You are on page 1of 2

30.

Chỉsố khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: (Current Ratio):


Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
ngắn hạn.

Chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt.

Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực
hiện các nghĩa vụ của mình.

Nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu
tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu
động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là
không cao.

Công thức tính:

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Như vậy, nhìn vào bảng ta thấy, chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
ngành dược phẩm và thuốc tại Mỹ tương đối thấp, chỉ xấp xỉ 1.0. Như vậy, các
doanh nghiệp trong ngành này đang gặp khó khăn đối với việc thực hiện các
nghĩa vụ của mình.

31. Khả năng thanh toán nhanh: (Quick Ratio)

Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản
có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các
tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của
chúng rất thấp.

Công thức tính:

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn
hạn

32. (Net Sales to Working Capital):


33. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Coverage Ratio):

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng
trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến
gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước
thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay

Trông đó Lãi trước thuế và lãi vay cũng như Lãi vay là của năm cuối hoặc là
tổng của 4 quý gần nhất.
Ta thấy, hệ số thanh toán lãi vay trung bình của ngành dược phẩm ở Mỹ là 7.6.
Điều này có nghĩa rằng thu nhập trung bình của các doanh nghiệp cao gấp 7.6
lần chi phí trả lãi. Đây là một con số cao chứng tỏ các doanh nghiệp hầu như
đều có khả năng thanh toán lãi vay.

Tuy nhiên, chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá
một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác
như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.

34. Vòng quay Tổng tài sản (Total Asset Turnover):

Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp, cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. 
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng
cao và ngược lại. 

Công thức tính: Vòng quay Tổng tài sản (Total asset turnover) = Doanh thu
thuần/Tổng tài sản bình quân 

Ta thấy, vòng quay tổng tài sản trung bình của ngành dược phẩm ở Mỹ chỉ có
0.3

35. Hệ số vòng quay các khoản phải thu (Receivable Turnover):

Hệ số vòng quay các khoản phải thu là hệ số dùng để đánh giá mức độ rủi ro
thực tế về các khoản phải thu.

Hệ số vòng quay các khoản phải thu được tính bằng công thức:

Hệ số vòng quay các khoản phải thu = tổng doanh thu bán chịu của một năm /
khoản phải thu bình quân tại thời điểm đầu và cuối năm

Nếu doanh số biến động nhiều trong năm, thì việc tính bình quân tại hai thời
điểm đầu năm và cuối năm sẽ bị sai lệch. Trường hợp này, đòi hỏi phải sử dụng
số liệu hàng quý hoặc thậm chí hàng tháng để đảm bảo tính chính xác. Số vòng
quay càng thấp, thể hiện tính rủi ro càng cao, vì các khoản phải thu bị lưu giữ
lâu hơn.

You might also like