You are on page 1of 16

I, Giới thiệu

a, Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tình trạng xuất khẩu lao động từ Việt Nam đến các nước khác ngày một ồ ạt
tăng cao. Bên cạnh các tín hiệu đáng mừng như giảm tải vấn nạn thất nghiệp, tránh lãng
phí nguồn nhân lực, đem về nguồn kiều hối đáng kể,... thì vẫn có những vấn đề nhức nhối
luôn tồn đọng yêu cầu phải gấp rút triển khai phương án khắc phục như tình trạng người
lao động chui, người lao động để lại dấu ấn xấu cho nước sở tại,... từ đó gây ảnh hưởng
lớn đến bộ mặt, uy tín và văn hóa của Việt Nam trên thị trường Quốc tế. Nhận thấy sự gấp
bách của vấn đề, chúng em đã cùng triển khai thực hiện tiểu luận này, nhằm nghiên cứu
sâu sắc hơn về thực trạng xuất khẩu lao động hiện nay, từ đó đưa ra cái nhìn khách quan
và đề xuất phương án để phần nào khắc phục các vướng mắc, thúc đẩy việc hội nhập
Quốc tế theo chiều hướng tích cực, hiệu quả hơn.
b, Mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu
Mục tiêu hướng đến khi làm tiểu luận về vấn đề này của chúng em là tìm hiểu cặn kẽ hơn
về thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt nam hiện nay, đánh giá vấn đề, phân tích những
thành tựu cũng như khó khăn vướng mắc, từ đó đưa ra phương án dựa trên năng lực, trải
nghiệm của mình.
c, Phạm vi nghiên cứu
Tình trạng xuất khẩu lao động Việt Nam qua các năm, đặc biệt là từ khoảng năm 2022
đến năm 2023.
II, Khát quát về xuất khẩu lao động
a, Định nghĩa
Hiện nay, theo pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “xuất khẩu lao
động”. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có giải thích về người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam
từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật
này.
Như vậy, xuất khẩu lao động có thể được hiểu là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên
cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b, Lịch sử phát triển
Xuất khẩu lao động Việt Nam là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt
Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động
của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác
lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều
khó khăn. Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước. Từ khi cơ chế thay đổi năm
1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ XXI, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt
Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn
Quốc.
c, Sự quan trọng và ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đối với nền kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, nó góp phần
giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh những đóng góp trên,
xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát
triển và nước đang phát triển. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn
thu nhập quan trọng cho đất nước. Đối với một nước hơn 90 triệu dân, với trên một nửa là
số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp lại cao, dẫn đến gây áp lực
cho xã hội, như an sinh xã hội, trộm cắp, cướp giật..... Thực hiện tốt công tác xuất khẩu
lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích
cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở
nước ngoài trang bị...Mở rộng quan hệ đối ngoại.
Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số lao động
bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng của đất nước. Đồng thời,
mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác
phong lao động và cung ccáh quản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong
nước... Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặc biệt là
trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.
Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham gia trong
lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán của nước nhập khẩu,
đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao
động là đã tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời
thực hiện một phần thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ. Doanh nghiệp xuất khẩu lao
động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
III. Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam
a. Số lượng lao động xuất khẩu
Theo thống kê, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngày càng gia tăng.
Phần lớn, người lao động Việt Nam đi sang các thị trường truyền thống như Hàn Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Ma Cao và một số quốc gia Trung Đông... (95%); số còn
lại sang lao động tại một số nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Số lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam trong 10 năm gần đây
Năm Số lượng lao động xuất
khẩu

2014 101.723
2015 108.642
2016 113.153
2017 134.849
2018 142.755
2019 152.530
2020 78.641
2021 90.679
2022 142.800
2023 146.156
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
( Nguồn: Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/)
Số lượng lao động xuất khẩu có xu hướng tăng từ nay 2014- 2019. Trong năm 2022, mục
tiêu Bộ LĐ-TB-XH đề ra là đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng. Tuy nhiên, tính đến hết năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài là 142.779 người, đạt 158,64% kế hoạch. Đây cũng là con số tăng trưởng cao nhất
trong 3 năm trở lại đây.
Trước đó, do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, con số này năm 2020 đã giảm xuống còn
hơn 78.000 người và năm 2021 là hơn 45.000 người.
Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận lao động thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất năm
2022 với 67.295 người, tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 58.598 lao
động, Hàn Quốc 9.968 lao động, Singapore 1.822 lao động, Trung Quốc 910 lao động,
Romania 721 lao động, Hungary 775 lao động, Nga 467 lao động, Ba Lan 494 lao động
và các thị trường khác.
Năm 2023, hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam lập kỷ lục với số lượng lao động đi
làm việc ở nước ngoài tăng 121,8% so với kế hoạch. Đây là số lượng lao động xuất khẩu
cao nhất từ trước đến nay.
b. Các thị trường tiêu biểu
Nhật Bản:
Là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 74.354 người (chiếm 51% tổng
số lao động xuất khẩu). Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động quan trọng, mặc dù khá
khó tính, nhưng nhờ các chính sách và chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản,
lượng lao động Việt sang làm việc ở đây ngày càng tăng. Việt Nam đứng thứ 2 trong số
14 nước có đội ngũ tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc. Chất lượng
lao động Việt đã đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường Nhật Bản.
Đa số lao động người Việt là thực tập sinh kỹ năng, đóng góp quan trọng cho các ngành
nghề đang thiếu lao động trầm trọng của Nhật Bản. Hiện đã có trên 370.000 thực tập sinh
Việt Nam đang làm việc tại Nhật. Việt Nam đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh và
người đang làm việc tại Nhật trong 15 nước ký kết phái cử. Mức thu nhập của thực tập
sinh kỹ năng khi sang Nhật dao động từ 1.200 - 1.400 USD/tháng.
Đài Loan:
Là thị trường lớn thứ hai với 54.769 người (chiếm 37,5% tổng số lao động xuất khẩu).
Đối với người lao động Việt Nam, Đài Loan đã trở thành điểm đến 'dễ tính' nhất trong
khu vực Đông Bắc Á, với nhiều cơ hội việc làm như công nhân nhà máy, hộ lý, thu hoạch
nông sản, giúp việc nhà… Đây là thị trường lớn và tiềm năng nhất cho việc xuất khẩu lao
động của Việt Nam. Các doanh nghiệp cần thương thảo với đối tác tại Đài Loan để đảm
bảo mức ngày công của lao động không thấp hơn 17.000 Đài tệ/tháng.
Ngành công nghiệp cơ khí, may mặc, và điện tử đang là những ngành nghề thu hút nhiều
lao động Việt Nam nhất. Các thành phố như Cao Hùng, Đài Nam, Đài Bắc là những điểm
tập trung đông đảo lao động Việt.

Hàn Quốc:
Là thị trường thứ ba với 7.830 người (chiếm 5,4% tổng số lao động xuất khẩu).
Hiện có khoảng 50.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực đa
dạng như sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Mức thu nhập bình quân của họ dao động từ 1.500 - 2.000 USD/tháng, đồng thời họ được
hưởng các quyền lợi và chế độ bảo hiểm theo quy định. Những lao động cư trú và làm
việc lâu dài tại Hàn Quốc (trên 5 năm) có mức lương từ 2.000 - 2.500 USD/tháng. Hiện
có khoảng 3.535 lao động kỹ thuật đang làm việc chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, công
nghệ thông tin, hàn, cơ khí, vận hành máy.
c. Các ngành nghề chủ yếu:
Tùy theo giới tính, trình độ, kỹ năng nghề của người lao động.
• Đối với nam giới
Thường làm công việc trong lĩnh vực cơ khí và máy móc, xây dựng, lắp ráp linh kiện điện
tử, nông nghiệp, …hầu hết là những công việc nặng nhọc đòi hỏi phải có sức khỏe tốt,
dẻo dai .
- Cơ khí là ngành luôn thuộc top đầu của danh sách các ngành nghề lương cao khi xuất
khẩu lao động. Đây là một trong những ngành mũi nhọn, nên nhu cầu lao động trong lĩnh
vực cơ khí là rất lớn với nhiều đãi ngộ thu hút hấp dẫn. - Ngành xây dựng đặc biệt được
lựa chọn nhiều bởi các bạn nam. Trong ngành xây dựng, công việc chủ yếu bao gồm lắp
đặt cốp pha, giàn giáo, điều hòa, quét sơn, xây trát và vận hành máy móc.
- Lắp ráp linh kiện điện tử có nhu cầu tuyển dụng cực lớn hiện nay, dành cho các bạn trẻ
đam mê nhóm ngành điện tử, kỹ thuật.
- Ngành nông nghiệp: Do tính chất công việc không yêu cầu người lao động phải có kinh
nghiệm làm việc trước đó, những công việc phải làm có thể kể đến như làm vườn, chế
biến nông sản, chăn nuôi…
• Đối với nữ giới
Nữ giới đi làm việc ở nước ngoài thường làm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn như
giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh như ngành điều dưỡng, hộ lý, chế biến thực
phẩm, thủy sản đóng gói sản phẩm hoặc ngành nghề dệt may.
- Giúp việc gia đình là việc làm trong một gia đình và chăm lo việc nhà cho gia đình đó.
Nhu cầu xuất khẩu lao động đối với ngành giúp việc vệ sinh, dọn dẹp cũng vì thế mà tăng
cao.
- Điều dưỡng, hộ lý là công việc đang khan hiếm nhân lực tại các nước, đặt biệt là Nhật
Bản. Vì thế mà những năm trở lại đây, nhu cầu tìm kiếm lao động xuất khẩu đối với lĩnh
vực này là cực kỳ cao.
- Chế biến thủy sản: với xu hướng phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lao động chế
biến thủy sản luôn ở mức cao.
- Đóng gói sản phẩm là công việc không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu đối với lao động xuất
khẩu. Được nhận vào làm, các thực tập sinh sẽ được bố trí vào các dây chuyền vận hành
để thực hiện công việc theo yêu cầu như: dán tem sản phẩm, đóng gói hàng,…
- Ngành nghề dệt may: Các đơn hàng nằm trong nhóm ngành may được rất nhiều nữ lao
động quan tâm. Do lĩnh vực may mặc luôn được chú trọng quan tâm và đầu tư phát triển.
d. Những thách thức và rủi ro:
Những thách thức và rủi ro của xuất khẩu lao động ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Bị môi giới lừa đảo, lấy phí cao: Đây là rủi ro đầu tiên mà người lao động gặp phải trước
khi xuất khẩu lao động. Nhiều người lao động chưa tìm hiểu kỹ trung tâm môi giới mà đã
vội vàng đến và đăng kí với trung tâm để xuất khẩu lao động. Với những chiêu trò tinh vi
các trung tâm này sẽ yêu cầu người lao động ký hợp đồng và thu ngay tiền từ người lao
động. Sau khi kí xong thì trung tâm thu thêm nhiều phụ phí vô lý dẫn đến người lao động
phải nộp rất nhiều tiền để được đi xuất khẩu lao động.
- Khó khăn trong việc đối mặt với thiên tai tại những nước xuất khẩu lao động. Khi xuất
khẩu lao động những thiên tai động đất, sóng thần, núi lửa phun trào, bảo lũ, hạn hán,…là
điều khó tránh khỏi bởi đây là điều kiện bất lợi từ thiên nhiên mà con người không thể dự
đoán được.
- Làm những công việc không có trong hợp đồng - tiền lương không tương xứng với công
việc. Không ít người lao động đã gặp phải tình trạng phải làm nhiều việc hơn, vất vả hơn
mà những công việc đó không có trong hợp đồng khi kí kết làm việc. Nên người lao động
cảm thấy khó chịu khi làm nhiều việc mà tiền lương thì không được tăng. Người lao động
không thể chấm dứt hợp đồng bởi nếu chấm dứt hợp đồng thì người lao động sẽ phải nộp
phạt và mất phí.
- Về chất lượng lao động là một điều rất được quan tâm của lao động Việt Nam, lao động
nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện ở “ba không”: Không nghề, không ngoại
ngữ và không tác phong công nghiệp. Điều này trở thành một bất lợi lớn cho lao động
nước ta khi làm việc ở nước ngoài.
- Về trình độ tay nghề của lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài là rất thấp,
chúng ta chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, không có
trình độ chuyên môn kĩ thuật. Chính vì vậy mà thu nhập của người lao động Việt Nam
luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác.
- Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, lao động của nước ta chỉ đủ
sức khỏe làm các công việc ở các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, làm
việc trong các nhà máy còn các công việc như đi biển, xây dựng thì chưa đạt yêu cầu. Đây
cũng là một trong những trở ngại cho lao động Việt Nam.
- Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém. Những mâu thuẫn trong lao
động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa giới chủ và lao động Việt Nam. Nhiều lao
động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.
- Kỉ luật lao động là một điều mà đã gây ra tai tiếng cho lao động nước ta khi làm việc ở
nước ngoài. Lao động nước ta khi làm việc ở các nước sở tại đều thiếu kỉ luật và thiếu
nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động. Bằng chứng là rất nhiều lao động nước
ta làm việc tại Malaysia thường xuyên bị tai nạn lao động kể từ năm 2004 trở lại đây.
IV. Lợi ích và ảnh hưởng của xuất khẩu lao động
a. Lợi ích cho người lao động
Với người lao động, việc xuất khẩu lao động không đơn giản là giải quyết vấn đề việc làm
mà còn mang lại rất nhiều lợi ích như:
Được tiếp cận, cọ xát với môi trường làm việc chuyên nghiệp
Các nước cần nguồn lao động đều có nền kinh tế phát triển, ứng dụng các thiết bị, máy
móc tiên tiến. Do đó khi làm việc tại môi trường này, người lao động vừa được tiếp cận
sự tiến bộ, vừa hình thành tư duy và tác phong nghề nghiệp đúng chuẩn.
Có mức thu nhập cao và tương đối ổn định
Mức lương tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài uy tín đều tương đối cao và ổn định.
Nếu biết cân đối chi tiêu, người lao động có thể tiết kiệm được một khoản vốn nho nhỏ
sau này.
Bên cạnh mức lương tốt, nếu người lao động siêng năng, chăm chỉ sẽ được hưởng nhiều
quyền lợi và chế độ tương xứng. Đồng thời người lao động có thể làm thêm ngoài giờ để
tăng nguồn thu nhập.
Được phép gia hạn và tăng mức thu nhập bình quân
Đối với những lao động đạt yêu cầu, đạt hiệu quả cao trong công việc sẽ được công ty gia
hạn thêm thời gian ở lại. Đồng thới mức thu nhập của những trường hợp này cũng tăng
cao vượt trội so với lương cố định ban đầu.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân
Khi làm việc tại công ty nước ngoài, yêu cầu người lao động phải giao tiếp ngoại ngữ cơ
bản đến thành thạo. Quá trình cọ xát, học tập, trình độ của mọi người sẽ tự động được
nâng lên, đặc biệt là kỹ năng nghe – nói.
Nếu bạn chăm chỉ, có khả năng tự học tốt thì có thể giao tiếp tự nhiên như người bản xứ.
Có thêm nhiều cơ hội việc làm khi trở về nước
Nếu người lao động không ngừng nỗ lực, trau dồi kiến thức, kỹ năng và trình độ ngoại
ngữ thì cơ hội việc làm khi về nước sẽ rất rộng mở.
Nếu có chuyên môn tốt và học vấn, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận các vị trí từ giám sát,
kỹ sư, quản đốc, giám đốc…
Nếu có tay nghề cao, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục làm việc tại các công ty có ngành nghề
tương tự với cơ hội thăng tiến tốt.
Nếu có bằng ngoại ngữ, thông thạo tiếng, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí phiên dịch viên,
giáo viên ngoại ngữ tại các trung tâm.
Hoặc, bạn có thể tự khởi nghiệp với kinh nghiệm, kỹ năng và nguồn vốn tích lũy được.
Có cơ hội định cư và bảo lãnh người thân
Nếu người lao động đáp ứng được các điều kiện để xin quốc tịch hoặc lấy vợ/chồng là
công dân của đất nước đang XKLĐ thì cơ hội định cư sẽ rất dễ dàng. Sau khi trở thành
công dân của nước đó, bạn có thể bảo lãnh người thân sang thăm hoặc ở luôn.
b. Lợi ích cho quốc gia
Việc xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quốc gia như:
Truyền văn hóa và kỹ năng:
Khi làm việc ở nước ngoài, người lao động có cơ hội tiếp xúc với môi trường và văn hóa
mới. Họ có thể học hỏi và truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà họ đã tích lũy
được trở về quê hương. Điều này đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực và nâng
cao năng lực lao động của quốc gia.
Chuyển dịch công nghệ:
Việc xuất khẩu lao động cũng giúp chuyển dịch công nghệ và kiến thức từ các quốc gia
phát triển sang các quốc gia đang phát triển. Người lao động có thể học hỏi và áp dụng
các công nghệ tiên tiến, quy trình làm việc hiệu quả, từ đó đóng góp vào sự phát triển
kinh tế và công nghiệp của quốc gia.
Góp phần phát triển kinh tế:
Việc gửi tiền về từ việc làm ở nước ngoài của người lao động xuất khẩu cung cấp một
nguồn lực tài chính quan trọng cho quốc gia. Tiền gửi này có thể được sử dụng để đầu tư
vào các dự án phát triển, nâng cao hạ tầng, cải thiện giáo dục và y tế, góp phần vào sự
phát triển kinh tế của quốc gia.
c. Tác động đến gia đình và cộng đồng
Đối với gia đình:
Tăng thu nhập: Người lao động đi xuất khẩu lao động có mức thu nhập cao hơn so với
làm việc trong nước, giúp cải thiện đời sống gia đình, xây nhà mới, mua sắm vật dụng cần
thiết, trang trải chi phí học tập cho con cái.
Giảm gánh nặng kinh tế: Khi có người đi xuất khẩu lao động, gánh nặng kinh tế gia đình
sẽ được giảm bớt, giúp các thành viên khác có thể tập trung vào việc học tập, phát triển
kinh tế hoặc chăm sóc gia đình.
Tiếp cận nền giáo dục tốt hơn: Nhờ có thu nhập từ người đi xuất khẩu lao động, nhiều gia
đình có thể cho con cái học tập tại các trường học tốt hơn, nâng cao trình độ học vấn và
cơ hội nghề nghiệp sau này.
Đối với cộng đồng:
Giải quyết việc làm: Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, đặc
biệt là ở khu vực nông thôn, từ đó giúp giảm bớt tệ nạn xã hội và nâng cao chất lượng
cuộc sống cộng đồng.
Nâng cao trình độ tay nghề: Khi đi xuất khẩu lao động, người lao động được đào tạo và
học hỏi các kỹ năng mới, nâng cao trình độ tay nghề và kiến thức chuyên môn, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước khi họ trở về.
V. Các vấn đề và thách thức đối diện
a. Những vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu lao động tại Việt Nam
Hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụ thể để điều chỉnh
và quản lý chặt chẽ xuất khẩu lao động , những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
thị trường, nhất là tiếp cận các thị trường mới, chính sách tín dụng cho người lao động khi
tham gia xuất khẩu, chính sách miễn giảm thuế... nên dẫn tới việc kém thu hút mọi tầng
lớp tham gia xuất khẩu. Việc tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đóng bộ
giữa kiểm tra, kiếm soát giữa các cơ quan chức năng. Các Bộ ngành, Địa phương chưa
quan tâm quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc.
Khả năng tiếp cận với nưóc ngoài của ta đã còn yếu, thị phần của ta còn rất nhỏ bé so với
thị phần của các nước có lao động xuất khẩu khác.
Thủ tục hành chính còn rườm rà: Việc thực thì công vụ của một số cán bộ ở địa phương
chưa thực sự tận tâm, thậm chí có nơi còn gây khó dễ, tốn kém, tiêu cực cho người lao
động nhất là ở khâu xác nhận thủ tục giấy tờ lý lịch tư pháp và thủ tục xin cấp hộ chiếu.
Công tác thông tin tuyên truyền về xuất khẩu lao động còn hạn chế dẫn đến tình trạng
phần đông người lao động bị thiếu thông tin nên khả năng người lao động tự liên hệ trực
tiếp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động là khó khăn, dẫn tới tình trạng là doanh nghiệp
cần tuyến người thì không có trong khi đó người cần đi xuất khẩu lao động thì không biết
đâu có nhu cầu để mà đến ứng tuyển nên không ít trường hợp đáng tiếc người lao động bị
kẻ xấu lừa đảo đã xảy ra gây tâm lý hoang mang cho người lao động.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa chấp hành nghiêm túc các quy định hiện
hành về chế độ tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, công khai tài chính, quản lý và
bảo vệ người lao động ở nước ngoài.
b. Tình trạng pháp lý và bảo vệ lao động
Vẫn còn tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh: Tranh giành đối tác bằng cách
phá giá giữa các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và lợi ích
quốc gia. Chưa phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng dẫn dắt, "cò mồi" tiêu cực, lừa đảo
diễn ra trên nhiều địa bàn gây xôn xao ở luận.
Việc tuyển chọn lao động tại một số doanh nghiệp còn quá vòng vèo, phải qua nhiều khâu
trung gian, thậm chí cả "cò mồi" làm cho người lao động phải chịu nhiều chi phí trái với
quy định.
Nhiều doanh nghiệp dịch vụ đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết sau khi họ
đưa người lao động ra làm việc ở nước ngoài.
việc thành lập các trung tâm, tổ chức có chức năng XKLĐ trong thời gian qua tăng nhanh,
khiến cho công tác quản lý của các cơ quan có chức năng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay
cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các
trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các
doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến. Thêm
vào đó, còn có tình trạng doanh nghiệp bán giấy phép XKLĐ khiến cho việc giám sát,
theo dõi càng trở nên khó khăn.
c. An sinh xã hội và phúc lợi cho người lao động
An sinh và phúc lợi xã hội cho người lao động xuất khẩu lao động tại Việt Nam là một
phần quan trọng của chính sách nhằm bảo vệ và cải thiện điều kiện sống của họ. Dưới đây
là một số biện pháp và chính sách mà chính phủ và các tổ chức có liên quan thường áp
dụng:
 Bảo hiểm xã hội: Người lao động xuất khẩu thường được tham gia các chương trình bảo
hiểm xã hội, bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm xã hội khác.
Điều này giúp bảo vệ họ trước rủi ro về sức khỏe và tài chính trong quá trình làm việc.
 Hỗ trợ tài chính: Chính phủ có thể cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính như hỗ trợ
cho gia đình của người lao động trong trường hợp khó khăn, chi phí duy trì hộ gia đình khi
họ đi làm việc ở nước ngoài hoặc các chính sách vay vốn ưu đãi để họ có thể đầu tư vào
việc phát triển kinh tế gia đình.
 Tư vấn và hỗ trợ pháp lý: Người lao động xuất khẩu thường cần sự hỗ trợ trong việc
hiểu và áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến lao động và di cư. Do đó, các
chương trình tư vấn và hỗ trợ pháp lý có thể được tổ chức để giúp họ hiểu rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của mình.
 Giáo dục và đào tạo: Chính phủ cũng có thể đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào
tạo cho người lao động xuất khẩu, giúp họ nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc, từ đó
tăng cơ hội tiếp cận với các công việc có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt hơn.
 Giao lưu văn hóa và tâm lý hỗ trợ: Đặc biệt đối với những người lao động đi làm việc ở
nước ngoài, việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về giao lưu văn hóa, tâm lý và giải trí có thể
giúp họ thích nghi và hòa nhập tốt hơn vào môi trường mới.
IV.Giải pháp và đề xuất về quy định và cải thiện chính sách, nâng cao
chất lượng đào tạo nghề và kỹ năng của người lao động trong xuất khẩu
lao động
a. Quy định và cải thiện chính sách:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xuất khẩu lao
động, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý
xuất khẩu lao động.
Tăng cường công tác quản lý:
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chú trọng
thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp.
- Tăng cường quản lý lao động trước, trong và sau khi xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho
người lao động.
Hỗ trợ người lao động:
- Mở rộng các chương trình đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động trước
khi xuất khẩu.
- Hỗ trợ người lao động về thông tin thị trường lao động, thủ tục xuất khẩu lao động và
các dịch vụ cần thiết khác.
- Tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi làm việc ở nước ngoài.
b. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và kỹ năng của người lao động:
Đổi mới chương trình đào tạo:
- Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động quốc tế, chú
trọng vào các ngành nghề có nhu cầu cao.
- Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động như giao tiếp, ứng xử, làm việc
nhóm, v.v.
Nâng cao chất lượng giáo viên và cơ sở vật chất:
- Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn cao và có kinh
nghiệm thực tế.
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.
Tăng cường liên kết với doanh nghiệp:
- Phối hợp với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức thực tập
và giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề cho người lao động.
c. Một số đề xuất khác:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về xuất khẩu lao động cho người
dân.
- Khuyến khích và hỗ trợ người lao động tự tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Kết luận:
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và kỹ năng của người lao động là yếu tố quan trọng để
nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động của Việt Nam. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cải thiện chính sách và tăng cường công tác quản lý là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho
người lao động và nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.

You might also like