You are on page 1of 47

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP

GV: Trần Thị Thùy Dung


Viện Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân

© 2019 Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Nội dung
• Các loại hình tổ chức kinh doanh
• Mục tiêu của doanh nghiệp
• Các yếu tố quyết định giá trị doanh nghiệp
• Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Vì sao tài chính doanh nghiệp quan
trọng với tất cả các nhà quản lý?
Tài chính doanh nghiệp cung cấp các kỹ năng mà các nhà quản lý cần:
◦ Xác định và lựa chọn các chiến lược của doanh nghiệp và các
dự án riêng lẻ để tăng giá trị cho doanh nghiệp
◦ Dự báo các yêu cầu tài trợ của doanh nghiệp và đưa ra các
chiến lược để có được những khoản tiền đó
Tài chính trong doanh nghiệp

Board of Directors

Chief Executive Officer


(CEO)

Chief Operating Officer (COO) Chief Financial Officer (CFO)

Marketing, Production, Human Resources, Accounting, Treasury, Credit, Legal,


and Other Operating Departments Capital Budgeting, and Investor Relations

© 2019 Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use. 4
Giá trị thị trường và giá trị nội tại
Trong trạng thái cân bằng, giá của một cổ phiếu phải bằng giá trị
"thực" hoặc nội tại của nó.

Giá trị nội tại là một khái niệm dài hạn.

Khi nhận thức của nhà đầu tư là không chính xác, giá cổ phiếu trong
ngắn hạn có thể đi chệch khỏi giá trị nội tại của nó.

Lý tưởng nhất, các nhà quản lý nên tránh các hành động làm giảm giá
trị nội tại, ngay cả khi những quyết định đó làm tăng giá cổ phiếu
trong ngắn hạn.

© 2019 Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use. 5
Giá trị thị trường và giá trị nội tại

Các hành vi của nhà quản trị, Môi trường kinh tế, Thuế, và
môi trường chính trị

Dòng tiền dự
Dòng tiền thực Rủi ro nhà đầu
báo của nhà
sự (true cash Rủi ro thực sự cảm nhận
đầu tư
flows) của nhà (True risks) (“Perceived”
(“Perceived”
đầu tư Risk)
Cash Flows)

Giá trị nội tại của cổ phiếu Giá trị thị trường của cổ phiếu

Cân bằng thị trường:


Giá trị nội tại = Giá trị thị trường

© 2020 Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be scanned, copied or duplicated, or posted to a publicly accessible website, in whole or in part.
Doanh nghiệp
Khái niệm Doanh nghiệp (Theo điều 4, luật Doanh nghiệp
số 59/2020/QH 14): Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Phân loại Doanh nghiệp (Theo điều 1, luật Doanh nghiệp số
59/2020/QH 14): công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

7
Vòng đời của một doanh nghiệp
Apple bắt nguồn từ 1 garage
Facebook bắt đầu từ kí túc xá
Làm sao để những công ty này trở thành tập đoàn hùng
mạnh như hiện nay?
Vòng đời phổ biến của những tập đoàn ?

© 2019 Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use. 8
Tổ chức kinh doanh từ khởi nghiệp đến
tập đoàn lớn

Doanh nghiệp tư nhân


Công ty hợp danh
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần

(More . .)
© 2019 Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use. 9
Doanh nghiệp tư nhân
-Do một cá nhân làm chủ
-Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
-Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt
động nói chung của doanh nghiệp.
-Không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động
vốn.
-Tránh bị đánh thuế 2 lần
Công ty hợp danh
- Có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung, ngoài ra có thể có thành
viên góp vốn
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân
- Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty
- Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã đóng góp
- Các thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh
doanh
- Các thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại
điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh
doanh nhân danh công ty.
- Không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
1 thành viên
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.
- Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân
và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và
Giám đốc.
- Không được phép phát hành cổ phiếu.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
2 thành viên trở lên
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không
vượt quá năm mươi.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh
nghiệp.
- Thành viên của công ty có quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn
góp.
- Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của công ty, được phân
phối theo quyết định của các thành viên, tương ứng với phần vốn góp
của họ trong công ty.
- Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh hay công ty TNHH thường gặp khó khăn trong
việc huy động đủ vốn kinh doanh
Trách nhiệm giới hạn, dễ chuyển nhượng vốn đầu tư khiến nhà
đầu tư sẵn sàng hơn khi đầu tư vào công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là một thực thể pháp lý tách biệt chủ sở hữu và
người quản lý.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần phức tạp và tốn thời gian
• Điều lệ (charter)
• Quy chế/Nội quy (bylaws)
Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- VCSH được tạo lập và huy động tăng thêm thông qua phát hành cổ
phiếu.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã đóng góp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác.
- Có thể phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) để huy
động vốn.
- Việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyết định của Đại hội
đồng cổ đông.
Công ty cổ phần
• Điều lệ (charter)
Tên, loại hình kinh doanh, số lượng cổ phần, số lượng giám đốc, thông
tin về giám đốc.
Nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi đi vào hoạt động, phải nộp báo cáo....
• Quy chế/Nội quy (bylaws)
Quy định đưa ra bởi nhà sáng lập công ty, bao gồm: cách chọn giám
đốc, nhiệm kỳ, quyền lợi của cổ đông, cổ đông mới, thủ tục và điều kiện
thay đổi bylaws
Công ty cổ phần đáp ứng đủ các yêu cầu thành lập công ty ( quy mô, số
cổ đông) tuy nhiên lựa chọn cách đánh thuế như kinh doanh cá thể hay
hợp danh : gọi là S corporation
Ưu điểm và nhược điểm của công ty
cổ phần
Ưu điểm:
Tuổi thọ không bị giới hạn
Chuyển quyền sở hữu dễ dàng
Trách nhiệm hữu hạn
Dễ huy động vốn
Nhược điểm:
Đánh thuế hai lần trên thu nhập
Chi phí thành lập và nộp báo cáo tốn kém
Trở thành công ty cổ phần đại chúng
và tiếp tục phát triển
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)
• Huy động tiền mặt
• Cho phép những người sáng lập và nhà đầu tư trước IPO "thu hoạch"
một số tài sản của họ

Các đợt phát hành nợ và vốn chủ sở hữu tiếp theo


Vấn đề đại diện và quản trị công ty
Vấn đề đại diện (agency problem): người quản lý có thể hành
động vì lợi ích của họ chứ không phải nhân danh chủ sở hữu (cổ
đông)
Quản trị công ty là tập hợp các quy tắc kiểm soát hành vi của một
công ty đối với giám đốc, người quản lý, nhân viên, cổ đông, chủ
nợ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và cộng đồng.
Quản trị công ty có thể giúp kiểm soát các vấn đề đại diện.
Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà
quản lý
Các nhà quản lý có xu hướng tự nhiên hành động vì lợi ích
tốt nhất của chính họ (không phải lúc nào cũng giống như
lợi ích của các cổ đông).
Các yếu tố sau ảnh hưởng đến hành vi quản lý:
• Lương thưởng cho ban giám đốc
• Can thiệp trực tiếp của các cổ đông
• Mối đe dọa sa thải
• Mối đe dọa thâu tóm
Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu
và chủ nợ
• Các cổ đông có nhiều khả năng thích các dự án rủi ro hơn, bởi vì họ
nhận được nhiều lợi thế hơn nếu dự án thành công. Ngược lại, trái chủ
nhận được các khoản thanh toán cố định và quan tâm nhiều hơn đến
việc hạn chế rủi ro.
• Các trái chủ đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng nợ bổ sung.
• Các trái chủ cố gắng tự bảo vệ mình bằng cách đưa vào các giao ước
trong các thỏa thuận trái phiếu hạn chế việc sử dụng nợ bổ sung và hạn
chế hành động của người quản lý.
Muc tiêu của doanh nghiệp
Một quyết định của công ty ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan, cổ
đông, chủ nợ, nhân viên, cộng đồng, môi trường. Nhà quản lý ưu tiên
ra sao?
Trước tiên, nhà quản lý cần trung thực với tài sản của cổ đông và quản
lý tốt tài sản này.
Thứ hai, nhà quản lý tốt là những người tìm kiếm các dự án làm gia
tăng giá trị tài sản cho cổ động.
Do vậy, mục tiêu chính của nhà quản lý là tối đa hóa giá trị tài sản
của cổ đông, nghĩa là tối đa hóa giá trị nội tại (cơ bản) của cổ phiếu.
Doanh nghiệp có nên hành xử một cách đạo đức không? CÓ!
Các công ty có trách nhiệm gì đối với xã hội nói chung không? CÓ!
Cổ đông cũng là thành viên của xã hội.
Muc tiêu của doanh nghiệp
Tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu là mục tiêu của hầu hết các công
ty cổ phần tại US. Nếu công ty thất bại trong mục tiêu này họ có
thể bị kiện bởi các cổ đông.
VD: Công ty mục tiêu đang bị thâu tóm bởi nhiều công ty lớn,
HĐQT có thể bị kiện nếu họ không bầu cho giá đề nghị cao nhất
(họ có thể mất việc). Cổ đông cũng có thể kiện nếu cho rằng công
ty đang trả phí cao hơn mức cần thiết để duy trì an toàn cho môi
trường.
Non-US lại khác, nhiều công ty ở châu âu có hội đồng quản trị đại
diện cho lợi ích của nhân viên song song với lợi ích của cổ đông.
Một số công ty sở hữu bởi nhà nước hay một phần bởi nhà nước
có thể đại diện cho những lợi ích khác hơn là cho cổ đông.
Benefit Cor B-corp: vì những lợi ích khác so với lợi ích của cổ đông
Việc tối đa hóa giá cổ phiếu có tốt
cho xã hội, nhân viên và khách hàng
không?
Tăng trưởng việc làm cao hơn ở các công ty cố gắng tối đa hóa giá cổ
phiếu. Trung bình, việc làm tăng lên trong:
• Công ty mà người quản lý trở thành chủ sở hữu (chẳng hạn như công ty
LBO – Leveraged buyout)
• Các công ty thuộc sở hữu của chính phủ nhưng đã được bán cho các nhà
đầu tư tư nhân
Phúc lợi của người tiêu dùng cao hơn trong các nền kinh tế thị trường tự do
tư bản chủ nghĩa so với các nền kinh tế cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa.
Fortune liệt kê các công ty được ngưỡng mộ nhất. Ngoài lợi nhuận cổ
phiếu cao, các công ty này có:
• Chất lượng cao từ quan điểm của khách hàng
• Nhân viên thích làm việc ở đó
Ba khía cạnh nào của dòng tiền ảnh
hưởng đến giá trị của một khoản đầu tư?
Lượng dòng tiền kỳ vọng (càng lớn càng tốt)
Thời điểm của dòng tiền (càng sớm càng tốt)
Rủi ro của dòng tiền (càng ít rủi ro thì càng tốt)
Dòng tiền tự do (FCF)
Dòng tiền tự do là dòng tiền có sẵn (hoặc tự do) để phân phối cho tất
cả các nhà đầu tư (chủ sở hữu và chủ nợ).

FCF = doanh thu bán hàng - chi phí hoạt động - thuế hoạt động –
các khoản đầu tư yêu cầu vào vốn lưu động hoạt động ròng.

FCF = EBIT(1-T) + Khấu hao – (CAPEX + Thay đổi trong vốn lưu
động hoạt động ròng)

NOWC: vốn lưu động hoạt động ròng (net operating working
capital)
Chi phí vốn
Giá trị công ty phụ thuộc vào khả năng tạo ra FCF. Tuy nhiên công ty cần chi
tiêu để tạo ra tiền, ví dụ đầu tư vào R&D, nghiên cứu marketing, bất động sản,
trang thiết bị, huấn luyện nhân viên. Tiền này lấy từ đâu?
- Đối với công ty khởi nghiệp, đến từ nhà đầu tư
- Đối với công ty trong giai đoạn trưởng thành, đến từ nhà đầu tư hoặc từ cổ
đông ( lợi nhuận giữ lại), những người kỳ vọng một mức bồi hoàn cho rủi ro và
thời gian chờ đợi mà họ phải chịu.
Tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư chính là chi phí vốn dưới gốc độ của
công ty.
Nợ  Chi phí nợ
VCSH  Chi phí VCSH
WACC : chi phí vốn bình quân gia quyền
Chi phí vốn bình quân gia quyền
(WACC) là gì?
WACC là tỷ suất sinh lợi trung bình mà các nhà đầu tư của công ty yêu
cầu.
WACC bị ảnh hưởng bởi:
Cơ cấu vốn (việc sử dụng tương đối nợ và vốn chủ sở hữu của công ty
làm nguồn tài chính)
Lãi suất
Rủi ro của công ty
Thái độ tổng thể của nhà đầu tư đối với rủi ro
Các yếu tố quyết định giá trị
nội tại: Bức tranh lớn
Sales revenues

− Operating costs and taxes


− Required investments in operating capital
Free cash flow
(FCF) ¿
FCF1 FCF2 FCF
Value    
(1  WACC) (1  WACC)
1 2
(1  WACC) 
Weighted average
cost of capital (WACC)

Market interest rates Cost of debt Firm’s debt/equity mix

Market risk aversion Cost of equity Firm’s business risk


Điều gì quyết định giá trị cơ bản
hoặc nội tại của một công ty?

Giá trị nội tại là tổng của tất cả các dòng tiền tự do dự kiến trong
tương lai khi được chuyển đổi thành tiền của ngày hôm nay:

FCF1 FCF2 FCF


Value    
(1  WACC) (1  WACC)
1 2
(1  WACC) 

(More . .)
© 2019 Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use. 30
Môi trường hoạt động của DN
Yếu tố công nghệ.
Sự quản lý của Nhà nước.
Rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính
Quan hệ với các đối tác
Các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự
thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó.
Khái niệm Tài chính doanh nghiệp
TCDN là tổng hòa các mối quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp
với các chủ thể trong nền kinh tế.
-Quan hệ DN – nhà nước
-Quan hệ DN – thị trường tài chính
-Quan hệ DN – các thị trường khác, vd thị trường lao động
-Quan hệ nội bộ DN
Cơ sở của tài chính doanh nghiệp
Dòng vật Dòng tiền
Cơ sở nền tảng: Dòng, dự trữ và quan hệ giữa chất vào ra
chúng
Dòng: Sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ (dòng
vật chất) hoặc tiền (dòng tiền)
Sản xuất, chuyển hóa
Phân loại dòng tiền
- Dòng tiền đối trọng trực tiếp
- Dòng tiền đối trọng có kỳ hạn
Dòng vật Dòng tiền
- Dòng tiền đối trọng đa dạng
chất ra vào
- Dòng tiền độc lập
Nội dung của quản trị tài chính
doanh nghiệp
• Quản trị tài chính doanh nghiệp được hiểu là sự tác động
có chủ đích của nhà quản lý tới các quan hệ tài chính của
doanh nghiệp.
• 3 vấn đề cơ bản:

Chiến lược đầu tư dài hạn


Quyết động huy động vốn dài hạn
Quản lý tài chính ngắn hạn
Các nguyên tắc quản trị TCDN
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận
Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền
Nguyên tắc thị trường hiệu quả
Nguyên tắc gắn kết lợi ích người quản lý với lợi ích cổ đông
Nguyên tắc chi trả
Nguyên tắc sinh lợi
Nguyên tắc tác động của thuế
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro & lợi
nhuận
Các loại đầu tư Doanh lợi Độ lệch tiêu
bình quân chuẩn

Cổ phiếu thường của DN lớn 17.3 % 33.2%


Cổ phiếu thường của DN nhỏ 12.7 % 20.2 %
Trái phiếu doanh nghiệp dài hạn 6.1 % 8.6 %
Trái phiếu chính phủ dài hạn 5.7 % 9.4 %
Tín phiếu 3.9 % 3.2 %

Nguồn: Dựa trên Stocks, Bonds, Bills, and Inflation: (Valuation Edition) 2002
Yearbook (: Ibbotson Associates, 2002), 28.
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro & lợi
nhuận
- Rủi ro: Khả năng xảy ra những biến cố khiến lợi nhuận thực tế sai khác với lợi
nhuận kỳ vọng.

- Lợi nhuận của mỗi khoản đầu tư = Thu nhập do chính bản thân khoản đầu tư mang
lại (vd cổ tức, trái tức, …) + Lãi / Lỗ về vốn đầu tư (nếu có).

- Với mỗi khoản đầu tư, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng (dự kiến) càng lớn.

- Nguyên nhân: Do xu hướng sợ rủi ro của các nhà đầu tư và sự vận động của cung
cầu trên thị trường đầu tư khiến cho các khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn
cũng phải có mức bù đắp rủi ro cao hơn.

- Áp dụng: Nhà đầu tư lựa chọn các khoản đầu tư dựa vào mức độ lợi nhuận kỳ
vọng mà họ mong muốn hoặc mức độ rủi ro mà họ chấp nhận.
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro & lợi
nhuận
n
σ   p i ( R i  E ( R ))
n 2 2
E (R)  
i 1
pi Ri
i 1

Ví dụ: Tính Tỷ lệ lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn của cổ phiếu A và B?

Trạng thái nền Xác suất cho mỗi tình Doanh lợi kỳ vọng (%)
kinh tế trạng kinh tế xảy ra cho mỗi tình trạng kinh tế

Cổ phiếu A Cổ phiếu B

Hưng thịnh 0,25 70% 10%


Bình thường 0,50 14% 14%
Suy yếu 0,25 -20% 35%
Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền
Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền:
-Nội dung: Tiền ở những thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau.
-Nguyên nhân: Lạm phát & chi phí cơ hội đầu tư.
-Áp dụng: Khi so sánh các dòng tiền ở những thời điểm khác nhau,
cần quy đổi chúng về cùng một thời điểm, sử dụng một tỷ lệ chiết
khấu thích hợp. Đây cũng được xem là tỷ lệ tái đầu tư dòng tiền.
Nguyên tắc chi trả
-Nội dung: Trong hoạt động kinh doanh, DN cần đảm bảo mức
ngân quỹ tối thiểu để thực hiện chi trả.

-Áp dụng: DN cần thường xuyên quan tâm tới quản lý ngân quỹ,
quản lý các dòng tiền nhập quỹ, xuất quỹ, dòng tiền tăng thêm,
v.v…
Nguyên tắc sinh lợi
-DN cần tìm kiếm các dự án đầu tư có lợi nhuận ròng dương, dựa
trên cơ sở các dòng tiền mà dự án đó phát sinh.

-DN cần giảm sự cạnh tranh trực tiếp trên thị trường bằng cách tạo
ra các sản phẩm khác biệt, giảm thiểu chi phí, v.v…
Nguyên tắc thị trường hiệu quả
-Trong thị trường hiệu quả, thị giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ và chính xác tất cả
những thông tin về giá trị của doanh nghiệp. Do đó, tối đa hóa giá trị tài sản
đồng nghĩa với tối đa hóa thị giá cổ phiếu.
-Áp dụng: Khi ra các quyết định tài chính, cần cân nhắc tác động của các quyết
định đó tới thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
-EMH:

Hiệu quả dạng yếu (weak): thông tin quá khứ được phản ánh trong giá cổ phiếu
Hiệu quả dạng vừa (semi-strong): thông tin công khai được phản ánh trong giá
cổ phiếu
Hiệu quả dạng mạnh (strong): tất cả các thông tin liên quan đến DN được phản
ánh trong giá cổ phiếu
Nguyên tắc thị trường hiệu quả

TÂM LÝ BẦY ĐÀN & THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG


Nguyên tắc gắn kết lợi ích của nhà
quản lý với cổ đông
-Nội dung: Trong quản trị TCDN, cần có sự gắn kết lợi ích giữa nhà quản lý
DN với các cổ đông.
-Nguyên nhân: Sự tồn tại của mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng giữa nhà quản lý với
cổ đông có thể gây tổn hại tới lợi ích của cổ đông, đi ngược lại mục tiêu hoạt
động của DN và quản trị TCDN.
-Giải pháp:

+ Áp đặt cơ chế thưởng phạt, đề bạt và sa thải với nhà quản lý dựa trên lợi ích
nhà quản lý tạo ra cho cổ đông.
Nguyên tắc tác động của thuế
-Khi ra các quyết định tài chính mà đặc biệt là quyết định huy động vốn và
quyết định đầu tư, DN cần cân nhắc sự tác động của các chính sách thuế để
đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất.
-VD:

+ Về huy động vốn: Vốn huy động từ nợ có thể tạo ra khoản tiết kiệm
thuế nhưng VCSH thì không.
+ Về đầu tư: Thu nhập từ cổ tức thường có thể được miễn thuế 1 phần,
nhưng thu nhập từ trái tức, lãi vay, … thì không.
- DN có thể tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiêp thông qua các chính sách
về khấu hao, lãi vay, hàng tồn kho, các khoản dự phòng, etc.
Nguyên tắc tác động của thuế
ĐV: VND TH1: Huy động 100 TH2: Huy động 50 triệu
triệu VCSH (10000 VCSH (5000 cp) và 50 triệu
cp) vay NH (i=15%/năm)

Lợi nhuận trước thuế 100 tr 100 tr


và lãi vay
Lãi vay 0 7,5 tr
Lợi nhuận trước thuế 100 tr 92,5 tr

Thuế TNDN (t=28%) 28 tr 25,9 tr

Lợi nhuận sau thuế 72 tr 66,9 tr

LNST/cổ phiếu 7200 13320


Tóm tắt nội dung chương 1
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh.
Ở Việt Nam hiện nay, có 4 hình thức pháp lý của doanh nghiệp, đó là: Doanh nghiệp
tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (một hoặc hai thành viên
trở lên) và công ty cổ phần.
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với
các chủ thể trong nền kinh tế. Các mối quan hệ này phát sinh rất đa dạng và phức
tạp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi phải được quản lý thật tốt
nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững.
Khi thực hiện quản lý tài chính, doanh nghiệp cần ý thức được các vấn đề sau: Một,
mục tiêu bao trùm nhất của quản lý tài chính doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài
sản cho các chủ sở hữu. Hai, quản lý tài chính tập trung vào ba vấn đề: Quản lý đầu
tư dài hạn, quản lý về huy động vốn và quản lý tài sản lưu động. Ba, cần nắm vững
và vận dụng thành thạo bảy nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính.

You might also like