You are on page 1of 7

Họ và tên : Lê Thị Linh

MSSV: 19571402190016

BÀI TẬP THỰC HÀNH

HỌC PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

Bài 1. Cho bảng số liệu quy mô và tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam

Tốc độ tăng tăng dân số


Số dân
Thời gian trung bình hàng năm
(Nghìn người)
(%)

1979 52.742 2,16

1989 64.412 2,10

1999 76.596 1,75

2009 85.790 1,18

2019 96.209 1,11

( Nguồn: Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số qua các Kỳ )
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi về quy mô và tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam
thời kỳ 1979 – 2019.
b) Phân tích sự thay đổi về quy mô và tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam thời kỳ 1979 - 2019.

Bài Làm:

a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về quy mô và tốc độ gia tăng dân số
( Nghìn người) Việt Nam thời kì 1979-2019 (%)

100,000 2.5
 
2.16 2.1
80,000 2
1.75

60,000 1.5
1.18 1.11
40,000 1
85,790 96,209
52,742 64,412 76,596

20,000 0.5

0 0
1979 1989 1999 2009 2019

Số dân (Nghìn người) Tốc độ tăng tăng dân số trung bình hàng năm (%)

b) Phân tích

- Dấn số Việt Nam tăng liên tục qua các năm từ 52.742 nghìn người ( năm 1979) lên 96.209 nghìn người
(2019). Tăng 43.467 nghìn người. Trung bình mỗi năm nước ta tăng khoảng 1 triệu dân,trong đó có 2 giai
đoạn từ 1979 - 1999 tăng nhiều nhất, mỗi giai đoạn tăng khoảng 12 triệu dân.

- Tốc độ gia tăng dân số Việt Nam có xu hướng giảm dần trong suốt giai đoạn. Từ 2,16% (năm1979)
xuống 1,11% (năm2019), giảm 1,05% . Trong đó, 2 giai đoạn 1989-1999-2009 giảm mạnh nhất (0,92%).
Do nước ta thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và cuộc sống ngày một phát triển. Hiện
nay còn có nhiều phụ nữ theo xu hướng độc thân nên tỉ lệ gia tăng giảm một cách rõ rệt.

- Dù tốc độ gia tăng của Việt Nam đã giảm nhưng vì quy mô dân số lớn, số lượng người trong độ tuổi
sinh đẻ lớn nên dân số Việt Nam vẫn đang ở mức cao.

Bài 2. Dựa vào tháp dân số Việt Nam, phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Việt
Nam qua các năm 2009, 2019.
Bài làm:

* Qua 2 tháp trên chúng ta thấy được:

- Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp,thể
hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân
số có xu hướng giảm dần, đặc trưng của cấu trúc dân số Vàng

- Khác nhau:

+ Năm 2009, tháp tuổi của Việt Nam phản ánh được đặc trưng của dân số với mức sinh và mức chết khá
thấp, tuổi thọ được tăng lên và bắt đầu có xu hướng già hóa già hóa. Ở tháp tuổi qua các mốc thời gian,
phần phía trên của tháp có nửa bên phải rộng hơn bên trái, chứng tỏ số nữ nhiều hơn số nam.

+ Tháp dân số Việt Nam năm 2019 cho thấy được sự nở ra khá đồng đều của các nhóm tuổi.Đáng chú ý
nhất nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá cao. Đây được xem là một lợi thế cho phát triển kinh tế của
đất nước với tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên, những điều này cũng đặt ra những vấn đề
cần giải quyết như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động.

+ Nhóm tuổi 0-4 tuổi của tháp năm 2019 giảm so với tháp năm 2009 và trên nhóm tuổi 80 tuổi trở lên của
tháp năm 2019 tăng so với năm 2009. Như vậy, trong nhiều năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm
đáng kể và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng là kết quả của các chính sách phát triển kinh tế cũng như
sự thành công của chính sách dân số và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, sự phát triển của y tế và
chất lượng sống của người dân ngày càng được cải thiện.

+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để tính tỉ số phụ thuộc - chỉ tiêu biểu thị gánh nặng
của dân số trong độ tuổi lao động. Chúng ta thấy được tỉ số phụ thuộc của nước tăng. Sự gia tăng này do
tỉ lệ phụ thuộc người già tăng( từ 9,3% năm 2009 lên 11,3% năm 2019) và tỉ lệ phụ thuộc trẻ em tăng ( từ
35,4% năm 2009 lên 35,7% năm 2019). Điều này cho thấy quá trình già hóa dân số của nước ta đang diễn
ra một cách nhanh chóng, tuổi thọ tăng, người già sống lâu hơn trong khi tỉ lệ phụ thuộc trẻ em giảm.
Cùng với xu hướng giảm mức sinh và nâng cao tuổi thọ, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi)
tăng lên. Những điều này cho thấy được nước ta đã bước vào thời kỳ ‘ Dân số vàng’ .
- Cơ cấu “dân số vàng” đang thực sự là cơ hội để cải thiện chất lượng sức khỏe cho người dân, tận dụng
được nguồn lao động trẻ, dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cũng tạo cơ hội cho tích lũy
nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai. Hơn nữa, dân số
dưới 15 tuổi giảm mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỉ số giữa học sinh
và giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số
tương lai. Thêm vào đó, dân số trong độ tuổi lao động lớn, cùng với sự phát triển của khu vực công
nghiệp và dịch vụ tạo nhu cầu lớn về đào tạo nghề. Chi tiêu y tế trong độ tuổi lao động giảm sẽ tiết kiệm
được chi phí dành cho y tế. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển
kinh tế trong điều kiện đảm bảo việc làm và cải thiện được năng suất lao động. Cơ cấu “dân số vàng”
cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
xóa đói giảm nghèo.

=> Tuy nhiên, theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn này chỉ xuất hiện một lần và thời
gian kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào việc điều chỉnh mức sinh. Hiện nay, mức sinh ở Việt Nam đã giảm
nhanh. Có thể thấy, thời kì “dân số vàng” diễn ra đồng thời với quá trình già hóa dân số. Tốc độ già hóa
dân số diễn ra nhanh chóng đang làm rút ngắn thời kì “dân số vàng”. Theo dự báo của UNFPA, thời kì
dân số vàng của Việt Nam sẽ kết thúc sau năm 2035. Do đó, nếu không tận dụng được cơ cấu “dân số
vàng”, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi tỉ số phụ thuộc chung lại có xu hướng tăng với tác động chủ
yếu từ sự gia tăng tỉ số phụ thuộc người già.

Bài 3: Cho bảng số liệu sau về cơ cấu kinh tế Việt Nam theo thành phần kinh tế thời kỳ 2000-2020.

Năm 2000 2005 2010 2015 2020

1. Kinh tế Nhà nước 38.5 37.6 29.3 28.7 27.3

2. Kinh tế ngoài Nhà nước 48.2 47.2 43 43.2 42.8

Tư nhân 8.6 8.5 6.9 7.9 9.7

Tập thể 7.3 6.7 4.0 4.0 3.6

Cá thể 32.3 32 32.1 31.3 29.5

3. Kinh tế có vốn đầu tư nước 13.3 15.2 15.2 18.1 20.1


ngoài

4. Thuế SP trừ trợ cấp SP - - 12.5 10 9.8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2000-2019)

a. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Việt Nam theo thành phần kinh tế thời kỳ 2000-2020
b. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo thành phần kinh tế thời kỳ 2000-2020

Bài làm:

a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu kinh tế Việt Nam theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2000 - 2020
0
100% 0
13.3 15.2 12.5 10 9.8
1 22
80% 15.2 18.1 20.1
33 4 5
4 5
60% 48.2 47.2
43 43.2 42.8
40%

20% 38.5 37.6


29.3 28.7 27.3

0%
2000 1. Kinh tế2005
Nhà nước 2010 2. Kinh tế ngoài2015
Nhà nước SB 2020
3. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 4. Thuế SP trừ nợ cấp SP

b) Phân tích

- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 - 2020 có sự chuyển dịch theo
xu hướng giảm tỉ trọng của kinh tế nhà nước, tăng tỉ trọng kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài.

- Bên cạnh đó từ năm 2010 trong cơ cấu thành phần kinh tế có thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm và sau
2015 có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:

- Kinh tế Nhà nước: giảm mạnh từ 38,5% (năm 2000) xuống còn 27,3% (năm 2020), giảm 11,2%.
Nguyên nhân là do việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong những năm vừa qua. Nhưng
vẫn chiếm thành phần lớn thứ 2 trong cơ cấu chính.

- Kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhưng vẫn có xu hướng giảm từ 48,2% ( năm 2000)
xuống 42,8% ( năm 2020) giảm 5,4%. Trong đó các thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi khác nhau
như:

+ Kinh tế tư nhân tăng 1,1%, dù còn biến động; giai đoạn 2000-2010 giảm từ 8,6% xuống 6,9% sau đó
tăng 2,8% lên đến 9,7% năm 2020. Do kinh tế tư nhân ngày càng được khuyến khích hình thành, phát
triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế.

+ Kinh tế tập thể giảm liên tục từ 7,3% xuống còn 3,6% và vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

+ Kinh tế cá thể giảm 2,8% từ 32,3% xuống 29,5% nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế và có xu hướng tăng từ
13,3% ( năm 2000) lên 20,1% ( năm 2020) tăng 6,8%. Do chủ trương chuyển trọng điểm chính sách thu
hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng. Nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước
ngoài, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm năm 2010 là 12,5% giảm xuống còn 9,8% vào năm 2020.

=> Nhìn chung nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu này là do đường lối phát triển kinh tế hoàng hóa
nhiều thành phần của nhà nước và chính sách mở cửa, phát triển giao lưu hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu
tu nước ngoài và áp dụng cơ chết thi trường.
Bài 4: Cho bảng số liệu về tỉ trọng GRDP của các vùng kinh tế ở Việt Nam

Vùng kinh tế GRDP (%)

Năm 2000 Năm 2010 Năm 2018

Cả nước 100 100 100

ĐBSH 20.8 23.1 24.5

TD&MNBB 8.5 8.1 8.5

Bắc Trung Bộ 7.1 6.8 6.8

DHNTB 7.5 8.4 8.4

Tây Nguyên 2.9 3.8 4.3

Đông Nam Bộ 35.5 33.3 34.5

ĐBSCL 17.7 16.5 13.0

(Nguồn: tổng hợp từ “Số liệu thống kê 63 tỉnh, thành phố Việt Nam” các năm 2000-2019)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự đóng góp của từng vùng kinh tế trong nền kinh tế của đất
nước năm 2000 và 2018.
b. Phân tích sự thay đổi trong đóng góp của từng vùng kinh tế đối với nền kinh tế của đất nước
năm 2000 và 2018.

Bài Làm:

a) Vẽ biểu đồ

GRDP(%) Năm 2000 GRDP(%) Năm 2018


13
17.7 20.8 ĐBSH ĐBSH
TD và MNBB 24.5 TD và MNBB
Bắc Trung Bộ Bắc Trung Bộ
DHNTB DHNTB
8.5 Tây Nguyên Tây Nguyên
Đông Nam Bộ 34.5 8.5 Đông Nam Bộ
7.1 ĐBSCL ĐBSCL
35.5 6.8
7.5
8.4
4.3
2.9

b) Phân tích:

* Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy:


- Hai vùng có trinh độ phát triển cao và đóng góp nhiều nhất cho phát triển kinh tế Việt Nam là Đông
Nam Bộ ( 34,5%) và ĐB sông Hồng (24,5%). Tây Nguyên vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất ( 4,3%).Sự thay
đổi trong đóng góp của từng vùng kinh tế đối với nền kinh tế của đất nước năm 2000 và 2018 có xu
hướng tăng tỉ trọng vùng ĐBSH, vùng duyên hải Nam trung bộ và vùng Tây Nguyên; vùng TD&MNBB
giữ nguyên; các vùng còn lại thì giảm tỉ trọng. Tây Nguyên vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Cụ thể:

- Vùng ĐBSH từ 20,8% ( năm 2000) lên 24,5%( 2018) tăng 3,7%. Do là vùng có lịch sử khai thác lâu
đời, mức độ tập trung dân cư đông. Trong vùng có thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố lớn là các trung
tâm quan trọng. Hiện tại và trong tương lai, đồng bằng sông Hồng tiếp tục là một trong những vùng có ý
nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước..

- Vùng TD&MNBB vẫn giữ nguyên mức 8,5% vào năm 2018.

- Vùng Bắc Trung Bộ có xu hướng giảm tỷ trọng giảm từ 7,1% ( năm 2000) xuống 6,8% (năm 2018),
giảm 0,3%

- Vùng DHNTB có xu hướng tăng tăng từ 7,5% (năm 2000) lên 8,4% ( 2018), tăng 0,9% Do phát triển
kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững.

- Vùng Tây Nguyên tăng từ 2,9%(năm 2000) lên 4,3%( 2018), tăng 1,4%. Do phát huy được thế mạnh
và thực hiện chuyên môn hóa trong phân công lao động quốc gia.

- Vùng ĐNB giảm từ 35,5% (năm 2000) xuống 34,5%( 2018) , giảm 1%

- Vùng ĐBSCL giảm từ 17,7%(năm 2000) xuống 13% ( 2018) giảm 4,7%. Do là một trong những nơi
chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu và tốc độ phát triển còn chậm so
với các vùng trong giai đoạn.

You might also like