You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO MÔN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TS Khúc Thế Anh, Th.S Đỗ Đình Đình

Sinh viên: Trương Anh Tuấn


Lớp: QH 20219-E TCNH CLC 3

Khoa: Tài chính – Ngân hàng Mã sinh viên: 19050764

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2022


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Chi phí và giá vốn hàng bán

Bảng 2: Bảng khấu hao thiết bị

Bảng 3: Bảng khấu hao nhà xưởng


Bảng 4: Bảng tổng hợp khấu hao
Bảng 5: Tổng chi phí trực tiếp
Bảng 6: Vốn lưu động
Bảng 7: Lịch vay và trả nợ

Bảng 8: Báo cáo thu nhập TIP

Bảng 9: Bảng dòng tiền theo phương pháp trực tiếp

Bảng 10: Chi phí vốn chủ sở hữu Re


Bảng 11: Thuế suất thuế TNDN Bảng 12: Chi phí nợ vay Rd Bảng 13: NPV và IRR
I. Giới thiệu công ty
1. Tổng quan về Doanh nghiệp

Công ty Vĩnh Hoàn là công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty TNHH Vĩnh
Hoàn vào thàng 4/2007, Công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là chế
biến xuất khẩu các loại cá Tra, cá Basa đông lạnh. Hiện nay, Vĩnh Hoàn đã vươn lên dẫn
đầu nghành cá tra về nuôi trồng , sản xuất và xuất khẩu , vươn lên nắm vị trí thứ 2 trong
nghành nghề kinh doanh. Để đạt được vị trí đó, công ty đã trải qua hơn 20 năm hình thành
và phát triển với dấu son đáng nhớ.
Năm 2007,cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24 tháng 12 năm 2007 theo quyết định của Sở giao
dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là VHC .
Năm 2021, VHC đã tăng tốc cho chiến lược 5 năm 2021-2025 với mục tiêu là tăng gấp
đôi định giá công ty , đạt 1 tỷ USD vào năm 2025.VHC tập trung đẩy mạnh nghành nghề
cốt lõi là chế biến cá tra, vượt mốc 1000 tấn nguyên liệu/ngày cùng với đó mở rộng các
công ty con để xây dựng một mạng lưới thị trường rộng lớn, đảm bảo sức mạnh tài chính
và vươn lên doanh nghiệp đầu nghành. Sau thành công năm 2021, công ty tiếp tục tăng
công suất để đáp ứng các đơn hàng. Ngoài ra công ty cũng đạt những thành tích đáng kể
về lượng, chi phí nuôi cũng như chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo khả năng tự cung
70%.
Website công ty: https://www.vinhhoan.com/vi/

Mã chứng khoán: VHC

Vốn điều lệ: 924.039.430.000 đồng


Địa chỉ: Quốc lộ 30, Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản, bảo
quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, chiết xuất và sản xuất gelatin, collagen thủy
phân dùng cho dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm, sản xuất và mua bán thực phẩm, bánh
phồng tôm, hủ tiếu, bánh phở....

2. Phân tích Swot công ty

Điểm mạnh + VHC đang là nguồn cung cấp cá tra lớn nhất của Việt Nam trên thị
(S) trường Mỹ, doanh thu đạt 3.014 tỷ, đóng góp đến tỷ trọng là 43,4% tên
tổng cơ cấu doanh thu VHC, theo sau đó là các nước châu âu, trung
quốc…
+ Không những mạnh trong nước, VHC còn đang đẩy mạnh thị trường
nôi địa khi những năm gần đây doanh thu liên tục tang, mảng cá tra
tăng 63%, sản phẩm phụ tang 95%
+ Quy mô sản xuất lớn: Các nhà máy của VHC đều đạt công suất lớn,
đạt 800-900 tấn nguyên liệu/ ngày và vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh, gia
tang sản xuất và hoạt động hết công suất. Từ đó nhằm đáp ứng nhu cầu
tang về sản lượng và giúp công ty tang trưởng trong năm tiếp theo
+ Chủ động trong việc sử dụng nguyên liệu đầu vào: VHC đang tập
trung đẩy mạnh các vùng nuôi tự chủ - chiếm 60% và còn lại tầm 35%-
40% là các vùng nuôi liên kết khác. Điều này giúp cho công ty có thể
cạnh tranh giá trên thị trường, giảm chi phí
+ Chất lượng nhân sự tốt, được quản lý bài bản và có kinh nghiệm lâu
năm, nhân sự đến từ đa quốc gia không chỉ ở Việt Nam
+ Nguồn lực kinh doanh mạnh: VHC là một trong ít công ty bị ảnh
hưởng bởi Covid19 do tình hình tài chính mạnh, tổng tài sản liên tục
tăng, tỷ lệ nợ vay đạt mức an toàn, khả năng thanh toán đạt mức cao 13-
14 lần , chiếm 15% thị phần toàn nghành
Điểm yếu + Bởi vì sự tăng trưởng nhanh khiến cho nguồn nhân sự chưa thể đáp
(W) ứng kịp, làm cho hiệu suất không được đạt mức tối đa
+ Sản phẩm chưa được biết đến quá rộng rãi trên thị trường nước ngoài
+ Các cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động VHC vẫn chưa được hiện đại
hóa, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế
Cơ hội (O) + Trong tương lai, VHC đang liên minh với hải quan của Nga –
Belarus- Kakhstan nhằm hạ thuế suất của nghành thủy sản xuống mức
0% nhằm đẩu mạnh việc xuất và nhập khẩu, hiệp định EVFTA…. Từ
đó giúp mở rộng thị phần với mức thuế tốt, từ đó sản phẩm sẽ được biết
đến hơn
+VHC đang tập trung đổi mới công nghệ nhằm giảm chi phí và nâng
cao năng suất
+ Hỗ trợ Chính Phủ trong việc nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh hình
ảnh cá tra đến các quốc gia khác
+ VHC đang tập trung phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn: chất thải
chế biến thành tài nguyên, nước thải dụng để tưới tiêu, cá chết dung
làm phân hữu cơ, bao bì dung làm sản xuất phân bón – từ đó giúp bảo
vệ môi trường, k lãng phí và giảm mạnh nhiều chi phí ….
Thách Thức + Chi phí sản xuất ngày một tăng
(T) + Các rào cản về thuế khiến việc xuất khẩu trở nên khó khan
+ Cạnh tranh với một thị trường có sức cạnh tranh lớn như Mỹ
+ Càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu tham gia thị trường cá tra, khiến
cho lợi nhuận có thể bị giảm, thị trường bão hòa
II. Lý do chọn dự án

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, các sản phẩm Collagen bắt đầu được đưa đến tay
người tiêu dung Việt Nam nhằm hỗ trợ giữ làn da khỏe mạnh, chắc cơ xương…. Collagen
là loại protein dồi dào nhất được tìm thấy trong cơ thể con người, chiếm từ 25%-30%
Càng lớn tuổi thì hàm lượng của chúng của ít đi. Đây là một loại sản phẩm làm đẹp nhằm
làm giảm đi quy trình lão hóa của da và tang độ săn chắc, tăng độ đàn hồi và hydrat
hóa.Các viên collagen này sẽ giúp giảm các nguy cơ mắc bênh về tim mạch, cung cấp
chất dinh dưỡng, hỗ trợ sản sinh các chất sừng. Đồng thời với đó, collagen còn giúp
chúng ta giảm đi các bệnh thoái hóa khớp, viêm xương khớp, giúp giảm đi các bệnh liên
quan đến khớp và tăng cường các chất protein cho xương, khớp, sụn.

Năm 2015, VHC đã có kinh doanh collagen nhưng gặp phải nhiều ý kiến vì trên thị
trường chưa có doanh nghiệp nào có thể chiết xuất được collagen và nguyên liệu collagen
đều phải nhập khẩu bên nước ngoài.Nhưng đến khi Covid19 xảy ra , mảng xuất khẩu cá
tra bị giảm và đó là cơ hội để cho mảng làm đẹp tang trưởng. Theo ghi nhận thì doanh số
sản xuất mảng collagen tang 31% so với quý I/2020. Lượng công suất đang ngày một tang
để đưa sản xuất collagen vào hoạt động kinh doanh của VHC. Đồng thời , VHC là công ty
duy nhất ở VN có ứng dụng các công nghệ cao trong việc phát triển các sản phẩm này.
VHC cũng đặt kế hoạch cho chi tiêu vốn xây dựng cơ bản cho mảng collagen này về việc
đẩy mạnh các công suất kho lạnh, khu vực nuôi trồng mới và tăng cường dây chuyền sản
xuất dầu cá mới. Việc đẩy mạnh dự án sản xuất collagen sẽ trở thành nguồn thu mới ngoài
mảng kinh doanh cá tra của Vĩnh Hoàn và hứa hẹn nhiều tiềm năng tang trưởng trong
tương lai
III. Mô tả dự án

 Tên dự án: Dự án xây dựng nhà máy máy sản xuất collagen

 Địa chỉ: Khu C, KCN Vĩnh Hoàn, phường 11, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

 Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất collagen

Mục tiêu của dự án 2: Dự án đầu tư vào một chuỗi hệ thống khép kín nhằm giúp VHC
tận dụng triệt để các nguồn phụ phẩm hay những thứ có sẵn của công ty mà không dùng
đến trong việc kinh doanh cá tra để chiết xuất và tạo ra collagen có giá trị gấp 9-10 lần so
với các sản phẩm cá tra xuất khẩu.Đây là dự án để kiểm tra và thực nghiệm tính đồng bộ
các thiết bị dùng trong sản xuất. Nếu dự án thành công sẽ giúp cho VHC phát triển doanh
thu từ mảng collagen đồng thời tạo ra nguồn lợi nhuận lớn nhưng đòi hỏi công nghệ cao
trong việc sản xuất

Các thông số của dự án

1. Vòng đời dự án Thời gian: 5 năm


VHC lên kế hoạch phát triển dự án kinh tế tuần hoàn trong 5 năm và việc xây dựng dự án
nhà máy collagen là bước đầu trong quá trình xây dựng chuỗi tuần hoàn đó. Bên cạnh đó,
VHC đang đẩy mạnh thực hiện dự án để tăng tốc cho chiến lược đến năm 2025, với mục
tiêu tang gấp đôi định giá công ty.Các khoản tiền đầu tư ban đầu sẽ gồm xây dựng nhà
máy và đầu tư vào máy móc thiết bị trong năm 2021, tổ chức hoạt động sản xuất trong 4
năm tiếp theo và sẽ hoàn tất việc trả nợ, lãi vay và thanh lý tài sản ở năm 2026. Công suất
của nhà máy dự kiến đạt 550,000 sản phẩm/năm. Dự kiến năm đầu nhà máy hoạt động
với công suất 55%. Trong năm thứ hai, công suất đạt khoảng 65% và năm thứ ba đạt công
suất là 75%. Công suất thiết kế trong năm 4 là 90%. Công suất năm 1 và 2 chỉ dừng 65%
vì 2 năm đầu VHC sẽ tập trung việc tối ưu hóa chi phí sản xuất, từ đó giá thành collagen
sẽ giảm xuống . Đến năm 3 và 4 công suất sẽ tăng lên khi VHC tận dụng được công suất
dư thừa và chi phí thấp cũng như nhu cầu tiêu thụ collagen dự báo sẽ tăng nhanh trong
những năm tới.
2. Kế hoạch đầu tư ban đầu
Tổng vốn đầu tư khoảng 64 tỷ đồng. Nguồn vốn bao gồm 60% (38,4 tỷ đồng) vốn
góp của nhà đầu tư và 40% (25,6 tỷ đồng) vốn vay từ ngân hàng.
a. Máy móc thiết bị
Công ty dự định mua máy móc thiết bị hiện đại do Nhật Bản sản xuất nhằm thực hiện tự
động hóa nhà máy, hạn chế sử dụng con người.Để sản xuất được collagen sẽ phải trải qua
rất nhiều công đoạn.Đầu tiên là cần một dây chuyền xay nhỏ cá khoảng 150 cái .Tiếp đến
là cần máy đo độ ẩm để thực hiện được quá trình trích ly, công đoạn này cần khoảng 120
cái.Sau khi trích ly thì thu được dung dịch lọc, và dung dịch này sẽ được đem ra máy ly
tâm, cần khoảng 400 cái.Và cuối cùng là cần khoảng 180 máy quang phổ. Bảng tổng hợp
thông số các loại máy được ghi như sau

– Nhập khẩu 150 Máy xay Philips HR1361 của Nhật Bản với giá bán đã bao gồm thuế nhập
khẩu, VAT là 120.000.000VNĐ. Thời gian sử dụng là 5 năm.
– Nhập khẩu 120 máy đo độ ẩm Sartorius của Nhật Bản với giá bán thị trường đã bao gồm
thuế nhập khẩu, VAT là 16.670.000 VNĐ/máy. Thời gian sử dụng máy móc thiết bị là 5
năm.
– Nhập khẩu 400 máy ly tâm Hermle Z 200A từ Nhật Bản với giá bán thị trường đã bao
gồm thuế nhập khẩu, VAT là 5.500.000 VNĐ/máy. Thời gian sử dụng máy móc thiết bị
này là 5 năm.
– Nhập khẩu 180 Máy Quang Phổ Varian Carry từ Nhật Bản với giá đã bao gồm thuế nhập
khẩu, VAT là 30.000.000 VNĐ/máy. Thời gian sử dụng máy móc thiết bị này là 5 năm.
Nhà xưởng đầu tư với tổng giá trị là 32 tỷ đồng, thời gian khấu hao là 20 năm.

Tổng số lượng máy móc cần có cho sản xuất là 700 máy với giá trị máy móc nhập khẩu là
27.600.400.000 đồng.
b. Nhà xưởng
Nhà xưởng đầu tư với tổng giá trị là 32 tỷ đồng, thời gian khấu hao là 20 năm.
3. Sản lượng và giá bán

Tên sản phẩm Giá bán Sản lượng

Collagen dạng viên 200,000 250,000


uống

Collagen dạng nước 250,000 300,000


uống

Tổng cộng 550,000

Nhà máy dự kiến sẽ sản xuất 2 loại sản phẩm chủ lực chính là collagen dạng viên
uống để tiêu thụ trong nước với sản lượng tối đa dự kiến là 200,000 sản phẩm/năm, với
giá bán là 250,000 ngàn đồng/sản phẩm. Sản phẩm được phân phối cho các cửa hàng, dại
lý bán thuốc và chăm sóc sắc đẹp.

Với sản phẩm collagen dạng nước uống, nhà máy dự kiến sản xuất để tiêu thụ
trong nước với sản lượng tối đa dự kiến là 250.000 sản phẩm/năm, với giá bán là 300.000
ngàn đồng/sản phẩm. Sản phẩm được phân phối cho các cửa hàng, đại lý bán bán thuốc
và chăm sóc sắc đẹp.

4. Thông tin về chi phí và giá vốn hàng bán


Bảng 1: chi phí và giá vốn hàng bán
STT Khoản mục chi phí Giá trị ước tính (VNĐ)
1 Chi phí nhân công 22% Doanh thu
Chi phí thiết bị 27.600.400.000
Máy Máy xay Philips HR1361 18.000.000.000
Máy đo độ ẩm Sartorius 2.000.400.000
2 Máy ly tâm Hermle Z 200A 2.200.000.000
Máy Quang Phổ Varian Carry 5.400.000.000
3 Chi phí bảo dưỡng 13% Doanh thu
4 Chi phí quản lý dự án 10% Doanh thu
5 Chi phí hoạt động (điện, nước,…) 10% Doanh thu

Bảng 2: Giá vốn hàng bán


Gía nguyên liệu đầu vào Giá Sản lượng Giá vốn hàng bàn
Cá tra ( đặc biệt da cá) 35000 150,000 5.250.000.000
Cá basa ( đặc biệt da cá) 40000 167,000 6.680.000.000
Tổng 317,000 11.930.000.000

Chi phí nhân công sẽ chiếm 22% trong tổng doanh thu của dự án trong đó đội ngũ
nhân sự dự kiến mỗi năm sẽ tăng lương cho nhân công theo năng suất và kế hoạch sản
xuất của nhà máy . Chi phí này bao gồm cả chi phí BHXH, BHYT, chi phí công đoàn,
thưởng tết, trợ cấp thất nghiệp cho công nhân,….
Chi phí bảo dưỡng sẽ chiếm 13% doanh thu bao gồm các chi phí bảo trì máy móc,
chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các loại máy đang hoạt động cho dây chuyền
vận hành trơn tru hơn và lâu dài hơn.
Chi phí hoạt động bao gồm các chi phí điện, nước.. sử dụng cho hệ thống sản xuất
dây chuyền collagen. Chi phí này ước tính chiếm 10% doanh thu mỗi năm.
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào:

Để sản xuất collagen sẽ cần 2 nguyên liệu chính. Chi phí cá Tra ( đặc biệt da cá)
được dùng để sản xuất collagen dạng nước và uống. Cá Tra trên thị trường dao động
khoảng 40.000 -50.000/kg, đây là giá bán lẻ trên thị trường trong nước. Nhà máy sử dụng
cá tra mua với giá buôn dự tính là 35.000đ/kg. Ước tính mỗi năm sản lượng mà nhà máy
hoạt động tầm 150,000 sản phẩm. Vì vậy, với sản lượng ước tính mỗi năm, chi phí cá Tra
là 5.250.000.000đ.
Nguyên liệu thứ 2 cần đến là cá Basa .Chi phí cá Basa ( đặc biệt là da cá) dùng
để sản xuất collagen là 40.000đ/kg. Rẻ hơn so với thị trường bán lẻ ngoài tầm 10-20đ/kg.
Ước tính mỗi năm sản lượng mà nhà máy sản xuất được tầm 167,000 sp. Vì vật tổng chi
phí ước tính mỗi năm là 6.680.000.000đ
Có thể thấy tổng chi phí nguyên liệu đầu vào sẽ rơi khoảng 11.930.000.000đ

5. Kế hoạch nguồn vốn

Tổng vốn đầu tư khoảng 64 tỷ đồng. Nguồn vốn bao gồm 60% (38,4 tỷ đồng) vốn
góp của nhà đầu tư và 40% (25,6 tỷ đồng) vốn vay từ ngân hàng thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam ( vcb) với lãi suất 7.5%/năm với các khoản vay vốn kinh doanh
có thời hạn khoản vay trên 12 tháng.

Ngân hàng VCB cung cấp dịch vụ vay cho sản xuất kinh doanh dành cho khách
hàng doanh nghiệp tùy theo nhu cầu vay của khách hàng và quy mô kinh. Ngân hàng
VCB cũng chính là là ngân hàng mà VHC thực hiện các khoản vay lớn không chỉ kinh
doanh sản xuất collagen mà còn vay để kinh doanh sản xuất cá Basa, cá Tra….

Các thông số khác

Giả định rằng:

- Tồn quỹ tiền mặt/ Doanh thu là 8%

- Khoản phải trả/Doanh thu là 8%

- Khoản phải thu/Doanh thu là 15%

IV. Hiệu quả tài chính

1. Bảng khấu hao

Bảng 1: Bảng khấu hao thiết bị (Đơn vị tính: VNĐ)


Khoản mục tính 2021 2022 2023 2024 2025 2

Giá trị còn lại


27.600.400.000 16.560.240.000 9.936.144.000 5.961.686.400 2
của TSCĐ

Khấu hao 11.040.160.000 6.624.096.000 3.974.457.600 2.980.843.200


TSCĐ hàng
năm
Khấu hao hàng
920.013.333 552.008.000 331.204.800 248.403.600
tháng

Khấu hao lũy


27.600.400.000 11.040.160.000 17.664.256.000 21.638.713.600 24.619.556.800 2
kế cuối năm

- Nguyên giá máy móc thiết bị: 27.600.400.000


- Thời gian khấu hao của máy móc thiết bị là 5 năm ứng với hệ số điều chỉnh là 2
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp đường thẳng: (1/5)*100= 20%
- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần: 20%*2 = 40%

Năm 2025, mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần thấp hơn mức khấu hao tính
bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

Năm 2024 và 2025, khấu hao = giá trị còn lại của TSCĐ (đầu năm thứ 4) cho số năm sử
dụng còn lại của TSCĐ
Bảng 2: Bảng khấu hao nhà xưởng (Đơn vị tính: VNĐ)
STT Khoản mục tính 2021 2022 2023 2024 202
1 Giá trị đầu năm 32.000.000.000 30.400.000.000 28.800.000.000 27.
2 Khấu hao trong
1.600.000.000 1.600.000.000 1.600.000.000 1.6
năm
3 Khấu hao lũy kế 1.600.000.000 3.200.000.000 4.800.000.000 6.4
4 Giá trị cuối năm 32.000.000.000 30.400.000.000 28.800.000.000 27.200.000.000 25.
(Với nguyên giá là 32 tỷ khấu hao trong 20 năm và mức khâu hao là 1.6 tỷ)

Gía trị khấu hao cuối năm 2021 của nhà xưởng là 32 tỷ. Đến năm 2025 giá trị khấu hao
nhà xưởng là 27,2 tỷ với tỷ lệ khấu hao trong 5 năm là 1,6 tỷ. Khấu hao lũy kế đạt 6,4 tỷ
vào năm 2025. Gía trị cuối năm vào năm 2025 của nhà xưởng là 25,6 tỷ

Bảng 3: Bảng tổng hợp khấu hao (Đơn vị tính: VNĐ)


STT Khoản mục tính 2021 2022 2023 2024 2025
1 Thiết bị 11.040.160.000 6.624.096.000 3.974.457.600 2.98

2 Nhà xưởng 1.600.000.000 1.600.000.000 1.600.000.000 1.60


3 Tổng 12.640.160.000 8.224.096.000 5.574.457.600 4.58

Tổng khấu hao năm 2022 của cả nhà xưởng và thiết bị là 12,640 tỷ và giảm dần vào
những năm sau đó. Sau 5 năm tông khấu hao của nhà xưởng và thiết bị là 4,580 tỷ

2. Doanh thu

Bảng 4: Tổng doanh thu (Đơn vị tính: VNĐ)


STT Khoản mục tính 2021 2022 2023 2024 2025
1 Hiệu suất 55% 65% 75% 90%
2 Collagen dạng viên 137,500 162,500 187,500 225,00
Giá bán 200,000 207,880 216,070 224,58
3 Collagen dạng nước 165,000 195,000 225,000 270,00
Giá bán 250,000 259,850 270,088 280,73
4 Tổng doanh thu 68.750.000.000 84.451.250.000 101.283.033.750 126.32

Hiệu suất của sản phẩm sẽ tăng dần theo các năm do VHC sẽ tập trung việc tối ưu
hóa chi phí sản xuất, từ đó giá thành collagen sẽ giảm xuống. Đến năm 3 và 4 công suất
sẽ tăng lên khi VHC tận dụng được công suất dư thừa và chi phí thấp cũng như nhu cầu
tiêu thụ collagen dự báo sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Năm 1 hiệu suất sẽ chỉ đạt
55% nên tổng doanh thu chỉ đạt 68,750 tỷ. Đến năm thứ 2 , hiệu suất tăng lên là 65% tổng
doanh thu của 2 loại collagen sẽ đạt 84,451 tỷ. Đến năm thứ 3 và 4 doanh thu của
collagen sẽ được tăng mạnh hơn khi công suất tăng trong 2 năm này là 75% và 90% vào
năm 2025.Đối với năm 2024, dự kiến doanh thu là 101,283 tỷ đồng. Còn với năm 2025,
doanh thu sẽ đạt 126,328 tỷ đồng.

3. Tổng chi phí

Bảng 5: Tổng chi phí trực tiếp (Đơn vị tính: VNĐ)


STT Khoản mục tính 2021 2022 2023 2024 2025
1 Chi phí GVHB 6.561.500.000 8.060.027.300 9.666.452.741 12.05
2 Chi phí nhân công 15.125.000.000 18.579.275.000 22.282.267.425 27.79
3 Chi phí bảo dưỡng 8.937.500.000 10.978.662.500 13.166.794.388 16.42
4 Chi phí hoạt động 6.875.000.000 8.445.125.000 10.128.303.375 12.63
5 Chi phí quản lý dự án
6.875.000.000 8.445.125.000 10.128.303.375 12.63
6 Tổng chi phí 44.374.000.000 54.508.214.800 65.372.121.304 81.53

Các khoản mục chi phí sẽ bao gồm các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí nhân
công, chi phí bảo dưỡng,chi phí hoạt động, chi phí quản lý dự án. Tổng chi phí sẽ tăng
dần qua các năm do hiệu suất qua các năm cũng tăng lên.Tổng chi phí năm 2022 là
44,374 tỷ. Năm 2023 là 54,508 tỷ. Năm 2024 là 65,372 tỷ. Và năm 2025 sẽ là 81,537 tỷ.
Qua đó có thể thấy hiệu suất tăng lên vừa khiến doanh thu cũng tăng và cũng vừa khiến
các khoản mục chi phí tăng theo để đáp ứng công suất làm ra sản phẩm collagen.

4. Vốn lưu động

Bảng 6: Vốn lưu động


STT Khoản mục 2021 2022 2023 2024 2025 202
tính
1 Doanh thu 0 68.750.000.000 84.451.250.000 101.283.033.750 126.328.302.336
2 Tiền mặt 5.500.000.000 6.756.100.000 8.102.642.700 10.106.264.187
3 Khoản phải
thu 10.312.500.000 12.667.687.500 15.192.455.063 18.949.245.350
4 Khoản phải
trả 5.500.000.000 6.756.100.000 8.102.642.700 10.106.264.187
5 Tổng vốn
lưu động 10.312.500.000 12.667.687.500 15.192.455.063 18.949.245.350
6 Thay đổi
tiền mặt -5.500.000.000 -1.256.100.000 -1.346.542.700 -2.003.621.487 10.1
7 Thay đổi -10.312.500.000 -2.355.187.500 -2.524.767.563 -3.756.790.288 18.9
khoản phải
thu
8 Thay đổi
khoản phải
trả -5.500.000.000 -1.256.100.000 -1.346.542.700 -2.003.621.487 10.1
9 Thay đổi
vốn lưu
động 10.312.500.000 2.355.187.500 2.524.767.563 3.756.790.288 -18

Tiền mặt sẽ được tăng dần qua các năm cùng với khoản phải thu và khoản phải trả. Tiền
mặt tăng từ 5,5 tỷ - 10.106 tỷ sau 5 năm đầu tư dự án. Các khoản phải thu cũng tăng từ
10,312 tỷ - 18,949 tỷ sau 5 năm. Các khoản phải trả tăng từ 5,5 tỷ - 10,106 tỷ. Từ đó các
khoản vốn lưu động cũng tăng theo các năm khi từ 10,312 tỷ vào năm 2022 lên 18,949 tỷ
vào năm 2025. Tiền mặt tăng để tài trợ việc tăng hiệu suất sản xuất trong những năm tới
của dự án
5. Vay và trả nợ

Bảng 7: Lịch vay và trả nợ


STT Khoản mục tính 2021 2022 2023 2024
1 Nợ đầu kỳ 25.600.000.000 17.675.836.719 9.157.361.19
2 Lãi phải trả 1.920.000.000 1.325.687.754 686.802.089
3 Thanh toán gốc+ lãi 9.844.163.281 9.844.163.281 9.844.163.28
Nợ gốc và lãi 7.924.163.281 8.518.475.527 9.157.361.19
5 Nợ cuối kỳ 25.600.000.000 17.675.836.719 9.157.361.192 0

Khoản nợ vay ngân hàng VCB là 40% tương đương với 25,6 tỷ đồng với lãi
suất hàng năm là 7,5 %/năm. Đây là khoản trả dân đều nên thanh toán cả gốc và lãi là
giống nhau trong 3 năm trả nợ đều là 9,844 tỷ. Trong đó lãi giảm dần từ 1,920 tỷ năm
2022 – 686,802 tỷ vào năm 2024. Nợ cả gốc lẫn lãi tăng từ 7,924 tỷ năm 2022 – 9,157 tỷ
năm 2024 và được thanh toán trong cùng năm đó

6. Báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập theo TIP

Bảng 9: Báo cáo thu nhập TIP


STT Khoản mục tính 2021 2022 2023 2024 2025
1 Doanh thu 68.750.000.000 84.451.250.000 101.283.033.750 126.328
2 Chi phí GVHB 6.561.500.000 8.060.027.300 9.666.452.741 12.056.
3 Chi phí hoạt động 6.875.000.000 8.445.125.000 10.128.303.375 12.632.
4 Chi phí khấu hao 12.640.160.000 8.224.096.000 5.574.457.600 4.580.8
5 Chi phí quản lý và
bán hàng 6.875.000.000 8.445.125.000 10.128.303.375 12.632.
6 Chi phí nhân công 15.125.000.000 18.579.275.000 22.282.267.425 27.792.
7 Chi phí bảo dưỡng 8.937.500.000 10.978.662.500 13.166.794.388 16.422.
8 Thu nhập trước thuế
và lãi (EBIT) 11.735.840.000 21.718.939.200 30.336.454.846 40.210.
9 Chi phí lãi vay 1.920.000.000 1.325.687.754 686.802.089 0
10 Thu nhập trước thuế 9.815.840.000 20.393.251.446 29.649.652.757 40.210.
11 Thuế thu nhập 1.368.965.825 2.844.144.189 4.135.087.915 5.607.9
12 Lợi nhuận sau thuế 8.446.874.175 17.549.107.257 25.514.564.842 34.602.

Theo báo cáo thu nhập TIP , thu nhập trước lãi vay và thuế ( EBIT) tăng theo từng năm
do doanh thu và hiệu suất qua các năm cũng đều tăng mạnh. Cụ thể EBIT năm 2022 ước
tính sẽ đạt 11,735 tỷ sau đó tăng dần đều và đạt lớn nhất vào năm 2025 khi thu nhập trước
lãi vay và thuế đạt tời 40,210 tỷ đồng. Thu nhập trước thuế cũng sẽ tăng do dự án chỉ vay
trong 3 năm đến năm thứ 4 là hoàn thành xong hết việc vay nợ. Thu nhập trước thuế năm
2022 đạt 9,815 tỷ và tăng dần đến năm 2025 khi đạt 40,210 tỷ = thu nhập trước thuế do
đến năm 2025 không còn chi phí lãi vay nữa. Từ đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng đặc biệt
vào năm 2025 do hiệu suất năm này tăng mạnh đạt đến 90%. Lợi nhuận sau thuế tăng từ
8,446 tỷ - 34,602 tỷ khi đạt đến mức công suất ước tính.
7. Báo cáo ngân lưu

a. Theo quan điểm TIP và EPV

Bảng 11: Bảng dòng tiền theo phương pháp trực tiếp (ĐVT: VNĐ)
Khoản mục 2021 2022 2023 2024 2025
tính
Ngân lưu
vào
Doanh thu 68.750.000.000 84.451.250.000 101.283.033.750 126.328.302.33
Thay đổi
-
khoản phải -2.355.187.500 -2.524.767.563 -3.756.790.288
10.312.500.000
thu
Thay đổi tiền
-5.500.000.000 -1.256.100.000 -1.346.542.700 -2.003.621.487
mặt
Giá trị thanh

Tổng dòng
tiền vào 52.937.500.000 80.839.962.500 97.411.723.488 120.567.890.56

Ngân lưu ra
Chi phí đầu
59.600.400.000

Trong đó:
Chi phí nhà 32.000.000.000
xưởng
Chi phí thuê
27.600.400.000
thiết bị
Thay đổi
khoản phải -5.500.000.000 -1.256.100.000 -1.346.542.700 -2.003.621.487
trả
GVHB 6.561.500.000 8.060.027.300 9.666.452.741 12.056.773.175
Chi phí hoạt
6.875.000.000 8.445.125.000 10.128.303.375 12.632.830.234
động
Chi phí quản
lý và 6.875.000.000 8.445.125.000 10.128.303.375 12.632.830.234
bán hàng
Chi phí nhân
15.125.000.000 18.579.275.000 22.282.267.425 27,792,226,514
công
Chi phí bảo
8.937.500.000 10.978.662.500 13.166.794.388 16.422.679.304
dưỡng
Tổng ngân
59.600.400.000 38.874.000.000 53.252.114.800 64.025.578.604 79.533.717.973
lưu ra
Dòng tiền
ròng -59.600.400.000 14.063.500.000 27.587.847.700 33.386.144.884 41.034.172.588
trước thuế
Thuế TNDN 1.368.965.825 2.844.144.189 4.135.087.915 5.607.903.111
Dòng tiền
ròng
-59.600.400.000 12.694.534.175 24.743.703.511 29.251.056.969 35.426.269.477
sau thuế
(TIP)
Vay và trả
25.600.000.000 -9.844.163.281 -9.844.163.281 -9.844.163.281 0
nợ
Dòng tiền -34.000.400.000 2.850.370.893 14.899.540.230 19.406.893.688 35.426.269.477
ròng
sau thuế
(EPV)

Đối với báo cáo bảng dòng tiền theo phương pháp trực tiếp. doanh thu sau khi cộng
vào các khoản phải thu và thay đổi tiền mặt. dự kiến dự án sẽ có tổng dòng tiền vào năm
2022 là 52,937 tỷ và tăng dần qua các năm để đáp ứng với hiệu suất tăng lên của sản xuất
sản phẩm. Dự kiến đến năm 2025 tổng dòng tiền vào sẽ là 120,567 tỷ.

Sau khi dự kiến được tổng dòng tiền vào, dự án sẽ phải trừ đi những chi phí có thể
kể đến chi phí giá vốn hàng bán, chi phí đầu tư, chi phí nhà xưởng, chi phí thiết bị, chi
phí nhân công, hoạt động bán hàng và đầu tư, chi phí quản lý…. Khi đó sẽ dự kiến được
dòng tiền ròng trước thuế của dự án sản xuất collagen. Năm 2021 dòng tiền ròng sẽ âm
khoảng 59,6 tỷ đồng do năm này tiền dùng để đầu tư vào cá c nhà xưởng, thiết bị nên
năm này dòng tiền ròng bị âm. Tiếp đến những năm sau đó , dự án bắt đầu có doanh thu
khiến cho dòng tiền ròng trước thuế dương trở lại. Cụ thể dòng tiền ròng trước thuế dự
kiến vào năm 2022 là 14,063 tỷ và tăng dần đều cho các năm sau do lúc này bắt đầu thu
được doanh thu từ việc bán hàng. Dự kiến dự án sẽ đạt dòng tiền ròng trước thuế là
41,034 tỷ vào năm 2025.

Sau khi trừ đi thuế TNDN của từng năm , dự án dự kiến sẽ cho ra dòng tiền ròng sau
thuế ( TIP) vào năm 2022 là 12,694 tỷ đồng và tăng dần đều qua các năm do lúc này
doanh thu cũng tăng.Cụ thể dự án dự kiến sẽ thu được dòng tiền ròng sau thuế năm 2025
là 35,426 tỷ- gần gấp 3 lần so với năm 2022 vì khi này hiệu suất của dự án cũng đạt đến
90% nên khiến cho doanh thu tăng mạnh. Từ đó dòng tiền ròng sau thuế cũng tăng theo

Sau khi tính được dòng tiền ròng sau thuế ( TIP), dự án sẽ phải trừ đi các khoản nợ mà
đã vay ngân hàng VCB trước đó. Cụ thể dự án dự kiến sẽ có dòng tiền ròng sau thuế
( EPV) vào năm 2022 là 2.850 tỷ và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2023 và 2024 khi dự
kiến đạt mức 14,899 tỷ và 19,406 tỷ. Đặc biệt vào năm cuối 2025 do dự án đã thực hiện
việc trả nợ xong nên năm 2025 sẽ không mất đi khoản chi phí trả nợ vay cho ngân hàng
VCB nữa. Vì thế dự kiến dòng tiền ròng sau thuế (EPV) của dự án năm 2025 sẽ đạt
35,426 tỷ đồng

8. Chi phí vốn bình quân

a. Chi phí vốn chủ sở hữu (Re)

Bảng 12: Chi phí vốn chủ sở hữu Re


Rf 3,39% TPCP 10 năm
Beta leveraged 0.973976246
Thuế suất TNDN 13.95%
D/E của công ty 0.48499
Beta unleveraged 0.687179249
D/E của dự án 203,16%
Beta của dự án 2.597423043
Rm 16.45%
Re = Rf +Beta*(Rm – Rf) 37.31%
Chi phí vốn chủ sở hữu bình Re dự kiến sẽ đạt 37,31% trong đó Rf là trái phiếu của
chính phủ trong vòng 10 năm trở lại đây. Beta có điều chỉnh của dự án sẽ đạt 0,97. Thuế
suất thu nhập doanh nghiệp là 13,95% . Tỷ lệ D/E của công ty đạt 0,48. Từ đó tính được
beta unleveraged của dự án là 0,6871 và beta của dự án là 2,597. Tiếp đến có thể xác định
được tỷ suất sinh lợi thị trường Rm là trung bình từ năm 2012-2021 là 16,45%

9. Thuế suất thuế TNDN

Bảng 13: Thuế suất thuế TNDN6


2017 2018 2019 2020 2021
Chi phí thuế

TNDN hiện hành 109.555.628.124 252.063.378.043 139.977.904.705 81.540.143.138 178.086.53


Chi phí thuế

TNDN hoãn lại -8.650.519.699 6.599.729.522 9.729.109.900 -2.431.401.995 5.085.626.4


Tổng chi phí thuế

TNDN 100.905.108.425 258.663.107.565 149.707.014.605 79.108.741.143 183.172.16


EBT 1.442.098.476.36 1.309.371.320.02 1.106.553.9
722.780.593.934 3 5 803.270.315.882 7
Thuế suất 13.96% 17.94% 11.43% 9.85% 16.55%
Tax rate (Tc) 13.95%
Thu nhập trước thuế năm 2017 đạt 722,780 triệu và tăng dần vào các năm sau đó. Đến
năm 2020 thu nhập trước thuế của doanh nghiệp đạt 803,270- có sự sụt giảm nhẹ nhưng
sau đó hồi phục lại năm 2021 đạt 1,106 tỷ.Thuế suất thu nhập doanh nghiệp lớn nhất mà
phải đóng sẽ rơi vào năm 2021 khi đạt 16,55% . Tiếp đến là vào năm 2018 khi thuế suất
đạt 17,94%. Năm 2017 thuế suất thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 13,96%. Và 2 năm còn lại
là 2019 và 2020 thuế suất chỉ dao động khoảng 11,43% và 9,85%. Sau 5 năm sẽ có thuế
suất trung bình là 22,55%
Chi phí nợ vay (Rd)

Bảng 14: Chi phí nợ vay Rd7


2017 2018 2019 2020 2021
Chi phí lãi vay 71.440.932.223 55.985.954.528 59.533.476.528 38.407.804.147 34.702.
Tổng nợ chịu lãi 1.008.178.927.94 1.269.447.095.12 1.105.500.470.99
8 3 866.025.048.602 7 1.735.0
Rd = Chi phí lãi

vay/Nợ chịu lãi 7.09% 4.41% 6.87% 3.47% 2.00%


Trung bình Rd 4.77%

WACC

WACC = (E/V)*Re+(D/V)*Rd*(1-T) 26,36%

Chi phí nợ vay từ năm 2017 – 2021 có xu hướng giảm . Đây là một điều tích cực
tốt đến từ công ty và cho dự án. Cụ thể chi phí nợ vay giảm từ 7,09% vào năm 2017 thành
2,00% vào năm 2021. Đây là con số tốt đến từ doanh nghiệp cũng cho thấy dòng tiền tài
trợ dự án của công ty phần lớn đến từ vốn chủ sở hữu của VHC.Trung bình chi phí nợ vay
qua 5 năm gần nhất đạt mức 4,77%.Từ đó tính đươc chi phí sử dụng vốn bình quân Wacc
của dự án là 26,36%. Điều này chứng tỏ lợi suất đòi hỏi của dự án collagen này là lớn.
10. NPV và IRR
Bảng 15: NPV và IRR
TIP EPV
NPV 1,145,788,242 7,910,367,162
IRR 27.20% 34.67%

Cả 2 chỉ tiêu NPV và IRR đều dương => chứng tỏ dự án collagen này là
khả thi . Qua đó cho thấy lợi nhuận của dự án collagen này bỏ ra cao hơn so với chi phí
ban đầu và có năng lực sinh lời cao trong tương lai
KẾT LUẬN:

Hiện nay, người dân ngày càng có nhu cầu làm đẹp . Vì vậy khiến cho các thưc phẩm như
collagen ngày càng phát triển đặc biệt là đối với phái nữ. Hơn nữa việc sản xuất collagen
này là thân thiện với môi trường cũng như tận dụng triệt để những phụ phẩm từ da cá mà
còn sót lại của doanh nghiệp. Với dự án mở rộng thêm dây chuyền sản xuất collagen sẽ là
khả thi , sinh lời tốt, doanh thu tăng và lớn hơn chi phí do NPV và IRR luôn dương và
lớn hơn tỷ lệ chiếu khấu của dự án, cho thấy tính hiệu quả tình chính của dự án. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp nên lập ra những phương án xử lý, đề ra những cách giải quyết khi
trường hợp xấu xảy ra đối với dự án, để hạn chế những rủi ro cho công ty. Hướng đi này
của công ty về sản xuất và chế biến collagen theo công nghệ mới và khép kín sẽ phù hợp
với định hướng phát triển của công ty cũng như tận dụng được nguồn nguyên vật liệu
thừa, không sử dụng, giúp phần làm nâng cao đời sống của người dân trở nên ổn định,
tăng trưởng kinh tế , giải quyết việc làm cho người dân tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính VHC năm năm 2021

https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2021/BCTC/VN/NAM/
VHC_Baocaotaichinh_2021_Kiemtoan_Hopnhat.pdf

2. SSI research, 2021, “VHC : đầu tư mạnh vào các dự án mới”

http://tvi.com.vn/tin-tuc?slug=vhc%3A-dau-tu-manh-vao-cac-du-an-moi

3. BaoViet Securities, 2022, “Phân tích công ty Vĩnh Hoàn”


https://bvsc.com.vn/Reports/9199/bao-cao-cap-nhat-vhc-02-2022-outperform-gia-ban-
chinh-phuc-dinh-cao moi.aspx

4. UBND tỉnh Đồng Tháp – Sở Tài Nguyên và Môi Trường, 2022, “Văn bản chỉ đạo về việc
xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án Sản xuất Collagen, gelatin
từ da cá tra tại Thành phố Cao Lãnh”

http://www.stnmt.dongthap.gov.vn/Noibo/Vanbanchidao/451852022865.signed.pdf

You might also like