You are on page 1of 58

CHƯƠNG III.

SẢN XUẤT VÀ TĂNG


TRƯỞNG
 I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN
TOÀN THẾ GIỚI
 II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU
TỐ QUYẾT ĐỊNH
 III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG.

9/6/2020 1
 Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:
 Xem xét dữ liệu quốc tế về GDP thực bình
quân đầu người. Từ đó cho thấy ảnh hưởng
của sự thay đổi về tăng trưởng GDP đến mức
sống.
 Vai trò của năng suất lao động quyết định mức
sống của một quốc gia. Những yếu tố quyết
định năng suất.
 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và các
chính sách kinh tế của một quốc gia

9/6/2020 2
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
 GDP thực bình quân đầu người phản ánh
 Chất lượng cuộc sống của người dân ở các quốc
gia
 Khác nhau rất lớn giữa các nước.
 Ví dụ GDP thực bình quân đầu người ở Mỹ gấp 8
lần thu nhập đầu người ở Trung Quốc và khoảng
16 lần ở Ấn Độ .
 Thu nhập của 1 công dân Ân Độ năm 2008 thấp
hơn thu nhập thực của công dân Anh năm 1870.

9/6/2020 3
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
 Thu nhập của một công dân Bangladesh năm
2008 chỉ bằng 1/3 thu nhập của công dân Mỹ
của một thế kỷ trước.

9/6/2020 4
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
 Tốc độ tăng trưởng đo lường tỷ lệ phần trăm
GDP thực bình quân đầu người tăng trong một
năm. (tăng trưởng liên hoàn)
 Nếu xét trong một giai đoạn thì đó là tốc độ
tăng trưởng trung bình của GDP thực bình
quân đầu người.(tăng trưởng trung bình)

9/6/2020 5
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
• Các chỉ tiêu so sánh
quốc tế.
• Tốc độ tăng trưởng
Yt  Yt  1
liên hoàn. g *100
Yt  1
• Tốc độ tăng trưởng
bình quân hằng năm
Yt
g ( t 1  1) *100
Y1

9/6/2020 12
Bảng 1 Kinh nghiệm về tăng trưởng rất khác nhau

9/6/2020 7
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN
TOÀN THẾ GIỚI
 Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng 1,8% một năm
có nghĩa là trong suốt 138 năm, mỗi năm tăng
trưởng GDP thực bình quân đầu người là
1,8%, bỏ qua những dao động trong ngắn hạn
xung quanh xu hướng dài hạn

9/6/2020 8
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
 Hơn một thế kỷ trước, thu nhập bình quân đầu
người của Nhật Bản chỉ cao hơn một chút so
với Mexico, và đứng sau Argentina.
 Tuy nhiên với sự tăng trưởng thần kỳ Nhật
Bản bây giờ trở thành một cường quốc kinh tế
với thu nhập bình quân gấp 2lần Mexico và
Argentina và tương đương với Đức, Canada,
Anh

9/6/2020 9
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
 Vì khác biệt về tốc độ tăng trưởng cho nên
việc xếp hạng các quốc gia theo thu nhập đang
thay đổi theo thời gian.
 Qua dữ liệu này cho thấy các quốc gia giàu
nhất cũng không đảm bảo chắc chắn tiếp tục
là quốc gia giàu nhất, còn các quốc gia nghèo
đói cũng không cam chịu mãi mãi là quốc gia
nghèo đói.

9/6/2020 10
Quiz
Click the Quiz button to edit this object

9/6/2020 11
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
1. Tại sao năng suất là rất quan trọng.
 Năng suất lao động là số lượng hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn vị lao động sử
dụng trong mỗi đơn vị thời gian.
 Năng suất lao động là yếu tố quyết định mức
sống và tăng năng suất là yếu tố quyết định chủ
yếu tăng trưởng của mức sống.( sản phẩm tạo ra
nhiều hơn để thỏa mãn đầy đủ hơn nhu cầu, hoặc
dành ít thời gian để sản xuất sản phẩm này và
dành thêm thời gian để sản xuất các sản phẩm
khác )
9/6/2020 12
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
 Người dân của quốc gia nào có năng suất cao
hơn thì họ sẽ có mức sống cao hơn.( So sánh
NSLĐ giữa Mỹ và Nigeria, giữa Nhật và Việt
Nam)

9/6/2020 13
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
 Thứ 1: Vốn vật chất.
 Trữ lượng MMTB và nhà xưởng
 Được sử dụng đề sản xuất ra HH&DV
 Nhiều máy móc hơn cho phép người lao động tạo ra
sản phẩm nhanh hơn và chính xác hơn.
 Vốn, lao động và các yếu tố khác được gọi là yếu tố
sản xuất. Vốn là yếu tố sản xuất được sử dụng để sản
xuất ra tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ, trong đó
có cả vốn.

9/6/2020 14
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
 Thứ 2: Vốn nhân lực
 Kiến thức và kỹ năng mà những người lao
động. Kiến thức và kỹ năng này có được
thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm
tích lũy trong lao động
 Kỹ năng của người lao động được tích lũy
trong các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học,
đại học và các chương trình huấn luyện nghề
nghiệp.

9/6/2020 15
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
 Vốn nhân lực khác với vốn vật chất là vốn
vật chất tồn tại hữu hình còn vốn nhân lực thì
vô hình
 Vốn nhân lực giống vốn vật chất là được sản
xuất ra từ quá trình sản xuất. Qúa trình sản
xuất vốn nhân lực gồm có gv, tài liệu, sách,
thư viện, thời gian của sinh viên. Sinh viên
đóng vai trò của công nhân trong quá trình sản
xuất vốn nhân lực

9/6/2020 16
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
 Thứ 3: Tài nguyên thiên nhiên:
 Tài nguyên thiên nhiên là các yếu tố đầu vào
của sản xuất được cung cấp bởi tự nhiên như
đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản.
 Tài nguyên thiên nhiên có 2 dạng
- Dạng tái tạo
- Dạng không tái tạo

9/6/2020 17
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
 Mặc dù tài nguyên thiên nhiên là quan trọng,
nhưng nó không phải là yếu tố quyết định cho
một nền kinh tế đạt năng suất cao trong việc
sản xuất ra hàng hóa.
 (Nhật Bản nhập tài nguyên và sản xuất ra hàng
hóa cho những nước giàu tài nguyên.)

9/6/2020 18
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
 Thứ 4: Kiến thức công nghệ:
 Đó là sự hiểu biết của xã hội về cách thức tốt
nhất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
 Kiến thức công nghệ có nhiều hình thức
- Một số công nghệ là kiến thức phổ biến, sau khi
một người dùng nó, người khác cũng có thể tiếp
nhận nó.(dây chuyền sản xuất xe hơi của hãng
Ford)
- Một số công nghệ khác là độc quyền nó chỉ được
biết bởi công ty khám phá ra nó.(công ty Coca
Cola)
9/6/2020 19
II. NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
 Có sự khác biệt giữa kiến thức công nghệ và vốn
nhân lực.
- Kiến thức công nghệ đề cập đến sự hiểu biết của xã
hội đối với sự vận động của thế giới.
- Vốn nhân lực là nguồn lực được sử dụng để truyền
đạt sự hiểu biết đến người lao động.
- (Kiến thức công nghệ như là chất lượng của quyển
sách, còn vốn nhân lực là lượng thời gian để đọc
quyển sách.)

9/6/2020 20
Nguồn lực tự nhiên có là giới hạn đối với tăng trưởng?
(tham khảo)
 Lập luận
 Những nguồn lực tự nhiên - cuối cùng cũng sẽ giới
hạn các nền kinh tế trên thế giới có thể tăng trưởng
bao nhiêu
• Cung các nguồn lực tự nhiên không thể tái sinh
có hạn - sẽ cạn kiệt
• Ngừng tăng trưởng kinh tế
• Buộc chất lượng cuộc sống giảm

9/6/2020 21
Nguồn lực tự nhiên có là giới hạn đối với tăng trưởng?
 Tiến bộ công nghệ
– Thường đạt được những phương cách để ngăn chặn
các giới hạn này
• Sử dụng các nguồn lực tự nhiên được cải thiện
theo thời gian
• Tái sử dụng
• Vật liệu mới
 Các nỗ lực này có đủ để cho phép tăng trưởng kinh tế
tiếp tục?

9/6/2020 22
Nguồn lực tự nhiên có là giới hạn đối với tăng trưởng?
 Giá của các nguồn lực tự nhiên
– Sữ khan hiếm - được phản ánh bởi giá thị trường
– Giá của các nguồn lực tự nhiên
• Biến động đáng kể trong ngắn hạn
• Ổn định hay giảm – trong khoảng thời gian dài
– Khả năng của chúng ta duy trì các nguồn lực này
• Đang tăng nhanh hơn là nguồn cung của các
nguồn lực này đang thoái hóa

9/6/2020 23
Quiz
Click the Quiz button to edit this object

9/6/2020 24
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 1. Tiết kiệm và đầu tư.
 Vốn là yếu tố được tạo ra từ quá trình sản xuất và xã
hội có thể thay đổi được số lượng vốn mà mình có.
 Số lượng vốn càng tăng thì có thể sản xuất ra nhiều
hàng hóa.
 Do đó để nâng cao năng suất trong tương lai thì phải
đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào quá trình sản
xuất vốn.

9/6/2020 25
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Do nguồn lực là khan hiếm, đem nhiều nguồn
lực để tạo ra vốn yêu cầu phải giảm bớt nguồn
lực để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho tiêu
dùng hiện tại.
 Nghĩa là xã hội đó phải tiêu dùng ít đi và tiết
kiệm nhiều hơn từ khoản thu nhập hiện tại để
đầu tư sản xuất vốn

9/6/2020 26
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Sự tăng trưởng đòi hỏi xã hội phải hy sinh tiêu
dùng hiện tại để có thể thụ hưởng tiêu dùng cao
hơn trong tương lai.
 Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư là một biện
pháp để chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng
trong dài hạn giúp cải thiện mức sống của nền
kinh tế.

9/6/2020 27
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 2. Sinh lợi giảm dần.
 Vốn chịu sự chi phối của quy luật sinh lợi giảm
dần:
 Khi trữ lượng vốn tăng lên, sản lượng tăng thêm
do sử dụng thêm một đơn vị vốn sẽ giảm dần.

9/6/2020 28
Hình 1 Biểu diễn hàm sản xuất
Sản lượng/
công nhân
1

Vốn/công nhân

29
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Khi số lượng vốn được sử dụng nhiều hơn thì
các lợi ích từ vốn tăng thêm sẽ trở nên nhỏ hơn
theo thời gian và do đó tăng trưởng giảm
xuống.
 Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến
mức năng suất và thu nhập cao hơn nhưng
không cao hơn tăng trưởng của các biến này.

9/6/2020 30
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Hiệu ứng đuổi kịp (Catch-up effect).
Cùng một tỷ lệ phần trăm của GDP dành cho đầu tư
– Các quốc gia khởi đầu còn nghèo
– Có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia
khởi đầu giàu
 Các nước nghèo
– Năng suất thấp
– Ngay cả một lượng nhỏ đầu tư vốn
 Tăng năng suất của người lao động đáng kể

9/6/2020 31
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Các nước giàu
- Năng suất cao
- Đầu tư vốn tăng thêm
- Tác động nhỏ đối với năng suất
Ví dụ.Từ năm 1960 đến 1990, Hoa Kỳ và Hàn
Quốc dành tỷ lệ phần trăm như nhau cho đầu
tư. Tuy nhiên theo thời gian Hoa Kỳ chỉ tăng
trưởng trung bình 2%, trong khi Hàn Quốc
tăng trưởng 6% mỗi năm.
9/6/2020 32
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 3. Đầu tư từ nước ngoài.
 Đầu tư từ nước ngoài là một cách khác để quốc gia
tăng đầu tư vốn mới.
 Khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt
động bởi tổ chức nước ngoài được gọi là đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
 Khoản vốn đầu tư được tài trợ bởi tiền ở nước ngoài
nhưng được điều hành bởi người trong nước được
gọi là đầu tư gián tiếp.

9/6/2020 33
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Lợi ích từ đầu tư
 Mặc dù một số lợi ích từ dòng vốn đầu tư này sẽ
quay trở lại các chủ sở hữu vốn nước ngoài nhưng
đầu tư nước ngoài sẽ:
– Tăng trữ lượng vốn của nền kinh tế
– Năng suất cao hơn
– Tiền lương cao hơn
– Học hỏi công nghệ tiến bộ của các quốc giàu.
Do đó Chính phủ nên khuyến khích đầu tư nước ngoài và
tháo gỡ những rào cản làm hạn chế đầu tư nước ngoài.
9/6/2020 34
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 4. Giaó dục.
 Đầu tư cho giáo dục là đầu tư vốn nhân lực,
cũng quan trọng như đầu tư vào vốn vật chất.
 Những nước kém phát triển nơi mà vốn nhân
lực khan hiếm khoảng cách giữa tiền lương
của người lao động có học và lao động không
học rất lớn

9/6/2020 35
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
• Khi những người lao động được học tập thì họ
phải từ bỏ khoản tiền lương mà họ đáng lẽ
kiếm được khi họ tham gia lực lượng lao động.
• Đầu tư vốn nhân lực ảnh hưởng lớn đến tăng
trưởng vì đầu tư vốn nhân lực tạo nên các
ngoại tác tích cực
• Ngoại tác là ảnh hưởng hành động của một
người lên lợi ích của người xung quanh

9/6/2020 36
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG

 Ví dụ một người có học thức tạo ra cách thức tốt


nhất để sản xuất sản phẩm. Nếu những sáng kiến
này đưa vào kho kiến thức chung của xã hội mà
mọi người có thể sử dụng chúng thì các sáng kiến
này chính là ngoại tác tích cực của giáo dục

9/6/2020 37
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Sinh lợi của giáo dục mang lại cho xã hội một
số trường hợp lớn hơn rất nhiều sinh lợi đối
với cá nhân.Vì vậy đó là lý do để trợ cấp nhiều
cho đầu tư vốn nhân lực (giáo dục công)
 Chảy máu chất xám là sự di cư của những
người lao động có trình độ học vấn cao nhất
sang các quốc gia giàu, nơi mà những người
lao động này tận hưởng mức sống cao hơn.

9/6/2020 38
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Nếu đầu tư vốn nhân lực có những ngoại tác
tích cực thì chảy máu chất xám khiến cho
những người lao động có trình độ cao có động
cơ rời bỏ đất nước và đất nước càng trở nên
ngheò hơn.

9/6/2020 39
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 5. Sức khỏe và dinh dưỡng.
 Các khoản chi tiêu để làm cho dân số khỏe
mạnh hơn cũng là một cách đầu tư vào vốn
nhân lực.
 Với các yếu tố khác không đổi, những người
lao động khỏe mạnh sẽ có năng suất lao động
cao hơn. Muốn vậy cần chú ý chế độ dinh
dưỡng đối với người lao động.

9/6/2020 40
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Ngoài ra các nghiên cứu còn tìm ra mối quan hệ
giữa chiều cao và tiền lương.
 Những lao động cao hơn có năng suất lao động
cao hơn và do đó có tiền lương cao hơn
 Ví dụ ở Anh từ 1775-1975 lượng calo hấp thụ
bình quân tăng 26% và chiều cao tăng thêm 3,6
inch. Ở Hàn Quốc từ 1962 – 1995 lượng calo tiêu
thụ tăng thêm 4% và chiều cao tăng thêm 2 inch

9/6/2020 41
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Đầu tư đúng cho sức khỏe của dân số
 Tăng năng suất
 Tăng chất lượng cuộc sống
 Xu hướng lịch sử: Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn cần
 Sức khỏe được cải thiện từ dinh dưỡng tốt hơn
- Lao động cao hơn – tiền lương cao hơn – năng suất
tốt hơn

9/6/2020 42
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Vòng lẩn quẩn ở các nước nghèo
 Nước nghèo thì
 dân số của họ không khỏe mạnh vì họ
nghèo và không thể trang trải cho dinh
dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt hơn –
năng suất lao đông thấp – sản lượng tạo
ra thấp – nghèo đói

9/6/2020 43
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 6. Quyền sở hữu và ổn định chính trị.
 Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế còn phải
bảo vệ quyền sở hữu và ổn định chính trị
 Quyền sở hữu đề cập đến khả năng của người
dân thực hiện các quyền đối với nguồn lực mà
họ sở hữu..

9/6/2020 44
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Thông qua hệ thống tư pháp hình sự, các tòa
án ngăn cản hành vi trộm cắp trực tiếp.
 Thông qua hệ thống tư pháp dân sự, các tòa án
bảo đảm người mua và người bán thực hiện
những hợp đồng của họ.

9/6/2020 45
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Những nước kém phát triển thường thiếu quyền
sở hữu. Hệ thống tư pháp không vận hành tốt dẫn
đến
 Trục trặc lớn
 Các hợp đồng khó mà trở nên có hiệu lực
 Gian lận không bị trừng phạt

9/6/2020 46
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Ổn định chính trị
 Một sự đe dọa đối với quyền sở hữu là các cuộc
Cách mạng và đảo chính
 Chính phủ cách mạng có thể tịch thu vốn của các
nhà kinh doanh
 Các nhà đầu tư trong nước ít động cơ để tiết kiệm,
đầu tư và bắt đầu công việc kinh doanh mới
 Người nước ngoài ít động cơ để đầu tư

9/6/2020 47
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 7. Thương mại tự do.
 Các nước nghèo nhất cố gắng đạt tăng trưởng kinhtế
nhanh hơn bằng việc thực hiện chính sách hướng
nội.
- Hạn chế giao thương với phần còn lại của thế giới.
- Các ngành công nghiệp trong nước đòi hỏi được
bảo hộ trước sự cạnh tranh của nước ngoài.(áp thuế,
và các hàng rào ngoại thương khác..)
- Tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế
(Argentina thực hiện chính sách hướng nội suốt thế kỷ
20)
9/6/2020 48
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Các chính sách hướng ngoại
 Gíup nền kinh tế các nước hội nhập vào nền
kinh tế thế giới
 Thương mại quốc tế có thể cải thiện phúc lợi
kinh tế của người dân quốc gia đó
 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như khi có tiến
bộ công nghệ

9/6/2020 49
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Khối lượng giao thương của một quốc gia được quyết
định bởi:
 Chính sách của chính phủ
 Vị trí địa lý
- Những quốc gia có nhiều cảng biển tự nhiên thì ngoại
thương dễ dàng hơn (Hàn quốc, Đài Loan, Singapore)
- Những quốc gia ở sâu trong đất liền thì ngoại thương
khó khăn hơn họ thường có mức thu nhập thấp hơn so
với các quốc gia dễ dàng tiếp cận đường thủy.(Châu
Phi)

9/6/2020 50
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 8. Nghiên cứu và phát triển.
 Kiến thức là hàng hóa công:
- Khi một người khám phá ra một ý tưởng, ý
tưởng đó được đưa vào kiến thức chung của
nhân loại và những người khác được sử dụng
miễn phí
- Chính phủ có vai trò trong việc khuyến khích
nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.

9/6/2020 51
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Chính phủ có nhiều cách khuyến khích hoạt
động nghiên cứu và phát triển
- Tài trợ cho các dự án nghiên cứu tìm kiếm
phương pháp sản xuất mới có hiệu quả hơn
- Tài trợ cho các quỹ nghiên cứu khoa học quốc
gia.
- Cắt giảm thuế cho các công ty tham gia
nghiên cứu và phát triển

9/6/2020 52
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
- Chính phủ cấp bằng phát minh. Người có bằng
phát minh được quyền khai thác sản phẩm
trong khoảng thời gian nhất định.
.

9/6/2020 53
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 9. Tăng trưởng dân số.
 Dân số lớn
 Nhiều lao động hơn để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Tổng sản lượng hàng hóa và dịch
vụ lớn hơn
 Nhiều người tiêu dùng hơn.

9/6/2020 54
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 Tăng trưởng dân số còn có mối quan hệ với các yếu tố
khác
a.Dàn trải tài nguyên thiên nhiên.
 Malthus cho rằng sự gia tăng liên tục của dân số sẽ làm
căng thẳng khả năng của xã hội trong việc nuôi sống bản
thân. Kết quả là nhân loại sống trong cảnh nghèo đói mãi
mãi.
 Dự đoán của Malthus đã không xảy ra là vì mặc dù dân số
thế giới tăng gấp 6 lần so với 2 thế kỷ trước đó, nhưng
mức sống trên thế giới cao hơn mức trung bình rất nhiều,
đó là do tăng trưởng kinh tế .

9/6/2020 55
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 b. Dàn mỏng trữ lượng vốn
 Tăng trưởng dân số cao
• trữ lượng vốn dàn trải mỏng hơn, mỗi công nhân
được trang bị vốn ít hơn.
• Khối lượng vốn trên mỗi công nhân thấp hơn nên
năng suất mỗi công nhân thấp hơn
• GDP bình quân đầu người thấp hơn.

9/6/2020 56
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG
 c. Thúc đẩy tiến bộ công nghệ.
 Một số nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng dân
số là cổ máy của tiến bộ công nghệ và sự phồn
thịnh kinh tế:
 Nếu như có nhiều người hơn sẽ có nhiều nhà
khoa học hơn, nhiều nhà phát minh hơn,
nhiều kỹ sư hơn, đem lại lợi ích cho mọi
người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

9/6/2020 57
Quiz
Click the Quiz button to edit this object

9/6/2020 58

You might also like