You are on page 1of 8

CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG

I. Nguyên tắc 70
- Gọi gx : tốc dộ tăng của chi tiêu X
- Gọi n là số năm để chi tiêu X tăng gấp đôi theo nguyên tắc 70

N=10/gx

- Thời gian để biến X tăng gấp đôi chỉ phụ thuộc vảo tỉ lệ tăng trưởng, không phụ thuộc vào giá trị ban
đầu
II. Năng suất
- Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng của quốc gia đó sản xuất sản phẩm và dịch vụ
- Khả năng này phụ thuộc vào năng suất. Năng suất là số lượng trung bình của sản phẩm và dịch vụ được
sản xuất trên một đơn vị đầu vào lao động
Y= GDP thực= số lượng của sản phẩm được sản xuất
L= số lượng của lao động làm việc
Y/L ( sản lượng/lao động )
- Các yếu tố quyết định năng suất
a) Vốn vật chất của mỗi lao động
- Nguyên vật liệu, thiết bị và các công trình để sản xuất sản phẩm và dịch vụ được gọi là vốn [ vật chất ].
Kí hiệu là K
- Năng suất cao hơn khi trung bình mỗi lao động có nhiều vốn hơn ( máy móc, thiết bị,..)
VD : K/L là nguyên nhân làm gia tăng Y/L
b) Vốn con người
- Vốn con người ( H ) : kỹ năng và kiến thức của người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và
kinh nghiệm
- H/L = vốn con người trung bình của người lao động
- Năng suất tăng lên khi trung bình mỗi người lao động có nhiều vốn con người
VD : H/L là nguyên nhân làm gia tăng Y/L
c) Tài nguyên thiên nhiên của mỗi lao động
- Tài nguyên thiên nhiên ( N ) : các yếu tố sản xuất đầu vào mà thiên nhiên cung cấp cho: đất đai, mỏ
khoáng sản, sông ngòi
- Các yếu tố khác như nhau, nhiều N cho phép một quốc gia sản xuất được nhiều hơn. N/L tăng là nguyên
nhân làm tăng Y/L
- Một số quốc gia giàu có vì họ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
- Bên cạnh đó cũng có nhiều quốc gia không có nhiều N để làm giàu
d) Kiến thức công nghệ kỹ thuật
- Kiến thức công nghệ kỹ thuật : sự hiểu biết của xã hội về cách tốt nhát để sản xuất ra sản phẩm và
dịch vụ
- Tiến bộ kiến thức giúp nâng cao năng suất ( cho phép xã hội nhận được nhiều sản lượng từ nguồn tài
nguyên đó )
III. Hàm sản xuất
- Hàm sản xuất là một biểu đồ hay phương trình cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra

Y = A F ( L,K,H,N)

{ F :một hàm cho thấylàm thế nào để các yếu tố đầu vào được kết hợp ra để sản
A :mở rộng hàm ( F ) , cảitiến công nghệ ( gia tăng A ) cho phép sản xuất được nhiều sản lượngY hơn từ bất kỳ

- Hàm sản xuất có tính chất lợi suất không đổi theo qui mô : thay đổi các yếu tố đầu vào bao nhiêu % thì
sản lượng cũng thay đổi bấy nhiêu %
VD :
Tăng gấp đôi các yếu tố đầu vào, sản lượng cũng tăng gấp đôi
2Y = A F ( 2L,2K,2H,2N)
Tăng các yếu tố đầu vào 10% sản lượng cũng tăng 10%
1.1Y= A F ( 1.1L, 1.1K, 1.1H, 1.1N)
- Nếu chúng ta nhân mõi yếu tố đầu vào với 1/L sau đó sản lượng cũng nhân 1/L

Y/L = A F ( 1, K/L, H/L, N/L )


- Phương trình này cho thấy năng suất phụ thuộc vào:
+ Trình độ công nghệ kỹ thuật ( A )
+ Vốn vật chất của mỗi lao động
+ Vốn con người của mỗi lao động
+ Tài nguyên thiên nhiên của mỗi lao động
IV. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công
Các chính sách giúp tăng trưởng năng suất
1. Tiết kiệm đầu tư
- Chúng ta có thể tăng năng suất bằng cách tăng K, đòi hỏi có sự đầu tư
- Vì tài nguyên khan hiếm, sản xuất nhiều hàng đầu tư đòi hỏi giảm thiểu sản xuất hàng há tiêu dùng
- Giảm tiêu dùng = tăng tiết kiệm
- Tiế kiệm cho phép đầu tư cao
- Do đó, cần cân bằng giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai
2. Năng suất biên giảm dần và hiệu ứng bắt kịp
- Chính phủ có thể thực hiện các chính sách huy động tiết kiệm và đầu tư
- K tăng, dấn đến năng suất và mức sống sẽ tăng
- Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh là tạm thoiwf bởi vì năng suất biên của vốn giảm dần: K tăng, sản
lượng tăng thêm từ đơn vị tăng thêm của K giảm dần

- Hiệu ứng bắt kịp : nhờ vào đặt tính này mà các quốc gia nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng
so với những nước giàu
3. Đầu tư nước ngoài
- Để nâng cao K/L chính phủ có thể khuyến khích:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài : đầu tư vốn ( vd nhà máy ) là thuộc sở hữu và điều hành bởi mọt thực
thể nước ngoài
+ Đầu tư gián tiếp nước ngoài : nước ngoài tài trợ vốn đầu tư nhưng do dân trong nước điều hành
- Một số lợi nhuận từ vốn đầu tư được đưa lại cho các công ty nước ngoài
4. Giáo dục
- Đầu tư vào H cũng liên quan đến sự cân bằng giữa hiện tại và tương lai: chi tiêu một năm trong trường
học yêu cầu phải hi sinh một năm tiền lương ngay bây giờ để có mức lương cao hơn sau này
5. Sức khỏe và dinh dưỡng
- Chi phí chăm sóc sức khỏe là lọi hình đầu tư vào người lao động có sức khỏe tốt hơn dẽ tạo ra nhiều
năng suất hơn
6. Quyền sở hữu và tính ổn định chính trị
- Thị trường là một cách tổ chức tốt để tỏ chức hoạt động kinh tế. Hệ thống phân giá cá pân bổ các nguồn
lực để sử dụng hiệu quả nhất
- Ở nhiều nước ngheo hệ thống tư pháp làm việc không được tốt lắm
- Bất ổn chính trị tạo ra sự không chắc chắn về việc liệu quyền sử hữu có được bảo vệ trong tương lai
- Khi mọi người sợ vốn của họ có thể bị đánh cắp bởi bọn tội phmj hoặc bị tịch thu bởi mọt chính phủ
tham nhũng, sẽ có ít vốn đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài và các chức năng kinh tế hoạt động kém
hiệu quả gây ra mức sống thấp hơn
- Ổn định kinh tế hiệu quả và tăng trưởng lành mạnh đòi hỏ thực thi pháp luật, ổn định hiến pháp và các
cơ quan chức năng phải trung thực
7. Tự do thương mại
- Định hướng chính sách hướng nội : ( vd thuế quan , hạn chế đầu tư từ nước ngoài ) nhằm mục đích
nâng cao ức sống bằng ách tránh tương tác với các nước khác
- Đính hướng chính sách hướng ngoại ( vd loại bỏ các hạn chế về thương mại, đầu tư nước ngoại ) thúc
đẩy hội nhập vớ nền kinh tế thế giới
- Thương mại có thể làm co mọi người khá lên
- Thương mại có tác dụng tương tự như phát hiện ra công nghệ mới – nó caair htieenj năng suất và mức
sống
- Các quốc gia với chính sách hướng nội đã không tạo ra tăng trưởng
- Các quốc gia hướng ngoại thường thành công
8. Nghiên cứu và phát triển
- Tiến bộ công nghệ là lí do chính tại sao mức sống tăng lên trong dài hạn
- Một số lý do được biết như là một lợi ích chung ; ý tưởng có thể tự do được chia sẻ, tăng năng suất của
nhiều người
- Chính sách thúc đẩy tiens bộ công nghệ cao:
+ Luật bản quyền
+ Ưu đãi về thuế, hỗ trợ trực tiếp cho khu vực tư nhân R & D
+ Tài trợ, nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học
9. Tăng trưởng dân số
Ảnh hưởng đến mức sống trong 3 cách:
a) Dàn trải tài nguyên thiên nhiên
b) Pha loãng vốn
- Dân số cao → L cao hơn → K/L thấp hơn →năng suất và mức sống thấp hơn
- Điều này áp dụng đối với H và K : dân số tăng nhanh → áp lực lớn cho hệ thống gióa dục
- Các quố gia tăng trưởng nhanh chóng thường có trình độ học vấn thấp hơn
- Để chống lại điều này các nước đang phát triển sử dụng chính sách kiểm soát tăng trưởng dân số:
+ Giáo dục và sẵn sàng tránh thai
+ Thúc đẩy xoasa mù chữ
c) Thúc đẩy tiến bộ công nghệ cao
*Đặc điểm các quốc gia tăng trưởng nhanh
- Ổn định chính trị
- Đầu tư vào giáo dục và y tế
- Quản lí nhà nướ hiệu quả
- Môi trường thuận lợi cho DN tư nhân
- Địa lí thuận lợi

You might also like