You are on page 1of 5

I.

Môi trường văn hóa – xã hội


1. Thực trạng hiện nay
Người Việt từ xưa đến nay luôn dành tình cảm lớn đối với các món ăn của quê
hương, hơn thế nữa nhân dân Việt Nam không bao giờ ngại khám phá, trải nghiệm
những cái mới từ công nghệ cho đến món ăn. Xu hướng ăn uống của giới trẻ hiện nay
cũng thay đổi, họ thích những bữa ăn healthy, nhanh gọn nhưng vẫn phải đảm bảo đầy
đủ chất dinh dưỡng nên hình thức giao đồ ăn trực tuyến được họ dễ dàng tiếp nhận.
Trong 3 năm gần đây, dịch bệnh COVID -19 gây ra nhiều tác động, mọi người được
yêu cầu hạn chế ra khỏi nhà. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của
người dân, nhưng cũng là bước đệm cho sự phát triển của ngành giao đồ ăn trực tuyến.
2. Yếu tố văn hóa – xã hội tạo nên cơ hội cho ngành giao đồ ăn trực tuyến
- Nền ẩm thực Việt Nam đa dạng, nhiều món ăn đặc sản
- Người dân Việt Nam cởi mở, dễ dàng đón nhận những cái mới
- Xu hướng tránh những nơi đông người sau dịch bệnh
3. Cơ hội từ những yếu tố
a. Nền ẩm thực Việt Nam đa dạng, nhiều món ăn đặc sắc
Việt Nam có 5 kỷ lục thế giới về ẩm thực được Tổ chức Kỷ lục thế giới
WorldKings công nhận:
- Quốc gia sở hữu nhiều món ăn sợi và nước dùng nhất với 164 món
- Quốc gia nhiều loại mắm và nhiều món ăn từ mắm nhất với hơn 100 loại
mắm
- Quốc gia sở hữu nhiều món ăn làm từ hoa nhất với 272 món ăn từ 43 loại
hoa
- Quốc gia sở hữu nhiều loại cuốn nhất

 Do đó cơ hội dành cho mô hình giao đồ ăn trực tuyến là rất lớn khi có thể phát
triển đa dạng nhiều mặt hàng và hợp tác với đa dạng nhiều loại hình từ quán ăn
bình dân cho đến nhà hàng sang trọng.
b. Người dân Việt Nam cởi mở, dễ dàng đón nhận những cái mới
Việt Nam là đất nước có dân số trẻ, có cơ cấu dân số nằm trong độ tuổi lao động
chiếm đa số trong cơ cấu dân số cả nước với 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi. Hơn
thế nữa, con người Việt Nam nổi tiếng với sự luôn sẵn sàng, khám phá những điều mới
mẻ, những nền văn hóa mới. Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước đã bắt đầu
mở cửa, sau hơn 30 năm đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với gần 200
quốc gia và vùng lãnh thổ.
 Do đó văn hóa hội nhập của dân tộc Việt là chìa khóa vạn năng cho những dịch
vụ và loại hình kinh doanh mới trên thế giới và mô hình giao đồ ăn trực tuyến là
ngành tiềm năng nhất.
c. Xu hướng tránh những nơi đông người sau dịch bệnh
Sau những năm bùng phát dịch bệnh SAR- COVID 19, người dân Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung nhìn chung đều có xu hướng tránh đi những nơi tập trung
quá nhiều người. Khách hàng đặt đồ ăn online nhiều hơn là chọn đến nhà hàng sử
dụng trực tiếp. Dịch bệnh làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, điều này
dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp, nhà hàng phải chọn chuyển hướng sang hình thức
kinh doanh online để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên một số nhà hàng vẫn
còn hình thức tự giao hàng – tức nhân viên sẽ tự sử dụng phương tiện cá nhân và giao
cho khách hàng từ đó phát sinh nhiều bất cập khó giải quyết.
 Do đó mô hình giao đồ ăn trực tuyến có nhiều cơ hội và khoảng trống để phát
triển trong thị trường các ngành dịch vụ tại Việt Nam.
II. Môi trường thể chế và pháp luật
Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-
2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm
2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm:
- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh
nghiệp và cộng đồng;
- Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ
phát triển thương mại điện tử;
- Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và
phát triển bền vững;
- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước
thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại
điện tử xuyên biên giới;
- Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3
nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Thương mại điện tử là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trường thuận lợi
cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh đặc biệt là về ngành giao đồ ăn trực tuyến.
Sự phát triển song song giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử, các vấn
đề trong giao dịch TMĐT phát sinh cũng là bài toán được đặt ra với cơ quan quản lý
nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ người tiêu dùng. Với việc hoàn thiện những sửa
đổi trong Nghị định 52/NĐ-CP cũng như các nhóm giải pháp trong hệ sinh thái “Phát
triển nền tảng tín nhiệm TMĐT” ở Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một thị trường
trực tuyến lành mạnh, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng, hỗ trợ các doanh
nghiệp và mang đến những phát triển vượt bậc cho bức tranh TMĐT ở Việt Nam.
Sự phát triển của TMĐT đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc
xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh ở Việt Nam. Dựa trên mục tiêu đã đề ra
trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025,
một thị trường TMĐT an toàn, lành mạnh là điều hoàn toàn có thể thực hiện khi có sự
vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, địa phương và những
doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường trực tuyến.
=> Qua đó, cho thấy được tiềm năng của ngành giao đồ ăn trực tuyến cực kì quan
trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế số hiện nay, là một nhóm ngành mới tạo ra thị trường
cạnh tranh giúp thúc đẩy nhiều nhà đầu tư tham gia giúp phát triển ngành một cách
lành mạnh, minh bạch, phát triển.
III. Môi Trường Nhân Khẩu Học
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam ngày càng tăng, xu hướng đô thị hóa ở Việt
Nam có xu hướng mở rộng đến các thành phố vừa và nhỏ. Dự kiến đến năm 2023,
Việt Nam sẽ có 1 đô thị trên 1 triệu dân, 1 đô thị từ 5 đến 10 triệu dân và 4 đô thị từ 1
đến 5 triệu dân. Điều này có tác động rất lớn tới thị trường các thương hiệu giao đồ ăn
nhanh hiện nay. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng dẫn đến số lượng dân cư tại các
thành phố ngày càng tăng, hành vi sinh hoạt hằng ngày thay đổi, người dân có xu
hướng tiêu dùng mới, gọi đồ ăn mang về thay vì vào bếp. Ngoài ra, thu nhập ở thành
phố cũng cao hơn ở nông thôn hay miền núi nên việc chi tiền ra để đặt đồ ăn trực
tuyến là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, sự tập trung dân số ở các thành phố lớn cũng
dẫn đến việc sử dụng phương tiện giao thông nhiều hơn. Trong giờ cao điểm, ùn tắc
giao thông dễ xảy ra ở các thành phố lớn, dẫn đến việ đi lại khó khăn, nhất là vào
những ngày nắng nóng hoặc mưa lớn, việc mọi người tự ra đường mua đồ ăn là một
vấn đề nan giải. Chính vì thế dịch vụ đồ ăn trực tuyến đã giúp cho hầu hết người dân
thành phố giải quyết được vấn đề này.
Ngoài ra, khi thế giới phát triển thì hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi
theo một phần là do công nghệ. Hầu hết mọi người từ già đến trẻ đều có thể sử dụng
được điện thoại thông minh, việc này đã giúp họ tiếp cận đến nhiều hàng quán đồ ăn
và thức uống ở khắp nơi gần xa. Tuy nhiên biết không thôi là chưa đủ họ cũng muốn
được trải nghiệm những sản phẩm đó mà không cần phải xuống phố hay thậm chí là
phải xếp hàng chờ mua. Thì đây lại là một cơ hội lớn để ngành giao hàng trực tuyến có
thể phát triển mạnh mẽ.
IV. Môi Trường Tự Nhiên
Việt Nam là quốc gia sử dụng nhiều phương tiện giao thông cá nhân chạy bằng
năng lượng hóa thạch, đặc biệt tại khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là nguyên
nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí có
thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, điều đó làm cho người dân e ngại ra đường, thay
vào đó họ sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến, đây chính là cơ hội cho các doanh
nghiệp chuyên cung cấp loại dịch vụ này.
V. Môi Trường Công Nghệ
Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị
smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, tương đương tỷ lệ 44,9%, Việt Nam lọt
vào top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới chỉ sau
Trung Quốc. Điện thoại thông minh trở thành “vật bất ly thân” của người Việt với
nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ thanh
toán trực tuyến đã tích hợp các công nghệ thanh toán trên điện thoại thông minh, phổ
biến nhất là ví điện tử để làm cho người sử dụng điện thoại thông minh cảm thấy thuận
tiện khi mua sắm các sản phẩm, trong đó có dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Đây cũng là
một yếu tố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở mảng dịch vụ này ăn nên làm ra, tạo
nên sự thuận tiện cho những khách hàng không dùng tiền mặt, thu hút nhiều đối tác là
tài xế tham gia hơn vì họ không phải ứng tiền để mua đồ ăn cho khách hàng và tình
trạng “bom hàng” cũng ít xảy ra. Ví điện tử Momo đang là công cụ được sử dụng phổ
biến nhất để thanh toán dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến, Momo là đối tác của Now và
Baemin, chiếm thị phần 35%.
Now là người đi “tiên phong” trong lĩnh vực, bắt đầu thử nghiệm việc giao đồ ăn từ
năm 2014, Now có được sự thành công rực rỡ nhờ dịch vụ giao hàng mới mẻ và cũng
được xem là độc quyền tại thời điểm đó cùng với kênh truyền thông tốt là Foody.vn.
Dịch vụ với mức phí hợp lý và sự cộng tác với các đơn vị cung cấp đồ ăn, nước uống
đa dạng (khoảng 20.000 cửa hàng) cùng các chương trình ưu đãi khuyến mãi
hấp dẫn đã nhanh chóng thu hút được người dùng. Giữa năm 2017, CEO của Foody
từng chia sẻ Now có gần 10.000 đơn hàng mỗi ngày.
VI. Môi Trường Kinh Tế
1. Tổng quan về hiện trạng của môi trường kinh tế.
So với những nước trong khu vực Đông Nam Á, quy mô thị trường giao đồ ăn Việt
Nam vẫn còn rất bé, chỉ chiếm 0,2% thị phần trong thị trường giao đồ ăn trên thế giới.
Chính vì quy mô thị trường tại Việt Nam rất bé nên lĩnh vực giao thức ăn nhanh được
xem là một thị trường “vàng” nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
Thị trường giao đồ ăn Việt Nam được đánh giá nằm trong giai đoạn phát triển mang
đầy tính cạnh tranh, Đến nay thị trường có thêm sự góp mặt của Grabfood, GoViet,
Baemin…. Trong đó đáng chú ý là Grabfood chiếm khoảng trên 60% thị phần, theo
sau là Nowfood chiếm khoảng trên 20% thị phần. Trước đó có sự góp mặt của La La,
Food Panda, Vietnammm nhưng đã phải chia tay sau 1 thời gian hoạt động, cho thấy
được muốn tham gia vào thị trường Việt Nam không phải dể dàng.
Vào năm 2020, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Sars- CoV-2 đã tác động
nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam. Đó là thời điểm hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến gặp khó khăn nhất. Tuy nhiên sau
khoảng 1 tháng, khi cơ quan nhà nước dỡ bỏ dần lệnh cấm, người dân vẫn có tâm lý e
ngại đến các điểm đông người, đặc biệt là cửa hàng ăn uống thì dịch vụ gọi đồ ăn trực
tuyến lại sôi động trở lại do người dân không phải ra đường vẫn có thể thưởng thức ẩm
thực, đi kèm với dịch vụ thanh toán trực tuyến qua ví điện tử giúp hạn chế nguy cơ lây
lan dịch bệnh.
Chính sách hạ lãi suất cho vay từ phía các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ
Doanh Nghiệp. Các ngân hàng đã có 3 lần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng,
với mức giảm 2,5 - 3,0%/năm. Mức lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên cũng đã được
kéo xuống còn khoảng 5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5 - 8,5%/năm với trung và dài hạn.
Ngoài ra Nghị Quyết của Quốc Hội về giảm thuế thu nhập tạo điều kiện cho các
Doanh Nghiệp giải quyết khó khăn về tài chính.
2. Những Tiềm năng ở môi trường kinh tế
- Thị trường thu hút vốn đầu tư và sự phát triển mạnh mẽ khiến cho ngoài
ngành trong và ngoài nước đều đang chờ thời cơ để rót vốn đầu tư. Việc xuất
hiện nguồn vốn sẽ làm thay đổi cục diện thị trường, tăng cơ hội thống lĩnh thị
trường. Điều đó khiến cho thị trưởng giao đồ ăn trực tuyến, các doanh nghiệp
sẽ có những bước phát triển xa và nhanh hơn.
- Vị chịu ảnh hưởng của dịch, việc đặt đồ ăn trực tuyến với thanh toán điển tử
là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng vì nó thỏa mãn được nhu cầu của
người dùng mà không cần phải ra ngoài tiếp xúc. Nếu các Doanh Nghiệp
nắm bặt được tâm lí lo ngại của khách hàng trong thời gian dịch bệnh và cải
tiến sản phẩm của mình phù hợp với từng giai đoạn sẽ là cơ hội đầy tiềm
năng để phát triển.
o Có thể nói Sars-CoV-2 vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các doanh
nghiệp, khi doanh nghiệp tận dụng tốt thời cơ có thể biến thách thức
thành cơ hội và nâng cao sức cạnh tranh của mình trong thị trường.
- Được hưởng những chính sách giảm thuế và giảm chi phí lãi vay giúp cho
các Doanh Nghiệp tiếp cận tốt với các gói cứu trợ, nhanh chóng phục hồi
trong tình hình dịch bệnh diễn ra gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế.

You might also like