You are on page 1of 31

Bài 3

Sản xuất và Tăng trưởng kinh tế


Chương 24, tr.32-49

L/O/G/O
Nội dung chính

1 Mức sống của các nước trên thế giới

2 Năng suất: những nhân tố quyết định

3 Chính sách thúc đẩy tăng trưởng KT

4 Tầm quan trọng của tăng trưởng dài hạn


Mức sống là gì?

Thước đo?
Mức sống và thu nhập

❖Mức sống thường được đo bằng thu nhập bình


quân của mỗi người dân (GDP per capita)

❖Mức sống của các quốc gia rất khác nhau và có sự


cải thiện theo thời gian

❖Thứ hạng về mức sống của các quốc gia có sự


thay đổi theo thời gian
Mức sống phụ thuộc
vào yếu tố gì?
Mức sống và năng suất
❖Mức sống phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch
vụ được tiêu dùng.

❖Số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng phụ


thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra, tức là năng suất lao động.

❖Mức sống phụ thuộc vào năng suất lao động

❖Ở góc độ vĩ mô, năng suất là năng lực sản xuất của


một nền kinh tế
Năng suất

❖Năng suất là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà


1 công nhân sản xuất ra trong 1 giờ.

❖Năng suất là yếu tố quyết định mức sống của một


quốc gia.
Hàm sản xuất của một nền kinh tế

Y = AF ( K , L, H , N )
Y
L L (
= AF K , H , N ,1
L L )
y = AF (k , h, n)
Trong đó
y: năng suất bình quân
k: tư bản trang bị cho một lao động
h: vốn nhân lực tính trên một lao động
n: tài nguyên tính trên một lao động
A: tiến bộ công nghệ hiện có
F: hàm số
Nhân tố quyết định đến năng suất của nền kinh tế

❖ Tài nguyên thiên nhiên


▪ Là yếu tố đầu vào của quá trình SX do thiên
nhiên mang lại
▪ Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không thể tái
tạo
▪ Dầu mỏ là nguồn tài nguyên cực kỳ quan
trọng → giải thích sự giàu có của một số nước
Trung Đông.
▪ Tài nguyên không phải là yếu tố quyết định tới
tăng trưởng năng suất trong dài hạn (tài
nguyên cạn kiệt)
▪ Thường được giả định là cố định trừ khi năng
lượng tái tạo được đầu tư thêm
Nhân tố quyết định đến năng suất

❖ Tư bản hiện vật


▪ Tư bản hiện vật là khối lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất trang bị cho người lao động
phục vụ cho quá trình sản xuất.

▪ Tư bản là nhân tố SX được sản xuất ra (tư bản biểu thị yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất mà trước đó từng là sản lượng của quá trình sản xuất khác).

▪ Tư bản hiện vật được tăng thêm khi chi tiêu đầu tư tăng
Nhân tố quyết định đến năng suất

❖ Vốn nhân lực


▪ Vốn nhân lực phản ánh những tri thức và kỹ năng người lao động thu được thông qua giáo
dục và kinh nghiệm.
▪ Kĩ năng, kiến thức, sức khỏe và năng lực làm việc của công nhân, quản lí doanh nghiệp
▪ Vốn nhân lực được tích lũy thông qua giáo dục, đào tạo, học việc, phát triển kĩ năng và
đầu tư vào sức khỏe + nhập cư tay nghề

❖Vốn nhân lực khác với Lao động: số người trong lực lượng lao động.
Tăng giảm do các yếu tố sau:
▪ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
▪ Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng trưởng dân số
▪ Tỷ lệ nhập cư
Nhân tố quyết định đến năng suất

❖ Tri thức công nghệ


▪ Là những hiểu biết của xã hội về cách thức tốt nhất để sản xuất ra hàng
hóa và dịch vụ
▪ Phát kiến của con người về các phương thức quản lý và sản xuất mới làm
nâng cao năng suất (làm cuốn sách dày hơn và hữu ích hơn)
▪ Đây là yếu tố quyết định đến mức năng suất cao và cả mức tăng trưởng
cao của năng suất.
▪ Phân biệt tri thức công nghệ (cuốn sách) và vốn nhân lực (lượng thời gian
bỏ ra để đọc nó)
Qui luật sinh lợi giảm dần

❖Tài nguyên thiên nhiên, lao động và vốn tư bản đều có hạn
chế khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì:
▪ Nhiều tài nguyên thiên nhiên sẽ được tiêu thụ vĩnh viễn

▪ Chỉ tăng số lao động sẽ không làm tăng năng suất lao động

▪ Khi lên tục tăng vốn tư bản thì năng suất tăng thêm sẽ giảm dần theo qui
mô (qui luật sinh lợi giảm dần)
Qui luật sinh lợi giảm dần

❖ Khi trữ lượng vốn tư bản tăng lên, sản


lượng tăng thêm (do tăng thêm 1 đơn vị
vốn) sẽ giảm dần

❖ Khi những người công nhân đã có đủ số


lượng vốn để tại ra hàng hóa và dịch vụ,
thì việc tăng thêm một đơn vị vốn sẽ chỉ
làm năng suất lao động của họ tăng thêm
một ít

❖ Để khắc phục điều này ta phải tăng năng


suất trên mỗi một đơn vị vốn

https://www.youtube.com/watch?v=SljsIacQDbc
Hiệu ứng đuổi kịp

❖Đối với các nước nghèo, với điểm xuất phát thấp, khi vốn tư
bản tăng sẽ đạt được tăng trưởng nhang hơn so với các nước
đã có thặng dư về vốn tư bản (trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi)
Vai trò của khoa học công nghệ

Y = A f (N, K, L, H)

❖Khoa học công nghệ cho phép cũng ta đạt được sản lượng
cao hơn từ những nguồn lực có sẵn

❖Công nghệ không bị hạn chế bởi qui luật lợi suất giảm dần
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

❖Các chính sách làm gia tăng các nhân tố tư bản hiện
vật (k), vốn nhân lực (h), tài nguyên (n), và tiến bộ
công nghệ (A) sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư


❖ Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế tỏ ra khăng khít
▪ Tư bản là nhân tố sản xuất được sản xuất ra nên có thể làm thay đổi khối lượng tư bản.
▪ Đầu tư làm gia tăng tư bản hiện vật, tăng tiến bộ công nghệ thông qua nghiên cứu triển
khai, và do đó làm tăng năng suất.
▪ Năng suất gia tăng làm tăng mức tiêu dùng và tiết kiệm, qua đó làm tăng mức đầu tư.
▪ Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm (đầu tư cho tư bản) dẫn tới năng suất và thu nhập cao hơn
nhưng không làm cho các biến số này tăng nhanh hơn.
Tăng trưởng kinh tế và đầu tư
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư nước ngoài: thu hút nhằm tăng đầu tư tư bản cho nền
kinh tế
❖ Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)

▪ Người nước ngoài trực tiếp quản lý hoạt động sử dụng vốn

▪ Phổ biến ở các nước đang phát triển và phát triển


❖ Đầu tư nước ngoài gián tiếp (FPI)

▪ Người nước ngoài tài trợ vốn và người trong nước quản lý vốn

▪ Ít phổ biến ở các nước có hệ thống tài chính yếu kém, đặc biệt phát triển tại các
quốc gia phát triển.

❖ Những lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI của Việt Nam là gì?
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Giáo dục:
❖ Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư vào vốn nhân
lực, giúp tăng năng
suất, cải thiện tăng
trưởng kinh tế
❖ https://ourworldindata.o
rg/grapher/share-of-
education-in-
government-
expenditure

Số %GDP chi cho giáo dục của các nước 2010


Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chính sách thương mại tự do

❖ Thương mại tự do giúp các nền kinh tế tiếp cận được các nguồn lực của
thế giới và phát triển hiệu quả hơn.

❖ Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo


▪ Mỗi nước sản xuất hàng hóa mà nước đó có lợi thế so sánh (chi phí cơ hội nhỏ hơn)
rồi trao đổi với nhau sẽ mở rộng giới hạn tiêu dùng của cả hai quốc gia so với khi mỗi
quốc gia tự sản xuất và tiêu dùng.
Ví dụ: Lợi thế so sánh của Ricardo

❖ Mỹ sản xuất 1 giờ được 10 áo hoặc 3 máy tính


❖ Việt Nam sản xuất 1 giờ được 6 áo hoặc 1 máy tính.
→ Việt Nam nên sản xuất áo (chi phí cơ hội là 1/6 máy tính) và Mỹ nên sản
xuất máy tính (chi phí cơ hội là 10/3 áo).
❖ Sau 1 giờ, Mỹ sản xuất 3 máy tính còn Việt Nam sản xuất 6 chiếc áo.
❖ Hai nước trao đổi theo tỷ lệ 1 máy tính: 5 áo
▪ VN có 1 máy tính và 1 áo sau 1 giờ > 1 máy tính (khi chưa có thương mại)
▪ Mỹ có 2 máy tính và 5 áo sau 1 giờ > 1.5 máy tính và 5 áo (chưa có TM)s
❖ Cả hai nước đều có lợi hơn từ thương mại.
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

❖ Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ:


▪ chỉ khả năng của con người trong việc thực thi quyền của mình đối với nguồn lực
mà họ sở hữu
▪ Quyền sở hữu trí tuệ cần được đảm bảo để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
❖ Đảm bảo ổn định chính trị:
▪ Để đảm bảo quyền sở hữu tài sản của các nhà đầu tư, sản xuất
❖ Kiểm soát tốc độ tăng dân số
▪ Dân số tăng nhanh khiến việc trang bị tư bản hiện vật cho mỗi công nhân hạn chế
▪ Dân số tăng nhanh gây sức ép cho giáo dục
❖ Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D):
▪ Tiến bộ công nghệ giúp cải thiện mức sống và năng lực sản xuất → nên khuyến
khích các hoạt động R&D thông qua chính sách trợ cấp, bảo hộ, hỗ trợ các hoạt
động này

You might also like