You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VĂN THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ


LIÊN QUAN GIỮA TIỀN SỬ MẮC COVID-19 VỚI MỨC
ĐỘ NẶNG CỦA VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN – NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VĂN THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ


LIÊN QUAN GIỮA TIỀN SỬ MẮC COVID-19 VỚI MỨC
ĐỘ NẶNG CỦA VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Nhi Khoa


Mã số :

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

THÁI NGUYÊN – NĂM 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ARDS Acute respiratory distress syndrome


BC Bạch cầu
CAP Community-Acquired Pneumonia
CRP C reactive protein
CT Computerized tomography scan
MIS-C Multisystem Inflammatory
Syndrome in Children
PCR Polymerase chain reaction
SARS-CoV-2 Severe acute respiratory syndrome
coronavirus 2
UNICEF United Nations International
Children's Emergency Fund
VP Viêm phổi
WHO World Health Organization
DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới của bệnh nhi....................................................................... 23


Bảng 3.2. Phân bố tiền sử sản khoa của bệnh nhi .............................................................. 23
Bảng 3.3. Phân bố tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi..................................................... 24
Bảng 3.4. Phân bố tiền sử Covid-19 của bệnh nhi ............................................................. 24
Bảng 3.5. Phân bố triệu chứng lâm sàng của bệnh nhi...................................................... 24
Bảng 3.6. Phân bố thân nhiệt theo mức độ viêm phổi ....................................................... 25
Bảng 3.7. Phân bố SpO2 theo nhóm tuổi ............................................................................ 25
Bảng 3.8: Phân bố dấu hiệu nguy hiểm toàn thân theo mức độ viêm phổi .................... 26
Bảng 3.9: Phân bố hình ảnh X-quang tim phổi thẳng theo mức độ viêm phổi.............. 26
Bảng 3.10. Tình trạng thiếu máu của bệnh nhi ................................................................... 26
Bảng 3.11. Phân bố đặc điểm bạch cầu theo mức độ viêm phổi ..................................... 27
Bảng 3.12. Phân bố nồng độ CRP theo mức độ viêm phổi .............................................. 27
Bảng 3.13. Liên quan giữa tiền sử điều trị Covid-19 với hình ảnh Xquang ................... 28
Bảng 3.14. Liên quan giữa tiền sử điều trị Covid-19 với SpO2 ....................................... 28
Bảng 3.15. Liên quan giữa tiền sử điều trị Covid-19 với nồng độ CRP ......................... 29
Bảng 3.16. Liên quan giữa tiền sử điều trị Covid-19 với mức độ nặng của viêm phổi. 29
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1. Covid-19 .................................................................................................... 3
1.1. Đại cương ................................................................................................ 3
1.2. Chẩn đoán xác định ................................................................................. 3
1.3. Di chứng sau mắc Covid-19 .................................................................... 4
2. Khái niệm viêm phổi .................................................................................. 5
3. Nguyên nhân .............................................................................................. 7
4. Triệu chứng viêm phổi ............................................................................... 8
4.1. Triệu chứng lâm sàng .............................................................................. 8
4.2. Triệu chứng cận lâm sàng ...................................................................... 10
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 13
1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 13
1.1. Đối tượng .............................................................................................. 13
1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu ............................................ 13
1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 14
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 14
2.1. Địa điểm ................................................................................................ 14
2.2. Thời gian ............................................................................................... 14
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu................................................................................ 14
3.3. Các thông số nghiên cứu ................................................................................................ 15
3.4. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................................... 20
3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 21
3.6. Khống chế sai số ................................................................................... 22
3.7. Đạo đức nghiên cứu............................................................................... 22
CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 23
1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 23
2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ......................................................... 24
3. Đánh giá mối liên quan giữa tiền sử mắc Covid-19 với mức độ nặng của
viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi.............................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 30
PHỤ LỤC .................................................................................................... 33
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2008, Việt Nam là một trong 15
quốc gia có tỷ lệ viêm phổi cao nhất, ước tính khoảng 2,9 triệu trường hợp và
0,35 đợt viêm phổi/ trẻ dưới 5 tuổi/ năm [21]. Năm 2015, theo báo cáo của
WHO và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) trên thế giới, viêm phổi
gây tử vong khoảng 920 nghìn trẻ em, chiếm 15,5% tổng số trẻ em tử vong
dưới 5 tuổi [14]. Tại Việt Nam, viêm phổi chiếm khoảng 11% các nguyên nhân
gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [26]. Như vậy, viêm phổi là tình trạng bệnh
thường gặp trong lĩnh vực nhi khoa và là gánh nặng về bệnh tật, tử vong ở
trẻ em dưới 5 tuổi.
Cuối năm 2019, một loại vi rút SAR-CoV-2 được xác định là nguyên nhân
của một chùm ca viêm phổi (Covid-19) ở Vũ Hán, Trung Quốc nhanh chóng
lây lan thành đại dịch trên thế giới, là một thách thức chăm sóc sức khoẻ toàn
cầu. Ghi nhận đến nay trên Thế giới có tới 642 triệu ca nhiễm, 6,6 triệu ca tử
vong; tại Việt Nam có tới 11 triệu ca nhiễm (trong đó có 6,4% trẻ em dưới 5
tuổi), 43 nghìn ca tử vong do Covid-19 có 0,18% trẻ dưới 2 tuổi. Các nghiên
cứu theo dõi ban đầu những bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi xuất viện 3-6
tháng chỉ ra rằng có liên quan đến các bất thường về chức năng phổi và tổn
thương trên Xquang đặc biệt ở những bệnh nhân nặng [5], [ 27].
Chưa có nhiều nghiên cứu về di chứng phổi sau mắc Covid-19. Như vậy,
có giả thuyết rằng những bệnh nhân đã mắc Covid-19 tăng nguy cơ có các di
chứng rối loạn chức năng và tổn thương phổi kéo dài, điều này đáng được chú
ý. Những rủi ro này liệu có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em ở bất kỳ bệnh
nhiễm trùng hô hấp tiếp theo khác, điều này vẫn chưa được biết rõ. Tại Việt
Nam, đã có các nghiên cứu về viêm phổi. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu
nào đánh giá về viêm phổi trên những bệnh nhân đã mắc Covid-19, đặc biệt ở
trẻ em. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu rằng đối với những bệnh nhân có tiền sử
mắc Covid-19, thì đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong viêm phổi sẽ biểu
hiện như thế nào? Có liên quan giữa tiền sử mắc Covid-19 với mức độ nặng
2

của viêm phổi ở những lần mắc tiếp theo không?


Vì vậy, tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và liên
quan giữa tiền sử mắc Covid-19 với mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ em
dưới 5 tuổi tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ em dưới
5 tuổi có tiền sử mắc Covid-19, điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên năm 2023.
2. Phân tích mối liên quan giữa tiền sử mắc Covid-19 với mức độ nặng của
viêm phổi trên những đối tượng nghiên cứu.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1. Covid-19
1.1. Đại cương
Covid-19 là bệnh do vi rút SARS-CoV-2 gây ra được phát hiện đầu tiên
tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm 2019, rồi lan rộng ra toàn thế
giới. Virut SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp
(như qua giọt bắn, hạt khí dung, không khí) và qua đường tiếp xúc với chất tiết
chứa vi rút.
Vi rút chủng Delta xuất hiện, trong đó có Việt Nam gây nên làn sóng dịch
thứ 4 với nhiều ca mắc và tử vong. Ước tính đến nay tại Việt Nam có tới 11
triệu ca nhiễm, 43 nghìn ca tử vong do nhiễm SARS-CoV-2. Gần đây xuất hiện
chủng mới Omicron xuất hiện ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam bên cạnh
chủng Delta làm cho dịch bệnh càng trở nên phức tạp. Vi rút gây bệnh ở cả trẻ
em và người lớn tuy nhiên Covid-19 trẻ em ít gặp hơn, nhưng thời gian gần đây
đang có xu hướng gia tăng. Phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc
nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%),
nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi <12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn
tiến nặng. Covid-19 gây ra nhiều biến chứng nặng như hội chứng suy hô hấp
cấp tiến triển (ARDS), bão cytokin, nhiễm trùng huyết, và hội chứng viêm đa
hệ thống (MIS-C).
1.2. Chẩn đoán xác định :
Theo Bộ Y tế, chẩn đoán xác định Covid-19 khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn
sau:
- Trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng
phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (PCR).
- Trẻ tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương
tính với SARS-CoV-2.
- Trẻ có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 và có
4

kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
- Trẻ có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên
dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết
quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2. Trong trường hợp xét nghiệm
nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có kết quả xét nghiệm real-
time PCR để khẳng định.
Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải
thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do
nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của
nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua
các phương tiện từ xa.
1.3. Di chứng sau mắc Covid-19
Trong một nghiên cứu đa trung tâm năm 2020 trên 232 trẻ sơ sinh <12
tháng tuổi nhập viện vì nhiễm Covid-19 cấp tính thì có khoảng 55% bị bệnh
nặng [11]. Trong số trẻ sơ sinh bị bệnh nặng, hai phần ba trước đây khỏe mạnh;
hầu hết đều có biến chứng hô hấp và 13% phải thở máy.
Chưa có ghi nhận nào về các di chứng sau mắc Covid-19. Kết quả phổi
lâu dài của bệnh covid-19 vẫn chưa được biết rõ. Những nghiên cứu theo dõi ở
trẻ em sau khi xuất viện điều trị Covid-19 còn ít. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu
chỉ ra rằng những trẻ em đã mắc Covid-19 có nguy cơ có các di chứng tại phổi,
có thể gặp là các rối loạn chức năng phổi, tổn thương phổi xơ hoá. Một nghiên
cứu cho thấy có sự rối loạn chức năng phổi dai dẳng ở trẻ em và thanh thiếu
niên đã khỏi Covid-19 và những người mắc Covid kéo dài [8].
Các nghiên cứu ở người lớn cho thấy tình trạng di chứng ở phổi là có thể
gặp [6], [ 7]. Theo dõi sau 3 tháng trên những bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị
nhập viện thấy các bất thường về cấu trúc phổi và suy giảm chức năng rất phổ
biến: chụp cắt lớp vi tính ngực (CT) cho thấy kết quả bất thường ở 70,2% bệnh
nhân, tổn thương lưới ở 49,1% và xơ hóa ở 21,1% bệnh nhân [5]. Một nghiên
cứu đánh giá theo dõi 6 tháng sau khi xuất viện ở bệnh nhân mắc Covid-19, các
5

triệu chứng chính 6 tháng sau khi xuất viện là mệt mỏi (24,1% bệnh nhân) và
khó thở khi gắng sức (18,5% bệnh nhân) và ho gặp ở 5,6% bệnh nhân; 22,9%
bệnh nhân có kết quả chụp CT phổi bất thường [27].
Như vậy ta thấy các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân mắc
Covid-19 có nguy cơ di chứng tại phổi, thường thấy ở người lớn, các nghiên
cứu theo dõi ở trẻ em còn ít. Liệu rằng những di chứng này có liên quan tới
mức độ nặng của các nhiễm khuẩn hô hấp cấp do bất kì nguyên nhân nào ở
những lần tiếp theo khác?
2. Khái niệm viêm phổi
- Theo WHO: Viêm phổi là một bệnh thường gây ra bởi vi rút hoặc vi
khuẩn. Viêm phổi thường không xác định được nguyên nhân cụ thể thông qua
triệu chứng lâm sàng, X-quang. Viêm phổi được chia ra hai loại là viêm phổi
nặng và không nặng tùy thuộc vào lâm sàng. Viêm phổi nặng cần chăm sóc đặc
biệt như thở oxy và nhập viện. Viêm phổi, thuật ngữ thường được dùng để chỉ
sự viêm của nhu mô phổi (phần lớn thường là vi khuẩn và vi rút) dẫn đến phế
nang bị lấp đầy dịch mủ [11].
- Viêm phổi hiện nay gồm viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm phổi liên
quan đến chăm sóc y tế, viêm phổi mắc phải bệnh viện, viêm phổi liên quan
thở máy.
Viêm phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo
báo cáo của UNICEF và WHO viêm phổi gây tử vong 920.136 trẻ em dưới 5
tuổi vào năm 2015, chiếm 15,5% tổng số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi. Trong đó
tử vong trong giai đoạn 1-59 tháng là 12,8%, giai đoạn sơ sinh là 2,7%.
Tử vong do VP chiếm 19% trong tổng số trẻ tử vong dưới 5 tuổi ở các
nước phát triển. Tuy nhiên ở các nước vùng cận Sahara và Đông Nam Á, VP
chiếm đến 70% các trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc trong nhóm tuổi này được
ước tính là 0,29 đợt mắc/trẻ mỗi năm ở các nước đang phát triển và 0,05 đợt/trẻ
mỗi năm ở các nước phát triển. Điều này ước tính 156 triệu đợt mới mỗi năm
trên toàn thế giới, trong đó 151 triệu đợt ở các nước đang phát triển. Hầu hết
6

các trường hợp xảy ra ở Ấn Độ (43 triệu), Trung Quốc (21 triệu) và Pakistan
(10 triệu), tương đối cao ở Bangladesh, Indonesia và Nigeria (6 triệu người).
Trong tất cả các trường hợp viêm phổi cộng đồng trẻ em, có 7–13% là VPN đe
dọa tính mạng và phải nhập viện.
Tỷ lệ tử vong ở các nước phát triển là thấp (<1 trên 1000 mỗi năm). Ở các
nước đang phát triển, nhiễm trùng đường hô hấp không chỉ phổ biến hơn mà
còn nghiêm trọng hơn. Trên toàn thế giới, nhiễm trùng đường hô hấp dưới
chiếm gần 800.000 ca tử vong ở trẻ em ≤ 19 tuổi năm 2015 (31,1/100.000 dân),
chỉ đứng sau biến chứng sinh non/ sơ sinh.
Việt Nam đứng thứ 9 trong 15 quốc gia có tỷ lệ mắc mới VP trẻ em cao
nhất trên thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới thống kê năm 2008 Việt Nam vào nhóm 15 quốc
gia có gánh nặng bệnh tật VP cao nhất, với ước tính 2,9 triệu trường hợp và
0,35 đợt VP/ trẻ dưới 5 tuổi/ năm. Mặc dù đạt được nhiều tiến triển tốt trong
thời gian gần đây, gánh nặng bệnh tật viêm phổi Việt Nam vẫn cao gần gấp 10
lần các nước phát triển như Úc, Nhật. Năm 2015, WHO ước tính nhiễm trùng
hô hấp cấp tính chiếm 11% tử vong dưới 5 tuổi tại Việt Nam, trong khi đó
tử vong do suy giảm miễn dịch mắc phải và sốt rét cộng lại chiếm ít hơn 2%.
Theo số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO thì nước ta có
khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi và với tỷ lệ tử vong chung là 2,3% thì mỗi năm có
khoảng 38000 trẻ tử vong trong đó VP chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi
năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do VP.
Theo thống kê của các cơ sở y tế VP là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em
đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng
đầu trong số tử vong ở trẻ em.
Tại viện Nhi Trung ương theo Đào Minh Tuấn 2010 thống kê tỷ lệ bệnh nhi
viêm phổi chiếm đa số các bệnh nhân tại khoa hô hấp với 50,59%.
Tại Thái Nguyên, năm 2012 tỷ lệ bệnh nhi nhập viện vì VP tại Trung tâm
Nhi khoa Bệnh viên Trung ương Thái Nguyên trong nhóm nhiễm khuẩn hô hấp
7

cấp tính là 15,99%. Năm 2016 Bệnh viện A Thái Nguyên số bệnh nhi mắc VP
là 1.100 trẻ, chiếm hơn 21,4% tổng số trẻ điều trị nội trú.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu là do vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn
không điển hình, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm.
- Vi rút: viêm phổi do vi rút hay gặp, gây bệnh theo mùa và vụ dịch.
Nghiên cứu dịch tễ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở 309 trẻ phải nhập viện tại
thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 - 2008 cho thấy có 24% trẻ nhiễm RSV,
17% nhiễm cúm A, B, 5% nhiễm Adenovirus, 4% nhiễm Rhinovirus A. Tại
Pháp, các tỷ lệ này có sự thay đổi, Hoffmann J. và cộng sự (cs) nghiên cứu trên
295 trẻ cho thấy tỷ lệ nhiễm Rhinovirus nhiều nhất chiếm 20,5%, RSV chiếm
19,5% [3].
- Vi khuẩn: còn phổ biến ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu cho
thấy vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là
Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) và Haemophilus influenzae (H.
influenzae) [16].
- Vi khuẩn không điển hình: phổ biến nhất là vi khuẩn Mycoplasma
pneumoniae (M. pneumoniae), vi khuẩn Chlamydophila pneumonia (C.
pneumoniae) và vi khuẩn Legionella pneumophila ( L. pneumophila).
- Ký sinh trùng: trứng giun đũa gây hội chứng Loeffler, sán lá phổi …
- Nấm: Candida Albicans, Pneumocystis Carinii …
Viêm phổi không chỉ đơn thuần do một nguyên nhân mà có thể kết hợp
các nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân có thể cùng nhiễm nhiều loại vi rút
khác nhau hoặc đồng nhiễm vi rút với vi khuẩn, vi khuẩn không điển hình [18].
Theo một nghiên cứu của Juvén, khoảng 30% trường hợp kết hợp nhiễm vi rút
và vi khuẩn [1]. Nghiên cứu của Ruuskanen O. và cs cho thấy 45% viêm phổi
cộng đồng có bằng chứng đồng nhiễm vi rút, vi khuẩn [16]. Các tác nhân gây
bệnh này gây ra hiện tượng viêm ở phổi nhất là phế nang. Quá trình viêm này
8

làm tăng tiết dịch rỉ ứ đọng ở các phế nang làm giảm sự trao đổi oxy ở phế
nang, phù nề đường thở gây tắc nghẽn và gây suy hô hấp.
4. Triệu chứng viêm phổi
4.1. Triệu chứng lâm sàng
Theo Dan Peng và một số nghiên cứu cứu độc lập khác trên quần thể trẻ
em trước thời điểm xuất hiện Covid-19, đã chỉ ra một số các đặc điểm lâm sàng
thường gặp trong viêm phổi ở trẻ em như sau [4], [15], [20], [24]:
+ Sốt: Là phản ứng của cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Sốt là triệu chứng
thường gặp. Sốt cao dao động hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ (66,9 - 87%). Một
nghiên cứu với 4227 trẻ bị nhiễm trùng hô hấp do vi rút tại bệnh viện Đại học
Turku, Phần Lan thấy rằng các vi rút hay gây sốt ≥ 380C là vi rút cúm A, vi rút
cúm B, Adenovirus, Rhinovirus biểu hiện sốt trong 44% trường hợp nhiễm.
+ Triệu chứng thần kinh: li bì khó đánh thức hoặc co giật. Trong nghiên
cứu của Huỳnh Văn Tường tỷ lệ viêm phổi nặng có triệu chứng li bì khó đánh thức
là 19,3% [12]. Triệu chứng co giật có thể do sốt cao như trong nghiên cứu của
Phạm Thu Hiền đã ghi nhận 7,75% trẻ có co giật do sốt cao ở bệnh nhân viêm phổi
[19].
+ Ho: là dấu hiệu thường gặp trong các bệnh lý về hô hấp. Ho khan hoặc
ho xuất tiết nhiều dịch nhầy (67,7-71,9%)
+ Khò khè (41,1%)
+ Chảy nước mũi (61,6%)
+ Thở nhanh theo tuổi (92%)
+ Rút lõm lồng ngực là biểu hiện của suy hô hấp nhưng còn khả năng bù
trừ. Nó chứng tỏ tình trạng thiếu O2 và tăng CO2 ở trẻ VP. Dấu hiệu rút lõm
lồng ngực là do sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài thành ngực. Sự
chênh lệch này càng tăng thì rút lõm lồng ngực càng nặng. Trong nghiên cứu
của Huỳnh Văn Tường triệu chứng rút lõm lồng ngực có ở 100% các trẻ CAP
nặng [12]. Theo Dan Peng: khó thở, rút lõm lồng ngực (73%), cánh mũi phập
phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm ức (53,1%).
9

+ Tím tái: Là dấu hiệu thiếu O2 máu trầm trọng. Đây chính là triệu chứng
để đánh giá tình trạng SHH nặng trên lâm sàng. Theo nghiên cứu của Hoàng
Thị Phương Thanh tại Thái Nguyên có tỷ lệ trẻ viêm phổi có triệu chứng tím
tái là 23,1% [9].
+ Bú kém hoặc bỏ bú ở trẻ nhỏ, không uống được ở trẻ lớn: tỷ lệ trẻ
viêm phổi nặng có triệu chứng bú kém, bỏ bú theo nghiên cứu của Huỳnh Văn
Tường là 49,1%. Triệu chứng bỏ bú hoàn toàn có giá trị tiên lượng nặng với
tỷ lệ 91,38% ở nhóm viêm phổi nặng so với 10,43% ở nhóm viêm phổi không
có suy hô hấp theo Đào Minh Tuấn.
+ Nôn (24,2-22,6%)
+ Tiêu chảy (15,7 - 4,3%)
+ Ban ở da (4,3%)
+ Triệu chứng khác: Mệt mỏi, kém ăn, ra nhiều mồ hôi, đau mỏi cơ,
khớp (57,1%).
+ Nghe phổi: Thường có ran ẩm, ran nổ hoặc giảm rì rào phế nang, có thể
có ran ngáy, ran rít kèm theo. Tiếng ran ở phổi là triệu chứng quan trọng để
chẩn đoán viêm phổi. Trong các nghiên cứu tỷ lệ ran ẩm/nổ có tỷ lệ cao 89,2%
có khi 100% ở viêm phổi nặng, ran ngáy/rít khoảng 30% [12], [17].
Phần lớn các trường hợp viêm phổi có biểu hiện của hội chứng viêm long
đường hô hấp trên trước đó vài ngày, khi tác nhân xâm nhập vào cơ thể và nhân
lên tại vùng mũi họng. Các biểu hiện thường gặp là ngạt mũi, chảy mũi, đau
họng, ho khan. Ngoài ra có thể gặp có triệu chứng khác của hội chứng nhiễm
độc trong viêm phổi do vi rút như đau cơ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, nôn…
Sốt gặp trong phần lớn trường hợp viêm phổi. Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, tuy
nhiên trong số vi khuẩn, một số các vi rút thông thường gây nhiễm trùng hô
hấp, vi rút cúm có thể gây ra sốt cao và tình trạng nhiễm độc.
Trong giai đoạn toàn phát các dấu hiệu hô hấp đã rõ ràng, biểu hiện tùy
thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trẻ thường khó thở nhanh kèm rút lõm lồng
ngực, rút lõm trên ức, dưới ức, co kéo cơ liên sườn, đầu gật gù theo nhịp thở,
10

phập phồng cánh mũi. Thở nhanh gặp trong hầu hết các trường hợp viêm phổi.
Có thể suy hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trong viêm phổi mức độ khó thở thường
trội hơn các biểu hiện nhiễm trùng và triệu chứng thực thể tại phổi. Nghe phổi
có thể thấy ran ẩm (xuất tiết và ứ đọng dịch viêm) hoặc ran rít, ran ngáy (tắc
nghẽn đường thở).
Các biểu hiện ngoài phổi, tùy thuộc loại tác nhân như nổi ban, viêm hạch
cổ, viêm kết mạc, rối loạn tiêu hóa…Trường hợp nặng có thể rối loạn ý thức,
co giật, hôn mê, có các biểu hiện suy hô hấp, tím môi, quanh môi, đầu chi.
4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Công thức máu:
Số lượng bạch cầu (BC) tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính (Ne)
thường tăng. Khi BC, Ne tăng là dấu hiệu gợi ý nguyên nhân do vi khuẩn, tuy
vậy BC không tăng cũng không loại trừ nguyên nhân do vi khuẩn . Có khi BC
giảm là một triệu chứng có giá trị tiên lượng nặng.
Chỉ số Hemoglobin (Hb) cần được quan tâm vì ở 1 trẻ có thêm biểu hiện
thiếu máu dẫn đến tình trạng SHH nặng hơn vì hồng cầu có chức năng vận
chuyển O2 và CO2. Có nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu máu là yếu tố tiên lượng
nặng ở trẻ VP [3]. Tình trạng thiếu máu được ghi nhận là 76,8% theo Phạm
Thu Hiền [19]. Hơn nữa khi Hb thấp sẽ ảnh hưởng đến đánh giá tình trạng tím
tái trên lâm sàng.
- CRP (C reactive protein): Từ năm 1930 đến nay vẫn được sử dụng như
một xét nghiệm chẩn đoán nhanh quá trình viêm nhiễm. CRP được tổng hợp
qua trung gian các cytokine, tăng cao trong trường hợp VPN do vi khuẩn. CRP
có ưu điểm hơn các phản ứng pha cấp khác, vốn thường bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố và trở về bình thường chậm hơn dù đã hết phản ứng viêm. Hs–CRP là
một xét nghiệm mới có thể đo CRP ở nồng độ rất thấp trong máu. Theo nghiên
cứu của Trần Thị Thanh Nhàn và cs thấy rằng nồng độ Hs–CRP huyết thanh
tương quan thuận với nhiệt độ và số lượng BC, tỷ lệ BC đa nhân trung tính của
máu ngoại vi ở các bệnh nhi viêm phổi [3].
11

CRP là một protein do gan sản xuất và là thành phần không thể thiếu trong
phản ứng của hệ miễn dịch đối với tổn thương hay nhiễm trùng. CRP được biết
đến như là chất chỉ điểm hiện tượng viêm. Bình thường không thấy protein này
trong máu. Trình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản
xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết
thanh. Sở dĩ có tên CRP vì nó kết tủa polysaccharide C của Streptococcus.
CRP có trọng lượng phân tử là 120.000 kDA, được cấu tạo bởi 5 chuỗi
polypeptid kết hợp không chặt chẽ, sắp xếp đối xứng xung quanh lỗ trung tâm.
CRP bắt đầu tăng sau kích thích viêm 4 – 6 giờ, gấp đôi mỗi 8 giờ, đạt
đỉnh sau 36 – 48 giờ, thời gian bán hủy là 19 giờ và vẫn duy trì trong vòng 24
– 48 giờ sau khởi phát viêm dù đã điều trị. Sau khi đạt đỉnh, CRP bắt đầu giảm
dù phản ứng viêm vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, mức độ tăng CRP có tương
quan với mức độ nhiễm khuẩn.
- Chụp X-quang ngực thẳng: thường biểu hiện tổn thương kẽ cả hai bên
phổi [22]. Các hình ảnh có thể gặp trong viêm phổi là [18]:
+ Hình mờ nhạt có hệ thống khu trú ở 1-2 phân thùy phổi. Trường hợp
nặng có hình đông đặc cả thùy phổi. Hình mờ không có hệ thống rải rác vùng hai
đáy phổi và xung quanh rốn phổi, không đối xứng. Điển hình là các đường mờ lan
tỏa từ rốn phổi xuống dưới vòm hoành như hình quạt, tạo nên tam giác ở góc tâm
hoành: hình “viêm phổi đi xa rốn phổi” đám mờ thâm nhiễm ít đậm, tương đối
thuần nhất, ranh giới không rõ, không hệ thống ở một hoặc hai bên phổi, thường
ở vùng đáy phổi liên hệ với rốn phổi bởi các đám mờ hình lưới kém đậm và không
thuần nhất.
+ Nhiều khi là hình ảnh tổn thương dạng lưới hoặc nốt, có khi các hình
mờ rất nhỏ, không quá một phân thùy phổi, ít đậm đặc, quy tụ lại giống hình
cánh bướm trong phù phổi.
+ Ở trẻ em có thể có hình các hạch rốn phổi sưng to. Có thể thấy hình viêm
rãnh liên thùy, hình góc sườn hoành tù do có phản ứng màng phổi nhẹ.
Các dấu hiệu X-quang nhiều khi rất phong phú và mâu thuẫn với các dấu
12

hiệu thực thể, dấu hiệu lâm sàng nghèo nàn.


Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về viêm phổi, các nghiên cứu chỉ
ra đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi, viêm phổi do vi rút, viêm
phổi do vi khuẩn, viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện… Các nghiên cứu
trước đó, đều thực hiện trên quần thể trẻ em chưa mắc Covid-19. Với sự xuất
hiện của vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh hô hấp cấp này, liệu có mở ra 1 diễn
biến mới cho các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp? Chưa có nghiên cứu nào
về viêm phổi thực hiện trên những trẻ em đã mắc Covid-19.
Trên những bệnh nhân đã mắc Covid-19, các nghiên cứu cho thấy có nguy
cơ có rối loạn chức năng phổi và tổn thương phổi trên Xquang. Vậy vấn đề cần
chú ý ở đây là trong các đợt nhiễm trùng hô hấp cấp khác, biểu hiện lâm sàng
có gì thay đổi không? Tổn thương trên Xquang, các xét nghiệm sinh hoá như
thế nào?
13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Đối tượng
- Trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi
- Được chẩn đoán xác định viêm phổi
- Điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
- Có tiền sử mắc Covid-19 và điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
- Mẹ hoặc người chăm sóc trẻ.
1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi, viêm phổi nặng theo WHO 2014.
Chẩn đoán viêm phổi:
- Ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong những dấu hiệu sau:
+ Thở nhanh:
Từ 2 tháng đến 12 tháng ≥ 50 nhịp/phút
Từ 12 tháng đến 5 tuổi ≥ 40 nhịp/phút
+ Rút lõm lồng ngực.
+ Có thể nghe ran phổi: ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ, ran phế quản, giảm thông
khí khu trú.
Chẩn đoán viêm phổi nặng:
Trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân:
+ Không thể bú hoặc uống
+ Nôn tất cả mọi thứ
+ Li bì hoặc khó đánh thức
+ Co giật
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng:
+ Tím trung tâm hoặc độ bão hòa oxy (SpO 2) < 90%
+ Thở rên
14

* Tiêu chuẩn có tiền sử mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên:
- Chẩn đoán xác định Covid-19: kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên
với SARS-CoV-2 hoặc PCR dương tính.
- Kết quả này được ghi nhận trong thông tin hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên.
1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Viêm phổi bệnh viện.
- Viêm phổi liên quan máy thở.
- Viêm phổi căn nguyên do vi rút SARS-CoV-2.
- Có tiền sử mắc Covid-19 nhưng không nhập viện, không điều trị tại bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên.
- Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính: tim bẩm sinh, bệnh lý về phổi (thiểu sản
phổi, loạn sản phổi, giãn phế quản), suy giảm miễn dịch, bệnh lý thần kinh.
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1. Địa điểm
Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.2. Thời gian
Từ 01/01/2023 - 31/12/2023.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu:
p(1  p)
n  Z 2 (1 / 2)
2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu.
p: Tỷ lệ mắc viêm phổi do vi rút (p= 0,597) [3]
15

Z21-α/2: 1,96 với độ tin cậy 95%.


Δ : Độ chính xác, Δ = 0,05.
- Theo tính toán số lượng mẫu cần là n = 189 bệnh nhi.
- Cách chọn mẫu thuận tiện.
3.3. Các thông số nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: theo tháng
- Giới: nam; nữ
- Tiền sử sản khoa (cân nặng khi sinh, tuổi thai khi sinh, thứ tự sinh, phương
pháp sinh).
- Tình trạng dinh dưỡng
- Chẩn đoán: viêm phổi; viêm phổi nặng
3.3.2. Các biến số và định nghĩa biến số
* Mục tiêu 1:
- Khám và tìm dấu hiệu toàn thân:
+ Nhiệt độ: đo bằng nhiệt độ thủy ngân ở nách
+ Nhịp thở: đếm nhịp thở trong 1 phút
+ Nhịp tim: đếm nhịp tim trong 1 phút hoặc đo bằng máy monitoring
+ Cân nặng: đo bằng cân điện tử, đơn vị tính bằng kilogram và gram
+ Chiều cao: đo bằng thước dây, đơn vị tính bằng cm
+ SpO2: đo bằng máy monitoring
- Khám triệu chứng cơ năng:
+ Ho: có hoặc không
+ Khò khè: có hoặc không
+ Chảy nước mũi: có hoặc không
+ Nôn: có hoặc không
+ Tiêu chảy: có hoặc không
+ Ban ở da: có hoặc không
+ Triệu chứng khác
16

- Khám triệu chứng thực thể hô hấp


+ Tím tái: có hoặc không
+ Khó thở, co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở,
co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm ức: có hoặc không
+ Nghe phổi phát hiện ran: có hoặc không
- Các triệu chứng khác ngoài phổi: ban ở da, viêm kết mạc, gan to....
- Phân loại lâm sàng mức độ nặng của bệnh theo tiêu chuẩn chẩn đoán trên lâm
sàng.
- Cận lâm sàng:
+ Công thức máu
+ CRP
+ X-quang phổi
* Mục tiêu 2 :
- Tiền sử mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên lần
gần nhất:
+ Điều trị Covid-19 có can thiệp thở máy: Thở máy có xâm nhập, dựa trên
thông tin bệnh án điện tử.
+ Thời gian nằm viện điều trị Covid-19: tính từ ngày vào viện tới ngày xuất
viện.
+ Thời gian từ khi xuất viện đến nay: tính từ ngày xuất viện của điều trị Covid-
19 lần gần nhất tới ngày bệnh nhân vào viện của bệnh Viêm phổi lần này.
3.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá các thông số nghiên cứu
3.3.3.1. Đánh giá triệu chứng lâm sàng
- Cách tính tuổi:
+ 1 tháng tuổi: tròn 30 ngày đến 59 ngày tuổi
+ 2 tháng tuổi: tròn 60 ngày đến 89 ngày tuổi
+ 1 tuổi: tròn 1 tuổi đến dưới 24 tháng
+ 2 tuổi: tròn 2 tuổi đến dưới 36 tháng...
- Sốt: đo bằng nhiệt độ thủy ngân ở nách ≥ 37,5 độ [25]
17

+ Sốt nhẹ khi nhiệt độ từ 37,5°C đến ≤ 38°C


+ Sốt vừa khi nhiệt độ từ 38°C đến < 38,5°C
+ Sốt cao khi nhiệt độ ≥ 38,5°C
- Ho, khò khè: được xác định khi có sự chứng kiến của thầy thuốc
- Thở nhanh: được xác định bằng tần số thở/phút, theo WHO -2013 thở nhanh
được xác định theo lứa tuổi như sau [25]:
< 2 tháng : ≥ 60 lần/phút
2 - 11 tháng : ≥ 50 lần/phút
≥12 tháng - <5 tuổi : ≥ 40 lần/phút
- Rút lõm lồng ngực: được xác định khi quan sát phần dưới lồng ngực chỗ ranh
giới giữa ngực và bụng, thấy lõm vào khi thở vào [25].
- Suy hô hấp: phân độ dựa theo tiêu chuẩn của WHO 2013 [25]:
+ Về lâm sàng
Suy hô hấp độ 1: tỉnh, hồng, thở nhanh theo tuổi và không có dấu hiệu khác.
Suy hô hấp độ 2: kích thích, tím tái, thở nhanh, co kéo và đáp ứng với oxy
FiO2 < 60%.
Suy hô hấp độ 3: lơ mơ, tím tái, thở nhanh, co kéo và không đáp ứng với
oxy với FiO2 < 60%.
+ Về chỉ số SpO2
Bình thường: 95-100%
Suy hô hấp nhẹ: 90 - 95%
Suy hô hấp vừa: 85 - 90%
Suy hô hấp nặng: < 85%
- Nhịp tim nhanh: theo WHO 2013 [25], nhịp tim bệnh nhân được xác định
bằng số lần/ phút, theo lứa tuổi như sau:
+ 2 - ≤ 12 tháng ≥ 160 lần/phút
+ 1 - ≤ 2 tuổi ≥ 120 lần/phút
+ 2 - < 5 tuổi ≥ 110 lần/phút
- Ban ở da: ban dạng sẩn [25].
18

- Co giật: có thể rất khó phát hiện, chẳng hạn như rung giật nhãn cầu, co giật
một chi, một ngón tay hoặc khóe miệng, hoặc thở không đều [25].
Với cơn co giật điển hình, người bệnh sẽ có những biểu hiện co cứng, sau
đó chuyển sang giai đoạn giật chân tay hoặc toàn thân và có thể ngất lịm sau
vài phút. Cơn co giật thường diễn ra trong vài giây tới vài phút, một số trường
hợp có thể kéo dài tới 15 phút nhưng hiếm khi kéo dài lâu hơn.
- Tím tái: có sự đổi màu hơi xanh hoặc tím của lưỡi và bên trong miệng, môi
[25].
- Tiêu chảy cấp: đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, không có máu trong phân
[25].
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: phân độ suy dinh dưỡng theo phân loại của
WHO 2007. Chia theo thang điểm Z score:
+ Bình thường: từ - 2SD đến + 2SD
+ Thừa cân: > + 2SD
+ Suy dinh dưỡng (gày còm) cân nặng: < - 2SD
- Đẻ non theo tiêu chuẩn của WHO 2007 là trẻ ra đời trước thời hạn bình
thường, có tuổi thai < 37 tuần. Già tháng khi trẻ có tuổi thai > 42 tuần.
- Trọng lượng sinh thấp theo tiêu chuẩn của WHO-2007 khi cân nặng lúc sinh
< 2500g.
3.3.3.2. Đánh giá kết quả cận lâm sàng
- Đánh giá kết quả số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu lympho:
trích theo Bùi Văn Viên và cs:
Tuổi Số lượng bạch Bạch cầu Bạch cầu
1 tháng - <6 tuổi cầu (109/l) trung tính (%) Lympho (%)
Nam 10,4 ± 3,0 45 ± 11 44,6 ± 9,5
Nữ 10,1 ± 4,5 42,7 ± 10 46,6 ± 9,0
- Thiếu máu: khi nồng độ Hb <110 g/l, được chia thành 3 mức độ:
+ Thiếu máu nhẹ: nồng độ Hb từ 90 - < 110 g/l.
+ Thiếu máu vừa: nồng độ Hb từ 60 - ≤ 90 g/dl.
19

+ Thiếu máu nặng: nồng độ Hb ≤ 60 g/dl.


- Tiểu cầu [2]:
Bình thường số lượng tiểu cầu nằm trong khoảng 150-300 x 109/L. Số lượng
tiểu cầu được xác định là giảm khi < 100 x 109/L.
- CRP [23]: + Bình thường: ≤ 6 mg/dl
- Đánh giá X-quang tim, phổi: phim phổi được bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán
hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nhận.
Các tổn thương trên phim thường gặp [10]:
+ Hình mờ nhạt có hệ thống khu trú ở 1-2 phân thùy phổi. Trường hợp
nặng có hình đông đặc cả thùy phổi (tổn thương dạng đám mờ).
+ Hình mờ không có hệ thống rải rác vùng hai đáy phổi và xung quanh
rốn phổi, không đối xứng.
+ Nhiều khi là hình ảnh tổn thương dạng lưới hoặc nốt, có khi các hình
mờ rất nhỏ, không quá một phân thùy phổi, ít đậm đặc, quy tụ lại giống hình
cánh bướm trong phù phổi.
+ Ở trẻ em có thể có hình các hạch rốn phổi sưng to. Có thể thấy hình viêm
rãnh liên thùy, hình góc sườn hoành tù do có phản ứng màng phổi nhẹ.
3.3.3.3. Đánh giá tiền sử mắc Covid-19
- Tiền sử mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên lần
gần nhất:
+ Điều trị Covid-19 có can thiệp thở máy: có; không
+ Thời gian nằm viện điều trị Covid-19: <14 ngày; >14 ngày
+ Thời gian từ khi xuất viện đến nay: <3 tháng; 3-6 tháng; >6 tháng.
3.3.4. Chỉ số
* Chỉ số về đặc điểm chung
- Tỷ lệ nhóm tuổi trẻ
- Tỷ lệ giới tính trẻ
- Tỷ lệ cân nặng sơ sinh
- Tỷ lệ tuổi thai khi sinh
20

- Tỷ lệ con so; con dạ


- Tỷ lệ đẻ thường; mổ lấy thai; đẻ chỉ huy
- Tỷ lệ tình trạng dinh dưỡng trẻ
- Tỷ lệ mức độ viêm phổi
- Tỷ lệ can thiệp thở máy
- Tỷ lệ thời gian nằm viện điều trị Covid-19
- Tỷ lệ thời gian xuất viện đến nay
* Chỉ số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 1
- Một số đặc điểm lâm sàng của viêm phổi
- Đặc điểm thân nhiệt theo mức độ viêm phổi
- Đặc điểm SpO2 theo nhóm tuổi
- Đặc điểm dấu hiệu nguy hiểm toàn thân theo mức độ viêm phổi
- Một số đặc điểm cận lâm sàng theo mức độ viêm phổi
* Chỉ số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 2
- Tỷ lệ can thiệp thở máy theo một số đặc điểm cận lâm sàng
- Tỷ lệ thời gian nằm viện theo một số đặc điểm cận lâm sàng
- Tỷ lệ thời gian xuất viện theo một số đặc điểm lâm sàng
- Tỷ lệ tiền sử covid theo mức độ viêm phổi
3.4. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1. Lâm sàng, tiền sử
- Xây dựng mẫu bệnh án phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Xây dựng phiếu
chấp thuận nghiên cứu.
- Mỗi bệnh nhân có một bệnh án riêng với đầy đủ các thông tin có liên quan
đến đề tài.
- Nguồn thu thập thông tin từ phỏng vấn trực tiếp cha mẹ bệnh nhân hoặc người
thân trong gia đình. Khám xét và đo đếm kỹ các triệu chứng, hội chứng lâm
sàng và làm các xét nghiệm cần thiết cho đề tài.
- Thu thập thông tin tiền sử Covid-19 thông qua bệnh án điện tử lưu trữ trên
phần mềm quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên: sử dụng
21

thông tin của tiền sử lần điều trị Covid-19 gần nhất nếu bệnh nhân có nhiều lần
điều trị.
3.4.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm huyết học: Được thực hiện tại khoa Huyết học Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy Celltac F 056.
- Xét nghiệm sinh hoá: Được thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên bằng máy đo sinh hóa tự động AU 400.
CRP: Xác định bằng phương pháp đo độ đục tại khoa Sinh hóa Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy AU 400.
- X-quang tim phổi: Được chụp theo phương pháp kĩ thuật số thực
hiện trên máy X-quang Shimadzu tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên.
3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.5.1. Phương pháp
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1
Số liệu được xử lý bằng phương pháp toán thống kê y học với phần
mềm SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences).
3.5.2. Các thuật toán thống kê
Tính tần suất và tỷ lệ % đối với các biến: nhóm tuổi, giới, địa dư,
mức độ nặng của viêm phổi, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X-quang,
đường máu, kết quả cấy vi khuẩn.
Biến định lượng (tuổi, nồng độ CRP huyết thanh, số lượng bạch cầu,
tỷ lệ % bạch cầu đa nhân trung tính, huyết sắc tố) được phân nhóm và
trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nếu phân phối chuẩn
hoặc theo trung vị và tứ phân vị thứ 25 và 75 nếu phân phối không chuẩn.
So sánh sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình của 2 nhóm bằng test
T – Student (dành cho phân phối chuẩn) hoặc test Mann – Whitney U
(dành cho phân phối không chuẩn).
Sử dụng test Chi bình phương (χ2) và test Fisher’s exact để so sánh
22

sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ. Phân tích đơn biến tính tỷ số nguy cơ OR và
khoảng tin cậy 95% các yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi.
Sử dụng hồi quy Logistic đa biến phân tích các yếu tố nguy cơ của
viêm phổi nặng qua các bước: chọn lọc biến số, xác định “lõi” cơ bản,
thăm dò từng biến số, loại bỏ những biến không quan trọng, kiểm tra
tương tác giữa các biến số, kiểm tra ý nghĩa của mô hình. Sau khi có
được mô hình tối ưu, tính tỷ số nguy cơ OR và khoảng tin cậy 95% hiệu
chỉnh.
3.6. Khống chế sai số
Xây dựng bệnh án nghiên cứu chặt chẽ.
Các biến nghiên cứu do bản thân nghiên cứu viên đánh giá.
Làm sạch phiếu trước khi xử lý số liệu.
3.7. Đạo đức nghiên cứu
Đảm bảo khám, đánh giá bệnh nhân một cách toàn diện và tỷ mỉ,
điều trị đúng theo chuyên môn, quy định của khoa và bệnh viện.
Kĩ thuật lấy máu xét nghiệm, lấy dịch tỵ hầu đảm bảo đúng quy
trình, chỉ định xét nghiệm phù hợp với từng bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu, không
sử dụng vào mục đích khác.
Cha mẹ, người chăm sóc bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu,
và các thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật.
Được hội đồng y đức của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thông
qua.
23

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới của bệnh nhi
Nữ Nam Tổng
Nhóm tuổi
n % n % n %
2 - < 12 tháng
12 - < 24 tháng
24 - < 60 tháng
Tổng
Nhận xét:

Bảng 3.2. Phân bố tiền sử sản khoa của bệnh nhi


Tiền sử sản khoa Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%)
< 2500g
Cân nặng khi sinh
≥ 2500g
Thiếu tháng
Tuổi thai khi sinh Già tháng
Đủ tháng
Con So
Dạ
Mổ lấy thai
Cách đẻ Đẻ chỉ huy
Đẻ thường
Nhận xét:
24

Bảng 3.3. Phân bố tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi
Tiền sử nuôi dưỡng Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%)
Suy dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng Thừa cân, béo phì
Bình thường
Nhận xét:
Bảng 3.4. Phân bố tiền sử Covid-19 của bệnh nhi

Tiền sử Covid-19 Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%)


Có can thiệp thở máy
Không
> 14 ngày
Thời gian nằm viện
< 14 ngày
<3 tháng
Thời gian xuất viện 3 - 6 tháng
> 6 tháng
Nhận xét:
2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
2.1. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.5. Phân bố triệu chứng lâm sàng của bệnh nhi
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%)
Triệu chứng toàn thân

Sốt
Không
Triệu chứng cơ năng
Ho
Chảy nước mũi
Khò khè
Triệu chứng thực thể
25

Thở nhanh
Rút lõm lồng ngực
Ran ẩm ở phổi
Nhịp tim nhanh
Co giật
Tím tái
Tiêu chảy
Gan lách hạch to
Ban ở da
Nhận xét:
Bảng 3.6. Phân bố thân nhiệt theo mức độ viêm phổi
Mức độ VP Viêm phổi nặng Viêm phổi Tổng
n % n % n %
Thân nhiệt
Sốt cao
Sốt nhẹ, vừa
Hạ thân nhiệt
Bình thường
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.7. Phân bố SpO2 theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi 2-12 tháng 12-24 tháng 24-60 tháng Tổng
SpO2 n % n % n % n %
< 90%
90% - 95%
≥ 95%
Tổng
Nhận xét:
26

Bảng 3.8: Phân bố dấu hiệu nguy hiểm toàn thân theo mức độ viêm phổi
Mức độ VP Viêm phổi nặng Viêm phổi

n % n %
Triệu chứng
Co giật
Không bú, uống được
Nôn tất cả mọi thứ
Lì bì khó đánh thức
Nhận xét:
2.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.9: Phân bố hình ảnh X-quang tim phổi thẳng theo
mức độ viêm phổi
Mức độ VP Viêm phổi nặng Viêm phổi Tổng
Tổn thương
n % n % n %
Tổn thương kẽ
Đám mờ
Khác
Tổng
Nhận xét:

Bảng 3.10. Tình trạng thiếu máu của bệnh nhi


Triệu chứng Số bệnh nhi (n) Tỷ lệ (%)
Thiếu máu nặng
Thiếu máu trung bình
Thiếu máu nhẹ
Không thiếu máu
Nhận xét:
27

Bảng 3.11. Phân bố đặc điểm bạch cầu theo mức độ viêm phổi
Mức độ VP Viêm phổi Tổng
Viêm phổi
nặng
Đặc điểm n % n % n %
Tăng
Giảm
Số lượng bạch cầu
Bình
thường
Tăng
Tỷ lệ bạch cầu Giảm
trung tính Bình
thường
Tăng
Tỷ lệ bạch cầu Giảm
lympho Bình
thường
Nhận xét:

Bảng 3.12. Phân bố nồng độ CRP theo mức độ viêm phổi


Mức độ VP Viêm phổi Tổng
Viêm phổi
nặng
Đặc điểm n % n % n %
> 6 mg/l
CRP
≤ 6 mg/l
Nhận xét:
28

3. Đánh giá mối liên quan giữa tiền sử mắc Covid-19 với mức độ nặng của
viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Bảng 3.13. Liên quan giữa tiền sử điều trị Covid-19 với hình ảnh Xquang
tim phổi thẳng
Tổn thương Tổn Khác p
Đám mờ
thương kẽ
Tiền sử n % n % n %
Can thiệp máy Có
thở Không
Thời gian nằm > 14 ngày
viện < 14 ngày
< 3 tháng
Thời gian xuất
3– 6 tháng
viện đến nay
> 6 tháng
Nhận xét:

Bảng 3.14. Liên quan giữa tiền sử điều trị Covid-19 với SpO2
SpO2 90% - ≥ 95% p
< 90%
95%
Tiền sử n % n % n %
Can thiệp máy Có
thở Không
Thời gian nằm > 14 ngày
viện < 14 ngày
< 3 tháng
Thời gian xuất
3– 6 tháng
viện đến nay
> 6 tháng
Nhận xét:
29

Bảng 3.15. Liên quan giữa tiền sử điều trị Covid-19 với nồng độ CRP
Nồng độ CRP > 6 mg/l ≤ 6 mg/l p

n % n %
Tiền sử
Can thiệp máy Có
thở Không
Thời gian nằm > 14 ngày
viện < 14 ngày
< 3 tháng
Thời gian xuất
3– 6 tháng
viện đến nay
> 6 tháng
Nhận xét:

Bảng 3.16. Liên quan giữa tiền sử điều trị Covid-19 với mức độ nặng của
viêm phổi
Mức độ VP Viêm phổi nặng Viêm phổi p

n % n %
Tiền sử

Can thiệp máy thở
Không
Thời gian nằm > 14 ngày
viện < 14 ngày
< 3 tháng
Thời gian xuất
3– 6 tháng
viện đến nay
> 6 tháng
Nhận xét:
30

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bezerra P.G. BMC, Correia J.B., et al. (2011). Viral and atypical
bacterial detection in acute respiratory infection in children under five
years. PLoS One., 6(4):e18928.
2. Bùi Văn Viên, Nguyễn Công Khanh (2013). Hội chứng xuất huyết ở trẻ
em. Trong: Bài giảng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, 2:102-117.
3. Đào Minh Tuấn, Đặng Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Trân và cs
(2013). Nghiên cứu các căn nguyên gây viêm phổi trẻ em và tính kháng
kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi.
Tạp chí Y học Việt Nam, 411, pp14-20.
4. Endeman H, Meijvis SC, Rijkers GT, et al. (2011), "Systemic cytokine
response in patients with community-acquired pneumonia", Eur Respir
J, 37 (6), pp. 1431-8.
5. González J, Benítez ID, Carmona P, et al. (2021), "Pulmonary Function
and Radiologic Features in Survivors of Critical COVID-19: A 3-Month
Prospective Cohort", Chest, 160 (1), pp. 187-198.
6. Guler SA, Ebner L, Aubry-Beigelman C, et al. (2021), "Pulmonary
function and radiological features 4 months after COVID-19: first results
from the national prospective observational Swiss COVID-19 lung
study", Eur Respir J, 57 (4).
7. Han X, Fan Y, Alwalid O, et al. (2021), "Six-month Follow-up Chest CT
Findings after Severe COVID-19 Pneumonia", Radiology, 299 (1), pp.
E177-e186.
8. Heiss R, Tan L, Schmidt S, et al. (2023), "Pulmonary Dysfunction after
Pediatric COVID-19", Radiology, 306 (3), pp. e221250.
9. Hoàng Thị Phương Thanh (2017), Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Trung tâm nhi Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên", Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
31

10. Hoàng Minh (2010). Bệnh phổi do vi rút. Trong: Cẩm nang chẩn đoán
hình ảnh bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học, 22.
11. Hobbs CV, Woodworth K, Young CC, et al. (2022), "Frequency,
Characteristics and Complications of COVID-19 in Hospitalized
Infants", Pediatr Infect Dis J, 41 (3), pp. e81-e86.
12. Huỳnh Văn Tường, Phan Hữu Nguyệt Diễm và Trần Anh Tuấn Tuấn
(2012), "Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng nặng ở
trẻ từ 2-59 tháng tuổi", Tạp chí Y Học TP, Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 76-
80.
13. Juvén T, Mertsola J, Waris M, et al. (2000), "Etiology of community-
acquired pneumonia in 254 hospitalized children", Pediatr Infect Dis J,
19 (4), pp. 293-8.
14. Liu L, Oza S, Hogan D, et al. (2016), "Global, regional, and national
causes of under-5 mortality in 2000-15: an updated systematic analysis
with implications for the Sustainable Development Goals", Lancet, 388
(10063), pp. 3027-3035.
15. Marshall J.C. VJL, Fink M.P., et al. (2003). Measures, markers, and
mediators: Toward a staging system for clinical sepsis. A Report of the
Fifth Toronto Sepsis Roundtable, Toronto, Ontario, Canada, October
25–26, 2000. Crit Care Med., 31(5):1560-7.
16. Murdoch DR, O'Brien KL, Scott JA, et al. (2009), "Breathing new life
into pneumonia diagnostics", J Clin Microbiol, 47 (11), pp. 3405-8.
17. Nguyễn Thành Nhôm, Phan Văn Năm và Võ Thị Thu Hương (2015),
"Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan
đến viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Vĩnh Long", Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa
khoa Vĩnh Long, tr. 1-10.
32

18. Parameswaran G., Sethi S. (2012). Viral Pneumonia. In: Clinical


Respiratory Medicine, 4th (ed), Elsevier Saunder, Philadenphia:309-
314.
19. Phạm Thu Hiền (2014), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, lâm
sàng viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em, Luận văn tiến sĩ
Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương.
20. Razanajatovo N.H. RV, Hoffmann J., et al. (2011). Viral etiology of
influenza-like illnesses in Antananarivo, Madagascar, July 2008 to June
2009. PLoS One., 6(3):e17579.
21. Rudan I, Boschi-Pinto C, Biloglav Z, et al. (2008), "Epidemiology and
etiology of childhood pneumonia", Bull World Health Organ, 86 (5), pp.
408-16.
22. Ruuskanen O., Lahti E., Jennings L.C., et al. (2011). Viral pneumonia.
Lancet., 377(9773):1264-75.
23. Trần Thị Chi Mai (2014). Khoảng tham chiếu của các xét nghiệm sinh
hóa. Trong: Sổ tay khoảng tham chiếu, Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bộ
Y tế.
24. van der Zalm MM, van Ewijk BE, Wilbrink B, et al. (2009), "Respiratory
pathogens in children with and without respiratory symptoms", The
Journal of pediatrics, 154 (3), pp. 396-400.
25. WHO (2013). Cough or difficulty in breathing. In: Guidelines for the
management of common childhood illnesses. 2nd edi, WHO press:75-
122.
26. WHO (2015), "World Health Statistics 2015", World Health
Organization, pp. 69.
27. Wu Q, Zhong L, Li H, et al. (2021), "A Follow-Up Study of Lung
Function and Chest Computed Tomography at 6 Months after Discharge
in Patients with Coronavirus Disease 2019", Can Respir J, 2021.
33

PHỤ LỤC
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ LIÊN QUAN GIỮA TIỀN
SỬ MẮC COVID-19 VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
I. Hành chính
1. Họ tên: MSBN: MSNC:
2. Tuổi: Ngày sinh:
3. Giới: Nam Ÿ Nữ Ÿ
4. Ngày vào viện:
5. Cân nặng: (kg)
6. Chiều cao: (cm)
7. Số điện thoại người nuôi dưỡng chính:
II. Tiền sử
1. Tiền sử sản khoa
1.1. Trẻ là con thứ:
1.2. Cách đẻ: Đẻ thường Ÿ Mổ lấy thai Ÿ Đẻ chỉ huy Ÿ
1.3. Tuổi thai:
1.4. Cân nặng khi sinh: (kg)
2. Tiền sử mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên lần
gần nhất:
2.1. Có can thiệp thở máy: Có Ÿ Không Ÿ
2.2. Ngày vào viện:
2.3. Ngày xuất viện:
III. Triệu chứng lâm sàng
TT Triệu chứng
1 Nhiệt độ
2 Ho Có Ÿ Không Ÿ
3 Chảy nước mũi Có Ÿ Không Ÿ
4 Khò khè Có Ÿ Không Ÿ
5 Co giật Có Ÿ Không Ÿ
34

6 Rút lõm lồng ngực Có Ÿ Không Ÿ


7 Nhịp thở (l/p)
8 Nhịp thở (l/p)
9 SpO2
10 Tím tái Có Ÿ Không Ÿ
11 Ran ở phổi Có Ÿ Không Ÿ
12 Tiêu chảy Có Ÿ Không Ÿ
13 Gan lách hạch to Có Ÿ Không Ÿ
14 Ban ở da Có Ÿ Không Ÿ
IV. Cận lâm sàng
Xét nghiệm
Bạch cầu (G/L)
Trung tính (G/L;%)
Lympho (G/L;%)
Mono (G/L;%)
Tiểu cầu (G/L)
Hồng cầu (T/L)
Hb (g/L)
CRP (mg/dL)

+ XQuang phổi :
- Tổn thương phổi kẽ Có  Không 
- Đông đặc phế nang Có  Không 
- Đám mờ Có  Không 
- Tổn thương dạng nốt Có  Không 
- Tràn dịch màng phổi Có  Không 
- Tổn thương hạch rốn phổi: Có  Không 
V. Chẩn đoán:
Viêm phổi  Viêm phổi nặng 

Người thu thập số liệu

Văn Thị Dung

You might also like