You are on page 1of 5

Theo đó, Chính phủ đề xuất áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư với bốn nhóm

đối tượng gồm: (1) doanh nghiệp có dự án quy mô vốn trên 12.000 tỉ đồng
hoặc đạt doanh thu trên 20.000 tỉ đồng/năm trong lĩnh vực công nghệ cao; (2)
doanh nghiệp công nghệ cao có dự án quy mô vốn trên 12.000 tỉ đồng hoặc
đạt doanh thu trên 20.000 tỉ đồng/năm; (3) doanh nghiệp có dự án ứng dụng
công nghệ cao có quy mô vốn trên 12.000 tỉ đồng hoặc đạt doanh thu trên
20.000 tỉ đồng/năm; (iv) doanh nghiệp có dự án trung tâm nghiên cứu và phát
triển (R&D) quy mô vốn trên 3.000 tỉ đồng.

Accordingly, the Government proposes to apply investment support policies


to four target groups/ four groups of subjects including: (1) enterprises with a
capital scale of over 12 billion vnd or with the revenue of 20000 billion
vnd/year in high-tech fields; (2) high-tech enterprises with a capital projects
of of over 12 billion vnd or with the revenue of 20000 billion vnd/year; (3)
enterprises with high-tech applications with a capital scale of over 12 billion
vnd or with the revenue of 20000 billion vnd/year; (4) enterprises with a
research and development center projects with the capital scale of over 3000
billion vnd.

Tờ trình cho rằng, ưu đãi cho những đối tượng này phù hợp với định hướng thu
hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, nhắm đến việc sản xuất các sản phẩm
công nghệ cao Made in Vietnam, đặc biệt trong các ngành nghề đang là xu
hướng mới trên thế giới như bán dẫn. Đồng thời, không gây xáo trộn so với quy
định hiện tại, bởi tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp
có dự án ứng dụng công nghệ cao đã được quy định tại Quyết định
10/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 32/2011/TT-BKHCN
của Bộ Khoa học và Công nghệ.

The Letter said that incentives for these targets suit Vietnam's orientation to
attract foreign investments, aiming at the manufacturing of high-tech
products, especially semiconductor industry being a new trend in the world.
Simultaneously, it does not conflict with current regulations, because the
criteria for identifying high-tech enterprises and enterprises with high-tech
application projects have been specified in Decision 10/2021/QD-TTg of the
Prime Minister and Circular 32/2011/TT-BKHCN of the Ministry of Science
and Technology.

Những chính sách hỗ trợ, ưu đãi kịp thời, hợp lý cho đầu tư công nghệ cao lúc này được kỳ vọng sẽ
giúp Việt Nam “hóa giải” những thách thức mà thuế tối thiểu toàn cầu mang lại và tận dụng tốt nhất làn
sóng dịch chuyển sản xuất để trở thành “cứ điểm” của các “đại bàng công nghệ”.
The timely and reasonable support and incentives policies for high-tech investment are expected to
help Vietnam "dissolve" the challenges that the global minimum tax brings and make the best use of
the wave of production shift to become the”hub" of "tech giant ".

Quy mô vốn đầu tư hiện nay được quy định tại văn bản pháp luật về đầu tư và
thuế, gồm ba mức: 6.000 tỉ đồng, 12.000 tỉ đồng và 30.000 tỉ đồng. Việc lựa
chọn quy mô 12.000 tỉ đồng nhằm thu hẹp đối tượng áp dụng, tránh bội chi
cho ngân sách và khuyến khích các tập đoàn đa quốc gia tăng vốn đầu tư.
Tiêu chí doanh thu trên 20.000 tỉ đồng cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp
công nghệ cao kinh doanh hiệu quả.

The current scale of investment capital is specified in the legal documents on


investment and tax, including three levels: VND 6,000 billion, VND 12,000
billion and VND 30,000 billion. The selection of a scale of VND 12,000 billion
is to narrow down the subjects of application, avoid overspending on the
budget and encourage multinational corporations to increase investment
capital. The revenue criterion of over VND 20,000 billion will also encourage
high-tech enterprises to do business effectively.

Về hình thức hỗ trợ, Chính phủ đề xuất bốn hình thức: hỗ trợ đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực; hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định và hệ thống công trình
xã hội; hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao; hỗ trợ nghiên cứu và
phát triển.

Regarding the form of support, the Government proposes four forms: support
for training and development of human resources; support for investment
costs to create fixed assets and social works systems; support for production
costs of high-tech products; support for research and development.

Theo Tờ trình, bốn hình thức hỗ trợ này phù hợp với thông lệ quốc tế và tình
hình ngân sách nước ta, thiết thực với doanh nghiệp và có lợi cho nước ta về
bản chất kinh tế. Phương thức hỗ trợ: được cấn trừ vào nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp hoặc được chi trả trực tiếp bằng tiền trích từ ngân sách nhà nước
(bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm).

According to the Letter, these four forms of support are consistent with
international practices and our state budget, practical for businesses and
beneficial to the national economy. These kinds of support are attributed to
tax deduction and direct cash payment from the state budget.
Đặt trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi trên diện rộng vào đầu
năm tới sẽ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các
quốc gia, trong đó có Việt Nam, việc thiết lập chính sách hỗ trợ đầu tư trong
lĩnh vực công nghệ cao là phản ứng cần có lúc này.

In the context of the global minimum tax being implemented on a large scale
next year, it will affect the attraction of foreign direct investment (FDI) of
countries, including Vietnam, the establishment of supportive investment
policy in the high-tech sector is the timely response at this time.

Bởi lẽ, khi các nước phát triển tiến hành thu thuế tối thiểu 15% với công ty mẹ
thì ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam không còn tác dụng với
các công ty này. Nhìn ra xung quanh, các quốc gia cạnh tranh thu hút FDI với
Việt Nam trong khu vực đã và đang nghiên cứu, ban hành những hình thức ưu
đãi đầu tư mới, vượt trội để duy trì sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

When developed countries collect a minimum tax of 15% on parent


companies, Vietnam's corporate income tax incentives are no longer effective
for these companies. Looking around, countries competing to attract FDI with
Vietnam in the region have been researching and promulgating new and
outstanding forms of investment incentives to maintain their attractiveness to
foreign investors.

Việt Nam nếu không có động thái điều chỉnh phù hợp chắc chắn sẽ giảm khả
năng cạnh tranh và “đuối sức” trong cuộc đua khắc nghiệt này. Mục tiêu thu
hút FDI đầy tham vọng, 150-200 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn 2021-2025 và
200-300 tỉ đô la Mỹ trong năm năm tiếp theo, sẽ gặp thách thức rất lớn. Việc
mở rộng đầu tư của các dự án hiện hữu cũng có nguy cơ giảm sút.

Vietnam, if not making appropriate adjustments, will definitely reduce its


competitiveness and “burn out” in this harsh race. The ambitious FDI
attraction target, USD 150-200 billion in the period 2021-2025 and USD 200-
300 billion in the next five years, will face great challenges. The expansion of
investment of existing projects is also at risk of decline.

Vốn FDI cho đến nay vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế chính của nước ta, do
đó không thể không củng cố động lực này. Tuy nhiên, “bối cảnh mới” đòi hỏi
cần có chính sách hỗ trợ đầu tư cho công nghệ cao không chỉ là thuế tối thiểu
toàn cầu. Một lý do quan trọng khác là chính sách hỗ trợ đầu tư cho công
nghệ cao sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả nhất cơ hội “lớn khác thường”
trong thu hút FDI do tình hình quốc tế hiện nay tạo ra những lực đẩy thuận
chiều, có lợi cho nước ta.

FDI has so far been the main economic growth driver of our country, so it is
impossible not to strengthen this motivation. However, the “new context”
requires a policy to support investment in high technology, not just a global
minimum tax. Another important reason is that the policy of supporting
investment in high technology will help Vietnam make the most effective use
of “un Unusually large” opportunities in attracting FDI because the current
international situation creates favorable and beneficial forces for our country.

Cụ thể là sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ khi xảy ra căng thẳng thương mại
Mỹ – Trung Quốc. Báo cáo “Dòng vốn FDI: Bền bỉ đối mặt với thách thức” do
Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa công bố cho biết, tỷ trọng FDI toàn
cầu của khu vực ASEAN đã tăng vọt sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008 và tăng tốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc gần
đây.

Specifically, the flare-up of trade tensions between US and China have


created the shift in global supply chain. The report "FDI Capital Flows:
Resilient in the Face of Challenges" recently released by HSBC Global
Research said that the proportion of global FDI in the ASEAN region has
skyrocketed after the 2008 global financial crisis and accelerated amid recent
US-China trade tensions.

ASEAN đã thu hút gần 17% vốn FDI toàn cầu trong năm 2022 – là mức cao kỷ
lục và gần gấp đôi so với bốn năm trước. Trong ba năm qua, Mỹ, với thị phần
17%, đã thay thế khu vực nội khối ASEAN (14%) để trở thành quốc gia đầu tư
FDI lớn nhất trong khu vực. Đáng chú ý, phần lớn FDI của Mỹ đã chảy vào
ngành sản xuất tiên tiến, chẳng hạn như sản xuất chất bán dẫn cao cấp ở
Singapore và Malaysia.

ASEAN has attracted nearly 17% of global FDI in 2022 - a record high and
two times last four years' figure. Over the past three years, with a market
share of 17%, America has replaced intra-ASEAN investment (14%) to
become the largest FDI investing country in the region. Notably, the majority
of US FDI has flowed into advanced manufactoring such as high-end
semiconductor manufactoring in Singapore and Malaysia.

Theo báo cáo này, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc khiến các nhà
đầu tư đẩy nhanh việc di dời chuỗi cung ứng; trong đó ASEAN nhờ vào địa lý
lân cận và các tiêu chuẩn cơ bản được cải thiện, đã nổi lên như một điểm đến
thay thế. Trong dòng chảy này, Việt Nam cũng là “một trong những quốc gia
được hưởng lợi chính”.

According to this report, the rising tensions between US-China have forced
the investors to accelerate supply chain relocation; where ASEAN, thanks to
its geographical proximity and improved basic standards, has emerged as an
alternative destination. In this flow, Vietnam is also "one of the main
beneficiary countries".

Bên cạnh đó, sau khi xảy ra căng thẳng thương mại với Trung Quốc, lại thêm
tác động của đại dịch Covid-19, Mỹ và các nước đồng minh quyết liệt thúc đẩy
việc đưa đầu tư và chuỗi cung ứng sang các nước đối tác tin cậy, còn gọi là
chiến lược “friend – shoring”. Việt Nam và Mỹ vừa nâng cấp quan hệ lên thành
Đối tác Chiến lược Toàn diện. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dấu mốc lịch
sử này là điều kiện rất tốt để Việt Nam tận dụng tốt chiến lược friend – shoring.

In addition, after trade tensions with China and the impact of Covid-19
pandemic, the US and its allies are fiercely promoting investments and
supply chains to partner countries, which is so-called friend - shoring
strategy. Vietnam and America have upgraded their nations' relationship to a
Comprehensive Strategic Partnership. Economic experts said that this
historical milestone is an ideal condition for Vietnam to take advantage of the
friend-shoring strategy.

You might also like