You are on page 1of 72

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học


Bộ môn Xét Nghiệm

BÁO CÁO THỰC TẬP VI SINH – KÝ SINH


BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Sinh viên: Trương Vũ Công Minh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học
Bộ môn Xét Nghiệm
~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO THỰC TẬP


VI – KÝ SINH

Môn học : VI SINH – KÝ SINH


Tên Sinh viên : TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH
MSSV : 2056010025
Lớp : XNYH2020
Bệnh viện thực hành : BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC LÂM

Tp. Hồ Chí Minh - 12/2023


LỜI MỞ ĐẦU
Sau 4 tuần thực tập tại khoa Vi Sinh – Ký Sinh của bệnh viện Nhi Đồng 2 dưới sự
hướng dẫn tận tình của các anh chị trong khoa em đã có cái nhìn tổng quát hơn về công việc
cũng như tầm quan trọng của khoa đối với lâm sàng.
Trước đây, em học trên trường lớp đa số chỉ là lý thuyết nên phần thực hành em còn
thiếu nhiều kinh nghiệm, nhưng nhờ đợt thực tập này mà em đã có cơ hội học hỏi thêm phần
thực hành cũng như áp dụng được những lý thuyết đã được học vào thực tế. Đồng thời cũng
là cơ hội để em nhìn ra thiếu sót của bản thân và từ đó hoàn thiện các kỹ năng của mình.
Ngoài ra, em cũng xin chân thành cám ơn thầy cô bộ môn Xét Nghiệm của Trường
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã hỗ trợ và tạo điều kiện để em được học tập trong một
môi trường chất lượng – những bệnh viện hàng đầu nơi có những chuyên khoa tốt nhất trong
nước.
Tiếp sau đây là bài báo cáo của em để đúc kết lại kiến thức đã được học trong 4 tuần tại
bệnh viện Nhi Đồng 2, trong bài báo cáo này em xin trình bày những nội dung sau:
- Giới thiệu và nêu cảm nhận về môi trường thực tập tại bệnh viện Nhi Đồng 2
- Giới thiệu về bộ phận Vi Sinh
- Giới thiệu về bộ phần Ký Sinh
- Giới thiệu về một số máy móc trong khoa
- Qui trình xử lý đổ vỡ trong PXN
Em mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô để chính em càng ngày càng hoàn thiện,
một lần nữa em xin cám ơn bộ môn!

1
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ ngữ thông thường


Số thứ tự Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 ATSH An toàn sinh học
2 KSĐ Kháng sinh đồ
3 KTV Kỹ thuật viện
4 MT Môi trường
5 PXN Phòng xét nghiệm
6 VSV Vi sinh vật

Từ ngữ chuyên khoa


Số thứ tự Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 AFB Acid Fast Bacillus
2 BSL Biosafety level
3 ESBL Beta-lactamase phổ rộng
4 EV 71 Enterovirus 71
5 HAV Hepatits A virus
6 HBV Hepatits B virus
7 HIV Human Immunodeficiency Virus
8 HP Helicobacter pylori
9 HSV Herpes simplex
10 IgM Immunoglobulin M
11 Z-N Ziehl-Neelsen

Tên các loại môi trường


Số thứ tự Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 BA Blood Agar
2 CA Chocolate Agar
3 HEK Hektoen Enteric Agar
4 MC Mac Conkey
5 PCP Bromocresol Purple
6 SAD Sabouraud Agar
7 SS Salmonella Shigella Agar
8 TCBS Thiosulfate Citrate Bile Sucrose Agar

2
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................2
MỤC LỤC...............................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................7
MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP........................................................................10
NỘI DUNG............................................................................................................................13
A. GIỚI THIỆU CHUNG.............................................................................................13
I. Bệnh viện Nhi Đồng 2...........................................................................................13
1. Lịch sử................................................................................................................13
2. Nhiệm vụ.............................................................................................................14
3. Tổ Chức..............................................................................................................14
4. Đào tạo................................................................................................................14
II. Khoa vi sinh...........................................................................................................15
1. Giới thiệu............................................................................................................15
2. Sơ đồ phòng........................................................................................................16
3. Trang thiết bị.......................................................................................................17
III. Cảm nhận về đơn vị thực tập................................................................................18
B. VI SINH.....................................................................................................................18
I. Kỹ thuật cấy...........................................................................................................18
1. Mục đích.............................................................................................................18
2. Nguyên lý, qui trình của các phương pháp cấy..................................................18
II. Kỹ thuật nhuộm Gram...........................................................................................24
1. Mục đích.............................................................................................................24
2. Nguyên lý............................................................................................................24
3. Qui trình nhuộm Gram........................................................................................25
4. Đọc kết quả.........................................................................................................27
5. Lưu ý...................................................................................................................28
III. Test nhanh.............................................................................................................28
1. Test nhanh Helicobacter Pylori...........................................................................28
a. Mục đích.........................................................................................................28
b. Nguyên lý........................................................................................................29
c. Dụng cụ...........................................................................................................29
3
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

d.
Các bước thực hiện.........................................................................................30
e.
Lưu ý...............................................................................................................32
2. Test nhanh EV 71...............................................................................................33
a. Mục đích.........................................................................................................33
b. Nguyên lý........................................................................................................33
c. Dụng cụ...........................................................................................................34
d. Các bước thực hiện.........................................................................................34
e. Lưu ý...............................................................................................................36
IV. Trang thiết bị.........................................................................................................37
1. Máy định danh Phoenix......................................................................................37
a. Nguyên lý........................................................................................................37
b. Dụng cụ...........................................................................................................38
c. Các bước sử dụng...........................................................................................38
2. Máy nhuộm gram Previ Color............................................................................44
a. Nguyên lý........................................................................................................44
b. Các bước sử dụng...........................................................................................44
C. KÝ SINH....................................................................................................................46
I. Kỹ thuật soi tươi....................................................................................................46
1. Soi tươi mẫu từ bệnh phẩm dịch hoặc môi trường thạch....................................46
a. Mục đích.........................................................................................................46
b. Nguyên lý........................................................................................................46
c. Dụng cụ...........................................................................................................46
d. Các bước thực hiện.........................................................................................46
2. Kỹ thuật soi tươi phân.........................................................................................47
a. Mục đích.........................................................................................................47
b. Nguyên lý........................................................................................................47
c. Dụng cụ...........................................................................................................47
d. Các bước thực hiện.........................................................................................48
II. Qui trình cấy phân.................................................................................................51
1. Mục đích.............................................................................................................51
2. Nguyên lý............................................................................................................51
3. Dụng cụ...............................................................................................................51
4. Các bước thực hiện.............................................................................................52
5. Báo cáo kết quả...................................................................................................54
6. Lưu và xử lý mẫu................................................................................................54
7. Lưu ý...................................................................................................................54
III. Kỹ thuật nhuộm Ziehl - Neelsen...........................................................................55
4
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

1. Mục đích.............................................................................................................55
2. Nguyên lý............................................................................................................55
3. Dụng cụ...............................................................................................................55
4. Các bước thực hiện.............................................................................................56
5. Báo cáo kết quả...................................................................................................57
6. Lưu và xử lý mẫu................................................................................................58
7. Lưu ý...................................................................................................................59
IV. Kỹ thuật cấy H. pylori............................................................................................60
1. Mục đích.............................................................................................................60
2. Nguyên lý............................................................................................................60
3. Dụng cụ...............................................................................................................61
4. Các bước thực hiện............................................................................................61
5. Lưu ý...................................................................................................................64
D. XỬ LÝ ĐỔ VỠ TRONG PXN.................................................................................65
I. Dụng cụ..................................................................................................................65
II. Tràn đổ bên ngoài tủ ASTH..................................................................................65
1. Đối với tác nhân không lây nhiễm qua đường hô hấp........................................65
2. Đối với tác nhân lây nhiễm qua đường hô hấp...................................................66
III. Tràn đổ bên trong tủ ATSH..................................................................................66
TỔNG KẾT...........................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................68

5
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Đánh giá nhanh mục tiêu:.......................................................................................10


(1: Chưa tốt; 2: Tốt; 3: Rất tốt)...............................................................................................10
Bảng 2. Trang thiết bị khoa Vi Sinh.....................................................................................18
Bảng 3. Mẫu bệnh phẩm và môi trường phù hợp.................................................................20
Bảng 4. Kết quả của test nhanh EV71..................................................................................36
Bảng 5. Đặc điểm của các loại vi sinh vật...........................................................................39
Bảng 6. Panel phù hợp cho từng trường hợp........................................................................39
Bảng 7. Kết quả soi phân tươi..............................................................................................50
Bảng 8. Lưu mẫu phân.........................................................................................................50
Bảng 9. Hướng dẫn đọc khuẩn lạc khi cấy phân..................................................................53
Bảng 10. Lưu mẫu cấy phân...............................................................................................54
Bảng 11. Hướng dẫn đọc kết qủa lam nhuộm Z-N............................................................58
Bảng 12. Lưu mẫu nhuộm Z-N..........................................................................................59

6
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Bệnh viện Nhi Đồng 2............................................................................................13


Hình 2. Hình ảnh nhóm em chụp cùng các anh chị.............................................................14
Hình 3. Sơ đồ tổ chức khoa vi sinh......................................................................................15
Hình 4. Sơ đồ Khoa Vi Sinh bệnh viện Nhi Đồng 2............................................................16
Hình 5. Các loại môi trường: MC (1); BA (2); CA (3); SS (4); BCP (5); SAD (6); HEK (7)
20
Hình 6. Môi trường cấy đàm: CA, BA, MC........................................................................21
Hình 7. Môi trường cấy mủ: BA, MC, canh thang..............................................................21
Hình 8. Môi trường cấy máu có nấm: CA, BA, MC, SAD, canh thang..............................21
Hình 9. Môi trường cấy phân: HEK, SS..............................................................................22
Hình 10. Môi trường cấy nước tiểu hoặc catheter.............................................................22
Hình 11. Cấy 4 chiều.........................................................................................................23
Hình 12. Cấy định lượng...................................................................................................23
Hình 13. Phương pháp nhuộm Gram.................................................................................24
Hình 14. Máy sấy lam........................................................................................................25
Hình 15. Nhỏ crystal violet................................................................................................25
Hình 16. Nhỏ lugol............................................................................................................26
Hình 17. Tẩy màu bằng cồn...............................................................................................26
Hình 18. Nhỏ safranin........................................................................................................26
Hình 19. Rửa nước.............................................................................................................27
Hình 20. Kết quả nhuộm Gram: Cầu khuẩn xếp chuỗi (trái), Trực khuẩn nằm rải rác
(phải) và Nấm men (dưới)......................................................................................................27
Hình 21. Bộ dụng cụ thực hiện test nhanh H. pylori.........................................................29
Hình 22. Lấy mẫu phân......................................................................................................31
Hình 23. Sau khi cho phân vào dung dịch đệm.................................................................31

7
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 24. Cách nhỏ dung dịch phân sau khi pha................................................................31
Hình 25. Mẫu H. pylori âm tính.........................................................................................32
Hình 26. Tóm tắt qui trình của H. pylori...........................................................................33
Hình 27. Dụng cụ test nhanh EV71...................................................................................34
Hình 28. Hút huyết tương cho vào dung dịch đêm............................................................35
Hình 29. Nhỏ dung dịch sau khi pha vào kit test EV71.....................................................35
Hình 30. Tóm tắt qui trình xét nghiệm EV 71...................................................................36
Hình 31. Máy BD Phoenix M50........................................................................................37
Hình 32. Ống ID Broth và ống AST Broth........................................................................40
Hình 33. Chất chỉ thị màu..................................................................................................40
Hình 34. Panel của vi khuẩn gram âm...............................................................................41
Hình 35. Pha huyền dịch....................................................................................................41
Hình 36. Huyền dịch đạt 0.5 – 0.6 McFarland: 25μl.........................................................41
Hình 37. Các bước cho huyền dịch vào panel...................................................................42
Hình 38. Quét mã và cho panel vào máy...........................................................................43
Hình 39. Bỏ panel vào bịch rồi hấp tiệt trùng để bỏ..........................................................43
Hình 40. Máy nhuộm Gram Previ Color Gram.................................................................44
Hình 41. Thứ tự sắp xếp thuốc thử....................................................................................45
Hình 42. Cho carousel vào máy.........................................................................................45
Hình 43. Dụng cụ chuẩn bị phết lam phân........................................................................48
Hình 44. Đánh giá đại thể mẫu phân: Nhão vàng (1,2), Nhầy vàng (3)............................49
Hình 45. Soi lam theo hình chữ chi...................................................................................50
Hình 46. Qui trình soi phân...............................................................................................51
Hình 47. Dụng cụ cấy phân...............................................................................................52
Hình 48. Ví dụ: Salmonella...............................................................................................53
Hình 49. Bước nhuộm màu của phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen...............................56
Hình 50. Bước tẩy màu của phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen......................................57

8
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 51. Bước nhuộm nền của phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen................................57
Hình 52. Vi khuẩn lao bắt màu hồng trên nền xanh..........................................................58
Hình 53. Qui trình nhuộm Ziehl-Neelsen..........................................................................60
Hình 54. Chuẩn bị dụng cụ cấy H. pylori..........................................................................61
Hình 55. Ép mẫu mô dạ dày sinh thiết...............................................................................62
Hình 56. Chuyển mẫu mô từ lam ép lên lên MT...............................................................62
Hình 57. Tiến hành cấy mẫu mô H. pylori........................................................................63
Hình 58. Nuôi H. pylori.....................................................................................................64
Hình 59. Bộ dụng cụ xử lý đổ vỡ PXN..............................................................................65

9
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP


Xét nghiệm vi sinh là phương pháp xét nghiệm phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh
vật trên mẫu bệnh phẩm nhằm tìm ra căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng, hỗ trợ cho công tác
chẩn đoán và điều trị bệnh.. Chính vì thế xét nghiêm vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng
đặc biệt là đối với bệnh nhân nhi khi cơ thể chưa có đầy đủ yếu tố để chống lại sự tấn công
của các tác nhân gây bệnh, bởi vì lí do đó nên đối với trẻ nhỏ thì phải có kết quả càng sớm
càng tốt để lâm sàng đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp. Nếu không phát hiện ra căn
nguyên gây bệnh kịp thời có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ
của trẻ.
Ngoài xét nghiệm vi sinh, thì xét nghiệm ký sinh trùng cũng quan trọng không kém,
giuớ tìm ra các ký sinh trùng trên cơ thể người từ đó tìm ra nguyên nhân của các bệnh như
suy dinh dưỡng, trẻ chậm phát triển, làm cơ thể nhiễm độc và gây ra các hậu quả lâu dài nếu
như không điều trị kịp thời.
Tuy nhiên để thực hiện các xét nghiệm này yêu cầu KTV phải trang bị đầy đủ về kiến
thức, kinh nghiệm được học tại trường lớp từ đó mới có thể thực hiện tốt không chỉ để có kết
quả đáng tin cậy để trả cho bệnh nhân mà còn để phòng và xử lý tránh phơi nhiễm các bệnh
cho chính bản thân của mình trong những trường hợp đổ vỡ mẫu bệnh phẩm.
Dựa vào các yếu tố trên thì sau đây là mục đích của đợt thực tập lần này:
_ Quan sát và học hỏi thêm kinh nghiệm thực hành từ các anh chị trong kỹ thuật Vi – Ký
sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
_ Vận dụng những kiến thức đã học tại trường lớp vào thực tế, thực hiện các kỹ thuật cấy,
soi tươi, nhuộm, test nhanh để nâng cao tay nghề.
_ Rèn luyện khả năng, phản xạ xử lý sự cố tại PXN vì đối với mẫu bệnh phẩm trong khoa Vi
Sinh đổ vỡ rất nguy hiểm

Bảng 1. Đánh giá nhanh mục tiêu:


(1: Chưa tốt; 2: Tốt; 3: Rất tốt)
Mức độ hoàn thành
Phân loại Nội dung Cảm nhận
1 2 3
Chuyên môn Lý thuyết Vi Sinh X - Lý thuyết vi sinh là một
phần cực kì rộng và khó đối
với mỗi người trong nhóm
em. Nhưng khi thực tập tại
10
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

bệnh viện Nhi Đồng 2 thì


nhờ sự chỉ dạy của các anh
chị nhóm em đã nắm được
những kiến thức cơ bản và
nâng cao của môn vi sinh.
- Các anh chị tận tình giải
đáp thắc mắc, giúp nhóm
em hiểu hơn về kháng sinh,
vi khuẩn, và các loại máy
móc có trong PXN
- Về phần nhận mẫu thì các
anh chị chỉ hướng dẫn sơ vì
đa số mẫu bệnh nhi không
chỉ đánh giá qua đại thể mà
con phải đánh giá qua vi thể
và phần này mới là chủ yếu.
- Về phần thực hành thì
nhóm em ai cũng được làm
cả, mỗi người một khâu và
cứ như thế xoay hỗ trợ lẫn
Thực hành Vi Sinh X
nhau. Chính vì thế nội dung
thực tập phần Vi Sinh thì
nhóm em hầu như đã nắm
được hết
- Về phần lý thuyết ký sinh
thì tụi em chỉ được học
chung trong phòng thực
hiện các xét nghiệm Vi
Sinh nên chỉ học được một
Lý thuyết Ký Sinh X số nội dung như: soi tươi
phân, cấy phân và các kiến
thưc về các ký sinh trùng
hay gặp nhưng dù vậy thì
tụi em cũng rất vui vẻ và
chăm chỉ.
Thực hành Ký X - Về phần thực hành thì tụi
Sinh em chỉ được làm cấy phân
11
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

và soi phân nên cũng kha


slaf hạn hẹp về kĩ thuật,
thao tác song với đó tụi em
cũng được tham quan
phòng Ký Sinh ở trên lầu
nhưng vì không được thao
tác nên tạm ổn.
- Về phần giao tiếp thì
nhóm em được học từ các
Kĩ năng giao tiếp X anh chị rất nhiều, sự vui vẻ
niềm nở khi nhận mẫu, gặp
bệnh nhân tư vấn.
- Về xử lý sự cố thì với em,
trong lúc thực tập tại Bệnh
viện Nhi Đồng 2 thì em có
làm rớt vài lần hộp thạch
nhưng cũng vì đó em mới
Xử lý sự cố X
học được cách anh chị xử lý
đổ vỡ.
- Xử lý nhanh, sạch để hạn
Nội dung chế việc lây nhiễm nhièu
ngoài chuyên nhất có thể
môn - Vì bản chất vi sinh công
việc rất nhiều, nhưng em
chưa thấy lần nào mọi
người làm chậm tiến độ cả,
mọi khâu rất mượt mà và
chỉnh chu.
Kỹ năng quản lí, - Đó chính là nhờ sự sắp
X
sắp xếp công việc xếp công việc hợp lí của
trưởng khoa, KTV trưởng
và cách anh chị.
- Từ khâu chuẩn bị môi
trường đến khâu trả kết quả
đều liên kết với nhau một
cách hoàn hảo.

12
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

NỘI DUNG
A. GIỚI THIỆU CHUNG
I. Bệnh viện Nhi Đồng 2
1. Lịch sử
Bệnh viện Nhi đồng 2 được thành lập ngày 01/06/1978, Bệnh viện Nhi Đồng 2 tọa lạc trên
một khu đất có diện tích 8,6 hecta, giáp 4 mặt tiền đường: Lý Tự Trọng, Chu Mạnh Trinh,
Nguyễn Du và Hai Bà Trưng (Q.1). Bệnh viện có vị trí đẹp và gắn liền với quá trình phát
triển của thành phố. Đặc biệt, đối với ai đã đến bệnh viện Nhi đồng 2 thì chắc chẳng thể nào
quên được hình ảnh "Bệnh viện nằm giữa cây xanh" và chắc sẽ còn nhớ mãi cái cảm giác
tận hưởng không khí trong lành thả bộ dọc theo con đường đầy lá me bay để đến các khoa
phòng với những khung cửa hình vòm mang đậm kiến trúc Pháp xưa.
- Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa Nhi – hạng I, trực thuộc Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh.

13
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 1. Bệnh viện Nhi Đồng 2


2. Nhiệm vụ
- Là một trong 4 bệnh viện Nhi hàng đầu trong cả nước phụ trách công tác khám, chữa bệnh
cho các bé từ 0 đến dưới 16 tuổi.
- Từ năm 2004, Bệnh viện đã triển khai thực hiện phẫu thuật ghép thận và ghép gan. Năm
2010, triển khai đơn vị phẫu thuật tim hở và thông tim can thiệp. Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ
sở nhi khoa duy nhất trong cả nước có phẫu thuật chấn thương sọ não và bệnh lý ngoại thần
kinh nhi khoa…
3. Tổ Chức
- Bệnh viện có 1.400 giường bệnh, được xây dựng trong khuôn viên nhiều cây xanh, thoáng
mát, sân chơi rộng rãi, thân thiện với trẻ em…
- Với 10 phòng chức năng, 38 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
- Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ hơn 1751 nhân viên cùng các bác sĩ
giỏi chuyên môn, giàu y đức đã đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhi.

4. Đào tạo
- Bệnh viện Nhi Đồng 2 còn là trung tâm đào tạo thực hành cho các trường: Đại học Y Dược
TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Nguyễn Tất Thành…
- Ngày 18/06/2022 BVNĐ2 đã khởi công xây dựng Trung tâm điều trị kỹ thuật cao với:
 Quy mô gần 35,000 m2
 Có 2 tầng hầm và cao 10 tầng
 Sức chứa 350 giường
 Là cơ sở vật chất để hình thành và phát triển trung tâm ghép tạng, phẫu thuật và hồi
sức cấp cứu Nhi khoa chuyên sâu cho các tỉnh/thành phía Nam.

14
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 2. Hình ảnh nhóm em chụp cùng các anh chị

II. Khoa vi sinh


1. Giới thiệu
Khoa Vi sinh được thành lập từ năm 1978, hay còn có tên gọi khác là tổ Vi trùng (trước
năm 1977 trực thuộc khoa Xét nghiệm) được chia làm 3 bộ phận chính:
- Bộ phận nuôi cấy vi khuẩn: thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy, định danh và làm kháng
sinh đồ vi khuẩn và ký sinh trùng.
- Bộ phận huyết thanh – miễn dịch: thực hiện các xét nghiệm miễn dịch, ELISA để chẩn
đoán vi – ký sinh.
- Bộ phận sinh học phân tử: thực hiện các xét nghiệm như PCR để chẩn đoán vi khuẩn gây
bệnh như lao, ho gà và các loại virus như HSV, HAV, HBV, ...
- Sơ đồ tổ chức và nhân sự

15
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 3. Sơ đồ tổ chức khoa vi sinh

16
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

2. Sơ đồ phòng

17
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 4. Sơ đồ Khoa Vi Sinh bệnh viện Nhi Đồng 2


3. Trang thiết bị
- Một số loại máy móc thường được sử dụng trong PXN Vi Sinh:
Máy cấy máu Bactec FX Nguồn gốc: Mỹ
Hãng sản xuất: Becton Dickinson Company
Chức năng: Phát hiện nhanh vi khuẩn và vi
nấm từ mẫu lâm sàng
Máy định danh và KSĐ Phoenix M50 Nguồn gốc: Mỹ
Hãng sản xuất: Becton Dickinson Company
Chức năng:
- Liên tục đo sự thay đổi của chỉ thị và độ
đục để xác định sự sinh trưởng của vi sinh
vật.
- Dùng kết quả định danh và giá trị MIC để
phiên giải kết quả.
- Từ đó định danh nhanh và thực hiện kháng
sinh đồ
Máy định danh và KSĐ Vitek 2 compact Nguồn gốc: Pháp
Hãng sản xuất: BioMerieux – Pháp
Chức năng: Dùng để định danh nhanh và
thực hiện kháng sinh đồ
Máy nhuộm Gram PREVI color gram Nguồn gốc: Pháp
Hãng sản xuất: BioMerieux – Pháp
Chức năng: Nhuộm các mẫu vi sinh vật một
cách tự động
Máy nhuộm Z-N Ral Stainer Nguồn gốc: Pháp
Hãng sản xuất: Ral Diagnostic – Pháp
Chức năng: Nhuộm Z-N nhanh, đẹp một
cách tự động
Tủ ATSH cấp 2 Mars GS 1200 Nguồn gốc: Đan Mạch
Hãng sản xuất: Labogene – Đan Mạch
Chức năng:
- Bảo vệ tầm trung trong phòng thí nghiệm,
có khả năng xử lý an toàn vi sinh vật ở mức
an toàn sinh học BSL từ 1- 3:
 Bảo vệ người thao tác.
18
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

 Bảo vệ môi trường bên ngoài.


 Bảo vệ cả mẫu vật bên trong.
Tủ ấm Chức năng:
Tủ ấm CO2 5% + Lưu mẫu: Tủ ấm, Tủ ấm CO2 5%
Tủ lạnh + Bảo quản hoá chất: Tủ lạnh
Bảng 2. Trang thiết bị khoa Vi Sinh

III.Cảm nhận về đơn vị thực tập


Ngay khi bước vào cổng em đã bị choáng ngợp bởi sự rộng lớn của bệnh viện Nhi Đồng 2
cùng với đó là không gian xanh trong lành và kiến trúc cổ kính của thời kì Pháp thuộc.
Chính vì thế em có cảm giác thoải mái và tận hưởng khoảng thời gian thực tập tại đây, và
thời gian thực tập 4 tuần tại đây đã tạo cho em nhiều kỉ niệm đẹp không những về quá trình
học tập mà còn là những niềm vui khi được nói chuyện chia sẻ cùng các anh các chị.

B. VI SINH
I. Kỹ thuật cấy
1. Mục đích
- Nhằm tạo ra được khuẩn lạc rời, thuần chủng để chuẩn bị cho các bước tiếp theo
2. Nguyên lý, qui trình của các phương pháp cấy
Bao gồm 4 phương pháp cấy:
- Phương pháp cấy 4 chiều
- Phương pháp cấy ria trên hộp thạch để đặt các đĩa Taxo A và Taxo P
- Phương pháp cấy định lượng
- Phương pháp cấy ria trên môi trường thạch nghiêng để làm trắc nghiệm sinh hoá (ít sử
dụng)
Trang thiết bị:
 Tủ ATSH cấp 2, tất cả phương pháp cấy đều được cấy trong tủ ATSH cấp 2
 Tủ ấm CO2 5%: nhiệt độ 35-37 độ C, 5% CO2
 Tủ ấm: nhiệt độ 35-37 độ C
Chuẩn bị dụng cụ:
 Mẫu bệnh phẩm
 Bút lông
 Que cấy nhựa xài một lần
 Găng tay, áo bảo hộ, khẩu trang y tế và cồn 70 độ, dung dịch amios 0,5% để khử
khuẩn

19
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

 Môi trường định danh, tăng sinh, phân lập và thực hiện trắc nghiệm sinh hoá phù hợp
với mẫu bệnh phẩm.
Trước khi cấy thì tiến hàh phết lamen để đánh giá vi thể trước:
 Đạt => tiến hành cấy
 Không đạt => tiến hành trả mẫu yêu cầu lấy lại

Qui trình cấy:


Bước 1: Quan sát mẫu bệnh phẩm để chuẩn bị dụng cụ và lựa chọn môi trường thích hợp.
CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG
Blood Agar (BA): Blood Agar Base + 5% máu cừu với thạch nền là Blood Agar Base,
đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng nhằm có thể nâng cao hiệu năng thu được khuẩn lạc các vi
sinh vật tối đa mà không ảnh hưởng tới phản hứng heamolytic (tan máu) của vi khuẩn.
Chocolate agar (CA): Là một môi trường phân lập trung tính khuyến cáo cụ thể cho
sự phát triển của các chủng khó mọc thuộc họ Nesseria, Haemophilus và Streptococcus
pneumoniae
Mac Conkey (MC): Là môi trường dùng để nuôi cấy chọn lọc các trực khuẩn gram
âm, đặc biệt dành cho nuôi họ vi khuẩn đường ruột và chi Pseudomonas. Môi trường
này có khả năng ức chế vi khuẩn gram dương và một số gram âm khó mọc
(Neisseria và Pasteurella) do sự có mặt của tím kết tinh (crystal violet) và muối mật
trong thành phần môi trường
Hektoen Enteric Agar (HEK): Là môi trường này đặc biệt thường sử dụng để phân
lập các chủng thuộc Shigella và Salmonella.
Salmonella Shigella Agar (SS): Là môi trường nhằm thu được các khuẩn lạc
Salmonella và một số chủng Shigella. Vi sinh vật Gram “+” và các loài coliform bị ức
chế phát triển bởi các thành phần có trong môi trường như: Bile salts, thiosulphate and
citrate. Sodium thiosulphate và Ammonium ferric citrate có thể phát hiện khả năng sinh
H2S, với sự xuất hiện tâm đen giữa khuẩn lạc.
Sabouraud Agar (SAD): Là môi trường chọn lọc cho nấm, có Cloramphenicol là một
loại kháng sinh phổ rộng ngăn chặn đa số các vi khuẩn và tạo điều kiện giúp các loại
nấm phát triển
Bromocresol Purple (BCP): Là môi trường không chọn lọc dùng để phân lập vi khuẩn
thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
LOẠI BỆNH PHẨM MÔI TRƯỜNG LƯU Ý
ĐÀM CA, BA, MC hoặc BCP - Đối với một số mẫu soi
MỦ CA, BA, MC hoặc BCP và lamen thấy nấm men, nấm
canh thang sợi hoặc sợi tơ nấm cần cấy

20
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

DỊCH NÃO TUỶ CA, BA và canh thang


CA, BA, MC hoặc BCP và
DỊCH VÔ TRÙNG
canh thang thêm trên thạch SAD để
MÁU CA, BA, MC hoặc BCP theo dõi
- Làm thêm TCBS và
Pepton kiềm nếu soi tươi
PHÂN HEK, SS
thấy có vi khuẩn di động
mạnh (nghi ngờ tả)
- Lúc cấy thạch BA phải
CATHETER BA lăn catheter đều cả mặt
thạch
- Cấy bằng phương pháp
cấy định lượng
NƯỚC TIỂU BA
- Nếu có nấm thì cấy thêm
môi trường SAD
Bảng 3. Mẫu bệnh phẩm và môi trường phù hợp

Hình 5. Các loại môi trường: MC (1);


BA (2); CA (3); SS (4); BCP (5); SAD (6);
HEK (7)

21
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 6. Môi trường cấy đàm: CA, BA, MC

Hình 7. Môi trường cấy mủ: BA, MC,


canh thang

Hình 8. Môi trường cấy máu có nấm:


CA, BA, MC, SAD, canh thang

Hình 9. Môi trường cấy phân: HEK, SS

22
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 10. Môi trường cấy nước tiểu hoặc


catheter

Bước 2: Kiểm tra thông tin mẫu bệnh phẩm rồi tiến hành dán code lên các hộp môi trường
đã lựa chọn
Bước 3: Lấy một lương mẫu vừa đủ bằng que cấy nhựa hoặc kim tiêm đối với chai cấy máu
cho vào môi trường thích hợp rồi tiến hành cấy.
- Cấy 4 chiều:
+ Đường cấy thứ 1: dùng tay mở nắp hộp petri, một tay ria đầu khuyên cấy trên 1/4 - 1/3
mặt thạch, ria lại vài lần và tránh chạm vào đĩa petri.
+ Đường cấy thứ 2: xoay 1/4 đĩa, đặt khuyên cấy từ đường cấy thứ 1 ria chạm vào đường
cấy thứ nhất khoảng 4 lần. Sau đó tiếp tục ria đường cấy thứ 2 nhưng không chạm vào
đường cấy thứ 1.
+ Đường cấy thứ 3: xoay 1/4 đĩa thạch tiếp theo, đặt khuyên cấy từ đường cấy thứ 2, ria
chạm vào đường cấy thứ 2 khoảng 4 lần. Sau đó tiếp tục ria đường cấy thứ 3 nhưng không
chạm vào đường cấy thứ 2.
+ Đường cấy thứ 4: xoay phần tư còn lại của đĩa, đặt khuyên cấy từ đường cấy thứ 3 ria
chạm vào đường cấy thứ 3 khoảng 4 lần. Sau đó tiếp tục ria đường cấy thứ 4 nhưng không
chạm vào đường cấy thứ 3.

23
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 11. Cấy 4 chiều

- Cấy ria trên hộp thạch để đặt đĩa Taxo A và Taxo P (ít dùng vì có máy móc hỗ trợ ra kết
quả định danh và KSĐ hoặc đặt trên đường cấy thứ 1):
+ Dùng một tay mở nắp hộp petri, một tay ria đầu khuyên cấy thành những đường zizac trên
mặt thạch. Ria ziczac lại vài lần, tránh chạm vào rìa của đĩa petri

- Cấy định lượng (đối với mẫu nước tiểu):


+ Dùng khuyên cấy định lượng 1 microL để lấy bệnh phẩm và ria một đường thẳng từ trên
xuống dưới của hộp thạch
+ Sau đó tiếp tục ria ziczac từ trên xuống dưới đến hết hộp thạch (chú ý khoảng cách giữa
các đường cấy phải dày.

Hình 12. Cấy định lượng


- Cấy ria trên môi trường thạch nghiêng: (ít mẫu)
+ Đặt đầu que cấy có mẫu bệnh phẩm lên bề mặt của môi trường ở đáy ống.
+ Dàn đều sinh khối ở phần đáy ống nghiệm. Sau đó cấy theo hình sin từ đáy ống nghiệm
lên đến đầu trên của mặt thạch nghiêng.
Bước 4: Sau khi cấy xong, tiến hành bỏ khuyên cấy nhựa, đặt ngược hộp thạch: mặt đáy ở
trên và mặt nắp ở dưới cho vào:
+ Tủ ấm không có CO2 với môi trường MC, SAD, HEK, SS, TCBS và canh thang
+ Tủ ấm có CO2 với môi trường CA, BA

24
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

II. Kỹ thuật nhuộm Gram


1. Mục đích
- Phương pháp nhuộm Gram là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất trong
phân tích vi khuẩn ở giai đoạn đầu nhằm xác định sơ bộ đặc tính của các dòng vi khuẩn
muốn nghiên cứu theo tính chất bắt màu Gram của chúng
2. Nguyên lý
- Do sự khác biệt về cấu trúc vách tế bào vi khuẩn nên vi khuẩn Gram dương giữ được màu
tím của phức hợp crytal violet - iodin không bị tây bởi alcohol.
- Trong khi đó, vi khuẩn Gram âm không giữ được màu của phức hợp này sau khi tây bằng
alcoho1.
- Vi khuẩn bắt màu hỗn hợp crytal violet - iodin sẽ có màu tím khi quan sát dưới kính hiển vi
quang học và được xếp vào nhóm vi khuẩn Gram dương. Những dòng vi khuẩn khác không
giữ được màu crytal violet - iodin và bắt màu fuchsin (safranin - đỏ) được xếp vào nhóm vi
khuẩn Gram âm

Hình 13. Phương pháp nhuộm Gram


-Với vi khuẩn Gram dương: chúng có lớp vách tế bào peptidoglycan dày, dạng lưới có khả
năng bắt màu tím của thuốc nhuộm tím gentian tinh thể. Cũng vì lớp vách dày nên việc tẩy
cồn sẽ khó khăn hơn do đó vi khuẩn giữ được màu tím của thuốc nhuộm tím Gentian.
- Với vi khuẩn Gram âm: lớp vách peptidoglycan mỏng hơn và nó có thêm lớp màng
lipopolysaccharide phía ngoài, khi tẩy cồn cồn hòa tan lớp màng và do lớp vách mỏng bị cồn
tẩy dễ dàng nên nó không giữ được màu tím của thuốc nhuộm mà sẽ bắt màu thuốc nhuộm
sau là dung dịch Fushin kiềm.

3. Qui trình nhuộm Gram


- Bước 1: Ghi chủng vi khuẩn kiểm tra chất lượng và/hoặc thông tin của mẫu bệnh phẩm lên
lam đã có vòng tròn giới hạn bằng bút sáp.
25
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Bước 2: Dùng khuyên cấy dàn đều mẫu bệnh phẩm hoặc dịch huyền phù vi khuẩn lên vòng
tròn đã vẽ trên mặt lam, cố định bằng cách dùng máy sấy lamen, cồn tuyệt đối, hoặc đưa nhẹ
nhàng lam kính cắt ngang ngọn lửa đèn cồn 2-3 giây tránh làm quá nóng. Cố định tiêu bản
quá nóng làm biến tính màng tế bào vi khuẩn ảnh hưởng đến khả năng bắt màu Gram.

Hình 14. Máy sấy lam


- Bước 3: Nhỏ vài giọt crystal violet cho phủ đều trên bề mặt phết nhuộm và để yên trong
vòng 1 phút.

Hình 15. Nhỏ crystal violet


- Bước 4: Đổ bỏ crystal violet và rửa lam sạch bằng nước máy từ từ và nhẹ nhàng.
- Bước 5: Nhỏ vài giọt lugol cho phủ đều trên bề mặt phết nhuộm và để yên trong vòng 1
phút.

26
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 16. Nhỏ lugol


- Bước 6: Rửa dung dịch lugol bằng nước máy từ từ và nhẹ nhàng.
- Bước 7: Tẩy màu bằng alcohol hoặc alcohol aceton, cầm phần lam kính có ghi thông tin và
nhỏ dung dịch tẩy từ từ lên phết nhuộm cho đến khi giọt không còn xuất hiện màu tím
(thông thường từ 10 - 15 giây).

Hình 17. Tẩy màu bằng cồn


- Bước 8: Rửa nhanh bằng nước nhẹ nhàng.
- Bước 9: Nhỏ vài giọt safranin cho phủ đều trên bề mặt phêt nhuộm và để yên trong vòng 1
phút.

Hình 18. Nhỏ safranin


- Bước 10: Rửa nhanh bằng nước, nhẹ nhàng để rửa sạch thuốc nhuộm

27
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 19. Rửa nước


- Bước 11: Để khô tự nhiên hoặc để khô lam trên máy, hoặc thấm khô nhẹ nhàng.

4. Đọc kết quả


- Khảo sát hình thể và tính chất bắt màu Gram của vi sinh vật dưới kính hiển vi vật kính dầu
100X.
+ Vi khuẩn Gram dương bắt màu tím.
+ Vi khuẩn Gram âm bắt màu hồng.

Hình 20. Kết quả nhuộm Gram: Cầu khuẩn xếp chuỗi (trái), Trực khuẩn nằm
rải rác (phải) và Nấm men (dưới)
28
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Kết quả thực hiện nhuộm Gram được theo dõi và ghi vào:
+ Kết quả chủng chuẩn: ghi vào phiếu kiểm tra chất lượng thuốc thử, sinh phẩm.
+ Kết quả chủng vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm: ghi vào phiếu tiến trình

5. Lưu ý
Gram dương trở thành Gram âm:
+ Lứa cấy quá già: tuổi của mẫu cấy vi khuẩn ảnh hưởng lên tính chất nhuộm
Gram. Vi khuẩn trong quá trình biến dưỡng sẽ sinh ra một số chất có khả năng làm tăng tính
acid cả môi trường nuôi cấy gây sai lệch kết quả. Tốt nhất nên nhuộm Gram với lứa cấy từ
18 - 24 giờ.
+ Dung dịch lugol bị hỏng: nếu thấy dung dịch chuyển màu từ nâu sang vàng loại bỏ ngay
(dung dịch phải được bảo quản trong chai nâu).
+ Tẩy màu quá mức: việc xác định thời gian tẩy màu là quan trọng trong việc + phân biệt vi
khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. Nếu kéo dài thời gian tẩy màu, nhỏ alcohol quá
nhiều, không rửa nước ngay thì ngay cả vi khuẩn Gram dương cũng không giữ được màu
nhuộm ban đầu.

Gram âm trở thành Gram dương:


+ Cố định tiêu bản khi còn ướt, các hợp chất protein có trong môi trường hoặc trong mẫu thử
làm tiêu bản khó tẩy màu.
+ Thuốc nhuộm bị cặn.
+ Phiến phết quá dày.
+ Tẩy màu chưa đạt (thời gian tẩy quá ngăn).
- Đặc biệt:
+ Ngoài ra 1 số loài vi khuẩn Gram dương cũng có thể tẩy màu dễ dàng vì thế chúng được
coi là các dòng vi khuẩn có tính chất bắt màu Gram thay đổi (có thể âm lần dương).
+ Chất nhuộm fuchsin (hoặc có thể thay bằng safranin) tạo cho vi khuẩn Gram âm có màu
hồng đỏ. Fuchsin nhuộm màu mạnh hơn và có màu dễ nhìn hơn safranine (Haemophilus và
1 vài dòng ky khí không ăn màu safranin).
+ Nên giữ thuốc thử trong chai màu nâu được đậy chặt để bảo vệ và tránh ánh sáng mặt trời
trực tiếp và bảo quản ở nơi thoáng mát, khi cần thiết phải lọc cặn.

29
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

III.Test nhanh
1. Test nhanh Helicobacter Pylori
a. Mục đích
- Xét nghiệm dùng phát hiện định tính sự hiện diện của kháng nguyên H. pylori trong mẫu
phân.
b. Nguyên lý
- Kit thử là xét nghiệm sắc ký miễn dịch hoạt động theo nguyên lý dòng chảy 1 chiều, que
thử trong khay bao gồm:
 Vùng cộng hợp màu đỏ được phủ sẵn cộng hợp vàng kháng thể kháng H. pylori (cộng
hợp kháng H. pylori)
 1 màng bằng hợp chất nitrocellulose chứa 1 vạch kết quả (vạch T) và 1 vạch chứng
(vạch C) Cả hai vạch đều không nhìn thấy khi chưa cho mẫu vào. Vạch control luôn
xuất hiện nếu tiến trình thực hiện đúng.
 Vạch T phủ sẵn kháng thể kháng H. pylori và vạch C phủ sẵn kháng thể kiểm soát
 Khi 1 lượng mẫu phẩm vừa đủ được nhỏ vào ô nhận mẫu của test thử, mẫu di chuyển
dọc theo test thử nhờ mao dẫn. Kháng nguyên H. pylori nếu có trong mẫu phẩm sẽ
dính vào cộng hợp kháng H. pylori tại vùng cộng hợp tạo thành phức hợp miễn dịch.
Phức hợp này sau đó được kháng thể phủ sẵn trên lớp màng bề nmawjt giữ lại tạo
thành 1 cạch T có màu đỏ tía cho thấy kết quả dương tính với kháng nguyên H.
pylori. Nếu không xuất hiện vạch T, cho thấy kết quả âm tính.

c. Dụng cụ
 Bút lông.
 Que lấy phân sạch.
 Đồng hồ.
 Găng tay, khẩu trang, nón, áo choàng, cồn 70%, dung dịch khử khuẩn.
 Bộ test xét nghiệm H. pylori.
 Kiểm tra chất lượng
 Mẫu bệnh phẩm

30
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 21. Bộ dụng cụ thực hiện test nhanh H. pylori


Lưu ý:
- Bệnh phẩm: phân
 Thời gian: gửi mẫu ngay đến khoa Vi sinh.
 Mẫu phân có thể lưu ở 2-8oC/72 giờ. Nếu muốn giữ lâu hơn có thể lưu ở -20oC.
 Mẫu phân nên được cho vào lọ lấy mẫu mà không có bất kỳ chất bảo quản nào vì tất
cả những thứ đó sẽ ảnh hưởng đến thử nghiệm.
 Cách lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và nhận mẫu phải đảm bảo đúng qui trình.
- Hóa chất/sinh phẩm, môi trường
 Kiểm tra hạn sử dụng của bộ kít trước khi dùng.
 Test H. pylori có vạch test và vạch Control trên bề mặt băng. Trước khi nhỏ mẫu, cả
hai vạch test và Control ở cửa sổ đọc kết quả sẽ không xuất hiện. Vạch control sẽ xuất
hiện nếu tiến trình thực hiện chính xác và thuốc thử ở vạch control có hoạt động.
Vạch control không đảm bảo rằng mẫu được cho vào đúng hoặc mẫu được lưu trữ
đúng.
 Tần suất thực hiện theo quy trình đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm
 Bảo đảm thuốc thử được bảo quản và sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
 Tất cả kết quả kiểm tra chất lượng hóa chất/sinh phẩm, môi trường phải đạt trước khi
sử dụng.
d. Các bước thực hiện
Vệ sinh khu vực làm việc
- Vệ sinh các bề mặt làm việc với javen 1% hoặc cồn 700 trước và sau khi làm việc.
- Chuẩn bị và kiểm tra các hóa chất, sinh phẩm cần sử dụng
- Chuẩn bị sẵn tóm tắt, hướng dẫn thực hiện tại nơi thực hiện xét nghiệm.
- Mẫu bệnh phẩm, bộ test xét nghiệm H. pylori để ở 150C300C trước thử nghiệm.

31
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Tham khảo hướng dẫn sử dụng test H. pylori theo hãng sản xuất trước khi thử nghiệm

Qui trình
Bước 1: Lấy và bảo quản mẫu
- Lấy khoảng 1-2ml hoặc 1-2g mẫu phân vào dụng cụ đựng mẫu phẩm khô và sạch. Tiến
hành xét nghiệm ngay trong vòng 6 giờ sau khi lấy mẫu.
- Nếu không xét nghiệm được ngay trong vòng 6 giờ, mẫu phải được bảo bảo quản ở nhiệt
độ 20-80C và không được quá 3 ngày.
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm
- Xoay để tháo nắp ống lấy mẫu kèm dung dịch đệm. cầm nắp ống và chọc que lấy mẫu (gắn
liền với nắp) vào mẫu bệnh phẩm 3 lần tại các vị trí khác nhau để lấy được khoảng 50mg
mẫu (tương đương ¼ hạt đậu Hà Lan). Không dùng que để xúc phân lên.

Hình 22. Lấy mẫu phân


- Đậu và xoay nắp trả lại ống lấy mẫu. Lắc mạnh ống nhiều lần để hòa trộn phân với dung
dịch đệm trong ống.
- Để yên ống chứa mẫu vào một vị trí và chờ khoảng 2 phút.

Hình 23. Sau khi cho phân vào dung dịch đệm
- Giữ ống lấy mẫu đã xử lý thẳng đứng rồi bẻ đi phần chóp găn liền với nắp. Đảo ngược ống
dung dịch chiết mẫu và truyền 2 giọt dung dịch mẫu (khoảng 80μl) vào vùng nhận mẫu của
test thử.

32
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 24. Cách nhỏ dung dịch phân sau khi pha
- Chờ cho đến khi vạch đỏ xuất hiện trên test thử. Đọc kết quả trong vòng 15 phút. Không sử
dụng kết quả sau 20 phút.
Bước 3: Diễn giải, biện luận kết quả
- Một vạch màu xuất hiện ở phần bên trái của cửa sổ đọc kết quả cho thấy rằng test hoạt
động hiệu quả. Vạch đó là Control (C).
- Phần bên phải của cửa sổ đọc chỉ kết quả của thử nghiệm. Đó là vạch thử nghiệm (T).
Kết quả cuối cùng
- Dương tính: khi xuất hiện hai vạch thử nghiệm (T) và vạch control (C).
- Âm tính: khi chỉ xuất hiện vạch control (C).
- Không xác định: nếu vạch control không xuất hiện trong cửa sổ đọc kết quả sau khi thực
hiện thử nghiệm, kết quả coi như không có giá trị. Nguyên nhân có thể do không thực hiện
đúng theo quy trình hướng dẫn hoặc test có thể hết hạn. Kỹ thuật viên nên đọc lại quy trình
và làm lại xét nghiệm bằng test thử mới khác. Nếu tình trạng vẫn như cũ báo kỹ thuật viên
trưởng  báo Trưởng khoa, liên lạc với Đại lý phân phối để được giải đáp.
Bước 4: Báo cáo kết quả

Hình 25. Mẫu H. pylori âm tính

33
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

e. Lưu ý
- Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% bệnh nhân loét tá tràng và 80% bệnh nhân loét dạ dày bị
nhiễm H. pylori. Kit thử chẩn đoán kháng nguyên kháng H. pylori trong phân đã được so
sánh với phương pháp nội soi cho thấy độ chính xác trên 99%.
- Chỉ sử dụng cho chẩn đoán in vitro. Không dùng lại test đã sử dụng.
- Không trộn hoặc trao đổi những mẫu khác nhau lại với nhau.
- Cẩn thận, tránh lây nhiễm khi nhỏ vào giếng mẫu.
- Thử nghiệm chỉ sử dụng để định tính chứ không định lượng kháng nguyên H. pylori.
- Kết quả âm không loai trừ khả năng nhiễm H. pylori. Nếu kết quả nghi ngờ, cần thực hiện
thử nghiệm có giá trị khác. Cũng như tất cả các test chẩn đoán khác, không nên dựa vào kết
quả của một thử nghiệm riêng lẻ.

Đọc kết quả trong vòng 10 phút.


Không sử dụng kết quả sau 20 phút

Hình 26. Tóm tắt qui trình của H. pylori

34
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

2. Test nhanh EV 71
a. Mục đích
- Xét nghiệm dùng phát hiện định tính sự hiện diện của kháng thể IgM EV71 trong cơ thể,
phương pháp này cho kết quả nhanh trong vòng 15 phút
- Giúp chuẩn đoán bệnh tay chân miêng ở trẻ em từ đó tránh mắc phải các ảnh hưởng
nghiêm trọng thậm chí nặng có thể tử vong.

b. Nguyên lý
- Xét nghiệm test nhanh EV71 IgM là xét nghiệm sắc ký miễn dịch, theo nguyên lý dòng
chảy 1 chiều, bao gồm:
- Trên bề mặt của thanh thử test nhanh EV71 IgM có hai vạch được phủ trước là vạch “T”
( vạch xác định EV71 IgM) và vạch “C” (vạch đối chứng). Cả hai vạch trong cửa sổ kết quả
sẽ không hiển thị trước khi thực hiện xét nghiệm.Vạch đối chứng “C” được sử dụng cho mục
đích kiểm soát. Vạch đối chứng phải hiện lên nếu trình tự thực hiện xét nghiệm đúng và các
thuốc thử trên vạch đối chứng có hoạt tính. Một vạch màu tím “T” sẽ hiển thị trong cửa sổ
kết quả nếu có đủ kháng thể IgM kháng Enterovirus 71 trong mẫu. Nếu kháng thể IgM
kháng Enterovirus 71 không có trong mẫu, vạch T sẽ không hiện màu.

c. Dụng cụ
 Bút lông.
 Que lấy phân sạch.
 Đồng hồ.
 Găng tay, khẩu trang, nón, áo choàng, cồn 70%, dung dịch khử khuẩn.
 Bộ test xét nghiệm EV 71
 Kiểm tra chất lượng
 Mẫu bệnh phẩm

35
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 27. Dụng cụ test nhanh EV71


d. Các bước thực hiện
Bước 1: Lấy và chuẩn bị mẫu
- Tất cả các mẫu phải lấy từ tĩnh mạch cánh tay theo đúng quy trình chuẩn y tế. Các mẫu
phải được tiến hành xét nghiệm ngay sau khi được lấy mẫu. Không sử dụng mẫu bị tán huyết
- Máu toàn phần bảo quản 2-8 độ C không quá 7 ngày.
- Huyết thanh, huyết tương bảo quản ở 2-8 độ C không quá 3 ngày. Nếu bảo quản dài hơn
phải giữ dưới – 20 độ C.
Bước 2: Vặn mở nắp lọ dung dịch pha mẫu, dùng ống nhỏ giọt hút một mẫu phẩm nhỏ vào
lọ dung dịch pha mẫu. Vặn nắp lại, trộn đều mẫu bằng cách đảo ngược hoăc lắc nhẹ vài lần.

36
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 28. Hút huyết tương cho vào dung dịch đêm
Bước 3: Xé túi giấy lấy ra kit thử để mặt phẳng nằm ngang, khô sạch.
Bước 4: Mở nắp của lọ dung dịch pha mẫu, nhỏ 2-3 giọt mẫu đã trộn đều vào ô nhận mẫu.
Chờ và đọc kết quả sau 15 – 30 phút. Không đọc kết quả kể từ sau 30 phút

Hình 29. Nhỏ dung dịch sau khi pha vào kit test EV71

Bước 5: Báo cáo kết quả


Phân tích kết quả:
Dương tính Âm tính Không xác định

Xuất hiện 2vạch màu 1 Chỉ xuất hiện vạch C và Không có vạch tại vị trí C,
(vạch chứng C và 1vạch T) không có vạch tại vùng T thực hiện lại có vạch tại vị
trí T
Bảng 4. Kết quả của test nhanh EV71

37
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

e. Lưu ý
- Cường độ và độ rộng của vạch màu không ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm. Đậm
hay nhạt đều được coi là như nhau

Hình 30. Tóm tắt qui trình xét nghiệm EV 71

IV.Trang thiết bị
1. Máy định danh Phoenix
- Máy định danh Phoenix là hệ thống vi sinh tự động BD Phoenix M50 là một thiết bị vi sinh
tiên tiến được thiết kế để hợp lý hóa việc nhận dạng vi khuẩn và kiểm tra độ nhạy cảm của vi
khuẩn với kháng sinh.

38
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 31. Máy BD Phoenix M50


Xuất xứ: Becton Dickinson – Mỹ
a. Nguyên lý
Nguyên lý định danh
- Trên thanh hóa chất Phoenix chứa hàng loạt các hóa chất sử dụng để kiểm tra các đặc điểm
hóa sinh cổ điển, màu hoặc huỳnh quang nhằm định danh vi sinh vật. Canh trường nền giúp
vi sinh vật phát triển và cơ chất enzyme có nhiệm vụ kiểm tra đặc điểm sinh hóa khác nhau
của các taxa khác nhau. Việc kiểm tra áp dụng kỹ thuật đa thông số MPD (Multiple
parameter determination) và so sánh đặc điểm sinh hóa dựa vào các chất đặc trưng và các chỉ
thị nhận biết. Acid tạo thành khi vi sinh vật sử dụng một cơ chất cụ thể nào đó, được nhận
biết bằng chỉ thị phenol đỏ. Cơ chất màu chuyển màu vàng khi có phản ứng enzyme thủy
phân hoặc có hợp chất P-nitrophenyl / P-nitroanilide xuất hiện. Việc thủy phân cơ chất
huỳnh quang sẽ dẫn đến sự phát quang. Vi sinh vật tiêu thụ một loại carbon nhất định sẽ
khiến chỉ thị resazurin-based giảm. Ngoài ra, còn có các test để kiểm tra sự thủy phân, phân
hủy hay sử dụng một cơ chất nào đó.

Nguyên lý kháng sinh đồ


- Phoenix áp dụng nguyên tắt thu nhỏ để thục hiện KSĐ. Hệ thống này tận chỉ thị oxy hóa
khử để phát hiện sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường chứa kháng sinh. 15 thông
số đo của chỉ thị oxy hóa khử kết hợp với đo độ đục được sử dụng trong việc xem sự phát
triển của VSV.Mỗi thanh panel chứa nhiều thuốc kháng sinh khác nhau và được pha loãng
nồng độ theo cấp số nhân. Kết quả KSĐ được đánh giá thông qua giá trị nồng độ ức chế tối
thiểu MIC của mỗi vi sinh vật.

Nguyên lý phát hiện chỉ thị kháng thuốc


39
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Hệ thống có giúp phát hiện các chỉ thị kháng thuốc ở cả vi khuẩn gram âm và gram
dương):
 Khả năng sinh ESBL ở Enterobacteriaceae.
 Khả năng sinh Carbapenemase ở Enterobacteriaceae, Acinetobacter spp. và
 P.aeruginosa.
 Kháng Vancomycin ở Enterococcus (VRE).
 Kháng Aminoglycoside nồng độ cao ở Enterococcus (HLAR).
 Kháng Methicillin ở Staphylococci (MRS).
 Sinh β-lactamase ở Staphylococcus (BL).
 Kháng Macrolide ở Streptococcus (MLSb).

b. Dụng cụ
 Các Panel Phoenix NMIC/ID, NID, NMIC, PMIC/ID, PID, PMIC, SMIC/ID,
YeastID.
 Canh trường định danh Phoenix ID broth.
 Canh trường kháng sinh đồ Phoenix AST broth hoặc Phoenix AST-S broth.
 Chỉ thị kháng sinh đồ Phoenix AST-Sbroth.
 Tăm bông tiệt trùng.
 Pipette 25μl, 50μl và đầu col tiệt trùng.
 Giá đựng Pipette.
 Khay chuẩn bị mẫu.
 Khay vận chuyển mẫu.
 Hệ thống BD Phoenix TM50.
 Máy đo quang BD Phoenix SpecTM

c. Các bước sử dụng


Bước 1: Đọc và nhận định khuẩn lạc, chọn các mẫu có khuẩn lạc thuần
Độ tuổi:
Vi khuẩn: 18 – 24 giờ.
Nấm: 18 - ≥ 48 giờ.

Bước 2: Nhuộm Gram xác định màu sắc gram, hình thể, cách sắp xếp của vi khuẩn từ
các khuẩn lạc đã chọn.
Màu sắc nhãn
Loại vi sinh vật Mục đích Panel
trên bao bì Panel

40
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Định danh NID


Gram âm Kháng sinh đồ NMIC Hồng
Định danh + Kháng sinh đồ NMIC/ID
Streptococcus Định danh + Kháng sinh đồ SMIC/ID Xanh lá
Gram Định danh PID
Gram dương
dương Kháng sinh đồ PMIC Xanh dương
khác
Định danh + Kháng sinh đồ PMIC/ID
Nấm Định danh Yeast ID Vàng
Bảng 5. Đặc điểm của các loại vi sinh vật

Bước 3: Chọn các panel phù hợp với từng loại khuẩn lạc đã được xác định màu gram
và hình thể tương ứng và đã loại trừ ngoại nhiễm.
STT Panel Quy định chạy máy Phoenix
NMIC/ID
1 Khuẩn lạc thuần nghi ngờ trên tất cả loại bệnh phẩm.
PMIC/ID
NID Khuẩn lạc thuần nghi ngờ không định danh được bằng trắc nghiệm
2
PID sinh hóa cổ điển.

NMIC Những vi khuẩn định danh được bằng trắc nghiệm sinh hóa cổ
3
PMIC điển và cần phải thực MIC (ví dụ: S.aureus, vi khuẩn đa kháng).

Nhuộm Gram nấm men: thực hiện Phoenix trên tất cả loại bệnh
4 Yeast ID
phẩm.
5 SMIC/ID Khuẩn lạc thuần nghi ngờ ở các loại bệnh phẩm.
Bảng 6. Panel phù hợp cho từng trường hợp

Bước 4: Chọn các canh trường ID Broth và AST Broth để thực hiện thử nghiệm như
sau
- Định danh: 01 ống ID Broth tương ứng 1 thanh định danh.
- Kháng sinh đồ: 01 ống ID Broth và 02 ống AST Broth tương ứng 1 thanh kháng sinh đồ.
- Định danh và kháng sinh đồ: 01 ống ID Broth và 01 ống AST Broth (AST-S Broth đối với
thanh SMIC/ID).
- Hoá chất chỉ thị màu: AST Indicator Solution.

41
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 32. Ống ID Broth và ống AST Broth

Hình 33. Chất chỉ thị màu

Bước 5: Tạo huyền dịch vi khuẩn thử nghiệm và cấy huyền dịch vào panel
- Các lưu ý khi thao tác với panel:
 Kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì và bao bì còn nguyên vẹn không rách, vỡ. Mở bao
bì ở phần đầu của panel (xuôi theo chiều chữ), cẩn thận dùng tay cầm 2 bên hông của
panel tuyệt đối không cầm hoặc chạm vào bề mặt các giếng.
 Không để panel rơi xuống sàn.
 Tránh làm xước phần có giếng trên panel.
 Giếng không mờ: việc này khiến bộ phận quang của hệ thống không đọc được giá trị
của giếng.
 Sử dụng nhãn dán không có huỳnh quang.

42
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 34. Panel của vi khuẩn gram âm


Định danh và Kháng sinh đồ vi khuẩn Gram âm, Gram dương: NMIC/ID, PMIC/ID.
- In code thông tin mẫu dán vào panel.
- Tạo huyền dịch vi khuẩn cần thử nghiệm với canh trường định danh (ID Broth) và điều
chỉnh độ đục

Hình 35. Pha huyền dịch


- Chuẩn bị 1 ống AST broth.
 Nhỏ 1 giọt AST indicator vào ống AST broth.
 Hút huyền dịch ID broth đã pha vào ống AST broth:
 Nếu 0.5 – 0.6 McFarland: 25μl.
 Nếu 0.2 – 0.3 McFarland: 50μl.
 Trộn đảo vài lần, không vortex (nếu vortex sẽ tạo bọt
và ảnh hưởng đến kết quả của phản ứng). Chú ý: sử
dụng huyền dịch ngay không quá 30 phút.

Hình 36. Huyền dịch đạt 0.5 – 0.6 McFarland: 25μl

43
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Lấy panel ra khỏi bao bì, dán code.


- Rót huyền dịch trong ống ID broth vào phần 51 giếng (màu trắng).
- Rót huyền dịch trong ống AST broth vào phần 85 giếng (màu xanh).
Khi rót huyền dịch vào phải quan sát huyền dịch phân phối đều khắp các giếng trong panel,
không có bọt khí (nếu có bọt khí, gõ nhẹ vào thành panel để đuổi hết bọt khí)
- Đóng nắp. Phải để huyền dịch phân phối hết tất cả các giếng trong từng phần rồi mới đóng
nắp nếu đóng nắp sớm, huyền dịch sẽ ngừng phân phối vào các giếng ngay lập tức.

Hình 37. Các bước cho huyền dịch vào panel


Lưu ý: Panel đã có huyền dịch vi khuẩn phải đưa ngay vào hệ thống không quá 30 phút
- Kiểm tra độ thuần
 Sử dụng khuyên cấy lấy một ít dịch trong ống ID broth.
 Chuyển lên môi trường BA/BCP/MC tùy loại vi khuẩn nghi ngờ.
 Ủ ở 350-370C trongvòng 18-48 giờ.
Bước 6: Cho panel vào hệ thống định danh và kháng sinh đồ tự động Phoenix.
- Đặt các panel thẳng đứng vào khay đựng panel và thực hiện các bước để đưa panel vào
máy

44
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 38. Quét mã và cho panel vào máy


Bước 7: Lấy panel ra khỏi hệ thống định danh và kháng sinh đồ tự động Phoenix
- Sau khi hệ thống thực hiện xong, thực hiện lấy các panel ra khỏi hệ thống
- Cho các panel vào túi rác vàng và xử lý theo quy trình xử lý chất thải
- Quan sát hộp thạch đã cấy vi khuẩn để kiểm tra độ thuần.

Hình 39. Bỏ panel vào bịch rồi hấp tiệt trùng để bỏ

45
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Bước 8: Báo cáo kết quả

2. Máy nhuộm gram Previ Color


- Máy nhuộm gram Previ Color Gram là một hệ thống tự động sử dụng công nghệ phun mực
tiên tiến để nhuộm các mẫu vi sinh vật. Hệ thống này có thể nhuộm được các mẫu vi sinh vật
khác nhau bao gồm vi khuẩn Gram dương, Gram âm và nấm.
Xuất xứ: BioMerieux – Pháp

Hình 40. Máy nhuộm Gram Previ Color Gram


a. Nguyên lý
- Cơ chế hóa học của sự khác biệt gram dựa trên sự khác biệt của vách tế bào vi khuẩn khi
nhuộm với phức hợp tinh thể violet-iodine. Nhuộm gram tạo ra mẫu vật trong đó các sinh
vật gram dương có màu tím đến màu tím đen và các sinh vật gram âm có màu hồng đến đỏ.
Thiết bị PREVI Color Gram đã được chứng nhận có thể thực hiện nhuộm với các mẫu: máu,
dịch rửa phế quản, dịch não tủy, phân, đàm, dịch âm đạo, nước tiểu, vết thương, ...
b. Các bước sử dụng
Bước 1: Đặt mỗi chai 500ml vào vị trí thích hợp. Các chai trên được đặt bên phải của máy
theo thứ tự sau:
 A : Fuchsin hoặc Safranin.
 B : Iodine.
 C : Crystal violet.
 D : Nước cất.
46
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

 E : Cồn tuyệt đối.

Hình 41. Thứ tự sắp xếp thuốc thử


Bước 2: Nạp carousel
- Tháo carousel ra khỏi thiết bị và đặt nó lên mặt phẳng.
- Tháo nắp carousel bằng cách ấn nút và nâng nắp.
- Chèn các lam vào carousel với lam đầu tiên ở vị trí 1.
Lưu ý:
 Sử dụng 30lam/carousel, tất cả các lam phải được nạp với các nhãn nằm về phía
trung tâm của carousel.
 Luôn tải các lam theo chiều hình mũi tên trên carousel.
 Luôn bắt đầu tải các lam ở vị trí 1, sau đó ở vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4, v.v…
 Thay nắp carousel bằng cách nhấn nút nằm giữa nơi giữ nắp.
 Thả nút và nhấn nắp đậy cho đến khi nghe tiếng click để đóng nắp.
 Không nạp các lam mỏng hoặc nứt vào máy vì có thể bị vỡ trong chu trình nhuộm.
 Các lam phải được nạp vào các cặp cân bằng. nếu một số lẻ của các slide cần được
nhuộm màu, sử dụng slide trống để cân bằng băng chuyền.
Bước 3: Thực hiện chu trình nhuộm
- Nạp một carousel đã chuẩn bị vào máy và đóng nắp lại.

Hình 42. Cho carousel vào máy

47
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Chọn load slide


- Chọn số lương lam được đưa vào băng chuyền để nhuộm màu.
- Chọn start: thiết bị sẽ có chỉ thị chỉ ra tiến độ của quá trình nhuộm và một tính hiệu báo sẽ
kết thúc quá trình.
Bước 4: Tháo carousel từ máy đặt lên mặt phẳng và tháo nắp carousel bằng cách nhấn nút,
nâng nắp.
Bước 5: Cẩn thận lấy các lam ra và đọc kết quả nhuộm gram dưới kính hiển vi.

C. KÝ SINH
I. Kỹ thuật soi tươi
1. Soi tươi mẫu từ bệnh phẩm dịch hoặc môi trường thạch
a. Mục đích
- Phát hiện sự di động của vi khuẫn, bạch cầu, hồng cầu, ký sinh trùng.... có trong mẫu bệnh
phẩm.
b. Nguyên lý
- Khảo sát trực tiếp qua kính hiển vi thường.
- Soi tươi có 2 phương pháp:
+Soi tươi không cần nền: là phương pháp soi tươi qua kính hiển vi đóng bớt tụ quang với
mẫu bệnh phẩm được đặt trong 1 giọt nuớc muối sinh lý trên lam kính, ép dưới 1 lamelle.
Phương pháp này dùng để xem sự di động của vi khẩun, bạch cầu, hồng cầu....
+ Soi tươi cần nền: là phương pháp soi tươi qua kính hiển vi đóng bớt tụ quang với bệnh
phẩm được đặt trong 1 giọt dung dịch màu làm nền như mực tàu, methylene blue... trên 1
lam kính dưới 1 lamelle. Phuơng pháp này chỉ dùng để xem vi khuẩn hoặc tìm nấm men có
trong bệnh phẩm như Cryptococcus neoformans trong dịch não tủy.
c. Dụng cụ
 Kính hiển vi.
 Bút lông, bút sáp.
 Giấy lau vật kính hiển vi.
 Lam kính, lamelle.
 Khuyên cấy/ pipet Pasteur.
 Găng tay, khẩu trang, nón, áo choàng, cồn 70%, dung dịch khử khuẩn.
 Nước cất hoặc nước muối sinh lý (NaC1 0.85%).
48
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

d. Các bước thực hiện


A) Từ các mẫu bệnh phẩm dịch (dịch não tuỷ, nước tiểu, cấy máu, dịch và trùng,….)
- Bước 1: Ghi thông tin mẫu hoặc số nhận diện trên lam.
- Bước 2: Vẽ vòng tròn giới hạn mẫu bệnh phẩm trên lam.
- Bước 3: Nhỏ 1 giọt mẫu bệnh phẩm vào vòng tròn giới hạn trên lam trong vùng vô khuẩn
của ngọn đèn (lam kính phải sạch, khô).
- Bước 4: Đặt lamelle lên mẫu bệnh phẩm.
- Bước 5: Tiến hành soi tuơi lam ở vật kính 10X hoặc 40X
- Bước 6: Ghi kết quả thực hiện vào phiếu xét nghiệm hoặc phiếu tiến trình, ghi nhận hình
dạng, sự di động của vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu, ký sinh trùng....
B) Từ môi trường thạch (khuẩn lạc, ...)
- Bước 1: Ghi thông tin mẫu hoặc số nhận diện trên lam.
- Bước 2: Vẽ vòng tròn giới hạn mẫu bệnh phẩm trên lam.
- Bước 3: Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý hoặc nuớc cất lên lam (lam kính phải sach, khô).
- Bước 4: Dùng khuyên cấy lấy một ít sinh khối vi khuẩn từ khuẩn lạc cho vào nước muối
hoặc nước cất, trộn đều.
- Bước 5: Đặt lamelle lên huyền dịch vi khuån.
- Bước 6: Tiến hành soi tươi lam ở vật kính 10X hoặc 40X.
- Buớc 7: Ghi kết quả thực hiện vào phiểu tiển trình ghi nhận hình dạng, sự di động của vi
khuẩn, ký sinh trùng....

2. Kỹ thuật soi tươi phân


a. Mục đích
- Hướng dẫn các kỹ thuật viên làm đúng theo quy trình soi phân tươi để tìm: phẩy khuẩn tả,
hồng cầu, bạch cầu, tất cả trứng giun sán, giun và đơn bào đường ruột, nấm men, hạt mỡ, sợi
cơ có trong mẫu phân…
b. Nguyên lý
- Sử dụng các môi trường chuyên biệt, chọn lọc để nuôi cấy, tăng sinh, phân lập và định
danh các vi khuẩn gây bệnh trong phân.
c. Dụng cụ
 Kính hiển vi
 Bút lông, bút sáp.
 Que sạch để lấy phân.
 Dầu soi kính hiển vi.
 Giấy lau vật kính hiển vi.
 Lam kính, lamelle.
49
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

 Khuyên cấy / pipet Pasteur.


 Găng tay, khẩu trang, nón, áo choàng, cồn 70%, dung dịch khử khuẩn.
 Pepton kiềm.
 Nước muối 0.85%.
Lưu ý:
- Bệnh phẩm: phân. Phân nghi ngờ tả, lỏng đục như nước vo gạo, tanh. Đây và mẫu nghiêm
trọng, thực hiện ngay.
- Thời gian lấy mẫu: nên lấy vào giai đoạn sớm của bệnh trước khi dùng kháng sinh.
- Xem tất cả các mẫu thử như là nguồn nhiễm.
- Tuân thủ quy định an toàn sinh học phòng xét ngiệm cấp 2 và xử lý chất thải theo đúng quy
định Bệnh viện.

d. Các bước thực hiện


Bước 1: Chuẩn bị
- Nhập thông tin bệnh nhân vào phần mềm Lis, phần mềm tính viện phí.
- Vệ sinh các bề mặt làm việc với javen 1% hoặc cồn 700 trước và sau khi làm việc.
- Chuẩn bị và kiểm tra các hóa chất, sinh phẩm cần sử dụng
- Chuẩn bị sẵn tóm tắt, hướng dẫn thực hiện, phiếu tiến trình xét nghiệm tại nơi thực hiện xét
nghiệm.

Hình 43. Dụng cụ chuẩn bị phết lam phân


Bước 2: Khảo sát đại thể
- Quan sát mẫu phân và ghi nhận tính chất của mẫu vào phiếu xét nghiệm.
- Trạng thái: lỏng đục hay đặc có nhầy và máu.
- Màu sắc: vàng, nâu đen, trắng, đục như nước vo gạo

50
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Có ký sinh trùng, giun hay đốt sán …


- Mùi: tanh, hôi …
 Đánh giá tính chất của phân định hướng cho xét nghiệm.
 Phân nghi ngờ tả: phân lỏng, trắng đục như nước vo gạo, có mùi rất tanh.
 Phân nghi ngờ Cryptosporidium: phân nhão mịn vàng, phân của người có tình trạng
suy giảm miễn dịch, phân của bệnh nhân AIDS.
 Phân có chứa bọt nghi ngờ có thể hoạt động của Giardia.
 Phân có chứa máu nghi ngờ có thể hoạt động của Amip.
 Phân đàm máu: nghi ngờ nhiễm trùng vi khuẩn Shigella, Salmonella.
 Khi nghi ngờ có đơn bào nên lấy ở phần có máu, mũi nhầy.
 Muốn phát hiện giun sán nên lấy ở rìa cục phân.
 Trùng roi, trùng lông nên lấy ở vùng phân có bọt.

Hình 44. Đánh giá đại thể mẫu phân: Nhão vàng (1,2), Nhầy vàng (3)
Bước 3: Khảo sát vi thể
- Soi phân: soi tươi tất cả các mẫu có chỉ định soi phân và các mẫu có chỉ định chỉ cấy phân
nhưng nghi ngờ phân có tả, hoặc có Cryptosporidium.
- Nhỏ một giọt nước muối sinh lý 0,85% lên một lam sạch đã đánh số thứ tự, dùng que sạch
lấy một lượng phân tương đương với đầu que diêm (chú ý phần nhầy máu) rồi trộn hòa đều
vào giọt nước muối trên lam kính, đến khi có màu đục là được.
- Đậy lamelle lên bằng cách đặt nghiêng một cạnh lamelle xuống trước, từ từ hạ lamelle
xuống sao cho dung dịch không tràn, không bọt.

51
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 10X, sau đó chuyển sang vật kính 40X soi theo hình
chữ chi từ phải sang trái, từ trên xuống dưới tìm hình ảnh di động của tả, hồng cầu, bạch cầu,
tất cả trứng giun sán, giun và đơn bào đường ruột, nấm men, hạt mỡ, sợi cơ có trong mẫu
phân.

Hình 45. Soi lam theo hình chữ chi


- Đối với mẫu phân soi tìm tả:
 Dùng pipet hút phần nước nổi trên bề mặt lọ phân cho vào ống pepton kiềm, ủ trong
tủ ấm 350C-370C trong 3 đến 4 giờ.
 Sau 3 đến 4 giờ lấy ống pepton kiềm ra dùng pipette Pasteur hút lớp váng
 vàng trên bề mặt (nếu có) nhỏ 1 giọt lên lam kính sạch, đậy lamelle và quan
 sát dưới kính hiển vi vật kính 40X để tìm những vi khuẩn nghi ngờ tả di động rất
nhanh (như sao xẹt hay hình ảnh ruồi bay). Nếu soi âm tính thì tiến hành soi lại
pepton kiềm lần 2 sau 6-8 giờ.

Bước 4: Báo cáo kết quả


Quy định ghi kết quả soi trứng ký sinh, hồng cầu, bạch cầu… ở vật kính 40X như sau:
Đọc Ghi kết quả
Có 1 đến 2 trứng hay hồng cầu, bạch cầu… trong 1 vi trường +
Có 3 đến 5 trứng hay hồng cầu, bạch cầu…trong 1 vi trường ++
Có 6 đến 20 trứng hay hồng cầu, bạch cầu… trong 1 vi trường +++
Có > 20 trứng hay hồng cầu, bạch cầu..trong 1 vi trường ++++
Không có trứng hay hồng cầu, bạch cầu Âm tính
Bảng 7. Kết quả soi phân tươi

Bước 5: Lưu và xử lý mẫu


Loại mẫu Lưu mẫu Xử lý mẫu sau xét
Thời gian lưu Điều kiện lưu nghiệm
Mẫu phân Hủy ngay sau khi soi Không áp dụng Mẫu sẽ được xử lý theo
Lam, lamelle, Hủy ngay sau khi soi Không áp dụng quy trình xử lý chất
que lấy phân thải
Bảng 8. Lưu mẫu phân

52
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

TÓM TẮT QUY TRÌNH SOI PHÂN

BỆNH PHẨM PHÂN

Khảo sát đại thể

1 lượng phân tương


đương đầu que diêm
Khảo sát vi thể (Soi phân tìm hồng cầu, bạch cầu, trứng, kí sinh trùng)
- Sau 3-4 giờ hút lớp váng trong
Phân nghi tả pepton kiềm quan sát lần 1
- Sau 6-8 giờ lấy pepton kiềm ra
làm quan sát lần 2

1 giọt NaCl 0.85% Quan sát dưới kính


hiển vi 10X, 40X

Báo kết quả sơ khởi cho lâm


sàng: Tả, lỵ amip
- Phân tích kết quả
- Hoàn tất báo cáo
- Xem xét ký duyệt
- Trả kết quả về lâm sàng

Các bước thực hiện đều phải đảm bảo chất


lượng xét nghiệm theo Tiêu chuẩn ISO 15189

Hình 46. Qui trình soi phân

II. Qui trình cấy phân


1. Mục đích
- Thực hiện kháng sinh đồ của các vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa đã định danh để phục
vụ cho công tác điều trị bệnh chính xác hơn.

2. Nguyên lý
- Phân lập vi khuẩn hay tách rời vi khuẩn từ một hỗn hợp dựa trên nguyên tắc làm cạn dần
mầm cấy.
- Các vi khuẩn sẽ mọc tùy theo từng loại môi trường và nhiệt độ ủ (BCP/MC, HEK, SS,
Selenit, SAD, TCBS, Pepton kiềm ủ ở 350C-370C).
- Tùy theo từng loại vi khuẩn mọc, màu sắc tính chất khuẩn lạc trên các môi trường, tiến
hành các phản ứng sinh hóa, định danh.

3. Dụng cụ
 Bút lông, bút sáp.
 Que gòn, que lấy phân sạch .
 Dầu soi kính hiển vi.
 Giấy lau vật kính hiển vi.
 Lam kính, lamen.
 Khuyên cấy / pipet Pasteur.

53
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

 Giá ống nghiệm.


 Đèn gas hoặc đèn cồn.
 Găng tay, khẩu trang, nón, áo choàng, cồn 70%, dung dịch khử khuẩn.
 Môi trường: HEK, SS

Hình 47. Dụng cụ cấy phân


4. Các bước thực hiện
Bước 1: Quan sát mẫu phân và nhập tính chất của mẫu vào phiếu tiến trình
- Trạng thái: lỏng hay đặc, có nhầy và máu.
- Màu sắc: vàng, nâu đen, trắng, có giun sán hay ký sinh trùng…
- Mùi: tanh, hôi …
Bước 2: Khảo sát vi thể
- Soi tươi trong trường hợp phân nghi ngờ tả (phân lỏng, trắng đục như nước vo gạo, có mùi
rất tanh).
- Nhuộm Gram: đối với phân nghi ngờ tả và Campylobacter jejuni tiến hành nhuộm Gram để
khảo sát hình dạng và màu sắc Gram vi khuẩn tả (có hình cong, dấu phẩy, Gram âm)
Bước 3: Tiến hành cấy
- Sử dụng que cấy nhựa lấy một lượng nhỏ phân, chọn những phần có mủ, nhầy, máu (nếu
có) trong mẫu phân rồi cấy vào 2 hộp thạch HEK và SS theo phương pháp cấy 4 chiều.
- Nếu có yêu cầu cấy nấm thì cấy vào 01 hộp SAD theo phương pháp cấy 4 chiều.
- Nếu phân nghi ngờ có tả hoặc có yêu cầu cấy tả, cấy thêm vào hộpTCBS theo phương pháp
cấy ria và 1 ống pepton kiềm. Lắc ống pepton kiềm để trộn đều phân.
Bước 4: Ủ các môi trường đã cấy
- Ủ hộp HEK, SS, Selenit, TCBS (nếu có) ở 350C - 370C trong 18-48 giờ.
- Ủ 01 ống pepton kiềm ở 350 - 370C trong vòng 6 – 8 giờ.
- Ủ hộp SAD theo quy trình cấy nấm.
54
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Bước 5: Đọc và nhận định khuẩn lạc


Môi Khuẩn lạc
Tiến hành
trường nghi ngờ
Salmonella Chọn khuẩn lạc nghi ngờ Salmonella (những khuẩn lạc
có tâm đen vòng ngoài trong suốt)  định danh
Salmonella.
HEK
Shigella Chọn khuẩn lạc nghi ngờ Shigella (không lên men
lactose, trong suốt, cùng màu với môi trường) định
danh Shigella
Trực khuẩn Chọn khuẩn lạc nghi ngờ E. coli (đối với trẻ dưới 3 tuổi)
BCP/MC
 định danh E. coli
Vibrio Chọn những khuẩn lạc nghi ngờ V.cholerae
 Khuẩn lạc to, 2-4 mm, hơi dẹt, tâm đục, bờ óng ánh,
màu vàng (lên men sucrose)
 Soi tươi thấy vi khuẩn di động rất nhanh (kết hợp
với soi tươi trên pepton kiềm)
TCBS
 Nhuộm Gram thấy vi khuẩn có hình cong, dấu phẩy,
Gram âm.
 Oxidase dương tính.
 String test dương tính.
 định danh các loài Vibrio
Bảng 9. Hướng dẫn đọc khuẩn lạc khi cấy phân

Bước 6: Đọc và nhận định khuẩn lạc


Bước 7: Thực hiện kháng sinh đồ với các khuẩn lạc đã định danh ở bước 5 hoặc bước 6

Hình 48. Ví dụ: Salmonella

55
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

5. Báo cáo kết quả


 Dương tính: phân lập vi khuẩn Salmonella, Shigella, E. coli (đối với trẻ dưới 3 tuổi,
bạch cầu chiếm số lượng nhiều), Vibrio... đều cho thấy tình trạng nhiễm trùng. Báo
cáo chính xác tên vi sinh vật đã định danh cùng kết quả kháng sinh đồ và các men
kháng thuốc.
 Âm tính: chỉ phân lập được vi khuẩn thường trú không gây bệnh trong phân, báo cáo
“Không có vi trùng gây bệnh”.

6. Lưu và xử lý mẫu
Lưu mẫu Xử lý mẫu sau
Loại mẫu
Thời gian lưu Điều kiện lưu xét nghiệm
Mẫu phân. Hủy ngay sau khi Không áp dụng. Mẫu sẽ được xử lý
nhuộm soi, cấy theo quy trình xử
Lam nhuộm Gram 3 ngày sau khi đã Sắp xếp theo thứ tự lý chất thải.
(nếu có). trả kết quả ngày thử nghiệm, loại
mẫu. Hộp lưu lam ở
nhiệt độ phòng
-Chủng hiếm gặp (tả). 2-3 năm Tủ âm -200C
- Chủng
5-7 năm hoặc tùy Tủ âm -800C
Enterobacteriaceae
thuộc vào nghiên
đề kháng nhóm cứu (Phục vụ cho
Carbapenems. việc nghiên cứu
kháng sinh mới)
-Chủng thuộc các
nghiên cứu.
Bảng 10. Lưu mẫu cấy phân
7. Lưu ý
- Sự có mặt của bạch cầu đa nhân chỉ ra một nhiễm trùng xâm nhập như Shigella,
Salmonella và EIEC (Entero invasive E. coli ở trẻ dưới 3 tuổi). Ngược lại sự vắng mặt của
chúng lại chỉ điểm một nhiễm trùng có cơ chế gây bệnh kiểu khác, ví dụ bằng độc tố ruột (V.
cholerae, Enterotoxigenic E. coli).
- Vi khuẩn chắc chắn gây bệnh: Salmonella, Shigella, các E. coli gây bệnh, V. cholerae
- Các vi khuẩn khác có thể gây bệnh nếu chiếm đa số do bị loạn khuẩn (sự mất cân bằng
giữa vi sinh vật có lợi và có hại trong hệ tiêu hoá

56
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

III.Kỹ thuật nhuộm Ziehl - Neelsen


1. Mục đích
- Đây là quy trình mô tả kỹ thuật nhuộm Ziehl- Neelsen, được sử dụng để xác định trực
khuẩn kháng cồn- acid (AFB) thông qua kỹ thuật soi kính hiển vi.

2. Nguyên lý
- Phương pháp nhuộm kháng cồn- acid dựa trên sự hiện diện của lớp mycolic acid ở lớp
màng tế bào vi khuẩn, sau khi nhuộm fuchsin ngấm vào lớp mycolic acid. Đến bước tẩy màu
acid mạnh – cồn không thể tẩy được thuốc nhuộm fuchsin đã ngấm vào lớp màng tế bào vi
khuẩn nên màu đỏ của fuchsin được giữ lại, vi khuẩn không bị tẩy màu bởi acid nên gọi là vi
khuẩn kháng axít. Đến bước nhuộm nền xanh methylen tạo nên lớp nền màu xanh đối lập
với màu hồng đỏ của trực khuẩn.
- Trực khuẩn lao là trực khuẩn kháng cồn kháng acid, có một vài loại trực khuẩn kháng cồn-
acid. Nhưng trực khuẩn kháng cồn- acid tìm được trong bệnh phẩm đường hô hấp từ những
bệnh nhân ở các nước có tình hình dịch tễ mắc lao cao thường là trực khuẩn lao. Vi khuẩn
lao có thể gây bệnh tại bất cứ bộ phận, cơ quan nào trong cơ thể. Trực khuẩn kháng cồn-acid
tìm thấy trong bệnh phẩm ngoài phổi, đặc biệt là dịch rửa dạ dày, phân, nước tiểu v.v…

3. Dụng cụ
 Tủ an toàn sinh học cấp 2
 Máy ly tâm
 Kính hiển vi
 Bút lông, bút sáp.
 Dầu soi kính hiển vi.
 Giấy lau vật kính hiển vi.
 Khuyên cấy / pipet Pasteur.
 Giá ống nghiệm.
 Lam kính, lamen.
 Đèn gas hoặc đèn cồn.
 Đồng hồ bấm giây.
 Kẹp.
 Hộp đựng tiêu bản.
 Găng tay, khẩu trang, nón, áo choàng, cồn 70%, dung dịch khử khuẩn.

57
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

 Bộ dung dịch nhuộm Z-N: dung dịch fuchsin-phenic 0,3%, dung dịch tẩy cồn – axit
chlohydric , dung dịch nhuộm nền xanh methylen.
 Bệnh phẩm: đàm, dịch dạ dày, dịch nội khí quản, dịch não tủy, nước tiểu…
Lưu ý
 Chất lượng mẫu: những mẫu đàm có nước bọt, trắng nhầy có thức ăn trả lại mẫu
không thực hiện.
 Cách lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và nhận mẫu: tham khảo chi tiết Sổ tay hướng
dẫn lấy mẫu
 Bộ nhuộm Z-N được kiểm tra chất lượng bằng cách tiến hành nhuộm soi với tiêu bản
mẫu chứng dương mỗi lô khi nhận hàng mới, trước khi đưa vào sử dụng.
 Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc thử trước khi dùng.
 Bảo đảm nhân viên có năng lực chuyên môn phù hợp được ủy quyền để thực hiện xét
nghiệm.

4. Các bước thực hiện


Bước 1: Nhuộm màu
- Phủ đầy dung dịch fucshin 0,3% lên mặt phết tiêu bản đã được cố định.
- Hơ nóng bằng cồn đến khi bốc hơi (không được sôi) 1 lần.
- Để nguội 5 phút.
- Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.

58
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 49. Bước nhuộm màu của phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen
Bước 2: Tẩy màu
- Phủ đầy dung dịch cồn tẩy HCL 3%.
- Để 3 phút.
- Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
- Tẩy lại lần 2 (1-3 phút) nếu tiêu bản còn màu hồng.

Hình 50. Bước tẩy màu của phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen

Bước 3: Nhuộm nền


- Phủ dung dịch xanh methylen 0,3% trong 1 phút.
- Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
- Để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng hoặc ở trên máy sấy lam.
Lưu ý: mỗi mẻ nhuộm không nên quá 12 tiêu bản, các tiêu bản đế cách nhau ít nhất 1 cm.

Hình 51. Bước nhuộm nền của phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen
59
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

5. Báo cáo kết quả


Dương tính:
- Trực khuẩn lao bắt màu hồng trên nền xanh. Các vi khuẩn khác bắt màu xanh biển nhạt.
- Nếu có sự hiện diện của trực khuẩn kháng cồn kháng acid phải báo cáo “Thấy hình dạng
trực khuẩn kháng cồn kháng acid” và số lượng AFB trong bảng dưới, không được phép trả
lời có trực khuẩn lao vì có nhiều loài Mycobacteria không gây bệnh hay Nocardia,
Actinomyces cũng cho kết quả AFB: dương tính.
- Bảng qui định ghi kết quả nhuộm Z-N khi soi kính hiển vi:
ĐỌC GHI KẾT QUẢ
0 AFB trong 100 quang trường Âm tính (Không phát hiện vi khuẩn
kháng cồn kháng toan)
1-9 AFB trong 100 quang trường Số cụ thể
10 - 99 AFB trong 100 quang trường 1+
1 - 10 AFB trong 1 quang trường / 50 2+
quang trường
>10 AFB trong 1 quang trường / 20 3+
quang trường
Bảng 11. Hướng dẫn đọc kết qủa lam nhuộm Z-N

Hình 52. Vi khuẩn lao bắt màu hồng trên nền xanh
Âm tính:
- Báo cáo “Không thấy hình dạng trực khuẩn kháng cồn kháng acid”.
- Để trả lời kết quả âm tính, đọc ít nhất 300 quang trường.
- Giá trị cảnh báo/nguy hiểm khi thích hợp
6. Lưu và xử lý mẫu
Lưu mẫu Xử lý mẫu sau xét
Loại mẫu
Thời gian lưu Điều kiện lưu nghiệm
60
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Mẫu bệnh phẩm âm Hủy ngay sau khi Không áp dụng. Mẫu sẽ được xử
tính. nhuộm soi. lý theo quy trình
Mẫu bệnh phẩm 5-7 năm. Tủ -800C. xử lý chất thải
dương tính. (tham khảo Sổ tay
Lam nhuộm Z-N âm 3 ngày sau khi đã Sắp xếp theo thứ tự hướng dẫn an toàn
tính. trả kết quả. ngày thử nghiệm, loại phòng xét nghiệm
Lam nhuộm Z-N 6 tháng. mẫu. Hộp lưu lam ở (ST.TNAT.01)).
dương tính. nhiệt độ phòng.
Bảng 12. Lưu mẫu nhuộm Z-N
7. Lưu ý
Các biện pháp tránh âm tính giả:
- Chỉ sử dụng lam kính mới và không bị trầy xước.
- Chọn bệnh phẩm nhày đặc để tạo phết kính.
- Phết bệnh phẩm đúng cách không quà dày, không quá mỏng hoặc quá ít.
- Cố định lam phải đúng nhiệt độ.
- Nhuộm Carbon fuchsin trong vòng 5-7 phút (không quá ngắn).
- Không tẩy lam quá mạnh với cồn acid.
Các biện pháp tránh dương tính giả:
- Sử dụng lam kính mới và không bị trầy xước.
- Không để dung dịch Carbon fushin bị khô trong suốt quá trình nhuộm.
- Tẩy màu thật sạch với dung dịch cồn acid.
- Không để dụng cụ nhỏ dầu chạm vào kính.
- Không để vật kính chạm vào lam kính.
- Đảm bảo dán nhãn và viết thông tin chính xác trên lọ đựng mẫu bệnh phẩm, lame và phiếu
- xét nghiệm.
- Ghi chép và thông báo kết quả chính xác.
- Carbonfushin bị cặn.

61
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

TÓM TẮT QUY TRÌNH NHUỘM ZIEHL-NEELSEN

BỆNH PHẨM NHUỘM Z-N

Bước 1: Xử lý mẫu

Bước 2: Dàn tiêu bản


Lấy chỗ nhầy, mủ, máu dàn tiêu bản 2cmx1cm
(khi khô, soi lên chữ in có thể đọc được)

Bước 3: Cố định phiến phết


Hơ nhanh qua ngọn lửa 3 lần

Bước 4: Kỹ thuật nhuộm

Phủ đầy dung dịch Hơ lửa đều dước các tiêu bản Rửa sạch nhẹ nhàng Tẩy màu bằng dung dịch
Carbon Fushin lên đến khi nào thấy làn khói bằng nước Acid cồn/1-5 phút đến khi
tiêu bản mảnh bốc lên  ngưng hơ.
(3 lần/5 phút)
các vết nhuộm sạch
Hình 53. Qui trình nhuộm Ziehl-Neelsen

Rửa sạch nhẹ nhàng Phủ đầy dung dịch Rửa sạch nhẹ nhàng
bằng nước Methylene/1 phút bằng nước

Bước 5: Để khô tiêu bản


Để khô tự nhiên không hơ lửa
hoặc dùng giấy thấm

Bước 6: Đọc tiêu bản dưới vật kính dầu 100X

Vi khuẩn lao bắt màu hồng trên nền xanh

- Phân tích kết quả


- Hoàn tất báo cáo
- Xem xét, ký duyệt
- Trả kết quả về lâm sàng

Các bước thực hiện đều phải đảm bảo chất


lượng xét nghiệm theo Tiêu chuẩn ISO 15189

IV.Kỹ thuật cấy H. pylori


1. Mục đích
- Hướng dẫn các bước của quy trình nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn Helicobacter
pylori trong bệnh phẩm sinh thiết dạ dày.
Thực hiện kháng sinh đồ của vi khuẩn Helicobacter pylori.

2. Nguyên lý
- Helicobacter pylori là vi khuẩn vi hiếu khí, khó mọc. Sử dụng môi trường nuôi cấy chọn
lọc bổ sung máu ngựa hoặc cừu, ủ trong khí trường, nhiệt độ thích hợp sẽ tạo điều kiện cho
vi khuẩn phát triển để thực hiện phân lập.
- Định danh dựa trên các đặc điểm nuôi cấy, một số tính chất chuyển hóa, các đặc điểm về
hình thái học.
- Thử nghiệm tính kháng thuốc của H. pylori bằng kỹ thuật kháng sinh đồ dải giấy khuếch
tán theo bậc nồng độ.
62
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

3.Dụng cụ
 Bút lông, bút sáp.
 Dầu soi kính hiển vi.
 Giấy lau vật kính hiển vi.
 Que cấy / pipette Pasteur.
 Tăm bông vô trùng.
 Giá ống nghiệm.
 Lam kính, lamelle.
 Đèn gas hoặc đèn cồn.
 Hộp đựng tiêu bản.
 Găng tay, khẩu trang, nón, áo choàng, cồn 70%, dung dịch khử chọn khuẩn.
 Môi trường nuôi cấy lọc cho Helicobacter pylori dùng để nuôi cấy và thử nghiệm
kháng sinh đồ.
 Gaspak EZ Campy container system tạo môi trường vi hiếu khí.
 Hộp ủ.

Hình 54. Chuẩn bị dụng cụ cấy H. pylori


4. Các bước thực hiện
Bước 1: Quan sát đại thể
- Đánh giá số lượng mảnh sinh thiết (nếu có).
Bước 2: Xử lí mẫu bệnh phẩm, nhuộm Gram

63
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

- Cho mẫu mô vào ép giữa 2 tấm lam đã hấp tiệt trùng, cố gắng ép sao cho mẫu mô được
nghiền nát kỹ để cấy (chú ý thao tác nhanh do vi khuẩn dễ chết khi bị khô).
- Nhuộm Gram 2 lam đã ép sau khi cấy.

Hình 55. Ép mẫu mô dạ dày sinh thiết


Bước 3: Nuôi cấy
Dùng que cấy vô trùng 1µl phết mẫu mô đã ép, phết càng nhiều càng tốt (mẫu xử lý theo
cách 2). Cấy hàng rào trên 1 đĩa thạch H. pylori.

Hình 56. Chuyển mẫu mô từ lam ép lên lên MT

64
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 57. Tiến hành cấy mẫu mô H. pylori


- Đậy nắp đĩa thạch và lật úp đĩa, để phía có nắp đậy đĩa ở dưới.
- Mở hộp ủ và xếp đĩa thạch đã được cấy vào. Số lượng đĩa nuôi cấy tùy thuộc vào kích
thước hộp ủ:
 Hộp nhỏ: 10-12 đĩa.
 Hộp trung: 15-18 đĩa.
 Hộp lớn: 30-33 đĩa.
- Cho một ít bông thấm nước vào đáy hộp, sau đó làm ẩm bông bằng nước cất vô trùng (do
vi khuẩn H. pylori ưa ẩm).
- Cho túi Gaspak EZ Campy container system vào để tạo môi trường vi hiếu khí (5% O2,
10% CO2, 85% N2) (chú ý không để túi Gaspak chạm vào bông thấm nước, điều này có thể
làm mất tác dụng của túi Gaspak), tùy thuộc vào kích thước hộp ủ:
 Hộp nhỏ: 1 túi.
 Hộp trung: 2 túi.
 Hộp lớn: 3 túi.
- Đậy chặt hộp, ủ ở 35- 37oC, ủ trong 3-9 ngày.

65
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Hình 58. Nuôi H. pylori


Bước 4: Đọc kết quả nuôi cấy
- Quan sát đĩa nuôi cấy vào các ngày thứ 3, 6 và 9.
- Kết quả nuôi cấy H. pylori (+): khi khuẩn lạc mọc có các đặc điểm là các khuẩn lạc nhỏ,
tròn khoảng 1 mm như đầu đinh ghim, màu xám nhạt, trong suốt, lồi lên khỏi mặt thạch.
- Kết quả nuôi cấy H. pylori (-): sau 9 ngày nếu không thấy khuẩn lạc mọc trên đĩa thì kết
luận âm tính.
Bước 5: Định danh và kháng sinh đồ
Định danh
- Có hình ảnh vi khuẩn Gram âm khi nhuộm Gram khuẩn lạc: lấy khuẩn lạc đã mọc, cố định
lên lam và nhuộm Gram, đọc dưới kính hiển vi quang học với vật kính dầu 100x, sẽ nhìn
thấy các vi khuẩn nhỏ, có hình cung hoặc cánh chim hải âu, xoắn nhẹ, bắt màu hồng của vi
khuẩn Gram âm.
- Đĩa cấy vi khuẩn H. pylori có khuẩn lạc mọc, tiến hành thực hiện các thử nghiệm
sinh hóa gồm: catalase, oxidase và urease, cả 3 thử nghiệm này đều dương tính.
- Trường hợp vi khuẩn ít, cấy chuyển để tăng sinh, sau đó làm kháng sinh đồ.

5. Lưu ý
- Nuôi cấy có thể âm tính giả nếu người bệnh gần đây đã dùng các thuốc kháng sinh hoặc
chất ức chế bơm Proton, nên dừng thuốc ức chế bơm proton 2 tuần và thuốc kháng sinh 4
tuần trước khi nội soi và thuốc kháng H2 ít nhất 2 ngày trước khi nội soi để có kết quả chính
xác.

66
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

D. XỬ LÝ ĐỔ VỠ TRONG PXN
- Đối với khoa vi sinh khả năng lây nhiễm rất cao vì chúng ta phải thực hiện thao tác trực
tiếp với mẫu bệnh phẩm, nếu không may xảy ra đổ vỡ thì mọi chuyện sẽ trở nên rất tồi tệ.
Chính vì thế trước khi mọi người thực tập tại bệnh viện, khoa vi sinh thì hãy trang bị cho
mình thật tốt kiến thức về việc xử lý sự cố xảy ra tại bệnh viện cụ thể là xử lý đổ vỡ mẫu
bệnh phẩm.
I. Dụng cụ
 PE (khẩu trang, găng tay, kính che giọt bắn, áo choàng, bọc giày,...)
 Túi nilon màu buộc dây, bình chứa vật sắc nhọn
 Dụng cụ dọn dẹp: ky, xúc, kẹp...
 Chất thấm hút hóa chất
 Chất tẩy rửa (thuốc tẩy 1:10).
 Bột trung hòa.
 Quy trình xử lý và bộ dụng sơ cứu (gạc thấm hút, dung dịch khử trùng, băng tam
giác, băng dính, găng tay, gạc sát khuẩn, thuốc trị bỏng,..).

Hình 59. Bộ dụng cụ xử lý đổ vỡ PXN

II. Tràn đổ bên ngoài tủ ASTH


1. Đối với tác nhân không lây nhiễm qua đường hô hấp
Bước 1: Báo ngay cho đồng nghiệp, người có trách nhiệm
Bước 2: Tháo bỏ găng tay đang đeo. Thay găng tay sạch (Nếu quần áo bảo hộ bị văng
nghiệm phẩm phải thay đồ khác)
Bước 3: Đ ặt biển báo cấm đi lại khu vực bị đổ nghiệm phẩm
Bước 4: Phủ giấy thấm lên vùng dung dịch nhiễm từ ngoài vào trong
Bước 5: Đổ chất khử khuẩn Stabimed 5 % hoặc Javel 0.5 – 1% lên trên giấy thấm từ ngoài
vào trong, để ~30 phút để phát huy tác dụng.

67
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

Bước 6: Sau 30 phút, dùng kẹp loại bỏ vật sắc nhọn và thu dọn giấy thấm, lau sạch khu vực.
Bước 7: Cởi bỏ bảo hộ lao động
Bước 8: Tìm nơi chữa trị y tế nếu trong quá trình thực hiện có phơi nhiễm với tác nhân nguy
hại.
Bước 9: Nhân viên xử lý sự cố ghi chép vào sổ, báo cáo cho nhân viên ATSH.

2. Đối với tác nhân lây nhiễm qua đường hô hấp


Bước 1: Sau 30 phút, dùng kẹp loại bỏ vật sắc nhọn và thu dọn giấy thấm, lau sạch khu vực.
Bước 2: Cởi bỏ bảo hộ lao động
Bước 3: Tìm nơi chữa trị y tế nếu trong quá trình thực hiện có phơi nhiễm với tác nhân nguy
hại.
Bước 4: Nhân viên xử lý sự cố ghi chép vào sổ, báo cáo cho nhân viên ATSH.

III.Tràn đổ bên trong tủ ATSH


Bước 1: Tiếp tục để tủ hoạt động bình thường.
Bước 2: Sau đó thực hiện như quy trình đổ chất nhiễm khuẩn tại khu vực làm việc.
Bước 3: Vì trong tủ ATSH nên sẽ tránh được lây nhiễm qua khí dung.

68
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

TỔNG KẾT
Kết thúc 4 tuần thực tập tại khoa Vi Sinh của Bệnh Viện Nhi Đồng 2 nhóm em đã
được:
- Tổng ôn lại kiến thức về Vi Sinh – Ký Sinh.
- Thực hành một số kỹ thuật Vi – Ký Sinh cơ bản.
- Tìm hiểu về nguyên lý và cách vận hành của một số loại máy móc trong khoa.
- Học hỏi về cách quản lý tổ chức công việc sao cho phù hợp.
- Học hỏi về khâu xử lý đổ vỡ trong PXN
- Học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị trong khoa.
- Thực hành các qui trình xử lý mẫu bệnh phẩm từ khâu đầu tiên là nhận bệnh
phẩm đến khâu cuối cùng là lưu mẫu.
- Học được cách quan sát, giao tiếp và hoà đồng vui vẻ với mọi người tỏng khoa
- Ngoài ra còn hiểu biết thêm về công năng và tác dụng của các loại máy móc.
Ngoài những điều kể trên, nhóm em còn được biết về một số hồ sơ để đánh giá ISO
15189 qua quá trinh phụ các anh chị scan tài liệu nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi
làm nhóm em không có nhiều thời gian để học hỏi thêm về các loại máy móc còn lại
trong khoa. Cùng với đó nhóm em cũng không được thực hành trên phòng Ký Sinh
trên lầu nên cũng không nắm rõ quá trình thực hiện các phương pháp như Elisa và
miễn dịch. Nếu có thời gian và cơ hội em sẽ tếp tục tìm tòi và học hỏi để nắm rõ hơn..
Em xin cám ơn!

69
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Báo cáo thực tập Vi sinh – ký sinh bệnh viện nhi đồng 2
TRƯƠNG VŨ CÔNG MINH – 205010025 – XNYH2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2011, Lịch sử bệnh viện, truy cập ngày 9 tháng 12 năm
2023 từ: http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/2296/lich-su-benh-vien.html
2. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2022, Qui trình định danh vi sinh vật và
thực hiện kháng sinh đồ bằng máy Phoenix.
3. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2021, Qui trình nuôi cấy, định danh, kháng
sinh đồ cho vi khuẩn Helicobacter Pylori.
4. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2020, Qui trình xét nghiệm nhanh
Helicobacter Pylori trong phân.
5. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2022, Qui trình cấy phân.
6. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2020, Qui trình soi phân.
7. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2020, Qui trình nhuộm Ziehl-Neelsen.
8. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2022, Qui trình soi tươi.
9. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2020, Hướng dẫn sử dụng máy nhuộm
Gram tự động Previ Color Gram.
10. Khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2020, Hướng dẫn sử dụng hệ thống định
danh và kháng sinh đồ tự động (BD Phoenix M50).
11. Xử ý tràn đổ, bộ môn Xét Nghiệm của Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

70
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

You might also like