You are on page 1of 16

Lời nói đầu

Với chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung vào 04 trụ chính: Vận hành
Khai thác, Xây lắp, Hạ tầng cho thuê và Giải pháp Khách hàng Doanh nghiệp, công tác
đào tạo có vai trò quan trọng hàng đầu tại Tổng Công ty CP Công trình Viettel. Đây
cũng chính là công tác cốt lõi quyết định đến thành công của 03 giải pháp chiến lược
(keys), bao gồm Con người – Quy trình – Công cụ, mà Ban Lãnh đạo Tổng Công ty đã
chỉ đạo phải ưu tiên thực hiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Là một phần của công tác đào tạo, việc tổng hợp, biên soạn và xuất bản một cuốn sách
giáo khoa nghiệp vụ của riêng người Công trình được xác định là nền tảng để xây dựng
cây tri thức cho toàn bộ các chức danh thuộc Tổng Công ty. Đây sẽ là cuốn tài liệu hữu
ích để hỗ trợ người Công trình Viettel học tập và nghiên cứu, với mục đích nâng cao
chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường tính chủ động trong đào tạo, tự đào tạo
và cổ vũ tinh thần tích cực, quyết tâm của CBNV Tổng Công ty.
Cuốn sách sẽ hệ thống lại giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện, bao quát từ truyền
thống, văn hóa, lịch sử không chỉ của Công trình Viettel mà còn của chính cái nôi Tổng
Công ty ra đời, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Qua cuốn sách, người
đọc cũng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tri thức kỹ thuật bao gồm bộ thuật ngữ cơ bản
của các ngành nghề đang hoạt động và các nghiệp vụ liên quan.
Để xuất bản thành công, đội ngũ biên tập chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cơ quan,
đơn vị thuộc Tổng Công ty CP Công trình Viettel, đã cung cấp tài liệu, phối hợp biên
tập, hiệu đính và góp ý để hoàn thiện cuốn tài liệu này. Ban Biên tập hi vọng đây sẽ là
tư liệu hữu ích để mỗi thành viên Công trình Viettel được trang bị đầy đủ những thông
tin, kiến thức cơ bản, là

Thư mục chia làm 3 phần:


- Phần I: Lời giới thiệu
- Phần II: Nội dung tác phẩm được sắp xếp theo vấn chữ cái tên tác phẩm.
- Phần III. Mục lục

1
CHƯƠNG I: KIẾN THỨC VĂN HÓA
I. Vài nét về Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc
phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi
ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Trải qua 29 năm hoat động, Viettel
được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất
thế giới và năm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao.
• Ngày 1 tháng 6 năm 1989: Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO)
được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
• Năm 1990 đến năm 1994: Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì - Vinh cho Tổng cục
Bưu điện. Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten
cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (125m).
• Năm 1995: Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch
đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
• Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang 2.000 km Bắc – Nam với dung
lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến
thu – phát trên một sợi quang. Thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel.
• Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường Viễn thông phá thế độc quyền của
VNPT. Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ
IP (VoIP) trên toàn quốc. Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài Truyền hình Quốc
gia Lào cao 140m.
• Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
• Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
• Tháng 1 năm 2003, Khởi công xây dựng tuyến cáp quang Quân sự Bắc Nam 1B.
• Tháng 2 năm 2003, Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh
chủng Thông tin.
• Tháng 3 năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đường dài tại
Hà Nội và Hồ Chí Minh.
• Tháng 4 năm 2003, Bắt đầu lắp đặt mạng lưới điện thoại di động.
• Ngày 15 tháng 10 năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp
quang quốc tế.
• Tháng 4 năm 2004, thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ
Quốc phòng
• Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo.
• Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia.
• Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.
• Năm 2007: thành lập Công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát
triển Viettel)
• Năm 2008: Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 tại
Campuchia về hạ tầng viễn thông Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế
giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008).
• Năm 2009: Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam
và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86% dân số. Viettel
nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm (Frost & Sullivan Asia Pacific

2
ICT Award 2009) Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang
phát triển (The World Communications Awards 2009).
• Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique. Số 1 tại Campuchia về cả doanh
thu, thuê bao và hạ tầng Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải
thưởng: nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia
Pacific ICT Award 2010.
• Năm 2010, chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc
phòng.
• Năm 2011: Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng Thương hiệu
Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường
đang phát triển (The World Communications Awards 2011).
• Năm 2011, Viettel vận hành chính thức dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông
hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
• Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung
cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards
2012) Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng: doanh nghiệp
có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng nông thôn châu Phi.
• Năm 2013, doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD.
• Năm 2015, triển khai thử nghiệm mạng di động 4G tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
• Năm 2018, chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội
Chính phủ theo Nghị định số 05/2018/NĐ-CP, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Thương hiệu Viettel (Logo và Slogan).
Tầm nhìn thương hiệu sáng tạo ra một hướng đi chung cho các hoạt động của Viettel,
được cô đọng từ việc tổng hợp cơ sở mong muốn của khách hàng và sự đáp ứng của
Viettel kết hợp giữa văn hóa Phương Đông và Phương Tây.

 Ý nghĩa Logo Viettel:


Logo Viettel được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi
bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng
phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm
và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng.
Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến
nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không
ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau
(Văn hóa phương Đông).
Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa),
và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự
phát triển bền vững của thương hiệu Viettel.
3
 Ý nghĩa Slogan:
“Hãy nói theo cách của bạn”
Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu
rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng.
Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng
tiếng nói của chính mình.
3. 08 giá trị cốt lõi.
a) Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý
 Chúng ta nhận thức:
- Lý thuyết màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi. Lý luận để tổng kết thực tiễn rút
ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Chúng ta cần có lý luận và dự
đoán để dẫn dắt. Nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự
đoán đó đúng hay sai.
- Những gì chúng ta đang làm là những gì chưa ai làm. Chúng ta nhận thức chân lý
thông qua thực tiễn hoạt động.
 Chúng ta hành động:
- Phương châm hành động của chúng ta “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho
phù hợp với thực tiễn.
- Chúng ta đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn.
b) Học tập và trưởng thành qua những thách thức và sai lầm
 Chúng ta nhận thức:
- Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện. “Vứt nó vào chỗ chết thì
nó sẽ sống”.
- Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công. Sai
lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
 Chúng ta hành động:
- Chúng ta là những người dám thất bại. Chúng ta động viên những ai thất bại.
Chúng ta tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh.Chúng ta không
cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó. Chúng ta sẽ không lặp
lại những lỗi lầm cũ.
- Chúng ta chấp nhận phê bình. Chúng ta phê bình thẳng thắn và xây dựng
ngay từ khi sự việc còn nhỏ. Chúng ta thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.
c) Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
 Chúng ta nhận thức:
- Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh tranh
sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì
chúng ta sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.
- Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức
mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích
ứng nhanh.
- Cải cách là động lực cho sự phát triển.
 Chúng ta hành động:
- Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường
thay đổi. Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như không khí thở vậy.
- Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
d) Sáng tạo là sức sống của Viettel
4
 Chúng ta nhận thức:
- Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Không có sự khác biệt tức là chết. Chúng ta hiện thực
hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng chúng ta mà của cả khách hàng.
 Chúng ta hành động:
- Suy nghĩ không cũ về những gì không mới. Chúng ta trân trọng và tôn vinh từ
những ý tưởng nhỏ nhất.
- Chúng ta xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người
Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.
- Chúng ta duy trì Ngày hội ý tưởng Viettel.
e) Tư duy hệ thống
 Chúng ta nhận thức:
- Một tổ chức phải có tư tưởng, lý luận dẫn dắt và hệ thống làm nền tảng.
- Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tự nó vận
hành phải giải quyết được trên 70% công việc.
 Chúng ta hành động:
- Chúng ta xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và
phương châm hành động của mình.
- Chúng ta vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề -> Tìm
nguyên nhân -> Tìm giải pháp -> Tổ chức thực hiện -> Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
- Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 30% -> Nói được cho
người khác hiểu là 30% -> Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 40%.
- Chúng ta sáng tạo theo qui trình: Ăn -> Tiêu hoá -> Sáng tạo.
f) Kết hợp Đông Tây
 Chúng ta nhận thức:
- Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn
minh nhân loại. Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng tình
huống cụ thể. Vậy tại sao chúng ta không vận dụng cả hai cách đó ?
- Kết hợp Đông Tây cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề.
- Kết hợp không có nghĩa là pha trộn mà là
 Chúng ta hành động
- Chúng ta kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống.
- Chúng ta kết hợp sự ổn định và cải cách.
- Chúng ta kết hợp cân bằng và động lực cá nhân.
g) Viettel là ngôi nhà chung
 Chúng ta nhận thức:
- Viettel là ngôi nhà chung mà chúng ta cùng chung tay xây dựng. Đoàn kết và
nhân hoà trong ngôi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.
- Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó. Chúng ta
phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì chúng ta mới làm cho khách hàng của mình
hạnh phúc được.
 Chúng ta hành động:
- Mỗi người chúng ta qua các thế hệ sẽ góp những viên ngạch để xây lên ngôi
nhà ấy.
- Các bộ phận, các cá nhân phải phối hợp với nhau như các bộ phận trong một
cơ thể.
h) Truyền thống và cách làm người lính
5
 Chúng ta nhận thức:
- Viettel có cội nguồn từ Quân đội. Chúng ta tự hào với cội nguồn đó.
- Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và
cách làm quân đội.
 Chúng ta hành động:
- Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó
khăn, Gắn bó máu thịt.
- Cách làm: Quyết đoán, Nhanh, Triệt để.

6
II. Về Tổng Công ty CP Công trình Viettel
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel là Tổng Công ty có vốn sở hữu của Tập
đoàn Công nghiêp ̣ - Viễn thông quân đội (Viettel) lớn hơn 50%, được thành lập năm
1995.
Tên gọi qua các thời kỳ:
- Ngày 30/10/1995 là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và Xí nghiệp Xây lắp Công trình
trực thuộc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội.
- Ngày 30/9/2003 Trung tâm dịch vụ kỹ thuật sát nhập với Xí nghiệp Xây lắp Công
trình lấy tên là Xí nghiệp Xây lắp Công trình. Ngày 6/4/2005 BQP ra Quyết định số
45/2005QĐ-BQP về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội. Xí nghiệp Xây
lắp Công trình đổi tên thành Công ty Công trình Viettel.
- Tháng 4/2006 Tổng công ty quyết định chuyển đổi hình thức hoạt động của Công
ty từ Công ty hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập với tên giao dịch mới: Công
ty TNHH NNMTV Công trình Viettel.
- Ngày 15/01/2010 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyết định về việc chuyển đổi
Công ty TNHHNNMTV Công trình Viettel thành Công ty CP Công trình Viettel.
- Ngày 18/7/2018 Công ty chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Công
trình Viettel.
GIAI ĐOẠN 1: (1995 – 2003) HÌNH THÀNH VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG
HIỆU
- 1995 đến 2000: Thành lập Xí nghiệp khảo sát thiết kế và Xí nghiệp xây lắp Công
trình (tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel) trực thuộc Công ty Điện
tử Viễn thông Quân đội.
Nhiệm vụ chính: Xây dựng, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các công
trình, thiết bị bưu chính -viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin, tham gia triển khai
dự án thông tin di động và dự án cáp quang 1A và thi công lắp dựng các cột anten cho
tuyến thông tin quân sự cấp 2 của Bộ Tư lệnh Binh chủng Thông tin.
- 2000 đến 2003: Xí nghiệp đã tập trung lực lượng thi công móng cột và lắp dựng
các cột anten trong nước, quốc tế có chất lượng cao như cột anten 120 m Đài truyền hình
Tuyên Quang, Cột anten 140 m Đài truyền hình Trung ương Lào, các cột anten cho
Công ty Lào Telecom tại Viên Chăn.
GIAI ĐOẠN 2: (2003 – 2010) ĐƯA VIETTEL TRỞ THÀNH SỐ 1
- Ngày 30/9/2003: Trung tâm dịch vụ kỹ thuật sát nhập với Xí nghiệp xây lắp Công
trình.
Nhiệm vụ chính: Tổ chức thi công lắp đặt, bảo hành bảo dưỡng các thiết bị cho các
công trình trực thuộc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, tìm kiếm khai thác mở rộng
sản xuất kinh doanh các dịch vụ lắp đặt và xây lắp công trình viễn thông – công nghệ
thông tin trong và ngoài quân đội phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh; tổ chức
kinh doanh dịch vụ ra-đi-ô Trunking.

7
- Năm 2005 Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 45/2005 QĐ-BQP về việc thành lập
Công ty Viễn Thông Quân đội. Xí nghiệp xây lắp Công trình thuộc Công ty Điện tử
Viễn thông Quân đội trước đây đổi tên thành Công ty Công trình Viettel. Công ty gồm
khối cơ quan và ba xí nghiệp trực thuộc tại ba miền là Xí nghiệp công trình I quản lý
khu vực phía Bắc, Xí nghiệp Công trình II quản lý khu vực miền trung và Xí nghiệp
Công trình III quản lý khu vực miền Nam.
- Năm 2006: TCT quyết định chuyển đổi hình thức hoạt động của TCT từ Công ty
hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập với tên giao dịch mới: Công ty Trách nhiệm
hữu hạn nhà nước một thành viên Công trình Viettel.
- Nhiệm vụ chính: Ban Tổng Giám đốc TCT đã đưa ra định hướng phát triển của
TCT trong năm và một số năm tiếp theo đó là tiếp tục bám nắm vào thị trường nội bộ
Công ty, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mạng lưới kinh doanh viễn thông.
- Ngày 29/11/2007 Giám đốc TCT ký quyết định số 642/QĐ-CT thành lập Phòng
xây dựng TCT, Phòng xây dựng có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc công
ty về công tác xây dựng trong toàn TCT .
- Tháng 12/2007 thực hiện chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc công ty về triển khai thi
công mạng lưới tại Vương quốc Campuchia. TCT đã ra Quyết định số 711/QĐ-CT ngày
24/12/2007 về việc thành lập Chi nhánh của TCT mang tên Chi nhánh Công ty Công
trình Viettel – Campuchia.
-Năm 2008: Doanh thu 969 tỷ đồng, lợi nhuận 80,959 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà
nước 26,648 tỷ đồng, thu nhập bình quân 11.600.000đ/người/tháng.
- Năm 2009: Doanh thu đạt 1720,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân
14.600.000đ/người/tháng tăng gấp 1,1 lần so với 2008.
GIAI ĐOẠN 3: (2010 – 2013) MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
- Năm 2010, TCT tập trung mạnh vào đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới 3G. Hạ
tầng mạng 2G và 3G của Tập đoàn Viettel là mạng lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn xây
dựng chiến lược phát triển đến năm 2015 tập trung vào 4 lĩnh vực là: Viễn thông trong
nước, viễn thông nước ngoài, sản xuất thiết bị viễn thông và đầu tư bất động sản .
- Ngày 15/01/2010 Bộ trưởng Bộ quốc phòng có QĐ số 135/QĐ- BQP về việc
chuyển đổi Công ty TNHHNNMTV Công trình Viettel thành Công ty CP Công trình
Viettel.
- Ngày 29/5/2010 tại Hà Nội, Công ty CP Công trình Viettel đã tổ chức Đại hội cổ
đông.
- Ngày 1/6/2010 thành lập Xí nghiệp xây dựng: Xí nghiệp có nhiệm vụ xây lắp các
Công trình dân dụng. Đây là một hướng phát triển mới của TCT trong chiến dịch mở
rộng ngành nghề kinh doanh và phát triển các Công trình ngoài.
- Trong năm 2011, TCT đã tổ chức lực lượng triển khai thi công tại Haiti theo chủ
trương mở rộng kinh doanh tại thị trường Haiti của Tập đoàn.
- Năm 2012 Lắp đặt 3250 trạm BTS, trong đó lắp đặt 2G = 1.100 trạm, lắp đặt Cosite
đạt 650 trạm. Lắp đặt BTS 3G đạt 1500 trạm. Kéo được 855km cáp, trồng được 1.351
8
cột, đào đặt ống được 192,9 km cáp, xây được 1151 bể, kéo cáp ngầm được 250,367km.
Hoàn thành bảo dưỡng khoảng trên 3300 trạm trong đó bảo dưỡng Anten feeder 1568
trạm, bảo dưỡng viba 214 trạm, bảo dưỡng vsat 66 trạm, bảo dưỡng 1497 cột, nhà trạm,
bổ sung khóa cáp cho 10.048 trạm. Ngoài ra, Công ty hoàn thành bảo dưỡng 15 trạm tại
quần đảo Trường Sa.
- Năm 2013 Hoàn thành lắp đặt 1.898 trạm BTS 2G, 3G, cosite. Trong đó lắp đặt
2G = 633 trạm, lắp đặt Cosite 703 trạm; Lắp đặt 3G 562 trạm. Thi công swap thiết bị
3G; 2100 tủ tại 6 tỉnh; thi công swap thiết bị 2G: 2439 tủ tại 13 tỉnh. Tham gia ứng cứu
9 cơn bão xẩy ra trong năm: điều động hơn 400 lượt người tham gia ứng cứu trước bão
và khắc phục hậu quả sau bão; gia cố, căn chỉnh cột và tháo dỡ 351 trạm; khắc phục, gia
cố, lắp lại sau bão 211 trạm. Trồng mới 21 cột, kéo được 168km cáp.
GIAI ĐOẠN 4: (2014 – 2018) MỞ RỘNG KHÁI NIỆM VÀ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH
- Năm 2014: Thành lập 03 Công ty tại thị trường nước ngoài là Cameroon, Burundi
và Tanzania.
- Năm 2015: Hoàn thiện thủ tục với Bộ Kế hoạch và đầu tư về cấp phép hoạt động
tại 2 thị trường Lào và Myanmar .
1.6. Định hướng phát triển năm 2015 đến 2020
- Đại hội đã thông qua nghị quyết nhiệm kỳ, phấn đấu đến năm 2020 Doanh thu đạt:
5.000 – 5.500 tỷ. Vốn chủ sở hữu: 1.000 tỷ.
Trở thành nhà thầu quốc tế có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; định hướng
phát triển theo 3 trụ cột chính:
①Tổ chức làm tốt ngành nghề truyền thống.
②Thực hiện công việc mới.
 Vận hành, khai thác hạ tầng, mạng lưới Viễn thông.
 Đầu tư xây dựng hạ tầng Viễn thông cho thuê.
①Đầu tư Công ty ở các thị trường nước ngoài.
- Năm 2016 Doanh thu đạt 1,72 nghìn tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 132,8 tỷ.
- Tháng 4 năm 2017 Thực hiện Quyết định số 330/QĐ-VTQĐ-TCNL ngày
25/3/2017 của Tổng Giám đốc Tập đoàn về việc chấm dứt, chuyển giao nhiệm vụ vận
hành khai thác lớp mạng truy nhập về Công ty Cổ phần Công trình Viettel đưa quân số
của Công Ty từ 700 người lên 10.000 người. Doanh thu năm 2017 đạt 3,29 nghìn tỷ,
lợi nhuận trước thuế đạt 146 tỷ. Thu nhập bình quân đạt 14 triệu/người/tháng.
- Tháng 10/2017 Tổng Công ty là đơn vị đầu tiên của Tập đoàn lên sàn upcom,
chính thức trở thành Công ty đại chúng.
Ngày 18/7/2018 Công ty chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Công trình
Viettel.
2. Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
a. ĐỒNG CHÍ: TỐNG THÀNH ĐẠI - Giám đốc (Giai đoạn 1995 – 2000) Giám
đốc đầu tiên của Tổng Công ty; Người đã gây dựng và đăt nền móng cho Tổng Công ty

9
bước vào ngành nghề thi công lắp dựng cột anten và các công trình thông tin cho các
địa phương, nổi bật nhất là cột truyền hình Trung ương cao 125m tại 43 Nguyễn Chí
Thanh – Hà Nội.
b. ĐỒNG CHÍ: NGUYỄN VĂN HOÀNG - Giám đốc (Giai đoạn 2000 – 2003)
Giai đoạn mở rộng và nâng cao tay nghề xây lắp, dần khẳng định thương hiệu xây lắp
trong nước thông qua các công trình như: Cột anten 120m Đài truyền hình Tuyên Quang,
Cột anten 140m Đài tuyền hình TW Lào; tham gia xây lắp tuyến trục thông tin cáp quang
quân sự Bắc –Nam giai đoạn 1 dài gần 2.000km của Công ty Điện tử Viễn thông Quân
đội đảm bảo thông tuyến đạt đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Hoàn thành lắp đặt thiết
bị và thông 8 tuyết vi ba quân sự khu vực Tây Bắc từ A29 Sơn Tây đi BCHQS Sơn La,
BCHQS Điện Biên. Trong giai đoạn này doanh thu của Xí nghiệp lúc đó chiếm 2/3
doanh thu của toàn Công ty điện tử Viễn thông.
c. ĐỒNG CHÍ: LƯU ĐỨC THẮNG - Giám đốc (Giai đoạn 2003 – 2005) Giai
đoạn hình thành ngành nghề cốt lõi của Tổng Công ty là thi công lắp đặt, bảo hành bảo
dưỡng các thiết bị cho các công trình trực thuộc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội.
Tìm kiếm khai thác mở rộng sản xuất kinh doanh các dịch vụ lắp đặt và xây lắp Công
trình Viễn thông – Công nghệ thông tin trong và ngoài Quân đội phù hợp với giấy phép
đăng ký kinh doanh. Chính thức hình thành bộ máy Xây lắp Công trình gồm khối cơ
quan và 3 Trung tâm khu vực I, II, III đặt tại Hà Nội, Đà Nằng và Thành Phố Hồ Chí
Minh.
d. ĐỒNG CHÍ: HOÀNG CÔNG VĨNH - Giám đốc (Giai đoạn 2005 – 2009) Giai
đoạn có thương hiệu lớn mạnh tại thị trường Viễn thông trong nước, chuyển từ Công ty
hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập với tên giao dịch mới: Công ty TNHH NN
- MTV Công trình Viettel. Công ty luôn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng
viễn thông trong nước, quốc tế và thi công lắp đặt trạm thông tin di động phục vụ An
ninh - Quốc phòng tại Hải đảo ( Đặc biệt là ở Trường Sa). Từ năm 2006 đến năm 2009
lắp đặt phát sóng trên 20.000 trạm BTS, gần bằng 50% tổng số trạm phát sóng của tất
cả các mạng di động trong cả nước cộng lại, góp phần đưa Viettel trở thành mạng di
động số 1 tại Việt Nam. 5 năm liền (2005, 2006, 2007,2008,2009) Công ty đạt danh hiệu
“Đơn vị quyết thắng”. Năm 2010, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động
hạng ba.
e. ĐỒNG CHÍ: TÔ VĂN HÙNG - Giám đốc (Giai đoạn 2009 – 2014) Giai đoạn
chuyển đổi Công ty TNHHNNMTV Công trình Viettel thành Công ty CP Công trình
Viettel. Công ty tiếp tục duy trì ngành nghề truyền thống là xây lắp hạ tầng mạng lưới
Viễn thông trong nước cho Viettel; tập trung mở rộng ngành nghề kinh doanh tại các thị
trường nước ngoài mà Viettel đầu tư như: Haiti, Peru, Cameroon, Mozambique. Năm
2010,2012,2013 Công ty đều được Tập đoàn tặng danh hiệu: Đơn vị quyết thắng. Năm
2011 Công ty được tặng Cờ thi đua: Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua của Tập
đoàn.
f. ĐỒNG CHÍ: DƯƠNG QUỐC CHÍNH - Giám đốc (Giai đoạn 2014 – 10/2018)
Giai đoạn đưa Công trình Viettel lên một tầm cao mới, có nhiều sự kiện nổi bật nhất ghi
vào lịch sử của Tổng Công ty: Chuyển đổi 3 Xí nghiệp thành 5 Chi nhánh trong nước;
tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các thị trường nước ngoài như:
Tanzania, Mianmar, Lào và Campuchia. Tập trung điều hành cương quyết có hiệu quả
và quản lý chặt chẽ tất cả các hoạt động SXKD. Là đơn vị duy nhất trong Tập đoàn luôn
hoàn thành kế hoạch SXKD đặt ra, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 15-25%.
10
Tháng 4 năm 2017 Công ty tiếp nhận vận hành khai thác lớp mạng truy nhập tại 62
tỉnh/TP, Nâng quân số của Công ty từ quy mô 1000 người lên 10.000 người; từ Công ty
có nhiệm vụ chính là xây lắp hạ tầng viễn thông chuyển sang thực hiện thêm cả nhiệm
vụ vận hành khai thác. Tháng 10 năm 2017 Công ty là đơn vị duy nhất của Tập đoàn
được lên sàn upcom, trở thành Công ty đại trúng. Ngày 18/7/2018 đơn vị đã chính thức
được chuyển đổi tên từ Công ty CP Công trình Viettel thành Tổng Công ty CP Công
trình Viettel. Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhì (năm
2015).
g. ĐỒNG CHÍ: PHẠM ĐÌNH TRƯỜNG - Giám đốc (Từ tháng 10/2018) Tổng
Giám đốc đã có những đóng góp quan trọng khi làm Phó Tổng giám đốc phụ trách công
tác VHKT từ tháng 4/2017 (giai đoạn đầu Tổng Công ty tiếp nhận VHKT lớp truy nhập
mạng lưới tại 62 tỉnh/TP), đưa Tổng Công ty tự tin bước vào ngành nghề mới và mở
rộng kinh doanh VHKT ra nước ngoài.
3. Mô hình tổ chức

3.1. Phòng Chính trị


- Thực hiện công tác đảng, công tác chính trị trong công ty trên các mặt:
- Tuyên huấn.
- Tổ chức xây dựng đảng.
- Tổ chức cán bộ.
- Bảo vệ an ninh.
- Chính sách dân vận.
11
- Tổ chức quần chúng.
- Kiểm tra giám sát.
3.2. Phòng kế hoạch
- Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc Công ty điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm của TCT.
- Tổng hợp, đánh giá báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngày/ tuần/ tháng/ quý/
năm và kết quả các hoạt động kinh doanh của TCT.
3.3. Phòng Tổ chức lao động
- Thực hiện các nhiệm vụ công tác tổ chức lao động của toàn TCT trên các lĩnh
vực:
- Tổ chức biên chế, mô hình tổ chức, định biên, tuyển dụng, điều động.
- Xây dựng và bảo vệ đơn giá tiền lương, chính sách: thực hiện tính, chi trả
lương, các chế độ chính sách cho người lao động: BHXH, BHYT, ATLĐ…
- Thuế TNCN: thực hiện trích nộp thuế TNCN, hồ sơ giảm trừ gia cảnh.
- Quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm phục vụ công tác tổ chức lao động.
3.4. Phòng tài chính kế toán
- Kiểm soát doanh thu, chi phí toàn Công ty.
- Thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại văn phòng Công ty.
- Thanh toán chi phí mua sắm vật tư, tài sản và tính khấu hao tài sản cố định.
- Lập báo cáo tài chính quý/năm theo định; lập báo cáo quản trị theo yêu cầu.
3.5. Phòng Kiểm soát nội bộ
- Thực hiện công tác thẩm định, soạn thảo, tư vấn pháp lý các văn bản, thủ tục
hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký thành lập chi nhánh, Công ty con ở thị trường,
giấy phép đầu tư ở nước ngoài…
- Thực hiện các công tác đảm bảo cho hoạt động của Công ty CP (ĐHĐCĐ,
HĐQT, quan hệ cổ đông, công bố thông tin..) theo luật doanh nghiệp, Luật chứng
khoán..
- Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
kiểm soát, phòng ngừa, cảnh báo rủ ro.
3.6. Phòng Hành chính
- Duy trì công tác hành chính, đối ngoại.
- Đảm bảo công tác hậu cần, quân y.
- Duy trì công tác tác huấn, an ninh, an toàn, PCCN, lễ tiết tác phong.
- Đảm bảo xe và phương tiện.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.
3.7. Phòng Đào tạo & Truyền thông
- Truyền thông nội bộ, truyền thông bên ngoài.
- Thực hiện đào tạo trong toàn TCT.
3.8. Phòng Đầu tư
- Quản lý công tác đấu thầu mua sắm.
- Nghiệm thu quyết toán, thanh toán đối với hàng hóa mua sắm.
- Đảm bảo vật tư thiết bị cho xây lắp và vận hành khai thác.
- Đảm bảo doanh thu theo chỉ tiêu do Ban Tổng Giám đốc Công ty giao.
- Tìm kiếm đối tác sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
- Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả SXKD của TCT.
12
3.9. Phòng Kinh doanh
- Thực hiện các gói thầu xây lắp, VHKT....
- Ký hợp đồng, nghiệm thu, báo cáo hiệu quả đối với thị trường nước ngoài.
- Điều hành doanh thu giữa TCT và Tập đoàn.
- Hỗ trợ nghiệp vụ cho các chi nhánh về dự toán, hợp đồng.
- Báo cáo hiệu quả của các trung tâm, chi nhánh, xí nghiệp trong nước.
- Tìm kiếm nguồn việc ngoài Tập đoàn.
- Hỗ trợ các trung tâm kỹ thuật Viettel tỉnh/ thành phố ký hợp đồng ngoài công
tác vận hành khai thác.
3.10. Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ
- Quản lý công tác sáng kiến ý tưởng.
- Xây dựng các quy trình, quy định, kỹ thuật nghiệp vụ vận hành khai thác, xây
lắp.
- Xây dựng tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật.
- Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới.
3.11. Phòng Quản lý tài sản
- Thực hiện các nhiệm vụ công tác quản lý tài sản toàn TCT.
- Quản lý tài sản mạng lưới, trang thiết bị văn phòng, công cụ dụng cụ
- Quản lý xuất, nhập kho và quy hoạch sắp xếp kho.
3.12. Phòng Công nghệ thông tin
- Nghiên cứu giải pháp, ứng dụng CNTT phục vụ tối ưu hóa, thông minh hóa
hoạt động SXKD.
- Kiểm soát, cải tiến, tối ưu các luồng quy trình nghiệp vụ (VHKT, xây lắp, quản
trị).
- Chịu trách nhiệm về công tác an toàn thông tin của TCT.
3.13. Ban xúc tiến VHKT nước ngoài
Ban Xúc tiến Vận hành khai thác nước ngoài là bộ phận trực thuộc TCT, có chức năng
tham mưu giúp Ban Tổng Giám đốc điều hành, hướng dẫn thực hiện tất cả các công
việc liên quan tới đầu tư, vận hành khai thác, kinh doanh tại các thị trường nước ngoài,
bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường.
- Thiết kế tối ưu.
- Ký Hợp đồng pháp lý.
- Tổ chức bộ máy, đào tạo nhân sự.
- Tổ chức kinh doanh.
- Báo cáo Hội đồng chiến lược Công ty.
3.14. Ban dự án hạ tầng cho thuê
Ban Dự án Hạ tầng cho thuê là bộ phận trực thuộc Công ty CP Công trình Viettel, có
chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty điều hành, hướng dẫn thực hiện tất
cả các công việc liên quan tới đầu tư, kinh doanh hạ tầng tại các tỉnh/ thành phố, cụ
thể:
- Tìm kiếm nguồn việc.
- Thiết kế tối ưu.
- Tổ chức thi công.
- Quyết toán lên tài sản.
- Tổ chức kinh doanh.
13
- Báo cáo Hội đồng chiến lược Công ty.
3.15. Trung tâm Hạ tầng
- Quản lý, điều hành toàn trình công tác hạ tầng trong nước từ cấp TCT.
xuống 05 Chi nhánh khu vực: Tiếp nhận nguồn việc (hợp đồng) – Tổ chức triển khai –
Tạo ra sản lượng – Nghiệm thu, hoàn công – Lên doanh thu (Quyết toán hợp đồng).
- Quản trị các dự án hạ tầng xây lắp (thực hiện dự án, hiệu quả dự án).
- Giao diện với chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án.
- Tìm kiếm, tổ chức hệ sinh thái đối tác chiến lược (đối tác có năng lực, kinh
nghiệm, tổ chức thực hiện với khối lượng lớn) phục vụ công tác triển khai xây lắp cho
TCT.
3.16. Trung tâm vận hành khai thác
- Ban hành KPI, cơ chế, chính sách cho công tác VHKT.
- Hỗ trợ các điều kiện đảm bảo cho hoạt dộng của TTKV, TTKT tỉnh/TP.
- Giao diện với chủ đầu tư để đảm bảo tài nguyên, giải quyết các khó khăn,
vướng mắc.
- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của TTKV, TTKT tỉnh/TP.
4. Định hướng chiến lược phát triển
a. Về ưu tiên chiến lược (chiến lược 04 trụ)
 Trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận hành khai thác đa quốc gia:
• Cung cấp dịch vụ vận hành khai thác ra ngoài Viettel, mục tiêu đến 2020 cung cấp
ít nhất 1 khách hàng.
• Thực hiện cung cấp dịch vụ vận hành khai thác mạng viễn thông tại các thị trường
do Viettel đầu tư.
• Đến 2020 thực hiện cung cấp dịch vụ chính thức tại các thị trường Đông Nam Á,
và mở rộng tại Peru và Mozambique.
• Mục tiêu năm 2020: Doanh thu lĩnh vực VHKT đạt: 3.400 tỷ chiếm 57% tổng DT;
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ước đạt: 5%/năm.
• Tầm nhìn đến 2025, Tổng Công ty sẽ cung cấp dịch vụ vận hành khai thác tại tất
cả các thị trường nước ngoài Viettel đầu tư.
 Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Xây lắp công nghệ cao:
• Từ nhà thầu xây lắp các hạng mục đơn lẻ theo đặt hàng, Công trình Viettel chuyển
dịch sang cung cấp dịch vụ xây lắp hạ tầng đồng bộ, chuyên nghiệp với giá tốt nhất, chất
lượng và tiến độ đảm bảo theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
• Ngay từ 2018 đẩy mạnh sử dụng máy móc hiện đại vào thi công, đặc biệt đối với
mảng ngầm hóa; đưa ứng dụng CNTT vào 90% công tác quản lý, điều hành, kiểm soát
chất lượng đến từng hạng mục công trình.
• Mục tiêu đến năm 2020 của lĩnh vực xây lắp: DT: 2.372 tỷ Chiếm 40% tổng DT,
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt: 5-6%/năm.
• Tầm nhìn 2025, Công trình Viettel là nhà thầu xây lắp viễn thông số 1 Việt Nam
về sản lượng và tiên phong về công nghệ.
 Trở thành nhà đầu tư hạ tầng viễn thông cho thuê

14
• Đầu tư và cho thuê hạ tầng viễn thông, tập trung vào hạ tầng nhà trạm BTS, và hệ
thống truyền dẫn kiên cố.
• Mục tiêu đến năm 2020 sở hữu 5.000 trạm BTS và 120km truyền dẫn kiên cố tại
các thủ phủ.
• Giá trị đầu tư ước đạt 332 tỷ; Doanh thu: 180 tỷ; Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
8%.
• Tầm nhìn đến năm 2025: Công trình Viettel trở thành nhà đầu tư hạ tầng viễn
thông cho thuê số 1 Việt Nam.
 Trở thành nhà cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống:
• Đầu tư xây dựng, tích hợp và vận hành hạ tầng thông minh trên nền tảng công
nghệ Bigdata, IoT, Smart City .v.v.
• Mục tiêu năm 2020: DT lĩnh vực này đạt: 45 tỷ; Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
8%.
• Tầm nhìn 2025: Công trình Viettel là đối tác liên danh lớn nhất của VTT về cung
cấp giải pháp tích hợp hệ thống, bao gồm khách hàng chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp
và hộ gia đình.
b. Các giải pháp chiến lược
 Thứ nhất và quan trọng nhất là nhóm các giải pháp về quản trị tổ chức và
nguồn nhân lực
• Tái cấu trúc Tổng Công ty theo hướng tinh gọn bộ máy và tập trung vào khách
hàng.
• Hạch toán quản lý theo mô hình Công ty mẹ/Công ty con.
• Sử dụng nhân sự dùng chung; trước hết ở các nghiệp vụ tài chính, tổ chức lao động
và kỹ thuật.
• Địa phương hóa cán bộ quản lý (đến 90%)
• Quy hoạch 10% nhân sự xuất sắc theo từng ngành nghề, lĩnh vực để đào tạo, bồi
dưỡng tạo nguồn đội ngũ quản lý kế cận và tiếp cận nguồn tri thức mới.
• Xây dựng chính sách để trở thành tổ chức học tập, đảm bảo mỗi CBNV không
ngừng được đào tạo và tự đào tạo.
 Thứ hai là nhóm các giải pháp về công nghệ quản lý và công cụ:
• Tiếp cận, áp dụng các công cụ thông minh trong công tác VHKT (GNOC, GSOC,
GCEM) làm tiền đề thực hiện VHKT tại các thị trường nước ngoài.
• Đến 2020 Công ty có bộ máy tự xây dựng phần mềm.
• Sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại vào thi công. Ứng dụng công nghệ thông
tin vào 90% công tác quản lý, điều hành, kiểm soát chất lượng đến từng hạng mục công
trình.
 Thứ ba là nhóm các giải pháp về quy trình hoạt động:
• Chuẩn hóa Quy trình theo chuẩn mực quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong
toàn bộ các hoạt động để tối ưu chi phí, và giảm thời gian cung cấp dịch vụ

15
• Chuẩn hóa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9001-
2015.

16

You might also like