You are on page 1of 12

VIETTEL

I. Tóm tắt điển cứu


Điển cứu đề cập đến sự trỗi dậy của các tập đoàn viễn thông mới
nổi từ các nước đang phát triển, lấy ví dụ về Viettel - một công ty viễn
thông của Việt Nam.
Mặc dù là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 Đông Nam Á,
Philippines vẫn chỉ cung cấp internet cho 1/5 hộ gia đình. Tình trạng
tương tự cũng xảy ra ở Anh và Haiti. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Natcom
- liên doanh mạng di động của Viettel tại Haiti đã mang đến sự thay đổi
tích cực. Haiti hiện sở hữu hệ thống cáp quang lớn nhất vùng Caribbean,
hạ tầng viễn thông dài 5.000km và lượng người đăng ký tăng 15%. Nhờ
vậy, chi phí viễn thông giảm 20%, nhiều người dân được tiếp cận viễn
thông di động hơn và hơn 100.000 việc làm được tạo ra.
Viettel không chỉ hoạt động kinh doanh mà còn chú trọng trách
nhiệm xã hội, đóng góp tích cực cho các quốc gia nơi họ hoạt động.
Chiến lược của Viettel tập trung vào chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách
hàng và hạ tầng mạng lưới. Mục tiêu của họ là trở thành nhà cung cấp
hàng đầu về hạ tầng mạng và lượng người đăng ký tại các quốc gia họ
tham gia. Viettel tin rằng viễn thông là một nhu cầu thiết yếu, đóng vai
trò quan trọng trong việc thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn ở mọi quốc gia.
II. Thảo luận về mô hình kinh doanh quốc tế của Viettel?
1. Sử dụng khung PESTEL, phân tích bối cảnh thị trường trong nước
và quốc tế dẫn đến chiến lược quốc tế hóa của Viettel?

Thị trường Việt Nam Haiti


Chính trị -Việt Nam có nền chính trị ổn -Sáng kiến của chính phủ đóng vai
(Political) định, đảm bảo an ninh cho hoạt trò quan trọng trong sự phát triển
động đầu tư và phát triển kinh của doanh nghiệp.
doanh của mọi doanh nghiệp. Haiti có nền chính trị không ổn
-Viettel được ưu ái từ Chính phủ định, thường xuyên xảy ra tình
Việt Nam khi hoạt động như một trạng bạo lực và mất an ninh Điều
Tập đoàn Viễn thông Quân đội này có thể tạo ra rủi ro cho các
dưới sự bảo lãnh của Bộ Quốc doanh nghiệp hoạt động tại đây.
Phòng.
- Quá trình hội nhập của Việt
Nam, phạm vi từ khu vực
(ASEAN) đến liên khu vực
(APEC, ASEM) và tới toàn cầu
(UN, WTO) mở ra cho Viettel
nhiều cơ hội để mở rộng xu
hướng đối ngoại, hội nhập kinh
tế thế giới cũng như tham gia
vào thị trường toàn cầu. Tính
đến cuối năm 2020, Việt Nam đã
tham gia 16 Hiệp định khu vực
thương mại tự do (FTA), trong
đó có 12 FTA có hiệu lực, 1 FTA
chuẩn bị có hiệu lực và 3 FTA
đang đàm phán. Việt Nam được
hưởng nhiều ưu đãi như giảm
các rào cản thuế quan và phi
thuế quan; không chịu thuế
chống bán phá giá;...

Kinh tế Sự thăng trầm của nền kinh tế -Haiti thuộc số những quốc gia
(Economical) Việt Nam ảnh hưởng đến tăng nghèo nhất thế giới. Năm 2021,
trưởng của doanh nghiệp. Ngành Haiti có GNI bình quân đầu người
điện tử viễn thông cũng chịu là 1.420 USD, thấp nhất trong khu
nhiều tác động từ biến động của vực LAC
nền kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế → Nền kinh tế yếu kém có thể ảnh
Việt Nam phục hồi mạnh mẽ hưởng đến sức mua của khách hàng
trong nửa đầu năm 2022. Sau và làm giảm tiềm năng tăng trưởng
đợt giãn cách xã hội quý của Viettel.
III/2021, nền kinh tế bật tăng trở Nước này đang dần cải thiện cơ sở
lại, tăng trưởng 5,2% trong quý hạ tầng cho các ngành công nghiệp
IV/2021 và 6,4% trong nửa đầu quy mô nhỏ, điều này có thể giúp
năm 2022. Kinh tế dần phục hồi quốc gia tăng GDP.
và phát triển trở lại khiến cho
nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn
thông cũng được tăng theo.
Xã hội Dân số hiện tại của Việt Nam là - Dân số có trình độ học vấn thấp,
( Social) 99.859.848 người vào ngày số lượng lao động có kinh nghiệm
21/09/2023 theo số liệu mới nhất hoặc có trình độ học vấn ít.
từ Liên Hợp Quốc. Dân số đông - Các yếu tố xã hội như giáo dục và
với mật độ dân số cao cùng sự sức khỏe ở Haiti thường gặp
trẻ hóa dân số hiện nay tạo một nhiều khó khăn, điều này có thể ảnh
thị trường đầy tiềm năng cho hưởng đến phát triển dịch vụ viễn
Viettel. thông và kế hoạch marketing của
Nhu cầu về dịch vụ viễn thông Viettel.
đang gia tăng, đặc biệt trong
việc truy cập internet và dịch vụ
di động. Nhóm sinh viên và giới
trẻ có nhu cầu sử dụng dịch vụ
Internet để trao đổi thông tin,
học tập và làm việc rất lớn.
Các thành phần lao động chủ
chốt như doanh nhân, công nhân,
nhân viên công ty, công chức…
tất cả đều có nhu cầu liên lạc và
sử dụng dịch vụ của Viettel.

Công nghệ -Công nghệ 5G và IoT (Internet - Việc tiếp tục cập nhật công nghệ
(Technological) of Things) đang trở thành xu tại các nhà máy, đơn vị sản xuất là
hướng quan trọng. rất quan trọng.
- Viettel đã và đang áp dụng linh Việc phát triển hạ tầng viễn thông
hoạt các công nghệ mới nhằm và công nghệ thông tin tại Haiti có
cải thiện hiệu suất hoạt động, tiết thể tạo cơ hội cho Viettel mở rộng
kiệm chi phí và nâng tầm chất hoạt động của mình và cung cấp
lượng dịch vụ. dịch vụ mới.

Môi trường Việc quản lý môi trường và phát -Haiti thường xuyên hứng chịu
(Environmental) triển bền vững ngày càng được thiên tai nên việc thành lập nhà máy
xem trọng. và cửa hàng gặp nhiều khó
→ Đòi hỏi Viettel cần tuân thủ khăn.
các quy định về bảo vệ môi Đất nước này đã trải qua sự suy
trường và thải độc hại từ các giảm đột ngột về mật độ rừng và
thiết bị điện tử. biến đổi khí hậu.

Pháp luật - Hệ thống pháp luật ngày càng -Cần có luật để nâng cao tỷ lệ biết
( Legal) được hoàn thiện tạo điều kiện chữ.
cho Viettel môi trường. - Phải tuân thủ các quy định và luật
thuận lợi để kinh doanh. pháp địa phương tại Haiti khi hoạt
- Công ty phải tuân thủ các quy động kinh doanh tại đây, điều này
định về giấy phép kinh doanh và có thể ảnh hưởng đến chiến lược
bảo vệ người tiêu dùng. phát triển của Viettel.
2. Lý do gia nhập thị trường quốc tế của Viettel là gì?

3. Đến năm 2018, Viettel có 30.000 nhân viên tại 11 thị trường quốc tế
và 3 thị trường lục địa. Đâu là loại hình tổ chức nào của Viettel:
MNE, Micro-MNE, SME, Born-Global, Born- Again Global,
Born-Regional, hay loại hình khác?

Viettel được xếp vào loại hình doanh nghiệp là tập đoàn đa quốc gia
(MNE). MNEs là các tập đoàn lớn hoạt động ở nhiều quốc gia và tham gia vào
các hoạt động kinh doanh quốc tế ở mức độ đáng kể. Với việc hoạt động trên 11
thị trường quốc tế và ba châu lục từ năm 2018, Viettel đáp ứng các tiêu chí của
một MNE.

Sự hiện diện rộng rãi, chiến lược thị trường đa dạng và cam kết về trách
nhiệm xã hội đã khiến Viettel trở thành một công ty nổi bật trong ngành viễn
thông toàn cầu khi mà từ năm 2019, Viettel đã trở thành một trong 15 công ty
viễn thông lớn nhất thế giới về số lượng khách hàng và top 40 doanh nghiệp
viễn thông lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.

4. Viettel đã sử dụng chiến lược nào để thâm nhập thị trường quốc tế?
● Chiến lược chọn lựa thị trường
Chia thị trường làm 3 loại để dễ dàng tiếp cận và xâm nhập:
+ Thị trường chưa phát triển (Độ phủ dân số 20%): Phạm vi thị
trường tại các quốc gia này hẹp, nên không có tiềm năng để phát
triển một cách bền vững.
+ Thị trường đang phát triển (Độ phủ dân số trên 50%): Các quốc gia
trong giai đoạn này hầu hết tập trung ở châu Phi với mức chỉ số
doanh thu trung bình trên một người dùng đem lại còn thấp. Bên
cạnh đó, dân số tại khu vực này có khoảng hơn 1 tỷ dân, vì vậy đây
là thị trường tiềm năng cho Viettel mở rộng hoạt động kinh doanh
quốc tế.
+ Thị trường đã bão hoà (Độ phủ dân số đạt tới 70-80%): Đây là các
nước tiên tiến. Đối với thị trường này, ngay cả cơ sở hạ tầng tại
những vùng nông thôn cũng đã được nhiều tập đoàn viễn thông lớn
bao phủ tới. Vậy nên, khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài
này của Viettel vào các quốc gia này gần như bằng 0.
● Chiến lược lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài:
Viettel tham gia vào đầu tư nước ngoài theo hai hình thức chính là liên
doanh và đầu tư Greenfield.
+ Liên doanh (Joint Venture)
Viettel liên kết, hợp tác cùng với các doanh nghiệp nước ngoài để
thành lập doanh nghiệp tại đó dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh của hai
bên tại thị trường nước ngoài. Cụ thể, ở một số nước như Haiti, Lào,
Mozambique… Viettel đã tiến hành liên doanh cùng một số doanh nghiệp
trong nước để có thể dễ dàng xâm nhập thị trường nội địa hơn.
Với sự hỗ trợ từ công ty thuộc nước sở tại, Viettel dễ dàng nắm bắt
được văn hóa riêng biệt, hành vi tiêu dùng của người dân, từ đó, tìm ra
cách thức tốt nhất để tiến hành hoạt động marketing, quảng bá dịch vụ
của mình và lấy được niềm tin của người dân, khiến họ tin tưởng sử dụng
dịch vụ của mình.

Dễ nhận thấy, đây là một trong những nước đi khôn ngoan của
Viettel, bởi lẽ tại các thị trường như Đông Timor hay Campuchia, Lào
Viettel nhanh chóng thu về lợi nhuận trong thời gian rất ngắn, đặc biệt, tại
Burundi, TNC này nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 trong lĩnh vực mạng
viễn thông trong vòng 7 tháng từ khi đưa vào hoạt động.
+ Đầu tư GI (Greenfield investment)
Đầu tư Greenfield là một hình thức đầu tư FDI được các doanh
nghiệp, trong đó có Viettel tiến hành ở một quốc gia khác, xây dựng các
hoạt động của mình ngay từ đầu. Ngoài việc xây dựng các cơ sở sản xuất
mới, các dự án này cũng có thể bao gồm việc xây dựng các trung tâm
phân phối mới, văn phòng và khu nhà ở.
Viettel đã tiến hành đầu tư greenfield tại Campuchia – quốc gia đầu
tiên mà doanh nghiệp này mở rộng kinh doanh. Thời điểm đó, khi Việt
Nam đang trong quá trình chuẩn bị để gia nhập vào WTO, nước ta rất cần
các cơ hội để mở rộng ra các thị trường nước ngoài. Đồng thời, tại
Campuchia – một trong các nước láng giềng, dịch vụ VoIP đang rơi vào
trạng thái độc quyền, chính vì vậy, chính phủ Campuchia cũng đã đồng ý
hỗ trợ rất nhiều cho Viettel khi họ đầu tư.

● Chiến lược định giá


Viettel chủ yếu thực hiện chiến lược chi phí thấp, giảm thiểu giá thành
sản phẩm nhằm kích thích nhu cầu mua của mọi đối tượng, đặc biệt là những
người tiêu dùng phổ thông và “bình dân”, giành thị phần cao hơn.
Nhờ chiến lược định giá phù hợp với từng quốc gia, Viettel đã tự tạo nên
được lợi thế cạnh tranh cho mình. Điển hình như chiến lược tính tiền cước gọi
theo giây được triển khai tại Campuchia giúp cho người dùng có thể tiết kiệm
tới 25% chi phí so với các nhà mạng tính tiền theo từng phút. Viettel là nhà
mạng duy nhất áp dụng cách tính tiền này.
Ngoài chiến lược chi phí thấp, Viettel còn ra mắt thêm nhiều dịch vụ cho
đối tượng có nhu cầu cũng như mức thu nhập cao và ổn định: Chủ yếu là dịch
vụ sử dụng di động trả sau. Đối tượng này thường được chăm sóc với những ưu
đãi đi kèm như các dịch vụ giá trị gia tăng, chính sách chọn số đẹp…

● Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài


Đối với phần lớn các doanh nghiệp, họ luôn mong muốn thu hồi vốn
nhanh nhất có thể tuy nhiên Viettel lại có suy nghĩ khác. Trong chiến lược thâm
nhập thị trường quốc tế, Viettel tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng trạm phát sóng, đường dây để phủ sóng rộng khắp cả nước, nhất là những
vùng xa xôi. Sau đó mới tính tới việc kinh doanh sinh lời.
Theo đó, chiến lược này bao gồm nhiệm vụ phủ sóng rộng toàn quốc,
đem tới chất lượng mạng vượt trội và kinh doanh phù hợp với từng địa phương.
Qua đó, đưa ra những chính sách bán hàng phù hợp để đưa dịch vụ tới tất cả
người dân.
● Chiến lược phân phối sản phẩm
Để có thể tiếp cận được với càng nhiều khách hàng mục tiêu tiềm năng
nhất Viettel đã cố gắng phát triển và xây dựng hệ thống kênh phân phối của
mình, đa dạng trên khắp toàn bộ lãnh thổ của thị trường nước ngoài, như hệ
thống đại lý ủy quyền, kênh bán lẻ (điểm bán), cửa hàng giao dịch trực tiếp đến
tận những vùng miền hẻo lánh, những vùng hệ thống viễn thông kém phát triển.

5. Viettel đã vượt qua những trở ngại liên quan đến môi trường quốc tế
như thế nào? Doanh nghiệp Việt rút ra bài học gì khi tham gia thị
trường toàn cầu?
Viettel đã triển khai các chiến lược khác nhau để vượt qua các rào cản
liên quan đến môi trường quốc tế:
- Thích nghi và địa phương hoá: Viettel nhận thức được tầm quan trọng của
việc thích nghi dịch vụ và chiến lược của mình để phù hợp với văn hóa,
kinh tế và quy định cụ thể của từng thị trường mục tiêu. Việc thích nghi
với điều kiện địa phương là rất quan trọng đối với sự thành công của
Viettel trên các thị trường quốc tế. Viettel tận dụng sự ủng hộ của chính
phủ các nước sở tại và nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều.
- Đối tác chiến lược: Hợp tác với đối tác địa phương, chính phủ hoặc nhà
đầu tư có thể tạo điều kiện cho việc tiếp cận thị trường, cung cấp thông
tin về thị trường địa phương và tận dụng mạng lưới hiện có.
- Xây dựng năng lực: Viettel cung cấp đào tạo và chuyển giao kiến thức
cho nhân viên địa phương, góp phần vào phát triển vốn nhân sự trong các
quốc gia mà họ hoạt động.
- Trách nhiệm xã hội: Viettel tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp, giải quyết nhu cầu cộng đồng và thúc đẩy tác động xã
hội tích cực trong các quốc gia mà họ hoạt động.

Những bài học mà các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm Viettel, đã rút ra
khi tiếp cận thị trường toàn cầu bao gồm:
- Thích nghi và địa phương hóa: Hiểu và thích nghi với điều kiện thị
trường địa phương, sở thích của người tiêu dùng và môi trường quy định
là rất quan trọng để thành công trên thị trường quốc tế.
- Đối tác chiến lược: Hợp tác với đối tác địa phương, chính phủ hoặc nhà
đầu tư có thể tạo điều kiện cho việc tiếp cận thị trường, cung cấp thông
tin về thị trường địa phương và tận dụng mạng lưới hiện có.
- Công nghệ và đổi mới: Xây dựng năng lực công nghệ và tận dụng sáng
tạo là rất quan trọng để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
- Tiếp cận theo hướng tập trung khách hàng: Ưu tiên sự hài lòng của khách
hàng, hiểu nhu cầu của khách hàng địa phương và cung cấp các giải pháp
tùy chỉnh là yếu tố quan trọng để có lợi thế cạnh tranh.
- Trách nhiệm xã hội: Tăng cường các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp có thể cải thiện uy tín của công ty, xây dựng lòng tin và đóng góp
vào phát triển bền vững trong các thị trường mục tiêu.

III. Hàm ý doanh nghiệp


4.1 Các loại Môi trường trong kinh doanh quốc tế (gắn với doanh nghiệp
(Viettel)
Môi trường Vi mô
1. Nhà cung cấp: Viettel có mối quan hệ hợp tác với nhiều nhà cung cấp
thiết bị viễn thông uy tín trên thế giới như Ericsson, Nokia, Huawei, ZTE
và nhiều nhà cung cấp nội địa như VNPT Technology, CMC Telecom.
Mối quan hệ với nhà cung cấp tương đối ổn định, đảm bảo nguồn cung
cấp thiết bị cho hoạt động kinh doanh của Viettel.
2. Khách hàng:Viettel có lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam với hơn 70
triệu thuê bao di động, 10 triệu thuê bao internet cáp quang và 5 triệu thuê
bao truyền hình. Khách hàng của Viettel đa dạng, bao gồm cả cá nhân và
doanh nghiệp. Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng tăng, là cơ
hội cho Viettel phát triển.
3. Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh chính của Viettel là VNPT,
MobiFone, Vinaphone đều có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm hoạt
động mạnh mẽ. Điều này cho thấy Viettel cần nâng cao chất lượng dịch
vụ để duy trì vị thế dẫn đầu thị trường.
4. Nhà môi giới: Viettel có hệ thống phân phối rộng khắp với hơn 200.000
điểm bán hàng trên toàn quốc cũng như hợp tác với các nhà bán lẻ lớn
như Thế Giới Di Động, FPT Shop để phân phối sản phẩm. Hệ thống phân
phối giúp Viettel tiếp cận khách hàng hiệu quả và tăng doanh thu bán
hàng.
5. Công chúng: Viettel luôn quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh đẹp trong
mắt công chúng bằng việc tham gia vào nhiều hoạt động xã hội như: hỗ
trợ người nghèo, xây dựng trường học, bệnh viện,... Những hoạt động này
giúp Viettel nâng cao uy tín và thương hiệu trong cộng đồng.

Môi trường Vĩ mô
1. Nhân tố kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, là
cơ hội cho Viettel phát triển thị trường viễn thông. Thu nhập bình quân
đầu người của Việt Nam đang tăng lên, giúp người dân có khả năng chi
trả cho các dịch vụ viễn thông cao cấp hơn. Chính phủ Việt Nam có nhiều
chính sách ưu đãi cho ngành viễn thông, tạo điều kiện thuận lợi cho
Viettel đầu tư và phát triển.
2. Nhân tố nhân khẩu: Dân số Việt Nam đang trẻ hóa, là thị trường tiềm
năng cho các dịch vụ viễn thông. Tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam
đang tăng nhanh, là cơ hội cho Viettel phát triển dịch vụ internet và giá trị
gia tăng.
3. Nhân tố xã hội: Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân Việt
Nam ngày càng tăng, đặc biệt là các dịch vụ di động và internet. Người
dân Việt Nam ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ và giá cả dịch
vụ viễn thông.
4. Nhân tố công nghệ: Ngành viễn thông đang có nhiều thay đổi về công
nghệ, như: 5G, AI, IoT. Viettel cần đầu tư vào công nghệ mới để duy trì
vị thế cạnh tranh trên thị trường.
5. Nhân tố chính trị - pháp lý: Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách và
quy định liên quan đến hoạt động của ngành viễn thông. Viettel cần tuân
thủ các chính sách và quy định này để hoạt động kinh doanh hiệu quả.

4.2 Tác động của môi trường đến doanh nghiệp (môi trường nào đến khía
cạnh hoạt động nào)
Trong nước:
Chính trị: Tình hình chính trị, an ninh ổn định của nước ta đảm bảo cho sự hoạt
động và phát triển của Viettel.Việc gia nhập WTO, là thành viên của Hội đồng
bảo an liên hợp quốc ,vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở
rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội của Viettel tham gia vào thị trường
toàn cầu.Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng thân thiện, giấy phép
hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn, các rào cản trong hoạt động
kinh doanh được tháo gỡ. Đây là một thuận lợi cho Viettel tham gia vào thị
trường quốc tế. Có được sự bảo hộ của Bộ quốc phòng thì việc bình ổn chính trị
không còn là mối đe dọa và thách thức của Viettel trên thương trường quốc tế.
Văn hoá-xã hội: Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí ngày một
được nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn
lao động có trình độ quản lý , kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình
độ cao,.. Tỉ lệ dân số ngày càng nhiều, có nhu cầu dịch vụ liên lạc cao, dân số
đang dùng điện thoại di động tăng cao từ sau đại dịch Covid , điều này tạo ra
nhu cầu và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Viettel mở rộng hoạt động
và chiếm lĩnh thị trường.
Công nghệ: Yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia , doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến
chất lượng và chi phí của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị
trường. Tuy nhiên, để thay đổi công nghệ doanh nghiệp cần phải đảm bảo các
yếu tố khác như : trình độ lao động phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách
phát triển, sự điều hành quản lý. Đây vừa tạo sự thuận lợi,vừa tạo ra những khó
khăn cho Viettel , công nghệ 5G giúp Viettel có điều kiện lựa chọn công nghệ
phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm , dịch vụ,năng suất lao động, nhưng
lại khó khăn trong việc đòi hỏi giảm giá các dịch vụ.
Quốc tế:

Cạnh tranh: Khi đặt đặt chân vào thị trường Campuchia, Viettel gặp không ít
khó khăn như thời gian cấp phép khá lâu, thị trường chuyển động từ độc quyền
sang cạnh tranh chỉ sau nửa năm (do nhiều doanh nghiệp viễn thông khác được
cấp phép kinh doanh ngay sau đó). Đối thủ cạnh tranh sử dụng ưu thế thị trường
để gây bất lợi, các DN viễn thông đang hoạt động tại Campuchia chủ yếu là liên
doanh với nước ngoài như Thuỵ Điển, Thái Lan,Nauy, nên có nhiều kinh
nghiệm cũng như tiềm lực để cạnh tranh, từ đó tạo ra thách thức lớn cho Viettel
do đối thủ có tiềm lực mạnh về tài chính và kinh nghiệm.

Văn hóa: Viettel lựa chọn các quốc gia nhỏ, dân số ít hoặc có các vấn đề bất ổn
chính trị, thiên tai làm điểm đến đầu tư. Vấn đề khác biệt về ngôn ngữ, văn văn
hoá và cách làm việc tại thị trường nước ngoài luôn là thách thức lớn mà các
nhà đầu tư sẽ gặp phải. Khác biệt này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty tại thị trường, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa
nhà đầu tư và nhân sự địa phương, giữa công ty và khách hàng địa phương. Tại
Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của
nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo
việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong
giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng,
chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ
máy nhân viên Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay
đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân viên bản xứ.

4.3 Các chiến lược đối phó/tận dụng của doanh nghiệp
● Mở rộng quốc tế: Biết tận dụng và đặt mục tiêu tăng cường sự hiện diện
của mình trên thị trường quốc tế.
● Tập trung vào công nghệ:
Về hoạt động kỹ thuật và công nghệ trong chiến lược kinh doanh của
Viettel, khái niệm công nghệ gắn chặt với các yêu cầu "mới nhất". Đó vừa là
phương châm, vừa là yêu cầu bất biến, là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát
triển.
Thực tế cho thấy, trong quá trình trưởng thành, Viettel luôn có những
bước nhảy vọt, ứng dụng công nghệ viễn thông mới nhất, tiên tiến nhất thế giới
và đẩy mạnh phong trào các sáng kiến đổi mới kỹ thuật, không ngừng mở rộng
và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Làm chủ công nghệ và tự làm là
truyền thống của Viettel.

Mặc dù Viettel là người đi sau trong lĩnh vực viễn thông nhưng Viettel
luôn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào các khâu sản xuất
kinh doanh. Từ những năm đầu thành lập đến năm 1994, Viettel đã thiết kế
những đường dây vi sóng kỹ thuật số đầu tiên, tham gia xây dựng đường vi sóng
băng thông rộng lớn nhất (140Mbps) và xây dựng tháp ăng ten cao nhất Việt
Nam lúc bấy giờ. giờ (125m).

Trong những năm gần đây, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên triển khai
dịch vụ 4G, 5G; Đồng thời, ứng dụng công nghệ hiện đại và quản lý sản xuất
kinh doanh. Các hệ thống hạ tầng thiết bị di động, cố định, đường truyền,
internet đều sử dụng cổng vệ tinh quốc tế, cáp quang quốc tế, các thiết bị mới
nhất từ các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới như: Alcatel, Ericsson, Siemens,
Huawei... và thường xuyên thay thế, nâng cấp đảm bảo phục vụ mọi nhu cầu
của khách hàng đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế
giới.

Hiện nay, Viettel đã có chiến lược, bước đi "đi trước" về công nghệ để
sẵn sàng hội nhập, bắt nhịp với dòng chảy của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0.

● Dịch vụ kỹ thuật số: Vượt ra ngoài các dịch vụ di động để cung cấp nhiều
giải pháp kỹ thuật số, bao gồm cơ sở hạ tầng, nội dung, tài chính, an ninh
mạng, …

4.4 Các bài học kinh nghiệm


- Đầu tư nhiều lĩnh vực dẫn đến mất tập trung trong nguồn vốn và công tác
quản lý dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao: Để đảm bảo hiệu quả quản lý,
cần thường xuyên đánh giá và điều chỉnh các dự án và lĩnh vực đầu tư.
Các quyết định về đầu tư nên dựa trên các chỉ số hiệu quả và khả năng
sinh lợi của từng lĩnh vực, và có thể điều chỉnh hoặc rút lui khỏi các lĩnh
vực không hiệu quả.
- Quy mô mạng lưới chưa đáp ứng yêu cầu: Cần mở rộng quy mô ở nhiều
quốc gia trên thế giới để đáp ứng đủ dịch vụ và thu thêm lợi nhuận.
- Năng suất lao động thấp: Cung cấp đào tạo và phát triển chuyên sâu cho
nhân viên để nâng cao kỹ năng, kiến thức và hiểu biết của họ. Điều này
giúp cải thiện năng suất và khả năng làm việc hiệu quả hơn.
- Chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư kinh doanh quốc tế : Khi mới
bắt đầu, hãy tập trung vào những thị trường nhỏ và rủi ro thấp hơn. Thị
trường này có thể cung cấp cho bạn cơ hội học hỏi và tích lũy kinh
nghiệm mà không gặp phải áp lực quá lớn.

You might also like