You are on page 1of 5

Phân tích đối thủ cạnh tranh

*Ngành hàng khô:


Trong ngành dầu ăn hiện nay có khoảng 40 doanh nghiệp kinh doanh với quy mô ước đạt
30.000 tỷ đồng/năm và tiếp tục tăng trưởng mỗi năm. Cơ hội tăng trưởng ngành cao.
Theo dự báo của Bộ Công thương, người Việt sẽ tiêu thụ dầu ăn bình quân từ 16,2 – 17,4
kg/người/năm vào năm 2020 và tăng lên 18,6 – 19,9 kg/người/năm vào năm 2025.Điều
này đang hấp dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh vào ngành này.
Sau đây là một số nhà sản xuất cạnh tranh với Kido:
+ Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic):
Được thành lập từ năm 1996 là công ty liên doanh giữa Tập đoàn Wilmar Singapore với
Tổng Công ty công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex
Hiện nay Calofic có 2 nhà máy sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh với
tổng công suất đạt 2.300 tấn/ngày đêm. Chiếm tới gần 40% thị phần với các nhãn hàng
quen thuộc như Cái Lân, Simply, Meizan Neptune … Trong đó, nhãn hiệu Neptune 1:1:1
đạt được nhiều danh hiệu như “Hàng Việt Nam Chất lượng cao”, chứng nhận “Tin &
Dùng” năm 2010-2011, …
+ Công ty TNHH Dầu thực vật Miền Bắc.
Công ty TNHH Dầu thực vật miền Bắc Việt Nam (Nortalic) là công ty trực thuộc tập
đoàn Musim Mas Singapore - một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực dầu thực
vật và các sản phẩm từ dầu. Với tổng số vốn đầu tư lên tới 71,5 triệu đô la Mỹ, là nhà
máy đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ sản xuất dầu ăn hiện đại, có thể cung cấp
nhiều dòng sản phẩm cao cấp có chứa dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là dòng
sản phẩm có chứa MCT – một loại chất dinh dưỡng tự nhiên và an toàn với người sử
dụng.
Không chỉ riêng công ty Kido có tham vọng trong lĩnh vực dầu ăn, một số doanh nghiệp
trong nước cũng đã tham gia đầu tư lĩnh vực này. Như Tập đoàn Sao Mai An Giang –
công ty chuyên đầu tư bất động sản đã chi 500 tỉ đồng đầu tư nhà máy sản xuất dầu ăn
cao cấp từ mỡ cá tra với thương hiệu Ranee. Tập đoàn Daso chuyên về logistics tung ra
sản phẩm dầu ăn Ogold và Bình An
Cơ hội:
+ Thâu tóm đối thủ để giải quyết thách thức: hiện nay KIDO đã nhanh chóng phát triển
được thị phần lớn là nhờ đầu tư qua hình thức M&A (mua bán và sáp nhập), mua cổ phần
của các công ty dầu ăn lớn trên thị trường như Vocarimex, Tường An, Golden Hope Nhà

+ Bộ Công Thương đã đưa ra các chính sách giúp doanh nghiệp dầu ăn Việt Nam tránh
cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài, giúp doanh nghiệp
Việt có thời gian tích lũy củng cố nguồn lực bằng cách tăng thuế nhập khẩu của dầu ăn
Thách thức:
+ Thị trường dầu ăn hiện đang ở giai đoạn trưởng thành, chuẩn hóa, yếu tố thương hiệu
không có ảnh hưởng nhiều, sản phẩm hầu như không còn sự khác biệt nên cạnh tranh
giữa các đối thủ chủ yếu là về giá. Nếu muốn gia tăng thị phần thì công ty Kido phải hy
sinh lợi nhuận
+.Muốn có lãi tốt hơn thì phải chi phối được được giá cả. Nhưng nguồn nguyên liệu sản
xuất dầu ăn chủ yếu phải nhập khẩu từ Malaysia - nước được miễn thuế thuộc Khu vực
Mậu dịch tự do ASEAN, do đó các công ty hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhau về giá
+ Mức thuế tự vệ đối với dầu nhập khẩu chấm dứt từ tháng 5 năm 2017 dẫn đến hàng
ngoại nhập đổ bộ vào Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh với các công ty dầu trong nước.
Có thể kể đến như dầu ăn Cánh Buồm ( Singapore), dầu ăn Omely (Indonesia), thương
hiệu Cook (Thái Lan) hay Capri được đóng chai tại Canada, Mỹ.
*Ngành hàng lạnh:
Theo báo cáo của Euromonitor International, doanh số bán kem năm 2020 tăng 6,5% so
với năm 2019, đạt 3793 tỷ đồng,. Hiện mức tiêu thụ kem trên đầu người Việt Nam chỉ đạt
0,4 kg trên mỗi đầu người mỗi năm, khá thấp so với các nước trong khu vực, như
Indonesia đạt 0,67 kg/người, Thái Lan 0,97kg /người hay Malaysia là 1,85 kg/người. Đời
sống người dân đang được cải thiện, thu nhập tăng lên, tầng lớp trung lưu gia tăng và sự
phát triển của các kênh bán hàng nênthị trường kem Việt còn nhiều dư địa để tăng
trưởng.
Cũng theo Euromonitor, trong năm 2016, thị phần của KIDO Foods là 35%, Unilever là
10%, Vinamilk 9% và Thủy Tạ 10%. Năm 2020, các con số thay đổi lần lượt 43,5%,
11,1%, 9,2%; hãng kem Fanny thay kem Thủy Tạ đứng thứ tư với 4,9% thị phần, Thủy
Tạ chỉ còn 2%.

- Kem Vinamilk: Thương hiệu mạnh, có tiềm lực tài chính manh, có khả năng đầu tư lớn
cho R&D, cho marketing. Thị phần chiếm 20% thị phần kem. Dây chuyền sản xuất có
sẵn. Hệ thống phân phối mạnh và độ bao phủ cao trên thị trường
- Unilever: kết hợp một vài hương vị riêng lẻ - phát kiến này đã giúp thương hiệu kem
Wall’s ghi nhận mức tăng trưởng giá trị doanh số bán lẻ cũng như tăng trưởng thêmthị
phần vào năm 2020. Unilever chính là hãng kem tiên phong giới thiệu những sản phẩm
có tính đột phá về hương vị như Kem Dưa Hấu, Dưa Lưới, hay Kem Trà Sữa Trân Châu
Đường Đen
Cơ hội:
+ Sau khi thâu tóm kem Wall từ Unilever, Kido có ngay lợi thế là sở hữu hơn 4000 điểm
bán lẻ trên toàn quốc cùng nhà máy sản xuất kem hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế
+ Kido hiện có có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ khác. Vì để chen chân vào
thị trường kem đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư khá lớn vào hệ thống tủ kem, hệ
thống logistics từ kho lạnh đến vận chuyển hàng hóa bằng xe lạnh chuyên dụng, đồng
thời, đòi hỏi nhiều kinh nghiệmtrong hệ thống phân phối hàng lạnh để giải quyết được bài
toán tối ưu giữa doanh thu và chi phí
Thách thức:
+ Các công ty đối thủ cho ra nhiều sản phẩm mới như: dòng kem tuýp, kem cá, kem
mochi, kem trân châu đường đen
+ Kênh phân phối trực tuyến: sự phát triển dịch vụ giao hàng và các kênh thương mại
điện tử của công ty đối thủ đòi hỏi các hãng kem muốn giữu lợi thế thì cần đổi mới từ cả
sản phẩm lẫn cách tiếp cận người tiêu dùng

+ Các thương hiệu lớn trên thế giới đã gia nhập thị trường và tăng độ nhận diện thương
hiệu bằng cách mở rộng hệ thống cửa hàng ở những trung tâm thương mại lớn trên toàn
quốc. Chẳng hạn, Baskin Robbins đã mở hơn 40 cửa hàng, hệ thống kem Bud’s đã mở 12
cửa hàng, Snowee 4 cửa hàng, kem Fanny có 19 cửa, Haagen Dazs 2 cửa hàng… Hầu hết
các thương hiệu quốc tế tập trung cho phân khúc sản phẩm kem cao cấp, có mức giá khá
cao, cửa hàng có thiết kế đẹp để tăng thêm trải nghiệm, cảm xúc cho khách.
+ Các đối thủ với những chương trình khuyến mãi lớn, tăng mức độ nhận biết thương
hiệu, marketing làm tăng áp lực về cạnh tranh cho KiDo

https://viettimes.vn/calofic-va-vi-the-cua-ong-trum-dau-an-kido-group-post139233.html
https://bizfood.vn/tin-tuc/trong-nuoc/phan-tich-thi-truong-dau-an-trong-nuoc/
https://cafef.vn/vi-sao-khoang-cach-thi-phan-giua-kido-food-voi-cac-doi-thu-trong-
nganh-kem-nhu-unilever-vinamilk-hay-thuy-ta-cang-ngay-cang-xa-
20201203100720495.chn
https://www.brandsvietnam.com/18653-Canh-tranh-nganh-kem-nhin-tu-que-tran-chau-
duong-den-giao-tan-nha

You might also like