You are on page 1of 5

4.2.

Thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


4.2.1. Thành tựu
Trong giai đoạn 2010 – 2022, dòng FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng
theo thời gian. Nhìn chung trong giai đoạn này, dù gặp phải khó khăn do những biến
động của nền kinh tế thế giới và những bất ổn nội tại, song tổng vốn FDI đăng ký bình
quân mỗi năm vẫn đạt 26,8 tỷ USD; tổng vốn FDI thực hiện bình quân mỗi năm đạt
khoảng 15,8 tỷ USD. Ngoài ra, số dự án bình quân mỗi năm cũng đạt khoảng 2179 dự án.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022
45000

40000 38951.7 38854.3


37100.6 36368.6
35000
31045.3
29288.2
30000
26890.5
25000 24115
22352.2 21921.7
19886.8
20000
15598.1 16348
15000

10000

5000

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện

Dòng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022 (triệu USD).
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Năm 2010, do dư âm từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, số vốn FDI thực
hiện trên cả nước chưa cao, dù cũng không phải một kết quả tồi không bối cảnh suy thoái
kinh tế. Tiếp đó, vốn FDI tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công tại
các nước châu Âu khiến các nhà đầu tư trở nên lo ngại hơn trong quyết định đầu tư, bên
cạnh đó lạm phát và các chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp
nhiều khó khăn... Trong giai đoạn 2011 – 2015, vốn FDI tăng không đáng kể, tuy nhiên
đã có xu hướng cải thiện. Đến năm 2016, khi tự do hóa thương mại và đầu tư được thúc
đẩy nhở hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, vốn FDI vào nước ta
đã bắt đầu tăng mạnh hơn. Cụ thể, vốn đăng ký tăng 11,5% trong khi vốn thực hiện tăng
khoảng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đó. Có thể
thấy, năm 2017 là một năm kỷ lục về thu hút vốn FDI, tăng gần gấp đôi trong 4 năm, từ 21,9
tỷ USD năm 2014 lên 37,1 tỷ USD năm 2017.
Năm 2018, dòng FDI vào Việt Nam giảm nhẹ do tác động từ tình hình căng thẳng
leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và sau đó tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ,
đạt tới 38,95 tỷ USD vốn đăng ký và 20,38 tỷ vốn thực hiện vào năm 2019. Đến năm
2020, đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại nặng nề, các chính
sách phong tỏa, cách ly xã hội đã gây ra sự đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, theo đó
các dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm mạnh, đặc biệt là dòng FDI. Do nền kinh tế
Việt Nam có độ mở cao nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Tổng vốn FDI thực hiện và tăng trưởng GDP Việt Nam
35
8.02
30 7.359
7.465
6.94
25 6.69 2.865 2.562 22.396
6.987
20.38
6.422 19.1
20 6.423 6.413 17.5
5.554
5.505 15.8 19.98 19.74
14.5
15 12.5
11.003 11.0001 11.5
10.0466
10

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng vốn FDI thực hiện (tỷ USD) Tăng trưởng GDP (%)

Quan hệ giữa tổng vốn FDI thực hiện và tốc độ tăng trưởng GDP.
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Có thể thấy, vốn FDI thực hiện có xu hướng biến động theo tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế. Do đó từ sau năm 2019, vốn FDI bắt đầu giảm. Song, nhờ có các biện pháp đối phó
và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm chậm lại trong năm 2021 và nhanh
chóng tăng lên trong năm 2022. Theo đó, vốn FDI cũng chỉ giảm nhẹ trong năm 2021 và
sau đó lại tăng mạnh, đạt tới 22,396 tỷ USD vào năm 2022, tăng gần 13,5%. Đây cũng là
lượng vốn FDI thực hiện cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2022.
Xét về cơ cấu phân theo địa phương, đến nay, dòng FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh
thành trên cả nước. Hiện tại FDI vào Việt Nam tập trung nhiều ở các vùng kinh tế trọng
điểm và các địa phương có tiềm năng thế mạnh phát triển, những địa phương có điều kiện
cơ sở hạ tầng, nguồn lao động dồi dào và chất lượng hơn thu hút FDI tốt hơn, như vùng
Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương) và vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội,
Hải Phòng, Bắc Ninh).
Lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư
Chiến lược quốc gia
Hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tư tại địa phương
4.2.2. Hạn chế
Chuyển giao công nghệ:
Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu được
thực hiện dưới dạng chuyển giao từ công ty mẹ sang công ty con đặt tại Việt Nam, có rất
ít hợp đồng chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. Công
nghệ được chuyển giao thường là công nghệ được dựa trên lợi ích của nhà đầu tư, không
phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ của Việt Nam.
Cụ thể, công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt
bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường
hợp các doanh nghiệp FDI đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu
kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc
thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác.
Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua
các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy
nhiên, đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói
chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công
nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy,
thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp
nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Mặt khác, các đối tác đầu tư FDI của Việt Nam chủ yếu không đến từ các quốc gia
nắm giữ công nghệ nguồn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản mà chủ yếu là châu Á như Trung
Quốc, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, khả năng hấp thu công nghệ của doanh nghiệp trong
nước còn thấp, trình độ và khả năng giải mã công nghệ vẫn chưa cao.
Liên kết với doanh nghiệp trong nước:
Sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước vẫn mờ nhạt và khá
kém, chưa thực hiện được “lợi ích hài hòa, chia sẻ rủi ro”, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ
và năng suất lao động còn hạn chế. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
còn chậm phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp,
đặc biệt là cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp FDI. Theo VCCI, năm 2021 có
khoảng 73% DN FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài, hình thức liên doanh chỉ
chiếm 21,4%. Điều này cho thấy các nhà đầu tư FDI muốn hoàn toàn chủ động trong việc
quản lý và triển khai các dự án FDI thay vì liên kết liên doanh với doanh nghiệp Việt
Nam.
Vấn đề về lao động:
Hiện nay, nước ta vẫn còn hạn chế trong công tác đào tạo và nâng cao kỹ năng cho
người lao động nói chung và lao động trong khu vực FDI nói riêng. Đây là một thách
thức đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp, do trong thời đại của công nghệ và
chuyển đổi số, nhu cầu về lao động chất lượng, làm việc hiệu quả dường như trở nên
quan trọng hơn so với sự dồi dào và chi phí nhân công rẻ.
Vấn đề chuyển giá:
Có nhiều bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp FDI trốn thuế thông qua các thủ
thuật chuyển giá nhằm làm sai lệch tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh
nghiệp báo thua lỗ, nhưng vẫn mở rộng sản xuất, kinh doanh và có doanh thu năm sau
cao hơn năm trước. Các doanh nghiệp FDI kê khai, báo lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng
50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có
tới gần 60% trong số hơn 3.500 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều
năm, trong đó có Cocacola, Pepsi và tập đoàn P&G. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI liên
doanh luôn có xu hướng chuyển giá để chuyển thành doanh nghiệp FDI 100% vốn nước
ngoài, nhà đầu tư nước ngoài toàn quyền quản lý và điều hành.
Hiện tượng này gây nhiều tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế Việt Nam,
trước tiên là gây thất thu thuế, dẫn đến thất thu ngân sách. Cụ thể, hoạt động chuyển giá
của các doanh nghiệp FDI đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước hàng chục nghìn tỷ
đồng trong nhiều năm. Bên cạnh đó, chuyển giá làm gia tăng giá trị nhập khẩu, tác động
tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán; tạo ra môi trường cạnh tranh
không lành mạnh giữa các doanh nghiệp; góp phần làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn
FDI nói riêng và vốn đầu tư nói chung...
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI:
Nhiều doanh nghiệp FDI có các hành vi gian lận trong kinh doanh, sản xuất hàng
kém chất lượng, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh
nghiệp chỉ tuyển lao động trẻ, phân biệt đối xử với lao động nữ, xâm phạm đến quyền lợi
của người lao động (nợ đọng bảo hiểm xã hội, vi phạm quyền lợi về lương, thưởng, thời
gian làm thêm, nghỉ giữa giờ và các chế độ phúc lợi khác).
Mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận kinh tế tối đa
nên họ chưa xác định và thậm chí không quan tâm nghiêm túc đến các trách nhiệm xã hội
trong chiến lược kinh doanh dài hạn họ.
Vấn đề môi trường:
Cơ cấu ngành của FDI hiện chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, gần
đây lại có chiều hướng dịch chuyển dòng FDI tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, không
thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam về cơ bản có trình
độ công nghệ sản xuất trung bình, và nhiều doanh nghiệp không tự giác tuân thủ quy định
về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có thể kể đến những sự cố
môi trường nghiêm trọng như trường hợp của Formosa Hà Tĩnh, Vedan Đồng Nai... Bên
cạnh đó, việc sử dụng tài nguyên, nhất là đất đai còn lãng phí; gây cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên, dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác, một số địa
phương còn “xé rào” trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, làm ảnh hưởng tiêu cực
đến đến môi trường cạnh tranh trong thu hút FDI ở Việt Nam.
Mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ:
Đa số các dự án đầu tư vào Việt Nam thường tập trung vào những nơi có điều kiện
cơ sở hạ tầng tốt. Điển hình như đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 nơi được
các nhà đầu tư nước ngoài ưu ái hơn cả, chỉ tính riêng 2 vùng này đã chiếm tới 66,27%
tổng số FDI đăng ký với 85,47% tổng số dự án trong khi Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung chỉ thu hút được 5,8% dự án. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách
giữa các vùng miền về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà đầu tư nước ngoài
chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lời cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có
khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp
mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung doanh nghiệp FDI thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ
đáng được hưởng, không thỏa đáng với nhu cầu của người lao động. Mặt khác, sự khác
biệt trong văn hoá và phong cách làm việc cũng dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa người sử
dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công, bãi công làm thiệt hại
cho doanh nghiệp.

2022: 27718,13 đăng ký 22400 thực hiện (triệu usd) 2036


2021: 31153,33 19740 1738
2020: 28530,11 19980 2523
2019: 38019,11 20380 3883
2018: 35465,56 19100 3046

You might also like