You are on page 1of 133

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT


------

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN


THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI”
MÃ SỐ : 01

Thuộc nhóm ngành khoa học: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19


ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI”

MÃ SỐ : 01

Thuộc nhóm ngành khoa học: QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn : PGS.TS HÀ VĂN SỰ


Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Huệ LHC: K56F5
Vũ Thị Hồng Hạnh Năm thứ: 02 Số năm đào tạo: 04
Nguyễn Thị Thu Trang Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

HÀ NỘI - 2022
i

LỜI CAM ĐOAN


Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm em, các số liệu,
kết quả trong bài nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2022
Thay mặt nhóm nghiên cứu

Phạm Thị Kim Huệ


ii

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hà Văn Sự, người đã cho chúng em
nhiều kiến thức thiết thực và hướng dẫn khoa học của nghiên cứu. Thầy đã luôn tận
tình hướng dẫn, định hướng, góp ý giúp cho chúng em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của Khoa
Kinh Tế - Luật, Đại học Thương Mại. Chúng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong
Khoa đã tận tình giảng dạy giúp chúng em có những kiến thức để hoàn thành bài
nghiên cứu khoa học này.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, chúng em đã được thư viện giúp đỡ trong
quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo. Nhân dịp này chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn
tới những những sự đỡ quý báu đó.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà
khoa học, các doanh nghiệp FDI đã cung cấp thông tin, tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện bài nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song
do buổi đầu mới làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế môi
trường bên ngoài cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô giáo
để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ................................................................................viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó.....................................................2
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước............................................................................2
1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài...........................................................................3
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............................................................................5
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................5
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................6
1.5.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu........................................................7
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu...........................................7
1.6.1. Về ý nghĩa lý luận.........................................................................................7
1.6.2. Về ý nghĩa thực tiễn......................................................................................8
1.7 Kết cấu báo cáo nghiên cứu khoa học..................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI..........................9
2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).................................................................9
2.1.1 Khái niệm cơ bản...........................................................................................9
2.1.2 Lý thuyết vốn đầu tư FDI............................................................................10
2.1.3 Đặc điểm và vai trò của vốn đầu tư FDI......................................................15
2.1.4 Các hình thức thu hút vốn đầu tư FDI.........................................................19
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam............21
2.2.1 Nhân tố chủ quan thuộc nước tiếp nhận đầu tư FDI....................................21
2.2.2 Nhân tố khách quan liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài...........................22
2.2.3 Nhân tố khách quan liên quan đến môi trường vĩ mô..................................23
iv

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH


HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID - 19 ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO
VIỆT NAM..................................................................................................................26
3.1 Mô hình nghiên cứu............................................................................................26
3.2 Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................27
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................29
3.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp................................................................................29
3.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp..............................................................................29
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng..................................................................29
3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................29
3.4.2. Phân tích đánh giá độ tin cậy....................................................................33
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá......................................................................34
3.4.4 Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.................................35
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM
TRONG ĐẠI DỊCH COVID - 19................................................................................36
4.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong đại dịch Covid-19...................36
4.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2020..................................36
4.1.2 Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2021...................................46
4.2. Kết quả đánh giá các ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 đến thu hút vốn đầu
tư FDI vào Việt Nam................................................................................................55
4.2.1 Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo...........................................................55
4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)................................................58
4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến..............................................................63
4.3 Kết luận..............................................................................................................65
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI
VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH COVID - 19.................................................68
5.1 Xu hướng đầu tư FDI năm 2020 - 2021..............................................................68
5.1.1 Xu hướng đầu tư FDI trên thế giới..............................................................68
5.1.2. Xu hướng tại Việt Nam..............................................................................73
5.2. Căn cứ xây dựng nhóm giải pháp......................................................................74
5.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển Việt Nam..................................................74
5.2.2. Định hướng thu hút đầu tư FDI ở Việt Nam...............................................77
5.3. Đề xuất giải pháp để thu hút vốn đầu tư FDI.....................................................78
5.3.1. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng................................................................79
v

5.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư.............................................80
5.3.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực............................................................80
5.3.4. Nhóm giải pháp về dịch vụ công................................................................82
5.3.5. Nhóm giải pháp về môi trường sống..........................................................83
5.3.6. Nhóm giải pháp về liên kết vùng................................................................84
5.3.7. Nhóm giải pháp về môi trường kinh tế vĩ mô.............................................85
KẾT LUẬN.................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88
PHỤ LỤC....................................................................................................................91
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


I, Tiếng Anh

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng Tiếng Anh Chữ viết đầy đủ bằng Tiếng Việt

BOT Build – Operate – Transfer Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao

BT Build – Transfer Xây dựng – Chuyển giao

BTO Build – Transfer – Operate Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

EU European Union Liên minh châu Âu

EVFTA European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Châu Âu


Agreement - Việt Nam.

EVIPA European-Vietnam Investment Hiệp định bảo hộ đầu tư Châu Âu –


Protection Agreement Việt Nam

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế

M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập

ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
Cooperation and Development

UNCTAD United Nations Conference on Trade Ủy ban Thương mại và phát triển của
and Development Liên hiệp quốc
vii

USD United States dollar Đô la Mỹ

VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

II, Tiếng Việt

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

GCNDKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư

GVMCP Góp vốn mua cổ phần

KCN Khu công nghiệp

KT - XH Kinh tế - Xã hội

KTT Khu Kinh Tế

NQ-CP Nghị quyết – Chính phủ

NXB Nhà xuất bản

QĐ Quyết định

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


viii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng phiếu điều tra........................................................30


Bảng 3.2. Đối tượng tham gia khảo sát........................................................................31
Bảng 3.3. Bảng thống kê giới tính...............................................................................31
Bảng 3.4. Bảng thống kê ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp...........................32
Bảng 3.5. Bảng thống kê nơi đặt nhà máy của doanh nghiệp.......................................32
Bảng 3.6. Bảng thống kê loại hình sở hữu của doanh nghiệp......................................33
Bảng 3.7. Bảng thống kê quốc gia xuất xứ của doanh nghiệp......................................33
Bảng 4.1. Tình hình đầu tư nước ngoài năm 2020.......................................................36
Bảng 4.2. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020 theo ngành........................................38
Bảng 4.3. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020 theo đối tác.......................................40
Bảng 4.4. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020 theo địa phương...............................43
Bảng 4.5. Tình hình đầu tư nước ngoài năm 2021.......................................................46
Bảng 4.6. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 theo ngành........................................48
Bảng 4.7. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 theo đối tác.......................................49
Bảng 4.8. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 theo địa phương...............................52
Bảng 4.9 Bảng đánh giá mức độ tin cậy thang đo bằng Cronbach Alpha....................58
Bảng 4.10 Nhóm nhân tố nghiên cứu trong EFA.........................................................60
Bảng 5.1 Dòng vốn FDI toàn cầu trong giai đoạn 2013-2021 (tỷ USD)......................69
Hình 5.2 Nguồn vốn FDI phục hồi không đều (nửa đầu năm 2021 so với năm 2020). 70
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc hội nhập kinh tế
quốc tế là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhờ vào việc mở cửa, hội nhập với thế giới
đã giúp Việt Nam thu hút các nguồn vốn lớn, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được xem như là một nguồn
ngoại lực quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình
tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và nâng cao mức sống của người
dân là những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ các nước. Sự tăng trưởng kinh tế trong
dài hạn không chỉ phụ thuộc vào tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào sự
tương tác giữa các nước trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng phụ thuộc chặt chẽ
với nhau. Sự tương tác này không chỉ thể hiện ở việc trao đổi mua bán hàng hóa giữa
các nước mà còn thể hiện nguồn vốn lưu động từ nước này sang nước khác hay nói
cách khác là đầu tư vốn ra nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp
phần làm tăng năng suất lao động xã hội, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập
của người lao động, học hỏi tiến bộ công nghệ nước ngoài, …
Chính vì lý do trên, trong những năm qua, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO,
Chính phủ thực hiện hàng loạt các chính sách, biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên thì cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Vừa qua, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã khảo sát hơn 500 tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả
nước nhằm nhận diện các tác động của đại dịch. Theo đó có khoảng 97% doanh
nghiệp cho biết bị ảnh hưởng bởi đại dịch, trong đó 52% bị tác động vừa phải và 44%
bị tác động nghiêm trọng. Thực tế khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp
dẫn, cho dù đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp phía Nam. Việt Nam sẽ sớm
kiểm soát được dịch bệnh, thích ứng an toàn, linh họa, kiểm soát có hiệu quả dịch
bệnh, tiếp tục là điểm đến ngày càng hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay thì thế giới đã và đang trải qua nhiều biến động lớn có tác động sâu
rộng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế và xã hội. Đại dịch COVID 19 bùng phát trên
phạm vi toàn cầu đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, thương mại và đầu tư, gây đứt
gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Kết quả là nền kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy
thoái nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Bên cạnh đó, mức độ và
2

cách thức mà các nền kinh tế tương tác với nhau còn chịu ảnh hưởng từ một loạt các
yếu tố khác như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nhằm giữ vững và củng cố vị
thế toàn cầu, quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch và Cách
mạng công nghiệp 4.0, xu hướng xanh hóa nền kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí
hậu và hướng tới phát triển bền vững, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và xu hướng
bảo hộ mới ở một số quốc gia… Những biến động này có tác động mạnh mẽ, nhiều
chiều đến tăng trưởng kinh tế, thương mại và đặc biệt là dòng vốn FDI toàn cầu. Bên
cạnh đó xuất hiện làn sóng dịch chuyển đầu tư các dự án FDI để đối phó với tình trạng
đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu và quan trọng cho thị trường các nước
phát triển.
Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của nền kinh tế thế
giới, đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng từ bối cảnh chung toàn cầu. Để không
bị cắt đứt gián đoạn các chuỗi hoạt động cung ứng, các doanh nghiệp nước ngoài
chuyển dịch đơn hàng ra khỏi Việt Nam đồng nghĩa với đầu tư sẽ không bao giờ quay
trở lại. Chính phủ, nhà nước cần có những hoạt động thu hút thúc đẩy hoạt động trong
tình hình đại dịch này. Từ thực tiễn nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI”
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó.
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước.
Ngô Trung Hùng (2013), giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Bến Tre, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Phân tích thực trạng môi trường đầu tư, thực trạng thu hút và đóng góp của vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH của tỉnh Bến Tre. Từ đó nêu được
những nhân tổ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bến Tre. Từ
những thực tiễn đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Diễm Phương (2012), thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài FDI vào
KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế -
Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan
đến KKT và hoạt động thu hút FDI vào các KKT. Bên cạnh đó, để tài cũng đã đánh
giá, phân tích thực trạng thu hút FDI vào KKT Dung Quất trong thời gian qua, trên cơ
sở đó phát hiện những mặt tích cực, thành công và những tồn tại với những nguyên
nhân của chúng. Từ những lý luận và thực tiễn đó để tài đã đề xuất một số giải pháp
3

trên phương diện môi trường vĩ mô và năng lực nội tại nhằm đẩy mạnh thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KKT Dung Quất.
Nguyễn Trần Xuân Tùng (2005), đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực
trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Công trình này đã phân tích được
bản chất và xu thế vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như vai trò của nó
với quá trình phát triển KT-XH của nước ta trong quá trình đổi mới. Công trình cũng
đã nêu một số nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của việc thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời, công trình cũng đã đề xuất một số giải
pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.  
Nguyễn Văn Tuấn (2005), đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt
Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. Đây là một để tài nghiên cứu có phạm vi rộng về lịch sử
hình thành, phát triển hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó tác giả
cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam.
Phan Thị Quốc Hương (2014), nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng thu hút dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, luận văn tiến sĩ kinh tế, trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Để tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng thu hút
dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI
giữa các địa phương tại Việt Nam. Từ thực tiễn nghiên cứu đó, tác giả đã gợi ý một số
chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ cấp quốc gia và địa phương đã được đề xuất
Trương Quang Dũng (2011), thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh
Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Đề
tài đã khái quát lý luận về vốn đầu tư, đầu tư vốn, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của
vốn đầu tư để phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp tại địa
phương nói riêng để hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề tài. Xác định
những tồn tại cùng các nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tư vào phát triển công
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả cũng đã đưa ra được các giải pháp để thu hút vốn đầu
tư và phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài.
Erdal Demirhan, Mahmut Masca (2008) nghiên cứu tại 38 quốc gia đang phát
triển trong giai đoạn từ 2000 - 2004 với bảy biến giải thích. Nghiên cứu chỉ ra trong
trường hợp biến đại diện là tốc độ tăng trưởng GDP/ người thì hệ số hồi quy mang dấu
4

dương và có ý nghĩa thống kê, nghĩa là khi có sự gia tăng tốc độ GDP/ người sẽ thu
hút được nhiều FDI hơn. Tuy nhiên khi biến đại diện là GDP (hoặc GDP/ người) thì
quy mô thị trường không tác động đến FDI. Ngoài ra cơ sở vật chất và độ mở thương
mại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI tại những quốc gia này.
Garibaldi & cộng sự (2002), nghiên cứu dòng vốn FDI và đầu tư gián tiếp vào 26
nền kinh tế chuyển đổi tại Đông Âu bao gồm cả Liên bang Xô Viết từ 1990 đến 1999
bằng mô hình hồi quy. Nghiên cứu chỉ ra rằng FDI có thể được giải thích tốt bởi các
nhân tố cơ bản của nền kinh tế như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, mức độ cải cách của
nền kinh tế, tự do hoá thương mại, tài nguyên thiên nhiên, phương pháp tư nhân hoá,
rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, tình trạng quan liêu của chính phủ. 
Nghiên cứu của Ab Quyoom Khachoo & Mohd Imran Khan (2012). Dựa vào mô
hình dữ liệu bảng sử dụng mẫu 32 quốc gia đang phát triển từ năm 1982 - 2008. Kết
quả cho thấy tất cả các biển như GDP, tổng dự trữ (bao gồm cả vàng, quyền rút vốn
đặc biệt, dự trữ tại IMF), tiêu thụ điện, tỷ lệ lương, độ mở thương mại lên dòng vốn
FDI, (ngoại trừ biến độ mở) có tác động mạnh mẽ đến dòng vốn đi vào của FDI.động. 
Nghiên cứu của Beven & Estrin (2000), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
FDI tại các nền kinh tế chuyển đổi (Trung và Đông Âu) từ năm 1994 – 1998. Với
phương pháp dữ liệu bảng và hồi quy hai bước tác giả kết luận với quy mô thị trường
mà cụ thể là GDP, xếp hạng rủi ro quốc gia tác động cùng chiều lên FDI, khoảng cách
và chi phí lao động tác động ngược chiều với FDI. Ngoài ra, xếp hạng rủi ro quốc gia
chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của khu vực tư nhân, sự phát triển của ngành, cán cân
tài khóa, tổng dự trữ và tham nhũng.
Nghiên cứu của Mohamed Amal & cộng sự xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
FDI bằng cách sử dụng mẫu tám nước châu Mỹ Latinh trong giai đoạn từ năm 1996 -
2008. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong điều kiện kinh tế tăng trưởng và ổn định
cũng như độ mở thương mại lớn sẽ thu hút được nhiều FDI đầu tư vào quốc gia đó. Ổn
định chính trị cũng có ý nghĩa thống kê và có tương quan với FDI. Ngoài ra biến hiệu
quả chính phủ có tương quan âm với FDI và có ý nghĩa thống kê. 
Nghiên cứu của Pravin Jadhav (2012) xác định các nhân tố tác động lên FDI tại
các nền kinh tế BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) từ năm 2000 -
2009. Bằng cách sử dụng kiểm định tính dừng và hồi quy đa biến, nghiên cứu chỉ ra
quy mô thị trường được đo lường bởi GDP thực có tượng quan với FDI và có ý nghĩa
thống kê, điều này hàm ý rằng hầu hết các nhà đầu tư vào BRICS bị thúc đẩy bởi mục
đích tìm kiếm thị trường. Phân tích thực nghiệm cũng chỉ ra rằng hệ số của các biến độ
5

mở thương mại, tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu của luật pháp và nhân quyền đều có ý
nghĩa thống kê. Quy mô thị trường, độ mở thương mại có tác động cùng chiều lên FDI.
Tài nguyên thiên nhiên có tác động ngược chiều lên FDI, có thể là do FDI chảy vào
các nước BRICS không bị thúc đẩy bởi mục đích tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên.  
Tác giả Pravakar Sahoo (2006) nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI tại các
nước Nam Á trong giai đoạn 1995 - 2003, bảo gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri
Lanka, sử dụng bảng đồng liên kết và OLS tổng hợp. Các nhân tố được xác định tác
động tới FDI như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ sở
hạ tầng và độ mở thương mại. Nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng để thu hút nhiều hơn
nữa dòng vốn FDI vào những nước này cần duy trì đà tăng trưởng để cải thiện quy mô
thị trường, chính sách thương mại để sử dụng lao động dư thừa tốt hơn, giải quyết
những ách tắc về cơ sở hạ tầng và cho phép chính sách thương mại mở cửa hơn. 
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết, vấn đề lý luận và thực tiễn đến thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt
Nam trong tình hình dịch Covid - 19 hiện nay. Mà từ đó đánh giá được thực trạng thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới để đáp ứng nhu
cầu thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào của đại dịch Covid- 19 ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu
tư nước ngoài FDI?
Câu hỏi 2: Xác định tác động của các nhân tố của đại dịch Covid- 19 đến việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài FDI như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu:
Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam:
kinh tế, chính trị, xã hội, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, môi trường luật pháp, môi
trường kinh tế vĩ mô
● Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào tám nhân tố cơ bản tác động đến thu hút vốn đầu tư
FDI vào Việt Nam:
6

− Nhân tố chính sách thu hút đầu tư


− Nhân tố cơ sở hạ tầng
− Nhân tố nguồn nhân lực
− Chất lượng dịch vụ công
− Môi trường sống
− Liên kết vùng
− Môi trường kinh tế vĩ mô
− Nhà đầu tư nước ngoài
+ Phạm vi về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thực tiễn
và đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam trong tình hình Covid-19.
Sở dĩ là vì do nguồn số liệu và dữ liệu có hạn và phù hợp với thực tế hiện nay, và
có thể kiểm chứng nguồn số liệu đáng tin cậy này.
+ Phạm vi về mặt thời gian nghiên cứu: Tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
● Phương pháp nghiên cứu định tính.
Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 đến thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, hình thành mô hình nghiên
cứu, xây dựng các giải thuyết nghiên cứu, thiết lập bảng hỏi điều tra và các thang đo
nháp và chính thức thông qua việc tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước kết hợp
với phỏng vấn.
● Phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cơ sở mô hình nghiên
cứu đã xác định trong bước nghiên cứu định tính nhằm kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu và đánh giá các nhân tố mức độ ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước
ngoài FDI ở Việt Nam trong đại dịch Covid - 19.
● Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Số liệu được thu thập từ các nguồn như: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính,... và từ các trang web của WTO. Các số liệu
được cung cấp dưới dạng số liệu thống kê công bố theo năm, các báo cáo về hoạt động
đầu tư và thu hút vốn nước ngoài,...
7

Thảo luận nhóm: Chúng em tập trung các đối tượng khảo sát là các chuyên gia để
xác định các yếu tố tác động đến nhà đầu tư, việc thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam và
điều chỉnh các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
1.5.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Trong nghiên cứu khoa học này, sử dụng phương pháp sau đây để xử lý phân tích
số liệu và kiểm định mô hình nghiên cứu. Về thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam
trong tình hình dịch Covid- 19 như sau:
Đầu tiên là thống kê mô tả các phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu,
tính toán. Các giá trị mô tả đặc trưng khác nhau được đưa vào nghiên cứu để phản ánh
đối tượng nghiên cứu. Và cung cấp các thông tin cơ bản về thu hút vốn đầu tư vào Việt
Nam trong tình hình hiện nay.
Phương sai: Phương sai đo lường mức độ phân tán của một tập số đo xung quanh
trung bình của nó. Căn bậc hai của phương sai được gọi là độ lệch chuẩn.
Tiếp theo kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha được sử
dụng để loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Kiểm định độ tin cậy
của các biến trong thang đo dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha của các thành
phần thang đo và hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi biến đo lường. Các biến có hệ số
tương quan tổng – biến nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó
biến thiên trong khoảng [0,7 – 0,8]. Nếu Cronbach’s Alpha > hoặc = 0,6 là thang đo có
thể chấp nhận được về mặt tin cậy (Nunnally and Bernstein, 1994).
Các yếu tố quan trọng cần xem xét trong kết quả phân tích EFA: số nhân tố
được trích, hệ số tải nhân tố của các biến phải ≥ 0,5, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 cho biết phân tích
nhân tố EFA là thích hợp , kiểm định Bartlett phải có hệ số sig < 0.05 (cho biết các
biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể), tổng phương sai trích phải ≥
50%
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.6.1. Về ý nghĩa lý luận
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn đầu tư nước ngoài và thu hút vốn đầu
tư nước ngoài. Nghiên cứu làm rõ vai trò bản chất của vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt
trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
Hai là, đề tài nghiên cứu khoa học giúp phát triển thang đo thu hút đầu tư và
yếu tố của đại dịch Covid-19 đến thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
8

1.6.2. Về ý nghĩa thực tiễn


Thứ nhất, đề tài là một báo cáo tổng quát về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng
của Covid-19 đến thu hút vốn đầu tư FDI ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài có giá trị tham
khảo dành cho sinh viên khối ngành kinh tế và các doanh nghiệp FDI có nhu cầu tìm
hiểu về các ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI ở Việt Nam.
Thứ hai, đề tài giúp cho Nhà nước và doanh nghiệp FDI có cái nhìn trực quan
nhất về tình hình thực tiễn vấn đề thu hút vốn FDI ở Việt Nam. Từ đó có những giải
pháp phù hợp để đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật,... Qua
đó giúp kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao.
1.7 Kết cấu báo cáo nghiên cứu khoa học
Ngoài phần mở bài và kết luận, kết cấu nội dung đề tài nghiên cứu được trình
bày trong 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư FDI
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch
COVID - 19 đến thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam
Chương 4: Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong đại dịch COVID -
19
Chương 5: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong
bối cảnh COVID - 19
9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI


2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.1 Khái niệm cơ bản
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận định rằng: “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài
sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) với quyền quản lý tài sản đó”. Khái niệm
này nhấn mạnh rằng FDI là một tài sản. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là
“công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dựa vào quan điểm về Cán cân thanh toán, FDI
là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một
doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ
đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì FDI là một hoạt động
đầu tư xuyên biên giới, trong đó nhà đầu tư nước ngoài thiết lập các mối quan hệ kinh
tế lâu dài với một doanh nghiệp tại nước tiếp nhận. Quan trọng nhất là khoản đầu tư
mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng
cách:
● Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn
quyền quản lý của chủ đầu tư.
● Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
● Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
● Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm)
● Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Theo Ủy ban Thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) xác
định, FDI là một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích và sự
kiểm soát lâu dài bởi một thực thể (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp
mẹ) vào một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác, tạo thành các doanh nghiệp
FDI hoặc doanh nghiệp liên kết hoặc công ty liên kết nước ngoài. Mục đích của nhà
đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại
nền kinh tế ấy.
10

Còn tại Việt Nam theo Luật đầu tư được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
ban hành theo quyết định số 61/2020/QH14 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2021
quy định:
● Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động
kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc
thực hiện dự án đầu tư.
● Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập
theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
● Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước
ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, tại Việt Nam không có khái niệm cụ thể về “đầu tư trực tiếp nước ngoài”
nhưng từ những thuật ngữ trên chúng ta có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu
nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà
đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài
theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khái niệm của các tổ chức nói trên, về cơ bản là thống nhất với nhau về mối
quan hệ, vai trò và lợi ích của nhà đầu tư FDI. Định nghĩa FDI được quốc tế chấp nhận
rộng rãi nhất hiện nay do IMF và UNCTAD đưa ra dựa trên khái niệm về cán cân
thanh toán.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư
đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát
của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài
hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền
kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp
liên kết hoặc công ty liên kết nước ngoài). Từ đó các nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào
quá trình tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm chuyển hóa vốn đầu tư thành
vốn sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa”.
2.1.2 Lý thuyết vốn đầu tư FDI
2.1.2.1 Lý thuyết về lợi nhuận cận biên
Năm 1960 MacDougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từ những
lý thuyết chuẩn của Heckscher Ohlin - Samuelson về sự vận động vốn. Ông cho dòng
chảy vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước có lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến
11

khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). Kết quả của hoạt động
đầu tư là cả hai nước đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới
tăng lên so với trước lúc đầu tư.
Sự phù hợp của lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận trong những năm
1950 nhưng khi tình hình kinh tế trở nên thiếu ổn định, tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư ra
nước ngoài của Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ suất lợi nhuận đầu tư trong nước,
nhưng hoạt động FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục. Tuy nhiên, mô hình lý
thuyết này không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn
chảy vào, có dòng vốn chảy ra. Chính vì vậy, mô hình lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ
có thể được coi là bước khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu các hoạt động FDI.
2.1.2.2 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm (Vernon, 1966)
Lý thuyết về vòng đời sản phẩm (product life theory) do nhà kinh tế học
Vernon đề xuất vào năm 1966. Theo Vernon bất kỳ một sản phẩm mới nào đều phát
triển qua 4 giai đoạn:
(1) Giai đoạn được phát minh và giới thiệu;
(2) Giai đoạn phát triển và đi tới hoàn thiện;
(3) Giai đoạn hoàn thiện hay được tiêu chuẩn hóa;
(4) Giai đoạn suy thoái của sản phẩm.
Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm giải thích sự tập trung phát triển công
nghiệp hóa ở các nước phát triển, đưa ra một quan điểm về việc hợp nhất thương mại
quốc tế và đầu tư quốc tế nhằm lý giải sự gia tăng xuất khẩu hàng công nghiệp ở các
nước công nghiệp hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ còn quan trọng đối với việc giải
thích các công ty FDI có quy mô nhỏ vào các nước đang phát triển.
2.1.2.3 Những lý thuyết dựa trên sự không hoàn hảo của thị trường
● Tổ chức công nghiệp ( lý thuyết thị trường độc quyền)
Lý thuyết thị trường độc quyền được xây dựng bởi Hymer và Kindleberger. Theo
lý thuyết này, sự phát triển và thành công của hình thức đầu tư liên kết theo chiều dọc
phụ thuộc vào 3 yếu tố:
(1) Quá trình liên kết theo chiều dọc của các giai đoạn khác nhau trong hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm giảm bớt chi phí sản xuất;
(2) Việc sản xuất và khai thác kỹ thuật mới;
12

(3) Cơ hội mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài có thể tiến hành được do những
tiến bộ trong ngành giao thông và thông tin liên lạc.
Cách tiếp cận của Hymer đã được các nhà kinh tế Graham và Krugman vận dụng
để giải thích cho sự gia tăng của hoạt động FDI vào nước Mỹ. Lý thuyết thị trường độc
quyền được đánh giá là giả thuyết chưa hoàn chỉnh về hoạt động FDI. Lý thuyết này
vẫn không trả lời được vì sao công ty trong nước lại sử dụng hình thức FDI chứ không
phải là hình thức sản xuất trong nước rồi xuất khẩu sản phẩm hoặc hình thức cấp giấy
phép hoặc chuyển nhượng những bí quyết đặc biệt của mình cho các công ty ở nước
tiếp nhận đầu tư.
● Giả thiết nội hóa
Giả thuyết này giải thích sự tồn tại của FDI như là kết quả của các công ty thay thế
các giao dịch thị trường bằng các giao dịch trong nội bộ công ty để tránh sự không
hoàn hảo của các thị trường.
2.1.2.4 Lý thuyết “đàn nhạn bay” của Akamatsu.
Lý thuyết “đàn nhạn bay” của Akamatsu chia quá trình phát triển sản phẩm
thành 3 giai đoạn:
(1) Giai đoạn sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong
nước.
(2) Giai đoạn tăng cường sản xuất trong nước để thay thế cho nhập khẩu.
(3) Giai đoạn sản xuất để xuất khẩu.
Hoạt động FDI được triển khai thực hiện ở giai đoạn (2) và (3) để đối mặt với
sự thay đổi về lợi thế tương đối. Ozawa cho rằng các nước đang phát triển có lợi thế
tương đối về lao động giá rẻ, sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào để khai thác lợi thế này.
Tuy nhiên, chi phí nhân công của ngành sau đó sẽ dần lên do nguồn tài nguyên lao
động của địa phương đã khai thác hết và sức hút FDI vào sẽ giảm dần. Khi đó các
công ty trong nước sẽ đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế tương đối của nước
này, nơi có lao động rẻ hơn, đó là quá trình liên tục của hoạt động FDI.
Mô hình “đàn nhạn bay” đã chỉ ra rằng khi một nước đang phát triển đuổi kịp ở
giai đoạn cuối cùng của một ngành công nghiệp từ kinh tế thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ
lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào, điều này có nghĩa là một quốc gia đứng đầu trong
đàn nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên lạc hậu và bị một nước khác thay thế
vị trí đó. Mô hình “đàn nhạn bay” đã đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so
sánh tương đối giữa các nước dẫn đến sự khác nhau về dòng chảy của FDI.
13

Tuy nhiên, mô hình này cũng không giải thích được vì sao FDI lại diễn ra giữa
các nước tương tự về các yếu tố và lợi thế tương đối, vì sao FDI lại diễn ra từ khu vực
kinh tế này sang khu vực kinh tế khác và vấn đề quan trọng hơn là mô hình này bỏ qua
vai trò của yếu tố cơ cấu kinh tế và thể chế.
2.1.2.5 Lý thuyết chiết trung (Mô hình OLI).
Một công ty có lợi thế tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có lợi thế về sở
hữu, địa điểm và nội hóa. Mô hình OLI được Dunning xây dựng và kế thừa những ưu
điểm của các lý thuyết khác về đầu tư trực tiếp nước ngoài, và đề xuất rằng có 3 điều
kiện cần thiết để một doanh nghiệp có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp:
(1) Lợi thế về sở hữu (O - Ownership Advantages) của một doanh nghiệp có thể là một
sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc
các doanh nghiệp khác không thể tiếp cận, đó có thể là bằng sáng chế, kế hoạch hành
động, công nghệ và thông tin, kỹ năng quản lý, marketing, hệ thống tổ chức và khả
năng tiếp cận các thị trường hàng tiêu dùng cuối cùng hoặc các hàng hóa trung gian
hoặc nguồn nguyên liệu thô, hoặc khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp…
(2) Lợi thế về địa điểm (L - Location Advantage) ngoài các yếu tố về nguồn lực, tài
nguyên của đất nước còn có các yếu tố về kinh tế xã hội như quy mô thị trường và sự
tăng trưởng và phát triển của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, văn hóa, pháp
luật, thể chế và chính sách của Chính phủ.
(3) Lợi thế về nội hóa (I - Internalisation Advantages) bao gồm: giảm chi phí ký kết,
kiểm soát và thực hiện hợp đồng.
Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thỏa mãn đối
với các nước thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trước khi có FDI. Lý
thuyết cho rằng: những yếu tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế sở hữu và lợi thế nội hóa, còn
lợi thế địa điểm tạo ra yếu tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà
biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nước,
từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các
nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning phát hiện vào
năm 1979.
2.1.2.6 Lý thuyết về các bước phát triển của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Investment Development Path - IDP)
Theo lý thuyết này, quá trình phát triển của các nước được chia ra thành 5 giai
đoạn:
14

● Giai đoạn 1: lợi thế L của một nước ít hấp dẫn, luồng vào FDI không đáng kể do
hạn chế của thị trường trong nước quy mô thị trường yếu, cơ sở hạ tầng đầu tư
kém, giáo dục yếu kém, lao động không có kỹ năng,…và hiếm khi thấy luồng ra
của FDI.
● Giai đoạn 2: luồng vào của FDI bắt đầu tăng do lợi thế L đã hấp dẫn các nhà đầu
tư: sức mua trong nước bắt đầu tăng, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện … FDI trong
bước này chủ yếu là đầu tư vào sản xuất để thay thế nhập khẩu và những ngành
khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc sản xuất ra nguyên vật liệu, sản phẩm sơ
chế. Luồng ra của FDI trong giai đoạn này không đáng kể.
● Giai đoạn 3: luồng vào của FDI bắt đầu giảm và luồng ra lại bắt đầu tăng. Khả
năng kỹ thuật của nước sở tại đã tiến tới sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hoá.
Mặt khác lợi thế về lao động giảm dần, nên phải chuyển đầu tư sang những nước
có lợi thế tương đương đối về lao động nhằm tìm kiếm thị trường hoặc giành
những tài sản chiến lược để bảo vệ lợi thế O. Trong giai đoạn này, luồng vào của
FDI tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu có hiệu quả.
● Giai đoạn 4: lợi thế O của các công ty trong nước tăng lên. Những công nghệ sử
dụng nhiều lao động dần dần được thay thế bởi công nghệ sử dụng nhiều vốn.
Mặt khác chi phí vốn trở nên rẻ hơn chi phí lao động. Kết quả là, lợi thế L của đất
nước sẽ chuyển sang các tài sản. FDI từ các nước đang phát triển ở bước 4 sẽ vào
nước này để tìm kiếm những tài sản trên hoặc từ các nước kém phát triển hơn
nhằm tìm kiếm thị trường và đặt quan hệ thương mại. Trong bước này các công ty
trong nước vẫn thích thực hiện FDI ra nước ngoài hơn là xuất khẩu sản phẩm, bởi
vì họ có thể khai thác lợi thế I của mình. Do vậy, luồng vào và luồng ra của FDI
vẫn tăng, nhưng luồng ra sẽ nhanh hơn.
● Giai đoạn 5: luồng ra và luồng vào của FDI tiếp tục và khối lượng tương tự nhau.
Luồng vào từ các nước có mức độ phát triển thấp hơn với mục đích tìm kiếm thị
trường và kiến thức; hoặc từ các nước đang phát triển ở bước 4 và 5 để tìm kiếm
sản xuất có hiệu quả. Do vậy luồng ra và luồng vào là tương tự.
Mô hình OLI giải thích hiện tượng FDI theo trạng thái tĩnh, trong khi lý thuyết
IDP lại xem xét hiện tượng FDI trong trạng thái động với sự thay đổi các lợi thế này
trong từng bước phát triển. Do vậy, lý thuyết này cùng với mô hình OLI là thích hợp
nhất để giải thích hiện tượng FDI trên toàn thế giới, tất nhiên trong đó có Việt Nam.
2.1.2.7 Lý thuyết về xuất khẩu tư bản của V.I. Lênin.
15

Theo V.I. Lênin, lợi ích của việc xuất khẩu tư bản là tìm kiếm nơi đầu tư có lợi
nhất, hiện tượng thừa tương đối tư bản đã thôi thúc các nhà tư bản tìm cách đưa tư bản
ra nước ngoài. Ở nước ngoài, các tập đoàn tư bản khai thác được những điều kiện
thuận lợi về tài nguyên phong phú, nhân công giá rẻ, thị trường tiêu thụ mới... từ đó
mà thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với việc đầu tư tài chính quốc. Trong mối
quan hệ lợi ích đó, tất nhiên địa phương hay quốc gia tiếp nhận đầu tư (tư bản xuất
khẩu) cũng phát huy được những lợi thế của mình .
Như vậy, theo quan điểm của V.I. Lênin, yếu tố căn cốt nhất tác động tới thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia (hay địa phương) đó là, lợi ích của
việc đầu tư tài chính quốc hay không? khi lợi ích tại (địa phương) nhận đầu tư lớn hơn
lợi ích thu được so với đầu tư tài chính quốc thì lượng tư bản thừa tương đối sẽ được
đem đến để đầu tư tại đó thay vì đầu tư tài chính quốc. Lý luận này của V.I. Lênin
vạch ra bản chất sâu xa nhất của việc thu hút đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1.3 Đặc điểm và vai trò của vốn đầu tư FDI
2.1.3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư FDI
Dựa vào khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể thấy đầu tư trực tiếp
nước ngoài có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, FDI là hình thức đầu tư dài hạn, trực tiếp của nhà đầu tư nước
ngoài. Vì vậy đối với các nước tiếp nhận FDI thì đây là nguồn vốn dài hạn, ổn định bổ
sung cho phát triển kinh tế. Là hình thức đầu tư gắn liền với việc xây dựng nhà xưởng,
đầu tư máy móc trang thiết bị. Do tính chất trực tiếp của hình thức đầu tư này nên vốn
FDI ít chịu sự chi phối, ràng buộc của chính phủ so với hình thức đầu tư gián tiếp nước
ngoài khác. Lĩnh vực mà vốn FDI hướng tới là những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao
cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, thường đi kèm với chuyển giao công nghệ cho quốc gia tiếp nhận vốn.
Khi tiến hành đầu tư, ngoài vốn bằng tiền và các tài sản hữu hình khác như máy móc
thiết bị, thì đầu tư FDI mang cả công nghệ, kỹ thuật, phát minh đến các nước tiếp nhận
vốn đầu tư. Đây cũng là điều các nước tiếp nhận vốn mong muốn khi thúc đẩy thu hút
FDI, đặc biệt ở quốc gia đang phát triển như ở nước ta. Giúp nâng cao trình độ công
nghệ, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao và nâng cao trình độ quản lý sản xuất
kinh doanh.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia( bên đầu tư và bên tiếp nhận
vốn đầu tư) phụ thuộc vào tỷ lệ % vốn góp, cùng với đó thì lợi nhuận và rủi ro nếu có
xảy ra cũng sẽ được san sẻ giữa các bên. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
16

theo hình thức bỏ vốn 100% thì mình họ có quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp
FDI. Nếu theo hình thức liên doanh, liên kết thì chủ đầu tư nước ngoài có quyền tham
gia theo tỷ lệ % vốn góp của họ. Trong nhiều trường hợp nhà đầu tư nước ngoài vẫn có
mức độ quyết định lớn hơn nhà đầu tư trong nước, mặc dù tỷ lệ vốn góp nhỏ hơn.
Thứ tư, FDI không tạo ràng buộc về chính trị, quân sự, không tạo ra gánh nặng
nợ cho nước tiếp nhận vốn. Khác với các nguồn vốn nước ngoài như ODA, vốn vay
thương mại hay vốn vay từ thị trường quốc tế… FDI là hình thức đầu tư được thực
hiện bằng vốn tư nhân, với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, nhà đầu tư nước
ngoài trực tiếp tham gia quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI
tại nước tiếp nhận vốn. Chính vì thế dòng vốn FDI ít phụ thuộc vào mối quan hệ chính
trị giữa hai nước.
Thứ năm, các doanh nghiệp FDI luôn có ý đồ chuyển giá. Có nhiều hình thức
chuyển giá khác nhau như: tăng chi phí đầu vào, hạ giá bán sản phẩm, nâng khống giá
trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong quá trình góp vốn liên doanh, liên kết, cơ
chế giá cung cấp dịch vụ, hợp đồng độc quyền về nhập khẩu, phân phối hàng hóa. Một
trong những hình thức chuyển giá phổ biến nhất là tăng chi phí đầu vào nhằm tối thiểu
nghĩa vụ nộp thuế. Hình thức này thực hiện bằng các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa
công ty mẹ con ở quốc gia khác nhau. Nếu áp dụng hình thức chuyển giá này các
doanh nghiệp FDI có xu hướng hạn chế mua linh kiện, phụ tùng tại nước sở tại, mà sẽ
nhập khẩu chủ yếu ở các công ty con ở các quốc gia khác để có thể tăng chi phí đầu
vào.
2.1.3.2 Vai trò của vốn đầu tư FDI
● Đối với nước chủ đầu tư
Các tác động tích cực
Đem lại lợi nhuận cao hơn ở trong nước cho nước chủ đầu tư: Khi đầu tư ra
nước ngoài làm cho yêu cầu tương đối về lao động ở trong nước giảm hay năng suất
cũng giảm. Cùng với đó, khi lợi nhuận thu được từ đầu tư nước ngoài tăng, làm cho
yếu tố lao động giảm và yếu tố tư bản tăng. Sẽ hình thành nên sự tái phân phối thu
nhập quốc hội từ lao động thành tư bản.
Khi đầu tư, giúp kích thích xuất khẩu trực tiếp thiết bị máy móc: Khi nhà đầu
tư, có mục tiêu là hướng tới là bán máy móc và công nghệ cũ kỹ lạc hậu. Nhưng là lại
mới đối với nước tiếp nhận đầu tư.
17

Có được nguyên liệu giá rẻ từ nhập khẩu từ nước đầu tư trực tiếp vào ngành
khai thác: Trong bối cảnh nhập khẩu hiện nay thì giá cả có sự cạnh tranh nhau cao, nên
thường giảm giá so với nhập từ nước khác. Nâng cao hiệu quả sử dụng sản xuất các
nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
Giúp nâng cao sức mạnh kinh tế, uy tín chính trị nhờ đầu tư ra nước ngoài: Nhờ
việc xây dựng nhà máy thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Giúp nước chủ đầu tư mở
rộng được thị trường tiêu thụ, hạn chế việc dư thừa tạo nên hàng rào bảo hộ mậu dịch
của các nước.
Tác động tiêu cực
Do sự lưu động vốn ra nước ngoài, gây ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc
tế: Do có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng gây thâm hụt
tham thời cán cân thanh toán ngân sách.
Gây ra thất nghiệp ở nước đầu tư: Làm tăng nguy cơ thất nghiệp cơ cấu trong số
lao động không lành nghề của nước đầu tư. Thêm vào đó, nước tiếp nhận đầu tư lại có
thể xuất khẩu sang nước đầu tư. Họ tự sản xuất được hàng hoá cho mình càng làm cho
nguy cơ thất nghiệp này thêm trầm trọng.
Chuyển dịch máy móc công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường: Những trường
hợp gây ô nhiễm như Formosa, Vedan là những bài học cho việc thu hút vốn FDI
nhưng không kiểm tra dẫn đến hành động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
● Đối với nước tiếp nhận
Tác động tích cực
FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế và không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ:
Các nhà đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định để họ có quyền
trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nên sẽ chịu hoàn
toàn trách nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận đầu tư ít phải chịu những điều kiện
ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như vay thương mại, phát hành trái phiếu
ra nước ngoài… bởi FDI dựa trên đặc điểm dài hạn về thị trường, khả năng tăng
trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Do vậy, FDI là hình
thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình
huống bất lợi.
FDI cung cấp công nghệ mới giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Công nghệ là
yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của mọi quốc gia, đối với các
nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp và lạc hậu, trong khi các
18

nước phát triển trình độ khoa học đã vô cùng tiên tiến, hiện đại. Do đó, tăng cường khả
năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu của mọi
quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi không chỉ cần nhiều vốn mà
còn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoa học – kỹ thuật. Vì vậy, việc
thông qua FDI là một trong những nguồn tiếp nhận nhanh, trực tiếp và thuận lợi nhất,
có thể chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào từ đó chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu công nghệ,…
FDI giúp tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực: Tạo việc làm và phát triển
nguồn nhân lực là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh
tế. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu được mức lợi nhuận tối đa, củng cố và
duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, họ đặc biệt quan tâm đến
nguồn lao động giá rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. Các hoạt động cung ứng dịch vụ và
gia công cho các dự án FDI cũng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao
động. Ngoài ra, số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng
tăng nhanh vì nó đem lại nguồn kinh tế cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước
Thực tế, ở các nước đang phát triển, các dự án FDI sử dụng nhiều lao động tạo ra hàng
trăm nghìn việc làm cho những người lao động thất nghiệp, đói khổ tại các nước tiếp
nhận. Điều này không chỉ mang lại cho lợi ích tối đa cho doanh nghiệp mà còn góp
phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên thế giới.
FDI giúp thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa: Nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện
thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu,
gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế. Các
doanh nghiệp trong nước tuy có khả năng sản xuất với mức chi phí thấp nhưng vẫn rất
khó khăn trong việc thâm nhập và tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu so với các
doanh nghiệp có vốn FDI. Bởi thế, khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuất
khẩu luôn được hưởng ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI.
Tác động tiêu cực
Với những tác động tích cực mà FDI mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư nhưng
cũng không thể bỏ qua các tác động tiêu cực mà nó mang lại, nước tiếp nhận đầu tư
FDI không tránh được những tác động tiêu cực điển hình như sau:
Tạo ra gánh nặng ngoại tệ: Đối với đất nước khi mà việc các công ty xuyên
quốc gia chuyển lợi nhuận, đem vốn đầu tư về nước sẽ tạo ra gánh nặng ngoại tệ đối
với đất nước, đặc biệt là sau khi các công ty này thu hồi vốn.
19

Kinh tế trong nước bị lấn át: Khi quá trú trọng sử dụng vốn đầu tư FDI có thể
dẫn tới lệ thuộc quá lớn mà không phát huy nội lực thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc
huy động vốn trong nước, làm mất sự cân đối trong cơ cấu đầu tư. Khi mà nước tiếp
nhận có tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì nền kinh tế sẽ
yếu dần và có thể dẫn đến mất tự chủ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chủ yếu
dựa vào xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, trong khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
vẫn còn chậm, nên kinh tế thiếu vững chắc.
Làm gia tăng khoảng cách thu nhập: Sự phân bố không đồng đều của nguồn
vốn FDI giữa các vùng làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập. Với lợi thế về vốn,
doanh nghiệp FDI dễ dàng trả mức lương cao hơn để thu hút nguồn lao động, gây ra
tình trạng di dân từ các vùng nông thôn ra các khu công nghiệp, tạo ra sự phân hóa thu
nhập giữa người lao động, trong khi cuộc sống ở khu công nghiệp ngày càng phát triển
thì đời sống ở nông thôn không được cải thiện.
2.1.4 Các hình thức thu hút vốn đầu tư FDI
Các hình thức đầu tư thu hút vốn FDI ngày càng đa dạng và phong phú theo
nhu cầu của kinh tế cũng như thực tế. Cùng với mục tiêu của những dự án mà các nhà
đầu tư chọn ra các hình thức phù hợp. Hiện nay có các hình thức thu hút sau:
2.1.4.1. Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise):
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ
sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên Việt Nam với bên hoặc các bên nước
ngoài để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam( pháp nhân kinh tế của nước sở tại).
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới và cũng rất phát triển ở
Việt Nam nhất là giai đoạn đầu thu hút FDI. Hình thức này có những ưu điểm là góp
phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát
triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ rủi ro, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm,
tạo cơ hội cho người lao động có cơ hội làm việc và học tập kinh nghiệm quản lý của
nước ngoài. Về phía nhà đầu tư, hình thức này là công cụ để thâm nhập vào thị trường
nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả, tạo thị trường mới, góp phần tạo điều kiện
cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó thì hình thức này cũng có nhược điểm, do hai bên hoặc nhiều bên
có sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật và bộ máy
quản lý nên dễ xảy ra mâu thuẫn trong điều hành sản xuất kinh doanh, tranh chấp.
20

2.1.4.2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Enterprise with one hundred
percent foreign owned capital)
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và
tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Hình thức này có ưu điểm là nước sở tại không cần bỏ vốn, tránh được những
rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho
người lao động. Mặt khác do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài
chủ động đầu tư để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật
tiên tiến, nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề
người lao động. Tuy nhiên có nhược điểm là nước sở tại sẽ gặp nhiều hạn chế, khó tiếp
nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước
ngoài và không có lợi nhuận.
2.1.4.3. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký kết giữa
hai bên hoặc nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp doanh) nhằm hợp tác kinh doanh trong
đó quy định quyền lợi trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh (phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm) cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
Về mặt pháp lý, hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo pháp luật
của nước sở tại, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Về mặt kinh doanh, các
bên thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở ký kết một hợp đồng hợp tác mà
không hình thành một pháp nhân mới. Kết quả kinh doanh được phân chia theo tỷ lệ
góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại
được các bên hợp doanh thực hiện một cách riêng rẽ.
2.1.4.4. Đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT
Hợp đồng BOT: Là văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà nước quản lý có
thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công
trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng BTO: Là văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà nước quản lý có
thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công
trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Và chính phủ Việt
21

Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất
định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng BT: Nhà đầu tư nước ngoài xây xong và chuyển giao chương trình
đó cho nước sở tại. Đôi lại chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước
ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Nhìn chung cả ba hình thức đầu tư BOT, BTO, BT có những đặc điểm cơ bản sau:
▪ Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
▪ Được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ Việt Nam như tiền thuê đất, thời gian
đầu tư dài...tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn.
▪ Khi giấy phép đầu tư hết hạn nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển giao không bồi
hoàn công trình đó cho Chính phủ Việt Nam trong tình trạng hoạt động bình
thường.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
2.2.1 Nhân tố chủ quan thuộc nước tiếp nhận đầu tư FDI
● Lợi thế địa điểm
Lợi thế địa điểm đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư FDI vì nó đại
diện cho yếu tố chi phí bất định. Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế địa điểm hấp dẫn
nhà đầu tư nước ngoài như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chi phí các yếu tố sản xuất, quy
mô thị trường và các chính sách hỗ trợ thu hút FDI. Vì vậy, địa điểm có chi phí vận
tải, chi phí thương mại liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thấp sẽ là địa
điểm thu hút các nhà đầu tư.
● Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nhu cầu tất yếu khi thực hiện các dự án FDI với các nhà
đầu tư nước ngoài. Để tối thiểu hóa chi phí các nhà đầu tư thường nhằm vào lợi thế
của các quốc gia có nguồn nhân lực giá rẻ. Song chất lượng lao động vẫn là yếu tố
quyết định cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền
vững, vì thế cần phải có đội ngũ lao động chất lượng với trình độ tay nghề cao, tác
phong làm việc chuyên nghiệp và có thể lực tốt. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, họ có
vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý về đầu tư được coi là hạt nhân của hoạt động
quản lý, vì vậy cần đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo
đức đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
● Cơ sở hạ tầng
22

Sự phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố vật chất cơ bản để thu hút
nguồn vốn FDI và thúc đẩy hoạt động FDI phát triển. Khi tiến hành đầu tư vào các dự
án, nếu cơ sở hạ tầng tốt sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện dự án, giảm chi phí liên
lạc giữa các khâu, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và tăng hiệu quả đầu tư. Một
quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc tốt sẽ giúp các nhà
đầu tư thuận tiện trong việc vận chuyển, xây dựng các hệ thống sản xuất đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật, tối ưu hóa chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả cao.

 Môi trường sống


Khi tiến hành đầu tư vào một quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm
đến môi trường sống của nước tiếp nhận đầu tư vì hoạt động FDI là một hoạt động lâu
dài và các nhà đầu tư thường phải sống và làm việc ở đây. Vì vậy các dịch vụ, tiện ích
xã hội của nước nhận đầu tư cần được xem xét để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cuộc
sống của họ. Chất lượng môi trường sống, môi trường du lịch nghỉ dưỡng, hệ thống
trường học, y tế và chi phí hợp lý là những yếu tố giúp nhà đầu tư và người lao động
để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài.

 Liên kết vùng


Liên kết vùng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội các vùng là
cơ sở để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Để tăng cường liên kết vùng cần tăng
cường và chủ động hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trên cơ sở phát
huy thế mạnh đặc thù của nhau, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương
mại và đầu tư nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội
trong vùng, xây dựng kế hoạch hợp tác từng dự án cụ thể để kêu gọi các nhà đầu tư
phù hợp.
2.2.2 Nhân tố khách quan liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài
● Môi trường kinh tế thế giới
Tình hình kinh tế thế giới là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến dòng vốn FDI
chảy vào Việt Nam do đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài là hết sức nhạy cảm
với sự biến động của môi trường kinh tế quốc tế. Khi nền kinh tế thế giới ổn định sẽ
tác động tích cực đến sự di chuyển các dòng vốn đầu tư nước ngoài, giúp cho quá trình
thu hút đầu tư của các nước diễn ra thuận lợi hơn, ngược lại khi nền kinh tế thế giới có
nhiều bất ổn, tình trạng lạm phát cao, kinh tế suy thoái ở nhiều nơi sẽ khiến các quốc
gia khó thu hút được dòng vốn đầu tư FDI.
● Hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI quốc tế
23

Hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI quốc tế là nhân tố bên ngoài quyết định
đến khả năng thu hút vốn FDI của quốc gia. Sự vận động của các dòng vốn FDI quốc
tế ảnh hưởng đến mức độ tăng, giảm của việc thu hút vốn FDI. Một quốc gia thuộc
vùng dịch chuyển của dòng vốn FDI thì sẽ thuận lợi trong việc tiếp nhận vốn FDI còn
quốc gia nằm ngoài khu vực mà dòng vốn FDI đang hướng đến thì sẽ khó để thu hút
nguồn vốn này. Nắm bắt kịp thời xu hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI trên thế
giới sẽ giúp Nhà nước đưa ra được các chính sách phù hợp để tiếp nhận vốn FDI.
● Tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài
Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài vừa ảnh hưởng lớn đến việc thúc
đẩy đầu tư vừa tác động tới sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu nhà đầu tư
nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng triển khai hoạt động đầu tư
nhanh và hiệu quả, tránh tình trạng trì hoãn, vay vốn hoặc rút vốn đầu tư gây thiệt hại
kinh tế cho nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy trước khi cấp phép đầu tư, quốc gia tiếp
nhận đầu tư phải thẩm định năng lực tài chính của nhà đầu tư để đảm bảo dự án được
triển khai đúng theo đăng ký.
Năng lực kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận – mục tiêu cuối cùng mà các nhà đầu tư hướng tới từ việc đầu tư. Nếu các nhà
đầu tư có năng lực kinh doanh tốt, tạo ra lợi nhuận cao thì đó chính là cơ sở để họ tiếp
tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế và ảnh
hưởng tới quyết định đầu tư vào quốc gia tiếp nhận đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài khác.
● Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư của nhà đầu tư
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ quyết định đầu tư vào một quốc gia khi thấy
việc đó mang lại được hiệu quả đầu tư và lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước.
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo các mục đích: Mục đích khai thác tài
nguyên thiên nhiên, mục đích khai thác hiệu quả, mục đích tìm kiếm thị trường. Căn
cứ vào đặc điểm của mỗi thị trường mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ có những định hướng
và chiến lược đầu tư khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.
2.2.3 Nhân tố khách quan liên quan đến môi trường vĩ mô
● Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia là nhân tố có
ý nghĩa quyết định đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Chiến lược được thể hiện qua một
số điểm như mở cửa thu hút vốn bên ngoài hay không, giai đoạn nào thì nên tập trung
24

nguồn vốn trong nước hay ngoài nước, đối với nguồn vốn ngoài nước thì nên lựa chọn
nguồn vốn nào. Định hướng chiến lược thu hút có ý nghĩa quan trọng để xác định
phương hướng lựa chọn dự án, thiết lập các điều kiện để thu hút cho phù hợp. Với mỗi
quốc gia khác nhau ngoài chiến lược thu hút tổng thể sẽ có định hướng, chính sách và
mục tiêu riêng để thu hút vốn FDI phát triển KT-XH.
● Độ mở cửa kinh tế của quốc gia tiếp nhận
Trước xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì việc
hợp tác cùng tồn tại và phát triển là xu thế tất yếu của các nước. Tham gia vào quan hệ
kinh tế quốc tế các quốc gia có cơ hội trao đổi thương mại, hợp tác về kinh tế và khoa
học công nghệ, đầu tư quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ… Các mối quan hệ kinh tế
quốc tế của một quốc gia vừa là hệ quả của chiến lược huy động vốn của quốc gia đó,
vừa là cơ hội để kiếm tìm đối tác đầu tư. Thực hiện mở cửa tham gia các tổ chức kinh
tế của khu vực và quốc tế giúp phát triển hoạt động ngoại thương, thu hút đầu tư nước
ngoài gia tăng, chất lượng vốn được cải thiện, tạo thêm nguồn lực để phát triển kinh tế
của đất nước.
● Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô gồm ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là
điều kiện quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư FDI. Với những quốc gia có môi
trường kinh tế vĩ mô kém ổn định, nhiều rủi ro kinh doanh các nhà đầu tư nước ngoài
sẽ hạn chế tham gia đầu tư. Khi môi trường kinh tế vĩ mô có nhiều biến động thì các
nhà đầu tư sẽ rút vốn tại quốc gia nhận đầu tư và di chuyển đến những quốc gia an
toàn và có mức sinh lời cao hơn. Duy trì sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô có tác
động trực tiếp tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư FDI.
● Thể chế của nước tiếp nhận vốn FDI
+ Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư là hành lang pháp lý bảo đảm sự
an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản hướng
dẫn luật, quy định về hoạt động đầu tư đối với người nước ngoài, văn bản về quản lý
Nhà nước trong hoạt động đầu tư, luật liên quan đến hoạt động đầu tư…Hệ thống pháp
luật được xây dựng theo hướng thông thoáng, đồng bộ, chặt chẽ và phù hợp với thông
lệ quốc tế sẽ là cơ sở tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài. Hệ thống pháp luật không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư mà còn có chức năng ngăn
cản những tác động tiêu cực mà các nhà đầu tư cố tình vi phạm.
25

+ Thủ tục hành chính


Thủ tục hành chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
FDI. Nếu thủ tục hành chính quá rườm rà, chưa khoa học sẽ khiến các nhà đầu tư có
tâm lý ngại đầu tư cho nước tiếp nhận đầu tư gây ảnh hưởng xấu đến thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy cần cải cách thủ tục hành chính sao cho rõ
ràng, khách quan, tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến để tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư, sử dụng các phần mềm giám sát dự án đầu tư…
+ Chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khi quyết định đầu tư vào một quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài thường
quan tâm đến những chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia
đó. Nếu chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư, ngược lại chính sách bất hợp lý sẽ ra một môi trường đầu tư không thuận lợi,
tạo rào cản lớn cho các nhà đầu tư.
+ Chính sách ưu đãi về thuế
Ưu đãi về thuế là một chính sách quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài. Các quốc gia phải có chính sách ưu đãi thuế nhất định, thông thường các nhà
đầu tư sẽ được giảm thuế hoặc miễn thuế trong những năm đầu triển khai dự án và
tăng dần trong những năm sau đó. Mức độ ưu đãi thuế tùy thuộc vào chính sách ưu
tiên về ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế mà quốc gia khuyến khích đầu tư để đảm bảo
lợi ích cho cả quốc gia tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài. Các thủ tục thuế
phải rõ ràng, đơn giản, công khai và thuận lợi cho đối tượng quản lý và nộp thuế. 
26

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID - 19 ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI
VÀO VIỆT NAM
3.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư FDI thu thập được ở trên cũng như chọn
lọc các nhân tố phù hợp với thực tế nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của đại dịch Covid - 19 đến thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam”, chúng em đề
xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Chính sách thu hút đầu tư

Cơ sở hạ tầng
H1
H2
Nguồn nhân lực
H3
H4
Dịch vụ công
H5

Môi trường sống H6


H7
H8
Liên kết vùng

Môi trường kinh tế vĩ mô

Nhà đầu tư nước ngoài


27

Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 và toàn cầu hóa kinh tế các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư FDI có sự thay đổi, các yếu tố như chính sách thu hút đầu
tư, cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng còn các yếu tố truyền thống như điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý giảm tầm quan trọng. Vì vậy chúng em đã thiết kế các yếu tố
trong mô hình nghiên cứu dựa trên sự kế thừa có chọn lọc giữa các yếu tố truyền thống
và cập nhật các yếu tố mới từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm gần đây đặc
biệt là các nghiên cứu trong giai đoạn Covid - 19. Từ đó, chúng em đề xuất 6 yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam gồm: (1) Chính sách thu hút đầu tư,
(2) Cơ sở hạ tầng, (3) Nguồn nhân lực, (4) Chất lượng dịch vụ công, (5) Môi trường
sống, (6) Liên kết vùng, (7) Môi trường kinh tế vĩ mô, (8) Nhà dầu tư nước ngoài.
Tùy theo mỗi nghiên cứu mà mức độ quan trọng của từng yếu tố có thể khác
nhau. Trên thực tế nghiên cứu của đề tài, đối với ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19
đến thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam thì cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng nhất.
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
 Chính sách thu hút đầu tư
Bao gồm các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế và trợ cấp cho các nhà đầu tư
nước ngoài, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu
tư, các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Giả thuyết H1: Chính sách thu hút đầu tư có quan hệ thuận chiều với ý định
đầu tư của nhà đầu tư FDI.
 Cơ sở hạ tầng
Đây là yếu tố cơ bản và cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh, bao gồm các
yếu tố về hạ tầng cơ bản như mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp
thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như sân bay, cảng
biển và các yếu tố hạ tầng kỹ thuật như mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống ngân
hàng.
Giả thuyết H2: Cơ sở hạ tầng có quan hệ thuận chiều với ý định đầu tư của nhà
đầu tư FDI.
 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được xem xét dưới góc độ chất lượng và giá cả sức lao động.
Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là yếu tố hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh
vực ít sử dụng công nghệ và thâm dụng lao động, chất lượng lao động là một lợi thế
cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại hay có hàm
28

lượng công nghệ cao và đặc biệt là cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ ngoại
ngữ làm việc cho các doanh nghiệp FDI.
Giả thuyết H3: Nguồn nhân lực có quan hệ thuận chiều với ý định đầu tư của
nhà đầu tư FDI.
 Chất lượng dịch vụ công
Bao gồm việc hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư,
đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công để cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
tích cực trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu các thủ tục
hành chính, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng, đồng bộ.
Giả thuyết H4: Nguồn nhân lực có quan hệ thuận chiều với ý định đầu tư của
nhà đầu tư FDI.
 Môi trường sống
Môi trường sống thể hiện qua các yếu tố về chất lượng môi trường không bị ô
nhiễm, hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa, vui chơi, sinh hoạt đáp ứng được yêu cầu và
chi phí hợp lý thể hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và
người lao động để có thể làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài.
Giả thuyết H5: Môi trường sống có quan hệ thuận chiều với ý định đầu tư của
nhà đầu tư FDI
 Liên kết vùng
Liên kết vùng để thu hút vốn đầu tư FDI là một nhiệm vụ mới, đòi hỏi các tỉnh
thành trong khu vực phải có định hướng rõ ràng trong phân công và hợp tác đồng thời
cần hoạch định chính sách hỗ trợ, ưu đãi đồng bộ để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu lao động của
kinh tế vùng, khu vực FDI, liên kết đồng bộ hiện đại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
quan tâm nhiều hơn đến yếu tố khoa học - công nghệ của sản xuất và lựa chọn các đối
tác, dự án đầu tư phù hợp.
Giả thuyết H6: Liên kết vùng có quan hệ thuận chiều với ý định đầu tư của nhà
đầu tư FDI.
 Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, chiến
lược thu hút vốn để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, độ mở của kinh tế quốc tế
của quốc gia tiếp nhận đầu tư, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát và tỷ suất sinh
lợi trên vốn đầu tư.
29

Giả thuyết H7: Môi trường kinh tế vĩ mô có quan hệ thuận chiều với ý định đầu
tư của nhà đầu tư FDI.
 Nhà đầu tư nước ngoài
Bao gồm chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư của nhà đầu tư,
tiềm lực tài chính của nhà đầu tư, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đi đầu tư
và các yếu tố nhà đầu tư nước ngoài quan tâm như hướng dịch chuyển của dòng vốn
FDI quốc tế và môi trường kinh tế thế giới.
Giả thuyết H8: Nhà đầu tư nước ngoài có quan hệ thuận chiều với ý định đầu
tư của nhà đầu tư FDI.
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Trong nghiên cứu khoa học này, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp sử dụng
phiếu khảo sát. Để thu thập dữ liệu liên quan đến thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt
Nam trong tình hình dịch Covid-19. Phiếu khảo sát được thiết kế sử dụng thang điểm
likert. Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý trong doanh nghiệp FDI trên khắp khu
vực Việt Nam với sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp và ngành nghề hoạt động của
các doanh nghiệp.
3.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, số liệu, tin tức, tài liệu, báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu
tư. Các trang thông tin trên fdi.gov, báo cáo của chính phủ về đầu tư FDI. Trang mạng
chuyên ngành liên quan tới FDI trong nước và quốc tế.
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu
 Phương pháp chọn mẫu
Thường có hai nhóm phương pháp chọn mẫu tổng quát là chọn mẫu ngẫu nhiên
và chọn mẫu phi xác suất. Trong đó chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp phổ biến
hơn và được áp dụng rộng rãi hơn. Và nhóm đã sử dụng phương pháp chọn mẫu này.
Chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm 04 phương pháp chính: (1) chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn giản; (2) chọn mẫu hệ thống; (3) chọn mẫu phân tầng; (4) chọn mẫu cả khối.
Căn cứ vào ưu, nhược điểm của từng phương pháp, chúng em cho rằng phương pháp
phân tầng là phù hợp nhất với nghiên cứu này. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng là việc
chọn một mẫu ngẫu nhiên được lập ra dựa trên những nhóm nhỏ phản ánh những đặc
điểm của tổng thể, điều này mang lại hiệu quả thống kê và hiệu quả kinh tế cao hơn.
30

Trong nghiên cứu này, chúng em hướng tới điều tra các nhóm đối tượng: CEO, chủ
tịch hội đồng quản trị, các phó giám đốc/ giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp FDI…
 Đối với kích thước chọn mẫu nghiên cứu
Hiện nay khái niệm cỡ mẫu hay kích thước mẫu được nhiều nhà nghiên cứu áp
dụng một cách linh hoạt. Theo Hair cho rằng kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng phân
tích EFA là 50, và sẽ tốt hơn nếu kích thước đạt 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường
là 5:1. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; biến
đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Trong nghiên cứu
khác của Hoelter, tác giả cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200. Theo Bollen,
kích thước mẫu tối thiểu là năm lần mẫu cho một tham số ước lượng. Theo
Tabachnick, kích thước tối thiểu của mẫu cần thu thập cho mô hình hồi quy đa biến
được tính theo công thức: n = 8*var + 50. Trong đó n là kích thước mẫu, var là số biến
độc lập đưa vào mô hình hồi quy. Nếu mô hình hồi quy của chúng ta có 8 biến độc lập
thì cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 50 + 8 * 8 = 114. Trong nghiên cứu này đề cập tới 8 biến độc
lập, số biến đo lường là 36 do vậy kích thước mẫu 235 sẽ đảm bảo thỏa mãn tất cả các
yêu cầu trên.
 Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng câu hỏi sau khi được thiết kế sẽ được chúng em lấy ý kiến của những đối
tượng thuộc các doanh nghiệp FDI để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư
của nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, các bảng câu hỏi sẽ được gửi lấy ý
kiến đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và các doanh nghiệp FDI.
Chúng em đã tiến hành điều tra với tổng số 50 doanh nghiệp FDI và 50 nhà hoạch định
chính sách và nhà khoa học với tổng số phiếu phát ra là 275 phiếu, và thu được kết quả
như sau:
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng phiếu điều tra

STT Nội dung Số lượng

1 Số phiếu phát ra (phiếu) 275

2 Số phiếu thu về (phiếu) 250

3 Số phiếu hợp lệ (phiếu) 235

4 Tỷ lệ số phiếu hợp lệ (%) 94


31

Trong tổng số 275 phiếu phát ra, chúng em thu được 250 phiếu trả lời, trong đó
có 15 phiếu không phù hợp (thiếu thông tin), cuối cùng có 235 phiếu hợp lệ được đưa
vào phân tích ở các bước tiếp theo.
- Về đối tượng tham gia khảo sát:
Có 104 phiếu trả lời từ giám đốc chi nhánh (chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,3%) và
chỉ có 11 phiếu trả lời từ chủ tịch hội đồng quản trị (chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,7%), chi
tiết theo bảng số liệu sau:
Bảng 3.2. Đối tượng tham gia khảo sát

STT Đối tượng khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Các doanh nghiệp FDI 220 93,62%

2 Nhà quản lý hoạch định chính sách 15 6,38%

3 Nhà khoa học 0 0


- Về giới tính của đối tượng khảo sát
Bảng thống kê giới tính có 235 người tham gia khảo sát. Trong đó chủ yếu là
nữ chiếm cao nhất, hơn nửa tổng số phiếu (51,5%). Cụ thể được nêu dưới bảng sau:
Bảng 3.3. Bảng thống kê giới tính

Giới tính Số phiếu Tỷ lệ (%)

Nữ 121 51,5

Nam 98 41,7

Không muốn nêu cụ thể 16 6,8


- Về ngành nghề kinh doanh của công ty
Theo số liệu dưới đây, số phiếu đã phát tới các doanh nghiệp thì ngành nghề gia
công may mặc tham gia khảo sát nhiều nhất với tỉ lệ 22,27%. Và nhỏ nhất là ngành
nghề sản xuất là 18 phiếu trên 220 phiếu được chấp nhận chiếm tỷ lệ 8,18%. Số liệu về
các ngành nghề kinh doanh tham gia khảo sát được nêu cụ thể dưới bảng sau:
32

Bảng 3.4. Bảng thống kê ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh Số phiếu Tỷ lệ (%)

Gia công may mặc 49 22,27

Chế biến thực phẩm 47 21,36

Điện tử 39 17,72

Du lịch 28 12,72

Dịch vụ 25 11,36

Sản xuất 18 8,18

Khác 14 6,15

- Về nơi đặt nhà máy của công ty

Theo số liệu thống kê thì số lượng tham gia khảo sát chủ yếu là các Khu công
nghiệp/KTT chiếm tỷ lệ 83,18% với số phiếu là 183 trên tổng là 220 phiếu.

Bảng 3.5. Bảng thống kê nơi đặt nhà máy của doanh nghiệp

Nơi đặt nhà máy Số phiếu Tỷ lệ (%)

Khu công nghiệp/ KKT 183 83,18

Khác 37 16,82

- Về loại hình sở hữu của công ty


Theo thống kê loại hình các công ty khảo sát cho thấy số lượng công ty 100%
vốn nước ngoài có số lượng nhiều nhất là 101 doanh nghiệp sau đó là liên doanh với
84 doanh nghiệp trên tổng là 220 phiếu.
33

Bảng 3.6. Bảng thống kê loại hình sở hữu của doanh nghiệp

Loại hình sở hữu Số phiếu Tỷ lệ (%)

100% vốn nước ngoài 101 50,51

Liên doanh 84 42

Khác 35 7,49
- Về quốc gia xuất xứ của công ty
Bảng thống kê quốc gia xuất xứ của các công ty được khảo sát cho thấy: Có 54
công ty đầu tư vào Việt Nam có xuất xứ từ Hàn quốc (chiếm tỷ lệ cao nhất 24,54%).
Chi tiết xuất xứ các công ty được khảo sát cụ thể theo bảng sau:
Bảng 3.7. Bảng thống kê quốc gia xuất xứ của doanh nghiệp

Quốc gia Số phiếu Tỷ lệ (%)

Hàn Quốc 54 24,54

Nhật Bản 46 20,91

Đài Loan 41 18,63

Trung Quốc 37 16.82

Singapore 37 16,82

Quốc gia khác 5 2.28


3.4.2. Phân tích đánh giá độ tin cậy
Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số
tin cậy (Cronbach Anpha) để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu
chuẩn (biến rác). Trong đó:
Cronbach Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải
thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong
thang đo. Theo quy tắc kinh nghiệm của Nunnally và Bernstein thì hệ số Cronbach
Anpha từ 0,7 trở lên thì thang đo đó đáng tin cậy và giải thích hiệu quả. Hoặc theo
Peterson thì hệ số Cronbach Alpha phải từ 0,7 trở lên, thậm chí từ 0,77 thì thang đo
được xem là tin cậy và hiệu quả. Tuy nhiên hệ số Cronbach Anpha còn phụ thuộc vào
kích thước mẫu. Cỡ mẫu càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng hệ số Cronbach Anpha
34

không cao (do thiếu dữ liệu xác minh sự tương quan giữa các biến). Theo Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Alpha
Cronbach có giá trị từ 0,8 đến gần 1 là thang đo tốt. Tuy nhiên hệ số Cronbach Alpha
không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số
Cronbach Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) để loại những biến nào có hệ số này nhỏ hơn 0,3.
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê. Phương
pháp này dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành
một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng
hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá được
thực hiện thông qua 3 tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến như sau:

 Tiêu chuẩn Barlett’s và hệ số KMO:


Đây là tiêu chuẩn dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. EFA được gọi là
thích hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05 (với ý nghĩa thống kê này thì các biến
quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể). Nếu KMO<0,5 thì phân tích nhân tố
có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

 Tiêu chuẩn rút trích nhân tố


Bao gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến biến thiên được giải thích
bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố
giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát). Tuy nhiên, trị số
Eigenvalue và phương trích sai là bao nhiêu còn phụ thuộc vào phương pháp trích và
phép xoay nhân tố. Theo Gerbing và Anderson, phương pháp trích Pricipal Axis
Factoring với phép xoay Promax(Obtique) có phương sai trích bé hơn, song sẽ phản
ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương sai trích Pricipal components với phép
xoay Varimax.

 Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor Loading)


Biểu thị sự tương quan giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý
nghĩa của EFA. Theo Hair & ctg, Factor loading lớn hơn 0,3 được xem là đạt mức tối
thiểu; Factor loading lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading lơn hơn 0,5
được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Kết quả cho thấy các Factor Loading đều lớn hơn
0,5, vì vậy có thể kết luận nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp các biến có
Factor Loading không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau
35

mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận ≤ 0,3),
tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các
biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu.
3.4.4 Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Phân tích hồi quy là tìm quan hệ phụ thuộc của biến phụ thuộc vào một hay
nhiều biến độc lập. Mục đích là ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ
thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Mục tiêu của bước này là đánh giá chi tiết
mức độ tác động của từng nhóm nhân tố đối với ý định đầu tư vào Việt Nam của
doanh nghiệp FDI. Theo mô hình nghiên cứu của bài nghiên cứu khoa học, có 8 nhóm
nhân tố chính, vì vậy nghiên cứu phải sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội.
Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình.
Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên trong nghiên cứu dùng R 2
hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R 2 hiệu chỉnh càng
lớn thì càng thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Trong phương trình hồi quy,
các con số cho biết mức độ ảnh hưởng, những chỉ số beta lớn hơn của từng nhân tố thì
sẽ có mức độ ảnh hưởng cao hơn. Những nhân tố có chỉ số beta dương sẽ có tác động
cùng chiều, còn beta âm sẽ có tác động ngược chiều.
36

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM
TRONG ĐẠI DỊCH COVID - 19
4.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong đại dịch Covid-19.

4.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2020
Tính đến 20/12/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm
2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 19,98 tỷ USD, bằng
98% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Bảng 4.1. Tình hình đầu tư nước ngoài năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2019 Năm 2020 So cùng kỳ


1 Vốn thực hiện triệu USD 20.380 19.980 98,0%
2 Vốn đăng ký* triệu USD 38.019,11 28.530,10 75,0%
2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD 16.745,60 14.646,42 87,5%
2.2 Đăng ký tăng thêm triệu USD 5.802,03 6.414,49 110,6%
2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD 15.471,48 7.469,20 48,3%
3 Số dự án*
3.1 Cấp mới dự án 3.883 2.523 65,0%
3.2 Tăng vốn lượt dự án 1.381 1.140 82,5%
3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án 9.842 6.141 62,4%
4 Xuất khẩu
4.1 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) triệu USD 185.278 202.416 109,2%
4.2 Xuất khẩu (không kể dầu thô) triệu USD 183.232 200.838 109,6%
5 Nhập khẩu triệu USD 149.411 167.821 112,3%

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài


4.1.1.1. Tình hình hoạt động
Tính đến 20/12/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần của nhà ĐTNN đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019.

 Vốn thực hiện.


37

Vốn FDI vào Việt Nam tính đến 20/12/2020 đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so
với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt
19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

 Tình hình xuất, nhập khẩu.


Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng và tăng
mạnh hơn so với 11 tháng năm 2020. Xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 202,4 tỷ USD,
tăng 9,2% so với cùng kỳ, chiếm 72,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu
thô đạt 200,8 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 71,7% kim ngạch
xuất khẩu cả nước trong năm 2020.
Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 167,8 tỷ USD, tăng 12,3% so
cùng kỳ và chiếm 64,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong năm 2020, khu vực ĐTNN xuất siêu 34,6 tỷ USD kể cả dầu
thô và xuất siêu 33 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 15,6 tỷ USD của
khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu gần 19 tỷ USD.
4.1.1.2. Tình hình đăng ký đầu tư
Tính đến 20/12/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần của nhà ĐTNN đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019. Trong
đó:

 Vốn đăng ký mới: có 2.523 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm 35% so với
cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt 14,65 tỷ USD (giảm 12,5% so với cùng kỳ năm
2019).
 Vốn điều chỉnh: Có 1.140 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm
17,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 6,4 tỷ USD (tăng
10,6% so với cùng kỳ).
 Góp vốn, mua cổ phần: Có 6.141 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 37,6%
so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp 7,47 tỷ USD (giảm 51,7% so với cùng
kỳ). Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm so
với cùng kỳ năm 2019 (từ 40,7% trong năm 2019 xuống 26,2% trong năm
2020).
38

Theo lĩnh vực đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh
vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt
13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối
điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng
ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán
lẻ với tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD và trên 1,6 tỷ USD. Còn lại là các lĩnh vực
khác.
Bảng 4.2. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020 theo ngành
Số lượt Vốn đăng Số lượt Giá trị góp Tổng vốn
Số dự Vốn đăng
T dự án ký điều góp vốn vốn, mua cổ đăng ký
Ngành án cấp ký cấp mới
T điều chỉnh mua cổ phần (triệu
mới (triệu USD)
chỉnh (triệu USD) phần (triệu USD) USD)
Công nghiệp chế
1 800 7.190,77 680 4.593,86 1.268 1.816,46 13.601,09
biến, chế tạo
Sản xuất, phân
2 phối điện, khí, 20 5.080,81 8 (137,47) 45 199,22 5.142,57
nước, điều hòa
Hoạt động kinh
3 doanh bất động 70 987,41 32 1.256,08 229 1.941,46 4.184,95
sản
Bán buôn và bán
4 lẻ; sửa chữa ô tô, 704 431,18 164 234,24 2.264 980,21 1.645,64
mô tô, xe máy
Hoạt động chuyên
5 môn, khoa học 376 169,30 87 114,30 825 1.062,96 1.346,56
công nghệ
6 Vận tải kho bãi 59 169,23 19 43,17 155 399,53 611,92
7 Xây dựng 79 237,24 29 78,89 233 243,72 559,85
Dịch vụ lưu trú và
8 57 106,13 15 27,72 399 207,62 341,47
ăn uống
Hoạt động tài
9 chính, ngân hàng 6 0,29 3 14,77 24 271,78 286,84
và bảo hiểm
Thông tin và
10 206 53,46 49 41,56 352 176,26 271,29
truyền thông
Nông nghiêp, lâm
11 12 103,09 16 79,65 29 27,90 210,63
nghiệp và thủy sản
Giáo dục và đào
12 54 19,37 16 13,92 115 75,05 108,34
tạo
13 Cấp nước và xử lý 4 64,42 - - 12 23,59 88,01
39

chất thải
Hoạt động dịch vụ
14 4 3,42 7 36,74 18 3,61 43,78
khác
Hoạt động hành
15 chính và dịch vụ 56 20,01 9 2,14 130 18,23 40,39
hỗ trợ
Y tế và hoạt động
16 9 4,49 4 12,66 27 15,42 32,56
trợ giúp xã hội
17 Khai khoáng 1 0,41 1 0,68 12 5,28 6,37
Nghệ thuật, vui
18 5 2,68 1 1,60 4 0,88 5,16
chơi và giải trí
Hoạt đông làm
thuê các công việc
19 1 2,70 - - - - 2,70
trong các hộ gia
đình
Tổng số 2.523 14.646,42 1.140 6.414,49 6.141 7.469,20 28.530,10

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài


Theo đối tác đầu tư: Đã có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt
Nam trong năm 2020. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, chiếm
31,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên
3,9 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn
đầu tư đăng ký 2,46 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài
Loan, Hồng Kông,…
Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất (609 dự án);
Trung Quốc đứng vị trí thứ hai (342 dự án); Nhật Bản đứng thứ ba (272 dự án); Hồng
Kông đứng thứ tư (211 dự án);…
40

Bảng 4.3. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020 theo đối tác
Vốn đăng Giá trị góp
Số lượt Số lượt
Số dự Vốn đăng ký điều vốn, mua Tổng vốn
dự án góp vốn
TT Đối tác án cấp ký cấp mới chỉnh cổ phần đăng ký
điều mua cổ
mới (triệu USD) (triệu (triệu (triệu USD)
chỉnh phần
USD) USD)
1 Singapore 248 6.157,24 89 671,19 529 2.165,69 8.994,11
2 Hàn Quốc 609 1.205,80 354 1.740,13 1.823 1.003,18 3.949,11
3 Trung Quốc 342 1.582,05 134 487,56 804 389,82 2.459,43
4 Nhật Bản 272 786,03 155 432,96 523 1.148,99 2.367,98
5 Đài Loan 131 1.505,74 78 200,80 433 351,86 2.058,40
6 Hồng Kông 211 1.271,02 102 466,33 126 262,22 1.999,57
7 Thái Lan 40 292,36 23 1.357,34 100 135,79 1.785,49
8 BritishVirginIslands 30 310,82 25 206,50 38 385,61 902,93
9 Hà Lan 36 293,67 16 158,00 42 444,86 896,54
10 Cayman Islands 3 100,20 1 2,00 33 286,07 388,27
11 Hoa Kỳ 95 180,45 16 40,61 262 139,17 360,24
12 Philippines 7 295,36 - - 35 12,31 307,67
13 Seychelles 36 134,68 12 22,45 19 101,52 258,65
14 Vương quốc Anh 42 15,70 15 129,09 81 104,65 249,44
15 Samoa 31 134,03 20 88,36 16 19,79 242,18
16 Malaysia 33 61,44 12 94,25 121 39,33 195,02
17 CHLB Đức 29 74,55 10 30,22 67 41,29 146,06
18 Pháp 52 43,86 11 17,41 175 73,11 134,38
19 Thụy Sỹ 11 20,09 9 44,71 30 37,42 102,23
20 Ba Lan 3 1,52 4 90,10 9 2,53 94,14
21 Australia 41 5,52 2 1,68 131 64,06 71,26
22 Canada 22 4,32 6 5,86 78 57,28 67,46
23 Luxembourg 1 1,50 2 38,26 12 9,57 49,33
24 Kenya 1 40,77 - - 2 8,06 48,83
25 Belize 4 13,90 3 3,47 4 19,16 36,53
26 Ấn Độ 47 15,93 5 1,07 110 13,77 30,78
27 Anguilla 3 4,80 4 16,17 1 9,74 30,71
28 Indonesia 10 15,51 3 3,40 14 10,05 28,96
29 British West Indies 1 11,57 4 16,60 - - 28,17
Các tiểu vương quốc
30 5 17,40 1 (0,06) 2 6,83 24,17
Ả Rập thống nhất
31 Afghanistan 1 0,06 1 0,00 36 22,97 23,04
32 Campuchia 5 6,85 - - 8 16,14 22,99
33 Iceland 2 8,30 1 12,00 - - 20,30
34 Marshall Islands 2 10,50 1 0,47 2 6,24 17,21
35 Tây Ban Nha 7 1,09 2 10,12 9 0,38 11,59
36 Đan Mạch 5 1,85 2 8,50 12 1,18 11,53
41

37 Israel 5 0,04 2 3,25 19 5,66 8,95


38 Mauritius 2 1,66 1 7,00 1 0,05 8,71
39 Liên bang Nga 9 0,59 1 0,10 83 8,02 8,71
40 Panama 1 7,00 1 0,70 1 0,90 8,60
41 Pakistan 1 0,01 1 0,15 24 8,14 8,29
42 Ukraina 2 0,09 - - 16 8,05 8,15
43 Thụy Điển 5 0,79 1 1,77 17 4,47 7,03
44 Nigeria 1 0,04 2 0,05 61 6,91 7,00
45 Italia 11 2,95 1 0,51 23 3,28 6,74
46 Bỉ 8 3,69 - - 15 0,62 4,31
47 Ireland 3 0,07 - - 9 3,99 4,06
48 Cộng Hòa Síp 4 0,10 - - 5 3,01 3,11
49 Ma Cao 1 0,05 3 2,92 2 0,10 3,07
50 Nam Phi 3 0,10 - - 9 2,50 2,61
51 Bồ Đào Nha - - - - 5 2,44 2,44
52 Brazil - - - - 8 2,33 2,33
53 Lào - - - - 3 2,26 2,26
54 Thổ Nhĩ Kỳ 4 0,09 - - 8 1,75 1,84
55 Ai Cập 6 0,34 - - 9 0,96 1,30
56 Bangladesh - - - - 9 1,19 1,19
57 Phần Lan 5 0,30 2 0,27 6 0,60 1,17
58 Áo 1 0,04 - - 7 1,11 1,15
59 New Zealand 4 0,20 - - 15 0,92 1,12
60 Ethiopia - - - - 2 0,95 0,95
61 Mali - - - - 2 0,91 0,91
62 Malta 1 0,60 - - 1 0,26 0,86
63 Kazakhstan 2 0,02 - - 6 0,77 0,79
64 Venezuela 1 0,77 0,77
65 Ả Rập Xê Út 1 0,06 - - 3 0,71 0,76
66 Burkina Faso - - - - 3 0,65 0,65
67 Syrian Arab Republic - - - - 4 0,65 0,65
68 Sri Lanka 2 0,13 - - 6 0,50 0,63
69 Saint Kitts and Nevis 1 0,02 - - 1 0,60 0,62
70 Cộng hòa Séc 1 0,10 1 0,19 7 0,30 0,59
71 Hy Lạp - - - - 4 0,31 0,31
Iran (Islamic Republic
72 1 0,02 - - 4 0,20 0,22
of)
73 Cu Ba 1 0,20 - - - - 0,20
74 Cameroon 1 0,18 - - - - 0,18
75 Nauy 2 0,16 - - 2 0,02 0,18
76 Latvia - - - - 3 0,16 0,16
77 Trinidad và Tobago - - - - 1 0,13 0,13
78 Albania - - - - 2 0,13 0,13
79 Lithuania 1 0,01 - - 4 0,12 0,13
42

80 Palestine 1 0,04 - - 1 0,09 0,13


81 Dominica 1 0,04 - - 2 0,06 0,11
82 Vanuatu - - - - 2 0,10 0,10
83 Nepal - - - - 3 0,10 0,10
84 Yemen 1 0,01 - - 2 0,09 0,10
85 Sudan - - - - 1 0,09 0,09
86 Jordan - - - - 1 0,09 0,09
87 Slovakia - - - - 3 0,08 0,08
88 Côte d'Ivoire 1 0,06 0,06
89 Irắc 1 0,01 - - 3 0,05 0,06
90 Belarus 1 0,04 1 0,01 - - 0,06
91 Guinea 1 0,01 - - 1 0,04 0,05
92 Republic of Moldova - - - - 2 0,05 0,05
93 Chile 2 0,03 - - 2 0,01 0,04
94 Hungary - - - - 2 0,04 0,04
95 Turkmenistan - - - - 1 0,03 0,03
96 Rumani - - - - 2 0,03 0,03
97 Argentina 1 0,02 - - 1 0,00 0,02
98 Algeria - - - - 1 0,02 0,02
99 Libya - - - - 1 0,02 0,02
100 Bulgaria - - - - 1 0,02 0,02
101 Libăng 1 0,02 - - - - 0,02
102 Liberia - - - - 3 0,02 0,02
103 Mexico - - - - 2 0,02 0,02
104 Serbia - - - - 1 0,02 0,02
105 Colombia 2 0,02 - - - - 0,02
106 Litva - - - - 1 0,01 0,01
107 Bahamas 1 0,01 - - - - 0,01
108 Lesotho 1 0,01 - - - - 0,01
Democratic Republic
109 - - - - 1 0,01 0,01
of the Congo
110 El Salvador - - - - 1 0,01 0,01
111 Kyrgyzstan - - - - 1 0,00003 0,00003
Tổng số 2.522 14.646,41 1.140 6.414,49 6.141 7.469,20 28.530,10

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài


43

Theo địa bàn đầu tư: Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 60 tỉnh, thành phố trên cả
nước trong năm 2020. TP Hồ Chí Minh vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đăng ký đạt
4,36 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư (trong đó đầu tư theo phương thức
GVMCP chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 72,9% tổng vốn đầu tư của Thành Phố). Bạc Liêu
đứng thứ hai với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Hà Nội đứng thứ 3 với gần 3,6 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư (trong
đó vốn đầu tư tập trung nhiều vào phương thức mở rộng dự án hiện có và GVMCP,
chiếm lần lượt 35,2% và 45% tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội). Tiếp theo lần lượt
là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng,…
Nếu xét theo số lượng dự án mới thì TP Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu (950 dự án);
Hà Nội đứng thứ hai (496 dự án); Bắc Ninh đứng thứ ba (153 dự án),….
Bảng 4.4. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020 theo địa phương
Số
Số lượt Vốn đăng Số lượt Giá trị góp
dự Vốn đăng ký Tổng vốn
T dự án ký điều góp vốn vốn, mua cổ
Địa phương án cấp mới (triệu đăng ký
T điều chỉnh mua cổ phần
cấp USD) (triệu USD)
chỉnh (triệu USD) phần (triệu USD)
mới
TP. Hồ Chí
1 950 637,68 250 540,87 3.640 3.177,38 4.355,93
Minh
2 Bạc Liêu 1 4.000,00 - - - - 4.000,00
3 Hà Nội 496 711,81 158 1.261,91 751 1.611,82 3.585,54
Bà Rịa -
4 31 302,36 8 1.489,66 37 381,78 2.173,80
Vũng Tàu
5 Bình Dương 133 783,90 92 317,64 395 782,12 1.883,67
6 Hải Phòng 79 1.064,13 28 376,67 72 69,76 1.510,55
7 Đồng Nai 69 405,04 38 160,49 142 362,83 928,35
8 Bắc Ninh 153 429,97 99 381,87 162 89,35 901,19
9 Bắc Giang 35 395,30 55 432,49 39 66,90 894,69
10 Long An 113 326,24 102 305,11 132 178,94 810,30
11 Hà Nam 33 574,26 33 145,26 28 10,24 729,75
12 Bến Tre 8 541,12 2 5,62 7 21,96 568,70
13 Tây Ninh 15 388,16 29 121,91 34 38,00 548,07
14 Vĩnh Phúc 28 497,50 13 20,49 32 22,72 540,71
15 Hải Dương 32 164,42 46 322,80 42 33,06 520,28
16 Quảng Ninh 16 465,99 2 14,88 16 24,79 505,66
17 Hưng Yên 22 241,74 34 203,03 40 43,01 487,77
Thái
18 20 373,92 12 24,30 16 2,54 400,77
Nguyên
19 Bình Phước 48 322,38 18 26,15 18 20,57 369,10
20 Thanh Hóa 14 240,30 7 100,95 22 8,29 349,54
44

21 Phú Thọ 19 221,55 17 59,64 10 9,56 290,74


22 Quảng Bình 3 295,11 1 (10,97) 2 0,12 284,26
23 Vĩnh Long 6 104,42 9 52,52 1 82,84 239,78
24 Đà Nẵng 83 128,86 20 80,06 105 8,63 217,54
25 Nghệ An 10 164,70 - - 6 4,75 169,45
26 Tiền Giang 9 108,19 11 55,28 6 3,69 167,15
27 Đăk Nông 4 149,62 - - 1 0,14 149,76
28 Quảng Ngãi 3 64,03 7 63,30 3 4,25 131,57
29 Trà Vinh 3 2,79 4 31,63 15 83,07 117,49
30 Ninh Bình 7 29,61 2 42,00 5 44,13 115,73
31 Bình Thuận 6 77,77 3 1,19 27 21,49 100,45
32 Nam Định 16 50,94 8 20,22 19 26,75 97,91
33 Thái Bình 11 82,81 1 0,30 9 7,78 90,89
34 Khánh Hòa 5 30,26 2 13,45 116 32,86 76,57
35 Sóc Trăng 2 70,39 5 (18,76) 1 0,52 52,15
36 Bình Định 4 10,93 3 4,85 15 29,21 45,00
37 Cần Thơ 5 31,72 1 0,47 11 11,43 43,62
Thừa Thiên
38 6 18,42 - - 23 23,77 42,20
Huế
39 Cà Mau 1 40,77 - - 1 0,04 40,82
40 Hòa Bình 2 3,58 3 8,86 9 11,84 24,28
41 Quảng Trị - - 1 10,10 5 10,07 20,17
42 Lâm Đồng 3 10,00 - - 41 8,34 18,34
43 Đồng Tháp - - 1 1,73 6 14,48 16,21
44 Hà Tĩnh 2 10,28 - - 8 5,29 15,57
45 Kiên Giang 1 5,00 - - 19 9,32 14,32
Tuyên
46 1 12,00 - - 4 2,30 14,30
Quang
47 Gia Lai 1 7,00 1 0,43 2 0,86 8,29
48 Yên Bái 1 2,02 1 0,68 10 5,58 8,28
49 Lào Cai 1 2,26 - - 1 5,40 7,65
50 An Giang 1 1,83 1 1,50 1 2,36 5,70
51 Hậu Giang 1 5,00 - - 1 0,08 5,08
52 Đăk Lăk 1 4,05 - - - - 4,05
53 Sơn La - - - - 1 0,88 0,88
54 Phú Yên 1 0,22 - - 3 0,20 0,42
55 Kon Tum - - - - 3 0,31 0,31
56 Điện Biên - - - - 1 0,12 0,12
57 Cao Bằng - - - - 1 0,08 0,08
59 Quảng Nam 8 34,10 10 (97,56) 15 27,36 (36,10)
60 Ninh Thuận - - 2 (158,51) 9 23,22 (135,29)
Tổng số 2.523 14.646,42 1.140 6.414,49 6.141 7.469,20 28.530,10

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài


45

Một số dự án lớn trong năm 2020:

(1) Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm
nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục
tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG (cấp GCNĐKĐT ngày
16/1/2020).
(2) Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa – Vũng Tàu,
điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 18/4/2020).
(3) Dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (Hàn Quốc) tại Hà Nội, điều chỉnh tăng
vốn đầu tư thêm hơn 774 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 29/6/2020).
(4) Dự án Pegatron Việt Nam (Đài Loan), vốn đầu tư 481 triệu USD với mục tiêu
sản xuất thiết bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh, bộ điều khiển
game; các loại máy tính tại Hải Phòng (cấp GCNĐKĐT ngày 30/10/2020).
(5) Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300
triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung
Quốc đầu tư tại Tây Ninh (cấp GCNĐKĐT ngày 21/1/2020).

4.1.1.3. Đánh giá thu hút vốn đầu FDI vào Việt Nam năm 2020
Do tác động từ đại dịch COVID-19, bức tranh đầu tư nước ngoài đã thay đổi.
Năm 2020, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn
FDI, lần đầu tiên nước ta lọt vào top 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI. Với
nhiều lợi thế, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt
Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Và điểm nhấn năm 2020 vốn đầu tư tăng 10,6%
so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu
đầu tư vào Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại của các
nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án ĐTNN tiếp
tục bị ảnh hưởng. Mặc dù số dự án mới, điều chỉnh vốn và cả số lượt GVMCP của nhà
ĐTNN trong năm 2020 đều giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên mức độ giảm cũng đang
được cải thiện. Cùng với việc kiểm soát tốt đại dịch Covid ở Việt Nam, số dự án cấp
mới và điều chỉnh vốn đều tăng lên trong các tháng cuối năm (Số dự án cấp mới trong
Quý IV năm 2020 tăng 9% so với Quý III năm 2020. Số dự án điều chỉnh vốn cũng
tăng lần lượt 26%, 18% và 45% so với các Quý III, Quý II và Quý I năm 2020). Xét
trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong
mắt giới đầu tư quốc tế.
46

Dù tác động của dịch bệnh là vô cùng nặng nề đối với nền kinh tế của nhiều
quốc gia, song cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 tại Việt Nam tiếp tục xuất siêu
gần 19 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn ĐTNN (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,6 tỷ USD,
trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,6 tỷ USD.
4.1.2 Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2021
Tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so
với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 19,74 tỷ
USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính lũy kế đến ngày 20/12/2021, cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước
ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng 61,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Bảng 4.5. Tình hình đầu tư nước ngoài năm 2021

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2020 Năm 2021 So cùng kỳ


1 Vốn thực hiện triệu USD 19.980 19.740 98,8%
2 Vốn đăng ký* triệu USD 28.530,10 31.153,34 109,2%
2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD 14.646,42 15.245,40 104,1%
2.2 Đăng ký tăng thêm triệu USD 6.414,49 9.014,77 140,5%
2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD 7.469,20 6.893,16 92,3%
3 Số dự án*
3.1 Cấp mới dự án 2.523 1.738 68,9%
3.2 Tăng vốn lượt dự án 1.140 985 86,4%
3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án 6.141 3.797 61,8%
4 Xuất khẩu
4.1 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) triệu USD 204.432 246.741 120,7%
4.2 Xuất khẩu (không kể dầu thô) triệu USD 202.859 245.031 120,8%
5 Nhập khẩu triệu USD 169.014 218.283 129,2%

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài


4.1.2.1.Tình hình hoạt động
Ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 19,74 tỷ USD trong
năm 2021, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 3 điểm phần trăm so với 11
tháng năm 2021. Trong đó:
47

Vốn thực hiện


Ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 19,74 tỷ USD trong
năm 2021, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 3 điểm phần trăm so với 11
tháng năm 2021. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021,
ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm trước.
Tình hình xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng trong cả năm 2021
và tăng 1 điểm phần trăm so với 11 tháng. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên 246,7
tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu
không kể dầu thô ước đạt trên 245 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ, chiếm 73,1%
kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 218,3 tỷ USD, tăng
29,2% so cùng kỳ và chiếm 65,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong cả năm 2021, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 28,5 tỷ USD kể
cả dầu thô và xuất siêu trên 26,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực
doanh nghiệp trong nước nhập siêu 25,5 tỷ USD.
4.1.2.2. Tình hình đăng ký đầu tư
Tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và GVMCP của
nhà ĐTNN đạt trên 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Cả vốn đăng
ký mới và vốn điều chỉnh đều tăng so với cùng kỳ. GVMCP tuy vẫn giảm song mức
giảm đã cải thiện rất nhiều so với các tháng trước. Cụ thể:

 Vốn đăng ký mới: Có 1.738 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm 31,1%),
tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD (tăng 4,1% so với cùng kỳ).
 Vốn điều chỉnh: Có 985 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm
13,6%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD (tăng 40,5% so với cùng
kỳ).
 Góp vốn, mua cổ phần: Có 3.797 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 38,2%),
tổng giá trị vốn góp đạt gần 6,9 tỷ USD (giảm 7,7% so với cùng kỳ).
Theo lĩnh vực đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành
trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới,
điều chỉnh cũng như GVMCP không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên
48

đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn
đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.
Bảng 4.6. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 theo ngành
Vốn Số
Vốn đăng Số lượt Giá trị góp Tổng vốn
Số dự đăng ký lượt
ký điều góp vốn vốn, mua đăng ký
TT Ngành án cấp cấp mới dự án
chỉnh mua cổ cổ phần (triệu
mới (triệu điều
(triệu USD) phần (triệu USD) USD)
USD) chỉnh
Công nghiệp chế biến, chế
1 533 7.251,98 612 7.346,30 650 3.522,60 18.120,89
tạo
Sản xuất, phân phối điện,
2 23 5.316,16 12 261,00 29 134,60 5.711,75
khí, nước, điều hòa
Hoạt động kinh doanh bất
3 57 1.390,03 29 246,66 120 1.000,73 2.637,42
động sản
Bán buôn và bán lẻ; sửa
4 488 293,79 130 416,58 1.338 693,64 1.404,02
chữa ô tô, mô tô, xe máy
Hoạt động chuyên môn,
5 291 143,31 87 276,55 620 604,12 1.023,98
khoa học công nghệ
6 Vận tải kho bãi 53 426,37 14 40,47 118 316,96 783,79
7 Xây dựng 28 58,60 12 226,60 119 172,08 457,28
8 Thông tin và truyền thông 156 226,05 25 52,44 268 125,90 404,39
9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 23 41,59 15 21,44 322 104,57 167,60
Nông nghiêp, lâm nghiệp và
10 15 59,97 13 61,38 30 35,43 156,78
thủy sản
11 Cấp nước và xử lý chất thải 2 7,20 1 4,71 10 105,02 116,94
Hoạt động tài chính, ngân
12 1 4,50 1 30,47 21 24,66 59,63
hàng và bảo hiểm
13 Giáo dục và đào tạo 27 12,64 14 17,30 55 21,14 51,08
Hoạt động hành chính và
14 38 11,83 14 11,72 66 22,98 46,52
dịch vụ hỗ trợ
Y tế và hoạt động trợ giúp
15 1 1,10 3 0,62 11 2,80 4,52
xã hội
16 Hoạt động dịch vụ khác 1 0,15 2 0,40 9 3,05 3,60
Nghệ thuật, vui chơi và giải
17 1 0,13 - - 7 1,55 1,68
trí
18 Khai khoáng - - 1 0,14 4 1,34 1,47
Tổng số 1.738 15.245,40 985 9.014,77 3.797 6.893,16 31.153,34

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài


49

Theo đối tác: Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam
trong năm 2021. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD,
chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020; Hàn
Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với
cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm
12,5% tổng vốn đầu tư, tăng 64,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan,…
Bảng 4.7. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 theo đối tác
Vốn đăng Giá trị góp
Số lượt Số lượt
Số dự Vốn đăng ký điều vốn, mua Tổng vốn
dự án góp vốn
TT Đối tác án cấp ký cấp mới chỉnh cổ phần đăng ký
điều mua cổ
mới (triệu USD) (triệu (triệu (triệu USD)
chỉnh phần
USD) USD)
1 Singapore 221 6.105,13 93 1.238,08 332 3.368,77 10.711,98
2 Hàn Quốc 361 1.198,94 280 3.162,82 1.301 591,43 4.953,19
3 Nhật Bản 199 2.790,27 132 859,76 209 247,45 3.897,48
4 Trung Quốc 204 1.664,35 117 1.047,54 433 209,83 2.921,72
5 Hồng Kông 126 1.672,24 96 470,07 80 173,46 2.315,77
6 Đài Loan 63 284,85 61 805,39 209 161,75 1.251,99
7 Hà Lan 24 119,44 16 186,55 32 816,34 1.122,32
8 Hoa Kỳ 77 398,40 23 255,48 160 84,78 738,66
9 BritishVirginIslands 27 219,80 23 197,03 17 152,72 569,56
10 Cayman Islands 7 15,20 6 38,84 14 377,23 431,27
11 Thái Lan 35 199,43 20 4,25 37 146,06 349,74
12 Vương quốc Anh 48 53,25 13 120,62 84 129,13 303,00
13 Samoa 15 80,70 15 184,08 8 12,78 277,56
14 Thụy Sỹ 12 11,45 3 137,18 15 22,10 170,73
15 Seychelles 17 93,62 11 39,19 9 20,03 152,83
16 Malaysia 20 23,19 11 40,24 60 79,41 142,84
17 CHLB Đức 34 85,66 12 20,93 53 19,42 126,01
18 Thổ Nhĩ Kỳ 3 0,32 1 82,70 16 2,73 85,76
19 Australia 35 38,58 9 (5,88) 94 32,54 65,25
20 Canada 20 15,86 3 1,72 60 44,78 62,35
21 Philippines 6 54,75 - - 22 6,68 61,43
22 Bermuda - - 1 49,80 - - 49,80
23 Đan Mạch 6 13,49 2 24,62 16 9,19 47,30
24 Pháp 31 2,19 10 11,79 119 25,24 39,22
25 Kenya - - - - 1 29,97 29,97
United States Virgin
26 1 27,50 1 1,76 - - 29,26
Islands
27 Ấn Độ 26 5,51 7 6,62 60 7,02 19,15
28 Afghanistan - - - - 12 18,19 18,19
50

29 Bỉ 5 0,59 - - 16 16,19 16,78


30 Belarus - - 1 15,99 3 0,05 16,05
31 Ireland 6 0,66 - - 9 13,18 13,84
32 Israel 6 1,39 2 9,90 12 1,84 13,12
33 Italia 16 6,97 2 4,20 19 1,27 12,44
34 Ma Cao 1 10,87 1 1,50 - - 12,37
35 Thụy Điển 10 11,33 - - 4 0,71 12,03
36 Belize 1 9,50 - - 1 1,81 11,31
37 Anguilla 1 10,000 - - - - 10,00
38 Tây Ban Nha 5 0,24 2 6,49 13 3,23 9,95
39 Brunei Darussalam - - 1 (0,26) 1 8,66 8,40
40 Liên bang Nga 5 0,12 1 0,62 59 7,38 8,12
41 Ả Rập Xê Út 1 7,500 - - 2 0,35 7,85
42 Nigeria 2 0,03 - - 32 5,91 5,94
43 Indonesia 3 0,17 - - 9 5,49 5,65
44 Sierra Leone - - - - 1 5,17 5,17
45 Marshall Islands 1 5,000 - - - - 5,00
46 Campuchia 1 0,15 - - 4 4,01 4,16
47 Luxembourg 1 0,50 1 3,00 3 0,61 4,11
48 Channel Islands - - - - 1 3,99 3,99
49 Hungary 2 2,08 - - 4 0,18 2,26
50 Pakistan 4 0,23 1 (0,50) 17 2,38 2,11
51 Yemen - - - - 6 2,00 2,00
52 Panama - - 2 1,60 - - 1,60
53 Áo 2 0,28 - - 3 1,12 1,40
54 Kazakhstan 1 0,02 - - 4 1,35 1,37
55 New Zealand 4 0,18 - - 15 1,13 1,31
56 Albania 1 1,24 - - - - 1,24
57 Ukraina - - - - 15 1,05 1,05
58 Mauritius 1 1,00 - - 1,00
59 Nam Phi 2 0,05 - - 9 0,84 0,89
60 Sri Lanka 1 0,20 - - 3 0,61 0,81
61 Ma rốc 1 0,03 - - 2 0,77 0,79
62 Uzbekistan - - - - 1 0,65 0,65
63 Cộng hòa Séc 3 0,09 - - 4 0,53 0,62
64 Uruguay 1 0,04 - - 2 0,55 0,59
65 Nauy 5 0,57 - - 1 0,01 0,58
66 Ai Cập 1 0,01 1 0,03 6 0,50 0,54
67 Côte d'Ivoire - - - - 3 0,51 0,51
68 Ba Lan 2 0,09 - - 5 0,39 0,48
Các tiểu vương quốc
69 4 0,33 - - 1 0,13 0,47
Ả Rập thống nhất
70 Rumani - - - - 2 0,47 0,47
51

71 Phần Lan 4 0,13 - - 4 0,32 0,45


72 Slovakia 2 0,02 - - 3 0,42 0,45
73 Guinea Bissau - - - - 2 0,42 0,42
74 Irắc - - - - 1 0,39 0,39
75 Armenia - - - - 4 0,32 0,32
Iran (Islamic
76 1 0,01 - - 2 0,28 0,29
Republic of)
77 Lithuania - - - - 1 0,27 0,27
78 Hy Lạp 2 0,05 - - 4 0,22 0,26
79 Libya - - - - 1 0,26 0,26
80 Bangladesh - - - - 2 0,23 0,23
81 Brazil 1 0,02 - - 3 0,20 0,22
82 Jordan - - - - 2 0,22 0,22
83 Bulgaria 2 0,04 - - 1 0,13 0,17
84 Libăng 1 0,05 1 0,11 - - 0,16
85 Lào 1 0,150 - - - - 0,15
86 Liberia - - - - 1 0,14 0,14
87 Myanmar - - - - 2 0,14 0,14
88 Romania - - - - 1 0,14 0,14
89 Cu Ba 1 0,13 - - - - 0,13
90 Mông Cổ - - - - 1 0,13 0,13
91 Syrian Arab Republic - - - - 1 0,13 0,13
92 Mali - - - - 1 0,11 0,11
93 Nepal 1 0,03 - - 2 0,07 0,10
94 Nicaragua - - - - 1 0,04 0,04
95 Zimbabwe - - - - 1 0,03 0,03
96 Congo 1 0,02 - - - - 0,02
97 Mexico 1 0,022 - - - - 0,02
98 Saint Kitts and Nevis - - - - 1 0,02 0,02
99 Argentina 1 0,004 - - 2 0,01 0,02
100 Estonia 1 0,01 - - - - 0,01
101 Palestine - - - - 1 0,004 0,004
102 Isle of Man - - - - 1 0,004 0,004
103 Tanzania - - - - 1 0,004 0,004
104 Latvia - - - - 2 0,003 0,003
105 Vanuatu - - - - 1 0,002 0,002
106 Cộng Hòa Síp 1 0,150 2 (10,09) 2 4,47 (5,46)
Tổng số 1.738 15.245,40 985 9.014,77 3.797 6.893,16 31.153,34

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài


52

Trong năm 2021, vốn đầu tư của Singapore gấp gần 2,2 lần vốn đầu tư của Hàn
Quốc và gấp hơn 2,7 lần vốn đầu tư của Nhật Bản do Singapore có 01 dự án đầu tư
mới và 01 trường hợp GVMCP có vốn đầu tư lớn. Riêng hai dự án này đã chiếm trên
49% tổng vốn đầu tư của Singapore. Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ 2 về vốn đầu tư,
song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng
như số lượt GVMCP. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có
nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự
án đầu tư nhất trong năm 2021.
Theo địa bàn: Nếu xét về số dự án, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều
tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc
Ninh. Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (29,2%), số lượt dự án
điều chỉnh (18,1%) và GVMCP (60,3%).
Bảng 4.8. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 theo địa phương
Số
Số lượt Vốn đăng Số lượt Giá trị góp
dự Vốn đăng ký Tổng vốn
dự án ký điều góp vốn vốn, mua cổ
TT Địa phương án cấp mới (triệu đăng ký
điều chỉnh mua cổ phần
cấp USD) (triệu USD)
chỉnh (triệu USD) phần (triệu USD)
mới
1 Hải Phòng 48 317,08 65 2.727,59 35 2.217,58 5.262,24
2 Long An 54 3.518,84 65 255,24 43 68,89 3.842,98
TP. Hồ Chí
3 633 686,63 178 1.124,28 2.289 1.927,21 3.738,13
Minh
4 Bình Dương 75 629,56 26 669,52 202 834,05 2.133,13
5 Bắc Ninh 126 1.170,51 96 320,56 113 171,71 1.662,77
6 Hà Nội 362 237,55 146 838,77 462 448,14 1.524,45
7 Đồng Nai 51 295,44 49 466,97 87 597,27 1.359,68
8 Cần Thơ 5 1.316,82 1 9,00 7 1,46 1.327,27
9 Bắc Giang 21 621,84 45 652,71 40 39,60 1.314,14
10 Quảng Ninh 10 1.011,55 4 113,95 11 31,17 1.156,66
11 Tây Ninh 16 247,90 26 573,89 8 1,69 823,48
12 Vĩnh Phúc 27 703,14 8 33,21 13 7,68 744,03
13 Hưng Yên 28 393,80 38 272,59 34 45,74 712,13
14 Phú Thọ 15 434,24 16 133,55 7 9,60 577,38
15 Thái Bình 6 459,85 1 1,44 3 1,35 462,64
16 Đăk Lăk 8 454,88 - - 2 0,22 455,10
17 Bình Phước 49 327,52 32 109,37 13 13,48 450,37
Bà Rịa -
18 21 345,08 10 10,42 23 42,66 398,16
Vũng Tàu
19 Hải Dương 17 110,25 43 195,05 50 26,31 331,60
20 Nghệ An 9 283,18 6 34,67 3 0,66 318,52
21 Hà Nam 20 237,25 28 68,64 3 1,99 307,88
53

Thái
22 15 111,34 15 104,63 8 4,33 220,30
Nguyên
23 Thanh Hóa 11 137,44 8 42,43 7 12,96 192,84
Thừa Thiên
24 3 165,56 2 16,30 11 1,62 183,48
Huế
25 Đà Nẵng 40 150,00 19 10,61 51 11,73 172,34
26 Ninh Bình 7 83,76 2 22,00 11 51,08 156,84
27 Hậu Giang 6 145,54 2 8,00 3 0,50 154,04
28 Kon Tum 1 152,87 - - 1 0,53 153,39
29 Nam Định 3 3,60 15 55,77 7 89,71 149,08
30 Tiền Giang 2 2,06 4 134,40 3 1,47 137,92
31 Bình Định 4 80,34 3 12,40 12 21,15 113,89
32 Quảng Trị 2 91,76 - - 2 11,03 102,78
33 Ninh Thuận 1 4,00 - - 12 74,76 78,76
34 Quảng Bình 1 54,60 - - 3 1,48 56,08
35 Yên Bái 7 48,50 - - 7 6,77 55,27
36 Vĩnh Long 6 13,74 6 33,69 3 2,88 50,31
37 Đồng Tháp 4 42,76 - - 4 4,95 47,71
38 Quảng Ngãi 2 24,95 2 17,06 - - 42,01
39 Quảng Nam 7 15,21 6 13,09 40 11,66 39,96
40 Khánh Hòa 1 6,75 5 25,14 63 5,89 37,78
41 Cà Mau 1 4,31 1 0,88 2 30,15 35,34
42 Bình Thuận 2 12,35 - - 10 2,10 14,45
43 Lâm Đồng 1 2,00 2 3,37 31 7,22 12,59
44 Trà Vinh 1 0,25 2 8,71 4 3,09 12,05
45 An Giang 1 11,00 - - 3 0,94 11,94
46 Hà Tĩnh - - - - 13 11,75 11,75
47 Lào Cai 1 3,93 - - 1 7,57 11,50
48 Đăk Nông 1 7,65 - - - - 7,65
49 Kiên Giang - - - - 22 6,39 6,39
50 Lạng Sơn - - - - 1 6,00 6,00
51 Gia Lai - - 1 1,20 1 0,41 1,61
52 Phú Yên 1 1,11 - - - - 1,11
53 Cao Bằng - - - - 1 0,86 0,86
54 Lai Châu 2 0,55 0,55
55 Sóc Trăng - - 1 0,50 - - 0,50
56 Bạc Liêu 1 0,00 - - 1 0,20 0,21
57 Hòa Bình - - - - 2 0,12 0,12
Tuyên
58 1 2,00 1 (15,07) 1 0,37 (12,71)
Quang
59 Bến Tre 3 63,13 5 (91,76) 6 12,53 (16,10)
Tổng số 1.738 15.245,40 985 9.014,77 3.797 6.893,16 31.153,34

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài


54

Nếu xét về số dự án, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố
lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh. Trong đó, TP
Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (29,2%), số lượt dự án điều chỉnh (18,1%)
và GVMCP (60,3%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút ĐTNN trong
năm, song xếp thứ 2 về số dự án mới (16,7%) và số lượt GVMCP (12,2%).
Một số dự án ĐTNN lớn trong năm 2021:

(1) Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên
3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An
(cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).
(2) Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm
2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750
triệu USD ngày 04/02/2021).
(3) Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ
USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu
cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp
GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).
(4) Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật
Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót
và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp GCNĐKĐT ngày 23/7/2021).
(5) Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều
chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày
13/5/2021).
4.1.2.3. Đánh giá thu hút vốn đầu FDI vào Việt Nam năm 2021
Vốn đầu tư thực hiện của các dự án ĐTNN 12 tháng năm 2021 tăng 3 điểm
phần trăm so với 11 tháng năm 2021, song vẫn giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Chính
phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, ban hành nhiều giải pháp, chính
sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp cũng như các quy
định, hướng dẫn thích ứng với tình hình mới của đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp
đang dần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn
điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%. Giá trị GVMCP tuy giảm mạnh ở những tháng đầu
năm song đã cải thiện dần trong các tháng cuối năm nên cả năm 2021 giá trị GVMCP
chỉ giảm 7,7% so với năm 2020.
55

Số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và số lượt GVMCP đều giảm so với năm
2020. Sự suy giảm các dự án đầu tư mới chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô
nhỏ (dưới 5 triệu USD và dưới 1 triệu USD). Việc tăng vốn đầu tư cấp mới, vốn đầu tư
điều chỉnh và giảm số lượng dự án cho thấy quy mô vốn đầu tư bình quân/dự án đầu tư
mới cũng như điều chỉnh đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020
Xuất nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2021 tăng liên tục ở các tháng và
trong cả năm. Khu vực ĐTNN xuất siêu gần 28,5 tỷ USD kể cả dầu thô đã bù đắp
được phần nhập siêu 25,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước làm cho cả
nước xuất siêu 3 tỷ USD trong cả năm 2021.
4.1.2.4. Nguyên nhân làm giảm số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và GVMCP
Thứ nhất, dòng vốn ĐTNN toàn cầu nửa đầu năm 2021 phục hồi tốt hơn dự
kiến, tuy nhiên niềm tin của nhà đầu tư vào ngành và chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn
lung lay. Số lượng các dự án mới trong các ngành thâm dụng vào chuỗi giá trị toàn cầu
(như điện tử, ô tô và hóa chất) đều giảm.
Thứ hai, do sự cạnh tranh trong thu hút ĐTNN giữa các quốc gia ngày càng gia
tăng. Áp lực cạnh tranh trong thu hút ĐTNN lớn, đặc biệt là đối với các nền kinh tế
mới nổi và đang phát triển.
Thứ ba, chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam (giảm số lượng,
tăng về chất lượng) làm loại bỏ các dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng.
Thứ tư, việc hạn chế nhập cảnh và chính sách cách ly dài ngày trong những
tháng dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam làm chững lại các đoàn chuyên gia
và nhóm phát triển dự án vào Việt Nam khảo sát và làm các thủ tục đầu tư. Ngoài ra,
việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các KCN làm
đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng góp phần
làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt
Nam.
4.2. Kết quả đánh giá các ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 đến thu hút vốn
đầu tư FDI vào Việt Nam
4.2.1 Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo 
Theo như mô hình nghiên cứu, hệ thống tiêu chí đánh ý định đầu tư của doanh
nghiệp được xác định dựa trên việc nghiên cứu 6 nhóm nhân tố là: chính sách thu hút
đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, dịch vụ công, môi trường sống, liên kết vùng,
môi trường kinh tế vĩ mô, nhà đầu tư nước ngoài.
56

Độ tin cậy của thang đo (các biến) được kiểm định thông qua hai công cụ là hệ
số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước
nhằm loại các biến không phù hợp. Theo Hoàng Trọng và Chu Thị Mộng Nguyệt
(2005) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1 thì
thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được.
Trong nghiên cứu này, thang đo được chấp nhận khi có độ tin cậy Cronbach
Alpha từ 0,6 trở lên, và có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) từ 0,3 trở lên.
a. Thang đo chính sách thu hút đầu tư
Kết quả tại Phụ lục 2 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo Chính sách
thu hút đầu tư là 0,870 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả
các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo cơ sở hạ tầng
được chấp nhận qua 5 biến quan sát là: Chính sách gia hạn, miễn giảm thuế quan;
Chính sách ưu đãi thuế đất, giải phóng mặt bằng; Chính sách đầu tư minh bạch, đồng
bộ; Chiến lược, định hướng dài hạn trong thu hút vốn đầu tư FDI; Chính sách hỗ trợ
người lao động.
b. Thang đo cơ sở hạ tầng
Kết quả tại Phụ lục 3 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo cơ sở hạ
tầng là 0,885 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến
quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo chính sách thu hút đầu
tư được chấp nhận qua 5 biến quan sát là: Mạng lưới giao thông bị đình trệ; Đẩy mạnh
phát triển hạ tầng công nghệ số; Gián đoạn xây dựng các dự án cung cấp năng lượng;
Thiếu hóa chất trong việc xử lý nước; Chi phí vận chuyển tăng cao.

c. Thang đo nguồn nhân lực


Kết quả tại Phụ lục 4 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo nguồn nhân
lực là 0,860 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến
quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo chính sách thu hút đầu
tư được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Ảnh hưởng tâm lý làm việc của người lao
động; Khó khăn trong việc tuyển dụng lao động; Giảm chất lượng đào tạo ở các trường
(đại học, cao đẳng, nghề,...); Hạn chế chuyên gia nước ngoài nhập cảnh.
d. Thang đo dịch vụ công
57

Kết quả tại Phụ lục 5 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo dịch vụ
công là 0,849 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến
quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo chính sách thu hút đầu
tư được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Số hóa thủ tục hành chính; Hỗ trợ doanh
nghiệp tiêm vacxin sớm cho công nhân; Thúc đẩy hải quan số; Mở Cổng Dịch vụ công
Quốc gia trực tuyến giúp hỗ trợ chu đáo cho doanh nghiệp.
e. Thang đo môi trường sống
Kết quả tại Phụ lục 6 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo môi trường
sống là 0,898 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến
quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo môi trường sống được
chấp nhận qua 5 biến quan sát là: Giảm ô nhiễm môi trường không khí; Hệ thống
trường học chưa đáp ứng được yêu cầu phòng dịch; Hệ thống y tế còn yếu; Chi phí
sinh hoạt tăng cao; Môi trường du lịch, nghỉ dưỡng phải đóng cửa.
f. Thang đo liên kết vùng
Kết quả tại Phụ lục 7 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo liên kết
vùng là 0,835 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến
quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo dịch vụ công được
chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Sự phối hợp giữa các tỉnh thành trong xúc tiến
thương mại; Phối hợp tổ chức sản xuất giữa các tỉnh; Chuỗi ngành hàng phù hợp với
hoạt động của doanh nghiệp; Ngành công nghiệp phụ trợ tại các tỉnh trong vùng.
g. Thang đo môi trường kinh tế vĩ mô
Kết quả tại Phụ lục 8 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo môi trường
kinh tế vĩ mô là 0,898 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả
các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo dịch vụ công
được chấp nhận qua 5 biến quan sát là: Đóng cửa nền kinh tế; Sàng lọc các nguồn vốn
FDI đem lại hiệu quả cao trong phát triển KT -XH; Tăng trưởng kinh tế (GDP) của
Việt Nam giảm; Gia tăng lạm pháp; Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư ở Việt Nam giảm.
h. Thang đo nhà đầu tư nước ngoài
Kết quả tại Phụ lục 9 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo nhà đầu tư
nước ngoài là 0,834 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các
biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo dịch vụ công
được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Suy thoái môi trường kinh tế toàn cầu; Dịch
chuyển dòng vốn FDI từ khu vực Châu Phi và Mỹ Latinh sang khu vực Châu Á; Tiềm
58

lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài giảm; Thay đổi chiến lược đầu trong các lĩnh
vực.
i. Thang đo quyết định định đầu tư
Kết quả tại Phụ lục 10 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha là 0,842 (lớn hơn 0.6),
đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu
(lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo ý định đầu tư được chấp nhận qua 3 biến quan sát là:
Nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam; Thu hút được nhiều nhà đầu tư; Nhà đầu
tư hài lòng về việc đầu tư vào Việt Nam.
Như vậy sau khi loại các thang đo có Hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 và các
biến có hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát nhỏ hơn 0,3 tác giả thu
được bảng tổng hợp độ tin cậy của toàn bộ thang đo và biến như sau:
Bảng 4.9 Bảng đánh giá mức độ tin cậy thang đo bằng Cronbach Alpha

STT Thang đo Biến quan sát Biến quan sát Cronbach Biến bị
ban đầu còn lại Alpha loại
1 Chính sách thu hút đầu tư 5 5 0,870

2 Cơ sở hạ tầng 5 5 0,885

3 Nguồn nhân lực 4 4 0,860

4 Dịch vụ công 4 4 0,849

5 Môi trường sống 5 5 0,898

6 Liên kết vùng 4 4 0,835

7 Môi trường kinh tế vĩ mô 5 5 0,898

8 Nhà đầu tư nước ngoài 4 4 0,834

9 Quyết định đầu tư 3 3 0,842

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)


Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phép trích (Extraction
Method) là Principal components với phép xoay (Rotation) Varimax.
a. Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO
59

Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới
thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không
thích hợp với các dữ liệu.
● Phân tích nhân tố chính sách thu hút đầu tư
Kết quả tại Phụ lục 11 cho thấy, chỉ số KMO là 0,872 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
● Phân tích nhân tố cơ sở hạ tầng
Kết quả tại Phụ lục 12 cho thấy, chỉ số KMO là 0,871 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
● Phân tích nhân tố nguồn nhân lực
Kết quả tại Phụ lục 13 cho thấy, chỉ số KMO là 0,797 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
● Phân tích nhân tố dịch vụ công
Kết quả tại Phụ lục 14 cho thấy, chỉ số KMO là 0,803 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
● Phân tích nhân tố môi trường sống
Kết quả tại Phụ lục 15 cho thấy, chỉ số KMO là 0,886 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
● Phân tích nhân tố liên kết vùng
Kết quả tại Phụ lục 16 cho thấy, chỉ số KMO là 0,804 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
60

cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
● Phân tích nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô
Kết quả tại Phụ lục 17 cho thấy, chỉ số KMO là 0,888 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
● Phân tích nhân tố nhà đầu tư nước ngoài
Kết quả tại Phụ lục 18 cho thấy, chỉ số KMO là 0,804 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
● Phân tích nhân tố quyết định đầu tư
Kết quả tại Phụ lục 20 cho thấy, chỉ số KMO là 0,817 với mức ý nghĩa
sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5
cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân
tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.
Kết luận: Sau khi tiến hành phân tích hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân
tố khám phá, bộ thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư đã được hiệu chỉnh
còn 5 biến cơ sở hạ tầng, 5 biến chính sách thu hút đầu tư, 4 biến nguồn nhân lực, 4
biến dịch vụ công, 5 biến môi trường sống, 4 biến liên kết vùng, 5 biến môi trường
kinh tế vĩ mô, 4 biến nhà đầu tư nước ngoài và 3 biến quyết định đầu tư (tổng cộng là
39 biến quan sát). Bộ thang đo này sẽ được dùng để đánh ý định đầu tư của doanh
nghiệp vào tỉnh Quảng Ninh và được trình bày trong Bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.10 Nhóm nhân tố nghiên cứu trong EFA

Nhóm biến Ký hiệu Tên biến quan sát

CS1 Chính sách gia hạn, miễn giảm thuế quan

Chính sách CS2 Chính sách ưu đãi thuế đất, giải phóng mặt bằng
thu hút đầu
CS3 Chính sách đầu tư minh bạch, đồng bộ

CS4 Chiến lược, định hướng dài hạn trong thu hút vốn
61

đầu tư FDI

CS5 Chính sách hỗ trợ người lao động

HT1 Mạng lưới giao thông bị đình trệ


Cơ sở hạ
tầng HT2 Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ số

HT3 Gián đoạn xây dựng các dự án cung cấp năng


lượng
BIẾN
HT4 Thiếu hóa chất trong việc xử lý nước
ĐỘC
LẬP HT5 Chi phí vận chuyển tăng cao

NL1 Ảnh hưởng tâm lý làm việc của người lao động

Nguồn nhân NL2 Khó khăn trong việc tuyển dụng lao động
lực
NL3 Giảm chất lượng đào tạo ở các trường (đại học, cao
đẳng, nghề,...)

NL4 Hạn chế chuyên gia nước ngoài nhập cảnh

DVC1 Số hóa thủ tục hành chính

DVC2 Hỗ trợ doanh nghiệp tiêm vacxin sớm cho công


nhân
Dịch vụ công
DVC3 Thúc đẩy hải quan số

DVC4 Mở Cổng Dịch vụ công Quốc gia trực tuyến giúp


hỗ trợ chu đáo cho doanh nghiệp

MT1 Giảm ô nhiễm môi trường không khí

Môi trường MT2 Hệ thống trường học chưa đáp ứng được yêu cầu
sống phòng dịch

MT3 Hệ thống y tế còn yếu

MT4 Chi phí sinh hoạt tăng cao


62

MT5 Môi trường du lịch, nghỉ dưỡng phải đóng cửa

LKV1 Sự phối hợp giữa các tỉnh thành trong xúc tiến
thương mại

LKV2 Phối hợp tổ chức sản xuất giữa các tỉnh


Liên kết
vùng LKV3 Chuỗi ngành hàng phù hợp với hoạt động của
doanh nghiệp

LKV4 Ngành công nghiệp phụ trợ tại các tỉnh trong vùng

VM1 Đóng cửa nền kinh tế

VM2 Sàng lọc các nguồn vốn FDI đem lại hiệu quả cao
Môi trường trong phát triển KT -XH
kinh tế vĩ mô
VM3 Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam giảm

VM4 Gia tăng lạm pháp

VM5 Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư ở Việt Nam giảm

QT1 Suy thoái môi trường kinh tế toàn cầu

Nhà đầu tư QT2 Dịch chuyển dòng vốn FDI từ khu vực Châu Phi và
nước ngoài Mỹ Latinh sang khu vực Châu Á

QT3 Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài giảm

QT4 Thay đổi chiến lược đầu trong các lĩnh vực

QĐ1 Nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam


BIẾN Quyết định QĐ2 Thu hút được nhiều đầu tư
PHỤ đầu tư
QĐ3 Nhà đầu tư hài lòng về việc đầu tư vào Việt Nam
THUỘC
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
b. Phân tích EFA với biến độc lập (36 biến quan sát)
Dựa vào Phụ lục 19, sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 36 biến quan sát
của 8 thang đo thành phần được đưa vào phân tích yếu tố khám phá (EFA). Kết quả
phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho thấy hệ số KMO = 0,892 cho thấy dữ liệu phù
hợp để thực hiện phân tích yếu tố (0,5 < KMO < 1) và có hệ số Eigenvalue = 1.356 lớn
63

hơn 1, tổng phương sai trích 70,577 % lớn hơn 50% vì vậy các hệ số kiểm định đều
đạt yêu cầu.
c. Phân tích EFA với biến phụ thuộc (3 biến quan sát)
Dựa theo Phụ lục 20, kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho thấy hệ số
KMO = 0,725 cho thấy dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích yếu tố (0,5 < KMO < 1)
và hệ số Eigenvalue = 2,316 lớn hơn 1, tổng phương sai trích 77,186 % lớn hơn 50%
vì vậy các hệ số kiểm định đều đạt yêu cầu. Xem xét ma trận xoay nhân tố: các biến
quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 cho thấy các biến quan sát đều đủ điều
kiện để phân tích các bước tiếp theo.
Như vậy, so với mô hình lý thuyết thì sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA,
các biến quan sát đều hội tụ thành các nhóm yếu tố như mô hình ban đầu, do đó kết
quả khảo sát của tác giả hoàn toàn đáng tin cậy để đưa vào phân tích hồi quy tuyến
tính.
4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến
● Độ phù hợp của mô hình
Kết quả hồi quy tại Phụ lục 22 cho thấy: giá trị R2 (R Square) là 0,685 nói nên
độ thích hợp của mô hình là 68,5%, hay nói cách khác 68,5% sự biến thiên của ý định
đầu tư của doanh nghiệp được giải thích bởi 8 nhân tố cấu ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của doanh nghiệp. Giá trị R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0,674 (hay
67,4%) phản ánh sự phù hợp của mô hình với tổng thể là cao.
● Các hệ số hồi quy
Phương trình hồi quy tuyến tính được ước lượng cho thấy các yếu tố đều có ý
nghĩa thống kê và độ tin cậy cao (sig. = < 0.05). Điều đó chứng tỏ tất cả các biến độc
lập đều có tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Dựa vào kết quả này cho phép kết luận (Phụ lục 22):
Một là, các giả thuyết đo lường H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 được đề xuất
trong mô hình lý thuyết ban đầu được chấp thuận do giá trị sig < 0.05. Kết quả kiểm
định cho thấy 8 nhóm yếu tố đều được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95%.
Quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài được tác động bởi 07 yếu tố theo
mức độ tác động sau: (1) Cơ sở hạ tầng, (2) Chính sách thu hút vốn đầu tư, (3) Môi
trường kinh tế vĩ mô, (4) Nguồn nhân lực, (5) Môi trường sống, (6) Nhà đầu tư nước
ngoài, (7) Dịch vụ công, (8) Liên kết vùng.
64

Đồng thời, mô hình hồi quy về quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam sau khi chuẩn hóa được trình bày như sau:
ĐT = 0,346*HT + 0,185*CS + 0,162*VM + 0,147*NL + 0,132*MT +
0,119*QT + 0,087*DVC + 0,085*LKV
Hai là, mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các yếu tố thu
hút đầu tư FDI vào Việt Nam được xác định như sau:
- Cơ sở hạ tầng: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định của nhà đầu tư
nước ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đầu tư
tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng/giảm
0.346 đơn vị.
- Chính sách thu hút đầu tư: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến quyết định
của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của chính sách thu
hút đầu tư tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ
tăng/giảm 0.185 đơn vị.
- Môi trường kinh tế vĩ mô: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến quyết định
của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của môi trường
kinh tế vĩ mô tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ
tăng/giảm 0.162 đơn vị.
- Nguồn nhân lực: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ tư đến quyết định của nhà
đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của nguồn nhân lực
tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng/giảm
0.147 đơn vị.
- Môi trường sống: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ năm đến quyết định của nhà
đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của môi trường sống
tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng/giảm
0.132 đơn vị.
- Nhà đầu tư nước ngoài: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ sáu đến quyết định
của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư
nước ngoài tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ
tăng/giảm 0.119 đơn vị.
- Dịch vụ công: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ bảy đến quyết định của nhà đầu
tư nước ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của dịch vụ công tăng/giảm 01
đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng/giảm 0.087 đơn vị.
65

- Liên kết vùng: là yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư nước
ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của liên kết vùng tăng/giảm 01 đơn vị
thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng/giảm 0.085 đơn vị.
● Kiểm tra sự vi phạm của các giả thuyết thống kê
- Kiểm định về hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
Dựa vào Phụ lục 22, kết quả kiểm định giá trị Durbin - Watson thông qua phân
tích hồi quy cho thấy giá trị Durbin - Watson đạt 2.293 nằm trong khoảng chấp nhận
1<d<3, do đó ta có thể kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số
ngẫu nhiên.
- Kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
Đa cộng tuyến là hiện tượng trong đó các biến độc lập có quan hệ với nhau.
Công cụ chuẩn đoán giúp ta phát hiện sự tồn tại của đa cộng tuyến trong dữ liệu là hệ
số phóng đại phương sai (VIF), quy tắc là khi VIF vượt quá 2 đó là dấu hiệu của Đa
cộng tuyến.
Dựa vào Phụ lục 22, kết quả đánh giá mức độ đa cộng tuyến thông qua phân
tích hồi quy cho thấy hệ số VIF của các yếu tố đều nhỏ hơn 2, do đó ta có thể kết luận
không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
- Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư
Quan sát biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram cho thấy, giá trị trung
bình của các quan sát Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.983 (xấp xỉ =1). Vì thế,
cho phép kết luận giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm. Quan sát
biểu đồ tần số cho thấy, các điểm quan sát thực tế không phân tán quá xa đường thẳng
kỳ vọng (đường chéo), vì thế cũng cho kết luận tương tự.

4.3 Kết luận


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của Covid-19 đến thu
hút đầu tư FDI vào Việt Nam. Từ đó đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên
cứu của đề tài đặt cơ sở cho việc hoạch định chính sách và giải pháp thu hút FDI cho
Việt Nam trong thời gian tới. Về mặt thực tiễn kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác
định được quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố theo thứ tự từ cao xuống thấp bao gồm: (1) Cơ sở hạ tầng, (2) Chính
sách thu hút vốn đầu tư, (3) Môi trường kinh tế vĩ mô, (4) Nguồn nhân lực, (5) Môi
trường sống, (6) Nhà đầu tư nước ngoài, (7) Dịch vụ công, (8) Liên kết vùng.
66

Thứ nhất phải kể đến tác động của yếu tố cơ sở hạ tầng đến quyết định đầu tư
của nhà đầu tư nước ngoài là điều hoàn hoàn hợp lý trong trường hợp nghiên cứu đề
tài này. Cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ bản và cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh của
bất kỳ công ty nào. Covid-19 đã tác động làm gián đoạn mạng lưới giao thông, tăng
cao chi phí vận chuyển, gián đoạn các dự án cung cấp năng lượng nhưng đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quá trình phát triển hạ tầng công nghệ số ở Việt Nam vì vậy cơ sở hạ
tầng có tác động cùng chiều với quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, chính sách thu hút đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng trong
thời điểm các doanh nghiệp phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chính phủ Việt Nam đã có những chính
sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như ưu đãi thuế đất, giải
phóng mặt bằng, ra hạn miễn giảm thuế quan, các chính sách giúp doanh nghiệp để giữ
chân người lao động. Ngoài ra còn thay đổi định hướng trong dài hạn để thu hút vốn
đầu tư FDI. Vì vậy, chính sách thu hút đầu tư FDI là một trong những nhân tố ảnh
hưởng mạnh mẽ đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những yếu tố cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư thì môi trường
kinh tế vĩ mô là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến môi
trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam giảm,
phải đóng cửa nền kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn lọt top những nền kinh
tế tăng trưởng dương trong giai đoạn 2020-2021, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức
thấp, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư ở Việt Nam vẫn cao. Vì vậy, môi trường kinh tế
vĩ mô ảnh hưởng thuận chiều với quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố quan trọng để điều hành một
doanh nghiệp. Với sự lây lan nhanh của dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý
làm việc của người lao động khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển dụng lao
động, các chuyên gia nước ngoài hạn chế nhập cảnh nhưng với sự giúp sức của chính
phủ và sự thấu hiểu của doanh nghiệp với người lao động đã giúp doanh nghiệp luôn
hoạt động với 70-80% công nhân.
Với sự kiểm tốt dịch bệnh môi trường sống và làm việc thể hiện qua các yếu tố
y tế, trường học, không khí, hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng và chi phí sinh hoạt hợp
lý thể hiện một môi trường sống thoải mái và phù hợp với nhà đầu tư và người lao
động để làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài.
67

Với sự suy thoái của môi trường kinh tế toàn cầu tiềm lực tài chính của nhà đầu
tư vì vậy họ đã thay đổi chiến lược đầu tư trong các lĩnh vực. Họ đã dịch chuyển
nguồn vốn FDI từ Châu Phi và Mỹ Lating sang các khu vực Châu Á trong đó điển
hình là Việt Nam. Vì vậy ảnh hưởng Covid-19 ảnh hưởng thuận chiều tời quyết định
đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Khi Covid-19 làm các địa phương phải giãn cách xã hội khiến các doanh nghiệp
khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Để giải quyết khó khăn cho
doanh nghiệp chính phủ đã số hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy hải quan số, mở cổng
dịch vụ công quốc gia trực tuyến giúp hỗ trợ chu đáo cho doanh nghiệp. Do vậy dịch
vụ công luôn là một trong những nhân tố giúp các nhà đầu tư nước ngoài quyết định
đầu tư vào Việt Nam.
Liên kết vùng một cách hiệu quả đòi hỏi các địa phương phải có sự phối hợp
một cách đồng nhất trong phòng chống dịch và phối hợp phân công tổ chức sản xuất sẽ
thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực tế những số liệu ở trên cho thấy Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn
trong đại dịch Covid-19 đang diễn biến một cách phức tạp trên thế giới. Chính phủ và
các cơ quan chức năng đã vào cuộc kịp thời để ban hành nhiều chính sách giải pháp
nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp cũng như cải cách thủ tục hành
chính điển hình như luật Đầu tư 2020… Các doanh nghiệp đã và đang dần phục hồi
hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
68

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH COVID - 19
5.1 Xu hướng đầu tư FDI năm 2020 - 2021
5.1.1 Xu hướng đầu tư FDI trên thế giới
Thế giới đã trải qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19 hoàng hành với sự xuất hiện
của những biến chủng mới cùng nhiều ẩn số chưa có lời giải. Tình hình dịch Covid-19
diễn biến phức tạp trên thế giới đã chứng minh khá rõ nét thực tế rằng đại dịch vẫn
chưa thể kiểm soát. Kể từ khi ghi nhận những ca đầu tiên mắc COVID-19 ở Vũ Hán,
Trung Quốc vào tháng 12/2019 đến ngày 31/12/2021, đại dịch này đã lây lan trên toàn
cầu với hơn 287 triệu ca mắc, trong đó hơn 5,4 triệu ca tử vong. Trong hai năm, chủng
virus gốc gây bệnh dịch Covid-19 đã biến đổi thành 5 "biến thể đáng lo ngại", căn cứ
mức độ nghiêm trọng của bệnh, hiệu quả của các biện pháp ứng phó y tế và khả năng
lây lan từ người sang người. Trong đó, các biến thể Alpha, Beta và Gamma đã được
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hạ xuống thành "các biến thể cần theo dõi" vào tháng 9-
2021 vừa qua, trong khi các biến thể Delta và Omicron hiện vẫn bị xem là "các biến
thể đáng lo ngại". WHO ngày 28/12 đã cảnh báo những nguy cơ tổng thể liên quan đến
biến thể mới đáng lo ngại Omicron vẫn còn rất cao. Đã có những bằng chứng rõ ràng
cho thấy biến thể Omicron vượt trội hơn so với biến thể Delta về sự lây nhiễm, với tốc
độ lây tăng nhanh hơn gấp đôi - từ 2 đến 3 ngày - và sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ
các ca bệnh ghi nhận tại một số quốc gia.
Trong năm 2020, năm đầu tiên kinh tế thế giới chịu tác động của đại dịch
COVID-19, các quốc gia trên toàn cầu đã rơi vào cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc. Bóng
đen từ cuộc khủng hoảng đại dịch đã đảo ngược xu hướng tăng trưởng kinh tế do
những biện pháp hạn chế, kéo các chỉ số thất nghiệp tăng vọt, đẩy thêm nhiều người
vào tình trạng nghèo khó. An ninh lương thực cũng không nằm ngoài “tâm bão” khi
Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc cho biết dịch COVID-19 làm
tăng gần gấp đôi số người bị mất an ninh lương thực khẩn cấp, từ 135 triệu người năm
2009 lên tới 265 triệu người vào năm 2020. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới giảm 5,2% trong năm 2020 do các biện pháp
đóng cửa nền kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Khối lượng giao dịch
hàng hóa thế giới giảm từ 13% đến 32% so với năm 2019. Năm 2021 đà phục hồi đã
được củng cố với dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 5,6%, khi các nước
chuyển sang “sống chung an toàn với COVID-19”, triển khai các gói kích thích tăng
trưởng hậu COVID-19, những nút thắt trong chuỗi cung ứng cũng dần được tháo gỡ
song được dự báo là vẫn không đồng đều. Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã gây ra
69

những gián đoạn mới và tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến các ngân hàng trung ương phải
mạnh tay can thiệp.
Bảng 5.1 Dòng vốn FDI toàn cầu trong giai đoạn 2013-2021 (tỷ USD)

Nguồn: Cơ sở dữ liệu Thống kê Đầu tư Trực tiếp Quốc tế của OECD.

Các biện pháp nhằm kiềm chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng
tiêu cực đến dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu năm 2021. Theo Hội nghị Liên
hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn FDI toàn cầu ước giảm
từ 30 - 40% trong giai đoạn 2020 - 2021. Tất cả các lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng, nhưng
FDI giảm mạnh và rõ ràng trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến tiêu dùng như
hàng không, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, cũng như các ngành sản xuất và
lĩnh vực năng lượng. Sụt giảm FDI toàn cầu có liên quan rất chặt chẽ đến việc gián
đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do hậu quả của đại dịch. Ngoài ra, các chính phủ
trên thế giới cũng đã tích cực triển khai các chính sách đầu tư ra nước ngoài mới liên
quan đến an ninh quốc gia, đồng thời, cố gắng cân bằng các rủi ro bằng các chính sách
bảo hộ. Trong năm 2020, các chính phủ khác nhau đã thông qua các biện pháp ở cả
cấp quốc gia và quốc tế để giải quyết các hậu quả kinh tế và sức khỏe của đại dịch
Covid-19, cũng như bảo vệ các doanh nghiệp khỏi nguy cơ thâu tóm từ nước ngoài.
Các nền kinh tế phát triển chứng kiến mức tăng mạnh nhất về vốn FDI, lên tới
424 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2021 - gấp hơn 3 lần so với thời kỳ
đại dịch năm 2020. Ở châu Âu, một số nền kinh tế lớn đã chứng kiến sự gia tăng đáng
kể trong vốn FDI, chỉ còn thấp hơn 5% so với mức trung bình hàng quý trước đại dịch.
70

Theo báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD’s
Investment Trends Monitor), dòng vốn FDI vào Mỹ đã tăng 90%, nhờ vào sự gia tăng
của các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Dòng vốn FDI vào các nền kinh tế
đang phát triển cũng tăng đáng kể lên tổng cộng 427 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
2021, với mức tăng trưởng 25% ở Đông và Đông Nam Á, phục hồi gần mức trước đại
dịch ở Trung và Nam Mỹ, và tăng trưởng trên khắp châu Phi, Tây và Trung Á. Trong
tổng mức tăng phục hồi, 75% được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển.
Trong nửa đầu năm 2021, so với năm 2020, các quốc gia có thu nhập cao đã
tăng hơn gấp đôi dòng vốn FDI của họ với mức tăng 117% và các nền kinh tế thu nhập
trung bình tăng 30%, trong khi các nền kinh tế thu nhập thấp ghi nhận mức âm 9%.
Hình 5.2 Nguồn vốn FDI phục hồi không đều (nửa đầu năm 2021 so với năm
2020)

(đơn vị: %)

Trong nửa đầu năm 2021, dòng vốn FDI toàn cầu đã phục hồi, đạt 852 tỷ USD
(Ngân hàng Thế giới - WB, 2021). Con số này đã tăng 78% từ tháng 1 đến tháng 6 so
với cùng kỳ năm ngoái, giảm 70% do đại dịch (UNCTAD, 2021).
Nhìn chung, dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm 35% vào năm 2020, xuống còn 1
nghìn tỷ USD từ mức 1,5 nghìn tỷ USD của năm 2019; song, được dự kiến sẽ chạm
đáy vào năm 2021 và phục hồi tăng 10 - 15% so với năm 2020. Điều này sẽ vẫn khiến
dòng vốn FDI năm 2021 trên toàn cầu thấp hơn khoảng 25% so với mức của năm 2019
và thấp hơn 40% so với mức đỉnh năm 2016. Tất cả các thành phần của FDI đều giảm.
71

Sự thu hẹp tổng thể trong hoạt động dự án mới, kết hợp với sự chậm lại trong hoạt
động M&A, đã dẫn đến dòng vốn đầu tư cổ phần giảm hơn 50%.
Về định hướng, năm 2021 dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nền kinh tế phát
triển giảm 69% (UNCTAD, 2021). Dòng vốn vào châu Âu giảm xuống còn -4 tỷ
USD, cho thấy một dòng chảy ra ngoài, so với dòng vốn vào năm 2019 là 344 tỷ USD.
Trong khi đó, dòng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển giảm 12%, phần lớn là đổ
vào Trung Quốc. Dòng đầu tư vào các nước đang phát triển tại châu Á ở mức 476 tỷ
USD, giảm 4% so với năm 2019 và chiếm khoảng một nửa trong tổng số 859 tỷ USD
dòng vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu vào năm 2020. Hoạt động M&A xuyên biên giới
nhìn chung vẫn ổn định trong quý đầu tiên của năm 2021 và số lượng các thương vụ
M&A được công bố ngày càng tăng, cho thấy tiềm năng tăng trưởng đột biến có thể
xuất hiện vào cuối năm 2021.
Dòng vốn đầu tư FDI vào châu Á sẽ vẫn tăng 8% khi khu vực này đã trở thành
một điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư quốc tế trong suốt thời kỳ đại dịch. Niềm tin
ngày càng tăng của nhà đầu tư thể hiện rõ nhất ở cơ sở hạ tầng, được thúc đẩy bởi các
điều kiện tài chính dài hạn thuận lợi, các gói kích thích phục hồi và các chương trình
đầu tư ra nước ngoài. Các hợp đồng tài trợ dự án quốc tế cũng đã tăng 32% về số
lượng (74% về giá trị) với mức tăng đáng kể ở hầu hết các khu vực thu nhập cao và ở
châu Á và Nam Mỹ.
Tuy nhiên, FDI vào châu Phi và châu Mỹ Latinh và Caribe sẽ khó có khả năng
phục hồi đáng kể trong tương lai gần. Các khu vực này có nhiều điểm yếu về cơ cấu
kinh tế, không gian tài chính eo hẹp và phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư Greenfield
(đầu tư mới/đầu tư xanh) dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2021. Niềm tin của
nhà đầu tư vào ngành và chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn lung lay. Các thông báo về dự
án đầu tư của Greenfield tiếp tục đi xuống (giảm 13% về số lượng, giảm 11% về giá trị
trong ba quý đầu tiên). Số lượng các dự án mới trong các ngành thông dụng vào chuỗi
giá trị toàn cầu (như điện tử, ô tô và hóa chất) còn giảm hơn nữa. Triển vọng đầu tư
vào cơ sở hạ tầng khả quan nhờ các gói kích thích COVID-19, nhưng đầu tư vào công
nghiệp vẫn còn yếu. Sự phục hồi của dòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến
Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) ở các nước đang phát triển, vốn bị thiệt hại đáng
kể trong thời kỳ đại dịch với mức giảm hai con số trên hầu hết các lĩnh vực, vẫn còn
mong manh. Tài chính dự án quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và tiện ích tiếp
tục là lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư liên quan
đến SDG ở các nước kém phát triển nhất tiếp tục giảm mạnh.Các công bố dự án
Greenfield mới giảm 51% và các giao dịch tài chính cho dự án cơ sở hạ tầng giảm
72

47%. Con số này sau khi giảm 28% ở cả hai loại hình vào năm 2020. Tổng giá trị dự
án đã tăng lên nhờ dự án tái tạo lớn duy nhất. Tổng giá trị của các khoản đầu tư vào
lĩnh vực xanh được công bố và các thương vụ tài trợ dự án đã tăng 60%, nhưng chủ
yếu là do một số ít các thương vụ rất lớn trong lĩnh vực điện (tổng số các dự án đầu tư
liên quan đến SDG ở các nền kinh tế đang phát triển vẫn giảm 6%).
Do dịch COVID-19, nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới đã làm trì hoãn các
dự án đầu tư hiện có, bên cạnh đó do suy thoái kinh tế toàn cầu nên các doanh nghiệp
đa quốc gia đã đánh giá lại các dự án mới. Sự thu hẹp tổng thể trong xúc tiến dự án
mới, kết hợp với sự trì hoãn trong hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới dẫn
đến dòng vốn đầu tư cổ phần giảm hơn 50% là các nguyên nhân làm suy giảm đầu tư
nước ngoài trong năm 2020.
Các chính phủ đã tích cực hỗ trợ nền kinh tế, bằng cách triển khai hàng loạt các
chính sách bao gồm khuyến khích đầu tư để thúc đẩy sản xuất thuốc và thiết bị y tế, hỗ
trợ cho các doanh nghiệp và ngành bị ảnh hưởng, các biện pháp để phá vỡ các hạn chế
về quyền sở hữu trí tuệ, và các nỗ lực quốc tế để tăng tốc sản xuất vaccine và chia sẻ
vaccine xuyên biên giới. Sự thay đổi cách tiếp cận theo các khía cạnh an ninh quốc gia
của đầu tư nước ngoài, đặc biệt là của các nền kinh tế phát triển, đã có xu hướng làm
mờ đi sự khác biệt giữa đầu tư nước ngoài, thương mại và an ninh quốc gia và phản
ánh quan điểm ưu tiên an ninh quốc gia hơn là tập trung thu hút đầu tư nước ngoài. Có
thể hiểu, những thay đổi trong công nghệ và nền kinh tế toàn cầu đã khiến việc đánh
giá chi phí kinh tế và lợi ích của những thay đổi trong chính sách đầu tư nước ngoài
dựa trên lý do an ninh quốc gia trở nên khó khăn hơn.
Theo UNCTAD, các thành viên EU đã độc lập sửa đổi luật hiện hành hoặc
thông qua các quy tắc mới để mở rộng việc xem xét các khoản đầu tư nước ngoài vì lý
do an ninh quốc gia, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc mua lại các công ty
liên quan đến sản xuất chăm sóc y tế và sức khỏe. Ngoài ra, Úc, Canada và Nhật Bản
đã mở rộng phạm vi đầu tư nước ngoài mà họ sàng lọc. Trong một số trường hợp,
những thay đổi về chính sách bao gồm việc tăng cường sàng lọc đầu tư nước ngoài đối
với đầu tư nước ngoài vì lý do “lợi ích cộng đồng” có thể vẫn được duy trì sau khi đại
dịch kết thúc.
Theo báo cáo, FDI toàn cầu có thể tăng trưởng  trong năm 2022, song khó có
thể lặp lại tốc độ tăng trưởng phục hồi như của năm 2021. Nguồn vốn dự án quốc tế
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục tạo động lực tăng trưởng FDI. Tuy nhiên, cuộc
khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 vẫn có thể là nguy cơ làm giảm sút mạnh dòng tiền
đầu tư do sự không chắc chắn kéo dài về khả năng tiếp cận vaccine, sự xuất hiện của
73

các đột biến mới của virus và sự chậm trễ trong việc mở cửa trở lại của các ngành kinh
tế. Ngoài ra, có thể có các rủi ro quan trọng khác ảnh hưởng đến dòng vốn FDI năm
2022, bao gồm tắc nghẽn về lao động và chuỗi cung ứng, giá năng lượng và áp lực lạm
phát gia tăng.
5.1.2. Xu hướng tại Việt Nam
Kể từ đầu đợt dịch đến ngày 31/12/2021 Việt Nam có hơn 1,7 triệu ca nhiễm,
đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân,
Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số ca tử vong do Covid-
19 là hơn 32 nghìn ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm, tổng số ca tử vong
xếp thứ 26/224 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kinh tế Việt Nam năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát
mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt
Nam, bên cạnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã làm cho tăng trưởng ở
hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại, sự đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ
lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu. Trong hoàn cảnh đó, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện
đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng, chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân,
vừa phòng chống suy giảm kinh tế nên “mục tiêu kép” đã đạt được những thành tựu to
lớn. Về phòng chống dịch bệnh Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới và cộng đồng quốc tế
đã đánh giá cao và cho rằng Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia kiểm soát tốt dịch
bệnh, có cách làm đúng, kịp thời, hiệu quả, chi phí thấp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
đánh giá: “Thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cho thấy
một minh chứng điển hình về cách một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại
dịch, đem đến một bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác”. Về phát
triển kinh tế, theo đánh giá của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, kết thúc năm
2020, Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép” trong phòng chống Covid-19 và duy trì
tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%so với năm trước, tuy là mức
tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 năm
2020 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là
thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng dương trong năm 2020 thuộc nhóm
cao nhất thế giới. Cùng với mức tăng trưởng cao Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 nền
kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới theo báo cáo của UNCTAD.
74

Năm 2021 kinh tế - xã hội của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có
xu hướng phục hồi tuy nhiên do ảnh hưởng của biến chủng mới nên tốc độ tăng trưởng
kinh tế chưa cao, GDP chỉ đạt 2,58%, mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Trong khó
khăn chung đó, các doanh nghiệp FDI nhờ năng lực chống chọi tốt do có vốn, thị
trường đầu ra và đặc biệt là kinh nghiệm trong xử lý các tình huống xấu,… cùng với
các quyết sách kịp thời của Chính phủ Việt Nam như ban hành Nghị quyết số 128/NQ-
CP ngày 1/10/2021 (và trước đó là Nghị quyết số 105/ NQ-CP ngày 9/9/2021), đã làm
vững lòng các doanh nghiệp FDI, giữ được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài
nên dòng vốn FDI vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam. Thu hút FDI vẫn thấp hơn mức đã
đạt được trước đại dịch (năm 2019 đạt 38,95 tỷ USD), nhưng đã vượt 9,2% so năm
2020 với 31,15 tỷ USD. Dịch Covid-19 đã làm vốn FDI thực hiện suy giảm 1,2% (chủ
yếu trong quý 3/2021) so với năm 2020, chỉ đạt mức 19,74 tỷ USD. Sự suy giảm này,
cộng với suy giảm xuất khẩu trong quý 3/2021 của khu vực doanh nghiệp FDI đã làm
tăng trưởng GDP quý 3/2021 giảm 6,02%, để tăng trưởng cả năm chỉ đạt 2,58% như
nêu trên. Điều đó cho thấy, tuy FDI là dòng vốn ngoại, nhưng là dòng vốn có sự kết
nối chặt chẽ giữa đầu tư và xuất khẩu, mà đầu tư nước ngoài và xuất khẩu hiện đang là
động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (nhiều năm qua, nguồn vốn
FDI chiếm bình quân ở mức 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và xuất khẩu của khu
vực doanh nghiệp FDI luôn giữ trên 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).
5.2. Căn cứ xây dựng nhóm giải pháp
5.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển Việt Nam
Qua nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị có thể thấy rõ quan điểm và
mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2021-2025 tập trung vào một số
vấn đề như xây dựng nền kinh tế số, nâng cao chất lượng và thực hiện quy hoạch, xây
dựng định mức tiêu chuẩn quốc gia, hướng vào các tập đoàn xuyên quốc gia, nâng cấp
nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ công chức, hoàn thiện thể chế.

 Nâng cao chất lượng và thực hiện quy hoạch

Quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ đã và đang được triển
khai theo Luật Quy hoạch mới. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về kinh tế số
và chính phủ số chưa được thể hiện trong từng bản quy hoạch là nhược điểm lớn do
một số ngành, địa phương không đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu; vẩn tiếp tục diễn ra
kiến nghị xây dựng cảng hàng không, cảng biển tại một số tỉnh trong khi các địa
phương láng giềng đã có sẵn; tiếp tục phát triển điện than trong khi phải nhập khẩu
hàng chục triệu tấn than, đầu tư vào năng lượng tái tạo đang gia tăng nhanh chóng; đã
75

có công suất khoảng 100 triệu tấn xi măng nhưng vẫn muốn tăng thêm; sản xuất sắt
thép chất lượng thấp đang dư thừa vẩn muốn cấp phép dự án quy mô hàng chục triệu
tấn… Phải thẩm định lại các quy hoạch đã được xây dựng bằng các tổ chức xã hội độc
lập tập hợp được các chuyên gia kinh tế, công nghệ để loại bỏ những nội dung trái với
định hướng phát triển trong giai đoạn mới; trên cơ sở đó kiểm tra, giám sát việc thực
hiện quy hoạch nghiêm chỉnh, không để từng ngành, địa phương vi phạm lợi ích chung
của đất nước. Trên cơ sở quy hoạch và định hướng mới thu hút FDI, các ngành, tỉnh và
thành phố phát huy lợi thế sự khác biệt của từng địa phương để xây dựng kế hoạch thu
hút FDI cho kế hoạch 5 năm 2021 - 2025; điều chỉnh các KKT, KCN theo hướng nâng
cao chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, coi
trọng hơn xây dựng một số khu chuyên biệt và KCN sinh thái.

 Xây dựng định mức, tiêu chuẩn quốc gia

Một trong những nguyên nhân của tình trang tùy tiện, dễ dãi trong việc chấp
nhận khá nhiều dự án FDI quy mô nhỏ, không đưa lại hiệu quả cho địa phương về tăng
trưởng kinh tế, thu ngân sách, việc làm và thu nhập của người lao động là thiếu các
định mức, tiêu chuẩn quốc gia để chỉ đạo các địa phương thực hiện, nhất là từ khi phân
cấp quản lý FDI cho các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố năm 2006. Tình trạng khá
nhiều KCN, KKT sử dụng đất khá lãng phí, một số địa phương cấp đất quá lớn cho dự
án FDI mà không tính đến thực trạng nước ta “đất hẹp, người đông”, cần phải quan
tâm đên lợi ích của các thế hệ sau; tiêu chuẩn khi thải, chất thải rắn, môi trường, cháy
nổ cần được bổ sung, hoàn chính và công khai minh bạch với doanh nghiệp, chủ đầu
tư và người dân. Xây dựng định mức, tiêu chuẩn quốc gia cho từng loại dự án FDI cần
được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành trong năm 2020 và nửa đầu năm
2021 để làm căn cứ thẩm định và cấp Giấy đăng ký đầu tư, cũng như kiểm tra, thanh
tra của các bộ, ngành đối với địa phương, KKT, KCN; xử lý nhanh và có kết quả mọi
vi phạm.

 Hướng vào các tập đoàn xuyên quốc gia

Nhược điểm lớn nhất về đối tác đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Mỹ và EU
chưa đạt 10% trong 234 tỷ USD vốn FDI thực hiện. Định hướng FDI mới không
những hướng về công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu &
phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao, mà còn nâng cấp hạ tầng kỹ thuật - xã hội
để Việt Nam, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm đặt đại bản doanh
của một số tập đoàn trong 500 tập đoàn xuyên quốc gia đứng đầu thế giới. EVFTA và
EVIPA đã tạo ra tiền đề để gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam
76

với EU, trong đó xuất khẩu của EU vào Việt Nam hàng hóa tiêu dùng, máy móc, thiết
bị công nghệ cao dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ cao; tạo điều kiện để nhà đầu tư EU
triển khai nhiều dự án FDI theo định hướng mới tại Việt Nam nhằm tận dụng ưu đãi từ
hai hiệp định này trong điều kiện Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến hấp dẫn.
Việt Nam và Mỹ vừa ký niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương
mại hai chiều giữa Việt Nam với Mỹ tăng lên nhanh chóng, Mỹ trở thành đối tác
thương mại hàng đầu của Việt Nam. Lãnh đạo hai nước nhất trí nâng tầm quan hệ đối
tác song phương phù hợp với bối cảnh thế giới và lợi ích của mỗi quốc gia. Các doanh
nghiệp Mỹ, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Intel, Microsoft, Apple đang chuẩn bị
thực hiện nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Xu hướng chuyển dịch một số nhà
máy FDI từ Trung Quốc về nước, hoặc sang nước thứ ba đang diễn ra; Việt Nam cần
tận dụng cơ hội mới để đón nhận các doanh nghiệp EU và Mỹ. Làm gì để khắc phục
nhược điểm đó là vấn đề cần được các bộ, ngành và địa phương quan tâm khắc phục
trong thời gian sắp đến. Ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói
chung, nước ta cần quan tâm đến 4 đòi hỏi của các nhà đầu tư EU và Mỹ: 1) Công
khai, minh bạch, ốn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; 2) Thực thi
pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
3) Bảo đảm quyền sơ hữu trí tuệ, bản quyền, thương quyền, sáng chế, phát minh,
chống hàng lậu, hàng nhái, hàng giả; 4) Thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời
gian đã quy định, nghiêm cấm công chức nhà nước vói vĩnh, sách nhiễu nhà đầu tư và
doanh nghiệp. Những vấn đề đó đã và đang được Chính phủ chỉ đạo để tạo bước đột
phá trong việc thu hút FDI từ các cường quốc công nghệ cao, đáp ứng đòi hỏi định
hướng FDI mới.

 Nâng cấp đội ngũ công chức

Quản lý nhà nước đối với khu vực FDI cần được cải tiến theo hướng Chính phủ số.
Năm 2014, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lần đầu tiên đưa ra khuyến
nghị về các chiến lược Chính phủ số, đó là việc sử dụng các công nghệ số như một
phần thiết yếu trong các chiến lược hiện đại hóa Chính phủ để tạo ra các giá trị công.
Quá trình này dựa trên một hệ sinh thái Chính phủ số bao gồm các tác nhân liên quan
đến Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân,
thúc đẩy sự tạo ra và truy cập dữ liệu, dịch vụ và nội dung thông qua sự tương tác với
Chính phủ. Mục tiêu của Chính phủ số đến năm 2025 cần được các bộ, ngành, chính
quyền địa phương và Ban Quản lý KKT, KCN thực hiện nghiêm chỉnh đối với khu
vực FDI để bảo đảm công khai minh bạch của thể chế và thực hiện nghiêm chính sách
và luật pháp. Đội ngũ công chức nhà nước là người thiết kế và thực hiện Chính phủ số,
77

là chìa khóa thành công của Chính phủ số, do đó cần được tuyển dụng nghiêm túc để
đạt được các tiêu chí cao về đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và
khát vọng sáng tạo, được bồi dưỡng thường xuyên kiến thức mới về Kinh tế số, Xã hội
số và Chính phủ số để nâng cao năng lực lựa chọn nhà đầu tư và dự án FDI theo định
hướng mới, bảo đảm nước ta có nền công vụ luôn lấy chất lượng phục vụ, hiệu quả,
hiệu lực cao làm tiêu chuẩn và luôn cải tiến.

 Hoàn thiện thể chế

Các FTA mới đang đòi hỏi Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế, luật
pháp không những để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện như thiếu tính hệ
thống, nội dụng một số điều luật xung khắc với nhau, luật chờ nghị định, thông tư nên
chậm được thi hành, mà còn phải cập nhập những cam kết quốc tế về mở cửa thị
trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, lao động không cưỡng bức, tổ chức công đoàn
độc lập… Chính sách ưu đãi đầu tư cũng cần được sửa đổi, bổ sung để thích ững với
định hướng FDI mới, đòi hỏi các tập đoàn xuyên quốc gia và cuộc cạnh tranh trong
khu vực, nhất là một số quốc gia có lợi thế lớn. Ưu đãi thuế, giá thuê đất, chi phí
nguyên liệu, nhân công cần được điều chỉnh theo hướng áp dụng chủ yếu đối với các
địa phương có trình độ phát triển thấp, cần thu hút dự án thâm dụng lao động và tài
nguyên. Đối với các đô thị và địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công
nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại thì cần đáp ứng yêu cầu của các tập
đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện,
đồng thời quan tâm đến quy định ưu đãi về tài chính như kinh nghiệm thành công của
nước ta khi đạt được thỏa thuận với Intel thực hiện dự án tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi đang đặt ra vấn đề chạy đua với thời gian nhưng
lại bảo đảm chất lượng, do đó cần cải cách phương thức xây dựng luật pháp theo
hướng, từ kiến nghị của các bộ, ngành với Chính phủ và Quốc hội về những luật cần
sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới trong năm 2021, các Ủy ban của Quốc hội lựa
chọn và mời một số chuyên gia đang làm việc, đã nghỉ hưu có kiến thực, kinh nghiệm
để thành lập các tổ công tác có nhiệm vụ thực hiện việc rà soát, phát hiện vấn đề, soạn
thảo dự án luật trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, thông qua. Với cách làm mới
này vừa tận dụng được năng lực trí tuệ của nhiều chuyên gia, vừa giảm bớt gánh nặng
cho bộ máy nhà nước vốn đã quá tải đối với sự vụ hàng ngày, bảo đảm hoàn thiện có
chất lượng thể chế, chính sách, pháp luật với thời gian ngắn nhất.
78

5.2.2. Định hướng thu hút đầu tư FDI ở Việt Nam


Trọng tâm thu hút FDI vào thực hiện tái cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế tham
gia xuất khẩu hàng hóa sẽ được tập trung vào ba định hướng trọng tâm chính: đầu tư
phát triển xuất khẩu hàng hóa trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; đầu tư
phát triển xuất khẩu hàng hóa trong các ngành công nghiệp; đầu tư phát triển xuất
khẩu hàng hóa trong các ngành dịch vụ phục vụ cho phát triển xuất khẩu hàng hóa.
Chú trọng thu hút có chọn lọc các dự án FDI có công nghệ tiên tiến, hiện đại, công
nghệ “xanh” vào phát triển các ngành hàng tham gia xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng cần
chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn, có tác động lan tỏa tới các khu vực kinh
tế trong nước cùng phát triển xuất khẩu và bảo vệ môi trường.
Tiếp tục áp dụng đa dạng hóa các hình thức thu hút FDI. Trong đó tiếp tục chú
trọng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, mở rộng hình thức liên doanh với điều
kiện phải nâng cao nội lực của các doanh nghiệp trong nước để tham gia liên doanh
một cách hiệu quả, giảm thiểu tình trạng thua thiệt, rủi ro như trong quá khứ khi thực
hiện hình thức liên doanh; có cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng hình thức cổ
phần hóa các doanh nghiệp FDI và hình thức M&A.
Một định hướng quan trọng nữa đối với việc thu hút FDI là cần chủ động đón
đầu sự chuyển dịch các dòng vốn đầu tư chất lượng cao đến từ các quốc gia như Mỹ,
châu Âu, Nhật, Hàn Quốc. Giảm dần các dòng vốn chất lượng thấp, hướng vào các
ngành nghề không ưu tiên, không đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững và định
hướng phát triển của nền kinh tế. Định hướng chuyển dịch cơ cấu về thị trường và đối
tác đầu tư cũng cần đặc biệt lưu ý đến sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 (CMCN 4.0); sự ra đời của các hiệp định thương mại, đầu tư thế hệ mới; sự thay
đổi của bối cảnh kinh tế thế giới và thực tiễn phát triển của Việt Nam.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc
phòng của từng vùng trong nước để có chiến lược thu hút và phát triển khu vực FDI
thích hợp. Từng vùng, cần căn cứ vào mức độ và khả năng liên kết và kết nối giữa các
địa phương trong vùng với các địa phương, các vùng lân cận và cả nước nói chung.
Việc thu hút và phát triển FDI cần hướng vào việc tạo ra các “đầu tàu”, “trung tâm” để
làm động lực lôi kéo và thúc đẩy toàn vùng phát triển theo mục tiêu phát triển bền
vững. Trong giai đoạn tới, các dự án chủ yếu dựa vào gia công, chế biến sẽ chuyển
dịch ra khỏi các khu vực kinh tế trọng điểm sang các địa phương xa hơn, không đòi
hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng. Ngược lại các dự án FDI chất lượng cao, có hàm
lượng công nghệ cao, đòi hỏi nguồn lao động có kỹ năng sẽ chảy vào các khu vực kinh
tế trọng điểm.
79

5.3. Đề xuất giải pháp để thu hút vốn đầu tư FDI


Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của nước ta nhưng đó
cũng là cơ hội để Chính phủ đánh giá sức chống chịu, các lĩnh vực dễ bị tổn thương
của nền kinh tế và phương thức ứng phó với những bất trắc, từ đó có những giải pháp
phù hợp nhằm thu hút và duy trì hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chính phủ
và các bộ, ngành có liên quan cần thực hiện một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút
đầu tư nước ngoài trong thời gian tới:
5.3.1. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng
Thứ nhất, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng cho phát triển kinh tế số, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là
mạng lưới điện, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu… Xây
dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, các cơ chế, chính sách chung và chính sách
riêng đối với các dự án cụ thể (như các công trình hạ tầng điện, viễn thông, công nghệ
thông tin, dữ liệu…). Trước mắt, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần được ưu tiên
bố trí cho việc phát triển, củng cố, nâng cấp, hiện đại hóa có trọng điểm kết cấu hạ
tầng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Thực hiện chuyển đổi hạ tầng viễn
thông sang hạ tầng công nghệ thông tin. Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển hạ
tầng băng thông rộng quốc gia, hạ tầng điện toán đám mây, quản trị dữ liệu quốc gia,
hạ tầng dịch vụ định danh và xác thực điện tử tin cậy.
Thứ hai, tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản trong các thể chế, pháp luật, chính
sách để đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số. Tăng tính công khai,
minh bạch, ổn định, bình đẳng trong hệ thống pháp luật về xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng. Hoàn thiện cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với
từng dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Xây dựng thể chế cho việc hình thành, kết nối,
chia sẻ và thương mại hóa các cơ sở dữ liệu quốc gia. Xây dựng cơ chế thu phí khai
thác dữ liệu để củng cố và mở rộng dữ liệu của cơ quan nhà nước; hoàn thiện cơ chế
phối hợp, hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp để xây dựng dữ liệu. Xây dựng,
hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan về bảo mật dữ liệu người dùng, an ninh, an
toàn thông tin nhằm tạo dựng môi trường giao dịch số an toàn, tin cậy. Tiếp tục hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật và tháo gỡ các điểm nghẽn trong đối tác công tư
xây dựng kết cấu hạ tầng như hoàn thiện tiêu chí lựa chọn dự án, nhà đầu tư, về tỷ lệ
góp vốn công - tư phù hợp với điều kiện thực tế…Hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài
chính, đầu tư đối với doanh nghiệp đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển
kinh tế số.
80

Thứ ba, tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong
và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ
thuật hiện đại cho phát triển kinh tế số. Trong huy động các nguồn lực cần có cơ chế,
chính sách đặc thù để huy động và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư
và người dân. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các nguồn khác như trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu quốc tế, trái phiếu công trình, nguồn lực từ xã hội hóa….
Trong đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số, đặc biệt chú
trọng việc huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân bởi vì ưu điểm của hạ tầng công nghệ
thông tin - truyền thông và năng lượng là có thể thu hồi vốn, tạo ra nguồn thu tức thì
từ việc bán điện và bán buôn băng thông. Điều này sẽ giúp thu hút vốn đầu tư từ khu
vực tư nhân vào lĩnh vực này. Ngoài ra, có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông...; có chính sách ưu đãi
các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm”; đẩy mạnh
thu hút đầu tư nước ngoài vào hạ tầng năng lượng, đặc biệt là hạ tầng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời…
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, vận hành hạ tầng
năng lượng như phát triển mạng lưới điện thông minh với khả năng phát điện phân tán
từ nhiều điểm phát điện. Tích cực đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ
trong ngành công nghệ thông tin – truyền thông và năng lượng để tăng nội địa hóa,
làm chủ công nghệ, thiết bị, giúp cắt giảm chi phí nhập khẩu, mua thiết bị từ bên
ngoài. Ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ, nguồn vốn từ các chương trình quốc
gia để phát triển công nghệ cao, phát triển sản phẩm, dịch vụ, giải pháp nội địa...phục
vụ xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số.
5.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư
Cần rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và
theo kịp với những biến động, bất trắc của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong
chiến lược thu hút FDI của các nước trên thế giới, có chiến lược đúng trong xử lý dịch
COVID- 19, đồng thời xây dựng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài với
điều kiện đầu tư, hệ thống pháp luật minh bạch, dễ dự đoán trên nền tảng phát triển
nền kinh tế thị trường kết nối toàn cầu bằng các quy tắc của pháp luật. Chính phủ cần
xác định cụ thể danh mục ngành, lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước ngoài và ngành lĩnh
vực chỉ các nhà đầu tư trong nước thực hiện. Đặc biệt xây dựng các quy định, tiêu
chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên
tiến, thân thiện với môi trường, có năng lực, khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài
để giữ vững và đảm đảm an ninh quốc gia của đất nước.
81

5.3.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực


Một là, tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước. Tập trung hoàn thiện bộ máy quản
lý phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu
lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới các
chính sách, cơ chế, công cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực bao gồm các nội
dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội,
điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ
phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài.
Hai là, bảo đảm nguồn lực tài chính. Phân bổ và sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà
nước dành cho phát triển nhân lực quốc gia. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân
sách nhà nước theo hướng tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đào
tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng
cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Nhà nước có cơ chế, chính
sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân
lực bằng các hình thức: Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế,
văn hoá, thể dục thể thao; Hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, huy
động, phát huy vai trò, đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực; Đẩy
mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân
lực Việt Nam. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển nhân
lực; Thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát triển nhân lực (đầu tư trực
tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện, trung tâm thể thao..).
Ba là, đẩy mạnh cải cách giáo dục. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ
yếu, là quốc sách hàng đầu để phát triển nhân lực Việt Nam. Một số nội dung chính
trong quá trình đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam bao gồm: Hoàn thiện
hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, khuyến
khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Mở rộng giáo dục mầm non, phổ
cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát triển
mạnh và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp. Quy
hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong
cả nước; Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, sách giáo khoa phổ thông, khung
chương trình đào tạo ở bậc đại học và giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy và học
ở tất cả các cấp theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu,
tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo
ngoại ngữ; Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Thực hiện
kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Cải cách mục tiêu, nội
82

dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin; Đổi mới chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo
dục; nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục
và đào tạo; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy
nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
Bốn là, chủ động hội nhập. Để có thể hội nhập sâu hơn vào môi trường kinh
doanh và phát triển quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân lực chúng ta
cần chủ động hội nhập với những định hướng cơ bản là: Xây dựng, hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển
của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà
chúng ta tham gia, ký kết, cam kết thực hiện; Thiết lập khung trình độ quốc gia phù
hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng lộ trình nội dung, chương trình và phương pháp
giáo dục và đào tạo để đạt được khung trình độ quốc gia đã xây dựng, phù hợp chuẩn
quốc tế và đặc thù Việt Nam; Tham gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Thực
hiện đánh giá và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo
dục và đào tạo đại học, sau đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công
nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và thế giới; Tạo môi trường và điều
kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của
nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực đại
học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; Tiếp
tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã
hội, kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc
tế vào Việt Nam hoạt động.
5.3.4. Nhóm giải pháp về dịch vụ công
Với nhóm dịch vụ công cần nâng cao thêm chất lượng và số lượng trong tình
hình hiện nay. Cải thiện nhóm dịch vụ công hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp nơi đông
người, hệ thống dịch vụ công trực tuyến đang được xem là phương tiện hữu hiệu giúp
người dân và cả cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính giảm bớt
nỗi lo lây lan dịch Covid-19. Không chỉ vậy, việc gia tăng số lượng người sử dụng
dịch vụ công trực tuyến sẽ góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng chính
quyền điện tử và thực hiện cải cách hành chính trên các địa bàn tỉnh ở Việt Nam. Đẩy
mạnh tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện phương
thức giao dịch điện tử, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch
vụ bưu chính công ích; thực hiện chi trả lương và trợ cấp qua phương tiện thanh toán
83

không dùng tiền mặt. Việc áp dụng dịch vụ công điện tử giúp cơ quan Nhà nước giảm
tải được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn.
Qua đó, người dân được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời
gian đăng ký, làm các thủ tục hành chính. Đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiễu,
quan liêu, phiền hà từ những cán bộ công quyền. Tạo một môi trường chính trị ổn định
giúp việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng cao hơn.
5.3.5. Nhóm giải pháp về môi trường sống
Dịch COVID-19 hoành hành trên toàn thế giới đã cho thấy những lỗ hổng, sự
kém hiệu quả trong các hệ thống y tế cần thay đổi và khắc phục trong tình hình mới và
đây đã trở thành một vấn đề mang tính chất toàn cầu không và cả ở Việt Nam. Nên
nâng cao hệ thống khám chữa bệnh từ xa, thực hiện chuyển đổi số là xây dựng hệ
thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và kết nối vạn vật trong y tế. Triển khai ứng dụng
trí tuệ nhân tạo, ứng dụng robot trong y tế; thí điểm đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Đó là hệ sinh thái y tế mới, linh hoạt hơn, tận dụng
công nghệ để cải thiện độ chính xác, mở rộng khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc
ảo và cải thiện quản lý dữ liệu để đưa ra những quyết định lâm sàng đúng đắn hơn.
Thực hiện các giải pháp nâng cao thể chất học sinh; tạo môi trường học tập tốt
nhất cho học sinh sinh viên, hướng tới xây dựng trường học kiểu mẫu, trường học
xanh, trường học hạnh phúc, an toàn. Đào tạo có chất lượng, từ đội ngũ giáo viên
giảng dạy. Kết hợp hình thức học online và offline xen kẽ trước tình hình dịch bệnh
như hiện nay. Ngành giáo dục phải nghiên cứu để triển khai các giải pháp học trực
tuyến, không chỉ để thực hiện trong mùa dịch mà còn để chuẩn bị tốt cho việc dạy học
trong thời đại công nghệ số.. Đảm bảo lượng kiến thức vừa phải cho người tiếp thu.
Tập trung đào tạo kỹ năng tay nghề chất lượng cao từ môi trường giáo dục. Giúp học
sinh, sinh viên có những cái nhìn đúng đắn định hướng tương lai rõ ràng. Cuộc khủng
hoảng đã thử thách kỹ năng lãnh đạo của các hiệu trưởng trường cao đẳng và đại học
theo cách chưa từng có, buộc họ phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và quan
trọng để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng học thuật và duy trì hoạt động liên tục của tổ
chức. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng này là tầm quan trọng của việc truyền thông
hiệu quả và thường xuyên để giải thích một cách trung thực và minh bạch những thách
thức và những điều chưa biết do COVID-19 mang lại.
Đại dịch đã làm bộc lộ mức độ sâu sắc của sự phân chia công nghệ số và những
bất bình đẳng kinh tế xã hội, khiến càng tăng thêm khoảng cách rõ rệt giữa các quốc
gia, giữa các cơ sở giáo dục đại học và giữa sinh viên; do đó điều cần thiết là phải xem
xét, ở cấp quốc gia và cấp tổ chức, những biện pháp tập trung vào việc đạt được sự
84

công bằng trong giáo dục đại học cho sinh viên từ những gia đình có thu nhập thấp,
cho sinh viên nữ và cho các dân tộc và chủng tộc thiểu số. Quan tâm đến chất lượng
đời sống ở khu vực xa thành thị, những khu vực nông thôn miền núi, cần được trợ cấp
về nhiều mặt đời sống. Đặc biệt là hệ thống giáo dục môi trường sống ở đây cần được
cải thiện nhiều hơn. Tạo điều kiện phát triển nhiều mặt nhiều vùng ở Việt Nam để giúp
thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nước ta hơn nữa.
5.3.6. Nhóm giải pháp về liên kết vùng
Một là, về nhận thức, chúng ta cần coi quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi
mô hình tăng trưởng theo vùng là một bộ phận hữu cơ của tái cơ cấu kinh tế và chuyển
đổi mô hình tăng trưởng quốc gia; Là phương thức để tạo ra các mũi nhọn, các “cực
tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, nhằm phát huy tối đa tiềm
năng, lợi thế của vùng, địa phương trong tổng thể nền kinh tế; Là biện pháp khắc phục
cơ cấu kinh tế “khép kín” theo địa giới hành chính, trên cơ sở đó mà khai thác tối đa
nguồn lực của xã hội.
Hai là, xây dựng cơ chế điều phối, quản trị vùng. Xây dựng chiến lược liên kết
kinh tế vùng trong chiến lược phát triển quốc gia, tạo cơ sở cho việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển, đầu tư, quản trị, dịch vụ công, phát triển
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… phù hợp với mỗi vùng và liên vùng có hiệu
quả. Chiến lược phát triển KT-XH của mỗi địa phương, vùng phải thể hiện rõ tính liên
kết vùng, sớm xóa bỏ tình trạng phát triển kinh tế khép kín. Quy hoạch vùng phải gắn
với điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng của vùng và phải được xác định, thực hiện
trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 thì công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch nói chung và cho liên kết vùng nói
riêng cần được chú trọng hơn nữa. Trên cơ sở các quy hoạch và kế hoạch được phê
duyệt, tập trung các nguồn lực và các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng
KT-XH, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và nông nghiệp; Đồng thời, cần
tạo lập thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia hình thành và phát triển kinh tế vùng.
Ba là, đối với các vùng kinh tế trọng điểm, cần cân nhắc để ban hành chính sách
cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực và trên thế giới; quy định rõ liên kết vùng
phải theo hướng kinh tế tri thức và tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát
triển các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn... Nghiên
cứu để sớm hình thành một số khu liên kết kinh tế xuyên biên giới quốc gia với một số
nước láng giềng; Hình thành các cặp cửa khẩu để gia tăng hợp tác kinh tế có hiệu quả.
Đối với các vùng điều kiện KT-XH còn khó khăn, cần có chính sách nhằm hướng việc
85

thu hút đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện tự nhiên
và xã hội; Làm rõ chức năng bảo tồn sinh thái, gìn giữ văn hóa, bảo đảm an ninh chính
trị, để từ đó có những chính sách tích hợp tổng thể đặc thù cho vùng đảm bảo các chức
năng trên.
Bốn là, các nhà khoa học, chuyên gia cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp thúc đẩy phân vùng hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện quy
hoạch phát triển vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương; Tận dụng lợi thế
của sự kết nối trên “không gian ảo” để liên kết vùng toàn diện.
5.3.7. Nhóm giải pháp về môi trường kinh tế vĩ mô
Việt Nam cần phải tạo môi trường kinh tế vĩ mô bắt kịp và tận dụng cơ hội từ
xu hướng phục hồi nhanh của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Thúc đẩy cải cách cơ
cấu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả sức cạnh tranh nội tại của nền kinh tế để chống chịu
trước những cú sốc từ bên ngoài, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện 3 đột
phá chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025. Đó là hỗ trợ
việc làm dịch chuyển cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập bền vững cho người lao
động, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp để làm thế nào vượt qua khó khăn, thách
thức giai đoạn hiện nay. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân thúc đẩy phát
triển sản xuất, kinh doanh sẽ phục vụ trực tiếp nhất cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
ổn định đời sống xã hội. Chính vì vậy, hỗ trợ phải quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục, thông
suốt, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kịp thời, dễ tiếp cận; quy mô hỗ trợ phải
tương xứng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; điều kiện, tiêu chuẩn các gói hỗ trợ
phải khả thi; các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa,
đồng thời, có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh
lợi dụng, trục lợi chính sách.
Cần phải tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô vững mạnh, ổn định, có chiến lược
đúng trong xử lý dịch COVID- 19, đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêm chủng để đưa
các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường, xóa bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung
ứng hàng hóa, lao động tạo dựng niềm tin và sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng thời xây dựng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài với điều kiện
đầu tư, hệ thống pháp luật minh bạch, dễ dự đoán trên nền tảng phát triển nền kinh tế
thị trường kết nối toàn cầu bằng các quy tắc của pháp luật. Và để tránh bị khiếu kiện
quốc tế với doanh nghiệp FDI trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới, cần
nghiên cứu chuyên sâu các cơ chế, chính sách cho phù hợp, đủ để hạn chế các dự án
86

FDI có thể ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, năng lượng, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm
môi trường và an ninh quốc gia..
Đặc biệt trong tình hình hiện nay dịch vẫn còn diễn biến phức tạp chúng ta cần
tiếp tục củng cố, duy trì ổn định về mặt chính trị - xã hội, tăng cường công tác an ninh
quốc phòng, nhằm tránh rơi vào các cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng
phải chú trọng giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô sao cho ổn định, các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô phải nằm trong giới hạn cho phép. Đó là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn, đồng thời cũng tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Ngoài ra, chúng ta không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống
dịch bệnh Covid-19. Nâng cao cảnh giác dịch bệnh bùng phát, tạo môi trường an toàn
về sức khỏe để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. xây dựng danh mục hạn chế thu hút
FDI phải phù hợp với các cam kết quốc tế, quan hệ bình đẳng giữa các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Xây dựng các tiêu chí về đầu tư, ưu tiên thu hút vốn phù hợp với
quy hoạch và định hướng chiến lược “đan xen, cân bằng lợi ích”, nhất là với các nước
lớn, các nước phát triển. Đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá an ninh đối với các dự
án FDI có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
87

KẾT LUẬN
Việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài là tất yếu và cần thiết tại Việt Nam khi sự
tích lũy nội bộ trong nền kinh tế nước ta còn khá là thấp đặc biệt là trong đại dịch
Covid - 19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Thời gian qua, cũng như thời điểm đại dịch
diễn ra gần đây nhờ nguồn vốn đầu tư phát triển ổn định đã nâng cao được kinh tế xã
hội, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. FDI đã mang đến những tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế được thể hiện ngày càng rõ, tuy nhiên những hệ lụy từ việc phát triển
quá mức hoạt động FDI cũng mang lại những ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, xã hội và
đặc biệt là môi trường. Và đề tài Nghiên cứu khoa học này thực hiện những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
Xây dựng lý luận chung về thu hút vốn FDI vào Việt Nam, gồm:

 Lý luận về vốn FDI, lý luận về thu hút FDI, nội dung thu hút vốn FDI, các lý
thuyết về nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI.
 Phân tích các tác động của đại dịch Covid ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI, phân
tích thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam từ đó chỉ ra những kết quả và tồn
tại trong thu hút vốn FDI của Việt Nam.
 Dựa vào thực tế phân tích số liệu FDI đầu tư vào Việt Nam, nhóm đã sử dụng
mô hình EFA để phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn
FDI vào Việt Nam trong đại dịch và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố thông qua biến đánh giá chung “Quyết định đầu tư” của nhà đầu tư.
Với hệ thống các luận điểm, phân tích hiện trạng và đề xuất các giải pháp của
đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đến thu hút vốn
đầu tư FDI vào Việt Nam”, nhóm chúng em hy vọng sẽ đóng góp một phần công
sức của mình để góp tiếng nói cho việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh
đại dịch vẫn còn phức tạp như hiện nay. Đồng thời, mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô cũng như các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong
nước và quốc tế, từ đó tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu khoa học
của nhóm.
88

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo Trình Kinh Tế chính trị Mác - Lênin, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB Hồng Đức.
3. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Quốc hội (2020), Luật Đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ricardo, D. (2002), Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Công Thương Việt Nam (2022), “ Phấn đấu số lượng dự án FDI có chuyển giao
công nghệ cho doanh nghiệp trong nước tăng trung bình 15%/năm vào năm 2030”
8. Nguyễn Mạnh Hùng (2021), “Hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số:
Thực trạng và giải pháp”
9. Nguyễn Trần Xuân Tùng (2005), đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực
trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Tuấn (2005), đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt
Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Trung (2012), Nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam giai đoạn
2011-2020, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và
Thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
13. Nguyễn Mại (2020), “FDI trong chiến lược phát triển 2021-2030”, tạp chí Điện tử
đầu tư tài chính”.
14. Phạm Hoàng Lân (2016), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, tạp chí Lao động & Xã hội.
15. Tạp chí ngân hàng (2021), “Những xu hướng FDI trên thế giới”, 20/02/2022.
16. Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ (2020), “Vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài
hiện nay tại Việt Nam”, tạp chí Công Thương.
17. Vương Phương Hoa (2017), “Liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng”, tạp chí Tài Chính.
89

18. Cao Tấn Huy (2019), “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
19. Lê Hùng Sơn (2020), “Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Quảng Ninh trong bối cảnh phát triển mới”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Mỏ -
Địa chất, Hà Nội.
20. Ngô Trung Hùng (2013), giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Bến Tre, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
21. Nguyễn Quỳnh Thơ (2017), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Diễm Phương (2012), thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài FDI vào
KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế
- Đại học Đà Nẵng.
23. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2017), “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học dân lập
Hải Phòng.
24. Phan Thị Quốc Hương (2014), nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng thu hút dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, luận văn tiến sĩ kinh tế, trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
25. Trương Quang Dũng (2011), thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh
Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Tài liệu tiếng Anh

26. Ab Quyoom Khachoo & Mohd Imran Khan (2012), “Determinants of FDI inflows
to developing countries: a panel data analysis”.
27. Beven & Estrin (2000), “The Determinants of Foreign Direct Investment in
Transition Economies”.
28. Dunning, J.H and Narula, R. (1996). The Investment Development Path Revisited:
Some Emerging Issues. in J.H. Dunning and R. Narula (eds.), Foreign Direct
Investments and Governments: Catalysts for Economic Restructuring. Routledge:
London.
29. Erdal Demirhan, Mahmut Masca (2008), “Determinants of foreign direct
investment flows to developing countries: a cross-sectional analysis”.
30. Garibaldi et al. (2002), “What Moves Capital to Transition Economies?”.
90

31. Mohamed Amal et al (2010), “Determinants of Foreign Direct Investment in Latin


America”.
32. OECD (2008). Benchmark Definition of Foreign Direct Investment.
33. Pravakar Sahoo (2006), “Foreign Direct Investment in South Asia: Policy, Trends,
Impact and Determinants”.
34. Pravin Jadhav (2012), “Determinants of Foreign Direct Investment in BRICS
Economies: Analysis of Economic, Institutional and Political Factors”.
35. Rugman, A.M. (1979). International Diversification and the Multinational
Enterprise. Lexington Books: Lexington, MA.
36. Sethi, D. and Guisinger, S. (2002). Liability of foreignness to competitive
advangtage how multinational enterprises cope with the international business
environment., Journal of Interntional Management 8 (3), 223-240.
37. UNCTAD (1999), World Investment Report1999, United Nations New York and
Geneva.
38. Vernon, R. (1966). International investment and international trade in the product
cycle. Quartely Journal of Economics 80,190-207.
39. WTO NEWS (1996),“Trade and foreign direct investment”, WTO | News - “Trade
and foreign direct investment” 1/12/2021.
91

PHỤ LỤC
92

PHỤ LỤC 1
KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỦA ĐẠI DỊCH COVID - 19
ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM

Xin chào các anh/chị.

Hiện nay nhóm chúng em đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của đại dịch
Covid - 19 đến thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam”. Trong quá trình thực hiện đề tài
chúng em cần thu thập thông tin từ các anh/chị về các vấn đề liên quan đề tài, những ý
kiến trao đổi của anh/ chị rất hữu ích và góp phần cho chúng em hoàn thiện nghiên cứu
của mình.

Mong anh/chị dành chút thời gian để trả lời bảng câu hỏi này. Mọi thông tin anh/chị
cung cấp dưới đây chỉ đơn thuần nhằm mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích
nào khác. Xin lưu ý anh/chị là không có quan điểm nào đúng hay sai, tất cả quan điểm
của anh/chị thể hiện qua việc trả lời bảng khảo sát đều giúp ích cho nghiên cứu.

1. Các anh/chị thuộc đối tượng nào sau đây:

 Nhà quản lý, hoạch định chính sách.


 Nhà khoa học.
 Các doanh nghiệp FDI
 Thuộc nhóm đối tượng khác.

PHẦN I. ĐÁNH GIÁ ẢNH CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN THU HÚT FDI
TẠI VIỆT NAM.

(Xin vui lòng chọn mỗi phát biểu một ô sau để cho biết ý kiến của anh/chị về các phát
biểu ở bảng dưới đây)
2. Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các phát biểu dưới đây về sự
ảnh hưởng của COVID – 19 đến các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI ở Việt Nam. (1 =
Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Không có ý kiến, 4 = Đồng ý, 5 =
Hoàn toàn đồng ý)
93

MÃ NỘI DUNG MỨC ĐỘ

1.Anh chị hãy đánh giá mức độ đánh giá của đại dịch Covid - 19 đến chính sách thu
hút vốn đầu tư FDI ở Việt Nam

CS1 Chính sách gia hạn, miễn giảm thuế quan 1 2 3 4 5

CS2 Chính sách ưu đãi thuế đất, giải phóng mặt bằng 1 2 3 4 5

CS3 Chính sách đầu tư minh bạch, đồng bộ 1 2 3 4 5

CS4 Chiến lược, định hướng dài hạn trong thu hút vốn đầu tư 1 2 3 4 5
FDI

CS5 Chính sách hỗ trợ người lao động 1 2 3 4 5

2. Anh chị hãy đánh giá mức độ đánh giá của đại dịch Covid - 19 đến cơ sở hạ tầng ở
Việt Nam

HT1 Mạng lưới giao thông bị đình trệ 1 2 3 4 5

HT2 Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ số 1 2 3 4 5

HT3 Gián đoạn xây dựng các dự án cung cấp năng lượng 1 2 3 4 5

HT4 Thiếu hóa chất trong việc xử lý nước 1 2 3 4 5

HT5 Chi phí vận chuyển tăng cao 1 2 3 4 5

3. Anh chị hãy đánh giá mức độ đánh giá của đại dịch Covid - 19 đến nguồn nhân
lực

NL1 Ảnh hưởng tâm lý làm việc của người lao động 1 2 3 4 5

NL2 Khó khăn trong việc tuyển dụng lao động 1 2 3 4 5

NL3 Giảm chất lượng đào tạo ở các trường (đại học, cao đẳng, 1 2 3 4 5
nghề,...)

NL4 Hạn chế chuyên gia nước ngoài nhập cảnh 1 2 3 4 5

4. Anh chị hãy đánh giá mức độ đánh giá của đại dịch Covid - 19 đến dịch vụ công
94

DVC1 Số hóa thủ tục hành chính 1 2 3 4 5

DVC2 Hỗ trợ doanh nghiệp tiêm vacxin sớm cho công nhân 1 2 3 4 5

DVC3 Thúc đẩy hải quan số 1 2 3 4 5

DVC4 Mở Cổng Dịch vụ công Quốc gia trực tuyến giúp hỗ trợ chu 1 2 3 4 5
đáo cho doanh nghiệp

5. Anh chị hãy đánh giá mức độ đánh giá của đại dịch Covid - 19 đến môi trường
sống

MT1 Giảm ô nhiễm môi trường không khí 1 2 3 4 5

MT2 Hệ thống trường học chưa đáp ứng được yêu cầu phòng 1 2 3 4 5
dịch

MT3 Hệ thống y tế còn yếu 1 2 3 4 5

MT4 Chi phí sinh hoạt tăng cao 1 2 3 4 5

MT5 Môi trường du lịch, nghỉ dưỡng phải đóng cửa 1 2 3 4 5

6. Anh chị hãy đánh giá mức độ đánh giá của đại dịch Covid - 19 đến liên kết vùng

LKV1 Sự phối hợp giữa các tỉnh thành trong xúc tiến thương mại 1 2 3 4 5

LKV2 Phối hợp tổ chức sản xuất giữa các tỉnh 1 2 3 4 5

LKV3 Chuỗi ngành hàng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp 1 2 3 4 5

LKV4 Ngành công nghiệp phụ trợ tại các tỉnh trong vùng 1 2 3 4 5
95

3. Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các phát biểu dưới đây về sự ảnh
hưởng của COVID – 19 đến môi trường kinh tế ở Việt Nam. (1 = Hoàn toàn không
đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Không có ý kiến, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng
ý)

7. Anh chị hãy đánh giá mức độ đánh giá của đại dịch Covid - 19 đến môi trường
kinh tế vĩ mô

VM1 Đóng cửa nền kinh tế 1 2 3 4 5

VM2 Sàng lọc các nguồn vốn FDI đem lại hiệu quả cao trong 1 2 3 4 5
phát triển KT -XH

VM3 Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam giảm 1 2 3 4 5

VM4 Gia tăng lạm pháp 1 2 3 4 5

VM5 Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư ở Việt Nam giảm 1 2 3 4 5
4. Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các phát biểu dưới đây về sự ảnh
hưởng của COVID – 19 đến nhà đầu tư nước ngoài. (1 = Hoàn toàn không đồng ý,
2 = Không đồng ý, 3 = Không có ý kiến, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý)

8. Anh chị hãy đánh giá mức độ đánh giá của đại dịch Covid - 19 đến nhà đầu tư
nước ngoài

QT1 Suy thoái môi trường kinh tế toàn cầu 1 2 3 4 5

QT2 Dịch chuyển dòng vốn FDI từ khu vực Châu Phi và Mỹ 1 2 3 4 5
Latinh sang khu vực Châu Á

QT3 Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài giảm 1 2 3 4 5

QT4 Thay đổi chiến lược đầu trong các lĩnh vực 1 2 3 4 5
96

5. Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các phát biểu dưới đây về quyết
định đầu tư của nhà đầu tư FDI ở Việt Nam. (1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 =
Không đồng ý, 3 = Không có ý kiến, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý)

Anh chị hãy cho biết nhận định chung về quyết định đầu tư của Mức độ
nhà đầu tư FDI vào Việt Nam

QĐ1 Nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 1 2 3 4 5

QĐ2 Thu hút được nhiều nhà đầu tư 1 2 3 4 5

QĐ3 Nhà đầu tư hài lòng về việc đầu tư vào Việt Nam 1 2 3 4 5

PHẦN III. THÔNG TIN CÁ NHÂN


Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin cá nhân đều được giữ bí mật và chỉ được sử
dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
6. Giới tính:
 Nam
 Nữ
 Không muốn nêu cụ thể
7. Đơn vị công tác của anh/chị là:
………………………………………………………………
8. Chức vụ công tác của anh chị là:
……………………………………………………………..
9. Ngành nghề kinh doanh của công ty anh/chị hiện nay:
 Gia công may mặc
 Chế biến thực phẩm
 Điện tử
 Du lịch
 Dịch vụ
 Sản xuất
 Khác: ……………………………………………………………
10. Nơi đặt nhà máy của công ty anh/chị:
 Khu công nghiệp/ KKT
 Khác: ……………………………………………………………
97

11. Loại hình sở hữu của công ty của anh/chị:


 100% vốn nước ngoài
 Liên doanh
 Khác: .…………………………………………………………….
12. Quốc gia xuất xứ của công ty:
 Hàn Quốc
 Nhật Bản
 Đài Loan
 Trung Quốc
 Singapore
 Khác: ………………………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
98

PHỤ LỤC 2
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo chính sách thu hút đầu tư

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

,870 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

CS1 12,55 14,436 ,708 ,841

CS2 12,61 12,119 ,763 ,829

CS3 12,77 14,466 ,630 ,859

CS4 12,63 14,791 ,696 ,845

CS5 12,74 14,127 ,709 ,840

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


99

PHỤ LỤC 3
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo cơ sở hạ tầng

Cronbach's Alpha N of Items

,885 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

HT1 12,26 13,937 ,743 ,856

HT2 12,26 15,456 ,680 ,870

HT3 12,48 15,849 ,686 ,870

HT4 12,26 14,793 ,720 ,861

HT5 12,29 13,395 ,798 ,842

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


100

PHỤ LỤC 4
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo nguồn nhân lực

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

,860 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

NL1 9,41 8,508 ,689 ,830

NL2 9,43 8,811 ,644 ,846

NL3 9,33 6,136 ,807 ,787

NL4 9,39 8,196 ,734 ,812

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


101

PHỤ LỤC 5
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo dịch vụ công

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

,849 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

DVC1 9,03 10,294 ,687 ,816

DVC2 9,06 9,574 ,704 ,803

DVC3 9,05 7,322 ,757 ,789

DVC4 9,45 9,539 ,660 ,820

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


102

PHỤ LỤC 6
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo môi trường sống

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

,898 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

MT1 12,71 14,687 ,802 ,864

MT2 12,82 15,766 ,756 ,874

MT3 12,79 16,604 ,710 ,884

MT4 12,76 17,407 ,714 ,885

MT5 12,69 14,760 ,778 ,870

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


103

PHỤ LỤC 7
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo liên kết vùng

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

,835 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

LKV1 9,20 9,930 ,652 ,798

LKV2 9,08 9,246 ,650 ,799

LKV3 9,03 10,294 ,629 ,808

LKV4 9,15 8,435 ,742 ,755

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


104

PHỤ LỤC 8
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo môi trường kinh tế vĩ mô

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

,898 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

VM1 12,56 16,077 ,831 ,858

VM2 12,53 17,934 ,661 ,894

VM3 12,52 14,644 ,790 ,870

VM4 12,53 17,447 ,772 ,873

VM5 12,57 16,963 ,719 ,882

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


105

PHỤ LỤC 9
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo nhà đầu tư nước ngoài

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

,834 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

QT1 9,59 6,602 ,650 ,800

QT2 9,88 7,396 ,655 ,794

QT3 9,74 7,152 ,676 ,784

QT4 9,74 7,347 ,685 ,782

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


106

PHỤ LỤC 10
Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo quyết định đầu tư

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

,842 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

ĐT1 6,51 3,362 ,758 ,758

ĐT2 6,59 4,927 ,716 ,786

ĐT3 6,63 4,757 ,701 ,792

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


107

PHỤ LỤC 11
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo chính sách thu hút

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,872

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 543,789

df 10

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


108

PHỤ LỤC 12
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo cơ sở hạ tầng

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,871

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 607,990

df 10

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


109

PHỤ LỤC 13
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo nguồn nhân lực

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,797

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 456,320

df 6

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


110

PHỤ LỤC 14
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo dịch vụ công

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,803

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 416,126

df 6

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


111

PHỤ LỤC 15
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo môi trường sống

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,886

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 674,515

df 10

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


112

PHỤ LỤC 16
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo liên kết vùng

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,804

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 355,414

df 6

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


113

PHỤ LỤC 17
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo môi trường kinh tế vĩ mô

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,888

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 704,527

df 10

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


114

PHỤ LỤC 18
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo nhà đầu tư nước ngoài

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,804

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 355,414

df 6

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


115

PHỤ LỤC 19

Phân tích EFA với biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,892

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4934,931

df 630

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


116

Ma trận nhân số xoay thang đo


117

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


118

Phương sai trích các nhân tố

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


119

PHỤ LỤC 20
Phân tích EFA với biến phụ thuộc
Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO thang đo quyết định đầu tư

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,725

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 307,629

df 3

Sig. ,000

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


120

PHỤ LỤC 21
Ma trận tương quan

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


121

PHỤ LỤC 22
Kết quả hồi quy

Model Summaryb

Std. Error of the


Model R R Square Adjusted R Square Estimate Durbin-Watson
1 ,828 a
,685 ,674 ,57307 2,293

a. Predictors: (Constant), QT, DVC, MT, LKV, NL, CS, VM, HT


b. Dependent Variable: ĐT

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 161,598 8 20,200 61,508 ,000b

Residual 74,221 226 ,328


Total 235,818 234

a. Dependent Variable: ĐT
b. Predictors: (Constant), QT, DVC, MT, LKV, NL, CS, VM, HT

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu


122
123

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

You might also like