You are on page 1of 4

Họ và tên: Mai Anh Thư

Khóa: 47 – Lớp: IF001


MSSV: 31211023937
Chuyên ngành: Tài chính quốc tế

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


Bài tự luận mở rộng
Phân tích tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính của Việt Nam
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

CA -4,276.00 236.00 9,429.00 7,745.00 9,359.00 -2,041.00 625.00 -1,649.00 5,899.35 13,101.25 12,486.87

Goods and services -7,597.00 -3,430.00 7,446.00 5,604.00 8,596.00 2,609.00 6,784.00 6,816.00 12,860.13 19,143.25 18,647.87
Primary income -4,564.00 -5,019.00 -6,229.00 -7,336.00 -8,844.00 -12,151.00 -14,144.00 -16,993.00 -15,817.70 -15,283.00 -15,617.00
Secondary income 7,885.00 8,685.00 8,212.00 9,477.00 9,607.00 7,501.00 7,985.00 8,528.00 8,856.92 9,241.00 9,456.00

FA -7,965.85 -5,238.98 3,889.68 837.12 2,803.63 -6,999.04 -2,337.05 -7,482.54 -2,430.84 3,883.91 8,419.41

FDI -7,100.00 -6,480.00 -7,168.00 -6,944.00 -8,050.00 -10,700.00 -11,600.00 -13,620.00 -14,902.00 -15,635.00 -15,420.00

FII -2,370.00 -1,412.00 -1,286.00 -1,466.00 -93.00 65.00 -228.00 -2,069.00 -3,021.00 -2,997.00 1,046.00

Other 3,306.92 1,534.64 496.59 8,690.18 2,571.70 9,668.00 1,101.00 -4,339.00 9,457.00 -742.00 6,159.44

FR -1,802.77 1,118.37 11,847.09 556.94 8,374.93 -6,032.04 8,389.95 12,545.46 6,035.16 23,257.91 16,633.97

=> EO = - [CA - FA] -3,689.85 -5,474.98 -5,539.32 -6,907.88 -6,555.37 -4,958.04 -2,962.05 -5,833.54 -8,330.19 -9,217.34 -4,067.46

Đề bài: Phân tích diễn tiến của 2 tài khoản này và giải thích nguyên nhân gây ra các điểm gãy đáng chú
ý trong 2 TK trên.

Trong giai đoạn từ 2010 - 2020, có 2 giai đoạn chuyển biến rõ rệt nhất là: 2014 sang 2015 và 2018-2019, cụ
thể:
CA
- Năm 2014 - 2015: Tài khoản vãng lai giảm mạnh từ dương 9,359 sang âm 2,041
- Năm 2018-2019, tài khoản vãng lai tăng mạnh từ 5,899 lên đến 13,101

FA
- Năm 2014 - 2015: Tài khoản tài chính giảm mạnh từ dương 2,803 xuống còn âm 6,099
- Năm 2018, 2019: Tài khoản tài chính có sự tăng đột biến từ âm 2,430 lên đến dương 3,883

GIAI ĐOẠN 2014 – 2015


TÀI KHOẢN VÃNG LAI (CURRENT ACCOUNT)
- Trong giai đoạn này, tài khoản CA giảm mạnh chủ yếu đến từ Primary income – khoản tiền thanh toán cho
người nước ngoài, khoản tiền trả lãi. Primary income thường âm thể hiện một khoản thâm hụt do khoản tiền
chi trả thường nhiều hơn khoản tiền nhận được. Tuy nhiên trong giai đoạn này, PI lại âm rất mạnh do khủng
hoảng nợ công, tác động mạnh lên tài khoản vãng lai của VN, cụ thể nợ công của Việt Nam hiện nay gồm có:
1/ Nợ của chính phủ (thành phần chính, chiếm tỉ lệ 80%):
Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài. Do nhu cầu huy động ngày
càng lớn, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nước ngoài dần hạn chế, Chính phủ đã phải dựa chủ
yếu vào nguồn vay trong nước. Tỷ trọng nợ trong nước trên tổng nợ công tăng từ 42,6% năm 2010 lên đến
56,9% năm 2015 và tỷ lệ nợ nước ngoài trong tổng nợ công có xu hướng giảm từ 57,4% vào năm 2010
xuống còn 43,1% trong năm 2015.

2/ Nợ được chính phủ bảo lãnh (thành phần chính, chiếm tỉ lệ 17%)
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước
ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy tính đến cuối năm 2015, tổng số nợ thực
tế được chính phủ bảo lãnh là 455.122 tỷ đồng, tương đương khoảng 21 tỉ USD, chiếm tỷ lệ 17,5% tổng nợ
công, tức hơn 11% GDP. Trong số 21 tỉ USD nợ được Chính phủ bảo lãnh, số nợ vay nước ngoài chiếm
khoảng 55%. Việc vay nợ nước ngoài nhiều sẽ khiến bên đi vay đối diện với rủi ro do biến động tỷ giá, làm
cho áp lực trả nợ tăng lên. Trong trường hợp rủi ro xảy ra khiến cho bên đi vay không trả được nợ, trách
nhiệm trả nợ đương nhiên thuộc về Chính phủ.

Nợ của chính quyền địa phương (chiếm 3% tổng nợ Việt Nam)


Nợ của chính quyền địa phương chủ yếu phát sinh do chính quyền địa phương đi vay để bổ sung vốn đầu tư
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật NSNN. Trong xu hướng đẩy mạnh tính tự chủ và
phân cấp tài khóa, việc phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương có thể sẽ tiếp tục được mở rộng
thêm ở nhiều địa phương. Mặc dù số nợ này không quá lớn so quy mô nợ công hiện tại cũng như quy mô nền
kinh tế nhưng trong bối cảnh nợ công đã ở mức cao thì dù chỉ cần một giọt nước cũng có thể làm tràn ly.

TÀI KHOẢN TÀI CHÍNH (FINANCIAL ACCOUNT)


- Trong giai đoạn này, tài khoản FA giảm mạnh chủ yếu đến từ FDI – khoản tiền đầu tư vào tài sản cố định ở
nước ngoài và FR – dòng tiền dự trữ. Từ 2014 đến 2015, Việt Nam tăng mạnh dự trữ khiến dòng tiền rút ra
khỏi nền Kinh tế, làm cho tài khoản FA trở nên giảm mạnh.
- Trong năm 2015, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam do thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư
nước ngoà, cụ thể: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.012 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn
cấp mới và tăng thêm là 16,4 tỷ USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối
điện, khí, nước, điều hoà đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm
là 2,79 tỷ USD, chiếm 11,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với
tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng vốn đăng ký.
=> Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam trong năm 2015 ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 16% so với cùng
kỳ năm 2014 và tăng 11,5% so với kế hoạch năm 2015. Năm 2015, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với
nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn tăng và vượt kế hoạch đặt ra. Giải ngân dự án FDI
đạt được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các dự án đã được chú trọng hơn. Đồng
thời công tác đối thoại chính sách với các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh, phần nào giúp các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu
quả hơn.

KẾT LUẬN
- Bên cạnh việc khủng hoảng nợ công đẩy áp lực trả nợ và trả lãi cho người nước ngoài lên cao, đẩy mạnh
đầu tư vào tài sản nước ngoài và tăng dự trữ đã khiến cho tài khoản vãng lai CA và tài khoản tài chính FA
giảm mạnh, tạo nên điểm gãy giảm sâu trong giai đoạn từ 2014 đến 2015.

GIAI ĐOẠN 2018 – 2019


TÀI KHOẢN VÃNG LAI (CURRENT ACCOUNT)
- Giai đoạn 2018-2019, cán cân thương mại của Việt Nam được cải thiện do hầu hết các hạng mục đều diễn
biến thuận lợi:
 Cán cân hàng hóa thặng dư cao hơn dự kiến, 21,5 tỷ USD (2018: 16,54 tỷ USD). Cán cân hàng hóa
thặng dư. Cán cân thương mại thặng dư 11,1 tỷ USD nhờ xuất khẩu tăng trưởng cao hơn nhập khẩu. Một số
mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực như: Điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử
và linh kiện, hàng dệt may, giầy dép, gỗ và các sản phẩm gỗ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá và có mức
đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu năm 2019.
 Cán cân dịch vụ thâm hụt 2,48 tỷ USD, giảm mạnh 34,9% so với mức thâm hụt của năm 2018. Đây
là mức thâm hụt thấp nhất kể từ năm 2013 do xuất khẩu dịch vụ tăng cao (tăng 12,6%) nhưng nhập khẩu dịch
vụ chỉ tăng nhẹ (tăng 2,9%).
 Cán cân thu nhập thâm hụt 15,12 tỷ USD, giảm 4,4% so với mức thâm hụt 15,82 tỷ USD năm 2018.
 Chuyển giao vãng lai thặng dư 9,24 tỷ USD, tăng 4,3% so với mức thặng dư 8,86 tỷ USD năm 2018

TÀI KHOẢN TÀI CHÍNH (FINANCIAL ACCOUNT)


- Giai đoạn 2019 là thời điểm đại dịch COVID-19 toàn cầu bùng nổ, gây nguy cơ dòng vốn rời khỏi các nền
kinh tế mới nổi. Trong khi đó, sự sụt giảm giá trị của các đồng tiền địa phương yếu hơn làm cho việc trả nợ
nước ngoài trở nên khó khăn hơn.

KẾT LUẬN
- Giai đoạn 2018-2019 bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nguồn tiền kiều hối cũng tăng khá cao
làm cho tài khoản vãng lai có sự tăng mạnh. Tuy nhiên giai đoạn này cũng là thời điểm đại dịch COVID 19
bùng nổ, làm cho các dòng vốn rời khỏi nền kinh tế, giảm dự trữ để cải thiện tình hình COVID 19 nên làm
cho dòng FR dương, FA tăng mạnh.
-------- Chúc thầy có một ngày vui vẻ! --------

You might also like