You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO, & POHE

****************

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH KINH DOANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY CỔ


PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC CƯỜNG GIA LAI

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mai Chi


Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Lớp: Kiểm toán CLC 64D
HÀ NỘI T12/2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................................ 3
BẢNG ĐÓNG GÓP....................................................................................................................................................................... 4
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP - CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC CƯỜNG GIA LAI..........5
1. Khái quát............................................................................................................................................................................. 5
2. Lịch sử hình thành......................................................................................................................................................... 5
3. Tầm nhìn, sứ mệnh, và giá trị cốt lõi...................................................................................................................6
4. Lĩnh vực kinh doanh.................................................................................................................................................... 6
II. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC CƯỜNG GIA LAI7
1. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi.................................................................................................................7
1.1. Khả năng sinh lợi.................................................................................................................................................. 7
1.2. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi..................................................................................................8
1.3. Bảng tính tổng hợp các chỉ tiêu cần thiết của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc Cường
Gia Lai (Đơn vị: triệu đồng)......................................................................................................................................8
1.4. Bảng tính và đánh giá khái quát biến động các chỉ tiêu sinh lợi................................................9
1.5. Nhận xét, đánh giá về từng chỉ tiêu.............................................................................................................9
1.6. Nhận xét, đánh giá chung...............................................................................................................................10
2. Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản (ROA)...........................................................................................11
2.1. Bảng tính và phân tích biến động khả năng sinh lợi tài sản của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Quốc Cường Gia Lai năm 2021 và 2022.............................................................................................11
2.2. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của tài sản............................................................................12
2.3. Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của tài sản................................12
2.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị..................................................13
3. Phân tích khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu...............................................................................................14
3.1. Bảng tính và phân tích biến động khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai năm 2021 và 2022.......................................................................14
3.2. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu........................................................14
3.3. Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của vốn chủu sở hữu.........15
3.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị..................................................16
4. Phân tích khả năng sinh lợi chi phí...................................................................................................................17
4.1. Bảng tính và phân tích biến động khả năng sinh lợi chi phí của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Quốc Cường Gia Lai năm 2021 và 2022.............................................................................................17
4.2. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán.....................................................17
4.3. Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán.........18

1
4.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị..................................................19
III. SO SÁNH VỚI SỐ BÌNH QUÂN NGÀNH..................................................................................................................20
1. So sánh khả năng sinh lời của tài sản của công ty CP Quốc Cường Gia Lai và công ty CP
Tập đoàn Hà Đô năm 2022..........................................................................................................................................20
2. So sánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu công ty CP Quốc Cường Gia Lai và công ty
CP Tập đoàn Hà Đô năm 2022...................................................................................................................................20
3. So sánh khả năng sinh lời của chi phí của công ty CP Quốc Cường Gia Lai và công ty CP
Tập đoàn Hà Đô năm 2022..........................................................................................................................................22
4. So sánh với bình quân ngành bất động sản..................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................................................25

2
LỜI MỞ ĐẦU

Tối đa hóa lợi nhuận là mục đích chủ yếu của phần lớn các doanh nghiệp. Để đạt
được điều đó, bên cạnh việc bán hàng, tìm kiếm thị trường, quản lý chi phí,... thì các nhà
quản lý còn cần phải được cung cấp thông tin hướng đến những diễn biến trong tương lai
nhằm giúp các nhà quản trị thấy được khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp để từ
đó hoạch định, tổ chức điều hành và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Với một tập đoàn lớn như Quốc Cường Gia Lai, khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp là một mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp. Nó
có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực hoạt động và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở tham khảo để ra quyết định đầu tư, cho vay hay các quyết
định tài chính khác sao cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Bài tập nhóm dưới
đây sẽ tập trung vào phân tích khả năng sinh lợi của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia
Lai, từ đó đưa ra nhận định về hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2021-
2022.

Bài tập nhóm của bọn em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em hy vọng
sẽ nhận được những lời góp ý, đánh giá từ thầy cô để em có thể hoàn thiện những bài tiểu
luận sau được tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
BẢNG ĐÓNG GÓP

Mã sinh Đánh giá


Thành viên Nhiệm vụ
viên (%)
- So sánh với số bình quân của ngành 100
11226191 Mai Nhữ Thưởng
- Thuyết trình
- Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ 100
11226508 Tạ Thu Trang sở hữu
- Làm word
- Đánh giá khái quát khả năng sinh
11226550 Vũ Nguyễn Ngân Trang lời 100
- Làm word
- So sánh với số bình quân của ngành
11226314 Nguyễn Anh Trâm - Thuyết trình 100

11226609 Hà Ngô Trần Trung - Phân tích khả năng sinh lời chi phí 100

- Phân tích khả năng sinh lời tài sản


11226743 Nguyễn Nam Tùng - Làm slide 100

- Giới thiệu tổng quan về doanh


Tô Hà Vy nghiệp 100
11227012
- Tổng hợp
- Làm slide

4
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP - CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC
CƯỜNG GIA LAI

1. Khái quát
Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã được thành lập vào năm 1994 với văn phòng
đại diện tại Tầng 16 tòa B - 76 Lê Lai - Bến Thành - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh; trụ sở
chính tại: Nguyễn Chí Thanh - P. Trá Bá -TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam.

Tiền thân của doanh nghiệp này là Xí nghiệp Tư doanh (XNTD) Quốc Cường hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp gỗ tròn; gỗ xẻ; gỗ chế biến cũng như hàng loạt các sản
phẩm về gỗ xuất khẩu; trang trí nội thất; mua – bán và xuất khẩu nông lâm sản và cà phê;
xuất nhập khẩu phân bón;… Cho tới ngày 21/03/2007 đã chính thức đổi tên thành CTCP
Quốc Cường Gia Lai có tổng vốn điều lệ 259 tỷ đồng.

Sau quá trình phát triển cực thịnh của mình, từ năm 2016 đến nay doanh nghiệp
gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên bằng bản lĩnh và kinh nghiệm của mình, chủ đầu tư
Quốc Cường Gia Lai vẫn đứng vững trên thương trường. Đặc biệt, doanh nghiệp cam kết
bảo vệ quyền lợi khách hàng trong mọi tình huống. Chính vì vậy, các dự án của chủ đầu
tư này được đánh giá rất cao. Hơn nữa các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hiện
đang rất tốt. Điều này dự báo Quốc Cường đang trở lại đà tăng trưởng mạnh mẽ, lấy lại vị
thế vốn có của mình.
2. Lịch sử hình thành

- 1994: Công ty bắt đầu được thành lập với tên Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường
với các lĩnh vực kinh doanh chính là: khai thác chế biến gỗ xuất khẩu, mua bán và
xuất khẩu hàng nông lâm sản và cà phê, xuất nhập khẩu phân bón với hơn 500 lao
động.
- 2005: Hợp tác với Xí nghiệp Tư doanh Hoàng Anh thành lập Công ty TNHH Xây
dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh và từ đó công ty bắt đầu chuyển sang lĩnh vực
bất động sản tại Tp. Hồ Chí Minh. Điển hình là 2 dự án Khu căn hộ cao cấp Hoàng
Anh 1 & 2 và đưa lĩnh vực này thành mảng kinh doanh chủ lực.

5
- 2007: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, thành lập các
công ty con, góp vốn vào các công ty liên kết chuyên thực hiện các dự án bất động
sản.
- 2009: Đầu tư xây dựng khởi công 1 số dự án: Thủy điện Iagrai 1 (Gia Lai) với
công suất 10,8 MW; mở rộng dự án khu dân cư Phước Kiển từ 45ha đến 93ha,…
- 2010: Phát hành và niêm yết thành công trên HOSE, nâng vốn điều lệ của công ty
lên hơn 1,215 tỷ.
- 2015: Triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Iagrai 2 với công suất 7,5 MW.
- 2018 – 2020: Thực hiện việc cơ cấu lại hoạt động đầu tư tài chính tại các công ty
con, công ty liên kết (như chuyển nhượng vốn, thành lập pháp nhân mới để thực
hiện dự án mới).
3. Tầm nhìn, sứ mệnh, và giá trị cốt lõi
- Tầm nhìn: Quốc Cường Gia Lai với mục tiêu trở thành công ty đầu tư và phát triển
bất động sản top 10 tại thị trường Việt Nam

- Sứ Mệnh: Quốc Cường Gia Lai mang lại niềm tin cho khách hàng bằng các sản
phẩm đúng với chất lượng cam kết và dịch vụ tốt nhất. Quốc Cường Gia Lai tạo
dựng môi trường làm việc tốt nhất cho CBNV với nhiều cơ hội đào tạo và thăng
tiến
- Giá trị cốt lõi: “Tận tâm – Chính trực – Chất lượng”
4. Lĩnh vực kinh doanh
Tới thời điểm hiện nay, qua quá trình hình thành và phát triển thì Tập đoàn Quốc
Cường Gia Lai đã phát triển, trở thành tập đoàn uy tín hàng đầu trong lĩnh vực nhà đất,
BĐS; cao su; thủy điện; sản xuất gỗ; xây dựng.
Bất động sản: Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai đã có 16 năm hoạt động trong lĩnh
vực phát triển bất động sản, luôn nỗ lực và hoàn thành mọi mục tiêu giúp đem lại cho
khách hàng đa dạng loại hình sản phẩm BĐS đẳng cấp, chất lượng hàng đầu tọa lạc tại
các vị trí tọa lạc đắc địa hàng đầu tại khu vực Tp Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng. Các dự án
nổi bật: Centrai Premium quận 8, Lavida Plus quận 7, Căn hộ De Capella quận 2, Căn hộ
Giai Việt Residence.
6
Ngành cao su: Quốc Cường Gia Lai đầu tư, phát triển vào ngành cao su kể từ thời
điểm năm 2008 tại huyện Chư Prông - tỉnh Gia Lai. Cùng với đó đã mở rộng phạm vi đầu
tư vào lĩnh vực này bằng hoạt động trồng cao su tại Campuchia. Tính tới thời điểm hiện
nay thì doanh nghiệp này đã đưa vào khai thác mủ cao su từ năm 2013 với 100% tính
năng trên tổng diện tích tới 7.000 ha.
Thủy điện: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này với mong muốn cung cấp nguồn
điện cho hệ thống điện Việt Nam. Vào thời điểm năm 2012, tập đoàn đã khai thác ba tổ máy tại
dự án thủy điện Lagrai 1 có tổng công suất 10,8 MW. Tiếp theo đã đầu tư vào dự án thủy điện
Lagrai 2; Pleikeo; Anyun Trung.
Ngành gỗ: Lĩnh vực này của Quốc Cường Gia Lai đã có thời gian phát triển 24 năm, tạo
sự uy tín hàng đầu trên thị trường được khách hàng ưa thích. Công ty có đội ngũ nhân viên
chuyên môn cao; tay nghề chuyên nghiệp cùng hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại nên tập
đoàn Gia Lai cung cấp 100.000 m2 gỗ chuyên sản xuất các sản phẩm nội thất tại các dự án căn
hộ; biệt thự và nhà phố;…
Ngành xây dựng: Quốc Cường Gia Lai đã triển khai xây dựng các dự án BĐS hoàn
thiện, cung cấp cho thị trường các loại hình sản phẩm như: văn phòng cho thuê; căn hộ cao cấp;
biệt thự; nhà phố thương mại;…

II. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
QUỐC CƯỜNG GIA LAI

1. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi


1.1. Khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp phản ánh lợi nhuận doanh nghiệp thu được
trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả
sản xuất. Để đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp thì có thể sử
dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, khả năng sinh
lợi của tài sản, khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản và khả năng sinh lợi của doanh thu.
Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh khác nhau của khả năng sinh lợi và có ý nghĩa so
sánh khác nhau.

7
1.2. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi

Chỉ tiêu Đơn vị Công thức Ý nghĩa

Sức sinh lợi Lần Lợi nhuận sau thuế 1 đơn vị vốn chủ sở hữu đưa vào
của vốn chủ kinh doanh mang lại mấy đơn vị
Vốnchủ sở hữu bình quân
sở hữu (ROE) lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lợi Lợi nhuận sau thuế 1 đơn vị doanh thu thuần thu
của doanh thu Lần được từ kinh doanh mang lại
Doanhthu thuần kinhdoanh
(ROS) mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lợi Lợi nhuận sau thuế 1 đơn vị tài sản đưa vào kinh
của tài sản Lần doanh mang lại mấy đơn vị lợi
Tổng tài sản bình quântrong kỳ
(ROA) nhuận sau thuế

Sức sinh lợi Lợi nhuậntrước thuế và lãi vay 1 đơn vị tài sản đưa vào kinh
kinh tế của tài Lần doanh mang lại mấy đơn vị lợi
Tổng tài sản bình quân
sản (ROTA) nhuận trước thuế và lãi vay

1 đồng (hay 1 đơn vị) giá vốn


Sức sinh lợi Lợi nhuận sau thuế hàng bán trong kỳ đem lại mấy
Lần
của chi phí Tổng giá vốn hàng bántrong kỳ đồng (hay mấy đơn vị) lợi
nhuận sau thuế

1.3. Bảng tính tổng hợp các chỉ tiêu cần thiết của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc
Cường Gia Lai (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022

Lợi nhuận sau thuế 70.304 31.896

Lợi nhuận trước thuế 83.891 44.292

Vốn chủ sở hữu bình quân 4.272.966 4.322.986,5

Doanh thu thuần kinh doanh 1.049.897 1.265.783

9.882.933
Tổng tài sản bình quân 10.075.108

Giá vốn hàng bán 821.196 1.128.732

8
1.4. Bảng tính và đánh giá khái quát biến động các chỉ tiêu sinh lợi

Chênh lệch giữa năm 2021


Chỉ tiêu 2021 2022 và 2022
Mức độ (lần) Tỷ lệ (%)
1. Sức sinh lợi của vốn chủ sở
0,0164 0,0074 -0,009 -54,88
hữu (ROE) (lần)
2. Sức sinh lợi của doanh thu
0,067 0,025 -0,042 -62,69
(ROS) (lần)
3. Sức sinh lợi của tài sản (ROA)
0,007 0,0032 -0,0038 -54,28
(lần)
4. Sức sinh lợi kinh tế của tài sản
0,008 0,004 -0,004 -50
(ROTA) (lần)
5. Sức sinh lợi kinh tế của chi phí
0,085 0,028 -0,057 -67,05
(lần)

1.5. Nhận xét, đánh giá về từng chỉ tiêu


Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Trong năm 2021, 1 đơn vị vốn chủ sở
hữu đưa vào kinh doanh mang lại 0,0164 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên với năm
2022, ROE lại có sự biến động giảm 0,009 lần tương ứng với tốc độ giảm 54,88 % so với
năm 2021. Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có sự sụt giảm và cần
phải quản lý lại hiệu quả nguồn vốn, sử dụng vốn vào những phần đầu tư đáng đầu tư
hơn, quản lý chặt chẽ để tránh việc bị thất thoát trong quá trình sử dụng hoặc do biến
động năm 2022, thị trường bất động sản khó khăn, chương trình ưu đãi bán hàng giảm giá
nhiều hơn so với năm trước, hơn nữa chi phí tăng do lạm phát nên kết quả kinh doanh có
phần không khả quan.
Sức sinh lợi của doanh thu (ROS): Năm 2021, sức sinh lợi của doanh thu đạt
được 1 đơn vị doanh thu thuần thu được từ kinh doanh mang lại 0,007 đơn vị lợi nhuận
sau thuế, tuy nhiên năm 2022 có sự sụt giảm so với 2021 là giảm 0,042 đơn vị, tương ứng
giảm 62,7%. Điều đó cho thấy hiệu quả của kinh doanh đang có sự sụt giảm, đây là một
tín hiệu đáng buồn. Một phần do ảnh hưởng bởi dịch covid nên doanh nghiệp phải có

9
những chiến lược để hỗ trợ cho người dân mua hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng
phải xem xét chiến lược kinh doanh và quản lý chi phí để cải thiện hiệu suất.
Sức sinh lợi của tài sản (ROA): Năm 2022, 1 đơn vị tài sản đưa vào kinh doanh
mang 0,0032 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên so với năm 2021 thì ROA năm 2022
có sự sụt giảm 0,0038 đơn vị với tốc độ giảm 54,3%. Điều này phản ánh việc sử dụng tài
sản không hiệu quả, làm giảm giá trị tài sản, cần xem xét quản lý tài sản và đầu tư để cải
thiện hiệu suất.
Sức sinh lợi kinh tế của tài sản : Trong năm 2021, 1 đơn vị tài sản đưa vào kinh
doanh mang lại 0,008 đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay, so với năm 2022 là 1 đơn vị
tài sản đưa vào kinh doanh, công ty đạt được 0,004 vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Điều này cho thấy sự giảm trong sức sinh lợi kinh tế của tài sản 0,004 trđ tương ứng với
tốc độ giảm 50% , hiệu quả kinh doanh giảm, đây là tín hiệu đáng buồn và cần phải khắc
phục của doanh nghiệp.
Sức sinh lợi kinh tế của chi phí: Năm 2021, 1 đơn vị chi phí đưa vào kinh doanh
mang 0,085 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Năm 2022 có sự sụt giảm 0,057 đơn vị với tốc độ
giảm 67,05%, điều này phản ánh việc sử dụng giá vốn hàng bán không hiệu quả, làm
giảm hiệu quả kinh doanh.
1.6. Nhận xét, đánh giá chung
Tổng kết, qua việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế cho năm 2021 và 2022, ta nhận
thấy một bức tranh chung về sự giảm giá trị trong nhiều lĩnh vực chủ chốt của doanh
nghiệp. Vốn chủ sở hữu, doanh thu, và tài sản đều ghi nhận chênh lệch tiêu cực giữa hai
năm, đặc biệt là với sự giảm tỷ lệ sức sinh lợi, đánh dấu một chu kỳ khó khăn trong hoạt
động kinh doanh. Trong khi vốn chủ sở hữu và doanh thu đều đối mặt với giảm giá trị và
hiệu suất kém hơn, điều này có thể yêu cầu sự chú ý đặc biệt đối với quản lý nguồn lực
và chi phí. Đi cùng với đó, tổng sức sinh lợi kinh tế của tài sản cũng giảm đáng kể, là một
dấu hiệu đáng buồn với doanh nghiệp. Do đó, trong kỳ tới, doanh nghiệp cần xem xét lại
các chiến lược kinh doanh, đưa ra các chiến lược tăng trưởng, quản lý tài sản hiệu quả,
đồng thời điều chỉnh lại cách vận hành, quản lý nguồn lực và quản lý tài chính để tối ưu
hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

10
2. Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản (ROA)
2.1. Bảng tính và phân tích biến động khả năng sinh lợi tài sản của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai năm 2021 và 2022

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch

Mức (lần) Tỷ lệ (%)

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) (1) 70.304 31.896 -38.408 -54,63

Tổng tài sản bình quân (triệu đồng) (2) 10.075.108 9.882.933 -192.175 -1,91

Doanh thu thuần (triệu đồng) (3) 1.047.897 1.265.893 217.996 20,8

Sức sinh lợi của tài sản - ROA (lần) 0,007 0,0032 -0,0038 -54,28
(1/2)

Sức sinh lợi của doanh thu thuần - 0,067 0,025 -0,042 -62,69
ROS (lần) (1/3)

Số vòng quay tổng tài sản - TAT (vòng) 0,104 0,128 0,024 +23,08
(3/2)

2.2. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của tài sản
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ta sử dụng chỉ tiêu “Hệ số sinh lời của tổng
tài sản” - ROA:
Lợi nhuận sau thuế
ROA=
Tổng tài sản bình quân
Theo bảng phân tích dữ liệu, trong năm 2022, ROA của doanh nghiệp là 0,0032;
cho thấy bình quân 1 đồng tài sản đem lại 0,0032 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi đó

11
chỉ số ROA trong năm 2021 là 0,007; nghĩa là bình quân 1 đồng tài sản đem lại 0,007
đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy, ROA năm 2022 thấp hơn năm 2021 là 0,0038 đơn vị, tương ứng với tốc
độ giảm khá lớn khoảng 54,3 %. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của tổng tài sản
năm 2022 thấp hơn nhiều so với năm 2021, đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp đã bị giảm sút, khiến lợi nhuận tụt dốc đáng kể.
2.3. Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của tài sản

Lợi nhuận sau thuế


ROA=
Tổng tài sản bình quân

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế


¿ x =TAT x ROS
Tổngtài sản bình quân Doanhthu thuần

Sự thay đổi của chi tiêu “Hệ số sinh lời của tổng tài sản” do sự ảnh hưởng của 2
nhân tố là số vòng quay của tổng tài sản (TAT) và sức sinh lợi của doanh thu thuần
(ROS).
Áp dụng phương pháp loại trừ kết hợp với phương pháp Dupont, ta xét mức ảnh
hưởng của 2 nhân tố đến khả năng sinh lợi của tổng tài sản như sau:
Xét ảnh hưởng nhân tố số vòng quay tổng tài sản:
∆ ROA TAT =( TAT 2022−TAT 2021 ) × ROS 2021=0,024 ×0,067=+0,0016 (lần)
∆ ROA TAT + 0,0016
% ∆ ROA TAT = ×100= × 100=+22 , 86 %
ROA 2021 0,007
Số vòng quay của tổng tài sản năm 2022 tăng 0,024 vòng so với năm 2021, làm
cho khả năng sinh lợi của tài sản tăng 0,0016 lần, với tốc độ tương ứng là 22,86%. Sự gia
tăng này có thể do doanh nghiệp đầu tư vào tài sản hợp lý hoặc giá trị lợi nhuận mà tài
sản mang lại cao, mặc dù tổng tài sản bình quân năm 2022 giảm 192.175 triệu đồng so
với năm 2021. Đặc biệt, tài sản ngắn hạn chiếm 78,7% cơ cấu tài sản năm 2022 và tăng
tập trung chủ yếu do khoản phải thu khách hàng ngắn hạn từ việc ứng cho các bên thi
công dự án, phải thu của khách hàng và hàng tồn kho. Ngoài ra, công ty vẫn ập trung
nguồn lực tài chính để đầu tư các dự án còn dở dang nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành

12
và dưa sản phẩm ra thị trường. Điều này cho thấy tình hình tài chính công ty tiếp tục
được duy trì ở mức ổn định nên đây là nhân tố tích cực mà doanh nghiệp cần phát huy.
Xét ảnh hưởng nhân tố sức sinh lợi của doanh thu thuần:
∆ ROA ROS=TAT 2022 × ( ROS 2022−ROS 2021 ) =0,128 × (−0,042 ) =−0,0054(lần)
∆ ROA ROS −0,0054
% ∆ ROA ROS= ×100= × 100=−77 , 14 %
ROA 2021 0,007
Sức sinh lợi của doanh thu thuần năm 2022 giảm 0,042 lần so với năm 2021 làm
cho khả năng sinh lợi của tài sản giảm 0,0054 lần, với tốc độ giảm tương đối lớn khoảng
77,14%. Nguyên nhân của sự giảm sút này có thể do thị trường bất động sản khó khăn
gây hạn chế cho mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí tăng do
lạm phát và công ty cũng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nên lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp giảm mạnh.
2.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị
∆ ROA=∆ TAT + ∆ ROS=0,0016−0,0054=−0,0038 (lần)
%∆ ROA=% ∆ ROA TAT + % ∆ ROA ROS=+22 , 86−77 ,14=−54 ,28 %
Qua đó, ta thấy được khả năng sinh lời của tổng tài sản bị ảnh hưởng tiêu cực
nhiều nhất bởi sự tác động của nhân tố sức sinh lợi của doanh thu thuần. Do đó, trong
tương lai, doanh nghiệp cần có sự giám sát chặt chẽ hơn trong khâu sản xuất, quản lý
nhân công để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm hiểu kĩ nhu cầu thị trường để
tìm điều kiện kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tiếp tục phát huy
việc sử dụng tài sản để tăng hiệu suất sử dụng và mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn trong
tương lai.
3. Phân tích khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu
3.1. Bảng tính và phân tích biến động khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai năm 2021 và 2022

Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Mức Tỷ lệ
(lần) (%)

13
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
70.304 31.897 -38.407 -54,629
doanh nghiệp (triệu đồng) (1)
Doanh thu thuần (triệu đồng)
1.049.898 1.265.783 +215.885 +20,56
(2)
Tổng tài sản bình quân (3) 10.075.108 9.882.933 -192.175 -1,91
Vốn chủ sở hữu bình quân (4) 4.272.966 4.322.986,5 +50.020,5 +1,17
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
0,0164 0,0074 -0,009 -54,88
- ROE (lần) (1/4)
Sức sinh lợi của doanh thu
0,067 0,025 -0,042 -62,69
thuần - ROS (lần) (1/2)
Vòng quay tổng tài sản - TAT
0,104 0,128 +0,024 +23,08
(vòng) (2/3)
Đòn bẩy tài chính bình quân -
2,358 2,286 -0,072 -3,05
AFL (lần) (3/4)

3.2. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta sử dụng chỉ tiêu “Hệ số sinh lời
của vốn chủ sỡ hữu” - ROE:
Lợi nhuận sau thuế
ROE=
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE2022 = 0,0074 có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đầu tư vào kinh
doanh đem lại 0,0074 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích cho thấy, ROE 2022 đã
giảm 0,009 lần so với năm 2021, tương ứng với tốc độ giảm là 54,88%. Điều này cho
thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế trong
năm tới, công ty cần có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu
quả khai thác tài sản và lựa chọn cơ cấu vốn thích hợp.
3.3. Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của vốn chủu sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
ROE=
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tổng nguồn vốn bình quân Doanhthu thuần Lợi nhuận sau thuế
¿ × ×
Vốnchủ sở hữu bình quân Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần

14
¿ AFL ×TAT × ROS
Sự thay đổi của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” bị ảnh hưởng bởi các
nhân tố: “Đòn bẩy tài chính bình quân” (AFL), “Số vòng quay của tổng tài sản” (TAT) và
“Sức sinh lợi của doanh thu thuần” (ROS). Sử dụng phương pháp Dupont kết hợp với
phương pháp loại trừ, ta lần lượt xét ảnh hưởng của từng nhân tố:
Xét ảnh hưởng của nhân tố đòn bẩy tài chính bình quân:
∆ ROE AFL=( AFL 2022− AFL2021 ) × TAT 2021 × ROS 2021 =−0,072× 0,104 × 0,067=−0,0005(lần)
∆ ROE AFL −0,0005
% ∆ ROE AFL = × 100= ×1000=−3 ,05 %
ROE2021 0,0164
Như vậy, đòn bẩy tài chính bình quân năm 2022 của công ty cổ phần tập đoàn
Quốc Cường Gia Lai đã giảm 0,072 lần so với năm 2021, tương ứng với tốc độ giảm là
3,05%. Điều này đã khiến cho sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm 0,0005 lần (giảm
3,05%). Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp đã giảm 0,72% tổng nguồn vốn, trong
khi nợ phải trả tăng 1,82%. Như vậy, doanh nghiệp đã chưa sử dụng hiệu quả các khoản
vốn vay. Đây là 1 tín hiệu không tốt khi làm giảm chỉ số ROE nên vì thế trong kỳ tới,
doanh nghiệp cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn nữa.
Xét ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay của tổng tài sản:
∆ ROE TAT =AFL 2022 × ( TAT 2022−TAT 2021 ) × ROS 2021=2,286× 0,024 × 0,067=0,0037(lần)
∆ ROE TAT +0,0037
% ∆ ROETAT = × 100= ×100=+ 22, 56 %
ROE 2021 0,0164
Số vòng quay tài sản năm 2022 đã tăng 0,024 lần so với năm 2021, tương ứng với
tốc độ tăng là 23,08%. Điều này đã khiến cho ROE tăng 22,56%. Đây là một tín hiệu tốt
cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong kỳ tới, doanh nghiệp cần
phát huy chỉ tiêu này.
Xét ảnh hưởng của nhân tố sức sinh lợi của doanh thu thuần:
∆ ROE ROS =AFL 2022 ×TAT 2022 × ( ROS 2022−ROS 2021 ) =2,286 ×0,128 × (−0,042 )=0,0122(lần)
∆ ROE ROS −0,0122
% ∆ ROE ROS= ×100= ×100=−74 , 39 %
ROE 2021 0,0164

15
Như vậy sức sinh lợi của doanh thu thuần giảm 0,042 lần khiến cho năm 2022, sức
sinh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm -0,0122 lần tương ứng với tốc độ giảm là
74,39%. Đây là 1 tín hiệu đáng báo động vì đây là một con số lớn và nguyên nhân chủ
yếu đến từ lợi nhuận sau thuế của công ty bị giảm mạnh (giảm 54,629%). Điều này là do
tốc độ tăng giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần với tốc độ lần lượt là
37,45% và 20,56%. Bên cạnh đó chi phí tài chính cũng tăng đáng kể trong năm 2022, cụ
thể tăng 17.485 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 43,96%. Những kết quả này do
lạm phát nên chi phí tăng và công ty cũng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nên lợi
nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh.
3.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị
∆ ROE=∆ ROE AFL + ∆ ROE TAT + ∆ ROE ROS=−0,0005+ 0,0037−0,0122=0,009 ( lần )
% ∆ ROE=% ∆ ROE AFL +% ∆ ROETAT +% ∆ ROE ROS=−3 , 05+22 ,56−74 ,39=−54 , 88 %

Ta thấy được sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: đòn
bẩy tài chính bình quân (AFL), số vòng quay tổng tài sản (TAT) và sức sinh lợi của
doanh thu (ROS). Trong đó ROE bị tác động mạnh nhất bởi chỉ tiêu ROS. Đây là một
nhân tố tiêu cực khiến cho chỉ số ROE giảm với tốc độ mạnh là 75%. Vì thế trong kỳ tới,
doanh nghiệp cần tìm nguồn cung mới với giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
để có thể thu hút được nhiều khách hàng, giúp tăng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp có thể đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, thực hiện các chính sách đãi ngộ hợp lý để
tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường, tránh lãng phí nguồn lực, nguồn vốn.
Nhân tố đòn bẩy tài chính cũng là một nhân tố tiêu cực. Công ty cần sử dụng hợp
lý hơn nữa trong cơ cấu nguồn vốn để có thể đưa ra những chính sách đem lại lợi ích kinh
tế dài hạn cho công ty. Ngoài ra, nhân tố số vòng quay tài sản cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến ROE của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là một nhân tố tích cực, doanh nghiệp cần
phát huy hơn nữa để tối ưu hóa được lợi nhuận, tăng hiệu quả nguồn vốn trong các hoạt
động kinh doanh cũng như đầu tư và tài chính.

16
4. Phân tích khả năng sinh lợi chi phí
4.1. Bảng tính và phân tích biến động khả năng sinh lợi chi phí của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai năm 2021 và 2022
Chênh lệch
Năm Năm
Chỉ tiêu Mức Tỷ lệ
2021 2022
(lần) (%)
Doanh thu thuần (triệu đồng) (1) 1.049.897 1.265.783 +215.886 +20,6
Gía vốn hàng bán (triệu đồng) (2) 821.196 1.128.732 +307,536 +37,4
Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) (3) 70.304 31.896 -38.408 -54,6
Số vòng quay của giá vốn hàng bán - a 1,28 1,12 -0,16 -12,5
(lần) (1/2)
Sức sinh lợi của doanh thu thuần – ROS 0,067 0,025 -0,042 -62,69
(lần) (3/1)
Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán - S (lần) 0,085 0,028 -0,057 -67,05
(3/2)
4.2. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán
Để đánh giá hiệu quả sử dụng giá vốn hàng bán, ta sử dụng chỉ tiêu “Hệ số sinh
lợi của giá vốn hàng bán”:
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợicủa giá vốn hàng bán=
Tổng giá vốn hàng bán
Qua bảng đánh giá trên, có thể thấy công ty kinh doanh không hiệu quả trong
năm 2022. Cụ thể, so với năm 2021, sức sinh lợi của giá vốn hàng bán năm 2022 giảm
0,06 lần, ứng với tốc độ giảm mạnh là 66,7%. Điều đó nghĩa là nếu như trong năm 2021,
1 đồng giá vốn hàng bán của công ty đem lại 0,09 đồng lợi nhuận sau thuế thì sang đến
năm 2022, 1 đồng giá vốn hàng bán chỉ mang về 0,03 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy,
công ty đang sử dụng chưa hiệu quả giá vốn hàng bán, khiến khả năng sinh lợi trên 1
đồng giá vốn hàng bán bị giảm mạnh.
4.3. Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợicủa giá vốn hàng bán=
Tổng giá vốn hàng bán
Doanhthu thuần Lợi nhuận sau thuế
¿ ×
Giá vốn hàng bán Doanhthu thuần
¿ Số vòng quay của giá vốn hàng bán × Sức sinh lợicủa doanh thu thuần
17
=> S=a × ROS
Sự thay đổi ở chỉ tiêu sức sinh lợi của giá vốn hàng bán bị ảnh hưởng bởi 2 nhân
tố: nhân tố số vòng quay của giá vốn hàng bán (a) và nhân tố sức sinh lợi của doanh thu
thuần (ROS). Gọi chỉ tiêu “Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán” là (S). Sử dụng phương
pháp Dupont kết hợp phương pháp loại trừ, lần lượt xét ảnh hưởng của từng nhân tố.
Xét ảnh hưởng của nhân tố “Số vòng quay của giá vốn hàng bán”:
ΔSa = (a2022 – a2021) × b2021 = -0,16× 0,067 = -0,011(lần)
∆ S a −0,011
%ΔS = = ×100 = -12,94%
S 2021 0,085
a

Số vòng quay của giá vốn hàng bán năm 2022 giảm 0,16 lần ứng với tốc độ giảm
12,5% so với năm 2021. Với 1 đồng giá vốn hàng bán trong năm 2021 có thể tạo ra 1,28
đồng doanh thu thuần thì năm 2022 chỉ tạo ra 1,12 đồng doanh thu thuần. Cụ thể hơn,
doanh thu thuần năm 2022 tăng khoảng 20,6% so với năm 2021 nhưng giá vốn hàng bán
lại tăng đến 37,4% so với năm 2021. Điều này cho thấy khả năng tạo doanh thu thuần của
giá vốn hàng bán đang bị thấp, khiến sức sinh lợi của GVHB giảm 0,011 lần (ứng với
giảm 12,94%). Nguyên nhân có thể là do giá bán của sản phẩm/dịch vụ giảm, khả năng
cung ứng giảm, sản phẩm/dịch vụ chưa phù hợp thị hiếu; hay do thị trường bất động sản
đóng băng …
Xét ảnh hưởng của nhân tố “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”:
ΔSROS = a2022 × (ROS2022 – ROS2021) = 1,12 × (-0,042) = -0,047 (lần)
∆ S ROS −0,047
%ΔSb = × 100 = × 100 = -55,29%
S 2021 0,085
Sức sinh lợi của doanh thu thuần năm 2022 giảm 0,042 lần ứng với tốc độ giảm
62,69% so với năm 2021. 1 đồng doanh thu thuần trong năm 2021 tạo ra 0,067 đồng lợi
nhuận sau thuế thì sang đến năm 2022 chỉ tạo ra 0,025 đồng lợi nhuận sau thuế. Cụ thể
hơn, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2022 giảm với tốc độ 54,6%. Điều này khiến
sức sinh lợi của giá vốn hàng bán giảm 0,047 lần (giảm 55,29%). Nguyên nhân có thể là
do bộ máy vận hành của công ty chưa được tối ưu làm cho chi phí vận hành tăng cao,
hiệu quả quản lý công ty còn thấp hoặc công ty đang tập trung đầu tư mở rộng quy mô…

18
4.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị
ΔS = ΔSa + ΔSROS = - 0,011 -0,047 = -0,058 ≈ -0,06 (lần)
Sự thay đổi của chỉ tiêu “Sức sinh lợi củagiá vốn hàng bán” bị tác động mạnh nhất
bởi nhân tố “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”. Vì thế trong kỳ tới công ty cần có những
biện pháp kiểm soát chi phí tốt hơn nhằm làm giảm chi phí như tinh chế bộ máy vận
hành, xem xét lại cơ cấu sản xuất giúp cắt giảm những chi phí không cần thiết;tiếp tục
phát huy việc sử dụng tài sản để tăng hiệu suất sử dụng và mang lại nguồn lợi nhuận lớn
hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhân tố “Số vòng quay của giá vốn hàng bán” cũng là một nhân tố
tiêu cực mà công ty cần khắc phục. Kỳ tiếp theo doanh nghiệp nên tìm cách nghiên cứu
lại thị hiếu người tiêu dùng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tăng số lượng sản phẩm/dịch
vụ cung cấp ra (nhưng vẫn cần cân đối giữa sản lượng và giá bán), đẩy mạnh doanh thu;
cần xây dựng lại tỷ lệ thanh toán cho từng đối tượng khách hàng thân thiết phụ thuộc vào
mức độ tín nhiệm của họ nhằm đưa thời gian thu hồi tiền hàng lên xấp xỉ với doanh
nghiệp cùng ngành.
III. SO SÁNH VỚI SỐ BÌNH QUÂN NGÀNH
1. So sánh khả năng sinh lời của tài sản của công ty CP Quốc Cường Gia Lai và
công ty CP Tập đoàn Hà Đô năm 2022

QCGL so với Hà Đô
Chỉ tiêu QCGL Hà Đô
+/- %
Lợi nhuận sau thuế
31.896 1.095.618 -1.063.722 -97,08
(triệu đồng)
Tổng tài sản bình
9.882.933,5 15.498.234,2 -5.615.300,7 -36,23
quân (triệu đồng)
ROA (lần) 0,003 0,07 -0,067 -95,71

Như vậy, ROA trong năm 2022 của công ty QCGL đạt 0,003%. Điều này cho thấy
khả năng sinh lời của tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh của QCGL thấp hơn của Hà Đô

19
với mức 0,07. ROA của QCGL là 0,003 lần nghĩa là bình quân 1 đồng tài sản đem lại
0,003 đồng lợi nhuận sau thuế, còn đối với Hà Đô thì ROA là 0,07 nghĩa là bình quân 1
đồng tài sản đem lại 0,07 đồng lợi nhuận bình quân sau thuế.
Chỉ số ROA thấp có thể xuất phát từ việc QCGL chưa tối ưu hóa khả năng sinh lợi
của các tài sản hoặc chưa đạt được tần suất sử dụng tài sản phù hợp. Trong thời kỳ tiếp
theo, để cải thiện chỉ số này, QCGL có thể xem xét lại cách sử dụng tài sản, tăng cường
quản lý và giám sát để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài sản, cũng như sử dụng chúng một
cách tiết kiệm và hợp lý, cải thiện số lần luân chuyển tài sản hay nâng cao hiệu năng hoạt
động; cải thiện sức sinh lợi của doanh thu thuần hay nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều
này sẽ giúp QCGL tối ưu hóa lợi nhuận từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của
mình.

2. So sánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu công ty CP Quốc Cường Gia Lai và
công ty CP Tập đoàn Hà Đô năm 2022

QCGL so với Hà Đô
Chỉ tiêu QCGL Hà Đô
+/- %
Lợi nhuận sau thuế
31.896 1.095.618 -1.063.722 -97,08
(triệu đồng)
Vốn chủ sở hữu bình
4.322.986,5 5.969.170,5 -1.646.184 -27,57
quân (triệ đồng)
ROE (lần) 0,0074 0,18 -0,1726 -95,8

Dựa trên các chỉ số tài chính QCGL và Hà Đô, chúng ta có thể nhận thấy rằng
QCGL đang gặp rất nhiều khó khăn so với Hà Đô.
Về lợi nhuận sau thuế (LNST), QCGL có chỉ số LNST là 31.896, trong khi Hà Đô
có LNST là 1.095.618. Đây là một sự chênh lệch đáng kể, với QCGL giảm sút -97,08%

20
so với Hà Đô. Điều này cho thấy QCGL có hiệu suất kém hơn hẳn trong việc tạo ra lợi
nhuận sau thuế và có thể gặp vấn đề trong quản lý tài chính.
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu bình quân của Hà Đô cũng vượt trội so với QCGL, đạt
5.969.170,5 triệu đồng, tương đương 138,07%. Những con số này là minh chứng cho hiệu
quả kinh doanh cao và sự thu hút của Hà Đô vượt trội hơn QCGL đối với các nhà đầu tư.
Tỉ suất sinh lời ROE của QCGL là 0,0074, trong khi Hà Đô có tỉ suất là 0,18. Điều
này chỉ ra rằng QCGL có hiệu suất sinh lời rất thấp, giảm sút -95,8% so với Hà Đô.
QCGL có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty trong năm 2022 chỉ đạt
0,74%, trong khi Hà Đô đạt 18%, nghĩa là trung bình mỗi một đồng vốn do chủ sở hữu
đầu tư, QCGL chỉ tạo ra được 0,0074 đồng lợi nhuận sau thuế. Mức chênh lệch của
QCGL so với Hà Đô là 0,1726 lần tương đương 95,8%. Đây là một mức chênh lệch vô
cùng lớn, cho thấy chưa sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu.
Tóm lại, các chỉ số tài chính cho thấy QCGL đang gặp nhiều thách thức hơn so với
Hà Đô, đặc biệt là trong việc duy trì lợi nhuận và tăng cường hiệu suất tài chính. Để cải
thiện tình hình, có thể cần xem xét lại chiến lược quản lý tài chính và tăng cường hoạt
động kinh doanh của QCGL.
3. So sánh khả năng sinh lời của chi phí của công ty CP Quốc Cường Gia Lai và
công ty CP Tập đoàn Hà Đô năm 2022

QCGL so với Hà Đô
QCGL Hà Đô
Chỉ tiêu +/- %
Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 31.896 1.095.618 -1.063.722 -97,09
Tổng giá vốn hàng bán (triệu
974.964,02 1.368.820 -393855.98 -28,77
đồng)

Sức sinh lời của chi phí (lần) 0,028 0,8 -0,52 -95,88
Dựa vào bảng phân tích, khả năng sinh lợi của chi phí của tập đoàn QCGL và Hà
Đô có sự chênh lệch lớn, cụ thể:

21
Lợi nhuận sau thuế của QCGL đạt 31.896 triệu đồng, trong khi đó giá vốn hàng
bán là 974.964,02 triệu đồng. Sức sinh lợi của chi phí (giá vốn hàng bán) của QCGL là
0.033 tức 3.3%, hay 1 đồng giá vốn có thể đem lại 0.033 đồng lợi nhuận sau thuế.
So sánh với Hà Đô, lợi nhuận sau thuế của Hà Đô là 1.095.618 triệu đồng với tổng
giá vốn hàng bán là 1.368.820 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận của chi phí của Hà Đô là 0.8
tương đương với 80%. Điều này cho thấy 1 đồng giá vốn hàng bán của Hà Đô có thể đem
lại 0.8 đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp này.
Nhìn chung, Hà Đô có khả năng sinh lời từ chi phí (giá vốn hàng bán) cao hơn
nhiều so với tập đoàn QCGL với chênh lệch 0.767 hay 95,88%. Điều này có thể là do Hà
Đô có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là 38.03% vào năm 2022, như vậy tổng chi
phí năm 2022 là 61.97%. Trong khi đó, QCGL có mức ROS bằng 2,5% tức chi phí chiếm
tới 97,5% doanh thu thuần . Sự chênh lệch này cho thấy khả năng quản lý chi phí của tập
đoàn QCGL thua kém hơn hẳn khi so sánh với tập đoàn Hà Đô. Ngoài ra, cũng có thể do
QCGL chưa có những phương pháp điều hành tốt cho quy trình sản xuất khiến lãng phí
các chi phí liên quan đến sản xuất. Khả năng tối ưu hóa giá vốn hàng bán của QCGL
chưa tốt dẫn đến lợi nhuận tạo ra từ một đơn vị chi phí bị hạn chế. Do đó, để có thể cải
thiện tình trạng này, QCGL cần phải thay đổi phương pháp quản lý chi phí, kiểm soát chi
phí đầu vào, tìm nguồn cung nguyên vật liệu mới, cải thiện phương pháp lương thưởng,
đãi ngộ cho nhân viên nhằm tăng năng suất của doanh nghiệp,...
4. So sánh với bình quân ngành bất động sản
* BẢNG SO SÁNH ĐÁNH GIẢ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA 4 CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG
SẢN NĂM 2021 (đơn vị: %)
Công ty ROA ROE ROS
Quốc Cường Gia Lai (QCG) 0,7 1,64 6,70
Hà Đô (HDG) 8,7 28,7 35,57
An Gia (AGG) 3,8 16,9 23,29
CTCP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (API) 6,9 29,1 17,25

* BẢNG SO SÁNH ĐÁNH GIẢ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA 4 CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG
SẢN NĂM 2022 (đơn vị: %)

22
Công ty ROA ROE ROS
Quốc Cường Gia Lai (QCG) 0,32 0,74 2,52
Hà Đô (HDG) 7 18 38,03
An Gia (AGG) 0,816 3,58 1,56
CTCP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (API) 4,5 13,25 15,50
Nguồn: Vietstock
Nhìn chung, Quốc Cường Gia Lai có khả năng sinh lời thấp nhất trong số các công
ty được so sánh.
Về ROA, Hà Đô nổi bật với tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao nhất trong năm 2021
và 2022, lần lượt là 8,7% và 7%, CTCP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương đứng thứ 2 là
6,9% nhưng giảm xuống còn 4,5% trong năm 2022. QCGL và An Gia có mức Roa thấp
hơn hẳn so với so với 2 doanh nghiệp trên trong vòng 2 năm lần lượt là 0,7%; 0,32% và
3,8%;0,816% tương ứng. Quốc Cường Gia Lai có khả năng sinh lời từ tài sản vô cùng
thấp so với các công ty cùng ngành và thậm chí còn sụt giảm trong năm 2022. Vậy nên,
QCGL cần phải xem xét lại hiệu quả sử dụng tài sản của mình nhằm thúc đẩy mức tỷ suất
sinh lợi trên tài sản của mình.
Về ROS, QCGL là doanh nghiệp có ROS thấp nhất trong năm 2021 khi chỉ đạt
hiệu quả khả năng sinh lợi về doanh thu với tỷ suất là 6,7% thấp hơn 6 lần so với Hà Đô
là 35,57%. Tuy rằng trong năm 2022, ROS của QCGL không phải là thấp nhấp trong 4
doanh nghiệp được so sánh nhưng vẫn bị sụt giảm nghiêm trọng về mức 2,52% một mức
rất thấp so với mặt bằng chung của ngành. Tuy rằng, năm 2022 là giai đoạn phải đối mặt
với thách thức hậu Covid-19 dẫn đến lạm phát, cung tiền cho ngành không đáp ứng được
nhu cầu ngành, áp lực từ tỷ giá tăng cao,...là những yếu tố có tác động trực tiếp đến
doanh thu và lợi nhuận của không chỉ QCGL mà còn là nhiều doanh nghiệp khác cùng
ngành. Song, QCGL cũng cần phải xem xét lại, nhanh chóng đưa ra những phương án
khắc phục nhằm cải thiện khả năng kinh doanh của mình nhằm nâng cao doanh thu và lợi
nhuận trong những năm tiếp theo.

23
Năm 2021 và 2022, lần lượt là CTCP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (29,1%)
và Hà Đô (18%) dẫn đầu về mức ROE. Trong khi đó, QCGL vẫn cho thấy sự thua thiệt
hơn thấy rõ so với các doanh nghiệp cùng ngành còn lại với tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu của công ty lần lượt là 1,64% và 0,74%. Hầu hết các doanh nghiệp đều ghi
nhận giảm giá trị ROE trong năm 2022, điều này cũng phản ánh được phần nào những
thách thức từ môi trường kinh doanh biến động và các yếu tố khác như nguồn cung tiền
của ngành bất động sản sụt giảm nghiêm trọng.
Tổng kết, trong giai đoạn 2021-2022, so với mặt bằng chung của thị trường bất
động sản Việt Nam, khả năng sinh lời của QCGL là rất thấp cả về tài sản, vốn chủ sở
hữu, chi phí cũng như là doanh thu. Công ty cần phải có những biện pháp khắc phục rõ
ràng và cấp thiết hơn trong những kỳ tới nếu muốn cải thiện tình trạng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Phân tích Kinh doanh - GS.TS.Nguyễn Văn Công


2. Báo cáo thường niên năm 2022 Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai
3. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai
4. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai
5. Báo cáo tài chính năm 2022 Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô

24

You might also like