghiên cứu từ đoàn hệ ENFORCE
được tiêm vaccine COVID-19, khoảng 25 cá nhân từ mỗi nhóm vaccine đáp ứng
tiêu chí chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu.

(1) Trong nghiên cứu này đã trình bày và phân tích so sánh trực tiếp của bốn loại
vaccine ngừa covid 19 BNT162b2, mRNA-1273, ChAdOx1, và Ad.26COV2.S
sau tiêm chủng cơ bản và nhắc lại, tập trung vào phản ứng miễn dịch qua trung
gian kháng thể do vaccine tạo ra chống lại nhiều nhiều biến thể khác nhau. Các
biến thể của SARS-CoV-2: B.1.1.7, B.1.617.2, B.1.351, B.1.1.529.
27

Hình 3.2.1: Năm biến thể SARS-CoV-2có vị trí đột biến axit amin khác nhau
trên protein S của chúng74
Diễn giải hình 3.2.1:

Mức tổng IgG SARS-CoV-2-S tính bằng U/mL do tiêm vắc-xin COVID-19 cơ
bản bằng BNT162b2 (n = 22), mRNA-1273 ( n = 24), ChAdOx1/mRNA (n =
20), Ad26.COV2.S (n = 19) được định lượng bằng nền tảng MSD (huyết thanh
1:5.000). khoảng tin cậy 95%. Giá trị P được biểu thị như sau: ***p <0,001 và
****p <0,0001.

Nghiên cứu này chứng minh mức độ IgG và hiệu giá trung hòa kháng thể của
SARS-CoV-2 cao hơn đáng kể ở những người được tiêm vaccine BNT161b2,
mRAN-1273 và ChAdOx1/mRNA so với những người nhận Ad26.COV2.S đối
với tất cả biến thể SARS-COV-2. Và đã chỉ ra rằng sự tích lũy đột biến S của
SARS-COV-2 đi kèm với sự giảm dần khả năng trung hòa kháng thể, đặc biệt sự
suy giảm rõ rệt so với B.1.1.529. Cụ thể nồng độ kháng thể IgG trung bình đặc
hiệu với SAS-CoV-2 thì wt ( Wuhan-Hu-1) là cao nhất đối với
ChAdOx1/mRNA: 503,992 U/mL[IQR: 359,170-709,457], tiếp theo là mRNA-
2173: 471,670 U/mL[364,131 – 692,740] và BNT162b2: 251,511
28

U/mL[199,365- 376,470]. Ngược lại nồng độ kháng thể IgG thấp hơn đáng kể
được phát hiện đối với Ad26.COV2.S: 16.241 U/mL [12,664 – 29,986].

(2) Nghiên cứu trung hòa phản ứng kháng thể với pseudoviral SARS-CoV-2 sau
khi tiêm vaccine COVID-19, các mẫu huyết tương phù hợp được thu thập để
phân tích khả năng trung hòa của các kháng thể do vaccine tạo ra bằng xét
nghiệm trung hòa pseudovirus sử dụng pseudovirus VSV-AG-SARS-CoV-2 S và
các giá trị NT50( Hiệu giá trung hòa 50%) đã được xác định.

Hình 3.2.2: Phản ứng trung hòa kháng thể đối với pseudoviral SARS-CoV-2-S
sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-1974
29

Diễn giải Hình 3.2.2:

(A) Hiệu giá trung hòa 50% (NT50) được tạo ra nhờ tiêm chủng cơ bản COVID-
19 bằng BNT162b2 (n = 22), mRNA-1273 (n = 24), ChAdOx1/mRNA (n = 20)
hoặc Ad26.COV2.S (n = 19) được định lượng bằng xét nghiệm trung hòa
pseudovirus.

(B) Giá trị NT50 được hợp nhất cho tất cả các loại vắc xin.

(C) Tần suất của các giá trị NT50 có thể định lượng (> 25) và không định lượng
(25) được hợp nhất cho tất cả các loại vắc xin. KTC 95%.

Giá trị P được biểu thị như sau: *p 0,05, **p <0,01 và ****p <0,0001.

Kết quả ở bảng A: giá trị NT 50 cao nhất đối với trọng lượng SARS-CoV-2-S
được xác định đối với người nhận ChAdOx1/mRNA: trung vị 4,292 [IQR:
1,639-11,377] sau đó là mRNA-1273: 1,285[466 – 3,078] và BNT162b2: 643
[300-1,278]. Giá trị NT50 thấp hơn đáng kể được xác định cho những người
nhận Ad26.COV.2.S. Ngoài ra, giá trị NT50 cao hơn đáng kể ở nhóm nhận
ChAdOx1/mRNA so với nhóm vaccine BNT162b2 ( giá trị P=0.012).

Ở dữ liệu bảng B: Tất cả dữ liệu được hợp nhất không phân biệt loại vaccine và
khả năng trung hòa kháng thể được đánh giá tập trung vào biến thể SARS-CoV-
2 khác nhau. Giá trị NT50 cao nhất với SARS-CoV-2-S wt: 577 [180-1906]
trong khi giá trị NT50 giảm dần khi số lượng đột biến protein S càng tăng
B.1.1.7: 348 [121 -1296], B.1.617.2: 225[25 – 610], B.1.351: 84 [25- 300],
B.1.1529;BA.1: 25 [25- 86].

Ở dữ liệu bảng C: Xét nghiệm trung hòa pseudovirus sử dụng hệ số pha loãng
huyết tương thấp nhất là 1:25. Do đó xét nghiệm không thể xác định khả năng
trung hòa kháng thể đối với mẫu có hoạt tính trung hòa kém. Quan sát thấy tần
suất cao hơn của giá trị NT50 không thể định lượng được ùng với số lượng
30

protein S càng tăng. Do đó 69% mẫu được phân tích B.1.1.529;BA.1 nằm dưới
ngưỡng xét nghiệm độ pha loãng 25 lần.

Trả lời cho vấn đề “Hiệu quả của các loại vaccine hiện có chống lại các biến thể
SARS-CoV-2?”. Bằng chứng ngày càng tăng cho thấy một số loại vaccine giảm
hiểu quả trong việc bảo vệ cơ thể trước các loại biến thể ngày càng tích lũy
nhiều đột biến, tuy nhiên những vaccine hiện có vẫn có những giá trị quan trọng
nhất định, với tỷ lệ phần trăm còn cao. Hiệu quả của các loại vaccine đã được
nghiên cứu ở nhiều cơ sở lâm sàng, mặc dù vẫn còn nhiều ở khai đoạn sơ khởi.
Cần có những nghiên cứu sâu hơn với cỡ mẫu lớn trên toàn cầu để rõ hơn về các
đột biến mới xuất hiện. Cần cập nhật định kỳ các loại vaccine được phê duyệt
liên quan đến hiệu quả lâm sàng chống lại biến thể vì hầu hết hiệu quả thu được
đến nay đều dựa trên sự lây của chủng ban đầu. Xem xét nghiên cứu khả năng
bảo vệ miễn dịch từ tiêm chủng sẽ kéo dài bao lâu từ đó có kế hoạch bổ sung các
liều tăng cường. Để giảm sự lây truyền virus và tần số đột biến việc tuân thủ các
biện pháp kiểm soát sức khỏe cộng đồng, đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân sạch
sẽ là điều cực kì cần thiết.

CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VÀ KIỂM SOÁT CÁC BIẾN THỂ
SARS-COV-2

4.1. Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm

Do sự bùng phát dịch lan rông khắp cả thế giới, ảnh hưởng to lớn tới tình hình
kinh tế và sức khỏe của của mọi người, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát
lây nhiễm cần phải được triển khai và thực hiện để giảm bớt tổn thất gây ra bởi
đại dịch.

4.1.1. Tiêm chủng

Việc tiêm ngừa đã được nghiên cứu và đưa ra kết quả là mang lại hiệu quả có ý
nghĩa trong việc chng lại sự lây nhiễm của các biến thể SARS-CoV-2 75, cụ thể
31

hơn là giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm tình trạng mắc bệnh năng hoặc nguy
kịch76.

Môt số vắc xin có thể kể đến là:

Vắc xin Pfizer BioNTech-Comirnaty

Vắc-xin Moderna-mRNA-1273

Vắc xin AstraZeneca-Vaxzevria

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng hiệu quả của vắc xin chỉ đạt được giá trị tốt nhất
nếu được tiêm chủng đầy đủ, do đó cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kêu
gọi mọi người tiêm chủng đẩy đủ theo lịch77.

4.1.2 Quản lý vận hành

Hệ thống quản lý vận hành mạnh mẽ góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm. Chủ sở
hữu và quản trị viên phải chịu trách nhiệm chính trong việc phòng ngừa và kiểm
soát COVID-19 ở những nơi công cộng. Họ nên xây dựng kế hoạch khẩn cấp,
thu thập thông tin sức khỏe của nhân viên, sắp xếp ca làm việc hợp lý và cải
thiện sự tuân thủ phòng ngừa của cả nhân viên và khách hàng thông qua video,
áp phích, tài liệu quảng cáo, …77

4.1.3. Hạn chế tiếp xúc xã hội

Duy trì khoảng cách xã hội có thể giảm thiểu phơi nhiễm và làm gián đoạn quá
trình lây truyền SARS-CoV-2 bằng cách giảm lây truyền qua giọt bắn và tiếp
xúc cũng như khả năng lây truyền qua khí dung có thể xảy ra trong phạm vi 3–6
ft.

Các biện pháp giãn cách xã hội ở những nơi công cộng bao gồm đóng cửa các
khu vực công cộng, khuyến khích thanh toán di động, làm việc từ xa tại nhà, giữ
khoảng cách an toàn giữa con người với nhau tại nơi làm việc, sắp xếp lịch làm
việc xen kẽ, giảm tiếp xúc xã hội tại nơi làm việc, … Nên tránh các cuộc tụ họp
32

đông người như bữa ăn nhóm, cuộc họp tập trung và triển lãm. Đối với cửa
hàng bách hóa, hiệu thuốc, nhà hàng, ... nên dừng dịch vụ tại cửa hàng và giao
hàng tận nhà thông qua đặt hàng trực tuyến hoặc nhận hàng ở lề đường. Đồng
thời, tạm dừng một số dịch vụ tại viện dưỡng lão, sân chơi cho trẻ em và các địa
điểm vui chơi giải trí trong nhà. Nếu không thể đóng cửa, các cơ sở phải được
khử trùng cẩn thận trước khi mở cửa các địa điểm công cộng77.

4.1.4. Làm sạch và khử trùng

Việc làm sạch và khử trùng nên được tiến hành ít nhất một lần một ngày trước
khi mở và ghi lại. Tần suất có thể được điều chỉnh hợp lý ở những nơi công
cộng tập trung. Nên phun hoặc lau khử trùng bằng cồn hoặc chất khử trùng hiệu
quả khác. Đối với bề mặt của các vật thể thường xuyên tiếp xúc (bàn dịch vụ,
nút thang máy, tay vịn, tay nắm cửa, giỏ hàng, bàn ghế công cộng, v.v.), việc
làm sạch và khử trùng có thể được tăng cường. Cần chú ý rằng sau khi khử
trùng, các bề mặt phải được rửa sạch hoặc lau sạch bằng nước sạch hoặc lau khô
trước khi sử dụng77.

4.1.5. Bảo vệ cá nhân

Tiêm vaccine luôn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế sự lây
lan của bệnh truyền nhiễm.

Sử dụng khẩu trang ở những nơi công cộng hoặc khu vực có nguy cơ cao lây
nhiễm cao cũng là một biện phát phòng ngừa hiệu quả vì khẩu trang đã được
nhân viên y tế xác nhận tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe như một phần của biện
pháp phòng ngừa giọt bắn khi chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô
hấp.

Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp vệ sinh tay là rất quan trọng. Trong quá
trình làm việc, người lao động nên rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng nước rửa
33

tay nhanh có chứa cồn hiệu quả. Trong một số điều kiện nhất định, cũng có thể
chấp nhận sử dụng chất khử trùng có chứa clo hoặc hydro peroxide77.

4.2. Sự cần thiết của việc theo dõi và nghiên cứu các biến thể

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã làm dấy lên tình trạng khẩn cấp lớn về
sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Mối lo ngại đe dọa được cho là do khả
năng lây truyền của virus và khả năng tiến hóa và đột biến nhanh chóng của nó
dẫn đến sự xuất hiện của các chủng mới không phổ biến. Bước nhảy vọt trong
việc chẩn đoán tốt hơn, vắc-xin nhắm mục tiêu và biện pháp điều trị là bằng
chứng vững chắc cho thấy sự hiểu biết khoa học, nghiên cứu và công nghệ đang
phát triển theo tốc độ của đại dịch. Rõ ràng, theo dõi và nghiên cứu liên tục các
biến thể của COVID-19 là rất cần thiết78.

Như chúng ta đã biết, hiện nay COVID-19 đã xuất hiện rất nhiều biến thể, mỗi
biến thể sẽ có tốc độ phát triển và lây nhiễm khác nhau, không những gây ra các
triệu chứng không giống nhau, mà còn làm tăng khả năng tái nhiễm của những
người đã mắc COVID-19. Ví dụ như biến thể Gamma có khả năng lây lan cao
gấp 2.5 lần chủng cũ. Nếu như chúng ta không tập trung nghiên cứu và theo dõi
các biến thể mới xuất hiện thì nguy cơ bùng dịch trở lại sẽ xảy ra.

Việc nghiên cứu các biển thể giúp nâng cao kiến thức của chúng ta về các khía
cạnh chính của sinh bệnh học virus có thể dẫn đến các chiến lược phòng ngừa và
điều trị nâng cao, giảm thiểu tỉ lệ lây nhiễm và gánh nặng bệnh tật cho xã hội do
dịch bệnh gây ra. Đẩy mạnh tầm quan trọng của việc phòng ngừa: tiêm vaccine
nhắc lại và luôn trong tư thế cảnh giác về việc đại dịch sẽ quay trở lại

Tóm lại, nếu một biến thể mới xuất hiện có tác động đáng kể hơn đến sức khỏe
cộng đồng, nó sẽ gây ra mối đe dọa hơn nữa cho nhân loại; Do đó, việc theo dõi
và nghiên cứu các biến thể là một điều rất cần thiết và quan trọng. Từ việc
34

nghiên cứu, chúng ta có thể đề các biện pháp phòng ngừa giảm lây truyền virus
và giảm thiểu tác động của các biến thể.

KẾT LUẬN

Qua chuyên đề này chắc hẳn chúng ta đã nắm bắt được COVID 19 có bao nhiêu
biến thể tính tới thời điểm hiện tại đồng thời cũng giúp nắm rõ hơn về đặc điểm
cấu tạo, chức năng sinh học và biểu hiện lâm sàng của từng biến thể. Có thể thấy
rằng, càng về các biến thể sau thì chúng càng nguy hiểm, khó khống chế, nhất là
biến thể Omicron. Các biến thể SARS-CoV-2 đang đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển và tác động của đại dịch COVID-19. Việc hiểu rõ về chức
năng sinh học và ý nghĩa lâm sàng của các biến thể này đóng vai trò quan trọng
trong việc phản ứng và phòng ngừa bệnh.

Về mặt chức năng sinh học, các biến thể SARS-CoV-2 thể hiện sự biến đổi
genetik, đặc biệt trong protein gai, ảnh hưởng đến tính năng của virus. Một số
biến thể có thể làm tăng khả năng lây lan, tiếp nhận tế bào chủ và động lực sinh
học của virus. Những đột biến này có thể ảnh hưởng đến tốc độ nhiễm trùng, sự
nghiêm trọng của bệnh và khả năng tránh miễn dịch.

Từ góc độ lâm sàng, các biến thể này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các
biện pháp kiểm soát và phòng ngừa, bao gồm vắc-xin. Có thể thấy sự giảm đáng
kể trong khả năng của vắc-xin và kháng thể trước một số biến thể mới xuất hiện.
Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc duy trì và nâng cao sự bảo vệ cộng
đồng.

Tóm lại, việc nghiên cứu và hiểu rõ về chức năng sinh học và tác động lâm sàng
của các biến thể SARS-CoV-2 là rất quan trọng để phản ứng linh hoạt và hiệu
quả đối với diễn biến mới của đại dịch. Điều này cũng đặt ra yêu cầu về việc
tiếp tục nghiên cứu và phát triển các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa ngày
càng tiên tiến hơn.
35
i

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wertheim JO, Chu DK, Peiris JS, Kosakovsky Pond SL, Poon LL. A case
for the ancient origin of coronaviruses. J Virol. Jun 2013;87(12):7039-45.
doi:10.1128/JVI.03273-12
2. Woo PC, Lau SK, Lam CS, et al. Discovery of seven novel Mammalian
and avian coronaviruses in the genus deltacoronavirus supports bat
coronaviruses as the gene source of alphacoronavirus and betacoronavirus and
avian coronaviruses as the gene source of gammacoronavirus and
deltacoronavirus. J Virol. Apr 2012;86(7):3995-4008. doi:10.1128/JVI.06540-11
3. Beig Parikhani A, Bazaz M, Bamehr H, et al. The Inclusive Review on
SARS-CoV-2 Biology, Epidemiology, Diagnosis, and Potential Management
Options. Curr Microbiol. Apr 2021;78(4):1099-1114. doi:10.1007/s00284-021-
02396-x
4. Das SK. The Pathophysiology, Diagnosis and Treatment of Corona Virus
Disease 2019 (COVID-19). Indian J Clin Biochem. Oct 2020;35(4):385-396.
doi:10.1007/s12291-020-00919-0
5. Karia R, Gupta I, Khandait H, Yadav A, Yadav A. COVID-19 and its
Modes of Transmission. SN Compr Clin Med. 2020;2(10):1798-1801.
doi:10.1007/s42399-020-00498-4
6. Mourmouris P, Tzelves L, Roidi C, Fotsali A. COVID-19 transmission: a
rapid systematic review of current knowledge. Osong Public Health Res
Perspect. Apr 2021;12(2):54-63. doi:10.24171/j.phrp.2021.12.2.02
7. Aleem A, Akbar Samad AB, Vaqar S. Emerging Variants of SARS-CoV-2
and Novel Therapeutics Against Coronavirus (COVID-19). StatPearls. 2023.
8. World Health Organization. Updated working definitions and primary
actions for
SARS-CoV-2 variants, 4 October 2023. 2023.
9. Akkiz H. The Biological Functions and Clinical Significance of SARS-
CoV-2 Variants of Corcern. Front Med (Lausanne). 2022;9:849217.
doi:10.3389/fmed.2022.849217
10. Scovino AM, Dahab EC, Vieira GF, Freire-de-Lima L, Freire-de-Lima
CG, Morrot A. SARS-CoV-2's Variants of Concern: A Brief Characterization.
Front Immunol. 2022;13:834098. doi:10.3389/fimmu.2022.834098
11. Andrew Rambaut NL, Oliver Pybus, Wendy Barclay, Jeff Barrett,
Alesandro Carabelli, Tom Connor, Tom Peacock, David L Robertson, Erik Volz,
on behalf of COVID-19 Genomics Consortium UK (CoG-UK),. Preliminary
ii

genomic characterisation of an emergent SARS-CoV-2 lineage in the UK


defined by a novel set of spike mutations. 2020.
12. Volz E, Mishra S, Chand M, et al. Assessing transmissibility of SARS-
CoV-2 lineage B.1.1.7 in England. Nature. May 2021;593(7858):266-269.
doi:10.1038/s41586-021-03470-x
13. Tian F, Tong B, Sun L, et al. N501Y mutation of spike protein in SARS-
CoV-2 strengthens its binding to receptor ACE2. Elife. Aug 20
2021;10doi:10.7554/eLife.69091
14. Salehi-Vaziri M, Fazlalipour M, Seyed Khorrami SM, et al. The ins and
outs of SARS-CoV-2 variants of concern (VOCs). Arch Virol. Feb
2022;167(2):327-344. doi:10.1007/s00705-022-05365-2
15. Tegally H, Wilkinson E, Giovanetti M, et al. Detection of a SARS-CoV-2
variant of concern in South Africa. Nature. Apr 2021;592(7854):438-443.
doi:10.1038/s41586-021-03402-9
16. Penarrubia L, Ruiz M, Porco R, et al. Multiple assays in a real-time RT-
PCR SARS-CoV-2 panel can mitigate the risk of loss of sensitivity by new
genomic variants during the COVID-19 outbreak. Int J Infect Dis. Aug
2020;97:225-229. doi:10.1016/j.ijid.2020.06.027
17. European Centre for Disease Prevention and Control. Risk Assessment:
Risk related to the spread of new SARS-CoV-2 variants of concern in the
EU/EEA – first update. 2021. 21 January 2021.
18. Ong SWX, Young BE, Lye DC. Lack of detail in population-level data
impedes analysis of SARS-CoV-2 variants of concern and clinical outcomes.
Lancet Infect Dis. Sep 2021;21(9):1195-1197. doi:10.1016/S1473-
3099(21)00201-2
19. World Health Organization. COVID-19 weekly epidemiological update,
27 July 2021. 2021.
20. Nelson G, Buzko O, Spilman P, Niazi K, Rabizadeh S, Soon-Shiong P.
Molecular dynamic simulation reveals E484K mutation enhances spike RBD-
ACE2 affinity and the combination of E484K, K417N and N501Y mutations
(501Y.V2 variant) induces conformational change greater than N501Y mutant
alone, potentially resulting in an escape mutant. bioRxiv.
2021:2021.01.13.426558. doi:10.1101/2021.01.13.426558
21. Wang Z, Schmidt F, Weisblum Y, et al. mRNA vaccine-elicited antibodies
to SARS-CoV-2 and circulating variants. Nature. Apr 2021;592(7855):616-622.
doi:10.1038/s41586-021-03324-6
iii

22. Freitas ARR, Lemos DRQ, Beckedorff OA, et al. The increase in the risk
of severity and fatality rate of covid-19 in southern Brazil after the emergence of
the Variant of Concern (VOC) SARS-CoV-2 P.1 was greater among young
adults without pre-existing risk conditions. medRxiv.
2021:2021.04.13.21255281. doi:10.1101/2021.04.13.21255281
23. Shah M, Woo HG. Omicron: A Heavily Mutated SARS-CoV-2 Variant
Exhibits Stronger Binding to ACE2 and Potently Escapes Approved COVID-19
Therapeutic Antibodies. Front Immunol. 2021;12:830527.
doi:10.3389/fimmu.2021.830527
24. Faria NR, Mellan TA, Whittaker C, et al. Genomics and epidemiology of
the P.1 SARS-CoV-2 lineage in Manaus, Brazil. Science. May 21
2021;372(6544):815-821. doi:10.1126/science.abh2644
25. Hirotsu Y, Omata M. Discovery of a SARS-CoV-2 variant from the P.1
lineage harboring K417T/E484K/N501Y mutations in Kofu, Japan. J Infect. Jun
2021;82(6):276-316. doi:10.1016/j.jinf.2021.03.013
26. Wang P, Casner RG, Nair MS, et al. Increased Resistance of SARS-CoV-2
Variant P.1 to Antibody Neutralization. bioRxiv. Apr 9
2021;doi:10.1101/2021.03.01.433466
27. Souza WM, Amorim MR, Sesti-Costa R, et al. Neutralisation of SARS-
CoV-2 lineage P.1 by antibodies elicited through natural SARS-CoV-2 infection
or vaccination with an inactivated SARS-CoV-2 vaccine: an immunological
study. Lancet Microbe. Oct 2021;2(10):e527-e535. doi:10.1016/S2666-
5247(21)00129-4
28. Berkeley Lovelace Jr. WHO says delta is becoming the dominant Covid
variant globally. 2021. CNBC. June 18 2021. Accessed 14 Oct 2023.
29. National Center for Immunization and Respiratory Diseases (U.S.).
Division of Viral Diseases. Delta variant : what we know about the science.
CDC. 2021;
30. Fisman DN, Tuite AR. Evaluation of the relative virulence of novel
SARS-CoV-2 variants: a retrospective cohort study in Ontario, Canada. CMAJ.
Oct 25 2021;193(42):E1619-E1625. doi:10.1503/cmaj.211248
31. V'Kovski P, Kratzel A, Steiner S, Stalder H, Thiel V. Coronavirus biology
and replication: implications for SARS-CoV-2. Nat Rev Microbiol. Mar
2021;19(3):155-170. doi:10.1038/s41579-020-00468-6
32. Ong SWX, Chiew CJ, Ang LW, et al. Clinical and Virological Features of
Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) Variants of
Concern: A Retrospective Cohort Study Comparing B.1.1.7 (Alpha), B.1.351
iv

(Beta), and B.1.617.2 (Delta). Clin Infect Dis. Aug 24 2022;75(1):e1128-e1136.


doi:10.1093/cid/ciab721
33. Peters MH, Bastidas O, Kokron DS, Henze CE. Transformations, Lineage
Comparisons, and Analysis of Down-to-Up Protomer States of Variants of the
SARS-CoV-2 Prefusion Spike Protein, Including the UK Variant B.1.1.7.
Microbiol Spectr. Sep 3 2021;9(1):e0003021. doi:10.1128/Spectrum.00030-21
34. Lubinski B, Frazier LE, Phan MVT, et al. Spike protein cleavage-
activation mediated by the SARS-CoV-2 P681R mutation: a case-study from its
first appearance in variant of interest (VOI) A.23.1 identified in Uganda.
bioRxiv. Mar 28 2022;doi:10.1101/2021.06.30.450632
35. Li Q, Wu J, Nie J, et al. The Impact of Mutations in SARS-CoV-2 Spike
on Viral Infectivity and Antigenicity. Cell. Sep 3 2020;182(5):1284-1294 e9.
doi:10.1016/j.cell.2020.07.012
36. Motozono C, Toyoda M, Zahradnik J, et al. SARS-CoV-2 spike L452R
variant evades cellular immunity and increases infectivity. Cell Host Microbe.
Jul 14 2021;29(7):1124-1136 e11. doi:10.1016/j.chom.2021.06.006
37. Edara VV, Lai L, Sahoo MK, et al. Infection and vaccine-induced
neutralizing antibody responses to the SARS-CoV-2 B.1.617.1 variant. bioRxiv.
May 10 2021;doi:10.1101/2021.05.09.443299
38. Bandoy D, Weimer BC. Analysis of SARS-CoV-2 genomic epidemiology
reveals disease transmission coupled to variant emergence and allelic variation.
Sci Rep. Apr 1 2021;11(1):7380. doi:10.1038/s41598-021-86265-4
39. Jazeera A. WHO warns Omicron variant poses ‘very high’ global risk.
2021.
40. CDC. SARS-CoV-2 Variant Classifications and Definitions. 2021.
41. Gao SJ, Guo H, Luo G. Omicron variant (B.1.1.529) of SARS-CoV-2, a
global urgent public health alert! J Med Virol. Apr 2022;94(4):1255-1256.
doi:10.1002/jmv.27491
42. Torjesen I. Covid-19: Omicron may be more transmissible than other
variants and partly resistant to existing vaccines, scientists fear. BMJ. Nov 29
2021;375:n2943. doi:10.1136/bmj.n2943
43. Soares R, Vieira CP, Vieira J. Predictive Models of within- and between-
Species SARS-CoV-2 Transmissibility. Viruses. Jul 19
2022;14(7)doi:10.3390/v14071565
44. Hoài Thương, Khôi Nguyễn. Biến thể SARS-CoV-2 trở thành siêu lây
nhiễm khi có sự kiện siêu lan rộng. Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch
COVID-19.
v

45. Davies NG, Barnard RC, Jarvis CI, et al. Association of tiered restrictions
and a second lockdown with COVID-19 deaths and hospital admissions in
England: a modelling study. Lancet Infect Dis. Apr 2021;21(4):482-492.
doi:10.1016/S1473-3099(20)30984-1
46. Challen R, Brooks-Pollock E, Read JM, Dyson L, Tsaneva-Atanasova K,
Danon L. Risk of mortality in patients infected with SARS-CoV-2 variant of
concern 202012/1: matched cohort study. BMJ. Mar 9 2021;372:n579.
doi:10.1136/bmj.n579
47. Davies NG, Jarvis CI, Group CC-W, et al. Increased mortality in
community-tested cases of SARS-CoV-2 lineage B.1.1.7. Nature. May
2021;593(7858):270-274. doi:10.1038/s41586-021-03426-1
48. Grint DJ, Wing K, Williamson E, et al. Case fatality risk of the SARS-
CoV-2 variant of concern B.1.1.7 in England, 16 November to 5 February. Euro
Surveill. Mar 2021;26(11)doi:10.2807/1560-7917.ES.2021.26.11.2100256
49. Abu-Raddad LJ, Chemaitelly H, Ayoub HH, et al. Severity, Criticality,
and Fatality of the Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-
CoV-2) Beta Variant. Clin Infect Dis. Aug 24 2022;75(1):e1188-e1191.
doi:10.1093/cid/ciab909
50. Biến thể Gamma hoành hành: Cuộc chiến chống Covid-19 ngày càng
khốc liệt. Cổng thông tin điện tử Đài tiếng nói Việt Nam.
51. Phạm Hồng Thuyết. Biến chủng virus Corona: Có bao nhiêu biến thể
COVID-19 hiện nay? VNVC.
52. Collier DA, De Marco A, Ferreira I, et al. Sensitivity of SARS-CoV-2
B.1.1.7 to mRNA vaccine-elicited antibodies. Nature. May 2021;593(7857):136-
141. doi:10.1038/s41586-021-03412-7
53. Supasa P, Zhou D, Dejnirattisai W, et al. Reduced neutralization of SARS-
CoV-2 B.1.1.7 variant by convalescent and vaccine sera. Cell. Apr 15
2021;184(8):2201-2211 e7. doi:10.1016/j.cell.2021.02.033
54. Chen Y, Shen H, Huang R, Tong X, Wu C. Serum neutralising activity
against SARS-CoV-2 variants elicited by CoronaVac. Lancet Infect Dis. Aug
2021;21(8):1071-1072. doi:10.1016/S1473-3099(21)00287-5
55. Xie X, Liu Y, Liu J, et al. Neutralization of SARS-CoV-2 spike 69/70
deletion, E484K and N501Y variants by BNT162b2 vaccine-elicited sera. Nat
Med. Apr 2021;27(4):620-621. doi:10.1038/s41591-021-01270-4
56. Abu-Raddad LJ, Chemaitelly H, Butt AA, National Study Group for C-V.
Effectiveness of the BNT162b2 Covid-19 Vaccine against the B.1.1.7 and
vi

B.1.351 Variants. N Engl J Med. Jul 8 2021;385(2):187-189.


doi:10.1056/NEJMc2104974
57. Madhi SA, Baillie V, Cutland CL, et al. Efficacy of the ChAdOx1 nCoV-
19 Covid-19 Vaccine against the B.1.351 Variant. N Engl J Med. May 20
2021;384(20):1885-1898. doi:10.1056/NEJMoa2102214
58. Sadoff J, Gray G, Vandebosch A, et al. Safety and Efficacy of Single-
Dose Ad26.COV2.S Vaccine against Covid-19. N Engl J Med. Jun 10
2021;384(23):2187-2201. doi:10.1056/NEJMoa2101544
59. Kustin T, Harel N, Finkel U, et al. Evidence for increased breakthrough
rates of SARS-CoV-2 variants of concern in BNT162b2-mRNA-vaccinated
individuals. Nat Med. Aug 2021;27(8):1379-1384. doi:10.1038/s41591-021-
01413-7
60. Mlcochova P, Kemp SA, Dhar MS, et al. SARS-CoV-2 B.1.617.2 Delta
variant replication and immune evasion. Nature. Nov 2021;599(7883):114-119.
doi:10.1038/s41586-021-03944-y
61. Planas D, Veyer D, Baidaliuk A, et al. Reduced sensitivity of SARS-CoV-
2 variant Delta to antibody neutralization. Nature. Aug 2021;596(7871):276-
280. doi:10.1038/s41586-021-03777-9
62. Pormohammad A, Zarei M, Ghorbani S, et al. Effectiveness of COVID-19
Vaccines against Delta (B.1.617.2) Variant: A Systematic Review and Meta-
Analysis of Clinical Studies. Vaccines (Basel). Dec 25
2021;10(1)doi:10.3390/vaccines10010023
63. Clemens SAC, Folegatti PM, Emary KRW, et al. Efficacy of ChAdOx1
nCoV-19 (AZD1222) vaccine against SARS-CoV-2 lineages circulating in
Brazil. Nat Commun. Oct 6 2021;12(1):5861. doi:10.1038/s41467-021-25982-w
64. Sheikh A, McMenamin J, Taylor B, Robertson C, Public Health S, the
EIIC. SARS-CoV-2 Delta VOC in Scotland: demographics, risk of hospital
admission, and vaccine effectiveness. Lancet. Jun 26 2021;397(10293):2461-
2462. doi:10.1016/S0140-6736(21)01358-1
65. Ramesh S, Govindarajulu M, Parise RS, et al. Emerging SARS-CoV-2
Variants: A Review of Its Mutations, Its Implications and Vaccine Efficacy.
Vaccines (Basel). Oct 18 2021;9(10)doi:10.3390/vaccines9101195
66. Cheng C-J, Lu C-Y, Chang Y-H, et al. Effectiveness of the WHO-
Authorized COVID-19 Vaccines: A Rapid Review of Global Reports till 30 June
2021. Vaccines. 2021;9(12):1489.
67. Lopez Bernal J, Andrews N, Gower C, et al. Effectiveness of the Pfizer-
BioNTech and Oxford-AstraZeneca vaccines on covid-19 related symptoms,
vii

hospital admissions, and mortality in older adults in England: test negative case-
control study. BMJ. May 13 2021;373:n1088. doi:10.1136/bmj.n1088
68. Lopez Bernal J, Andrews N, Gower C, et al. Effectiveness of Covid-19
Vaccines against the B.1.617.2 (Delta) Variant. N Engl J Med. Aug 12
2021;385(7):585-594. doi:10.1056/NEJMoa2108891
69. Thompson MG, Burgess JL, Naleway AL, et al. Interim Estimates of
Vaccine Effectiveness of BNT162b2 and mRNA-1273 COVID-19 Vaccines in
Preventing SARS-CoV-2 Infection Among Health Care Personnel, First
Responders, and Other Essential and Frontline Workers - Eight U.S. Locations,
December 2020-March 2021. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. Apr 2
2021;70(13):495-500. doi:10.15585/mmwr.mm7013e3
70. Wu K, Werner AP, Koch M, et al. Serum Neutralizing Activity Elicited by
mRNA-1273 Vaccine. N Engl J Med. Apr 15 2021;384(15):1468-1470.
doi:10.1056/NEJMc2102179
71. Dejnirattisai W, Zhou D, Supasa P, et al. Antibody evasion by the P.1
strain of SARS-CoV-2. Cell. May 27 2021;184(11):2939-2954 e9.
doi:10.1016/j.cell.2021.03.055
72. Emary KRW, Golubchik T, Aley PK, et al. Efficacy of ChAdOx1 nCoV-
19 (AZD1222) vaccine against SARS-CoV-2 variant of concern 202012/01
(B.1.1.7): an exploratory analysis of a randomised controlled trial. Lancet. Apr
10 2021;397(10282):1351-1362. doi:10.1016/S0140-6736(21)00628-0
73. Corchado-Garcia J, Zemmour D, Hughes T, et al. Analysis of the
Effectiveness of the Ad26.COV2.S Adenoviral Vector Vaccine for Preventing
COVID-19. JAMA Netw Open. Nov 1 2021;4(11):e2132540.
doi:10.1001/jamanetworkopen.2021.32540
74. Hvidt AK, Baerends EAM, Sogaard OS, et al. Comparison of vaccine-
induced antibody neutralization against SARS-CoV-2 variants of concern
following primary and booster doses of COVID-19 vaccines. Front Med
(Lausanne). 2022;9:994160. doi:10.3389/fmed.2022.994160
75. Zhou Z, Zhu Y, Chu M. Role of COVID-19 Vaccines in SARS-CoV-2
Variants. Front Immunol. 2022;13:898192. doi:10.3389/fimmu.2022.898192
76. Grana C, Ghosn L, Evrenoglou T, et al. Efficacy and safety of COVID-19
vaccines. Cochrane Database Syst Rev. Dec 7 2022;12(12):CD015477.
doi:10.1002/14651858.CD015477
77. Pan L, Wang J, Wang X, et al. Prevention and control of coronavirus
disease 2019 (COVID-19) in public places. Environ Pollut. Jan 1 2022;292(Pt
B):118273. doi:10.1016/j.envpol.2021.118273
viii

78. Fernandes Q, Inchakalody VP, Merhi M, et al. Emerging COVID-19


variants and their impact on SARS-CoV-2 diagnosis, therapeutics and vaccines.
Ann Med. Dec 2022;54(1):524-540. doi:10.1080/07853890.2022.2031274

You might also like