You are on page 1of 17

LỜI NÓI ĐẦU

Trong hơn một thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến nhiều biến động khó lường,
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế toàn thế giới. Sau cuộc đại khủng
hoảng năm 2008, kinh tế thế giới đáng lẽ nên được nghỉ ngơi và phục hồi thì lại phải đối
mặt với nhiều biến động lớn nhỏ: cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cuộc xung đột Nga
– Ukraine, Brexit,… và đặc biệt là COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ và
làm thay đổi cách thức hoạt động của cả nền kinh tế. Những kết quả thu được từ việc
nghiên cứu sự tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới thu về một kết quả không quá
khả quan. Ông Indermit Gill, chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Phó Chủ tịch cấp cao về
kinh tế phát triển của World Bank cho biết: “Sự suy giảm liên tục về tốc độ tăng trưởng
tiềm năng có tác động nghiêm trọng đến khả năng của thế giới trong việc giải quyết hàng
loạt thách thức ngày càng mở rộng của thời đại chúng ta như nghèo đói, thu nhập chênh
lệch và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự suy giảm này có thể đảo ngược”. Trong đó, một
trong những nhân tố quan trọng nhất có thể làm nên quá trình đảo ngược này là thương
mại dịch vụ. Trong những năm gần đây, thương mại dịch vụ ngày càng được chú trọng
nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng lớn của con người. Đặc biệt, trong tình thế xã
hội ngày càng phát triển và quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng thì
ngành thương mại dịch vụ càng được đánh giá cao với tốc độ phát triển vô cùng mạnh
mẽ. Bằng chứng là trong nhiều năm, tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng giá trị GDP toàn cầu. Trong thời kỳ đại dịch, dưới chính sách lock-
down của Chính phủ, nhu cầu được sử dụng dịch vụ ngày càng tăng cao và các sản phẩm
dịch vụ cũng được tiêu thụ nhiều chưa từng có.
Nhận thức được những biến động to lớn của nền kinh tế thế giới những năm này,
chúng em lựa chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới giai đoạn
2010-2022” để phân tích nhằm hiểu rõ hơn sự thay đổi của nền kinh tế và những yếu tố
tạo nên những thay đổi đó.
Bài tiểu luận gồm 4 chương:
Chương I: Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế thế giới
Chương II: Tình hình thương mại quốc tế
Chương III: Sự phát triển khoa học công nghệ
Chương IV: Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay
Vì thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của chúng
em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận lời nhận xét và đánh giá
của thầy để hoàn thành bài nghiên cứu. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

I. QUY MÔ GDP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Quy mô GDP của thế giới

1.1 Tổng quan về GDP thế giới:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tiền tệ hoặc giá trị thị trường của tất
cả hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ nhất định
(thường là một quốc gia) trong một khoảng thời gian nhất định (một năm). Là chỉ số đo
lường tổng giá trị thị trường, bằng cách tính tổng giá của các loại hàng hóa cộng lại thành
1 chỉ tiêu duy nhất. GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia vào một thời điểm nhất định. Đồng thời, thể hiện và phản ánh rõ ràng sự biến động
của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian.

Giống như GDP của mỗi GDP thế giới cũng là một chỉ số để đánh giá sự tăng
trưởng của nền kinh tế thế giới và và biến đổi của hàng hóa dịch vụ trong một khoảng
thời gian. Từ việc phân tích GDP thế giới, nhà kinh tế có thể đưa ra những đánh giá về
những sự kiện kinh tế đã diễn ra, rút ra bài học và đưa ra những dự đoán về xu hướng
kinh tế có thể sẽ diễn ra trong tương lai

1.2 Quy mô GDP thế giới trong giai đoạn 2010 - 2020:
105 8

100 6
6
95
4.5
90 3.3 3.4 3.3 4
3.1 3.1 3.1
2.7 2.8 2.8 2.6
85
2
80 100.56
96.88
75 87.73
0
86.5 85.22
70 79.76 81.44
77.64 76.49
73.88 75.53 75.22 -2
65 -3.1
66.62
60 -4
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

GDP thế giới (nghìn tỷ USD) Tăng trưởng GPD (%)

Biểu đồ 1. Biểu đồ về quy mô GDP toàn thế giới trong giai đoạn 2010-2022 (Nguồn:
World Bank)

Sau khủng hoảng kinh tế năm 2009, nền kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu phục
hồi. GDP tăng 4,5% so với 2009, lên mức 66,62 nghìn tỷ USD mặc dù các nhà kinh tế
học cho rằng kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 1,9% trong năm 2010. Tuy nhiên, sự hồi
phục này là không đồng đều. Trong khi các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ,
… có nhiều tiến triển tốt thì những quốc gia phát triển (Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật
Bản,…) vẫn còn chật vật trong quá trình cố gắng khôi phục nền kinh tế. Đặc biệt, trong
năm này, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cho đến năm 2011, mức tăng trưởng GDP có dấu hiệu giảm xuống còn 3,3%. Mặc
dù sự suy giảm về mức độ tăng trưởng nhưng giá trị GDP vẫn tăng lên 73,88 nghìn tỷ
USD. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này đó là nợ công ở các nước phát triển tăng
cao, sự áp dụng các chính sách nhằm điều chỉnh mức độ lạm phát tăng cao. Trong tình
thế suy thoái như vậy, Nhật Bản còn phải đối diện với thảm họa động đất sóng thần gây
thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế cường quốc này.
Trong 3 năm tiếp theo (2012-2014), tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lại, GDP
thế giới cũng tăng trưởng rất chậm. Giá trị GDP toàn cầu chỉ tăng 4,23 nghìn tỷ đô.

Năm 2015, dù tốc độ tăng trưởng vẫn giữ nguyên ở mức 3,1% nhưng GDP thế giới
lại giảm xuống chỉ còn 75,22 nghìn tỷ USD (giảm 4,54 nghìn tỷ USD so với 2014). Đúng
như dự báo của giới chuyên gia từ đầu năm, kinh tế toàn cầu năm 2015 vẫn không có
nhiều tín hiệu lạc quan, mặc dù đã xuất hiện một vài yếu tố tích cực, nhưng nhìn tổng thể,
kinh tế thế giới phục hồi chậm và có nhiều biến động đan xen. Nền kinh tế các nước phát
triển chậm với nhiều biến động, trong đó Mỹ là quốc gia có tốc độ phục hồi rõ nét nhất
song do sự ảnh hưởng của sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, các chỉ số
chứng khoán của Mỹ đều giảm. EU, Nhật Bản đều có sự tăng trưởng yếu hoặc không ổn
định. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc cũng có sự suy giảm về chỉ số GDP. Kim
ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm kéo theo sự suy giảm về nguồn cầu thế giới.

Giai đoạn 2016-2019, GDP toàn cầu liên tục tăng lên mức 76,49 nghìn tỷ với mức
tăng trưởng 2,8% (năm 2016), năm 2017 GDP thế giới tăng 4,95 nghìn tỷ USD lên 81,44
nghìn tỷ USD, lên 85,5 nghìn tỷ USD năm 2018 và 87,73 nghìn tỷ USD năm 2019. Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu 2019 giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng Kinh
tế Thế giới (World Economic Outlook), IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
2019 về 3%, từ mức 3,2% đưa ra vào khoảng giữa năm 2019. Trong lúc đó, tiến trình
Brexit của Anh cũng phủ bóng đen lên toàn nền kinh tế châu Âu. Nền kinh tế toàn cầu
những năm này còn chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ những làn sóng biểu tình từ Hong
Kong, căng thẳng từ vùng Vịnh và Mỹ Latinh và nguy cơ chiến tranh Mỹ-Iran leo thang,

Năm 2020, đại dịch COVID-19 xuất hiện mà tàn phá mọi phương diện của nền kinh
tế thế giới. Tăng trưởng thế giới chạm đáy với mức tăng trưởng âm 3,1% cùng với mức
GDP giảm thấp xuống còn 85,22 nghìn tỷ USD. Tại Diễn đàn của Hội đồng Kinh tế và
Xã hội LHQ năm 2021, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres từng nhấn mạnh rằng, thế
giới đang đối mặt cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu tồi tệ nhất trong 90
năm qua. Theo Báo cáo Kinh tế thế giới của LHQ, nền kinh tế toàn cầu năm 2020 suy
giảm tới 4,3%, cao gấp hơn hai lần so mức suy giảm được ghi nhận trong cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info,
tính đến giữa tháng 9/2021, cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 đã cướp đi sinh mạng
của hơn 6,9 triệu người, khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói, làm trầm trọng
thêm bất bình đẳng thu nhập, gián đoạn thương mại quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng
hàng hóa và làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.

STT Tổ chức 2019 2020 2021

1 Quỹ Tiền tệ Quốc tế 2,8 -4,4 5,2

2 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 2,7 -4,2 3,7

3 Fictch Ratings 2,6 -3,7 5,3

Bảng 1.1: Dự báo tăng trưởng toàn cầu của các tổ chức quốc tế (Đơn vị tính: %) (Nguồn:
IMF, OECD, Fitch Ratings)

Bắt đầu từ 2021-2022, sau một thời gian dài chiến đấu với đại dịch, mức độ tăng
trưởng GDP đã đạt mức 6%, đưa GDP toàn cầu lên mức 96,88 nghìn tỷ USD (2021). Lần
đầu tiên trong 10 năm, mức độ tăng trưởng GDP vượt hơn 5%, mức tăng này là dấu hiệu
khởi sắc cho kinh tế thế giới. Nhìn chung, kinh tế thế giới dần hồi phục sau thời điểm
chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh trong năm 2020 và đạt mức tăng trưởng cao vào
quý II/2021 (EU 13,8%, Mỹ 12,2%, Trung Quốc 7,9%, Nhật Bản 7,3%...). Đại dịch
Covid-19 vẫn tiếp diễn, tác động đến các nền kinh tế ở các mức độ khác nhau. Do việc
kiểm soát dịch, cũng như do quy mô và mức độ của các gói hỗ trợ ở các quốc gia khác
nhau dẫn đến việc phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực, đặc biệt là ở các
quốc gia có thu nhập, tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ước tính tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia này năm 2021 khoảng 2,9%-3%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 5,6%-5,9% của
kinh tế toàn cầu. Cho đến năm 2022, mức độ tăng trưởng giảm xuống còn 3,1% tuy nhiên
GDP toàn cầu vẫn tăng lên 100,56 nghìn tỷ USD. Chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất
thực tăng cao hơn, giá năng lượng cao liên tục và tốc độ tăng trưởng thu nhập thực tế của
hộ gia đình giảm thấp được cho là đã làm giảm tốc độ tăng trưởng. Mỹ và châu Âu đang
tăng trưởng chậm lại đáng kể và các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn ở Châu Á dự kiến
sẽ chiếm gần 3/4 mức tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm 2023.

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của giai đoạn:

Đầu tiên, đó là toàn cầu hóa. Xu hướng toàn cầu hóa trên toàn thế giới đã dẫn đến
việc những rào cản kinh tế giữa các quốc gia dần được xóa bỏ, mở ra nhiều cơ hội cho
các thị trường có thể giao lưu cùng nhau. Nó đã tạo ra cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế
thông qua việc tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra
chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả hơn, khuyến khích sự phát triển của các ngành kinh tế
mới, và thúc đẩy cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu suất và tạo điều kiện thuận lợi cho đổi
mới công nghệ. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của toàn cầu hóa, cần có quản lý
thông minh và chính sách điều tiết phù hợp để đảm bảo rằng nó không gây tăng khoảng
cách giàu nghèo và mất việc làm trong một số ngành kinh tế. Các tổ chức chung WTO,
OPEC từ đó thiết lập ra những hiệp ước, hiệp định quốc tế trong trao đổi và giao dịch
quốc tế.

Thứ hai là sự phát triển của khoa học công nghệ. Khoa học – công nghệ góp phần
thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Khoa học và công nghệ tạo ra những sản phẩm với chất
lượng đồng đều và cao cấp hơn so với trước đây, giải quyết nhiều vấn đề tưởng chừng
như không thể trong quá khứ. Những thay đổi từ khoa học và công nghệ vừa có thể tạo ra
nhiều ngành nghề mới nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ thất nghiệp bởi khoa học
có thể thay thế nhiều vị trí của con người. Khoa học công nghệ cũng giúp con người có
thể dễ dàng tiếp cận với hàng hóa hơn, từ đó giúp tăng trưởng nền kinh tế. Các sản phẩm
công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, công nghệ thực tế ảo, công
nghệ IoT,… đã giúp cho sản xuất, dịch vụ đạt sản lượng cao diễn ra an toàn và tiết kiệm,
tối ưu được nguồn lực và giúp thị trường vốn hoạt động hiệu quả,…

Thứ ba đó là tự do hóa thương mại. Nhờ việc toàn cầu hóa, những rào cản thương
mại được gỡ xuống, góp phần thúc đẩy sự giao thương giữa các thị trường trên thế giới.
Nó đóng vai trò quan trọng trong những cách thức và biện pháp chủ yếu để mở rộng thị
trường xuất-nhập khẩu.

Cuối cùng là tự do đầu tư. Tự do hóa đầu tư tạo nên môi trường cạnh tranh và bình
đẳng hơn, tạo sự thuận lợi khi dịch chuyển nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia. Khi
những rào cản đầu tư bị xóa bỏ, những tiêu chuẩn luật pháp được thiết lập, các tổ chức
đại diện được hình thành và đó cũng là lúc các dòng vốn như FDI, nguồn hàng hóa và
nguồn lao động có thể dịch chuyển đến đúng nơi đúng thời điểm.

2. Cơ cấu kinh tế thế giới:

2.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng, thành phần kinh tế
khác nhau và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu
phổ biến và quan trọng nhất. Dựa trên nhóm ngành, cơ cấu kinh tế được chia làm 3 nhóm
ngành chính:

- Nhóm ngành nông nghiệp: tập trung vào sản xuất và khai thác tài nguyên tự
nhiên như cây trồng, thú nuôi, nguồn nước, và tài nguyên khoáng sản. Nông
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và nguyên liệu
cho các ngành khác của nền kinh tế.
- Nhóm ngành công nghiệp: bao gồm các hoạt động sản xuất và chế biến, trong đó
các tài nguyên từ ngành nông nghiệp và ngành khai thác được chuyển đổi thành
sản phẩm và dịch vụ. Đây là nơi sản xuất máy móc, sản phẩm công nghiệp, và
nhiều sản phẩm tiêu dùng.
- Nhóm ngành dịch vụ: tập trung vào cung cấp các dịch vụ vô hình cho người dân
và doanh nghiệp. Đây là chiếm tỷ trọng lớn trong các nền kinh tế của các nước
phát triển, bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, y tế, tài chính, công nghệ thông
tin, dịch vụ vận chuyển, du lịch, và nhiều lĩnh vực khác. Ngành dịch vụ thường
được coi là một phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và
phát triển kinh tế.

2.2 Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn 2010-2022:

100%
90%
80%
70% 63.6 63.6 62.8
64.3 65.3 64.4
60%
50%
40%
30%
20% 33 33.2 33.3 26.8 27.6
26.2
10%
3.4 3.2 3.9 4.2 4.3 4.3
0%
2000 2005 2010 2015 2020 2021

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Biểu đồ 2. Biểu đồ về quy mô GDP toàn thế giới trong giai đoạn 2010-2022 (Nguồn:
World Bank)

Trong giai đoạn 11 năm từ 2000-2021, cơ cấu kinh tế thế giới không trải quá nhiều
sự thay đổi đáng kể. Ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP, (trên
63%) trong cơ cấu kinh tế. Đứng thứ hai thuộc về ngành công nghiệp, dao động từ 26,2%
đến 33,3%. Ngành nông nghiệp có tỷ trọng nhỏ nhất, khoảng 3,2% đến 4,3%.

Ngành Dịch vụ đã duy trì một tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP thế giới, dao
động từ khoảng 63% đến 65,3% trong giai đoạn này. Điều này thể hiện tầm quan trọng
của các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế thế giới, bao gồm tài chính, giáo dục, du lịch,
và công nghệ thông tin, ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong năm 2020, do sự ảnh
hưởng của COVID-19, tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ tăng cao bởi sự trì trệ của các
hoạt động kinh tế khác.

Ngành công nghiệp đã trải qua một quá trình giảm tỷ trọng từ 33% xuống còn
26,2% vào năm 2020, trước khi có sự tăng nhẹ lên 27,6% vào năm 2021. Sự suy giảm
này có thể phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất, sự gia tăng của ngành công nghiệp
thông tin và công nghệ, cũng như tác động của quá trình toàn cầu hóa.

Trong khi đó, ngành nông nghiệp đã có sự tăng tỷ trọng từ 3,4% vào năm 2000 lên
4,3% vào năm 2020 và duy trì tỷ trọng này trong năm 2021. Sự tăng này có thể được ảnh
hưởng bởi việc gia tăng cung cấp thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp để đáp ứng nhu
cầu tăng cao do gia tăng dân số và ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19.

Trên thế giới, các nền kinh tế lớn đang dần chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào
dịch vụ. Dịch vụ đã chiếm hơn 62% của GDP ở các nền kinh tế tiên tiến vào năm 2021,
và tỷ lệ này có thể tiếp tục tăng trong tương lai. Ví dụ, Nhật Bản có tỷ lệ dịch vụ chiếm
69,9% GDP, Mỹ là 77,6%, và Đức là 62,9%.

Các nền kinh tế mới nổi cũng đang ngày càng dựa vào dịch vụ nhiều hơn. Mặc dù
Trung Quốc từng được biết đến như "công xưởng của thế giới" trong thập kỷ gần đây,
nền kinh tế của họ đang chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực dịch vụ. Dịch vụ hiện chiếm
hơn 53,5% GDP, cao hơn so với lĩnh vực sản xuất. Ở Ấn Độ, dịch vụ chiếm gần 47,9%
của GDP, tăng lên từ chỉ 30% vào năm 1970.
Tuy nhiên, sự gia tăng của lĩnh vực dịch vụ không có nghĩa rằng lĩnh vực sản xuất
đang bị thu hẹp hoặc suy giảm. Thực tế, sản lượng sản xuất vẫn tiếp tục mở rộng nhờ sự
cơ giới hóa và tự động hóa, và một phần không nhỏ nhờ vào các dịch vụ tiên tiến.

2.3 Những yếu tố dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ:

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ngành dịch vụ đã luôn tỷ trọng lớn nhất trong cơ
cấu kinh tế của cả thế giới nói chung và các nước phát triển nói riêng. Bên cạnh đó, các
quốc gia đang phát triển cũng đang cố gắng chuyển mình để nâng cao tỷ trọng nhóm
ngành này. Tại sao lại như vậy?

Lý do đầu tiên đó là xu thế toàn cầu hóa. Khi các quốc gia mở cửa thị trường,
hàng hóa và dịch vụ của các nước khác có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa.
Điều này tạo ra nhu cầu mới về các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm,
dịch vụ tài chính, dịch vụ tư vấn,... Tự do hóa thương mại cũng giúp các doanh nghiệp
dịch vụ có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, từ đó thúc đẩy phát triển các ngành
dịch vụ như du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính,... Bên cạnh đó, các nước cũng có
thể phát huy lợi thế so sánh của mình trong từng ngành, từ đó tăng cường chuyên môn
hóa và hợp tác quốc tế. Điều này cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ của các
nước hợp tác với nhau để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn.

Thứ hai đó là sự phát triển của khoa học – công nghệ. Khoa học – công nghệ đã
tạo ra nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Ví dụ, sự phát
triển của công nghệ thông tin đã tạo ra các dịch vụ như thương mại điện tử, dịch vụ ngân
hàng trực tuyến, dịch vụ giáo dục trực tuyến,... Sự phát triển của công nghệ y tế đã tạo ra
các dịch vụ như chẩn đoán từ xa, phẫu thuật nội soi,.. Nó đã góp phần tăng năng suất lao
động trong ngành sản xuất, từ đó giải phóng lao động cho ngành dịch vụ. Cụ thể, sự phát
triển của tự động hóa đã thay thế lao động thủ công trong nhiều ngành sản xuất, từ đó giải
phóng lao động cho các ngành dịch vụ như dịch vụ khách hàng, dịch vụ vận tải,... Sự phát
triển của khoa học - công nghệ cũng đã góp phần hoàn thiện các dịch vụ truyền thống, từ
đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ này.

Và nguyên nhân cuối cùng đó là do những tác động tiêu cực của nông nghiệp
và công nghiệp đến môi trường. Những hoạt động như chăn nuôi hay trồng trọt có thể
thải ra lượng lớn các chất độc hại là ra môi trường. Bên cạnh đó, các hoạt động công
nghiệp cũng đòi hỏi cần xử lý lượng lớn nước và khí thải độc hại. Ngoài ra, nông nghiệp
công nghiệp sử dụng một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm đất, nước, và năng
lượng. Trước tình cảnh đó, nhiều quốc gia đã lựa chọn dịch vụ để phát triển bởi tính bền
vững của nó và những hiệu quả to lớn mà nó đem lại cho nền kinh tế nước nhà. Những
ngành dịch vụ này đang ngày càng phát triển và đóng góp ngày càng lớn vào GDP thế
giới. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực môi
trường dự kiến sẽ tăng từ 3,2% trong năm 2019 lên 5,3% trong năm 2030. Những quốc
gia đang phát triển cũng đang có những bước chuyển mình để nền kinh tế bớt phụ thuộc
vào nông/công nghiệp.

2.4 Vai trò của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế các nước phát triển:

Theo số liệu thống kê của World Bank, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP của
các nước phát triển thường chiếm từ 60% trở lên, thậm chí có nước lên tới 80%. Điều này
cho thấy tầm quan trọng của ngành dịch vụ đối với sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn
trên thế giới.

Thứ nhất, ngành dịch vụ luôn đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế các quốc
gia. Kể từ khi công – nông nghiệp còn là những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế, vị thế
của dịch vụ cũng đã là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi con người càng đòi hỏi có cuộc sống
ngày càng thuận tiện và dễ dàng, vai trò của nhóm ngành dịch vụ lại càng được tăng cao.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn chuyển mình sang nền kinh tế
dịch vụ bởi những lợi ích kinh tế - xã hội mà nó đem lại.
Thứ hai, ngành dịch vụ cung cấp phần lớn cơ hội việc làm. Trong khi công việc của
con người tại những công xưởng hay đồng ruộc dần bị thay thế bởi máy móc, thiết bị;
nhiều vị trí trong lĩnh vực dịch vụ vẫn đòi hỏi sự xuất hiện của con người. Nhóm ngành
dịch vụ với đa dạng ngành nghề hấp dẫn đã thu hút trên 50% tổng số lượng người lao
động trên toàn thế giới kể từ năm 2018.

90%
79% 79% 79%
80% 75% 76%
71% 73%
70%
67%
70% 64%

60%
47%
50%
42%
40% 35%
31%
27%
30%

20%

10%

0%
2000 2005 2010 2015 2020

United States China Japan

Biểu đồ 3: Tỷ trọng người lao động trong lĩnh vực dịch vụ trong tổng số người lao động ở
3 nền kinh tế lớn nhất thế giới giai đoạn 2000-2020 (Nguồn: World Bank)

Thứ ba, ngành dịch vụ cũng đưa đến sự phát triển bền vững bởi sự hạn chế ảnh
hưởng đến môi trường. Các quốc gia kém phát triển thường khai thác triệt để nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẵn có gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác
gây ra, đồng thời làm nguồn tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng suy kiệt và làm giảm giá
trị của tài nguyên thiên nhiên đó. Trong khi đó, ở những nền kinh tế lớn, những người
đứng đầu quốc gia hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một
cách hiệu quả. Từ đó, những quốc gia này nhắm đến một nền kinh tế không khói và ít phụ
thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Và dịch vụ được xem là yếu tố nền tảng để phát triển
một nền kinh tế như thế.

2.5 Cơ cấu kinh tế năm 2021 của 10 nước:

100%
90%
80% 41.21
53.31 47.51 56.3
70%
69.47 70.28
60% 77.6 71.46 70.34

50%
40%
25.89 37.48
30%
39.43 34.99
20%
29.02
16.66 24.36
10% 17.88 17.49 16.82
12.56
7.26 8.71
0% 0.96 0.67 1.04 1.64 0.03
Mỹ Anh Nhật Bản Pháp Trung Quốc Ấn Độ Singapore Việt Nam Thái Lan

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Biều đồ 4: Cơ cấu kinh tế của 10 quốc gia: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc,
Ấn Độ, Singapo, Việt Nam, Thái Lan trong năm 2021 (Nguồn: Statista)

Nhóm các nước phát triển (Mỹ, Anh, Nhật Bản, Pháp, Singapore) có tỷ trọng khu
vực dịch vụ chiếm đa số, từ khoảng 70% trở lên. Những quốc gia này có nền kinh tế phát
triển cao, với cơ sở hạ tầng hiện đại, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, và lực lượng
lao động có kỹ năng cao. Do đó, các ngành dịch vụ, đặc biệt là các ngành dịch vụ tài
chính, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế,... đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.

Nhóm các nước đang phát triển có tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
Với cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, trình độ khoa học công nghệ chưa cao, và lực lượng
lao động có kỹ năng thấp, các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,... đóng vai trò
chính trong nền kinh tế và dịch vụ chưa được chú trọng. Trung Quốc và Thái Lan là
những nền kinh tế mới nổi với những cố gắng chuyển mình dần sang nền kinh tế dịch vụ
mặc dù công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

3. Top 10 nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới:

30 30
25.6
25 25

20 18.1 20

15 15
25.46
10 10
17.96

5 4.3 4.1 5
3.4 3.1 2.8 2.2 2 1.7
4.23 4.07 3.39 3.07 2.78 2.14 2.01 1.67
0 0
Mỹ Trung Nhật Đức Ấn Độ Anh Pháp Canada Italia Hàn
Quốc Bản Quốc

GDP (nghìn tỷ) Tỷ trọng (%)

Biểu đồ 5: Top 10 nền kinh tế có giá trị GDP lớn nhất thế giới năm 2022 (Nguồn:
World Bank)

3.1 Mỹ:

Mỹ luôn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với 25,46 nghìn tỷ USD, chiếm 25,6%,
tương đương 1/4 tổng giá trị GDP thế giới, chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của quốc
gia này đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% tổng lượng hàng hóa
và dịch vụ tiêu thụ toàn cầu. Người tiêu dùng Mỹ với sự giàu có và chịu chi của mình trở
thành nhóm người tiêu dùng có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới. Những công ty lớn trên
thế giới đều có mong muốn Mỹ tiến nhằm mở rộng thị trường của mình. Việc thành công
tại thị trường Mỹ đã giúp những công ty này càng trở nên lớn mạnh.

Mỹ cũng là trị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Năm 2021, giá trị
nhập khẩu của Mỹ là 2,6 nghìn tỷ USD. Mỹ cũng là quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài
lớn nhất trên thế giới với 600 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng đầu tư cho R&D trên giới cho
nghiên cứu và phát triển (2019). Mỹ cũng là môi trường giáo dục thu hút nhiều sinh viên
quốc tế nhất trên thế giới với (918 519 người). Với nền khoa học – công nghệ phát triển,
Mỹ cũng là một trong những nước đầu tiên trên thế giới thành công điều chế ra vacxin
chống COVID-19 là Pfizer và Moderna.

3.2 Trung Quốc:

Sau nhiều năm vật lộn, năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế
lớn thứ nhì thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua một quá trình tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng trong những thập kỷ qua. Từ năm 1978 đến năm 2022, GDP của Trung
Quốc đã tăng trưởng trung bình 9,4% mỗi năm. Nhờ đó, Trung Quốc trở thành một cường
quốc kinh tế toàn cầu, với GDP năm 2022 đạt 17,96 nghìn tỷ USD. Chỉ riêng tại khu vực
châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc đóng góp đến 86% sản lượng kinh tế. Trung
Quốc cũng là đối tác thương mại lớn của hơn 140 quốc gia và khu vực, dẫn đầu thế giới
về tổng khối lượng thương mại hàng hóa.

Trung Quốc là công xưởng của thế giới, là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung
ứng toàn cầu. Nền kinh tế thế giới ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong thời kỳ
căng thẳng của đại dịch, các nước không thể nhập khẩu được nguyên liệu từ Trung Quốc
dẫn đến giá cả tăng cao và lạm phát vượt kiểm soát. Trung Quốc cũng là đối tác quan
trọng của Mỹ. Dù hai nước này vẫn luôn cạnh tranh nhau trên lĩnh vực thương mại, tuy
nhiên, Mỹ - Trung Quốc vẫn là hai đối tác không thể thiếu của nhau. Kinh tế Việt Nam
hiện nay vẫn còn dựa dẫm khá nhiều vào Trung Quốc. Lợi ích thương mại song phương
mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với thương mại song
phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã
ngày càng bộc lộ.

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?
most_recent_year_desc=true

https://www.cnbc.com/2021/01/26/imf-world-economic-outlook-jan-2021-update-
covid-variants-are-a-risk.html
https://vnexpress.net/9-su-kien-kinh-te-the-gioi-noi-bat-nam-2010-2709523.html

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOF150854

https://vnexpress.net/8-su-kien-dinh-dam-cua-kinh-te-the-gioi-2011-2717088.html

https://consosukien.vn/buc-tranh-kinh-te-the-gioi-nam-2019-va-trien-vong-nam-
2020.htm

https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2019/10/01/world-economic-
outlook-october-2019

https://www.worldometers.info/coronavirus/\

https://nhandan.vn/kinh-te-the-gioi-duoi-tac-dong-cua-dai-dich-post666135.html

https://thongkehaiphong.gov.vn/kinh-te-xa-hoi-20/tong-quan-tinh-hinh-kinh-te-the-
gioi-nam-2020-256.html

https://vjcc.org.vn/tri-thuc/tac-dong-tich-cuc-cua-toan-cau-hoa-doi-voi-nen-kinh-te-
the-gioi.html

https://wdi.worldbank.org/table/4.2
https://data.worldbank.org/indicator/NV.SRV.TOTL.ZS?end=2022&start=2000

https://data.worldbank.org/indicator/NV.AGR.TOTL.ZS?end=2022&start=2000

https://www.statista.com/statistics/256563/share-of-economic-sectors-in-the-global-
gross-domestic-product/

https://www.visualcapitalist.com/cp/gdp-by-country-sector-breakdown/

https://data.worldbank.org/indicator/SL.SRV.EMPL.ZS?
end=2021&most_recent_value_desc=false&start=2000

https://data.worldbank.org/indicator/SL.SRV.EMPL.ZS?
end=2021&most_recent_value_desc=false&start=2000

https://www.statista.com/statistics/378575/singapore-gdp-distribution-across-economic-
sectors/

https://www.statista.com/statistics/444611/vietnam-gdp-distribution-across-economic-
sectors/

https://www.statista.com/statistics/331893/share-of-economic-sectors-in-the-gdp-in-
thailand/

https://www.statista.com/statistics/264653/proportions-of-economic-sectors-in-gross-
domestic-product-gdp-in-selected-countries/

You might also like