You are on page 1of 17

III.

Tình hình thương mại quốc tế


1. Tổng kim ngạch XNK của thế giới
Năm 2021 có bối cảnh kinh tế thế giới dần ổn định hơn đối với tình hình
thương mại quốc tế. Sự phục hồi sau ảnh hưởng đặc biệt trầm trọng của dịch
Covid-19 trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới đang từ từ
diễn ra. Các nền kinh tế lớn và nhỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng suy thoái
tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ qua cũng đang dần cải thiện từng chút một. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của thế giới trong giai đoạn 2010-
2021 có sự thay đổi

Biểu đồ về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giai đoạn
Nghìn tỷ USD

2010-2021
60

50 54.83
49.9 49.14
46.29 47.19
44.51 45.11 45.46 44.24
40 42.03 41.24
37.75
30

20

10

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới

Hình 1: Biểu đồ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới 2010-2021

Nguồn: Exports of goods and services (current US$) | Data (worldbank.org)


Imports of goods and services (current US$) | Data (worldbank.org)
Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy tổng kim ngạch xuất khẩu về hàng hóa,
dịch vụ trên thế giới có xu hướng tăng vào các giai đoạn 2010-2014, 2016-2018 và
tăng đột biến mạnh vào giai đoạn 2020-2021. Tuy thế, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu về hàng hóa dịch vụ trên thế giới giảm vào một số giai đoạn 2014-2016 và
2018-2020.
Qua đây, ta thấy sự tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế
giới có sự tăng trưởng không ổn định, có cả giai đoạn tăng trưởng tăng và giảm
đồng đều.
Sự tăng trưởng bất ổn định này là do các nguyên nhân như: sự điều chỉnh chính
sách để cạnh tranh giữa các nước, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng cường quyền cực
đoan trỗi dậy, sự phát triển vượt bậc về khoa học-công nghệ trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự hình thành một trật tự kinh tế thế giới mới nhiều xu
hướng hơn. Đặc biệt điều này được thể hiện rõ hơn bởi sự ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 vừa qua.
Toàn cầu hóa kinh tế, tự do thương mại hóa đang là xu hướng mới trong nền
kinh tế của nhiều nước để có thể chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp
tác. Phát triển đa phương hóa và mở rộng kinh tế đối ngoại của đất nước qua việc
cắt giảm thuế quan. Khi thế giới ngày càng có xu thế tự do thương mại hóa thì các
quá trình đàm phán, luật lệ, thuế quan sẽ được hạn chế hơn từ đó xóa bỏ những rào
cản trong thương mại dịch vụ quốc tế. Các nước sẽ mở cửa thị trường cho các loại
hình dịch vụ thông qua các điều khoản, quy định quốc tế ( hiệp định GATT của
WTO)
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống,
nhất là kinh tế, chính trị, xã hội của hầu hết các quốc gia. Đại dịch Covid-19 được
coi là thách thức chưa từng có đối với nhân loại, bởi nó làm đình trệ đột ngột và
gần như đồng thời toàn bộ nền kinh tế thế giới, gây ra cú sốc cung - cầu trong hầu
hết mọi lĩnh vực của đời sống con người. Nền kinh tế thế giới đã và đang trải qua
một thời kỳ vô cùng khó khăn chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các
biện pháp giãn cách xã hội làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trên toàn cầu, các hợp
đồng kinh tế bị phá vỡ, các cơ hội kinh doanh bị mất đi, dẫn tới giảm thu nhập của
người lao động, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, tác
động xấu đến tăng trưởng… Đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại và tác động
mạnh mẽ, sâu rộng hơn gấp nhiều lần so với các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính đã từng xảy ra.
2. Tình hình thương mại dịch vụ
I.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới
Nghìn tỷ USD

%
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tỷ trọng trong
xuất khẩu toàn cầu
7 30

6 25 25
23 24 24 24 23
5 21 21 22 22
20 20 20
4
15
3 6.11 6.28 6.19
5.28 5.13 5.57 5.22
4.67 4.96 5.05 10
4.54
2 4.03

1 5

0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Kim ngạch XKDV Tỷ trọng trong tổng XK

Hình 2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tỷ trọng tròn xuất khẩu toàn cầu 2010-2021

Nguồn: Service exports (BoP, current US$) | Data (worldbank.org)


Trong giai đoạn 2010-2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đã có
sự thay đổi đáng kể. Trong vòng hơn 10 năm, quy mô kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ đã tăng gấp 1,5 lần từ 4,03 nghìn tỷ USD (năm 2010) lên 6,19 nghìn tỷ
USD (năm 2021).
Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2019, nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ tăng đều qua các năm dù có mức giảm nhưng không đáng kể, và đến năm
2019 đã đạt được mức kim ngạch lớn hơn gấp 1.3 lần mức kim ngạch của năm
2010 (tăng 2.25 nghìn tỷ USD). Đến giai đoạn 2019-2020, do dịch bệnh Covid-
19, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giảm đột ngột 1.2 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên
vào năm 2021 đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc từ 5,22 nghìn tỷ lên 6,19
nghìn tỷ USD. Chỉ trong vòng 1 năm sau ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch
Covid-19.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm này:
Thứ nhất, do có sự gia tăng trong thu nhập đã thúc đẩy sự phát triển của
nhiều loại dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch
Khi người dân có mức thu nhập cao hơn thì nhu cầu chi tiêu gia đình
cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận. Không chỉ còn là những nhu cầu cơ bản
như ăn mặc hàng ngày mà nhu cầu dịch vụ cũng tăng cao, đặc biệt là
dịch vụ du lịch. Ước tính đơn giản thì mức thu nhập bình quân đầu người
của mọi người trên thế giới khoảng 600$/1 người/1 năm. Mỗi năm trung
bình có khoảng 1.4 tỷ người sử dụng dịch vụ du lịch lớn nhỏ. Chiếm ¼
kim ngạch xuất khẩu thế giới, chỉ đứng sau ngành năng lượng và hóa
chất, dịch vụ du lịch trở thành ngành đem lại doanh thu đứng thứ 3 trên
thế giới. Điều này đã góp một phần rất lớn vào thúc đẩy xuất khẩu dịch
vụ ngày càng phát triển.
Thứ hai, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ giúp cho nhiều dịch
vụ được thương mại hóa, đồng thời xuất hiện thêm nhiều loại hình dịch vụ mới
phù hợp hơn với thời đại ngày nay
- Khi ngành khoa học công nghệ chưa phát triển như bây giờ, có nhiều
loại hình dịch vụ khó thương mại hóa. Bởi vì thương mại dịch vụ là 1
loại hàng hóa vô hình được sản xuất và tiêu dùng trong cùng 1 lúc, được
tiếp xúc hoàn toàn trực tiếp giữa người bán và người mua, không thể
đóng gói vận chuyển đi được. (ví dụ: một chương trình hài kịch là một
loại hình dịch vụ phổ biến, tuy nhiên trước đây khoa học công nghệ chưa
phát triển, nếu muốn đi xem thì mọi người phải đến trực tiếp sân khấu.
Có thể vì việc bận không thể đến hay số lượng vé bán có giới hạn mà
nhiều người không thể theo dõi chương trình. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến doanh thu, nhưng bây giờ nhờ có mạng xã hội hay tivi truyền
hình, chương trình đã có thể phát sóng cho rất nhiều người xem ở mọi
nơi chứ không chỉ là coi trực tiếp.). Từ đó nhiều loại dịch được coi là
khó thương mại hóa đã được thương mại hóa một cách trọn vẹn đem lại
nguồn doanh thu đáng kể.
- Sự phát triển của ngành khoa học công nghệ không chỉ giúp phát triển
cách ngành dịch vụ có sẵn mà còn tạo ra thêm nhiều loại dịch vụ mới
(các trang mạng xã hội, các phần mềm điện thoại kĩ thuật số). Đây được
coi là dịch vụ thông tin viễn thông. Những loại hình dịch vụ có tiềm
năng phát triển thì nhiều vô hạn và không phụ thuộc vào các yếu tố vật
chất, tự nhiên, đầu vào.
Thứ ba, sự phát triển của thương mại hàng hóa đã thúc đẩy thương mại dịch vụ
phát triển
Thương mại hàng hóa cần có sự trao đổi, điều này cần có những yếu
tố dịch vụ để phát triển (ví dụ: khi trao đổi một loại hàng hóa, xuất khẩu
hoặc nhập khẩu, cần phải nghiên cứu rõ về thị trường tiêu thụ, thị trường
xuất khẩu hay quy mô, chính sách, luật pháp của từng khu vực. Mà
những việc đó cần đến các công ty dịch vụ như công ty tư vấn, công ty
thương mại. Hay khi thực hiện việc quảng cáo, hàng hóa nào cũng cần
được quảng cáo một cách rộng rãi và có hiệu quả thì mới có thể đem lại
doanh thu cao). Các loại hình dịch vụ về thông tin giao hàng hay dịch vụ
sau khi giao hàng liên quan đến bảo trì hay lắp ráp cũng xuất hiện
Thứ tư, xu hướng tự do hóa thương mại dịch vụ trên toàn thế giới
Khi thế giới ngày càng có xu thế tự do thương mại hóa thì các quá
trình đàm phán, luật lệ, thuế quan sẽ được hạn chế hơn để có thể xóa bỏ
những rào cản trong thương mại dịch vụ quốc tế. Các nước sẽ mở cửa thị
trường cho các loại hình dịch vụ thông qua các điều khoản, quy định
quốc tế ( hiệp định GATT của WTO)
Thứ năm, sự tăng trưởng của quy mô GDP toàn cầu tạo tiền đề cho sự phát triển
của thương mại dịch vụ
Quy mô GDP toàn cầu được tính toán bao gồm cả yếu tố tổng giá trị
tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình. Khi quy mô
GDP tăng, chi tiêu tiêu dùng cũng tăng và chi tiêu cho thương mại dịch
vụ cũng tăng theo tỉ lệ thuận.
Thứ sáu, dịch bệnh Covid-19 (nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sự giảm sút trong
giai đoạn 2019-2020)
Xuất hiện từ năm 2019, Covid-19 được coi là thủ phạm của toàn bộ sự
sụt giảm về phát triển trên toàn thế giới. Kể từ khi xuất hiện sự ảnh
hưởng của nó lên thế giới là vô cùng nghiêm trọng. Cơ chế giãn cách xã
hội, đóng cửa toàn bộ nền kinh tế dẫn đến thiệt hại nặng nề cho thương
mại toàn cầu nói chung và dịch vụ nói riêng.
I.2. Cơ cấu thương mại dịch vụ:

Biểu đồ cơ cấu thương mại dịch vụ trên thế giới


2010-2021
100%
90%
80%
55.4 56 56.2 56.9 57.6 58.6 59.5 59.3 59.5 60
70%
73.3 71
60%
50%
40%
20.7 20.2 19.9 19 18.5 17.5 16.5 16.7 16.8 16.4
30%
20% 16.5 19
23.9 23.8 23.9 24.1 23.9 23.9 24 24 23.7 23.6
10% 10.2 10
0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

DV du lịch DV vận tải DV khác

Hình 3: Biểu đồ cơ cấu thương mại dịch vụ trên thế giới 2010-2021

Nguồn: World Bank


Trong giai đoạn 2010-2019, dịch vụ du lịch chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu
thương mại dịch vụ trên thế giới, tiếp theo đó là dịch vụ vận tải cũng chiếm một tỷ
lệ không nhỏ khoảng 1/5 trên tổng chung. Tuy nhiên năm 2020 là năm có nhiều biến
động nhất khi sự sụt giảm đột ngột nghiêm trọng trong dịch vụ du lịch.
Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế:
1. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn tới sự phát triển của các
ngành dịch vụ khác ngoài vận tải và du lịch
 Để theo kịp thời đại 4.0 như ngày nay, nhiều doanh nghiệp lớn tập trung đầu
tư vào các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao như các phần mềm máy tính,
máy móc công nghệ hiện đại. Mục tiêu con người đặt ra là phát triển khả
năng một cách không bị giới hạn sức sáng tạo là vô biên.
 Mức chi phí của các ngành dịch vụ tri thức so với dịch vụ du lịch thường
thấp hơn. Do hầu hết dựa vào khoa học kĩ thuật máy tính công nghệ thông
tin, chi phí phát sinh thường chỉ xảy ra trong khâu sáng tạo thiết kế và không
đáng kể.
 Trong các sản phẩm dịch vụ hiện nay có hàm lượng công nghệ tri thức càng
ngày càng cao. Giúp cho việc vận hành các loại hình dịch vụ, từ các loại
hình dịch vụ truyền thống thông thường đến các loại hình dịch vụ mới phát
triển đều được tiêu dùng hiện quả hơn rất nhiều. Ví dụ: nhờ sự phát triển của
các trang mạng xã hội hay trang web, việc cung cấp thêm thông tin về sản
phẩm dịch vụ tới cho người tiêu dùng chỉ cần thực hiện trong một cú nhấp
chuột đơn giản mà có độ chính xác cao và liên tục được cập nhập những dữ
liệu mới và chính xác nhất.
2. Những ngành dịch vụ trở nên thiết yếu trong nền kinh tế của mọi quốc gia
Những ngành dịch vụ như giáo dục hay xây dựng,... đã trở thành một yếu tố
cực kì quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của đất nước. Vậy nên
được nhà nước tập trung ưu tiên đầu tư phát triển.
3. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ giải trí được tăng cao khiến dịch vụ du lịch
luôn được giữ ở mức ổn định
 Công nghệ thông tin là một bước đệm phóng cho dịch vụ du lịch khi nhờ nó
mà dịch vụ du lịch được ngày càng phát triển vượt bậc. Việc kiếm thông tin
về địa điểm du lịch, địa điểm vui chơi hay cách thức di chuyển trở nên dễ
dàng hơn bao giờ hết với độ chính xác cao được cập nhập liên tục với tình
hình của mọi quốc gia
 Dịch vụ vận tải tiện lợi và nhanh chóng
 Xu hướng toàn cầu hóa tăng cao, việc mở rộng hay miễn visa trở nên dần
phổ biến ở các nước trên thế giới. Thủ tục nhập cảnh cũng được rút ngắn và
đơn giản hóa hết mức nhất có thể.
4. Covid-19 là thủ phạm chính dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của ngành
dịch vụ du lịch
 Dịch vụ du lịch được coi là huyết mạch của thương mại quốc tế, đặc biệt
luôn giữ được tỉ lệ cao và có tương lai triển vọng để phát triển hơn nữa.
Ngành dịch vụ du lịch được coi là miếng mồi ngon, bị tranh nhau bởi các
nhà đầu tư.
 Với sự hoành hành của mình trên nhiều đất nước trên thế giới, Covid-19
khiến cho nền kinh tế của thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng nhất. Và
ngành dịch vụ du lịch cũng là một trong những ngành bị ảnh hưởng sâu sắc.
Phải phong tỏa, đóng cửa hầu như các dịch vụ du lịch không cần thiết.
I.3. Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới năm 2021

Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ


Nguồn: lớn nhất thế giới năm 2021
Trade
Map - 600 553.65
Trade 500
statistics
400
for
306.14
300 275.4 259.4 242.13
219.13
200 174.86 173.64
149.38
125.9
100

0
Mỹ Anh Trung Đức Ireland Pháp Hà Lan Ấn Độ Singapore Nhật Bản
Quốc
Đơn vị: Tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ

Hình 4: Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới năm 2021
international business development

Biểu đồ đã chỉ rõ top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới
trong năm 2021, bao gồm các nước: Mỹ, Anh, Trung Quốc, Đức, Ireland, Pháp, Hà
Lan, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản
Top 1: Mỹ
Mỹ là nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đứng đầu thế giới vào năm 2020 và
2021 với tổng kim ngạch vượt trội so với vị trí thứ 2. Mặc dù Do ảnh hưởng của
dịch bệnh Covid-19 mà thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2021 đã tăng 20% lên
mức cao nhất lịch sử (Theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 08/02/2022).
Điều này cho thấy sức mạnh kinh tế cũng như sự phụ thuộc lớn của quốc gia này
vào ngành dịch vụ.
Top 2: Anh
Vị trí thứ 2 trong top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới
năm 2021 là Anh. Có thể thấy rằng so với năm 2020 thì năm 2021, kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ đã tăng 10%. Anh đã thực hiện nhiều biện pháp phong tỏa nhằm
khống chế sự lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19 nên đã khiến cho kinh tế
nước Anh rơi vào khủng hoảng nặng nề. Anh đã trải qua một năm biến động, suy
giảm mạnh nhất trong hơn 300 năm qua theo số liệu của Bộ Tài chính kinh tế.
GDP của Anh giảm 9,9% trong năm 2020, tuy nhiên đến năm 2021 nền kinh tế
Anh đã có sự phục hồi tích cực sau khi các biện pháp phong tỏa, hạn chế dần được
gỡ bỏ.
Top 3: Trung Quốc
So với thế giới thì tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đứng top 3.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi trở lại mức tăng trưởng trước khi đại dịch
Covid-19 xảy ra. Tất cả là nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, tuy nhiên
nó không kéo dài được lâu mà đang dần giảm xuống khi các doanh nghiệp chịu tác
động bởi giá nhiên liệu thô tăng cao và chuỗi cung ứng toàn cầu đangt bị tắc nghẽn
một cách nghiêm trọng.
3. Tình hình thương mại hàng hóa
3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tỷ trọng trong


Nghìn tỷ USD

%
xuất khẩu toàn cầu
25 81

79.9 80
79.6
20 79 79
78.8
78.2 78
77.9
15
76.9 77
76.3
75.9 75.9 22.04 76
10 75.5 19.24
18 18.25 18.66 18.71 17.54 18.7 17.39
16.29 15.8 74.8 75
14.99
5 74
73
0 72
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Kim ngạch XKHH Tỷ trọng

Hình 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tỷ trọng trong xuất khẩu toàn cầu

Nguồn: World Bank


Trong giai đoạn 2010-2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên thế giới có sự
tăng trưởng hay sụt giảm liên tục nhưng xu hướng tăng trưởng lại thấp cho đến
năm 2021 mới cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2010 đạt 14,99 nghìn
tỷ USD và tăng đến 22,04 nghìn tỷ USD vào năm 2021, chiếm gần 80% trong giá
trị tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Mặc dù có xu thế phát triển
phức tạp nhưng tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong hơn 10 năm qua luôn
duy trì ở mức 74-80% trong giá trị xuất khẩu.
2010 là năm kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục lại sau cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới năm 2008-2009. Sau khi tắng mạnh vào giai đoạn năm 2010-2011
khoảng 3000 tỷ USD thì 2 năm sau chỉ tăng rất chậm rãi và không đáng kể.
Trong giai đoạn 2013-2016 có sự biến đổi lớn khi kim ngạch liên tục giảm từ
79% xuống còn 75,5% so với tỷ trọng trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Nguyên nhân được cho rằng là do thực trạng mất cân đối kinh tế toàn cầu. Mức suy
giảm giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính trong giai đoạn này là -12,9% một mức
tăng trưởng khá cao.
Từ năm 2016-2019, mức tăng trưởng của kim ngạch hàng hóa diễn ra không
đồng đều, có sự tăng giảm xen kẽ giữa các năm. Mặc dù có thể nói mức phục hồi
khá khả quan (tăng 3506 tỷ USD) gần bằng mức tăng của giai đoạn trước. Nhưng
do có sự tác động của chính sách tiền tệ, xu hướng chống toàn cầu hóa hay sự gia
tăng mạnh của giá dầu, thương mại có sự phục hồi nhưng lại bị trì trệ, mức phục
hồi rất chậm.
Do ảnh hưởng của đại dịch thế giới Covid-19, kinh tế thế giới giai đoạn 2019-
2020 đã có sự suy giảm từ 19,24 nghìn tỷ USD xuống chỉ còn 17,39 nghìn tỷ USD.
Sự chuyển biến tích cực đã xuất hiện vào năm 2021, với chỉ số kim ngạch xuất
khẩu tăng đột biến lên cao nhất trong hơn 10 năm qua là 22,04 nghìn tỷ USD. Một
sự phục hồi hậu Covid-19 đáng kinh ngạc.
Nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-2021 có quy
mô tăng trưởng khá cao. Tuy có bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực, hoạt động
thương mại hàng hóa quốc tế chững lại nhưng sau đó nền kinh tế phát triển lại và
có dự báo khởi sắc hơn trong những năm tiếp theo.
Những yếu tố thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển:
1. Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại
 Đây là một xu hướng mang nhiều mặt tốt với sự phát triển nhân loại. Các tổ
chức, diễn đàn quy mô thế giới lần lượt ra đời đã xóa nhòa đi khoảng cách
ranh giới giữa các nước, các châu lục. Xu hướng này mang lại sự phát triển
cho thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng hóa nói riêng. Các
điều kiện hỗ trợ càng ngày càng trở nên thuận tiện hơn, các thủ tục trở nên
nhanh gọn hơn bao giờ hết. Điều này đã góp phần thúc đẩy làm giảm các rào
cản thương mại giữa các nước, các châu lục.
2. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ điện tử
 Với sự trợ giúp đắc lực của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin viễn thông, đã giúp mở rộng phương thức cung-ứng hàng hóa, giúp hai
bên trao đổi thông tin một cách dễ dàng hơn trước khi mua bán. Điều này đã
thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, làm gia tăng giá trị thương
mại hàng hóa quốc tế. Sáng tạo công nghệ giúp người tiêu dùng tiếp cận
nhanh hơn đến hàng hóa và các nhà cung ứng thông qua các ứng dụng thông
minh, các trang web, các nền tảng mạng xã hội điện tử, kèm theo đó là các
hoạt động tư vấn, quảng cáo và ngân hàng điện tử.
3. GDP tăng dẫn đến nhu cầu về hàng hóa của xã hội cũng tăng cao
 Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chỉ số GDP cũng tăng trưởng. Nhu cầu
chi tiêu của các hộ gia đình tăng cao, mức sống và xu hướng tiêu dùng cũng
tăng – điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa.
4. Xu hướng chuyển dịch từ thương mại hàng hóa sang thương mại dịch vụ
 Hầu hết các nước đang có chính sách chú trọng hơn vào kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ, tuy nhiên ngành kim ngạch hàng hóa vẫn đang chiếm một tỉ
trọng rất cao.
5. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19
- trong bối cảnh dịch bệnh trên toàn thế giới, hoạt động xuất khẩu hàng hóa
nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung là ngành bị ảnh hưởng nặng nề
nhất. Đối mặt với nhiều rào cản như trong công tác vận chuyển hàng hóa gặp
nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường có nhiều biến động, nguyên vật liệu tăng
cao cũng như công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm túc đầy đủ
tạo nhiều thủ tục hơn.
3.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa
- Có 1 biểu đồ cơ cấu XK năm 2010 và 1 biểu đồ cơ cấu XK năm 2021, so sánh,
phân tích sự biến động cơ cấu XK, phân tích yếu tố tác động đến sự chuyển dịch
đó.

Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa
năm 2010 năm 2021
Đơn vị: % Đơn vị: %

9.5 Nông sản 11.1 Nông sản


14.4
23.8 Công nghiệp Công nghiệp
Nguyên nhiên vật Nguyên nhiên vật
liệu liệu

66.7
74.5

Hình 6: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2010 Hình 7: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2021

Nguồn: UNCTAD

Cơ cấu thương mại hàng hóa được chia ra làm 3 nhóm chính: hàng công
nghiệp, hàng nông sản và hàng nguyên nhiên vật liệu, khai khoáng. Trong hầu hết
các năm thì nhóm hàng công nghiệp vẫn luôn giữ tỉ trọng cao hơn 1 nửa so với
tổng xuất khẩu hàng hóa. Tiếp đến là nhóm nhiên liệu, khai khoáng với mức dao
động từ 15-24% và nhóm hàng cuối cùng chiếm trung bình khoảng 10% tỷ trọng là
nhóm hàng nông sản.

 Nhóm hàng nông sản


- Đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, tuy có xu hướng tăng nhưng lại
rất chậm từ 9,5% năm 2010 đến 11,1% năm 2021 trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Thế giới có xu hướng tăng tỉ trọng nhóm hàng có hàm lượng công nghệ
cao và giảm tỉ trọng nhóm hàng truyển thống. Nông sản được coi là nhóm
hàng truyền thống vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu như ăn uống của con
người, ít sử dụng công nghệ.
+ Tuy đã có sự áp dụng công nghệ cao vào để phát triển các mặt hàng nông
sản nhưng mức doanh thu lợi nhuận của nhóm hàng này vẫn thuộc vào loại
yếu.
+ Tùy theo quy hoạch các nước mà đất nông sản đamg suy giảm nhường chỗ
cho đất công nghiệp và cơ sở hạ tầng

 Nhóm hàng nguyên nhiên liệu, khai khoáng


- Với mức chỉ trọng trung bình không cao năm 2010 (23,8%) và năm 2021
(14,4%), có thể nói là mức tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu thương mại
hàng hóa.
- Nguyên nhân:
+ Nhu cầu nhóm hàng nguyên nhiên liệu thô, khoáng sản đang có dấu
Videoệu sụt giảm do các nước tập trung cao vào việc phát triển các ngành
công nghệ điện tử.
+ Giá dầu thô giảm mạnh (năm 2019 giảm gần 50% so với năm 2011) dẫn
đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm mạnh.
+ Khai thác quá mức những tài nguyên thiên nhiên khiến các nguồn tài
nguyên đang bị cạn kiệt và bắt buộc các nước phải có biện pháp hạn chất
xuất nhập khẩu để bảo vệ các tài nguyên khoáng sản tự nhiên cũng như là
bảo vệ môi trường.

 Nhóm hàng công nghiệp


- Nhóm hàng luôn giữ mức tỉ trọng cao, trong cả 2 năm 2010, 2021, tỉ trọng
nhóm hàng này đều lớn hơn 65% trong tổng cơ cấu xuất khẩu hàng hóa thế
giới. Nhìn theo xu hướng thì nhóm hàng công nghiệp tăng nhanh và mạnh
hơn hẳn so với các nhóm còn lại dù có những lúc sụt giảm nhưng không
đáng kể.
- Nguyên nhân:
+ Xu hướng toàn cầu hóa làm tăng áp lực cạnh tranh, các nước tăng cường
tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao khiến các thiết bị
công nghệ có xu hướng rút ngắn lại
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của
nhóm hàng sản phẩm công nghệ cao. Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công
nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng cho đến năm 2019 thì
đạt 21,2%.
+ Mức nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, thiết bị máy móc phục vụ cho công
nghiệp hóa các nước càng ngày càng cao.

Nhìn chung, trong 2 năm 2010 và 2021, tuy biến động không nhiều nhưng có
thể nhìn thấy xu hướng chung trong cơ cấu thương mại hàng hóa là: giảm tỷ trọng
nhóm hàng nông sản cũng như nhóm hàng nhiên liệu, khai khoáng và tăng tỷ trọng
nhóm hàng công nghệ. Sự biến động cơ cấu 3 nhóm hàng nhanh thương mại hàng
hóa này chủ yếu là do nhu cầu của người dân theo thời kỳ biến động của xã hội.

III.3. Top 10 nước có KNXK hàng hóa lớn nhất năm 2021

Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa


lớn nhất thế giới năm 2021
3000 2723
2500
2123
2000
1669
1500

1000 785 770 733 711 612 599 596


500

0
Trung Mỹ Đức Nhật Bản Anh Pháp Hà Lan Hong Singapore Hàn Quốc
Quốc Kong

Đơn vị: Tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Hình 8: Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất năm 2021
Nguồn: World Population
Biểu đồ đã chỉ rõ top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới
trong năm 2021, bao gồm các nước: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp,
Hà Lan, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc

You might also like