You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT
KHOA NHẬT BẢN HỌC

BÀI LUẬN GIỮA KỲ


MÔN: SO SÁNH XÃ HỘI VIỆT NAM – NHẬT BẢN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH “LAO


ĐỘNG VÀ DI CƯ” CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỀN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC
LÀM TẠI NHẬT BẢN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trang Nhung


Mã sinh viên : 22110072
MỤC LỤC
I. Mở đầu
1. Giới thiệu về chính sách “Di cư và lao động” …………..………………… 1
2. Lí do chọn đề tài………………………………………………………........ 1
3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………. 1
4. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 1
II. Nội dung
1. Tầm quan trọng của chính sách đối với nền kinh tế Nhật Bản hiện nay…… 2
2. Ảnh hưởng tích cực của chính sách di cư và lao động …………………….. 2
a. Bổ sung nguồn lao động cho các ngành công nghiệp thiếu nhân lực………. 2
b. Tăng cường đa dạng hóa và sự đa văn hóa trong môi trường làm việc…….. 3
c. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sản xuất …………………………………3
3. Thách thức và hệ quả tiêu cực của chính sách ………………………………4
a. Khó khăn trong việc quản lý và tích hợp nguồn lao động nước ngoài……… 4
b. Vấn đề về ngôn ngữ và đào tạo……………………………………………... 4
c. Cạnh tranh lao động và áp lực lên nguồn lao động trong nước …………….. 4
4. Các giải pháp và đề xuất cải thiện …………………………………………...5
a. Cải thiện quản lý và tích hợp nguồn lao động từ nước ngoài………………...5
b. Đầu tư vào đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng cho người lao động nước ngoài
trong nước…………………………………………………………………….... 5
c. Biện pháp cải thiện chính sách “di cư và lao động” ảnh hưởng đến nguồn lao
động trong nước…………………………………………………………………6
III. Kết luận……………………………………………………………………. 6
IV. Tài liệu tham khảo …………………………………………………………7
I. Mở đầu
1. Giới thiệu về chính sách “ Lao động và di cư” của Nhật Bản
Sau Thế chiến II, Nhật Bản đã trải qua một thời gian phục hồi kinh tế mạnh mẽ, tuy
nhiên đến năm 1990, khi dân số Nhật Bản bắt đầu già hóa và tỷ lệ sinh con giảm đi và
tuy đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển theo thời gian nhưng chính sách này của
Nhật Bản đã trở nên quan trọng hơn từ những năm 1990 đến nay. Chính sách “Lao
động và di cư” của Nhật Bản là chính sách nhằm hướng đến việc thu hút nhân tài từ
nước ngoài, đặc biệt là những người có trình độ cao để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao
động trong các ngành công nghiệp quan trọng. Chính phủ Nhật Bản đang nâng mức
giá giới hạn số người được phép nhập cảnh nước này lên 20.000 người/ ngày từ ngày
1/6/2022 và đang nỗ lực tạo thuận lợi cho việc tăng cường tuyển dụng lao động nước
ngoài thời hậu COVID 191. Một phần quan trọng của chính sách này là chương trình
visa lao động cho người nước ngoài, đồng thời Nhật Bản còn sử dụng nhiều biện pháp
thu hút các lao động nước ngoài trình độ cao như mức lương cao hoặc học bổng và cơ
hội việc làm dài hạn sau khi hoàn thành xong lộ trình học tập2
2. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến lao động và việc
làm và mộ t trong số những vấn đề đó là chính sách “di cư và lao động” của Nhật Bản.
Em muốn đi tìm hiểu về nội dung cũng như những ảnh hưởng của chính sách này đến
lao động và việc làm của người Nhật Bản và nghiên cứu thêm về những khía cạnh
phức tạp và đa dạng khác của chính sách ấy vậy nên em đã lựa chọn đề tài này làm bài
luận cho mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề bài này là đánh giá toàn diện về sự ảnh hưởng của chính
sách “Di cư và lao động “ đối với nền lao động và việc làm tại Nhật Bản, đồng thời
nghiên cứu chi tiết hơn những giải pháp và cải thiện chính sách để phù hợp với nhu
cầu mong đợi của người lao động trong và ngoài nước.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài luận là những người lao động nhập cư bao gồm những
người từ các quốc gia khác đến Nhật Bản và làm việc theo chính sách di cư và người
lao động Nhật Bản bao gồm những người trong nước có chịu ảnh hưởng từ việc nhập
cư lao động bằng cách cạnh tranh việc làm hoặc trải qua sự thay đổi trong môi trường
lao động.

1
BAOTUOITRE. (2022). NHẬT BẢN NỚI LỎNG CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ ĐỂ THU HÚT NHÂN TÀI. RETRIEVED FROM
HTTPS://TUOITRE.VN/NHAT-BAN-NOI-LONG-CHINH-SACH-NHAP-CU-DE-THU-HUT-NHAN-TAI-
2
VIETNAM+ (VIETNAMPLUS). (2023). NHẬT BẢN ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐỂ THU HÚT LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI. RETRIEVED FROM
HTTPS://WWW.VIETNAMPLUS.VN/NHAT-BAN-DOI-MOI-CHINH-SACH-DE-THU-HUT-LAO-DONG-NUOC-NGOAI-POST874817.VNP

1
II.Nội dung
1. Tầm quan trọng của chính sách “Di cư và lao động” tại Nhật Bản
Chính sách “Di cư và lao động” đã góp phần tạo ra những thay đổi đáng kể trong nền
kinh tế, sản xuất của Nhật Bản. Việc đầu tiên là giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, già
hóa dân số và đặc biệt, chính chính sách này đã thu hút nguồn lao động nước ngoài vào
cách ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản3. Sự đa dạng hóa của lao động nước
ngoài đã mang đến lợi ích cho việc hợp tác , trao đổi kiến thức và sáng tạo trong các
ngành công nghiệp của đất nước này. Tiếp theo là sự thay đổi tích cực của chính sách
nhập cư, từ việc chỉ cho phép những chuyên gia nước ngoài có trình độ chuyên môn
hoặc kiến thức cao nhập cư, đến việc mở rộng chính sách nhập cư để tăng số lượng lao
động nước ngoài và từ đó các chương trình đào tạo, hỗ trợ ngôn ngữ và các chương
trình địa văn hóa giúp người nhập cư dễ hòa nhập và gắn bó với cộng đồng địa phương
ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, chính sách này cũng đã giúp Nhật Bản tăng cường quan
hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước Đông Nam Á, điều này đã tạo thuận lợi cho Nhật
Bản trong việc thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển và tăng cường ảnh hưởng ngoại
giao và chính trị, hợp tác lâu dài4. Cuối cùng là nhờ có chính sách này mà Nhật Bản đã
duy trì sự phát triển nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới và số lượng lao động nước ngoài
được chấp nhận tại Nhật Bản đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây5.
2. Ảnh hưởng tích cực của chính sách “Di cư và lao động”
a. Bổ sung nguồn lao động cho các ngành công nghiệp thiếu nhân lực.
Hiện nay, trong bối cảnh vật lộn với hiện trạng dân số giảm vậy nên hiện trạng thiếu
lao động nghiêm trọng trong các lĩnh vực công nghiệp và các lĩnh vực khác luôn là
vấn đề nan giải. Vậy nên chính sách “Di cư và lao động” cũng đã giải quyết được
phần nào những khó khăn trong việc thiếu nhân lực tại Nhật Bản. Một cuộc khảo sát
của Kyodo News cho thấy 86% số đô thị trên khắp Nhật Bản đang có nhu cầu tăng lao
động nước ngoài6. Một số ngành công nghiệp tại Nhật Bản đã có và đang cần những
lao động nước ngoài như ngành xây dựng, do có đặc thù công việc vất vả, nặng nhọc,
môi trường làm việc khói bụi, ô nhiễm và thời gian làm việc dài. Tiếp theo là ngành
công nghệ thông tin và Nhật Bản đang là quốc gia dẫn đầu về lĩnh việc liên quan đến
công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Ngành cơ khí- chế tạo máy và nông nghiệp
chế biến thực phẩm là hai ngành quan trọng rất cần nhiều nguồn lực nước ngoài than
gia lao động7. Chính sách “Di cư và lao động” đã bổ sung nguồn lực lao động cho các
ngành công việc này. Cụ thể, Nhật Bản đã thông qua dự thảo luật nhập cư mới và nới

3
BÁO THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. (N.D.). NHẬT BẢN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ ĐỂ THU HÚT LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI. RETRIEVED FROM
HTTPS://BAOQUOCTE.VN/NHAT-BAN-THAY-DOI-CHINH-SACH-NHAP-CU-DE-THU-HUT-LAO-DONG-NUOC-NGOAI-96236
4
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐÔNG NAM Á CỦA NHẬT BẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG
GIAI ĐOẠN SAU CHIẾN TRANH LẠNH. (N.D.). RETRIEVED FROM
5
TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ DỰ BÁO - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. (2022). NHẬT BẢN THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ NĂM
6
VIETNAM+ (VIETNAMPLUS). “NHU CẦU BỔ SUNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN NGÀY CÀNG TĂNG.” VIETNAM+ (VIETNAMPLUS), 17 SEPT.
2023,
7
NHẬT, V. LÀM CÔNG TY. (N.D.). TOP NGÀNH NGHỀ THIẾU HỤT NHÂN LỰC Ở NHẬT BẢN 2023. RETRIEVED FROM
HTTPS://VIECLAMCONGTYNHAT.COM/BLOG/BAI-VIET/TOP-NGANH-NGHE-THIEU-HUT-NHAN-LUC-

2
lỏng chính sách nhập cư để thu hút nhân tài. Chính quyền Nhật Bản đã trao thêm
quyền cho các cơ quan chức năng và thay đổi các quy tắc giam giữ và trục xuất đối
với người nhập cư trái phép. Kể từ tháng 4/2019, Nhật Bản đã ban hành luật nhập
cảnh mới. Luật này đề ra một loại thị thực (visa) mới cho người lao động nước ngoài.
Loại thị thực này cho phép người lao động nước ngoài có kỹ năng nhất định làm việc
trong các lĩnh vực đơn giản tại Nhật Bản.
b. Tăng cường đa dạng hóa và sự đa văn hóa trong môi trường làm việc.
Việc thu hút lao động từ nhiều quốc gia khác nhau đã giúp tạo ra một môi trường làm
việc đa dạng hơn tại Nhật Bản, điều này không chỉ giúp tăng cường sự sáng tạo và đổi
mới mà còn giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về thị trường quốc tế. Sự đa dạng trong môi
trường làm việc nghĩa là có nhiều cá nhân khác nhau trong một tổ chức. Đa dạng hóa
không chỉ riêng về mặt văn hóa, mà còn thể hiện qua các yếu tố như giới tính, sắc tộc,
tuổi tác, xu hướng tình dục, lối suy nghĩ, tính cách và những trải nghiệm sống8.Tính
đến tháng 10/2020, lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng lên 1.724.000 người,
tăng 65.000 người so với năm 2019, trong đó công dân Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất
là 25,4% và ba khu vực lớn nhất Nhật Bản có số lượng lao động nước ngoài nhiều
nhất là Tokyo (485.345 người), Aichi ( 175.199 người) và Osaka (105.379 người).
Chính sự hiện diện của lao động nước ngoài đã giúp thúc đẩy sự đa dạng văn hóa xã
hội Nhật Bản. Điều này không chỉ giúp mở rộng hiểu biết văn hóa của người Nhật mà
còn giúp họ tiếp xúc, tương tác với nhiều nền văn hóa khác nhau. Việc thu hút lao
động nước ngoài cũng giúp cải thiện hiệu suất lao động, những người lao động nước
ngoài thường mang lại kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo, có thể giúp tăng cường năng
suất và hiệu quả làm viêc, ví dụ lao động nước ngoài có thể mang lại những kỹ năng
chuyên môn hoặc kỹ năng ngôn ngữ mà người lao động trong nước không có9.
c. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sản xuất
Một trong những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế là tăng cường tiêu
dùng, tạo ra sự tăng trưởng trong nền kinh tế nội địa. Người lao động nhập cư từ nước
ngoài, họ không chỉ làm việc mà còn tiêu dung tại Nhật, ví dụ họ có thể mua sắm nội
thất và lương thực, điều này tạo ra sự tăng trưởng trong nền kinh tế nội địa. Từ đầu
năm 2022, thị trường lao động Nhật Bản đã ghi nhận những tín hiệu khởi sắc và nhộn
nhịp trở lại nhằm đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất vận hành của doanh nghiệp.
Tiếp theo, sự hiện diện của lao động nhập cư cũng làm tăng cường quan hệ thương
mại và đầu tư của các quốc gia khác, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh mới, thu hút vốn
đầu tư từ nước ngoài và mở rộng cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Nhật Bản. Các
công ty Nhật Bản như Toyota, Honda đã đầu tư hàng tỷ đô vào các nhà máy sản xuất
tại Việt Nam và Thái Lan, nơi có một lượng lớn lao động nhập cư, điều này không chỉ
tạo ra việc làm cho người dân dịa phương mà còn giúp các công ty Nhật Bản tiếp cận
8
THU, M. H. (N.D.). ĐA DẠNG & HÒA NHẬP TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC: KHÁI NIỆM & LỢI ÍCH. RETRIEVED FROM
HTTPS://BLOG.TRGINTERNATIONAL.COM/VI/DINH-NGHIA-SU-DA-DANG-VA-HOA-NHAP
9
VIETNAM+ (VIETNAMPLUS). “NHU CẦU BỔ SUNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN NGÀY CÀNG TĂNG.” VIETNAM+
(VIETNAMPLUS), 17 SEPT. 2023,

3
vưới thị trường mới gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)10. Sự hiện diện của lao
động nhập cư tại Nhật cũng đã tăng cường quan hệ thương mại giữa Nhật và các quốc
gia có nguồn lao động nhập cư. Ví dụ các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm từ Việt
Nam và Thái Lan đã trở nên phổ biến tại Nhật, mở rộng thị trường xuất khẩu cho quốc
gia này.
3. Thách thức và hệ quả tiêu cực của chính sách
a. Khó khăn trong việc quản lý và tích hợp nguồn lao động nước ngoài
Việc quản lý lao động nước ngoài gặp nhiều thách thức cùng với các quy định tuyển
dụng lao động nước ngoài còn thiếu chặt chẽ, thiếu nhất quán, còn định tính chung
chung và chưa thể hiện rõ chính sách thu hút , ưu đãi nhiều nguồn nhân lực cao. Ngoài
ra việc phối hợp thực hiện trong việc quản lý còn hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra
doanh nghiệp, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động
nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức11. Bên cạnh đó việc tích hợp lao động nước
ngoài vào xã hội và thị trường lao động Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khi chưa có sự
rõ rang trong định hướng của Chính phủ cũng như sự chuẩn bị chưa đầy đủ để tiếp
nhận một lượng lớn người lao động nước ngoài đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội,
thậm chí dẫn đến việc xung đột văn hóa và lối sống với người bản địa. Những người
lao động nhập cư phải thích nghi với văn hóa và lối sống tại Nhật Bản, điều này gây
khó khăn như khi họ phải tuân thủ quy tắc chặt chẽ như xếp hàng theo thứ tự, khi gặp
người khác phải cúi đầu chào hỏi.
b. Vấn đề về ngôn ngữ và đào tạo
Vấn đề về ngôn ngữ những người nhập cư mới có thể gặp khó khăn trong việc giao
tiếp và hiểu biết văn hóa do không thông thạo tiếng Nhật, điều này có thể gây ra hiểu
lầm và cảm giác bị cô lập. Ví dụ đối với ngôn ngữ trong việc làm thì có khoảng 70%
người nước ngoài tại Nhật Bản cho biết họ đã bị yêu cầu có trình độ tiếng Nhật bản xứ
khi tìm việc làm, điều đó cho thấy họ đang gặp khó khăn do rào cản ngôn ngữ12.Thiếu
cơ hội đào tạo cũng khiến cho người nhập cư có thể không có đủ cơ hội để học hỏi và
phát triển kỹ năng, điều này có thể hạn chế khả năng tiếp cận với các công việc tốt
hơn và thăng tiến trong sự nghiệp. Trừ khi hệ thống giáo dục và đào tạo phản ứng để
đảm bảo rằng người lớn có thể phát triển và điều chỉnh năng lực của họ để đáp ứng
nhu cầu kỹ năng đang thay đổi, điều này có thể gây ra tác động tiêu cực đến thị trường
lao động Nhật Bản, cả về số lượng công việc và sự bao quát cũng như về năng suất và
tăng trưởng.
c. Cạnh tranh lao động và áp lực lên nguồn lao động trong nước

10
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, 4 HÌNH THỨC TIÊU BIỂU, VÍ DỤ. (N.D.). RETRIEVED FROM
HTTPS://TRITHUCCONGDONG.NET/TAI-LIEU-KINH-TE/KHAI-NIEM-DAU-TU-QUOC-TE-VA-NHUNG-NGUON-VON-DAU-TU-QUOC-TE.HTML
11
DỤC, T. C. G. (2019). GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM.
12
DEP., JOPUS E., & JOPUS編集部. (N.D.). 70 % OF FOREIGNERS RESIDING IN JAPAN FACE LANGUAGE BARRIER. A SURVEY ON AWARENESS ABOUT THE
JAPANESE WORK ENVIRONMENT|A PERFECT GUIDE TO GET JOBS AND WORK IN JAPAN

4
Khi Nhật Bản mở cửa cho lao động nước ngoài, người lao động trong nước có thể
phải đối mặt với sự cạnh tranh từ lao động nhập cư, điều này đặc biệt đúng trong các
ngành có nhu cầu lao động cao nhưng không đủ nguồn lao động trong nước. Ví dụ
như trong ngành chăm sóc sức khỏe, Nhật Bản đang phải đối mặt với một cuộc khủng
hoảng do dân số già với nhu cầu ngày càng tăng cao cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
tuy nhiên ngành này đang thiếu hụt nguồn lao động trong nước khi Nhật Bản mở cửa
cho lao động nước ngoài và những người lao động trong nước có thể phải đối mặt với
sự cạnh tranh từ lao động nhập cư. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng đang bị thiếu
hụt lao động, đặc biệt là trong bối cảnh chuẩn bị cho các sự kiện quốc tế như Thế vận
hội. Ngoài ra, sự gia tăng của lao động nhập cư có thể tạo ra áp lực lên nguồn lao
động trong nước, đặc biệt là những người không có kỹ năng chuyên môn hoặc trình độ
học vấn cao, họ có thể bị thay thế bởi lao động nhập cư có kỹ năng và trình độ học
vấn tương đương hoặc cao hơn. Chính những vấn đề trên đã khiến cho giới trẻ trong
nước gặp nhiều sự cạnh tranh hơn, đồng thời thiếu mục tiêu phát triển quốc gia. Ví dụ
điển hình là chính sách “di cư và lao động” của nhật Bản đã khiến người lao động
trong nước ỷ lại hoặc họ cảm thấy bản thân không cần thiết, bị bỏ rơi và thiếu sự
hướng dẫn, điều này có thể dẫn đến việc giảm động lực làm việc và tăng tỷ lệ thất
nghiệp13. Do những nguyên nhân chủ yếu đó mà việc thu hút lao động nước ngoài dẫn
đến việc giảm lực lượng lao động trong nước, điều này có thể làm chậm sự phát triển
kinh tế của khu vực cung cấp lao động.
4. Các giải pháp và đề xuất cải thiện
a. Cải thiện quản lý và tích hợp nguồn lao động từ nước ngoài
Việc tăng cường quản lý lao động có thể bao gồm việc cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho
người lao động nước ngoài để giúp họ thích nghi với môi trường làm việc mới, điều
này cũng có thể bao gồm việc cung cấp thông tin và hỗ trợ cho người lao động nước
ngoài về quyền lao động và quy định lao động. Tiếp theo là việc tích hợp nguồn lao
động nước ngoài bao gồm những việc tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và bao
dung, nơi mà những người lao động từ nhiều nền văn hóa khác nhau có thể cùng học
hỏi và làm việc với nhau, tạo ra cơ hội để người lao động nước ngoài có thể tham gia
vào quyết định và lãnh đạo trong tổ chức. Cuối cùng là tạo điều kiện cho người lao
động nước ngoài như việc đơn giản hóa quy trình xinh visa lao động, cung cấp quyền
lao động và quyền công dân đầy đủ cho người lao động nước ngoài và đảm bảo rằng
họ được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và bất công.
b. Đầu tư vào đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng cho người lao động nước ngoài
Cần mở thêm nhiều lớp đào tạo về ngôn ngữ ngắn hạn cũng như tiếp xúc với văn hóa
Nhật Bản từ 6 tháng đến 1 năm để giúp cho người lao động nước ngoài không cảm
thấy bỡ ngỡ và có thể sử dụng những câu cơ bản trong Tiếng Nhật. Ngoài ra, cần có
nhiều công ty đầu tư vào việc đào tạo ngôn ngữ cho nhân viên, điều này không chỉ
giúp cho nhân viên giao tiếp hiệu quả hơn với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác

13
RESOLVED: JAPAN HAS NOT DONE ENOUGH TO BOLSTER IMMIGRATION.

5
quốc tế mà còn giúp họ mở rộng kiến thức văn hóa tăng cường kỹ năng giao tiếp,
đồng thời tạo ra một môi trường làm việc, học tập tích cực, cung cấp tài liệu học tập
và tạo điều kiện cho việc làm thông qua việc thực hành. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ
từ chính phủ việc đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng cho người lao động nước ngoài thông
qua các chương trình hỗ trợ tài chính và các biện pháp khác. Ví dụ như công ty
Language One ở Tokyo cung cấp dịch vụ trung tâm cuộc gọi đa ngôn ngữ, giúp thông
dịch cuộc gọi 3 bên và họ nhận được hơn 1.200 yêu cầu dịch vụ thông dịch y tế hàng
năm14.
c. Biện pháp cải thiện chính sách “di cư và lao động” ảnh hưởng đến nguồn lao động
trong nước.
Biện pháp tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, đây là một
biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực và năng suất của người lao động, cả người
bản xứ và người nhập cư. Điều này có thể giúp họ đáp ứng nhu cầu kỹ năng đang thay
đổi của thị trường lao động, cũng như tạo ra các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Một ví dụ về việc này là chương trình “Kỹ năng cho tương lai” của chính phủ Nhật
Bản, được triển khai từ năm 2019. Chương trình này nhằm cung cấp các khóa học đào
tạo và hỗ trợ tài chính cho người lao động, cả người bản xứ và người nhập cư, để họ
có thể nâng cao kỹ năng của mình và thích ứng với nhu cầu kỹ năng mới của thị
trường lao động. Đồng thời, chính phủ Nhật Bản cần có các chính sách và biện pháp
phù hợp để cân nhắc giữa việc thu hút lao động nước ngoài và bảo vệ quyền lợi của
lao động trong nước.
III. Kết luận
Qua những phân tích trên cho chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của chính sách “di cư
và lao động” tại Nhật Bản đều có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Nếu như ở
mặt tích cực của chính sách lên nền kinh tế Nhật Bản gồm có bổ sung nguồn lao động
cho các ngành công nghiệp thiếu nhân lực, tăng cường đa dạng hóa và sự đa văn hóa
trong môi trường làm việc và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sản xuất thì ở mặt tiêu
cực gồm có những việc như : khó khăn trong việc quản lý và tích hợp nguồn lao động
nước ngoài, vấn đề về ngôn ngữ và đào tạo và cạnh tranh lao động và áp lực lên nguồn
lao động trong nước. Nhưng bên cạnh những mặt tiêu cực ấy, cũng là những giải pháp
nhằm giảm thiểu những mặt không có lợi của vấn đề. Vì vậy, chính sách “di cư và lao
động” tại Nhật Bản là một chính sách đầy thách thức và cần phải được cân nhắc kỹ
lưỡng trước khi thực hiện. Chính sách này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà
còn đến văn hóa, xã hội và chính trị của Nhật Bản. Để có thể tận dụng được những lợi
ích và hạn chế được những rủi ro của chính sách này, Nhật Bản cần phải có những
biện pháp hỗ trợ và bảo vệ cho người lao động nước ngoài, như là cải thiện điều kiện
làm việc, tạo cơ hội học tập và giao lưu văn hóa, đảm bảo quyền lợi và an ninh cho
người lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng cần phải có những chính
sách khuyến khích và bảo vệ cho nguồn lao động trong nước, như là nâng cao chất

14
HIGHLIGHTING JAPAN. (N.D.). RETRIEVED FROM HTTPS://WWW.GOV-ONLINE.GO.JP/ENG/PUBLICITY/BOOK/HLJ/

6
lượng giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện cho người lao động trong nước tham gia vào
các ngành công nghiệp có tiềm năng, bảo đảm sự cạnh tranh công bằng và cân bằng
giữa người lao động trong nước và nước ngoài. Chỉ khi đó, chính sách “di cư và lao
động” tại Nhật Bản mới có thể mang lại những kết quả tốt đẹp cho cả hai bên.”
IV. Tài liệu tham khảo
1. Baotuoitre. (2022). Nhật Bản nới lỏng chính sách nhập cư để thu hút nhân tài.
Retrieved from
https://tuoitre.vn/nhat-ban-noi-long-chinh-sach-nhap-cu-de-thu-hut-nhan-tai-
2. Vietnam+ (VietnamPlus). (2023). Nhật Bản đổi mới chính sách để thu hút lao động
nước ngoài. Retrieved from
https://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-doi-moi-chinh-sach-de-thu-hut-lao-dong-nuoc-n
goai-post874817.vnp
3. Báo Thế giới và Việt Nam. (n.d.). Nhật Bản thay đổi chính sách nhập cư để thu hút
lao động nước ngoài. Retrieved from
https://baoquocte.vn/nhat-ban-thay-doi-chinh-sach-nhap-cu-de-thu-hut-lao-dong-nuoc
-ngoai-96236
4. Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2022). Nhật Bản thông qua
Đề cương chính sách tài chính và kinh tế năm
5. Vietnam+ (VietnamPlus). “Nhu Cầu Bổ Sung Lao Động Nước Ngoài Của Nhật Bản
Ngày Càng Tăng.” Vietnam+ (VietnamPlus), 17 Sept. 2023,
6. Nhật, V. làm công ty. (n.d.). Top ngành nghề thiếu hụt nhân lực ở Nhật Bản 2023.
Retrieved from
https://vieclamcongtynhat.com/blog/bai-viet/top-nganh-nghe-thieu-hut-nhan-luc-
7. Dục, T. C. G. (2019). Giải pháp quản lý hiệu quả lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam.
8. Dep. Jopus. & Jopus編集部. (n.d). 70% of foreigners residing in japan face
language barrier. A survey on awareness about the Japanese work environment|A
perfect guide to get jobs and work in Japan.
9. Thu, M. H (n.d). Đa dạng & hòa nhập trong môi trường làm việc : Khái niệm & lợi
ích. Retrived from
https://blog.trginternational.com/Vi/dinh-ngia-su-da-dang-va-hoa-nhap.
10. Highlighting Japan. (n.d.). Retrieved from https:// www.gov-online.gp.jp/eng/publicity.
11. Đầu tư quốc tế : Khái niệm, phân loại, 4 hình thức tiêu biểu, ví dụ. (n.d). .
Retrieved from
https://Trithuccongdong.net/tai-lieu-kinh-te/khai-niem-dau-tu-quoc-te-va-nhung-nuon-
von-dau-tu-quoc-te. HTM

7
8

You might also like