You are on page 1of 11

Viettel enters Cambodia market.

A. Lời dẫn trước

Với hiện tượng hội nhập quốc tế ngày nay, việc được nhận đầu tư cũng như đầu tư
ra thị trường nước ngoài là điều tất yếu. Hơn thế nữa, tấm gương về doanh nghiệp
Việt nam hùng mạnh mang danh tiếng, hoạt động của mình ra với thế giới là điều
ta cần tập trung phát huy. Và tập đoàn Viễn thông Viettel là một trong những hình
ảnh đẹp mà bạn bè nước ngoài biết đến thông qua các dự án đầu tư dịch vụ viễn
thông của VN ra nước ngoài, với sự mở đầu tại láng giềng Campuchia.

Thông qua đề án này, ta sẽ hiểu thêm về hành trình thâm nhập vào thị trường
Campuchia - nơi mà môi trường viễn thông cạnh tranh rất gay gắt. Và đằng sau
những khó khăn thách thức đó Viettel đã gặt hái được nhiều thành công cho cả
nước bạn và mình với dịch vụ mạng Metfone.

1. Về Viettel
a. Definition  ko dùng từ này ở đây. Đổi thành lịch sử hình thành và phát
triển
- Viettel Được thành lập 1989 bởi một số vốn nhỏ và 9 nhân viên do quân đội cung
cấp, tháng 6, với tên gọi ban đầu là Công ty Điện tử thiết bị Thông tin “thành tựu
làm ra từ đôi tay người lính”.
- Sau đó được đổi thành “Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội” Viettel việt
nam, một doanh nghiệp từ 100% vốn nhà nước, được sở hữu bởi Bộ quốc phòng
và là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công
nghệ thông tin.
- Viettel đến nay vẫn giữ vững danh hiệu và được coi là một trong những nhà mạng
cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất của Vietnam với những sản phẩm nổi bật
nhất như mạng di động Viettel mobile và Viettel Telecom.
b. Some achivement
- Viettel dù là dn phát triển sau các nhà mạng như Vina, Mobile nhưng trong chặng
đường phát triển, Viettel có nhiều bước nhảy vọt với số lượng thị phần tăng theo
cấp số nhân.
- Tính đến năm 2022, Viettel đã đạt doanh thu hợp nhất là 163,8 nghìn tỷ đồng,
tăng trưởng 6.1%. Nó đang mang lại một nguồn lợi nhuận trước thuế lớn hơn 3%
so với năm 2021.

quá ít thành tựu.

Cần có thành tựu về hoạt động kdqt của viettel


c. Mission and core value
- Sứ mệnh của viettel luôn tập trung vào con người “Sáng tạo vì con người – Caring
innovator”. Việc luôn quan tâm, tôn trọng và lắng nghe thấu hiểu mỗi cá thể
khách hàng riêng việt cũng như liên tục đổi mới nhằm phục vụ khách hàng các
sản phẩm, dịch vụ sáng tạo và hoàn hảo hơn.
- Nhữn giá trị cốt lõi này như một lời cam kết với khách hàng, đối tac, nhà đầu tư
và với xã hội; một kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel trong quá trình phát
triển doanh nghiệp vì con người

1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.


2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.
3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.
4. Sáng tạo là sức sống.
5. Tư duy hệ thống.
6. Kết hợp Đông - Tây.
7. Truyền thống và cách làm người lính.
8. Viettel là ngôi nhà chung

d. Their future purpose in homecountry market


- Trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, đạt doanh thu
dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025
- Số một về thị phần di động và cố định băng rộng tại Việt Nam
- Chuyển dịch Viettel Telecom thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ
khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam
- Tiên phong về công nghệ 5G, IoT và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
- Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số
tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới

e. The global market integration plan


- Viettel luôn không ngừng phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh phủ sóng
khắp cả nước cũng như trên thế giới (global).
- Đặc biệt viettel mở rộng thị trường tại các quốc gia từ Á đến Mỹ và Châu phi với
quy mô thị trường vô cùng lớn 270 triệu dân thông qua dự án Viettel global.
- Vơi mục đích mở rộng thị phần, tiếp cận gần với xu hướng hội nhập kinh tế thế
giới, đưa Việt nam ra với môi trường thế giới, học hỏi và tích lũy từ các khu vực
tiềm năng, Viettel đã xúc tiến dự án đầu tiên tại Campuchia năm 2006.

kế hoạch nên có con số dự kiến phát triển của viettel


2. Về thị trường khốc liệt của Campuchia tại thời điểm gia nhập
- Trước khi gia nhập thị trường, Campuchia có một thị trường viễn thông cạnh
tranh khá khắc nghiệt bởi các tập đoàn quốc tế đã lần lượt tham gia đầu tư. Tất cả
đều là các nhà đầu tư lớn nhiều tiềm lực kinh tế và giàu kinh nghiệm như
Luxembourge với công ty Millicom (lớn nhất tại Campuchia chiếm 65,4% thị
phần tổng số thuê bao), Thái Lan với công ty Camshin (lớn thứ hai với 23.3% thị
phần) và Casacom với tốc độ phát triển thuê bao cao nhất 32.6%, và một số nước
khác ... Các công ty ra sức phát triển hạ tầng cơ sở, mạng lưới truyền sóng, vùng
phủ sóng cũng như nâng cao dịch vụ để thu hút khách hàng, nhằm chiếm thị phần
và customer segment.
 Với một sự biến động và cạnh tranh lớn như thế này, việc ứng biến, phát
triển nhanh, thường xuyển và kịp thời của các Doanh nghiệp cần phải được đề
cao.
- Ba công ty lớn nhất chiếm 95% thị trường. (CAM GSM, Camshin, Casacom).
Viettel bước vào với tâm thế và tiềm lực cạnh tranh, tài chính, kinh tế chưa mạnh
so với các Doanh nghiệp  thực sự gặp nhiều khó khăn, thách thức trong giai
đoạn đầu.

3. Viettel gia nhập thị trường campuchia

Từ mục 3 này các vấn đề em trình bày tràn lan quá, ko xác đinh được ý.
Em hiệu chỉnh lại nọi dung theo gợi ý như sau:

Viết các vấn đề:

-Thời điểm gia nhập

- Động cơ thúc đẩy đầu tư vào Campuchia

- Hình thức thâm nhập thị trường Campuchia

- Các hoạt động của Viettel khi thâm nhập thị trường Campuchia

- Kết quả kinh doanh của viettel tại thị trường Campuchia

- Đánh giá và bài học kinh nghiệm rút ra.

a. Thời điểm và lí do
 Thời điểm
- Viettel được coi là doanh nghiêp đầu tiên của Việt nam đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài thời điểm 2006 đó.
(1) Trong khoảng thời gian đó, Viettel không chỉ khó khăn về gia nhập môi trường
mới nhiều cạnh tranh như đã nói ở trên mà còn áp lực tại chính quê nhà của mình.
 Đây như một bước đi táo bạo, và đột phá của Viettel.
Tại quê nhà, thị trường viễn thông cũng diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, hoạt
động sản xuất và kinh doanh trong nước của Viettel cũng có nhiều điều phải quan
tâm.
- Các đối thủ lớn khi đó là Mobifone và Vinafone, đều là những nhà kinh doanh
lớn với thị phần rất lớn.
- doanh thu của Viettel trong nước chỉ bằng 1/10 doanh thu hiện nay (117 nghìn tỷ
đồng)

Viettel đã đi một bước đi mạo hiểm, nhưng theo đúng mong muốn và quan
điểm của doanh nghieejo “một tổ chức luôn ổn định là một tổ chức ‘chết’” “không
nên đợi ổn định thì sẽ lỡ mất cô hội.

(2) Đồng thời, việc đặt chân là thị trường nước ngoài, đặc biệt là nơi có thị trường
viễn thông cạnh tranh cao như Campuchia, theo cách nghĩ của Viettel, đó là một
cơ hội tốt để cho họ cọ xát và đúc rút kinh nghiệm. Đặc biệt trong quá trình đàm
phán gia nhập WTO của Việt nam (có hiệu lực 2007)

 Một thời điểm tốt của Viettel, cho thời đại đổi mới và hội nhập quốc tế.

 Với mong muốn mũi tên trúng hai đích, Viettel tham gia thị trường nước ngoài
nhằm chào đón kỷ nguyên hội nhập quốc tế, cạnh tranh quốc tế của Việt nam,
mở ra một thị trường tiềm năng cho viễn thông Việt nam.
 Lí do:
- Lí do khách quan:
(1) Campuchia lúc đó có nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính khá ổn định,
kinh tế tiếp tục giữ vững tăng trưởng dưới 10%/ năm. Quan hệ giữa hai nước
cũng đang phát triển về mọi mặt theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp,
hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”  nền tảng quan
trọng và thuận lợi cho DN hai nước cùng thúc đẩy đầu tư.
(2) Đồng thời, quan hệ giữa hai chính phủ Vietnam và Cambodia đã có bề dày
truyền thống, nhất là về quân đội nên dễ dàng được ưu ái, quan tâm và chỉ
đạo giúp đỡ từ cấp trên.
(3) Cả về địa lý gần, vận chuyển hàng hóa thuận lợi cùng với nhiều cửa khẩu
quốc tế thuận tiện cho di chuyển nhân sự, hàng hóa qua lại giữa hai nước
nhanh.
(4) Về thị hiếu tiêu dùng có nhiều sự tương đồng với thị truowngd việt nam từ
chất lượng đến giá cả; nhiều công đồng người việt nam tại đó nên cũng là
một segment quan trọng cho Viettel.
(5) Đầu tư vào Campuchia sẽ được nhận nhiều ưu đãi về thuế, vì hiện
Campuchia còn nhận được ccasc ưu đãi từ GPS về ưu đãi thương mại tối huệ
quốc (MFN) từ 40 quốc gia, trong đna và thế giới
- Lí do chủ quan
Bằng chính niềm tin xuất phát từ chính con người Viettel, đúng với bản chất
của quân đội Việt nam, dũng cảm và vững bước; cũng như sự hộ trợ, chỉ đạo
của Ban giám đốc công ty, các công ty trong nươc và những bài học kinh
nghiệm rút ra được sau hành trình kinh doanh trong nước.

Theo đánh giá Campuchia chính là một thị trường đánh giá đỡi với Việt nam và
Viettel. Dù cho vẫn còn rủi ro về phương thức thanh toán, cơ sở hạ tâng tịa đây nhưng
đây vẫn được coi là thị trường tiềm năng.

b. Mục tiêu
- Dù có rất nhiều khó khăn, thách thức phía trước, mục tiêu và khát vọng của công
ty đầu tư sang Campuchia rất là lớn. Viettel Cambodia quyết tâm sẽ trở thành nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông đứng số 1 Campuchia.
 Xây dựng hệ thống cáp quang lớn nhất Campuchia, có mặt ở tất cả
các tỉnh, huyện của Campuchia
 Đứng đầu về số trạm BTS tại Campuchia
 Phát triển các dịch vụ mang lại nhiều tiện ích, nhiều lựa chọn cho
khách hàng với giá cả tốt nhất
 Số lượng khách hàng nhiều nhất
 Chăm soc khách hàng với chất lượng tốt nhất
- Với triết lý kinh doanh là Kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội, Viettel mong có
thể đi sâu vào đời sống nhân dân Campuchia, chiếm được thiện cảm và có chỗ
đứng vắng chắc trên miền đất mới này.
c. Quá trình đầu tư, phân tích
- Nói qua về năm 2006 – 2009 dùng VoIP

Bắt đầu với kế hoạch dùng dịch vụ điện thoại Dù rằng đây là dịch vụ vẫn còn độc
quyền ở đất nước này nhưng Viettel đầu tư vào sẽ nhận được sự hỗ trợ rất lớn của
Chính phủ Camphuchia. Đồng thời với advantages của chi phí ít khi không phải
đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng và đem lại lời nhuận cao thì đây là một bước tiến
thông minh, nhanh nhạy của Viettel.
VoIP  thành công 20% thị phần năm 2006. Viettel đã chiếm tới 20% thị trường
điện thoại quốc tế tại Campuchia, một thị trường có tới gần 10 giấy phép VoIP.

Sau 3 năm xâm nhập thị trường Campuchia với chiến lược phục vụ bình dân, giá
rẻ nhưng đi kèm với chất lương, cơ sở hạ tầng và dịch vụ viễn thông tốt, Viettel đã
dần trở thành một doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình.

- Nói về Metfone
Đến 2/2009, Metfone của Viettel đã chính thức được khai trương tại Campuchia
với mức đầu tư 30 triệu USD.

Viettel đã áp dụng một số chiến lược sau để tiến vào thị trường Campuchia
c.1. Chiến lược chi phí thấp
- Với vị trí là second mover, những DN đến sau trong thị trường viễn thông
Camouchia, ta học được nhiều điều và rút ra được kinh ngheiemj cũng như có
chiến lược tốt hơn. Đặc biệt là về giá cả. Cước gọi của các đối thủ từ 1 cent/phút
đên 3 cent/phút. Chính bởi vậy nên Viettel đã khoanh vùng giá dịch vụ từ 1-2
cent/phút  tạo cạnh tranh trong thị trường.
- Trong quá trình R&D của Viettel tại quê nhà, chi phí cho nghiên cứu chiếm
khoảng 80% tổng chi phí, giá thành nên việc sử dụng những nghiên cứu, R&D
này sang các thị trường quốc tế thì sẽ giúp ta giảm được chi phí, tạo ra giá thành
tốt cho người dùng.
 Giá thành của Viettel ddeuf rẻ hơn các nhà cung caaos khác 20 – 25%.
c.2. Chiến lược khác biệt hóa
- Viettel luôn ưu tiên chất lượng của sản phẩm cùng với mong muốn phủ sóng cân
bằng ở tất cả các vùng với giá thành tốt nhất, phục vụ nguowig tiêu dùng. Mọi thứ
được vun đắp ngay trong khâu chất lượng của sản phẩm, thái độ phục vụ của DN
đối với khách hàng. Ngoài ra Viettel cũng tập trung nhiều chính sách tốt hơn với
thuê bao là kiều bào Việt Nam tại Campuchia cũng như kiều bào Camuchia tại
Việt Nam.
 Mở rộng vòng tay với khách hàng dù là ai nhưng đã là khách hàng Viettel thì
phải được hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính saen phẩm.
- Đồng thời, với triết lý kinh doanh của Viettel tại Campuchia, việc đầu tư và coi
trọng vào trách nhiệm với xã hội, đẩy mạng hoajrt động gây quỹ, ủng hộ giúp đỡ
xã hội là một trong những hđ qtr của Viettel (ví dụ).
c.3. Chiến lược thâm nhập thị trường
Với triết lý thâm nhập thị trường: Mạng Metfone là mạng của người Campuchia
xuất phát đầu tiên từ sự nhận thức của ban lãnh đạo Tổng công ty khi đầu tư sang
thị trường này. Nhập gia tùy tục. Ngoài ra, khi xây dựng mạng Metfone thì lực
lượng chính để xây dựng mạng là chính từ nhân công Campuchia, xây dựng trên
đất Campuchia. Khi cung cấp dịch vụ thì khách hàng chính là người dân
Campuchia và một bộ phân nhân dân VN sống tại Campuchia.
Đồng thời khi gia nhập nước láng giếng, ta phải biết vầ tôn trọng, tuân thủ theo
quy định luật pháp của Camouchia, văn hóa và phong tục của họ.  Có như vậy
thì mới phát triển được.

Viettel đã bắt đầu kế hoạch và Xây dựng, triển khai chiến lược
c.4. Xây dựng cơ cấu tổ chức
- Khi Viettel triển khai mạng lưới tại Campuchia, nguồn nhân lực 700 người tràn
đầy nhiệt huyết, với tính ky luật cao đã được tiến cử đâẻ xây dựng cơ cấu tổ chức.
Sau đó 3 năm, Viettel mong muốn hoạt động vận hành của công ty sẽ do chính
những người dân địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh – đi đúng với định
hướng toàn cầu hóa nhân lực.
- Đến nay, tổng số công nhân tại Metfone chỉ có 6.5% là người Việt, còn nhiều vị
trị quan trọng, chủ chốt và đòi hỏi trình độ cao đều do người Campuchia đảm
nhiệm.
- Bên cạnh có cơ cấu tổ chức phần lớn do người địa phương quản lý, Viettel cũng
ưu tiên các đối tác cung cấp thiết bị và dịch vụ là của địa phương để góp phần
thúc đẩy kinh tế xã hội và giúp cho thương hiệu Metfone trở nên gần gũi, quen
thuộc với đông đảo người dân.  thu hút người tài
c.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Viettel đã đầu tư mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, là hạ tầng
của một ngành viễn thông. Hiện mạng truyền dẫn của Viettel tại Campuchia xếp
hạng thứ nhất, được đánh giá là tốt nhất vì ngay từ đầu, công ty đã đầu tư một
mạng cáp quang len lỏi về khắp các tỉnh thành, các huyện của Campuchia. Trên
đất nuowwsc Campuchia, cáp quang đã giăng đến 1493 xã và chiều dài 11,000
km. Hết năm 2009 con số cáp quang sẽ là 19,000km. Trong đó, các doanh nghiệp
viễn thông khác chỉ chủ yếu sử dụng truyền dẫn bằng viba.
- Xây dựng các trạm thu phát sóng di động BTS. Viettel đang đứng đầu về số
lượng các trạm thu phát sóng di động BTS. Tính đến hết năm 2008 đã có được
1000 trạm BTS, hết năm 2009 là 3000 trạm.
- Xây dựng các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị
giúp chính phủ ddieuf hành, và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử ..
hay như các chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập
thấp đã được sự ủng hộ của mọi thnanhf phần, từ chính phủ đén người dân.

đ. Một số các hoạt động phát triển bền vững Metfone 2021 (sẽ phá triển ý)

- phát triển nhân sự bền vững

- có trách nhiệm với xã hội


- bảo vệ môi trường

e. Chỉ ra kết quả thành công


Viettel là thành công của ngành viễn thông Việt Nam bởi với thương hiệu Viettel,
lần đầu Việt nam đã trở thành một quốc gia được xếp hạng và có tên tuổi trên bản
đồ thế giới.

e.1. Mang lại cho campuchia những lợi ích gì

- Trong năm đầu ra mắt

Với hơn 1.000 trạm BTS phủ sóng toàn quốc và một mạng truyền dẫn cáp quang
lớn nhất Campuchia với chiều dài trên 5.000 km.

Metfone mang đến cho khách hàng là người dân Campuchia nhiều sự lựa chọn
thông qua các gói cước đa dạng với mệnh giá thấp và dịch vụ giá trị gia tăng
phong phú. Hiện nay, Metfone là mạng có giá cước tốt nhất, giúp người dân
Campuchia tiết kiệm tới 25% chi phí nhờ cách tính cước theo từng giây cho tất cả
các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc tế.
Chỉ sau 3 tháng cung cấp thử nghiệm, Metfone đã có được 500.000 khách hàng sử
dụng dịch vụ.  
 Sau 2 năm Metfone đứng vị trị hàng đầu về khoảng phủ sóng chỉ sau 2 năm.
(46% thị phần di động, 60% thị phần cố định băng rộng). Trong khi viettel tại
quê nhà phải mất 4 năm mới đặt được mục tiêu đó – hiện tượng phát triển đến
thần kỳ trong ngàn vieecn thông trên toàn thế giới.
 Metfone đã đạt được những con số khá cao như: “sở hữu hệ thống cáp quang
bao phủ 70% số huyện, hơn 1.700 trạm phát sóng BTS phủ đến 80% số xã,
cung cấp dịch vụ 25/25 tỉnh, thành phố” ngay những năm đầu đi vào hoạt động
kinh doanh. Không chỉ ở các tỉnh thành mà Metfone còn bước chân đến những
nơi mà không nhà mạng nào muốn đặt chân đến.
- Tại lễ kỷ niệm 10 năm hoạt động của Metfone
  Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia - ông Samdech
Pichey Sena Tea Banh nhấn mạnh: "Metfone là Công ty viễn thông tiên phong tại
Campuchia đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội". Ông
cũng bày tỏ kỳ vọng Metfone là biểu tượng của sự hợp tác, hữu nghị giữa 2 nước
Việt Nam - Campuchia.
  Chính phủ Vương quốc Campuchia đã tặng thưởng tập thể Công ty Viettel
Cambodia Huân chương Lao động Hạng Nhất, ghi nhận đóng góp đối với ngành
viễn thông và đất nước Campuchia.

 Sau 10 năm hoạt động, Metfone đã góp phần đưa mật độ thuê bao di động tại
Campuchia từ 25% lên tới 120%. Tỷ lệ thuê bao data tăng từ 0% lên hơn 60% với
mức tiêu dùng 11 GB một thuê bao mỗi tháng, tương đương mức tiêu dùng data ở
các nước phát triển.
 Đến nay, Metfone đóng góp khoảng 500 triệu USD tiền thuế cho chính phủ
Campuchia, tạo công ăn việc làm cho 3.000 lao động trực tiếp và khoảng 30.000
gia đình khác có công ăn, việc làm ổn định. Hàng nghìn lượt nhân viên Viettel là
người Việt Nam trực tiếp làm việc cho Metfone.

- Thành tích năm 2021

Năm 2021 cũng là năm đặc biệt thành công khi Metfone đạt 4 giải vàng cho
4 sản phẩm CamID, hệ thống SIS (School Information System), ví điện tử
eMoney và chuỗi phim phật giáo Path of Dharma, được tổ chức giải thưởng
quốc tế Globee Awards xướng tên là Top 5 công ty nhận được giải thưởng
nhiều nhất trong năm. Những giải thưởng này một lần nữa khẳng định vị thế
dẫn đầu của Metfone trên thị trường và góp phần lan toả hình ảnh thương
hiệu một cách tích cực và mạnh mẽ.

- Đột phá năm 2022 (sẽ phát triển ý)


+ Đột phá về FTTH cáp quang
+ Nội dung số và ứng dụng số

 Không chỉ dừng lại ở vai trò một nhà mạng, Metfone đã và đang là một nhà cung
cấp dịch vụ số, xây dựng hệ sinh thái số, triển khai các dịch vụ mới như thanh toán
điện tử, ngân hàng điện tử, Smart home, iot, các dịch vụ trên hạ tầng mạng Cloud,
quảng cáo online, giải pháp Smart city, giải pháp số cho Chính phủ, chính quyền, hệ
sinh thái số, …

e.2. Mang lại cho Viettel

Tại thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel, Metfone đã mang lại cho công ty
doanh thu lũy kế là 2,245 tỷ USD, lợi nhuận lũy kế gần 300 triệu USD, với
EBITDA luôn duy trì ở mức >40%. Đến 2018, Mtfone đã giúp Viettel hoàn vốn
về cổ tức gần 250 triệu USD, gấp 6 lần vốn đầu tư.

Đặc biệt, thị trường này đã hoàn vốn sau 4 năm kinh doanh, trong khi trung bình
các doanh nghiệp viễn thông đầu tư nước ngoài sẽ hoàn vốn trong vòng 10 năm.

Trước đó, chưa có một công ty Việt Nam nào đầu tư ra nước ngoài thành công
trong lĩnh vực viễn thông. Metfone là minh chứng cho việc các công ty Việt Nam
có đủ tiềm lực và kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài, hỗ trợ các nước khác trên thế
giới cùng phát triển, cùng việc đem lại hiệu quả kinh tế và vị thế ngoại giao cho
Việt Nam.

 Chính sự công nhận của chính phủ, người dân đất nước chùa Tháp này, vị thế
của Viettel dần được khẳng định và nâng cao hơn rất nhiều.

4. Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm


- Viettel đã giữ vững được triết lý kinh doanh của mình để xây dựng
thành công tại các khu vực ngoài VN.
- Nhận xét Viettel chính là một biểu tượng của DN việt đi ra thế giới. Dù
cho phải tiếp cận với nhiều thị trường dịch vụ khác nhau về văn hóa,
cách vận hành và kể cả về mặt chính trị (châu Mỹ, châu Phi, châu Á),
nhưng với cái giá trị mục tiêu làm việc vì con người, tập trung vào con
người. Cụ thể hơn là Viettel đi vào phân khúc bình dân giá rẻ nhưng nhu
cầu sử dụng lại rất lớn cũng như xây dựng được tinh thần gắn bó, uy tín
với người dân trong khu vực - Viettel đã ghi điểm. Đặc biệt là tại thị
trường Campuchia – như một phát súng đầu tiên cho toàn bộ dự án toàn
cầu của mình.
- Một số nhận xét về hoạt động ngoài nước của Viettel
Theo ý kiến của GS.TSKH Nguyễn Mại, chủ tịch Hiệp hội Doanh
nghiệp Đầu tư nước ngoài, ông khẳng định Viettel chính là một tấm
gương tiêu biểu cho doanh nghiệp Việt ra thế giới. Việc thành công cả
trong và ngoài nước, đặc biệt với thị trường đầu tiên tại Campuchia đã
làm thay đổi hoàn toàn định kiến kinhtees nhà nước đồng nghĩa với thất
thoát, tham nhũng và lãng phí. Nguyên do chính là bởi người đứng đầu
của Viettel và con đường chiến lược mà Viettel đã vạch ra ngay từ khi
nhiều thách thức khó khăn vẫn còn đó.
Việc bắt đầu đầu tư ra nước ngoài như là một bước tiến mới cho đất
nước ta khi vốn là địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài. Việc chỉ dừng lại
ở nhận nguồn đầu tư mới chỉ đánh dấu bước dạo đầu của quá trình kinh
tế phát triển.  Dấu mốc cho sự chueyern mình, phát triển sang giai
đoạn mới của Vietnam.

Em viết tràn lan dưới dạng bản thảo nên rất khó để duyệt
Em vạch ý để trình bày trước.
Dựa trên nội dung cô gợi ý, em triển khải thành các ý nhỏ hơn nhé
Viết lại đề cương
Hà nội 28/3/23

You might also like