You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ NGỌC TRÀ NHI

CHUYÊN LUẬN VẮC XIN MMR


TRONG DỰ PHÒNG SỞI, QUAI BỊ VÀ RUBELLA

CHUYÊN ĐỀ CUỐI KỲ DƯỢC LÝ 3

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ NGỌC TRÀ NHI

CHUYÊN LUẬN VẮC XIN MMR


TRONG DỰ PHÒNG SỞI, QUAI BỊ VÀ RUBELLA

CHUYÊN ĐỀ CUỐI KỲ DƯỢC LÝ 3

Giảng viên hướng dẫn: ThS. DS. Lê Bảo Trà Giang

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024


Chuyên luận vắc xin MMR Mục lục

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................................ ii


DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................................................. iv
TÓM TẮT .................................................................................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................. 2
1.1. TỔNG QUAN VẮC XIN SỞI, QUAI BỊ VÀ RUBELLA (MMR) ............................................. 2
1.1.1. Bệnh sởi, quai bị và rubella.................................................................................................... 2
1.1.2. Vắc xin MMR .......................................................................................................................... 3
1.2. DƯỢC LỰC HỌC.......................................................................................................................... 3
1.2.1. Nhóm dược lý và mã ATC ...................................................................................................... 3
1.2.2. Cơ chế tác động ....................................................................................................................... 3
1.2.3. Tác động dược lý ..................................................................................................................... 4
1.3. DƯỢC ĐỘNG HỌC ...................................................................................................................... 5
1.4. THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG ........................................................................................................ 6
1.5. CHỈ ĐỊNH, LIỀU LƯỢNG, DẠNG BÀO CHẾ SỬ DỤNG ...................................................... 7
1.5.1. Chỉ định.................................................................................................................................... 7
1.5.2. Dạng bào chế sử dụng ............................................................................................................. 8
1.5.3. Liều lượng và cách dùng ........................................................................................................ 9
1.6. TƯƠNG TÁC THUỐC................................................................................................................ 10
1.7. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN .......................................................................................11
1.8. CHỐNG CHỈ ĐỊNH .................................................................................................................... 13
CHƯƠNG II. KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 15
PHỤ LỤC................................................................................................................................................. 18

i
Chuyên luận vắc xin MMR Danh mục chữ viết tắt

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt
AAFP American Academy of Family Physicians Hiệp hội Bác sỹ Gia đình Hoa
Kỳ

AAP American Academy of Pediatrics Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ

ACIP Advisory Committee on Immunization Ủy ban Cố vấn Hoa Kỳ về Thực


Practices hành Chủng ngừa

ADR Adverse drug reaction Phản ứng có hại của thuốc

CCID50 Cell culture infectious dose 50% Liều gây nhiễm 50% tế bào nuôi
cấy

CDC Centers for disease control and prevention Trung tâm Kiểm soát và Phòng
ngừa bệnh tật Hoa Kỳ

CRS Congenital rubella syndrome Hội chứng Rubella bẩm sinh

EMC Electronic medicines compendium

FDA Food and drug administration Cục quản lý Thực phẩm và


Dược phẩm Hoa Kỳ

HIV Human immunodeficiency virus Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người
MMR Measles-Mumps-Rubella Sởi-quai bị-rubella

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới

ii
Chuyên luận vắc xin MMR Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Tác động dược lực học của vắc xin MMR ................................................................................. 5
Bảng 1.2. Dược động học của vắc xin MMR20 .......................................................................................... 5
Bảng 1.3. Các thử nghiệm lâm sàng liên quan vắc xin MMR.................................................................... 6
Bảng 1.4. Chỉ định của vắc xin MMR ........................................................................................................ 7
Bảng 1.5. Hàm lượng vi rút có trong chế phẩm vắc xin MMR20 ............................................................... 9
Bảng 1.6. Tương tác thuốc của vắc xin MMR20,21,25 ................................................................................ 10
Bảng 1.7. Tác dụng không mong muốn của vắc xin MMR13,20 ............................................................... 12
Bảng 1.8. Chống chỉ định của vắc xin MMR20 ........................................................................................ 13

iii
Chuyên luận vắc xin MMR Danh mục hình

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Cơ chế hoạt động của vắc xin vi rút sống giảm độc lực (1)17 .................................................... 3
Hình 1.2. Cơ chế hoạt động của vắc xin vi rút sống giảm độc lực (2)17 .................................................... 4

iv
Chuyên luận vắc xin MMR Tóm tắt

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sởi, quai bị và rubella (MMR) là những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ở trẻ em và có thể
gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Vắc xin MMR là loại vắc xin chứa vi rút sống
giảm độc lực được sử dụng để phòng ngừa 3 loại bệnh trên. Đã có nhiều báo cáo không chính xác ảnh
hưởng tâm lý phụ huynh và gây cản trở quá trình tiêm chủng cho trẻ em vào những năm 2000. Tuy nhiên,
những thông tin này đã được bác bỏ bởi Bộ Y tế Anh nhưng phần nào vẫn còn kéo dài những lo lắng đến
ngày nay. Lợi ích của vắc xin này vượt xa hơn những rủi ro mắc bệnh cũng như tác dụng phụ.
Mục tiêu: chuyên luận này nhằm được lên ý tưởng để cung cấp những thông tin cơ bản về vắc xin MMR
bao gồm dược lực học, dược động học, chỉ định, dạng bào chế, liều lượng, tác dụng không mong muốn,
tương tác thuốc và chống chỉ định. Ngoài ra, chuyên luận còn hướng đến việc hống kê những nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng có liên quan đến vắc xin MMR. Từ đó có thể đánh giá khái quát về vai trò và an toàn
của vắc xin MMR trong phòng sởi, quai bị và rubella.
Phương pháp tìm kiếm thông tin: Thông tin được tiến hành tìm kiếm và thu thập thông qua việc rà soát
các nghiên cứu trước đây, báo cáo y tế, cơ sở dữ liệu khoa học (EMC, AHFS, UpToDate, Medscape),
hướng dẫn của tổ chức y tế (FDA, AIP, CDC) và Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022. Tìm kiếm bao gồm
cả dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu quan sát, và meta-analysis liên quan đến vắc xin MMR.
Kết quả chính: Nghiên cứu chỉ ra rằng vắc xin MMR là rất hiệu quả trong việc phòng ngừa sởi, quai bị
và rubella, tỷ lệ miễn dịch đạt được sau tiêm chủng là 93-99% đối với vi rút sởi, 97% với vi rút quai bị,
88% với vi rút rubella. Đối tượng chiếm phần lớn mà vắc xin này hướng đến là trẻ em 9-12 tháng ở mũi
1 và 4-6 tuổi ở mũi 2. Bên cạnh đó, vắc xin cũng được dùng trong trường hợp cấp thiết như bùng phát
dịch sởi. Các tác dụng phụ thường gặp như sốt, đau tại nơi tiêm thường nhẹ, những tác động bất lợi nghiêm
trọng hơn có thể quản lý tốt nếu tuân thủ tốt theo tương tác cũng như chống chỉ định. Tiêm chủng chỉ đạt
hiệu quả khi hệ miễn dịch của cá thể hoàn chỉnh và hoạt động bình thường nên những bệnh nhân có sử
dụng thuốc ức chế miễn dịch, hệ miễn dịch suy giảm nặng cần tránh sử dụng.
Kết luận: Vắc xin MMR là một công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc phòng ngừa sởi, quai bị và
rubella, đóng một vai trò không thể thiếu trong chương trình tiêm chủng quốc gia và quốc tế. Tiêm chủng
MMR không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn góp phần vào miễn dịch cộng đồng, giảm bệnh tật và tử vong liên
quan đến ba bệnh này. Chính sách y tế cần tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích việc tiêm chủng rộng rãi để
duy trì thành tựu này và hướng tới mục tiêu loại bỏ ba bệnh sởi, quai bị và rubella.

v
Chuyên luận vắc xin MMR Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sởi, quai bị và rubella là những bệnh phổ biến ở trẻ em, lây qua đường hô hấp. Khi mắc các bệnh
này trẻ sẽ có triệu chứng với các mức độ từ nhẹ đến nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí
có thể tử vong.1–3 Những nỗ lực của tiến sĩ Maurice Hilleman những năm 1971 đã kết hợp 3 trong 1 tạo
thành vắc xin MMR.4 Tiêm chủng hai liều vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR) được khuyến cáo rộng
rãi ở các nước trên thế giới và đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc kiểm soát các bệnh này.5,6
Duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin MMR cao vẫn là một phần thiết yếu trong chiến dịch tiêm chủng mở rộngg
năm 2021 mà Bộ Y tế Việt Nam đề ra. Hiệu quả của vắc xin MMR đem lại đã được chứng minh bởi nhiều
quốc gia trong nhiều giai đoạn. Trên 400 triệu liều vắc xin phối hợp sởi, quai bị và rubella phân phối khắp
trên thế giới (giai đoạn 1978-2003), tiêm phòng 2 mũi đã làm giảm 99% tỷ lệ mắc 1 trong 3 bệnh sởi, quai
bị và rubella.7 Theo dữ liệu được tổng hợp bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã
báo cáo về hiệu quả sau 2 liều tiêm vắc xin MMR là 97% với bệnh sởi, 88% bệnh quai bị và 97% và 97%
rubella sau 1 mũi.6 Những kết quả trên cũng tương đồng với các quốc gia như Phần Lan, Thụy Điển là
giảm hơn 99% tỷ lệ mắc từng bệnh trong 3 bệnh trên.7,8
Đã có những thông tin không chính thống xuất hiện vào những năm 1998 về mối liên hệ có thể có giữa
vắc xin MMR với bệnh tự kỷ hoặc bệnh đường ruột đã khiến nhiều bậc cha mẹ cân nhắc về vấn đề tiêm
loại vắc xin này.9 Vào tháng 4 năm 2000, mối lo ngại của các bậc cha mẹ ở Anh về MMR tăng thêm bởi
các báo cáo truyền thông về những bằng chứng mới thuyết phục mối liên hệ giữa MMR và bệnh tự kỷ.
Tuy nhiên, Bộ Y tế Anh đã bác bỏ nghiên cứu này vì cho rằng nghiên cứu này “không thể kiểm chứng
bằng các phương tiện khoa học thông thường” vì nó sử dụng mẫu có tính chọn lọc cao và các biện pháp
kiểm soát không phù hợp.10 Lợi ích của vắc xin MMR được cho là vượt trội hơn rủi ro gặp phải tác dụng
không mong muốn và mắc 1 trong 3 bệnh trên. Do đó, chuyên luận “Vắc xin sởi-quai bị-rubella trong
phòng dự phòng sởi, quai bị và rubella” được hướng đến với mục tiêu như sau:
1. Tổng quan các thông tin của vắc xin bao gồm dược lực học, dược động, chỉ định, dạng bào chế, liều
lượng, tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc, chống chỉ định
2. Thống kê một số nghiên cứu trên lâm sàng về vắc xin MMR

1
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. TỔNG QUAN VẮC XIN SỞI, QUAI BỊ VÀ RUBELLA (MMR)
1.1.1. Bệnh sởi, quai bị và rubella
Sởi (Measles, M) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính từ một loại virus Paramyxovirus thuộc chi
Morbillivirus và lây lan qua đường hô hấp.1 Bệnh có đặc điểm là một triệu chứng bắt đầu khoảng 10 – 12
ngày sau khi tiếp xúc, bao gồm sốt (thường cao) và khó chịu, sau đó là ho, sổ mũi và viêm kết mạc. Phát
ban sởi đặc trưng, thường xảy ra khoảng 14 ngày sau khi tiếp xúc, bắt đầu dưới dạng phát ban dát sẩn trên
đầu và lan ra thân và các chi trong vòng 3-4 ngày. Phát ban thường kéo dài 5–6 ngày và hết theo thứ tự
xuất hiện. Các cá nhân có khả năng lây nhiễm từ khoảng 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi
phát ban. Các biến chứng của bệnh sởi bao gồm tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm phổi (do virus hoặc vi
khuẩn), giảm thị lực, viêm não cấp tính, co giật và tử vong. Sau điều trị thành công sởi sẽ mang lại khả
năng miễn dịch suốt đời cho người bệnh. Bệnh sởi vẫn là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và tàn tật
ở các nước thu nhập thấp.4 Trên thực tế, cứ 1000 người mắc bệnh sởi thì có 1 đến 3 người chết vì biến
chứng của bệnh ngay cả khi được chăm sóc tốt nhất.11
Quai bị (Mumps, M) là một bệnh nhiễm virus cấp tính do một loại Paramyxovirus thuộc
chi Rubulavirus gây ra và lây lan qua đường hô hấp.2,12 Ở trẻ nhỏ, bệnh quai bị có xu hướng nhẹ với các
triệu chứng không đặc hiệu xảy ra khoảng 12–25 ngày sau khi tiếp xúc. Bệnh viêm tuyến mang tai đặc
trưng (khi nó xảy ra) phát triển vào khoảng 16–18 ngày sau khi tiếp xúc. Có tới 1/4 số người nhiễm virus
quai bị không có triệu chứng. Viêm tinh hoàn, hay viêm tinh hoàn, phổ biến hơn ở nam giới sau tuổi dậy
thì, xảy ra ở 12% đến 66% số người này. Các biến chứng khác của quai bị, bao gồm viêm màng não vô
khuẩn, viêm não, viêm tụy và điếc, tương đối hiếm nhưng xảy ra phổ biến hơn ở trẻ lớn và người lớn.
Nhiễm virus quai bị thường mang lại khả năng miễn dịch suốt đời.2,13
Rubella (Rubella, R) thường được gọi là bệnh sởi Đức, cũng là một bệnh do virus cấp tính lây lan qua
đường hô hấp.3,14 Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rubella xảy ra khoảng 14 ngày sau khi tiếp xúc,
thường nhẹ và bao gồm sốt, khó chịu, các triệu chứng hô hấp trên và phát ban dát sẩn. Nhiễm trùng cận
lâm sàng xảy ra ở một nửa số người mắc bệnh và đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Các biến chứng của rubella
không phổ biến và xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ lớn và người lớn. (CRS). Nhiễm rubella ở bào thai có
thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng; khả năng miễn dịch ở người lớn (đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ) là điều cần thiết để loại bỏ những hậu quả quan trọng nhất của rubella: hội chứng rubella bẩm
sinh, sẩy thai và thai chết lưu.14,15

2
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

1.1.2. Vắc xin MMR


Vắc xin MMR (Measles – Mumps – Rubella) là vắc xin có sự kết hợp của vi rút sởi, quai bị và rubella
sống giảm độc lực được sử dụng để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm bởi những vi rút này gây nên. Vắc
xin kết hợp này được phát triển bởi tiến sĩ Maurice Hilleman vào năm 1971.16 Vắc xin MMR là một phần
trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được khuyến nghị của Hoa Kỳ và một số nước bao gồm
cả Việt Nam. Vắc xin MMR thuận tiện hơn cho bệnh nhân do chế độ ít mũi tiêm (hai mũi tiêm cho hai
liều mỗi kháng nguyên so với bốn đến sáu mũi tiêm riêng biệt với vắc xin đơn giá) và giảm nguy cơ chậm
trễ trong việc bảo vệ có thể xảy ra do giãn cách liều tiêm theo thời gian.8 Do đó Ủy ban Cố vấn Hoa Kỳ
về Thực hành Chủng ngừa (ACIP), Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Học viện Bác sĩ Gia đình
Hoa Kỳ (AAFP) tuyên bố rằng MMR được ưu tiên hơn vắc xin đơn giá sống cho cả tiêm chủng cơ bản và
tái chủng ngừa để đảm bảo khả năng miễn dịch đối với cả ba bệnh.5,17
1.2. DƯỢC LỰC HỌC
1.2.1. Nhóm dược lý và mã ATC
Loại thuốc: Vắc xin virus sống (giảm độc lực)
Mã ATC: J07BD52 (Measles, combination with mumps and rubella, live attenuated).18
1.2.2. Cơ chế tác động
Vắc xin MMR là vắc xin sống giảm độc lực, hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch chủ động
tạo ra kháng thể chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella.19 Tiêm chủng chỉ đạt hiệu quả khi hệ thống miễn
dịch cá thể hoàn chỉnh và hoạt động bình thường.

Hình 1.1. Cơ chế hoạt động của vắc xin vi rút sống giảm độc lực (1)19

3
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

Sau khi tiêm vắc xin MMR, các vi rút sống giảm độc lực xâm nhập vào tế bào và phóng thích mã di truyền
phục vụ quá trình nhân lên tại vị trí tiêm. Những vi rút mới tạo ra có tính chất yếu nên không thể gây ra
bệnh như những vi rút sởi, quai bị, rubella thông thường. Sau đó, các tế bào trình diện kháng nguyên bắt
lấy các vi rút mới nhân lên này và bắt đầu chu trình đáp ứng chtạo kháng thể.

Hình 1.2. Cơ chế hoạt động của vắc xin vi rút sống giảm độc lực (2)19
Các epitop được các tế bào trình diện kháng nguyên (đại thực bào hoặc bạch cầu đơn nhân) xử lý và chèn
với protein MHC I lên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên. Sau đó, phức hợp kháng nguyên-MHC I
được trình diện cho tế bào CD8 và kích thích miễn dịch qua trung gian tế bào.20,21 Các tế bào T hỗ trợ giúp
các tế bào B sản xuất kháng thể chống lại vi rút. Kháng thể tạo ra gắn vào vi rút và ngăn ngừa xâm nhập
vào tế bào. Các tế bào trí nhớ ghi nhận lại và đáp ứng với lần phơi nhiễm tiếp theo. Quá trình này cần một
hệ miễn dịch khỏe mạnh, do đó không thể tiêm vắc xin MMR cho những người có hệ miễn dịch yếu, vắc
xin này sẽ gây bệnh cho người được tiêm.20
1.2.3. Tác động dược lý
Tiêm chủng vắc xin sởi, quai bị và rubella có hiệu quả trong việc ngăn ngừa phơi nhiễm sởi, quai bị và
rubella. Tại Hoa Kỳ, số ca mắc bệnh sởi, quai bị và rubella đã giảm ở Hoa Kỳ sau khi vắc xin này được
đưa vào sử dụng.

4
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

Bảng 1.1. Tác động dược lực học của vắc xin MMR

Đáp ứng dược lực học Tài liệu tham khảo

Khả năng sinh miễn dịch và hiệu quả lâm sàng


Vắc xin MMR dung nạp tốt và khả năng tạo đáp ứng miễn dịch cao. EMC, Dược thư Quốc gia Việt Nam
1 mũi tiêm vắc xin duy nhất tạo ra kháng thể ức chế ngưng kết hồng 2022
cầu (HI) sởi 95%, kháng thể trung hòa quai bị 96% và kháng thể
rubella 99% số người nhạy cảm.
1 liều vắc xin MMR có hiệu quả chống lại bệnh sởi là 93%, bệnh Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa
quai bị là 78% và bệnh rubella là 97%. bệnh tật Hoa Kỳ (CDC)
2 liều vắc xin MMR có hiệu quả 97% với bệnh sởi và 88% với bệnh
quai bị.
Liều thứ 2 của vắc xin MMR có thể tạo ra phản ứng giữa kháng thể Uptodate 2024
ở những trẻ không đáp ứng với liều đầu tiên. Gần như tất cả các trẻ
không đáp ứng với liều đầu tiên sẽ phản ứng với liều thứ hai.
Đường sử dụng tiêm bắp và tiêm dưới da tạo đáp ứng sinh miễn dịch EMC, Uptodate 2024, Dược thư Quốc gia
tương tự nhau Việt Nam 2022

Hiệu quả trên phạm vi quốc gia


Trên 400 triệu liều vắc xin kết hợp MMR đã được phân phối khắp EMC, Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022
thế giới (trong giai đoạn 1978 đến 2003); tiêm phòng 2 mũi đã làm
giảm trên 99% tỷ lệ mắc 1 trong 3 bệnh sởi, quai bị, rubella
Việc áp dụng rộng rãi lịch tiêm chủng 2 liều ở Hoa Kỳ và các quốc CDC
gia như Phần Lan, Thụy Điển đã giúp giảm > 99% tỷ lệ mắc từng EMC
bệnh trong 3 bệnh trên.
1.3. DƯỢC ĐỘNG HỌC
Vắc xin của các hãng khác nhau đều dựa trên cùng một nguyên lý có thành phần gồm các vi rút sởi, quai
bị, rubella giảm độc lực. Quá trình tìm kiếm chỉ tiếp cận được thông tin dược động học từ Dược thư Quốc
gia Việt Nam 2022.7 Thông tin về dược động học của vắc xin MMR được trình bày cụ thể ở Bảng 3.2
Bảng 1.2. Dược động học của vắc xin MMR7

Sau khi được hoàn nguyên, vắc xin MMR được tiêm dưới da (SC)
Hấp thu hoặc tiêm bắp (IM) tùy đối tượng, các vi rút sống giảm độc lực sẽ
nhân lên tại nơi tiêm và kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu.
Vắc xin M-M-Mrvax Pro dù được tiêm vào bắp hoặc tiêm dưới da
đều cho khả năng gây miễn dịch tương tự nhau. Vi rút sẽ nhân lên ở
dưới da và trong cơ bắp tại nơi tiêm và kích thích cơ thể sinh ra
kháng thể đặc hiệu chống lại 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. Với người
phơi nhiễm chủng vi rút sởi hoang dại, vắc xin có thể bảo vệ được
Phân bố
nếu được tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi sau phơi nhiễm; nếu tiêm
vắc xin trong vòng 1 vài ngày trước khi phơi nhiễm cũng đạt hiệu quả
bảo vẹ. Chưa có chứng cứ rõ ràng tiêm vắc xin cho người mới phơi
nhiễm với chủng vi rút quai bị hoang dại hoặc vi rút rubella hoang dại
có đạt hiệu quả bảo vệ hay không.

5
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

Vắc xin MMR được trình diện trước hệ thống miễn dịch và bị trung
Chuyển hóa hòa dần trong quá trình sinh ra kháng thể như thế nào chưa có thông
tin đầy đủ
Không có hồ sơi liên quan tới thải trừ, các thành phần của vắc xin sẽ
Thải trừ được trung hòa bởi hệ thống miễn dịch và thải trừ theo cơ chế chính
của vắc xin giảm độc lực

Thời gian miễn dịch trung bình sau 2 liều là ≥15 năm đối với tất cả các thành phần của vắc xin.15
1.4. THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
Bảng 1.3. Các thử nghiệm lâm sàng liên quan vắc xin MMR
Tác giả,
Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Kết quả
năm
Usonic, So sánh khả năng gây phản 4702 trẻ khỏe mạnh từ 9 đến 4 Các triệu chứng tại chỗ (đau tại
Vytautas và ứng và khả năng sinh miễn tháng tuổi hoặc ngay sau khi tiêm; đau, đỏ
cộng sự dịch của 2 loại vắc xin và sưng trong vòng 4 ngày sau
(1999)22 MMR Priorix với MMRIII khi tiêm) được báo cáo ít thường
xuyên hơn sau SB MMR so với
Merck MMR (P < 0,0001). Các
triệu chứng chung và tất cả các sự
kiện khác đều tương tự nhau giữa
hai nhóm. Sốt >39,5 độ C được
báo cáo sau khi dùng liều SB
MMR lần lượt là 9,5 và 11,9%.
Vào ngày thứ 42 đến ngày thứ 60,
tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh sau
tiêm chủng đối với kháng thể
chống bệnh sởi ở nhóm SB MMR
cao hơn so với Merck MMR
(98,7% so với 96,9%, P < 0,031)
nhưng tương tự ở cả hai nhóm đối
với kháng thể kháng quai bị và
kháng rubella, GMT là xấp xỉ
Cao hơn 10% (P < 0,05) với
Merck MMR so với SB MMR.
Tại lần đánh giá Tháng 12, tỷ lệ
huyết thanh dương tính và GMT
tương tự nhau ở cả hai nhóm.
Maurice A Đánh giá khả năng sinh 1220 trẻ khỏe mạnh từ 12-15 Tỷ lệ đáp ứng huyết thanh đối với
Mufson và miễn dịch của vắc xin tháng tuổi được chọn ngẫu các thành phần virus vắc xin
cộng sự MMR-RIT của nhiên MMR trong các lô MMR-RIT là
(2014)23 GlaxoSmithKline khi được 98,3-99,2% (sởi), 89,7-90,7%
sử dụng làm liều đầu tiên (quai bị) và 97,5-98,8% (rubella),
cho trẻ em đủ điều kiện ở và đối với MMRII là 99,6%,
Hoa Kỳ 91,1%, và 100% tương ứng. Phản
ứng miễn dịch với HAV, VAR và
PCV7 là tương tự nhau khi được
sử dụng đồng thời với bất kỳ lô

6
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

Tác giả,
Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Kết quả
năm
nào trong số 3 lô MMR-RIT hoặc
MMRII. Không có sự khác biệt rõ
ràng về các tác dụng phụ nghiêm
trọng hoặc được yêu cầu giữa 4
nhóm
Zimakoff, Kiểm tra tác dụng không đặc 6450 trẻ sơ sinh Đan Mạch từ 5 6536 trẻ sơ sinh được đưa vào
Anne hiệu tiềm ẩn của vắc xin đến 7 tháng tuổi phân tích theo ý định điều trị.
Cathrine và MMR bổ sung sớm ở 5-7 3264 trẻ sơ sinh được chọn ngẫu
cộng sự tháng tuổi với nguy nhập nhiên vào vắc xin MMR có 786
24
(2022) liên quan đến nhiễm trùng trẻ nhập viện vì nhiễm trùng
trước 12 tháng tuổi trước 12 tháng tuổi so với 762 trẻ
ở 3272 trẻ sơ sinh được chọn
ngẫu nhiên dùng giả dược. Trong
phân tích theo chủ ý điều trị, tỷ lệ
nhập viện vì nhiễm trùng không
khác nhau giữa nhóm vắc xin
MMR và nhóm giả dược (tỷ lệ rủi
ro 1,03, khoảng tin cậy 95% 0,91
đến 1,18). Đối với trẻ sơ sinh
được chọn ngẫu nhiên vào vắc-
xin MMR so với trẻ được chọn
ngẫu nhiên dùng giả dược, tỷ lệ
nguy cơ nhập viện do nhiễm
trùng trong thời gian ít nhất 12
giờ là 1,25 (0,88 đến 1,77) và đối
với đơn thuốc kháng sinh là 1,04
(0,88 đến 1,23). Không có sự thay
đổi tác dụng đáng kể nào được
tìm thấy theo giới tính, sinh non,
tuổi ngẫu nhiên hoặc mùa.
1.5. CHỈ ĐỊNH, LIỀU LƯỢNG, DẠNG BÀO CHẾ SỬ DỤNG
1.5.1. Chỉ định
Vắc xin MMR được sử dụng để phòng ngừa đồng thời 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Những chỉ định của
loại vắc xin này được tổng hợp trong Bảng 5.4 dựa trên những hướng dẫn mới nhất từ CDC, Dược thư
Quốc gia Việt Nam 2022, WHO, FDA, Medscape, EMC và Uptodate.6–8,15,25
Bảng 1.4. Chỉ định của vắc xin MMR

Loại chỉ định Tài liệu tham khảo

Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên Dược thư Quốc gia Việt Nam (2022)
+ Mũi 1: 12-15 tháng tuổi EMC
+ Mũi 2: 4-6 tuổi Uptodate
Medscape

7
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

Loại chỉ định Tài liệu tham khảo

Trẻ em từ 9 đến 12 tháng tuổi khi cần thiết (bùng phát dịch Dược thư Quốc gia Việt Nam (2022)
hoặc đi du lịch đến một khu vực có dịch bệnh) EMC
Medscape

Người sinh từ năm 1957 trở về sau* CDC


Medscape

Trong thời gian bùng phát dịch sởi Dược thư Quốc gia Việt Nam (2022)
EMC

Trẻ em nhiễm HIV không có bằng chứng về tình trạng ức chế miễn Dược thư Quốc gia Việt Nam (2022)
dịch nặng** Uptodate
Medscape
Dự phòng rubella cho phụ nữ không mang thai Dược thư Quốc gia Việt Nam (2022)
CDC
Medscape
Tiêm phòng nguy cơ phơi nhiễm Dược thư Quốc gia Việt Nam (2022)
EMC
Uptodate
Medscape
*Người lớn sinh trước năm 1957 được coi là miễn dịch với bệnh sởi và quai bị, tất cả người lớn sinh từ
năm 1957 trở đi phải chứng minh được 1 liều vắc xin MMR trở lên trừ khi có chống chỉ định hoặc bằng
chứng xét nghiệm về khả năng miễn dịch đối với từng bệnh trong 3 số bệnh.25
**Nhiễm HIV tình trạng ức chế miễn dịch nặng được định nghĩa là tỷ lệ tế bào lympho CD4+ <15% ở
mọi lứa tuổi hoặc, nếu không có tỷ lệ phần trăm:15
- Số lượng CD4 < 750/µL đối với trẻ 12 tháng tuổi
- Số lượng CD4 < 500/µL đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi
- Số lượng CD4 < 200/µL đối với trẻ >5 tuổi.
1.5.2. Dạng bào chế sử dụng
Bột đông khô pha tiêm màu vàng nhạt hoàn nguyên thành 0,5 mL ngay trước khi sử dụng chứa một liều
đơn chủng vi rút sởi, quai bị và rubella thích hợp sống, giảm độc lực.26 Một số chế phẩm được lưu hành
trên thị trường được trình bày dưới Bảng 5.5. Tuy nhiên, vắc xin cần đạt ít nhất theo khuyến cáo của WHO
về hàm lượng vi rút có trong một liều tiêm: sởi ≥ 1000 CCID50, quai bị ≥ 1000 CCID50, rubella ≥ 1000
CCID50.27

8
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

Bảng 1.5. Hàm lượng vi rút có trong chế phẩm vắc xin MMR7

Lượng vi rút sống giảm độc lực tối thiểu (CCID50)


Biệt dược
Sởi Quai bị Rubella

Trimovax (Sanofi Pasteur) 1000 5000 1000

M-M-Rvax-Pro 1000 12500 1000


M-M-M-RII 1000 12500 1000
CCID50 (Cell culture infectious dose 50%): liều gây nhiễm 50% tế bào nuôi cấy
Vắc xin có thể chứa một lượng rất nhỏ (dạng vết) kháng sinh neomycin hoặc kanamycin, cũng như
protein trứng là phụ phẩm tồn dư của quá trình nuôi cấy vi rút giảm hoạt lực.7,8
1.5.3. Liều lượng và cách dùng
Cách dùng
Vắc xin có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Không được tiêm vào lòng mạch.7,8,25
Sau khi hoàn nguyên vắc xin có màu từ vàng nhạt đến đỏ tím. Vắc xin sau khi pha cần được tiêm ngay,
tuy nhiên cũng có thể lưu giữ trong khoảng thời gian theo khuyến cáo của nhà sản xuất ở nhiệt độ từ 2-8
0
C tránh ánh sáng. Nên tiêm vào vùng trên của mặt trước bên đùi ở trẻ nhỏ và vùng cơ delta ở trẻ lớn
(thanh thiếu niên) và người lớn.7,8 Phải tiêm dưới da ở những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ
rối loạn đông máu nào. Để đảm bảo phân bố thích hợp, nên tiêm dưới da ở góc 450 bằng kim 5/8 inch, cỡ
23 đến 25.8
Liều lượng
Liều đơn được sử dụng giống nhau cho tất cả mọi người. Liều lượng được tổng hợp dựa trên những chỉ
định đã đề cập trong phần chỉ định.
Tiêm chủng định kỳ: liều đầu tiên 0,5 mL SC/IM cho trẻ từ 12-15 tháng tuổi, tiêm liều thứ hai khi trẻ được
4-6 tuổi.7,8,15,25
Trẻ em từ 6 tháng tuổi - 12 tháng tuổi: tiêm 1 liều MMR trước khi đến vùng có nguy cơ cao; sau đó tái
chủng ngừa bằng 2 liều MMR, liều đầu tiên 12-15 tháng tuổi (12 tháng nếu trẻ vẫn ở vùng có nguy cơ
mắc bệnh cao) và liều thứ hai ít nhất 4 tuần sau đó.7,8,25
Trẻ em ≥ 12 tháng tuổi (không tuân thủ được hai hướng dẫn trên): tiêm liều đầu tiên 0,5 mL SC/IM vào
một thời điểm, sau đó liều thứ 2 được tiêm sau liều thứ nhất ít nhất 4 tuần. Liều thứ 2 là để cho người
không đáp ứng với liều thứ nhất.7

9
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

Người lớn (từ 19 tuổi trở lên): tiêm chủng cơ bản bao gồm 1 hoặc 2 liều MMR. Khoảng cách tối thiếu
giữa các liều là 28 ngày.28
19 – 49 tuổi: 0,5 mL SC/IM; liều thứ hai được tiêm sau 28 ngày đối với người có nguy cơ cao
>50 tuổi: 0,5 mL SC/IM; chỉ tiêm một liều duy nhất
Phòng ngừa sau phơi nhiễm: 0,5 mL SC/IM x 1 liều trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm hoặc một vài
ngày trước khi phải đối diện với nguy cơ phơi nhiễm.7,8,25
Trong thời gian bùng phát bệnh sởi: bổ sung 1 liều MMR đối với những người xác định là có nguy cơ
cao.7,8
Dự phòng rubella cho phụ nữ không mang thai: tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vắc xin.6,7,25
Trẻ em nhiễm HIV tình trạng miễn dịch không nặng: vắc xin MMR được tiêm theo lịch tiêm chủng thường
xuyên vào lúc 15 tháng tuổi trở lên7,25
1.6. TƯƠNG TÁC THUỐC
Do nguy cơ bị bất hoạt nên không được tiêm vắc xin trong vòng 3 tháng sau khi tiêm globulin miễn dịch
hoặc sản phẩm máu có chứa globulin miễn dịch (máu toàn phần, huyết tương, ...). Cũng vì lý do này,
không nên tiêm globulin miễn dịch trong vòng 3 tuần sau khi tiêm vắc xin. Các kết quả dương tính của
phản ứng ngoài da đối với tuberculin có thể trở thành âm tính tạm thời sau khi tiêm vắc xin.7,28 Có thể
dùng đồng thời vắc xin sởi, quai bị, rubella với các vắc xin khác như vắc xin typ b (Hib) dạng liên kết,
vắc xin viêm gan B, các giải độc tố bạch hầu, uốn ván và vắc xin ho gà vô bào hấp phụ, vắc xin bại liệt
uống.25,28 Nhìn chung, các nhóm có tương tác với mức độ chống chỉ định/nghiêm trọng đều có chung cơ
chế là ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và hướng xử trí đều không được dùng chung và phải thay thế thuốc
dùng chung. Mỗi tương tác có thể có hướng xử trí khác nhau về thời gian dùng, được trình bày trong Bảng
6.6 và cụ thể từng thuốc ở Phụ lục 1.
Bảng 1.6. Tương tác thuốc của vắc xin MMR7,25,28

Thuốc tương tác Cơ chế (nếu có) Hướng xử trí


• Không sử dụng đồng thời.
• Tiêm MMR: trong ít nhất 3
Cản trở tạo đáp ứng miễn dịch tháng sau khi truyền hồng cầu (có
Sản phẩm máu
với vắc xin vi rút sống bổ sung nước muối adenin); ít nhất
6 tháng sau truyền hồng cầu đặc
hoặc máu toàn phần; và trong ít

10
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

Thuốc tương tác Cơ chế (nếu có) Hướng xử trí


nhất 7 tháng sau khi sử dụng sản
phẩm huyết tương hoặc tiểu cầu.
• Sau tiêm MMR, nên tránh các
sản phẩm máu trong 2 tuần

• Không tiêm vắc xin MMR trong


khi dùng và ít nhất 3 tháng sau khi
Corticosteroid
ngừng điều trị với corticosteroid
Giảm đáp ứng với vắc xin virus
Alkyl hóa Khả năng nhân lên của vi rút • Tiêm MMR sau ít nhất 3 tháng
Độc tế bào tăng lên dùng độc tế bào
Tăng nguy cơ nhiễm trùng • Không tiêm MMR trong ít nhất 6
tuần trước khi bắt đầu hóa trị liệu
Kháng thể đơn dòng làm suy giảm bạch huyết, điều trị
bằng tế bào CAR-T và cho đến khi
hồi phục miễn dịch sau điều trịm
• Trì hoãn việc tiêm vắc xin ít
nhất
Cản trở đáp ứng miễn dịch. - 3 tháng sau khi dùng TIG,
Globulin miễn dịch (mức độ Khoảng thời gian tương tác phụ HBIG, IGIM, HBV, HAV
nhẹ) thuộc vào liều lượng của chế - 4 tháng sau khi dùng RIG
phẩm globulin miễn dịch - 5 tháng vosie VZIG hoặc IGIM
• Tái chủng ngừa IG bệnh than sau
3 tháng tiêm MMR
1.7. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Vắc xin hỗn hợp MMR được dung nạp tốt ở trẻ em.7 Giống như bất kỳ loại thuốc nào đều có thể có tác
dụng không mong muốn. Hầu hết những người tiêm vắc xin MMR không gặp bất kỳ vấn đề nghiêm trọng
nào với vắc xin này. Lợi ích của MMR vượt xa rủi ro của những tác dụng phụ đã được báo cáo. Các phản
ứng bất lợi được phân loại theo hệ thống phân loại tần suất CIOMS, quy ước như sau:

11
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

rất thường gặp (≥ 1/10), thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10), ít gặp (≥1/1000 và < 1/100), rất hiếm gặp (≥
1/10000 đến < 1/1000), không rõ tần suất (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn).29 Các phản ứng phụ dưới
đây đã được báo cáo ở bệnh nhân được tiêm vắc xin MMR:
Bảng 1.7. Tác dụng không mong muốn của vắc xin MMR7,8

Phân loại Tác dụng không mong muốn


Phản ứng nhẹ có thể xảy ra 5 ngày sau khi tiêm bao
gồm: sốt (có thể dự phòng bằng thuốc hạ nhiệt), các
Rất thường gặp
triệu chứng hô hấp và mũi họng thoáng qua và ban
nhẹ.
Thường gặp
Khó chịu, đau họng, phát ban, sốt, ban đỏ và đau chỗ
Ít gặp
tiêm
Viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, hạch bạch huyết
Hiếm gặp to từng vùng, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết, phản ứng
dị ứng, viêm khớp, đau khớp, viêm đa dây thần kinh
Rất hiếm gặp Co giật, viêm não, giảm tiểu cầu

Không rõ tần suất

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia về Y học đã xác định có mối quan hệ giữa việc tiêm vắc xin MMR và
sốc phản vệ, giảm tiểu cầu, co giật do sốt và viêm khớp cấp tính. Mặc dù viêm mạch, viêm tai giữa, viêm
kết mạc, viêm dây thần kinh thị giác, liệt mắt, Guilain-Barré và mất điều hòa cũng đã được báo cáo nhưng
mối quan hệ nhân quả giữa MMR và những tác dụng phụ này chưa được xác định.28 Các tác dụng phụ có
xu hướng xảy ra ở liều đầu tiên. 1 đến 3 tuần sau khi tiêm chủng, 5% trẻ nhỏ tiêm chủng bị khó chịu và
sốt, biểu hiện có hoặc không có phát ban kéo dài đến 3 ngày.30
Việc tiêm vắc xin này có liên quan đến nguy cơ rất nhỏ bị co giật do sốt (co giật hoặc co giật do sốt). Sốt
co giật sau khi tiêm vắc xin MMR rất hiêm và không liên quan đến bất kỳ tác dụng lâu dài nào. Vì nguy
cơ co giật do sốt tăng lên khi trẻ lớn lên nên trẻ nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Một số người có thể
bị sưng ở má hoặc cổ. Vắc xin MMR hiếm khi gây ra tình trạng số lượng tiểu cầu thấp tạm thời, có thể
gây ra chứng rối loạn chảy máu thường tự khỏi mà không cần điều trị và không đe dọa đến tính mạng.31

12
Chuyên luận vắc xin MMR Tổng quan tài liệu

1.8. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


Bảng 1.8. Chống chỉ định của vắc xin MMR7

Chống chỉ định của vắc xin MMR

Vì MMR là vắc xin sống giảm độc lực do đó được chống chỉ định trong những trường hợp

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh

U ác tính đang điều trị bằng liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị hoặc kết thúc điều trị chưa quá 6 tháng

Ghép nội tạng và đang trong quá trình dùng thuốc ức chế miễn dịch

Sau khi ghép tuỷ và ngừng thuốc ức chế miễn dịch chưa quá 12 tháng
Người bệnh dùng liều cao corticosteroid và ngừng thuốc chưa quá 3 tháng

Nhiễm virus HIV và có suy giảm miễn dịch nặng.

Người có sử dụng immunoglobulin trong vòng 3 tháng (*)

Chống chỉ định thêm

Người đã có phản ứng quá mẫn với liều đầu tiên hoặc phản ứng quá mẫn với vắc xin đơn giá sởi, quai bị, rubella

Người mẫn cảm với gelatin, neomycin và/hoặc kanamycin

Người đã biết có phản ứng phản vệ với protein trứng (phản ứng phản vệ sau khi ăn trứng)

Người bị bệnh lao tiến triển chưa được điều trị

Người sau khi truyền máu hoặc huyết tương trong vòng 3 tháng

Người đang bị bệnh đường hô hấp có sốt hoặc bệnh có sốt cao, trừ trường hợp nhẹ như viêm đường hô hấp trên,
tiêu chảy nhẹ
Lý giải cho những chống chỉ định của vắc xin MMR có thể được phân tích như sau. Vì vắc xin này là một
vắc xin chứa vi rút sống, cần một hệ miễn dịch khỏe mạnh để đáp ứng chống lại dù những vi rút này là vi
rút yếu. Những cá thể có hệ miễn dịch suy giảm nặng hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch tạo cơ hội cho
vi rút phát triển mạnh mẽ, thậm chí là gây ra bệnh cho người được tiêm. Đối với những người có sử dụng
kháng thể trong vòng 3 tháng sẽ cản trở quá trình tạo đáp ứng miễn dịch, từ đó làm giảm hiệu quả vắc
xin.25 Người đang có chẩn đoán nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nếu được tiêm vắc xin có thể làm tăng
nguy cơ bội nhiễm khuẩn và vi rút. Gelatin, neomycin và kanamycin là những thành phần có thể có trong
quá trình nuôi cây vi rút do đó người dị ứng với những thành phần này cũng sẽ chống chỉ định với vắc xin
MMR.7,8

13
Chuyên đề Vắc xin MMR Kết luận

CHƯƠNG II. KẾT LUẬN


Những thông tin và dữ liệu vừa được đề cập ở trên đã ủng hộ cho những lập luận về tính an toàn và hiệu
quả mà các tổ chức y tế và cơ sở dữ liệu khoa học trên thế giới thống kê. Vắc xin MMR là một công cụ
quan trọng và hiệu quả trong việc phòng ngừa sởi, quai bị và rubella, đóng một vai trò không thể thiếu
trong chương trình tiêm chủng quốc gia và quốc tế. Những tác dụng phụ làm phụ huynh băn khoan là có
thể ngăn ngừa được nếu như nhân viên y tế lẫn người được chủng ngừa tuân thủ các nguyên tắc quản lý.
Lợi ích mà vắc xin mang lại là vượt trội hơn rất nhiều so với việc mắc bệnh cũng như tác dụng phụ gặp
phải. Việc tiêm vắc xin MMR đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành vì việc tiêm vắc xin đúng cách sẽ thay
đổi tùy theo nhóm bệnh nhân và tình hình lâm sàng. Tiêm chủng MMR không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn
góp phần vào miễn dịch cộng đồng, giảm bệnh tật và tử vong liên quan đến ba bệnh này. Chính sách y tế
cần tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích việc tiêm chủng rộng rãi để duy trì thành tựu này và hướng tới mục
tiêu loại bỏ ba bệnh sởi, quai bị và rubella.

14
Chuyên đề Vắc xin MMR Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Measles. Accessed April 11, 2024. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles


2. Pinkbook: Mumps | CDC. Published September 21, 2022. Accessed April 11, 2024.
https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/mumps.html
3. Pinkbook: Rubella | CDC. Published September 21, 2022. Accessed April 11, 2024.
https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/rubella.html
4. History of measles vaccination. Accessed April 11, 2024. https://www.who.int=/news-
room/spotlight/history-of-vaccination/history-of-measles-
vaccination?topicsurvey=ht7j2q)&gad_source=1&gclid=Cj0KCQjwlN6wBhCcARIsAKZvD5i_3s5AD
YPZmhcGbNsu0mg7t1z_jM8CGxRx5qz3jcMvJzOLoCYucGAaAibzEALw_wcB
5. Measles, Mumps, and Rubella (MMR) Vaccine Information Statement - 100/pad | shopAAP. Accessed
April 11, 2024. https://www.aap.org/Measles-Mumps-and-Rubella-MMR-Vaccine-Information-
Statement-100pad
6. Measles, Mumps, and Rubella (MMR) Vaccination | CDC. Published November 27, 2022. Accessed April
11, 2024. https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/mmr/public/index.html
7. Bộ Y Tế. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam.; 2022.
8. MMRVAXPRO - Summary of Product Characteristics (SmPC) - (emc). Accessed April 11, 2024.
https://www.medicines.org.uk/emc/product/6307/smpc#gref
9. DeStefano F, Chen RT. Negative association between MMR and autism. The Lancet.
1999;353(9169):1987-1988. doi:10.1016/S0140-6736(99)00160-9
10. Edwards C. Is the MMR vaccine safe? West J Med. 2001;174(3):197-198.
11. Commissioner O of the. FDA In Brief: FDA reiterates the importance of vaccines such as the Measles,
Mumps, and Rubella (MMR) vaccine. FDA. Published online December 20, 2019. Accessed April 11,
2024. https://www.fda.gov/news-events/fda-brief/fda-brief-fda-reiterates-importance-vaccines-such-
measles-mumps-and-rubella-mmr-vaccine
12. Plotkin’s Vaccines | ScienceDirect. Accessed April 11, 2024.
https://www.sciencedirect.com/book/9780323790581/plotkins-vaccines
13. DeStefano F, Shimabukuro TT. The MMR Vaccine and Autism. Annu Rev Virol. 2019;6(1):585.
doi:10.1146/annurev-virology-092818-015515

15
Chuyên đề Vắc xin MMR Tài liệu tham khảo

14. Rubella Vaccine - an overview | ScienceDirect Topics. Accessed April 11, 2024.
https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/rubella-
vaccine
15. Updated 2024. Measles, mumps, and rubella vaccines (MMR) (combined): Drug information.
https://www.uptodate.com/contents/measles-mumps-and-rubella-vaccines-mmr-combined-drug-
information
16. A Brief History of Vaccination. Accessed April 11, 2024. https://www.who.int/news-
room/spotlight/history-of-vaccination/a-brief-history-of-vaccination
17. ACIP MMR Vaccine Recommendations | CDC. Published December 12, 2022. Accessed April 11,
2024. https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/acip-recs/vacc-specific/mmr.html
18. ATC ClassificationBrowse DrugBank Categories | DrugBank Online. Accessed April 11, 2024.
https://go.drugbank.com/atc/J07BD52
19. Understanding Six Types of Vaccine Technologies | Pfizer. Accessed April 11, 2024.
https://www.pfizer.com/news/articles/understanding_six_types_of_vaccine_technologies
20. Clem AS. Fundamentals of Vaccine Immunology. J Glob Infect Dis. 2011;3(1):73-78.
doi:10.4103/0974-777X.77299
21. Attenuated Vaccine - an overview | ScienceDirect Topics. Accessed April 11, 2024.
https://www.sciencedirect.com/topics/immunology-and-microbiology/attenuated-vaccine
22. Usonis V, Bakasenas V, Kaufhold A, Chitour K, Clemens R. Reactogenicity and immunogenicity of a
new live attenuated combined measles, mumps and rubella vaccine in healthy children. Pediatr Infect Dis
J. 1999;18(1):42-48. doi:10.1097/00006454-199901000-00011
23. Mufson M, Diaz Clemente, Leonardi M, et al. Safety and Immunogenicity of Human Serum Albumin-
Free MMR Vaccine in US Children Aged 12-15 Months. J Pediatr Infect Dis Soc. 2014;4.
doi:10.1093/jpids/piu081
24. Zimakoff AC, Jensen A, Vittrup DM, et al. Measles, mumps, and rubella vaccine at age 6 months and
hospitalisation for infection before age 12 months: randomised controlled trial. BMJ. 2022;381:e072724.
doi:10.1136/bmj-2022-072724
25. M-M-R II, Priorix (measles mumps and rubella vaccine, live) dosing, indications, interactions, adverse
effects, and more. Accessed April 11, 2024. https://reference.medscape.com/drug/mmrii-priorix-measles-
mumps-and-rubella-vaccine-live-343159

16
Chuyên đề Vắc xin MMR Tài liệu tham khảo

26. M-M-R II (Measles, Mumps, and Rubella Virus Vaccine Live): Side Effects, Uses, Dosage,
Interactions, Warnings. RxList. Accessed April 11, 2024. https://www.rxlist.com/m-m-r-ii-drug.htm
27. Note: Requirements for Measles, Mumps and Rubella Vaccines and Combined Vacines (Live), TRS No
848. Accessed April 11, 2024. https://www.who.int/publications/m/item/note-requirements-for-measles-
mumps-and-rubella-vaccines-and-combined-live-vaccines
28. Measles Virus Vaccine Live Monograph for Professionals - Drugs.com. Accessed April 11, 2024.
https://www.drugs.com/monograph/measles-virus-vaccine-live.html
29. Neubert A, Dormann H, Prokosch HU, et al. E-pharmacovigilance: development and implementation
of a computable knowledge base to identify adverse drug reactions. Br J Clin Pharmacol. 2013;76(Suppl
1):69-77. doi:10.1111/bcp.12127
30. Mmr - Mechanism, Indication, Contraindications, Dosing, Adverse Effect, Interaction, Hepatic Dose |
Drug Index | Pediatric Oncall. Accessed April 11, 2024. https://www.pediatriconcall.com/drugs/mmr/779
31. Safety Information for Measles, Mumps, Rubella (MMR) Vaccines | Vaccine Safety | CDC. Accessed
April 11, 2024. https://www.cdc.gov/vaccinesafety/vaccines/mmr-vaccine.html

17
Chuyên đề Vắc xin MMR Phụ lục

PHỤ LỤC
Mức độ tương tác Thuốc tương tác với vắc xin MMR
Belimumab Certolizumab pegol
Ibrutinib Ixekizumab
Lomustin Mechlorethamin
Chống chỉ định
Melphalan Methotrexat
Onasemnogen abeparvovec Oxaliplatin
Procarbazin Secukinumab
Abrocitinib Adalimumab
Alefacept Anakinra
Anifrolumab Atidarsange autotemcel
Atoltivimab/Maftivimab/Odessivimab
Axicabtagen ciloleucel Azathioprin
Baricitinib Basiliximab
Brexucabtagen autoleucel Budesonit
Cabazitaxel Canakinumab
Cortison Cyclosporin
Deflazacort Dexamethason
Dupilumab Elivaldogen autotemcel
Etanercept Everolimus
Fludrocortison Glatiramer
Golimumab Guselkumab
Nghiêm trọng Hydrocortison Hydroxychloroqin sulfat
Infliximab Leflunomid
Mercaptopurin Methylprednisolon
Muromonab CD3 Mycophenolat
Ocrelizumab Ofatumumab SC
Ozanimod Ponesimod
Prednison Prednisolon
Rilonaccept Risankizumab
Ritlecitinib Rituximab
Satralizumab Simonimod
Sirolimus Tacrolimus
Temsirolimus Teplizumab
Vedolizumab Ustekinumab
Hỗn dịch tiêm Triamcinolon acetonid
Tocilizumab Tisagenlecleucel

18

You might also like