You are on page 1of 6

Dân số, phân bổ:

Dân số của Việt Nam tính đến ngày 04/07/2021 là 98.176.244 người (số liệu mới
nhất từ Liên Hợp Quốc). Mật độ dân số của Việt Nam hiện tại là 317 người/km²,
trong đó, có 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người).

Phân chia thu nhập:

Nhóm thứ 1: Nhóm nghèo

Đây là nhóm của những người có thu nhập rất thấp. Trung bình mức thu ở nông
thôn là khoảng 700.000đ/người/tháng ở nông thôn. Còn ở thành thị là dưới
900.000/người/tháng. 

Nhóm 2: Nhóm cận nghèo

Những đối tượng trong nhóm cận nghèo thường có mức thu từ 700.000đ –
1.000.00đ/người /tháng (khu vực nông thôn), khoảng từ 900.000đ –
1.300.00đ/người/tháng (khu vực thành thị).
Nhóm 3: Nhóm trung bình

Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình tháng từ 1.000.000đ –


1.500.000đ/người/tháng (khu vực nông thôn), khoảng từ 1.300.000đ –
1950.000đ/người/tháng (khu vực thành thị). 

Nhóm 4: Nhóm khá

Nhóm đối tượng thu nhập trung bình tháng từ 2.000.000đ- 3.500.00đ/nguoif/tháng
(khu vực nông thôn), khoảng từ 2.200.000đ-4.000.000đ/người/tháng (khu vực
thành thị).

Nhóm 5: Nhóm giàu

Nhóm người có thu nhập trung bình/tháng từ trên 5.000.000đ/ người/ tháng thì
được xếp vào nhóm giàu. 

Chuyển dịch xã hội:

Một số chiều cạnh về chuyển dịch cấu trúc xã hội trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư:

1. hình thành cơ cấu việc làm và nhóm nhân lực mới: ứng dụng công nghệ
thông minh vào đời sống, một bộ phận không nhỏ nhân lực trong các doanh
nghiệp sẽ bị thay thế bởi tự động hoá, các máy móc và thiết bị hiện đại. Tạo
ra những ngành nghề, các loại hình kinh doanh mới như các việc làm kỹ
thuật số và số hóa.
2. Hình thành mạng lưới và chuẩn mực xã hội mới: các phương tiện truyền
thông kỹ thuật số đang kết nối con người với nhau theo những cách hoàn
toàn mới, các tương tác gián tiếp qua phương tiện, công nghệ và không gian
mạng. Cho đến nay, kênh tương tác này đã nhanh chóng trở thành một
phương tiện giao tiếp chính của con người, mang lại nhiều lợi ích, mở ra cơ
hội học tập, tương tác, phát triển không giới hạn.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm chuyển đổi cơ cấu việc làm và nguồn
nhân lực trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và nhóm xã hội. Việt Nam đang
hướng đến mục tiêu là quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, đạt thu
nhập trung bình cao vào năm 2030. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang
tạo nhiều cơ hội để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu này, đồng thời thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nhóm xã hội và giải quyết các vấn đề
nan giải như thiếu việc làm và nghèo đói, phát triển con người, hướng đến một
quốc gia phồn vinh, hạnh phúc.

Thay đổi lối sống:

Lối tiêu dùng của người Việt Nam vượt rất xa nhu cầu và sở thích trước đây; nó
được nâng lên tầm cao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu của xả hội
công nghiệp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lối sống tiêu dùng người Việt Nam
chuyển mạnh từ tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp nghèo sang lối sống tiêu
dùng của xã hội công nghiệp. Điều đó thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinh hoạt
hầu hết bằng đồ điện tử cho đến phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô. Chỉ trong
khoảng một vài thập niên cuối thế kỷ XX.

Cuộc nghiên cứu mới nhất của Công ty Ogilvy & Mather châu Á - Thái Bình
Dương về chế độ ăn uống tại 14 quốc gia trong khu vực (có Việt Nam) đã đưa
ra nhận định: Thói quen ăn uống của người tiêu dùng đang thay đổi, có xu
hướng thích sử dụng đồ hộp, thực phẩm chế biến, các loại thức ăn nhanh...

Qua khảo sát thực tế tại thị trường Việt Nam cho thấy: Có đến 51,4% người tiêu
dùng (đặc biệt là giới trẻ) đang ưa chuộng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn... Nhiều
người thích ăn bánh snack, khoai tây chiên vì cho rằng có cảm giác vui vẻ khi ăn;
khi uống nước ngọt có ga cảm thấy mình hiện đại; ăn thức ăn nhanh chứng tỏ được
mình theo kịp tiến độ...
Việt Nam được ghi nhận là thị trường mới "nổi" về tiêu dùng hàng thực phẩm chế
biến sẵn, có tốc độ phát triển rất nhanh. Dù chỉ có 24% người tiêu dùng tin tưởng
vào những thông tin quảng cáo ghi trên bao bì các loại thực phẩm đóng hộp, nhưng
chỉ có 30% cho rằng thực phẩm đó có ảnh hưởng xấu tới mình, so với 45% người
tiêu dùng ở các nước trong khu vực. Với các nước khác, khi có một nhãn hiệu thực
phẩm mới xuất hiện trên thị trường mà chưa biết rõ chất lượng, chỉ có trên 55%
dám mua dùng thử, trong khi đó ở Việt Nam con số lên tới 73%.
Thái độ làm việc, giải trí:

Thông qua những quan sát trong cuộc sống thì phần lớn Việt Nam có thái độ làm
việc rất tích cực, cống hiến cho công việc, nhưng song song đó là hững nhận xét về
thái độ của người Việt Nam như: tác phong công nghiệp không cao, tính tự giác
còn rất hạn chế, không có tính hạn chế,… Mặt khác giới trẻ ngày nay họ luôn
muốn khẳng định bản thân của mình thế nên thông qua những việc họ làm tôi cảm
nhận được sự nghiêm túc trong cuộc sống và công việc, thế nên thái độ làm việc
của người Việt Nam đang tốt lên từng ngày.

Bắt nhịp theo sự phát triển của xã hội thì vấn đề giải trí của người Việt cũng
phong phú và đa dạng với các hoạt động như: café, chơi game online, tập gym,
chạy bộ,…

Tiêu thụ:

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thức uống được dự báo là 6% đến
năm 2020, ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam là một trong những ngành
hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất. Tiêu thụ nước giải khát ước tính đạt
81,6 tỷ lít vào năm 2016 với triển vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020.

- Người tiêu dùng Việt Nam là những người có ý thức về sức khỏe nhất ở
Đông Nam Á.Với tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao (ước tính khoảng trên 50%
dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập được cải thiện.
- Thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, sự phong
phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp – nguồn nguyên liệu thô
cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống... đang là những lợi
thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.

Cũng là sản phẩm dành cho giởi trẻ thì nước ngọt cũng đang chiếm thị phần khá
lớn và tăng trưởng ổn định chỉ sau café.
Trình độ giáo dục:

Sự phát triển bền vững, ngành Giáo dục được giao đảm nhiệm thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững: “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện
và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.

Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực
như: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% (đứng thứ 2 khu vực ASEAN, sau
Singapore); tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm
đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN; chương trình đánh giá kết quả học
tập tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM) năm 2019 cho thấy, học sinh tiểu
học Việt Nam đứng vào tốp đầu các nước ASEAN ở cả 3 năng lực được khảo sát là
Đọc hiểu, Viết, Toán học.

Dân số:

https://meta.vn/hotro/dan-so-viet-nam-9785?fbclid=IwAR0X0JN200qETiuzLvFtO-
zqCBZrkYSJctRdg7xqDuuR-gxGnt1NTG3pB14

Phân chia thu nhập:

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/06/xu-huong-bat-binh-
dang-trong-phan-phoi-thu-nhap-o-viet-nam-giai-doan-2016-2020/?
fbclid=IwAR1BSbtrsUi-t9lZS-2-tUYWB6BSlVzfnzs_j629x255FctxVsWGXrsXVng

https://vaytiennow.com/5-nhom-thu-nhap-tai-viet-nam/

Chuyển dịch xã hội:

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/823693/chuyen-dich-
cau-truc-xa-hoi-moi-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.aspx#

Thay đổi lối sống:


http://www.takyfood.com.vn/vn/thoi-quen-an-uong-cua-nguoi-viet-nam.html

Thái độ làm việc, giải trí:

https://vnexpress.net/nam-thai-do-lam-viec-cua-nhan-vien-viet-4167226.html

Tiêu thụ:

https://babuki.vn/thi-truong-do-uong-viet-nam/

Trình độ giáo dục:

https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7170

You might also like