You are on page 1of 59

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

TRẦN QUỲNH ANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG


KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN FLC

Hà Nội, năm 2022


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hoàng Minh

Sinh viên thực hiện: Trần Quỳnh Anh

Mã sinh viên: 5093106398

Lớp: Tài chính 9

Hà Nội, năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Mở đầu báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin được gửi lời cảm ơn và lòng biết
ơn sâu sắc nhất tới thầy Trần Hoàng Minh – thầy đã tận tâm giúp đỡ, động viên em,
cũng như truyển tải nhiều kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành bản Báo cáo
thực tập tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Học viện
Chính sách và Phát triển, ban lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô đã luôn kiên nhẫn
giảng dạy, hướng dẫn em để em có thể trau dồi được những kiến thức cần thiết trong
suốt quá trình học tập tại trường. Từ đó em có thể áp dụng những kiến thức này vào
bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Đánh giá thực trạng về tổ chức
và hoạt động kinh doanh của Tập đoàn FLC”.

Với thái độ làm việc nghiêm túc, cho dù đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tốt
nghiệp với mọi nỗ lực nhưng em cho rằng mình vẫn sẽ không thể tránh khỏi những
thiếu sót bởi kiến thức còn hạn chế. Chính vì vậy, em rất mong nhận được góp ý của
các thầy cô để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô và ban lãnh đạo nhà trường luôn luôn
dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


4

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU............................................................................

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU THỰC TẬP.............................................................

III. KẾT CẤU BÁO CÁO..........................................................................................

NỘI DUNG.......................................................................................................................

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC.........................

1.1. Thông tin về đơn vị thực tập.................................................................................

1.2. Vốn chủ sở hữu.....................................................................................................

1.3. Tổng số lao động..................................................................................................

1.4. Quá trình hình thành và phát triển........................................................................

1.5. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn..............................................................................

1.6. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi........................................................................

1.6.1. Sứ mệnh.......................................................................................................

1.6.2. Tầm nhìn......................................................................................................

1.6.3. Giá trị cốt lõi................................................................................................

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC TRONG GIAI ĐOẠN 2019 – 2020........................

2.1. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu......................................................................

2.2. Các đối thủ cạnh tranh chính...............................................................................


2.3. Định hướng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.......................................

2.4. Tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn
FLC giai đoạn 2019 – 2020..........................................................................................

2.4.1. Phân tích báo cáo cân đối tài sản..................................................................

2.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận........

2.5. Phân tích chỉ số tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC...........................

2.5.1. Khả năng thanh toán.......................................................................................

2.5.2. Năng lực hoạt động..........................................................................................

2.5.3. Chỉ số khả năng sinh lời..................................................................................

2.6. Kế hoạch phát triển và mục tiêu doanh thu lợi nhuận năm 2022........................

2.6.1. Kế hoạch phát triển......................................................................................

2.6.2. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận..................................................................

PHẦN 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN


NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC TRONG GIAI ĐOẠN
TỚI..................................................................................................................................

3.1. Nhận xét chung về doanh nghiệp........................................................................

3.1.1. Định hướng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh................................

3.1.2. Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp về chất lượng, giá cả, uy
tín, thương hiệu trên thị trường..................................................................................

3.1.3. Cơ hội...........................................................................................................

3.1.4. Thách thức...................................................................................................

3.2. Đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trong giai đoạn tới......................................................

KẾT LUẬN.....................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................

PHỤ LỤC........................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FLC: Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

TNHH: trách nhiệm hữu hạn

HĐQT: Hội đồng quản trị

BTGĐ: Ban Tổng giám đốc

VNĐ: Việt Nam Đồng

HĐTC: Hoạt động tài chính

KTTT: Kế toán trước thuế

HĐKD: Hoạt động kinh doanh

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

Ảnh 1: Logo của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức của tập đoàn

Bảng 2.4.1: Báo cáo cân đối tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC giai đoạn
2019 – 2021

Bảng 2.4.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tập
đoàn FLC giai đoạn 2019 – 2021

Bảng 2.5. Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp FLC
LỜI MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ta hiện nay đang bước vào thời kỳ dân số “vàng” – hội nhập và phát
triển, người dân càng ngày càng có nhiều nhu cầu đối với nhà ở, du lịch, vận chuyển.
Đứng trước những nhu cầu đó của người dân, hiện có rất nhiều doanh nghiệp mở rộng
quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh bất động sản, khu du lịch vui chơi giải trí, resort,
… Một trong số những doanh nghiệp đó phải kể đến tên công ty cổ phần Tập đoàn
FLC.

Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, tập đoàn FLC luôn đứng top trong
việc sản xuất kinh doanh lĩnh vực bất động sản, du lịch và vận tải hàng không . Ngoài
ra, FLC còn lấn sân sang cả những lĩnh vực phụ như nông nghiệp, giáo dục, y dược.
Dù kinh doanh đa ngành nhưng tập đoàn vẫn luôn thể hiện được các thế mạnh của
mình trên từng lĩnh vực, ghi được dấu ấn sâu trong lòng người dân trong nước cũng
như nước ngoài.

Trong thời gian học tập tại nhà trường, em đã tích lũy được khá nhiều kiến thức
về việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Từ đó, em đã chọn được
đề tài cho bản thân để làm chuyên đề báo cáo thực tập, đó là “Đánh giá thực trạng về
tổ chức và hoạt động kinh doanh của Tập đoàn FLC”.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU THỰC TẬP

Tổng hợp, xử lý các dữ liệu tổng quát về FLC và tình hình tài chính của doanh
nghiệp.

Nghiên cứu, phân tích về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn FLC.

Đưa ra nhận xét, đánh giá khả năng tài chính của công ty, chỉ ra ưu nhược
điểm, thách thức và cơ hội của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp
để nhằm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

III. KẾT CẤU BÁO CÁO

Phần 1: Khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC


Phần 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn
FLC trong giai đoạn 2019 – 2021

Phần 3: Nhận xét, kiến nghị và đưa ra kết luận


NỘI DUNG

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC

1.1. Thông tin về đơn vị thực tập

Ảnh 1: Logo của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

 Tên pháp định doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC
 Tên quốc tế: Flc Group Joint Stock Company
 Vốn điều lệ: 7.099.978.070.000 VNĐ
 Địa chỉ: Tầng 29 Tòa nhà BamBoo Airways số 265 đường Cầu Giấy - P. Dịch
Vọng - Q. Cầu Giấy - Tp. Hà Nội
 Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần
 Ngành nghề sản xuất kinh doanh: bất động sản, vận tải hàng không, dịch vụ du
lịch – nghỉ dưỡng – khách sạn, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo
dục, khai thác và chế biến khoáng sản, đầu tư tài chính. Các hoạt động kinh
doanh thương mại khác
 Người đại diện pháp luật: Chủ tịch HĐQT – ông Trịnh Văn Quyết

Tổng Giám đốc – bà Bùi Hải Huyền

 Số điện thoại: +84 24 3771111


 Fax: +84 24 3724588
 Website: www.flc.vn

1.2. Vốn chủ sở hữu: 9.722.590.438.676 VNĐ


1.3. Tổng số lao động
Tính đến hết tháng 12/2020, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC có gần 7.000
người lao động; trong đó có 637 quản lý và 6.299 nhân viên. Về trình độ lao động, có
0,1% người lao động là tiến sỹ; 3% là thạc sỹ; 47% lao động đạt trình độ đại học; 10%
đạt trình độ học cao đẳng; người lao động đạt trình độ học trung cấp và trung học phổ
thông chiếm lần lượt là 6,9% và 20%; số còn lại là lao động có trình độ học trung học
cơ sở trở xuống chiếm 13%.

1.4. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2001: Luật sư Trịnh Văn Quyết cùng hai cộng sự thành lập Công ty Cổ phần
Vietnam Trade Corp, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – dịch vụ. Sau
khi đánh giá tiềm năng lâu dài trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, ông Quyết cùng các cộng
sự tiếp tục cho ra đời Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt là
SMiC).

Năm 2008: Thành lập Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune, Công ty TNHH
SG Invest, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Ninh Bắc...

Năm 2009: Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune được chuyển đổi thành Công
ty cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp CRV.

Năm 2010: Công ty Cổ phần FLC (tên cũ là Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV)
đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Năm 2011: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán: FLC) chính
thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Năm 2013: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán: FLC) chính
thức chuyển sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HSX).

Năm 2014: Khởi công Dự án quần thể sân golf, khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng và giải trí cao cấp FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort.

Năm 2015:

Tháng 07/2015: Khánh thành Quần thể sân golf, khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng và giải trí cao cấp FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort – Thanh Hóa.
Tháng 08/2015: Khởi công Dự án Tháp đôi trung tâm thương mại, văn phòng và căn
hộ cao cấp FLC Twin Towers.

Năm 2016:

Tháng 03/2016: Khánh thành Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Vĩnh Thịnh -
Vĩnh Phúc.

Tháng 07/2016: Khánh thành Quần thể sân golf, khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn Beach & Golf Resort – Bình Định.

Năm 2017:

Tháng 03/2017: Ra mắt khu đô thị FLC Lux City Quy Nhơn - Bình Định.

Tháng 05/2017: Thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).

Tháng 11/2017: Ra mắt dịch vụ chia sẻ kỳ nghỉ FLC Holiday.

Tháng 08/2017: Khai trương Khách sạn FLC Grand Hotel Sầm Sơn.

Tháng 11/2017: Thành lập Văn phòng đại diện tại Nhật Bản

Năm 2018:

Tháng 01/2018: Thành lập Thương hiệu nước khoáng Natuza và thành lập Công ty
TNHH Vàng bạc đá quý FLC (FJC).

Tháng 11/2018: Ra mắt khu đô thị đa tiện ích FLC Tropi-cal City Ha Long – Quảng
Ninh.

Tháng 12/2018: Khánh thành Quần thể sân golf, khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng và giải trí cao cấp FLC Ha Long Bay Golf Club & Luxury Resort – Quảng
Ninh.

Năm 2019:

Tháng 01/2019: Bamboo Airways khai trương chuyến bay thương mại đầu tiên và
chính thức đi vào vận hành.

Tháng 05/2019: Khánh thành Dự án Tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại
Bamboo Airways Tower và Tòa chung cư cao cấp FLC Twin Towers tại số 265 Cầu
Giấy, Hà Nội.

Tháng 06/2019: Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học
FLC và khởi công Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quảng Ngãi.

Tháng 12/2019: Bamboo Airways đón máy bay thân rộng đầu tiên Boeing 787-9
Dreamliner, trở thành Hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam khai thác máy
bay thân rộng; đồng thời Bamboo Airways đạt Chứng nhận đánh giá An toàn Khai
thác IOSA (IATA Operational Safety Audit), chiếm giữ hơn 12% thị phần hàng không
Việt Nam.
1.5. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn

11
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức của tập đoàn

11
1.6. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
1.6.1. Sứ mệnh

Phát triển Tập đoàn kinh tế đa ngành hoạt động hiệu quả mang tầm quốc tế,
đóng góp lớn vào sự thịnh vượng của Việt Nam.

1.6.2. Tầm nhìn

Kiến tạo và phát triển hệ sinh thái kinh tế toàn diện, cung cấp sản phẩm dịch vụ
Việt Nam đẳng cấp quốc tế tới thị trường trong và ngoài nước.

1.6.3. Giá trị cốt lõi

1. Tiên phong: Luôn đi đầu trong tư duy khám phá, dám nghĩ dám làm những
ngành nghề và thị trường mới tiềm năng.

2. Kiến tạo: Không ngừng đổi mới, sáng tạo hướng tới những sản phẩm dịch vụ
mới hoàn thiện hơn, giá trị tốt đẹp hơn, cách làm hiệu quả hơn.

3. Tận tâm: Luôn tận tâm trong mọi suy nghĩ, quyết định và hành động.

4. Tín nghĩa: Luôn coi trọng chữ tín trong mọi quan hệ, hướng tới sự gắn kết
bền vững.

5. Nhân văn: Luôn xem con người là trung tâm, phát triển vì con người, hướng
tới phát triển chung của cộng đồng và sự thịnh vượng của quốc gia.

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC TRONG GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

2.1. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu

Bất động sản

Là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn FLC, trên tất cả các phân khúc
như: Bất động sản nhà ở – văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản khu
công nghiệp.

12
Tính tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn đã nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý
cho gần 300 dự án, toạ lạc tại những bãi biển và những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam,
đưa FLC trở thành thương hiệu bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Vận tải hàng không

Bamboo Airways là hãng hàng không thuộc sở hữu của Tập đoàn FLC, được
định hướng xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao cùng những trải nghiệm tuyệt vời từ tinh
thần hiếu khách và sự phục vụ tận tâm trên từng dặm bay. Cho tới đầu năm 2021,
Bamboo Airways tuy không còn là công ty con của FLC nhưng vẫn nằm dưới sự điều
hành của chủ tịch Tập đoàn Trịnh Văn Quyết.

Hãng đặt mục tiêu trong năm 2020 dự kiến phát triển đội bay lên 40 chiếc, bao
gồm tàu thân rộng với các dòng máy bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của Airbus và
Boeing (A321 Neo, Boeing 787-9 Dreamliner…); khai thác 85 đường bay nội địa và
quốc tế đến các trung tâm kinh tế, du lịch lớn; thực hiện hơn 57.000 chuyến bay, vận
chuyển hơn 8 triệu hành khách, với tỷ lệ lấp đầy gần 80%, trở thành một thương hiệu
uy tín, một lựa chọn hàng đầu cho du khách trong và ngoài nước khi đến Việt Nam.

Dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng, sân golf

Là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong ngành khách sạn du lịch nghỉ
dưỡng tại Việt Nam, Tập đoàn FLC sở hữu hệ thống quần thể du lịch nghỉ dưỡng tiêu
chuẩn 5 sao quy mô, đồng bộ tại những khu vực sở hữu bãi biển và thắng cảnh đẹp
nhất Việt Nam. Mỗi quần thể là một tổ hợp dịch vụ cao cấp bao gồm hàng loạt tiện ích
như khách sạn, safari, sân golf, spa, gym, trung tâm hội nghị quốc tế…

Được thi công, thiết kế bởi những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nicklaus
Design, Schmidt – Curley Design, Flagstick, hệ thống sân golf của Tập đoàn FLC đã
giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế uy tín nhờ thiết kế độc đáo và cơ
sở vật chất cao cấp, đồng bộ đạt tiêu chuẩn 5 sao.

13
Đây cũng là địa điểm đăng cai và tổ chức hàng trăm giải golf chuyên nghiệp,
bán chuyên nghiệp và nghiệp dư… thu hút sự tham gia của hàng vạn golfer trong và
ngoài nước.

Du lịch, vận tải du thuyền

Với hệ thống du thuyền cao cấp như du thuyền Jeanneau Leader 46, Jeanneau
NC14 – hai sản phẩm rất được ưa chuộng của nhãn hiệu Jeanneau (Pháp) và Galeon
660 Fly – tuyệt tác 3,5 triệu USD thuộc phân khúc cao cấp của hãng Galeon, du khách
đến nghỉ dưỡng tại hệ thống quần thể FLC Hotels & Resorts sẽ được khám phá những
vùng biển tuyệt đẹp và tận hưởng sự thư giãn tuyệt vời trên du thuyền hạng sang.

Đây là một phương thức hữu hiệu giúp hệ thống quần thể nghỉ dưỡng của FLC
gia tăng hệ tiện ích quy mô đã hiện hữu, qua đó mang đến cho du khách những trải
nghiệm nghỉ dưỡng mới lạ và độc đáo.

Nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao với thương hiệu FLC FAM là một trong những
lĩnh vực đầu tư trọng điểm của FLC trên nhiều tỉnh thành Việt Nam như: Vĩnh Phúc,
Hà Tĩnh, Bình Định và sắp tới là Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận, Sóc Trăng… Các
sản phẩm mà công ty định hướng tập trung sản xuất bao gồm các loại cây ăn trái, các
loại rau màu và dược liệu.

Y dược

2018 và 2019 là hai năm bản lề cho hoạt động trong lĩnh vực y tế của Tập đoàn
FLC, khởi động bằng dự án Khu công nghiệp Y Dược Công nghệ cao FLC Vân Đồn
tại Quảng Ninh, đã được Bộ Y tế chấp thuận về đề xuất đầu tư trong năm 2018. Dự
kiến đây sẽ là Tổ hợp khu công nghiệp Y Dược Công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam.

14
Dự án thu hút sự quan tâm của hơn 50 đối tác quốc tế, trong đó có 19 Tập đoàn
hàng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực y dược đã ký thỏa thuận ghi nhớ và cam kết đầu tư
tại đây.

Giáo dục

Đầu tư vào giáo dục đào tạo còn thể hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn FLC
đối với một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của đất nước. Được xây dựng
theo các tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế, hệ thống đào tạo đại học và sau đại học như
Đại học FLC, Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways…sẽ góp phần cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực.

Các chuyên ngành đào tạo chính: chuyên ngành công nghệ cao (công nghệ kỹ
thuật điện tử viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự
động hóa…); chuyên ngành du lịch (quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách
sạn, du lịch điện tử…); chuyên ngành hàng không (kỹ thuật hàng không, quản lý hoạt
động bay, quản trị kinh doanh, công nghệ kỹ thuật điện tử và truyền thông hàng
không…)

Khai thác, chế biến khoáng sản

Là lĩnh vực truyền thống của Tập đoàn FLC, mảng khai thác và chế biến
khoáng sản được FLC tập trung vào hoạt động chính như: Khai thác và chế biến đá tự
nhiên, các loại vật liệu xây dựng, kinh doanh thiết bị, đầu tư công nghệ cao… với
thương hiệu FLC STONE.

Nước uống tinh khiết

Bamboo – thương hiệu nước tinh khiết đóng chai là một sản phẩm cao cấp
thuộc Công ty Cổ phần nước giải khát FLC (Công ty con của Tập đoàn FLC). Với
chiến lược đúng đắn và táo bạo, Bamboo đã và đang là “điểm sáng” trong thị trường
nước uống đóng chai hiện nay tại Việt Nam.

15
Đầu tư tài chính

Với thế mạnh về đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm và nhiều thành tựu nổi
bật trong hoạt động đầu tư, Tập đoàn FLC đang triển khai nhiều hoạt động tư vấn đầu
tư và quản lý dự án, đồng thời hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và
ngoài nước nhằm phát triển chuyên nghiệp trong công nghệ đầu tư, quản lý, tiếp thị và
điều hành các dự án bất động sản và làm tăng giá trị thương hiệu của FLC.

2.2. Các đối thủ cạnh tranh chính

Công ty cổ phần tập đoàn FLC là một công ty có quy mô lớn, hoạt động kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hai lĩnh vực chính: bất động sản và du lịch.
Trong thời kỳ dân số vàng và xu hướng hội nhập phát triển lớn mạnh như hiện nay,
hai ngành bất động sản và du lịch luôn luôn chiếm ưu thế. Tận dụng cơ hội đó, Việt
Nam ta càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp nước ngoài sở hữu
tiềm lực tài chính mạnh mẽ hoạt động kinh doanh 2 lĩnh vực trên đều tăng lên một
cách đáng kể. Chính vì lý do này, hiện nay FLC luôn phải cạnh tranh gay gắt với
nhiều đối thủ khác có tuổi đời thấp hơn, không những thế doanh nghiệp còn phải đối
đầu với các ông lớn được sáng lập cùng thời như Vingroup, Novaland, Sun Group,…

Tập đoàn Vingroup

Có tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập năm 1993 tại Ucraina.
Vào đầu những năm 2000, tập đoàn Technocom trở về Việt Nam và đầu tư mạnh vào
lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược là Vincom và
Vinpearl. Đầu năm 2012, hai thương hiệu sát nhập với tên gọi Công ty cổ phần tập
đoàn Vingroup.

Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Vingroup đã có gần 30 năm tuổi đời với
nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ. Các dự án bất động sản của tập đoàn trải dài từ Bắc
vào Nam, từ những căn hộ biệt thự cao cấp cho tới phân khúc nhà ở bình dân dành
cho những lao động có thu nhập thấp.

16
Về hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl, Vingroup hiện
đang có tổng cộng 18 khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp trải dài khắp Việt Nam từ
Phú Quốc, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải
Phòng, Hạ Long.

Không chỉ tập trung đầu tư vào bất động sản và du lịch, Vingroup còn đầu tư
phát triển về lĩnh vực giáo dục. Thành lập vào năm 2013, hệ thống Vinschool trực
thuộc Vingroup hiện đã sở hữu hơn 35 cơ sở uy tín trên toàn quốc tập trung tại Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng với hơn 30.000 học sinh trên cả nước và trường đại
học đầu tiên VinUni với tổng số vốn đầu tư 6.500 tỷ đồng.

Tập đoàn Sun Group

Tập đoàn Sun Group được thành lập năm 2007, hoạt động với 4 lĩnh vực chính:
Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, bất động sản cao cấp, đầu tư hạ tầng.

Thế mạnh của Sun Group nằm ở lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, doanh nghiệp
này sở hữu nhiều quần thể nghỉ dưỡng nổi tiếng nằm ở các vị trí đắc địa của những
thành phố thu hút nhiều khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài như Đà Nẵng,
Sapa, Phú Quốc,… Qua mỗi mùa du lịch, người ta không thể không nhắc đến Sun
Group là địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn. Sun Group cũng rất tự hào khi đã
tự mình ghi được dấu ấn riêng trong lòng người dân nội địa và khách du lịch ngoại
quốc.

Ngoài hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng, Sun Group còn xây dựng
thương hiệu tổ hợp vui chơi giải trí Sun World trên khắp cả nước, như Sun World Ba
Na Hills và Sun World Danang Wonders tại Đà Nẵng, Sun World Hon Thom Nature
Park tại Nam Phú Quốc, Sun World Halong Complex tại Hạ Long (Quảng Ninh), Sun
World Fansipan Legend tại Sa Pa (Lào Cai)…

Với lĩnh vực bất động sản, Sun Group hiện tại đang tạo nên thế mạnh ở miền
Bắc với những tòa nhà phức hợp cao cấp như: Sun Grand City Thuy Khue Residence
tại Thụy Khuê, Sun Grand City Ancora Residence tại ngay trung tâm phố cổ Hà Nội,
và cuối cùng là Premier Village Ha Long Bay resort tại Hạ Long.

17
Không chỉ đầu tư các công trình du lịch tầm cỡ quốc tế, Sun Group còn cùng
các địa phương cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống hạ tầng giao thông, tạo động lực
cho du lịch phát triển… Đó là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng hành khách
quốc tế Hòn Gai tại Quảng Ninh, các cao tốc hiện đại.... dần được hoàn thiện và đưa
vào khai thác.

Tập đoàn Novaland

Novaland Group là một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực đầu tư và
phát triển bất động sản. Tính đến hiện tại, Novaland có tổng quỹ đất khoảng 10.600 ha
và phát triển 3 dòng sản phẩm chủ lực: bất động sản đô thị, bất động sản du lịch và bất
động sản công nghiệp.

Trải qua hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Novaland hiện sở hữu
danh mục gần 50 dự án bất động sản; không chỉ dừng lại ở các dự án bất động sản nhà
ở tại Trung tâm TP.HCM, Tập đoàn còn đầu tư mạnh mẽ loạt dự án bất động sản quy
mô lớn, với những công trình và sản phẩm dẫn đầu xu hướng, tác động tích cực đến
quá trình phát triển đô thị và phát triển du lịch tại các tỉnh thành phía Nam.

Không chỉ thành công trong việc phát triển các dự án bất động sản nhà ở,
Novaland đang cố gắng mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại các
thành phố có tiềm năng du lịch lớn như: Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết -
Bình Thuận, Cam Ranh - Khánh Hòa... Cụ thể là các dự án bất động sản nghỉ dưỡng
như NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm, NovaWorld Mekong…

2.3. Định hướng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh

Bước sang năm đầu tiên của thập kỷ phát triển thứ 3, Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy
mạnh đầu tư trọng điểm xoay quanh 3 trụ cột chính là Bất động sản, Hàng không và
Du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp chặt chẽ cùng các lĩnh vực kinh doanh bổ trợ nhằm tạo
nên dấu ấn bứt phá trong hệ sinh thái kinh tế FLC. Theo đó, số lượng dự án nghiên

18
cứu đầu tư của FLC đang được phủ rộng khắp các tỉnh, thành cả nước với khoảng trên
400 dự án.

Với phương châm chủ động nắm bắt cơ hội, linh hoạt ứng biến, các sản phẩm,
dịch vụ thương hiệu FLC sẽ liên tục được nghiên cứu kĩ lưỡng và cải tiến để phù hợp
trong bối cảnh bình thường mới với những nhu cầu mới từ thị trường. Để thực hiện
được điều này, quá trình cải tổ bộ máy và thúc đẩy số hoá được Tập đoàn triển khai
mạnh mẽ và đồng bộ trên toàn hệ thống, không chỉ với hàng không mà còn là những
lĩnh vực cốt lõi như bất động sản hay du lịch nghỉ dưỡng.

Hơn nữa, quá trình cải tổ toàn diện và mạnh mẽ về bộ máy đã được khởi động
từ các năm trước và sẽ tiếp tục đẩy mạnh, thông qua nhiều giải pháp: tối ưu hoá nguồn
nhân lực cũng như bộ máy vận hành; tái cấu trúc lại các ngành, nghề kinh doanh chủ
yếu cũng như nguồn vốn đầu tư tại đơn vị thành viên; nâng cao năng lực tài chính và
tái cấu trúc nguồn tài chính nhằm đảm bảo khả năng vận hành xuyên suốt và ổn định
cho các dự án chiến lược; tiếp tục đầu tư và thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện chuyển
đổi số trong doanh nghiệp. Về kế hoạch tái cấu trúc bộ máy, HĐQT tiếp tục chỉ đạo
BTGĐ bám sát kế hoạch sắp xếp, cải tổ toàn diện và mạnh mẽ về lĩnh vực hoạt động,
vốn đầu tư, bộ máy vận hành và nhân lực triển khai, tiếp tục đầu tư và thúc đẩy mạnh
hơn việc thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

2.4. Tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tập
đoàn FLC giai đoạn 2019 – 2021
2.4.1. Phân tích báo cáo cân đối tài sản

Bảng 2.4.1: Báo cáo cân đối tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC giai đoạn
2019 – 2021

19
 Chỉ tiêu Năm 2019 (VNĐ) Năm 2020 (VNĐ) Năm 2021 (VNĐ) Tỷ trọng 2019-2020 (%) Tỷ trọng 2020–2021 (%)
Tài sản ngắn hạn 17,587,173,376,330 19,915,582,439,588 12,119,615,473,692 13.24% -39.15%
Tiền và các khoản tương
632,957,166,380 1,215,018,913,153 140,802,775,390 91.96% -88.41%
đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn 187,890,257,146 88,129,199,729 266,611,140,882 -53.10% 202.52%
Các khoản phải thu ngắn
14,207,866,179,986 14,761,196,679,433 9,008,494,834,448 3.89% -38.97%
hạn

2.4.1a. Tình hình tài sản


Hàng tồn kho 1,581,702,102,849 2,683,007,820,690 1,385,907,514,025 69.63% -48.35%
Tài sản ngắn hạn khác 976,757,669,969 1,168,229,826,583 1,317,799,208,947 19.60% 12.80%
Tài sản dài hạn 14,425,540,763,947 17,921,254,692,361 18,399,249,626,774 24.23% 2.67%

20
Các khoản phải thu dài hạn 1,754,005,720,798 6,168,719,306,996 31,302,458,520 251.69% -99.49%

Tài sản cố định 2,897,138,016,617 2,854,583,826,412 210,767,534,555 -1.47% -92.62%


Bất động sản đầu tư 1,353,474,142,042 971,815,646,462 2,499,040,159,427 -28.20% 157.15%
Tài sản dở dang dài hạn 5,446,989,943,105 5,325,875,174,385 6,659,236,412,770 -2.22% 25.04%
Đầu tư tài chính dài hạn 1,943,908,999,536 1,477,781,673,064 8,974,247,359,775 -23.98% 507.28%
Tài sản dài hạn khác 1,030,023,941,849 1,122,479,065,042 24,655,701,727 8.98% -97.80%
Tổng cộng tài sản 32,012,714,140,277 37,836,837,131,949 30,518,865,100,466 18.19% -19.34%
Nợ phải trả 20,367,869,215,059 24,411,929,793,674 20,787,206,772,935 19.86% -14.85%
Nợ ngắn hạn 15,377,170,548,735 18,009,260,946,722 11,924,331,021,758 17.12% -33.79%
Nợ dài hạn 4,990,698,666,324 6,402,668,846,952 8,862,875,751,177 28.29% 38.42%
Vốn chủ sở hữu 11,644,844,925,218 13,424,907,338,275 9,731,658,327,331 15.29% -27.51%
Tổng cộng nguồn vốn 32,012,714,140,277 37,836,837,131,949 30,518,865,100,466 18.19% -19.34%
Thông qua các số liệu đã tính toán ở bảng 2.5.1, có thể có nhận xét khái
quát về tình hình tài sản của công ty như sau:
● Tài sản ngắn hạn
Danh mục tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong cả 3 năm đều không
ổn định. Năm 2019, ghi nhận giá trị tài sản ngắn hạn là hơn 17.000.000 triệu
đồng nhưng đến năm 2020, giá trị tăng vọt lên thành gần 20.000.000 triệu đồng
và giảm xuống còn hơn 17.500.000 triệu đồng vào năm 2021. Chi tiết của việc
tăng giảm thất thường như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Nhìn chung lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền không chiếm
tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu tổng tài sản của công ty. Tỷ trọng tiền và các
khoản tương đương tiền trên tổng tài sản trong giai đoạn 2019 – 2021 lần lượt
là 1.98%; 3.21% và 0.52% tương ứng với giá trị là 632.957 triệu đồng,
1.215.018 triệu đồng, 176.150 triệu đồng. Khoản mục này của công ty tăng
giảm không đồng đều. Trong năm 2020, danh mục tiền gửi ngân hàng và các
khoản tương đương tiền tăng mạnh so với năm 2019. Điều này cho thấy rằng
doanh nghiệp đang có kế hoạch đầu tư vào nhiều dự án trọng điểm, cũng như
tăng khả năng thanh toán, tạo lòng tin đối với các chủ nợ.
Tuy nhiên, đến năm 2021, khoản mục này của công ty đã giảm mạnh
85,50% tương ứng với 1.038.868 triệu đồng so với năm 2020, cụ thể là giảm
tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá
3 tháng.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong
tổng cơ cấu tài sản của công ty. Năm 2020 khoản mục này đã giảm mạnh
53,10% tương ứng với 99,761 triệu đồng so với năm 2019. Điều này cho thấy
vào năm 2020, công ty đã giảm đầu tư tiền mặt vào cổ phiếu và trái phiếu, mà
thay vào đó là đầu tư vào các dự án tiềm năng mà công ty sở hữu. Nhưng đến
năm 2021, khoản mục này đã tăng lên 187.482 triệu đồng thành 275.611 triệu
đồng, chứng tỏ thời gian này công ty muốn

21
tìm kiếm lợi nhuận cao hơn bằng cách đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thay vì đem tiền mặt
thặng dư đi gửi tiết kiệm.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng giảm không đồng đều.
Trong đó khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng luôn có tỷ trọng lớn nhất
trong cơ cấu tổng tài sản. Tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản trong 3 năm
từ 2019 – 2021 lần lượt là 44,98%; 39,01% và 40,21% . Trong giai đoạn từ
2019 – 2020, khoản mục này tăng nhẹ 3,89%. Do một số khoản mục như phải
trả cho người bán, phải thu về cho vay và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
có dấu hiệu tăng nên dẫn đến các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2020
tăng.
Tới giai đoạn 2020 – 2021, chỉ tiêu đã giảm xuống 7,97%. Bởi trong
năm 2021, khoản phải thu khác đã giảm đáng kể. Nhìn chung khoản phải thu
khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu về cho vay trong từng năm đều
tăng nhẹ, không có biến chuyển lớn nhưng công ty vẫn nên lưu ý tiến hành đốc
thúc các doanh nghiệp mua và bán kịp thời trao trả thành phẩm cũng như trả
tiền cho công ty để tránh bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho chiếm tỷ không lớn trong tổng cơ cấu tài sản của công ty.
Cụ thể tỷ trọng của hàng tồn kho trong cơ cấu tổng tài sản qua từ năm 2019 –
2021 lần lượt là 4.94%; 7.09% và 6.39%. Đáng chú ý, trong 3 năm 2019 –
2021, hàng tồn kho của năm 2020 là lớn nhất với con số 2.683 triệu đồng, tăng
69,63% so với năm 2019 do hàng hóa bất động sản tăng mạnh. Diễn biến dịch
bệnh trong năm này cũng đã làm cho số lượng mặt hàng bán đi của FLC bị
giảm. Bên cạnh đó, việc hàng tồn kho chiếm số lượng lớn sẽ khiến doanh
nghiệp có những ảnh hưởng về giá, gia tăng chi phí dự trữ, chi phí thanh lý
hàng tồn kho hay chi phí cải tiến sản phẩm lỗi thời,… đồng thời cũng làm cho
doanh nghiệp mất nhiều thời gian xử lý hàng tồn kho. Tuy nhiên, đến năm
2021, FLC đã giải quyết được lượng nhỏ hàng tồn kho khi chỉ tiêu này giảm
19,53%.
• Tài sản dài hạn

22
Tài sản dài hạn của FLC từ 2019 – 2021 không biến động nhiều và có xu
hướng tăng giảm không đồng đều. Khoản mục này đã gây sự chú ý khi năm 2020, có
khá nhiều danh mục nhỏ tăng vọt lên so với 2019 và trở thành năm có tổng tài sản dài
hạn lớn nhất trong 3 năm. Cụ thể như sau:

Các khoản phải thu dài hạn

Các khoản phải thu dài hạn trong giai đoạn 2019 – 2020 của Tập đoàn FLC
tăng giảm thất thường. Cụ thể, với năm 2019 là 1.754.005 triệu đồng. Sang năm 2020
đã tăng mạnh lên 6.168.719 triệu đồng, vì có khá nhiều công ty nợ dài hạn hàng hóa
với FLC, đặc biệt là FLC Travel với khoản nợ có giá trị 700.000 triệu đồng. Tới năm
2021 các khoản phải thu dài hạn của doanh nghiệp giảm hơn 99%, tương đương với
hơn 6.000.000 triệu đồng so với năm 2019 xuống còn 31.442 triệu đồng. Điều này cho
thấy số lượng các công ty còn tồn đọng khoản nợ dài hạn đối với FLC không còn
nhiều.

Tài sản cố định

Tài sản cố định của FLC tăng trưởng không đồng đều trong giai đoạn 2019 –
2021. Năm 2020 chỉ tiêu này đã giảm nhẹ 1,47% so với năm 2019, tới năm 2021 lại
tăng lên 17,42%, cụ thể từ 2.854 triệu đồng lên 3.351 triệu đồng. Tài sản cố định tăng
cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư máy móc trang thiết bị, kỹ thuật và nhà cửa, vật
tư kiến trúc. Trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có ảnh hưởng tính
chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nên ta cần xem xét chi
tiết các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp có được quản lý và khai thác sử dụng đúng
mục đích, có hiệu quả hay không, đồng thời kiểm tra chi tiết danh mục các TSCĐ
được đầu tư tăng thêm trong năm có thực sự cần thiết và đảm bảo khả năng hoàn trả
nguồn hay không.

Bất động sản đầu tư

Khoản mục bất động sản đầu tư trong năm 2019 – 2021 có xu hướng giảm. Cụ
thể là trong năm 2019 với 1.353.474 triệu đồng, vào năm này doanh nghiệp đã mạnh
tay đầu tư vào các dự án khu quẩn thể nghỉ dưỡng, đô thị hiện đại. Đến năm 2020, con

23
số giảm xuống còn 971.815 triệu đồng. Đáng chú ý, vào năm 2021, bất động sản đầu
tư của doanh nghiệp lại giảm mạnh xuống 92,45% thành 73.358 triệu đồng, do một số
các dự án của FLC đang dần hoàn thành và doanh nghiệp cũng không mở rộng thêm
đầu tư do đại dịch bùng phát.

Tài sản dở dang dài hạn

Tài sản dở dang dài hạn của doanh nghiệp trong 3 năm 2019 – 2021 chiếm tỷ
trọng khá trên cơ cấu tổng tài sản, lần lượt là 17,02%; 14,08% và 21,45%. Năm 2020,
khoản mục này của FLC đã giảm 2,22% so với 2019 do doanh nghiệp đã giảm việc
mua sắm tài sản cố định và giảm chi phí đầu tư xây dựng, chi phí sửa chữa cho một số
dự án chuẩn bị hoàn thành. Tuy nhiên, đến năm 2021, tài sản dở dang dài hạn đã tăng
lên hơn 36% tương ứng với 1.920.007 triệu đồng. Bởi trong năm này, FLC cố gắng
tập trung đầu tư và chịu nhiều chi phí cho những dự án trọng điểm, điển hình là khu
nghỉ dưỡng Quảng Bình và dự án FLC Premier Park để chuẩn bị trong tương lai khi
đại dịch được kiểm soát và nhu cầu du lịch của người dân tăng lên.

Đầu tư tài chính dài hạn

Tình hình đầu tư tài chính của FLC trong 3 năm tăng giảm không đồng đều.
Năm 2020 giảm 23,98% tương đương với 466.127 triệu đồng so với 2019. Sang năm
2021, danh mục này tăng mạnh 234,29% ứng với gần 3.400 triệu đồng. Nguyên nhân
chủ yếu khiến khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2021 tăng là do tăng đầu tư vào
công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đồng thời tăng góp vốn vào các đơn vị khác,
đặc biệt là đầu tư cho Công ty Cổ phần hàng không Bamboo Airways.

Kết luận: Nhìn chung, có thể thấy được rằng trong vòng 3 năm từ 2019 –
2021, danh mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng trưởng
không đồng đều. Hai danh mục này đạt giá trị lớn nhất là vào năm 2020, lần lượt là
hơn 19.000.000 triệu đồng và gần 18.000.000 triệu đồng. Trong năm này, doanh
nghiệp sở hữu tổng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao và thời gian luân chuyển
nhanh chóng. Tài sản dài hạn cũng tăng mạnh do các khoản phải thu dài hạn tăng, với
tình hình này không có nghĩa là công ty bị chiếm dụng vốn bởi sang đến năm 2021,
các khoản phải thu dài hạn đã được giải quyết khá triệt để.

24
Cho đến năm 2021, tính thanh khoản của doanh nghiệp đã bị kém đi do lượng
tiền đột ngột giảm mạnh. Lượng vốn của năm này vẫn bị chiếm dụng khá lớn do các
khoản phải thu của doanh nghiệp giảm không đáng kể. Cùng với đó, doanh nghiệp đã
tập trung góp vốn đầu tư tài chính, đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết để thu
lời, nhằm giảm thiểu sự khó khăn bởi đại dịch.

2.4.1b. Tình hình nguồn vốn

Căn cứ vào bảng phân tích nguồn vốn ta thấy: Tổng nguồn vốn của FLC đạt
con số cao nhất vào năm 2020, tăng 18,19% so với năm 2019. Điều này cho thấy
trong năm này, doanh nghiệp đang cố gắng tạo tăng khả năng cạnh tranh, tăng quy mô
lãi. Nhưng đến năm 2021, đã giảm xuống 4.049.400 triệu đồng, tương ứng với
10,70% so với 2020. Nguyên nhân giảm là do khó khăn thời buổi dịch bệnh nên doanh
nghiệp đã không có ý định đầu tư ngắn hạn cho các dự án nhiều như năm 2020.

Để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn này, tiến
hành phân tích từng khoản mục như sau:

 Nợ phải trả

Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó nợ ngắn
hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

Nợ ngắn hạn

Các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng giảm không đồng đều. Tỷ lệ nợ ngắn
hạn trên tổng nguồn vốn trong giai đoạn này lần lượt là 75,50%, 73,77% và 66,29%.

Năm 2020, khoản mục này tăng 2.632.090 triệu đồng tương ứng hơn 17,12%
so với năm 2019, năm 2021 khoản mục này giảm 11.42% tương đương 2.057.316
triệu đồng so với năm trước.

Khoản phải trả cho người bán tăng trong năm 2020 và giảm mạnh vào năm
2021. Cụ thể năm 2019 là 2.620.287 triệu đồng, năm 2020 là 3.574.494 triệu đồng và
năm 2021 là 1.989.328 triệu đồng. Qua đó có thể thấy được rằng, trong năm 2020,
việc tỷ trọng của khoản mục này tăng là do FLC thực hiện nhiều cuộc mua bán

25
nguyên vật liệu xây dựng. Tới năm 2021, FLC đã hoàn thành nhiều khoản phải trả tồn
đọng trong năm 2020, thời gian này doanh nghiệp cũng đầu tư vật liệu xây dựng ít
hơn do gặp nhiều khó khăn giữa tình hình dịch bệnh nên số tiền phải trả người bán đã
giảm đáng kể.

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong 3 năm 2019 – 2021 lần lượt là
3.169.602 triệu đồng, 4.336.260 triệu đồng và 2.034.891 triệu đồng. Trong năm 2020,
FLC đã vay nợ thêm một số ngân hàng khác ngoài những ngân hàng đã được liệt kê
trong năm 2019 để đầu tư vào những dự án bất động sản và hàng không. Tới năm
2021, doanh nghiệp đã giải quyết khá ổn thỏa một số khoản nợ đến hạn phải trả với
bên ngân hàng.

Nợ dài hạn

Nợ dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn
của công ty. Cụ thể tỷ trọng nợ dài hạn trong giai đoạn 2019 – 2021 của FLC lần lượt
là 24.50%; 26,23% và 33,71%. Nợ dài hạn của công ty trong giai đoạn này có xu
hướng tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2020, cụ thể là tăng hơn 28% so với năm 2019.
Khoản mục này tăng cao cho thấy doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng cơ sở
hạ tầng và mở rộng sản xuất quy mô lớn. Đến năm 2021, lại tăng thêm 26,71%, do
vay thêm nợ dài hạn từ một số ngân hàng và tăng lượng trái phiếu phát hành để bổ
sung vốn lưu động, giúp doanh nghiệp giữ dòng tiền ổn định cũng như đầu tư chi phí
sửa chữa, xây lắp cho các dự án.

 Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của FLC giai đoạn này có xu hướng
giảm dần, lần lượt là 36,38%, 35,48% và 28,78%. Xét về giá trị vốn chủ sở hữu, công
ty không giữ được mức độ ổn định. Năm 2020 tăng 1.780.062 triệu đồng tương ứng
15,29% so với năm 2019, năm 2020 tăng 898.640 triệu đồng so với năm trước đó
tương ứng 28%, năm 2021 giảm mạnh 3.702.316 triệu đồng so với năm 2010 tương
ứng 27,58%. Điều này cho thấy trong năm 2021, do đại dịch COVID19 bùng phát
nghiêm trọng ở mức khẩn cấp, doanh nghiệp sử dụng vốn bị lỗ và đành phải chấp
nhận thoái vốn khỏi một số công ty con.

26
Kết luận: Doanh nghiệp cần phải lập tức xem lại mối quan hệ giữa nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu của mình, bởi giá trị danh mục nợ phải trả của doanh nghiệp cao
hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu. Điều này nếu kéo dài thêm sẽ làm ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng
toàn bộ tài sản chủ yếu đều là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ, gặp nhiều áp
lực về mặt tài chính, dẫn tới thực hiện khả năng trả nợ kém. Để khắc phục được tình
hình này, FLC nên cố gắng sở dụng vốn chủ sở hữu đúng mục đích, có hiệu quả để
tăng khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh gây ấn tượng xấu với các chủ nợ
cũng như các cổ đông góp vốn.

2.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận

Bảng 2.4.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
Tập đoàn FLC giai đoạn 2019 – 2021

27
Chênh lệch số tiền Chênh lệch số tiền Chênh lệch tỷ trọng Chênh lệch tỷ trọng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
2019-2020 2020-2021 2019-2020 2020-2021

Doanh thu bán hàng 15,927,525,627,320 13,501,772,725,276 6,882,325,507,566 (2,425,752,902,044) (6,619,447,217,710) -15.23% -49.03%
Các khoản giảm trừ 146,776,197,894 13,371,885,312 110,433,843,021 (133,404,312,582) 97,061,957,709 -90.89% 725.87%
Doanh thu thuần 15,780,749,429,426 13,488,400,839,964 6,771,891,664,545 (2,292,348,589,462) (6,716,509,175,419) -14.53% -49.79%
Giá vốn hàng bán 16,791,731,101,531 16,660,432,892,449 6,359,118,464,375 (131,298,209,082) (10,301,314,428,074) -0.78% -61.83%
Lợi nhuận gộp (1,010,981,672,105) (3,172,032,052,485) 412,773,200,170 (2,161,050,380,380) 3,584,805,252,655 213.76% -113.01%
Doanh thu HĐTC 3,792,325,539,740 5,459,999,966,650 1,463,180,233,035 1,667,674,426,910 (3,996,819,733,615) 43.97% -73.20%
Chi phí HĐTC 554,495,762,248 895,926,225,149 444,735,070,985 341,430,462,901 (451,191,154,164) 61.57% -50.36%
Trong đó: Chi phí lãi
vay 521,902,166,727 562,522,614,831 374,936,412,236 40,620,448,104 (187,586,202,595) 7.78% -33.35%

28
Chi phí bán hàng 628,415,590,609 351,265,639,183 213,590,861,747 (277,149,951,426) (137,674,777,436) -44.10% -39.19%
Chi phí quản lý doanh
nghiệp 833,455,510,975 594,970,549,115 619,253,613,871 (238,484,961,860) 24,283,064,756 -28.61% 4.08%
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD 765,021,395,616 447,667,174,246 96,436,077,249 (317,354,221,370) (351,231,096,997) -41.48% -78.46%
Thu nhập khác 121,980,096,011 31,871,221,138 140,011,868,699 (90,108,874,873) 108,140,647,561 -73.87% 339.31%
Chi phí khác 103,841,295,569 58,268,335,676 73,726,452,063 (45,572,959,893) 15,458,116,387 -43.89% 26.53%
Lợi nhuận khác 18,138,800,442 (26,397,114,538) 66,285,416,636 (44,535,914,980) 92,682,531,174 -245.53% -351.11%
Tổng lợi nhuận KTTT 783,160,196,058 421,270,059,708 162,721,493,885 (361,890,136,350) (258,548,565,823) -46.21% -61.37%
Chi phí thuế TNDN
hiện hành 98,048,958,306 115,648,079,704 86,229,635,016 17,599,121,398 (29,418,444,688) 17.95% -25.44%
Lợi nhuận sau thuế
TNDN 695,926,118,726 307,994,159,974 83,599,923,267 (387,931,958,752) (224,394,236,707) -55.74% -72.86%
Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn FLC theo
phương pháp so sánh: Dựa vào các chỉ tiêu đã được tính toán trên báo cáo kết quả
kinh doanh và các chỉ tiêu tỷ suất chi phí, lợi nhuận sau đó so sánh số tuyệt đối và
tương đối giữa kỳ phân tích với các kỳ trước đó. Từ đó xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến mức tăng, giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Từ bảng 2.5.2, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty
trong 3 năm 2019 – 2021 có xu hướng giảm dần, lần lượt là 15.927.525 triệu đồng,
13.501.772 triệu đồng và 6.882.325 triệu đồng. Vào năm 2019, toàn cảnh ngành bất
động sản và ngành du lịch đều ổn định, vì thế doanh thu của FLC vào thời điểm đó là
một bước đột phá. Đến giai đoạn 2020 – 2021, từ khi bắt đầu dịch bệnh COVID19 cho
tới khoảng thời gian về sau, doanh thu từ việc buôn bán bất động sản, kinh doanh khu
du lịch nghỉ dưỡng của FLC đều trở nên giảm sút.

Giá vốn hàng bán trong giai đoạn 2019 – 2021 có xu hướng giảm dần. Cụ thể
trong năm 2019 là 16.791.731 triệu đồng, FLC đã chi ra khá nhiều vốn đầu tư cho các
dự án bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng. Sang tới năm 2020, chỉ tiêu này giảm
xuống 131.298 triệu đồng, tương ứng với 0,78% so với năm 2019. Khoản mục này
giảm không đáng kể bởi sang năm 2020, mặc dù có nhiều vướng mắc khó khăn nhưng
FLC vẫn đẩy mạnh đầu tư cho các dự án trọng điểm của mình để phục vụ các khách
hàng vào cuối năm khi tình hình dịch bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, đến năm 2021,
giá vốn hàng bán của công ty đã giảm sút cực mạnh xuống còn 6.771.891 triệu đồng,
tương ứng với giảm 61,83% so với năm 2020. Ngoài vướng mắc thủ tục đất đai trong
lĩnh vực bất động sản, FLC còn gặp khó khăn trong mảng du lịch khiến cho việc đầu
tư không được suôn sẻ. Có thể thấy đây là một năm khó khăn đối với toàn bộ các
doanh nghiệp nói chung và FLC nói riêng.

Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2019 – 2021 tăng giảm không đồng
đều. Trong năm 2019 đạt 3.792.325 triệu đồng. Đến năm 2020, chỉ tiêu này lớn nhất
với 5.459.999 triệu đồng, tăng 43,97% so với năm 2019. Doanh thu hoạt động tài
chính năm này tăng mạnh nguyên nhân chủ yếu là được hưởng lãi từ cổ tức, lợi nhuận
được chia và đầu tư vào các công ty liên kết, công ty con. Năm 2021, khoản mục này
giảm xuống 3,996,819 triệu đồng, tương đương với 73,20% so với 2020. Ở năm này,

29
công ty chỉ có lãi từ tiền gửi, cho vay và các doanh thu từ việc đầu tư vào công ty liên
kết, công ty con là chủ yếu, lãi thu về không nhiều.

Về chi phí hoạt động tài chính của công ty năm 2019 là 554.495 triệu đồng,
năm 2020 tăng 61,57% so với 2019, lên 895.926 triệu đồng, năm 2021 giảm 50,36%
so với 2019 còn 444.735 triệu đồng. Việc năm 2020 có chi phí tài chính cao là do phát
sinh lỗ bán các khoản đầu tư, trong khi năm 2019 không có khoản này và tăng lỗ
chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Sang năm 2021, chi phí tài chính giảm mạnh bởi chi
phí lãi vay và khoản dự phòng/ hoàn nhập giảm giá các khoản đầu tư giảm rất nhiều
so với năm 2020.

Chi phí bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận trong năm 2019 là 628.415
triệu đồng, năm 2020 là 351.265 triệu đồng và năm 2021 là 213.590 triệu đồng. Điều
này cho thấy từ năm 2020 trở đi, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí cho phù hợp với
tình hình hiện tại của mình. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm thất thường, cụ
thể trong năm 2019 là 833.455 triệu đồng, năm 2020 là 594.970 triệu đồng, năm 2021
là 619.253 triệu đồng.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp giai đoạn 2019 – 2021 có
xu hướng giảm dần, lần lượt là 783.160 triệu đồng, 421.270 triệu đồng và 162.721
triệu đồng. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID19 và do Công ty không còn hợp nhất
báo cáo tài chính của Công ty cổ phần hàng không Bamboo Airways nên doanh thu,
chi phí đều giảm dẫn tới lợi nhuận kế toán trước thuế của năm 2021 giảm hơn hẳn
nhiều so với năm 2019 và năm 2020.

2.5. Phân tích chỉ số tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC

30
Bảng 2.5. Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp FLC
Chênh lệch tương đối
Năm Chênh lệch tuyệt đối
(%)

2019 2020 2021 2019 - 2020 2020 -2021 2019 - 2020 2020 -2021

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn


hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
1.1437 1.1059 1.1056 (0.0379) (0.0002) (3.31) (0.02)
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
Khả năng (Tiền mặt + Đầu tư tài chính ngắn
thanh toán hạn + Phải thu trước ngắn hạn)/ Nợ
ngắn hạn 0.9773 0.8920 0.8800 (0.0853) (0.0120) (8.73) (1.35)
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời =
(Tiền và các khoản tương đương
tiền)/ Nợ ngắn hạn 0.0412 0.0675 0.0110 0.0263 (0.0564) 63.90 (83.63)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu và thu nhập khác của DN
trong kỳ/ tổng tài sản bình quân 0.5451 0.3862 0.2004 (0.1589) (0.1858) (29.15) (48.10)
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Năng lực
doanh thu thuần về bán hàng hóa và
hoạt động
cung cấp dịch vụ/ tài sản cố định
bình quân 5.3558 4.6902 2.1822 (0.6656) (2.5080) (12.43) (53.47)
Hiệu suất sử dụng VCSH = Doanh
thu/ VCSH bình quân 1.5274 1.0761 0.6965 (0.4513) (0.3796) (29.55) (35.27)
ROA = Lợi nhuận/ Tổng tài sản bình
Khả năng quân *100 2.4038 0.8819 0.2474 (1.5219) (0.6344) (63.31) (71.94)
sinh lời ROE = Lợi nhuận/ VCSH bình quân
*100 6.7358 2.4571 0.8599 (4.2787) (1.5972) (63.52) (65.01)

2.5.1. Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp từ năm 2019 cho tới
2021 tăng giảm không đồng đều, đặc biệt là càng ngày hệ số càng có xu hướng giảm,
nhưng luôn lớn hơn 1, chứng tỏ với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp vẫn có thể
trang trải được những khoản nợ.

Bên cạnh đó, hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều nhỏ hơn
và xấp xỉ 1, dao động trong khoảng từ 0,8 – 0,9. Qua đó, có thể cho rằng doanh nghiệp
đảm bảo tạm ổn khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ bằng tài sản của mình.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp trong giai đoạn 2019 –
2021 tăng giảm không đồng đều và chỉ số của 3 năm này luôn nhỏ hơn 0,5.

31
2.5.2. Năng lực hoạt động

Nhìn chung, các chỉ số về năng lực hoạt động của Tập đoàn đều có xu hướng
giảm dần. Mọi chỉ số năng lực hoạt động của FLC chỉ mạnh vào năm 2019, bởi trong
thời gian này, bối cảnh kinh tế đất nước khá ổn định, dân chúng có xu hướng mua bán
bất động sản, trải nghiệm du lịch,… Vì thế mà lượng khách hàng của doanh nghiệp
gia tăng. Từ đó Tập đoàn có thể dễ dàng sử dụng vốn để đầu tư vào tài sản hiện có
nhằm thu hút các giao dịch, đồng nghĩa với việc tăng doanh thu thuần, nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhưng tới giai đoạn 2020 – 2021, đại dịch ập đến bất ngờ khiến Tập đoàn buộc
phải đối mặt. Đứng trước tình hình này, các khách hàng đa phần đều thắt chặt chi tiêu,
không còn giữ xu hướng mua bán bất động sản hay sử dụng dịch vụ du lịch như
khoảng thời gian trước khi xảy ra dịch bệnh. Vì thế, việc sử dụng hiệu quả tài sản cố
định, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu là điều khá khó khăn đối với
một doanh nghiệp có thế mạnh về bất động sản, du lịch, hàng không như FLC. Từ đó
thấy được tổng quan năng lực hoạt động của FLC trở nên kém đi trông thấy.

2.5.3. Chỉ số khả năng sinh lời

2.5.3a. Lợi nhuận/ Tổng tài sản (ROA)

Chỉ số ROA giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử
dụng tài sản của doanh nghiệp, trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.

Năm 2019, chỉ số ROA của doanh nghiệp đạt mức 2,40%, nghĩa là với 100
đồng đầu tư vào tải sản thì doanh nghiệp thu được 2,40 đồng lợi nhuận. Năm 2020,
chỉ số này giảm mạnh xuống 63,31% còn 0,88% và tiếp tục giảm xuống 71,94% so
với 2020 còn 0,25% vào năm 2021.

Qua phân tích trên cho thấy vào năm 2019 doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội
ngành du lịch vận tải đang phát triển, từ đó sử dụng rất hiệu quả tài sản hiện có để thu
được lợi nhuận. Nhưng cho tới năm 2020 và 2021, với 2 năm đầy sóng gió do đại dịch
hoành hành, khó kiếm được lợi nhuận bởi mật độ khách hàng của doanh nghiệp thưa

32
thớt. Tình hình này không chỉ riêng FLC mà các doanh nghiệp khác trong toàn ngành
cũng phải hứng chịu chung.

2.5.3b. Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số đo lường khả
năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Cũng có thể hiểu rằng
chỉ số này đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty. Nhìn chung trong
giai đoạn cả 3 năm, có thể thấy được rằng chỉ số này đang giảm dần và giảm rất mạnh.

Tỷ số ROE của doanh nghiệp trong năm 2019 là 6,74%. Thời điểm này doanh
nghiệp đang sử dụng vốn để thu về lợi nhuận rất hiệu quả. Cho đến năm 2020 giảm
xuống còn 2,46% và 2021 lại tiếp tục giảm sâu xuống còn 0,86%.

Lý do tỷ số cả 3 năm giảm đều là vì vốn chủ sở hữu cùng với lợi nhuận giảm.
Nhất là 2 năm cuối 2020 và 2021 khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, điều này
đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp.

2.6. Kế hoạch phát triển và mục tiêu doanh thu lợi nhuận năm 2022
2.6.1. Kế hoạch phát triển

Trong năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu xúc tiến pháp lý để chính thức
triển khai gần 25 dự án mới tại nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh
Hoá, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ,…
Trong số này, có các dự án hợp phần mới từ những đại dự án đã và đang được FLC
triển khai như FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn,…

Một trong những định hướng chiến lược chính vẫn được doanh nghiệp này theo
đuổi trong mảng bất động sản là mô hình phát triển chuỗi dự án quần thể nghỉ dưỡng
kết hợp sân golf và đô thị sinh thái hiện đại.

Với quỹ dự án đồ sộ này, FLC dự kiến cung cấp ra thị trường hàng nghìn sản
phẩm chủ lực là bất động sản đô thị và bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp như: căn hộ
chung cư, biệt thự, liền kề, shophouse, shopvilla,… Doanh nghiệp còn có kế hoạch

33
triển khai các dự án như Khu đô thị mới Ninh Dương – Móng Cái, Khu dịch vụ
thương mại Cảng Cái Rồng, Khu đô thị kết hợp dịch vụ tại phường Hồng Hải, Hồng
Hà,… trong năm 2022.

Nhiều dự án khác quy mô khác trong khu vực như Hoà Bình, Lào Cai, Tuyên
Quang, Thái Nguyên,… cũng đang được FLC nghiên cứu lập quy hoạch. Đồng thời,
tiếp tục triển khai một số dự án khu đô thị mới tại ngoại thành Hà Nội.

Ở thị trường miền Trung, các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Định,… là
khu vực tập trung nguồn lực đầu tư của FLC với việc ra mắt lần lượt các dự án mới
thuộc đại quần thể FLC Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn và FLC Quảng Bình,… Nhiều dự
án đô thị tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi cũng đã được FLC lên kế hoạch triển
khai trong năm 2022.

Tại khu vực Tây Nam Bộ, FLC vừa qua đã được UBND tỉnh Bạc Liêu chấp
thuận đầu tư nhiều dự án nhà ở như nhà ở mật độ cao Hiệp Thành – Vĩnh Trạch Đông,
nhà ở kết hợp quảng trường Vĩnh Trạch Đông và nhà ở kết hợp công viên cây xanh
Vĩnh Trạch Đông. Dự kiến nhiều hạng mục của các dự án này cũng sẽ được khởi động
trong năm 2022.

2.6.2. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận

FLC cho biết doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2022 là gần
27.000 tỷ đồng, với lợi nhuận ước tính 2.100 tỷ. Trong đó, cơ cấu doanh thu lớn nhất
thuộc về lĩnh vực bất động sản, với mục tiêu hơn 18 ngàn tỷ đồng; chiếm hơn 67%
tổng doanh thu.

Các lĩnh vực thương mại, sản xuất, du lịch và các dịch vụ khác dự tính đóng
góp gần 33% doanh thu. Nếu tính thêm các lĩnh vực bổ trợ như hàng không và mảng
đầu tư thi công, kế hoạch doanh thu của toàn hệ thống ước tính là 42 ngàn tỷ đồng.

34
PHẦN 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN
NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC TRONG GIAI ĐOẠN
TỚI

3.1. Nhận xét chung về doanh nghiệp


3.1.1. Định hướng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh
 Điểm mạnh

Tập đoàn FLC được biết đến với năng lực tạo ra các dự án mới một cách khẩn
trương, tốc độ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn sở hữu quỹ đất lớn trải dài từ Bắc vào
Nam, chính vì thế mà các dự án bất động sản đều có tiềm năng “vàng” khi được nắm
trong tay bởi FLC. Giá thành sản phẩm bất động sản phù hợp với khách hàng mục
tiêu, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản cho thuê thu về nguồn lợi nhuận
khủng. Từ đó góp phần phát triển thêm tên tuổi của Tập đoàn, thu về nhiều lợi ích cho
chính Tập đoàn và các nhà đầu tư.

Cơ sở hạ tầng, vật chất cũng là điều mà FLC luôn luôn chú trọng. Tập đoàn đã
đầu tư nội thất, trang thiết bị đạt chuẩn 5 sao, mời các chuyên gia nổi tiếng trên thế
giới thiết kế độc đáo, đẹp mắt từ sân golf, khách sạn, nhà ở,…

Đối với ngành vận chuyển hàng không, dù là một thương hiệu còn non trẻ
nhưng Bamboo Airways đã gặt hái được nhiều thành công. FLC đã nắm bắt được xu
hướng vận chuyển du lịch của khách hàng để đẩy mạnh phát triển, xây dựng thêm
nhiều đường bay phù hợp với nhu cầu của người dân, thu hút nhiều lượt bay trong
nước lẫn quốc tế.

Doanh nghiệp còn làm tốt mảng truyền thông khi quảng bá hình ảnh của mình
một cách rộng rãi, từ đó tạo dựng được dấu ấn quan trọng và chiếm được lòng tin từ
các khách hàng, các nhà đầu tư, đối tác,…

 Điểm yếu

Dựa trên các phân tích về báo cáo tài chính, các chỉ số tài chính doanh nghiệp,
có thể thấy được rằng doanh nghiệp đang lạm dụng đòn bẩy tài chính, hay xuất hiện
tình trạng vay nợ nhiều nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp, vốn chủ gần như bị ăn mòn
35
ở những giai đoạn cuối của kỳ phân tích. Danh mục nợ phải trả luôn luôn chiếm tỷ
trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu.

Mặc dù có khả năng tạo ra nhiều các dự án bất động sản mới nhưng Tập đoàn
không triển khai hoặc chậm tiến độ, làm ảnh hưởng tới lĩnh vực bất động sản cũng
như các cư dân xung quanh vùng. Bên cạnh đó, Tập đoàn chưa xây dựng được niềm
tin lớn đối với khách hàng cũng như các nhà thầu, các nhà đầu tư và các đối tác, dẫn
tới việc bản thân doanh nghiệp thường xuyên bị phản ánh gay gắt, thậm chí dẫn tới
kiện tụng.

3.1.2. Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp về chất lượng, giá cả, uy
tín, thương hiệu trên thị trường

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là một công ty luôn đứng top đầu cả nước về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả, thương hiệu trên thị trường. Được biết đến là
một tập đoàn sở hữu trong tay rất nhiều công ty con với đa lĩnh vực, từ bất động sản
du lịch nghỉ dưỡng, hàng không cho tới khu nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục,..

Về chất lượng, dịch vụ

Ở lĩnh vực bất động sản, hầu hết các căn hộ, nhà ở được xây dựng, bài trí theo
phong cách chuẩn 5 sao, tiện nghi, phù hợp với lối sống hiện đại. Vì thế, FLC đã thu
hút được rất nhiều khách hàng đến mua căn hộ.

Về lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, FLC đã đào tạo nên đội ngũ nhân viên phục
vụ, lễ tân chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, khách sạn, nơi vui chơi giải trí được Tập đoàn
thiết kế với quy mô lớn, tạo cảm giác tự do cho du khách, đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn
để khách hàng có thể nghỉ ngơi thư giãn.

Về vận tải hàng không, Bamboo Airways luôn phục vụ du khách một cách chu
đáo, tận tình. Thoải mái trong quy định về hành lý, du khách còn được thưởng thức
các suất ăn ngon tại máy bay. Hơn nữa, cơ sở vật chất của các máy bay rất hiện đại,
sạch sẽ, thoáng mát khiến du khách rất hài lòng. Nhờ những yếu tố này mà hãng bay
của FLC luôn chiếm ưu thế, có tính cạnh tranh rất lớn trong nội bộ ngành hàng không.

Giá cả

36
Do khách hàng chủ yếu của FLC là những người có thu nhập cao nên giá thành
của hầu hết các sản phẩm, dịch vụ của FLC đều được căn chỉnh phù hợp. Qua đó
doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.

Uy tín

Ngày 15/03/2019, Tập đoàn FLC lọt top 3 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm
2019. Uy tín của công ty được đánh giá dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu
tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các chuyên gia
trong ngành, cụ thể bao gồm: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính; Uy
tín truyền thông; Khảo sát chuyên gia trong ngành; Khảo sát cư dân đang sinh sống và
làm việc tại các thành phố lớn về mức độ hài lòng với các sản phẩm/dịch vụ bất động
sản.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, không ít lần FLC gặp phải điều tiếng
trong việc kinh doanh. Điển hình như có tới hàng trăm dự án bất động sản mà FLC vẽ
ra đã không hoàn thành đúng tiến độ theo dự kiến, khiến cho doanh nghiệp nhiều lần
mất uy tín trong mắt khách hàng cũng như các nhà thầu xây dựng, dẫn tới hao phí
nguồn lực, dự án bị dở dang. Ví dụ như FLC Garden City, FLC Sea Tower Quy Nhơn,
FLC Quảng Bình,…

Thương hiệu trên thị trường

FLC đã từng lọt top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Namtheo Brand Finance.
FLC là một trong số những bộ mặt chính của ngành du lịch – hàng không và bất động
sản Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng với thương hiệu FLC trong nội địa mà còn nổi
tiếng ở quốc tế, thu hút vốn đầu tư tới hàng ngàn tỷ đồng.

3.1.3. Cơ hội

Thị trường bất động sản tại FLC vẫn hứa hẹn còn nhiều tiềm năng khi dân số ở
Việt Nam đang ngày càng gia tăng, bước vào thời kỳ dân số “vàng”.

Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng sẽ tăng lên khi mà thu nhập bình quân đầu người
của Việt Nam ngày một tăng lên. Cùng với đó, thú vui đi du lịch, nghỉ dưỡng tại resort
đang ngày một lớn hơn, không chỉ những người trẻ mà những người cao tuổi cũng

37
đang có xu hướng thích trải nghiệm du lịch. Ngoài các du khách nội địa, các du khách
nước ngoài đến Việt Nam cũng ngày một tăng.

3.1.4. Thách thức

Mức độ cạnh tranh trên thị trường bất động sản, đặc biệt là sản phẩm biệt thự
nghỉ dưỡng, resort đang ngày càng gia tăng. Khả năng tiêu thụ sản phẩm bất động sản
là thách thức không nhỏ khi diễn biến thị trường trong các năm gần đây không được
thuận lợi.

Tình hình dịch bệnh hiện vẫn đang khá phức tạp, trong giai đoạn này, ngành du
lịch – hàng không, các dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng là những lĩnh vực cốt lõi của
Tập đoàn cần phải đề phòng trước những diễn biến khó lường. hậm chí phải chịu lỗ
lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể là hàng ngàn phòng khách sạn phải tạm dừng hoạt
động, còn hàng không chỉ bay được 1% công suất trong giai đoạn 2 tuần cao điểm
phòng chống COVID hồi đầu tháng 4/2020.

3.2. Đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trong giai đoạn tới

Đối với tình hình dịch bệnh như hiện nay, doanh nghiệp có thể tạm thời tập
trung đầu tư phát triển cho các lĩnh vực phụ, ví dụ như y dược, giáo dục, nông nghiệp.
Còn đối với ngành bất động sản, du lịch, hàng không cần phải thắt chặt quản lý, tránh
tình trạng đầu tư vốn quá nhiều để rồi không thu được lợi nhuận như đã đặt ra.

Doanh nghiệp nên xem xét lại cách sử dụng vốn và vay nợ sao cho hợp lý.
Ngoài ra, không nên kéo dài tình trạng nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu. Cần tăng
cường công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và tính cạnh tranh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tiết chế các dự án không cần
thiết, tập trung đẩy mạnh các dự án chính để tránh tình trạng thừa thãi dự án trong
hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp.

Trong thời điểm đại dịch COVID19 đang hoành hành, doanh nghiệp cần nâng
cao ý thức, chấp hành đầy đủ công tác phòng chống dịch bệnh, tăng cường giám sát
chặt chẽ các cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện phòng chống dịch.

38
KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là một trong những công ty luôn đứng top đầu
những thương hiệu mạnh nhất của cả nước về kinh doanh đa lĩnh vực. Trong đó,
những ngành kinh doanh cốt lõi của FLC là bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và hàng
không. Thời gian qua, Tập đoàn FLC luôn gây ấn tượng mạnh trong các phân khúc thị
trường du lịch và bất động sản với những dự án đầu tư khủng, sở hữu hệ thống sinh
thái quần thể nghỉ dưỡng lớn, nắm trong tay nhiều dự án nhà ở, chung cư cao cấp.

Tuy nhiên, giai đoạn 2020 – 2021 là một chặng đường đầy khó khăn đối với
FLC, khi mà dịch bệnh COVID19 bất ngờ đổ bộ trên toàn thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, khiến cho Tập đoàn nhiều lần điêu đứng, phải đóng băng hoạt động.
Đối mặt với tình cảnh này, FLC đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, điển hình như khâu quản
lý tài chính. Doanh nghiệp cần phải nghiêm túc xem xét, cải thiện công tác đầu tư vốn,
công tác quản lý dự án để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh
đó, Tập đoàn cần phát triển thêm chất lượng đội ngũ công nhân viên của mình thông
qua các buổi đào tạo kiến thức, kỹ năng.

Dựa trên những phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần Tập đoàn FLC, từ đó em đã đánh giá được tình hình chung của Tập đoàn và góp
phần đề xuất, kiến nghị những ý kiến mới. Mong rằng những đóng góp này của em có
thể giúp công ty khắc phục được những thiếu sót và hoạt động sản xuất kinh doanh
được hiệu quả hơn.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC 3 năm 2019 – 2020 –
2021” (https://www.flc.vn/co-dong/bao-cao-tai-chinh/)
2. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp (https://www.flc.vn/ve-flc-
group/)
3. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup (https://vingroup.net/gioi-thieu)
4. Giới thiệu về tập đoàn Sun Group (https://www.sungroup.com.vn/about/)
5. Giới thiệu về tập đoàn NovaLand (https://www.novaland.com.vn/gioi-thieu)
6. Thái Hà (2022) “FLC đặt mục tiêu doanh thu gần 27.000 tỉ, lợi nhuận 2.100 tỉ
đồng trong năm 2022” (https://thanhnien.vn/flc-dat-muc-tieu-doanh-thu-gan-
27-000-ti-loi-nhuan-2-100-ti-dong-trong-nam-2022-post1424505.html) Báo
Thanh Niên, 25/01.

40
PHỤ LỤC

1. Báo cáo cân đối kế toán hợp nhất năm 2019

(Nguồn: https://www.flc.vn/)

41
(Nguồn: https://www.flc.vn/)

42
(Nguồn: https://www.flc.vn/)

43
(Nguồn: https://www.flc.vn/

44
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2019

(Nguồn: https://www.flc.vn/)

45
3. Báo cáo cân đối kế toán hợp nhất năm 2020

(Nguồn: https://www.flc.vn/)

46
(Nguồn: https://www.flc.vn/)

47
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2020

(Nguồn: https://www.flc.vn/)

48
5. Báo cáo cân đối kế toán hợp nhất năm 2021

49
50
6.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2021

51
52
53
54
(Nguồn: https://www.flc.vn/)

55

You might also like