You are on page 1of 31

CHƯƠNG IX.

KINH TẾ VIỆT NAM


THỜI KỲ 1954 - 1975
PGS.TS. Nguyễn Chí Hải

A. Khái quát kinh tế Việt Nam đến trước 1954

B. Kinh tế miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975

C. Kinh tế miền Nam thời kỳ 1954 - 1975


A. Khái quát kinh tế Việt Nam đến trước 1954

I. Kinh tế Việt Nam thời tiền phong kiến (thời kỳ nguyên thủy và thời kỳ dựng nước)

II. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến (179 TCN - 1858)

III. Kinh tế Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858 - 1945)

IV. Kinh tế Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

V. Nhận xét, kết luận chung


B. Kinh tế miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975

I. Các giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế

II. Những nhận xét, đánh giá 21 năm xây dựng kinh tế ở miền Bắc
I. Các giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế
1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1955 - 1957)

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, xóa bỏ quan hệ địa chủ - tá điền, đưa ruộng
đất về tay nông dân.
- Khôi phục và phát triển nông nghiệp:
Bảng 1. Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp

Tổng sản lượng lương Năng suất lúa bình quân


Năm
thực (triệu tấn) (tạ/ha)

1939 2,6 13,04

1955 3,9 16,20

1957 4,3 18,01

1959 5,7 22,67


- Khôi phục công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: chủ trương của

Chính phủ là khôi phục công nghiệp nhẹ trước, đồng thời củng cố

và phát triển các cơ sở công nghiệp nặng trong phạm vi cần thiết và

có khả năng.

- Khôi phục và phát triển thương nghiệp, tài chính, tiền tệ.

- Khôi phục GTVT và bưu điện.


2. Kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958 - 1960)
a) Cải tạo XHCN

- Cải tạo QHSX trong nông nghiệp:

(i) Đưa nông dân vào làm ăn tập thể với hình thức từ thấp đến cao;

(ii) Hợp tác hóa nông nghiệp dựa trên nguyên tắc: tự nguyện, cùng có

lợi, quản lý dân chủ;

(iii) Đặc điểm HTH ở miền Bắc: HTH đi trước cơ giới hóa, đi đôi với

thủy lợi hóa và cải tiến kỹ thuật.

Kết quả: Đến năm 1960, đã có 85,5% số hộ nông dân và 76% diện tích
ruộng đất vào HTH.
Đánh giá: HTH thực hiện nóng vội, nên hiệu quả thấp, không đủ

sức sống và cơ sở để phát triển vững chắc.

- Cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh: Đến

1960, đã cải tạo được 783 hộ tư sản công nghiệp (100%), 626 hộ tư sản

thương nghiệp (97,1%) và 319 hộ tư sản vận tải cơ giới (99%).

- Cải tạo XHCN đối với thợ thủ công và tiểu thương: Đến cuối 1960,

81% thợ thủ công chuyên nghiệp đã vào HTX thủ công hoặc tổ hợp tác.
b) Phát triển kinh tế
- Chủ trương:

(i) Tăng đầu tư cho nông nghiệp;

(ii) Đặt nhiệm vụ sản xuất CN nặng lên hàng đầu, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh

sản xuất hàng tiêu dùng;

(iii) Hình thành thị trường thống nhất với ba bộ phận là mậu dịch quốc doanh,

HTX mua bán và chợ nông thôn;

(iv) Cải cách tiền tệ lần thứ hai (1959);

(v) Mở rộng quan hệ buôn bán với 27 nước.


Kết quả: Hoàn thành vượt mức kế hoạch 3 năm (1958 - 1960)
3. Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961 - 1965)

a) Đường lối, chính sách

- Đại hội Đảng lần III (9/1960) xác định: “Chuyển sang lấy xây

dựng CNXH làm trọng tâm, thực hiện một bước cơ sở vật chất kỹ

thuật của CNXH, đồng thời hoàn thành cải tạo XHCN, làm cho nền

kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế XHCN”.


- Đường lối CNH được xác định: “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp

nhẹ”.

- Về nông nghiệp, chủ trương lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, đồng

thời chú ý phát triển nông nghiệp toàn diện.

- Mở rộng quan hệ KTĐN: Miền Bắc có quan hệ ngoại thương với 44 quốc gia.
b) Kết quả

- Tháng 8/1964, Mỹ gây ra sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, bắt đầu chiến
tranh phá hoại ở miền Bắc.

- Kế hoạch 5 năm lần I, hoàn thành vượt mức về thời gian và được
đánh giá: “Qua thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tiềm lực
của miền Bắc tăng lên rõ rệt …, từ một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu và phụ thuộc, chủ yếu sản xuất nhỏ, chúng ta đang xây
dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, từng bước vững chắc lên
CNXH”.
(Báo cáo của Chính phủ tại Quốc hội, 8/4/1965)
Bảng 2. Tốc độ tăng GTSL công nghiệp bình quân (%)

  1955 - 1964 1955 - 1957 1957 - 1960 1961 - 1964

Toàn ngành
26,25 63,9 20,8 14,6
CN

Trong đó:        

- CNTW 50,4 147,3 41,8 22,4

- CNĐP 17,9 50,8 12,2 8,3


Bảng 3. Giá bán một số tư liệu sản xuất công nghiệp

  Đơn vị Trước 1960 Từ 1960


1. Diésel đồng/kg 0,60 0,45
2. Xăng đồng/kg 1,24 0,70
3. Đạm sulfat đồng/kg 0,38 0,36

4. Lân (Văn Điển) đồng/kg 0,225 0,19


5. Apatit nghiền đồng/kg 0,10 0,05

6. Thuốc trừ sâu 666 _ 1% đồng/kg 0,40 0,25

7. Xe cải tiến Trung Quốc đồng/cái 107,50 70,00

8. Bơm thuốc ES 100 đồng/cái 590,00 290,0

9. Công làm đất bằng máy đồng/ha 30,00 21,00

10. Điện đồng/1000Kw/h 180,00 100,00


Nguồn: Lưu trữ Viện Kinh tế học
4. Kinh tế trong những năm chiến tranh phá hoại và

khôi phục kinh tế (1965 - 1975)

a) Chủ trương chuyển hướng kinh tế

 Chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến (1965 - 1968 và 1972)

- Ra sức phát triển kinh tế địa phương, bao gồm nông nghiệp và công

nghiệp địa phương, đồng thời duy trì năng lực sản xuất của công nghiệp

trung ương bằng cách bảo vệ, phân tán và sơ tán.


- Tích cực chi viện cho tiền tuyến và cố gắng đảm bảo đời sống của

nhân dân.

- Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của quốc tế, chủ yếu là các nước xã hội

chủ nghĩa.

- Tăng cường tiềm năng kinh tế, tích cực đào tạo cán bộ và công nhân,

đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản nhằm chuẩn bị điều kiện cho việc xây

dựng kinh tế sau chiến tranh.


 Chuyển hướng kinh tế từ thời chiến sang thời bình (1969 - 1971 và 1973 - 1975)

Những năm 1969 - 1971 và 1973 - 1975 là những năm miền Bắc chuyển

sang xây dựng kinh tế trong thời bình. Đảng và Nhà nước đã đề ra nội dung

chuyển hướng nền kinh tế là:

(i) miền Bắc phải nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và

phát triển kinh tế;

(ii) tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội;

(iii) đồng thời tiếp tục chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền

Nam.
b) Tình hình kinh tế

₋ Nhìn chung ổn định và được củng cố.

₋ Đáp ứng yêu cầu đời sống của nhân dân miền Bắc.

₋ Phục vụ chiến đấu và hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.

II. Những nhận xét, đánh giá 21 năm xây dựng kinh tế ở miền Bắc

1. Về mô hình kinh tế

2. Về những thành tựu

3. Về những hạn chế

4. Về những bài học kinh nghiệm


C. Kinh tế miền Nam thời kỳ 1954 - 1975

I. Các giai đoạn phát triển kinh tế

II. Nhận xét, đánh giá chung về kinh tế miền Nam thời kỳ 1954 - 1975
I. Các giai đoạn phát triển kinh tế

1. Kinh tế giai đoạn 1954 - 1964

a) Đặc điểm - tình hình

(i) Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện các chiến lược “Chiến tranh đơn

phương” (1954 - 1959) và “Chiến tranh đặc biệt” (1960 - 1964);

(ii) Phát triển nền kinh tế thị trường gắn với mục tiêu phục vụ chiến tranh

xâm lược của Mỹ.


b) Nông nghiệp:

- Thực hiện “Cải cách điền địa”

- Các biện pháp:

(i) Xây dựng các “dinh điền”, “khu trù mật”;

(ii) Thành lập các HTX, các “nông tín cuộc”;

(iii) Mời chuyên gia xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn.
c) Công nghiệp:

- Thành lập “Quỹ đầu tư quốc gia” (1955), “Nha nghiên cứu công kỹ nghệ”
(1956); “Chính sách đầu tư nước ngoài” (1957).

- Chính sách phát triển CN theo thứ tự ưu tiên: chế biến nông sản, sản
phẩm tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, CN nặng (sửa chữa cơ khí, xi
măng, điện …).

d) Tài chính, tiền tệ, thương mại

Nhìn chung, giai đoạn 1954 - 1960, kinh tế phát triển khá ổn định (tăng
trưởng 5,0%/năm), giai đoạn 1961 - 1964, kinh tế tăng trưởng chỉ còn
2,4%/năm.
2. Kinh tế giai đoạn 1965 - 1975

a) Đặc điểm - tình hình

- Gắn với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược

“Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 30/4/1975).

- Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển, nền kinh tế bị phụ thuộc vào viện

trợ Mỹ.
b) Nông nghiệp

- Cải cách ruộng đất lần II (Luật “Người cày có ruộng” (1970)).

- Chính sách phát triển nông nghiệp:

(i) Đa dạng hóa sản xuất;

(ii) Xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với việc “bình định” nông thôn;

(iii) Đầu tư máy móc, nông cụ, các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông

nghiệp;

(iv) Thành lập Ngân hàng nông nghiệp …


Bảng 4. Sản lượng lúa ở miền Nam

Số lương
Diện tích Sản lượng Nhập
Năng suất Xuất khẩu thực có
Năm trồng lúa lúa (1000 khẩu
lúa (tấn) (ngàn tấn) trong
(1000 ) ha
tấn) (ngàn tấn)
nước

1955 2.060 1,30 2.817 69   2.748,0

1960 2.318 2,14 4.955 281   4.674,0

1964 2.557 2,03 5.185 42   5.143,0

1965 2.429 1,99 4.822   130 4.952,0

1971 2.625 2,41 6.324   437,2 6.761,2

1972 2.700 2,35 6.348   276 6.624,0

1973 2.830 2,48 7.025   297 7.322,0

1974 2.903 2,48 7.119   301 6.589,0

1975     5.417      
c) Công nghiệp

₋ Phát triển các ngành CN phục vụ chiến tranh

₋ Ban hành Kế hoạch “ kinh tế hậu chiến” và thực hiện các biện pháp:

(i) Xây dựng các khu công nghiệp;

(ii) Thành lập các XN hỗn hợp;

(iii) Ban hành luật “Tìm kiếm và khai thác dầu mỏ”.

₋ CN có một số chuyển biến tích cực, đặc biệt từ 1969 trở đi.
Bảng 5. Tỷ trọng một số ngành công nghiệp (%)

Các ngành 1970 1975

1. Kỹ nghệ thực phẩm 14,5 20,0

1. Kỹ nghệ thức uống 54,3 36,5

1. Kỹ nghệ thuốc lá 1,0 8,0

1. Kỹ nghệ dệt 11,5 14,0

1. Các ngành khác (xi măng, cơ


6,7 21,5
khí, điện)

d) GTVT
Chính quyền Sài Gòn đầu tư 2 tỷ USD để mở rộng, tu sửa và xây mới các
tuyến giao thông. Đến 1975, miền Nam có khoảng 200 sân bay, các cảng lớn như
Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng …; 1.721 km đường ô tô.

e) Tài chính, tiền tệ và thương nghiệp


II. Nhận xét, đánh giá chung về kinh tế miền Nam

thời kỳ 1954 - 1975

Nhận định của HNTW 24 (khóa III, 9/1975): “Kinh tế miền Nam nói

chung đó là nền kinh tế phục vụ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới của

Mỹ, là nền kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài. Tuy đã có một số cơ sở sản xuất

hiện đại của chủ nghĩa tư bản nhưng sản xuất nhỏ vẫn khá phổ biến, nền

kinh tế đó bị sa sút, ngày càng khó khăn bế tắc, số người thất nghiệp đông,

tiền tệ lạm phát, thị trường hỗn loạn. Có lúc như giai đoạn chiến tranh cục

bộ có vẻ phồn thịnh nhưng giả tạo”.


1. Những chuyển biến mới của nền kinh tế miền Nam

Khái quát: Từ sau năm 1954 đã bắt đầu hình thành ở miền Nam một nền
sản xuất lớn TBCN, CNTB tuy chưa chiếm địa vị thống trị, nhưng đã
lấn áp những quan hệ tiền tư bản, làm thay đổi nhanh cơ cấu kinh tế, cơ
cấu giai cấp xã hội, thúc đẩy việc thiết lập thị trường thống nhất ở miền
Nam, mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài.

a) Trong nông thôn và nông nghiệp

b) Trong công nghiệp và đô thị

c) Hệ thống cơ sở hạ tầng

d) Quan hệ thị trường và đối ngoại

e) Đội ngũ trí thức, nhân lực


2. Những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế miền Nam

a) Đó là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ vẫn phổ

biến, năng suất lao động thấp.

b) Nền kinh tế phục vụ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân

mới của Mỹ, lệ thuộc vào nước ngoài.

c) Hiện tượng “phồn vinh giả tạo” ngày càng rõ nét trong

các đô thị lớn.


E.Kennedy: “Tiền bạc đáng lý có thể dùng để tưới nước cho một

châu thổ hoặc xây cất một bệnh viện, thì lại được chi tiêu để buộc

người ta phải chấp nhận một viên tướng hoặc một chế độ thối nát mất

lòng dân. Viện trợ kinh tế của chúng ta không hướng vào những nơi có

nhu cầu và khả năng phát triển nhất, mà lại hướng vào những nơi có

mối đe dọa cộng sản mạnh nhất. Ngân sách viện trợ của chúng ta cho

Việt Nam lớn hơn tất cả châu Mỹ Latinh gộp lại. Ở châu Phi, viện trợ

của chúng ta đã ngừng một phần, vì mối đe dọa cộng sản ở đó có vẻ

không còn nghiêm trọng nữa”.


Nguyễn Cao Kỳ: “Chúng tôi là một quốc gia nông nghiệp, thế

mà chúng tôi không xây dựng nổi một nhà máy phân bón. Trong khi

đó, chúng tôi lại nhập cảng xe cộ, máy vô tuyến truyền hình và nước

hoa. Nói tóm lại, trong khuôn khổ kinh tế xã hội hiện thời của Việt

Nam, viện trợ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam chỉ có một nhóm ít người

Việt Nam hưởng lợi, trong khi hầu hết những người khác đều vẫn

chịu đựng sống trong tình trạng của nền kinh tế rất thấp kém và

không có những căn bản nào khả dĩ làm nền tảng được cho sự phát

triển kinh tế quốc gia”.

You might also like