You are on page 1of 7

Nguồn nhân lực của Nhật Bản

1. Quy mô dân số Nhật Bản


a. Thực trạng quy mô dân số
Năm 2022, Dân số Nhật Bản đã giảm ở mức nhanh nhất từ trước đến nay. Qua đó
phản ánh xu hướng dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp. Theo Bộ Nội vụ và
Truyền thông Nhật Bản, tính đến tháng 10/2022, dân số của Nhật Bản đã giảm khoảng
800.000 người xuống còn 122,42 triệu người. Đây là năm thứ 14 liên tiếp dân số Nhật
Bản giảm và cũng là lần đầu tiên số lượng cư dân Nhật Bản giảm ở tất cả 47 tỉnh thành.
Năm 2019, số trẻ được sinh ra tại Nhật Bản giảm sút nghiêm trọng, số trẻ sinh ra
là 865.239 trẻ nhưng đến tháng 10/2020 con số này chỉ còn 733.907 trẻ, giảm khoảng
17.000 trẻ (Theo Thông tin của Bộ Y tế Nhật Bản).
Năm 2021, dân số Nhật Bản là 125.815.903 người, giảm -425.662 người so với
dân số 126.261.878 người năm trước. Nhật Bản đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp
hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,59% dân số thế
giới. Mật độ dân số của Nhật Bản là 345 người/km2. Năm 2021, Nhật Bản có tỷ lệ gia
tăng dân số tự nhiên là âm vì số người sinh ít hơn số người chết đến -488.152 người. Do
tình trạng di cư dân số tăng 62.490 người. Trong năm 2021, Nhật Bản có 908.318 trẻ
được sinh ra, 1.396.470 người chết. Tỷ lệ người qua đời cao hơn so với tỷ lệ trẻ sơ sinh.
Đi song song với đó là tình trạng già hóa và suy giảm dân số rất nghiêm trọng dẫn tới
tình trạng thiếu hụt nhân lực lao động tại Nhật Bản trong những năm gần đây.
Theo số liệu được thống kê của Bộ Y Tế Nhật Bản, năm 2022 tại Nhật Bản chỉ có
941.000 em bé sinh ra đời, tỷ lệ sinh đẻ cực thấp so với tỷ lệ trung bình trên thế giới.
Phân bổ độ tuổi của Nhật Bản hiện nay:
♦ 13.1% dân số dưới 15 tuổi
♦ 64% dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi
♦ 22,9% dân số trên 64 tuổi
Theo đó chỉ có 64% dân số nằm trong độ tuổi lao động, con số này được dự báo là
sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới gây áp lực đến nền kinh tế Nhật Bản dẫn đến việc
thiếu hụt lao động…
Chính vì vậy, nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lao động, Nhật Bản cần đẩy
mạnh công tác tuyển dụng nguồn lao động nước ngoài sang Nhật làm việc trong đó có lao
động Việt Nam từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ chuyên môn cao.
Theo thông tin từ các nguồn thì năm 2022, chính phủ Nhật Bản đang có chính
sách thu hút thêm 500.000 lao động nước ngoài nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt
nguồn lao động trầm trọng tại Nhật Bản. Đây là một cơ hội lớn cho lao động Việt Nam
và các nước trên thế giới muốn sang Nhật Bản làm việc.
Nguyên nhân khiến dân số Nhật Bản sụt giảm được giới phân tích nước này chỉ ra
là do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 tuổi đến 39 tuổi giảm mạnh tới 21% trong 10
năm trở lại đây.
Nguyên nhân khiến dân số Nhật Bản sụt giảm được giới phân tích nước này chỉ ra
là do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 tuổi đến 39 tuổi giảm mạnh tới 21% trong 10
năm trở lại đây. Các chuyên gia cho biết, dân số Nhật Bản sẽ giảm đi khoảng 1 triệu
người mỗi năm trong vài thập kỷ tới và nước này cần xem xét lại hệ thống thuế và các
chính sách phúc lợi xã hội để bảo đảm an sinh xã hội. Việc điều chỉnh thị trường lao động
như tăng tuổi nghỉ hưu, nhằm tăng số lao động lớn tuổi trong lực lượng lao động cũng có
ý nghĩa rất quan trọng trước tình trạng già hóa dân số và lực lượng lao động.
b. Hậu quả quy mô dân số giảm đối với nguồn nhân lực xã hội Nhật Bản
Dân số già, đồng nghĩa với sự thiếu hụt nguồn nhân lực cho thị trường lao động.
Nguồn lao động trẻ, năng động bị thiếu hụt, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi nhiều lao
động như dệt may, chế biến thực phẩm…và các ngành đòi hỏi đội ngũ trí thức trẻ năng
động (tin học điện tử, dịch vụ…). Cùng với đó đầu tư lao động, một yếu tố của tăng
trưởng kinh tế bị ảnh hưởng, tích lũy tư bản và thặng dư sản xuất cũng bị ảnh hưởng. Lực
Lượng lao động giảm cũng khiến thị trường nội địa bị thu hẹp, sức hấp dẫn đầu tư giảm.
Tiềm năng tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu là kinh tế cũng giảm sút theo. Theo
Tính toán của Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, dân số lao động vào năm 2030 sẽ chỉ còn
54.490.000 người, so với 62.700.000 người của năm 2012, sẽ giảm đi 8.210.000 người.
Nếu nền kinh tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng và chính phủ có thể hiện thực hóa toàn
bộ sức lao động của tất cả mọi tầng lớp, bao gồm phụ nữ, giới trẻ, người cao tuổi, người
khuyết tật, thì năm 2030 số người lao động cũng sẽ chỉ còn 61.030.000 người, vẫn giảm
1.670.000 người so với năm 2012. Trong bối cảnh trên, người nước ngoài chính là lực
lượng bổ sung cho sự thiếu hụt lực lượng lao động của Nhật Bản. Tính đến ngày 31/10
năm 2017, có 1.278.670 người nước ngoài làm việc tại các công ty Nhật Bản, tăng
194.000 người, tức 18%, so với năm trước đó - mức kỷ lục kể từ khi bắt đầu thu thập số
liệu vào năm 2008.
2. Chất lượng nguồn nhân lực Nhật Bản

2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NH N LỰC NHẬT BẢN

2.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Nhật Bản

a) Thể lực

Nhìn chung nguồn nhân lực Nhật Bản có thể lực tốt, thể hiện ở vóc dáng cân đối và
chiều cao trung bình khá cao. Theo dữ liệu công bố từ Bộ Y Tế và Phúc lợi Nhật Bản.
Người đàn ông Nhật Bản khi bước vào 20 tuổi đã cao tới 1m8. Còn theo số liệu thống kê
trước năm 1950, chiều cao trung bình của Nhật Bản so với Việt Nam cụ thể như sau:
Nhật Bản: Nam: 150cm, Nữ: 149cm; Việt Nam: Nam: 154cm, Nữ: 151cm.
Bằng sự nỗ lực và quyết tâm cải thiện chỉ trong vòng 40 năm trở lại đây, Chính
phủ Nhật đã có nhiều biện pháp giúp nâng tầm chiều cao trung bình cho người Nhật Bản
lên tới 10cm. Cụ thể chiều cao trung bình của nam Nhật Bản là 1m72, chiều cao trung
bình của nữ Nhật Bản là 1m57 và chỉ thua kém chiều cao trung bình thế giới 5cm.

Còn cân nặng trung bình của người dân Nhật Bản: Nam giới trung bình nặng
61kg. Phụ nữ trung bình nặng 51kg. Điều này giúp người Nhật Bản có vóc dáng cân đối.

Tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84,1 tuổi, xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Hồng
Kông với 84,68 tuổi. Ngoài ra, theo khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật
Bản, tuổi thọ sống khỏe mạnh của nam giới và nữ giới tại đất nước này đang ngày càng
tăng lên.

Nhật Bản hiện đang là nước đứng đầu thế giới về tốc độ nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đặc biệt là trong chiến lược tăng thể lực của người lao động. Công tác
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được nhà nước Nhật Bản xem trọng hàng đầu
và trong từng giai đoạn họ đều có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực rất cụ thể.

Chính vì thế mà đến nay không những chiều cao cân nặng của giới trẻ Nhật bản
được cải thiện rõ rệt mà bên cạnh đó trí lực của người Nhật cũng thuộc loại cao của thế
giới.

b) Trí lực

Nhật Bản có một trong những lực lượng lao động được đào tạo tốt nhất trong khối
nước OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Với chỉ số phát triển con người -
HDI tăng cao thuộc top đầu trên thế giới (19/191 quốc gia), Nhật Bản là một trong những
nước có trình độ dân trí và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở mức
cao.

Về trình độ dân trí, là một đất nước nổi tiếng với nền kinh tế tri thức, Nhật Bản là
một trong những quốc gia phát triển với tỷ lệ mù chữ thực tế thấp nhất trên thế giới. Số
học sinh theo học đại học, cao đẳng của Nhật Bản cũng cao hơn hẳn so với các quốc gia
châu Âu và châu Châu Á khác. Nhật Bản có tới 74.1% số học sinh theo học lên đến bậc
đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước
châu Âu. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp ở Nhật là gần 100%. Sau đó 53,4% tỷ số
này tiếp tục vào học ở các trường chuyên môn, cao đẳng hay đại học. Theo bộ Y tế và
Lao động Nhật Bản, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm 2019 - 2020 có việc
làm đạt đến 98%. Trình độ dân trí là một trong những yếu tố quan trọng giúp Nhật Bản
áp dụng các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, tạo ra được
đội ngũ lao động chất lượng cao - giúp đất nước phát triển nhanh chóng và vươn lên top
đầu trên thế giới.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, được biết đến là một nước phát triển vượt bậc về
công nghệ - khoa học kỹ thuật, Nhật Bản đã sử dụng những thành tựu khoa học để sáng
chế ra những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ
được kỹ thuật công nghệ hiện đại. Điều đó đã thúc đẩy nguồn nhân lực của Nhật Bản có
sự thay đổi sao cho phù hợp với trình độ kỹ thuật - công nghệ của đất nước. Nguồn nhân
lực Nhật Bản luôn được đào tạo bài bản thông qua trường lớp cùng với thực hành thực tế
qua quá trình học và làm việc. Nhật Bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp
với tiến trình phát triển nền khoa học kỹ thuật công nghệ, vì thế lao động Nhật có kỹ
thuật, chuyên môn cao và có thể áp dụng, sử dụng hiệu quả những công nghệ hiện đại
vào sản xuất.

c. Phẩm chất nghề nghiệp

Lao động Nhật Bản có một tinh thần làm việc tập thể vô cùng cao và vượt trội mà
không tìm thấy được ở những quốc gia phương Đông khác. Trong làm việc, lao động
Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành
viên khác trong tập thể. Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng
những từ có thể làm mất lòng người khác. Người lao động Nhật Bản rất tuân thủ kỷ luật.
Nói đến tuân thủ kỷ luật, thì có lẽ đã trở thành văn hóa trong lối sống và trong cách làm
việc của người Nhật. Người Nhật luôn đi làm đúng giờ và không bao giờ về sớm, họ
cũng không bao giờ biện minh cho việc đi muộn bằng các lý do như tắc đường, kẹt xe…
Sự tuân theo nguyên tắc, kỷ luật được thể hiện mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là trong công
việc. Khi làm việc, cái gì đã là nguyên tắc thì cứ thế mà làm, không có ngoại lệ.

Bên cạnh đó họ rất chăm chỉ và cống hiến hết mình trong công việc. Một trong
những nguyên tắc của người Nhật Bản là: “Luôn tận tâm, tận lực, hết mình cho công
việc”. Do đó mà đối với người Nhật, việc vẫn đang làm việc khi đã nửa đêm là chuyện
hết sức bình thường. Người Nhật Bản rất có trách nhiệm với công việc của mình, họ yêu
và say mê công việc, cố hết sức, phấn đấu làm việc không cần quan tâm đến thời gian. Và
để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, họ luôn quan niệm rằng: Thành công có
được là kết quả của một tập thể chứ không phải của riêng cá nhân ai. Một tập thể bao
gồm các cá nhân luôn nỗ lực làm việc hết mình, đoàn kết, sẻ chia chắc chắn là tập thể
vững mạnh. Đây là cơ sở giúp họ đạt được những kết quả cao nhất trong công việc.
Người Nhật luôn sáng tạo trong công việc. Trong chuyên môn, họ được tạo môi trường
để có thể sáng tạo tốt nhất trong khả năng của mình. Tinh thần làm việc của người Nhật
đề cao sự sáng tạo hơn là rập khuôn. Đôi khi không phải là cái mới nhất nhưng đã làm ra
cái tốt hơn trước đây.

3. Cơ cấu nhân lực Nhật Bản


a. Cơ cấu theo độ tuổi:

Tính đến cuối năm 2021, dân số Nhật Bản là khoảng 125,8 triệu người. Trong đó,
dân số độ tuổi dưới 15 (dưới tuổi lao động) chiếm 13.1% tương đương ~16.5 triệu người,
dân số trong độ tuổi 15 – 64 (độ tuổi lao động) chiếm 64.0% tương đương ~80.8triệu
người., dân số từ 64 tuổi (ngoài tuổi lao động) trở lên chiếm 22.9% tương đương ~80.8
triệu người.

Tháp dân số của 3 nhóm tuổi chính: dân số dưới 15 tuổi, từ 15 đến 64 tuổi và dân
số từ 65 tuổi trở lên được thể hiện dưới hình sau:
Năm 2021, Nhật Bản có 811.604 ca sinh- đây là số ca sinh thấp nhất trong một
năm căn cứ dữ liệu của Bộ Y tế quốc gia này ghi nhận từ năm 1899. Trong khi đó, số ca
tử vong tăng lên 1.439.809 ca, dẫn đến dân số giảm tổng thể là 628.205 người. Tỷ suất
sinh nói chung, tính bằng số trẻ em trung bình mà một phụ nữ Nhật Bản sinh ra trong đời,
đã giảm năm thứ 6 liên tiếp xuống 1,3.

b. Cơ cấu dân số theo giới tính

Nhật Bản đang trải qua một quá trình già hoá dân số mạnh mẽ, khi tỷ lệ người cao
tuổi (65 tuổi trở lên) tăng lên mức cao. Điều này tạo ra sự chênh lệch giới tính trong cơ
cấu dân số, khi người phụ nữ thường có tuổi thọ cao hơn so với nam giới. Tỷ lệ dân số
Nhật Bản là 0.954 (954 nam trên 1000 nữ).

Cơ cấu dân số theo giới tính ở Nhật Bản dựa trên thống kê của năm 2020: Dân số
nam là khoảng 62 triệu người, dân số nữ là khoảng 67 triệu người.

Trong lĩnh vực lao động, nhất là trong các ngành công nghiệp truyền thống,
thường có sự chênh lệch lớn về tham gia lao động giữa nam và nữ. Nhiều người phụ nữ
phải đối mặt với sự giới hạn về cơ hội thăng tiến và lương bổng thấp hơn so với nam giới.
Tỷ lệ lao động nữ nhiều sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp chế biến,
dệt may, da giày….

c. Cơ cấu dân số theo lãnh thổ

Dân cư tập trung đông đúc ở thành thị. Có đến 97% dân số của Nhật Bản sống
trong các thành phố hoặc khu vực quanh thành phố đặc biệt là Tokyo.Chính điều này đã
biến khu đô thị Tokyo trở thành khu đô thị lớn nhất trên thế giới. Và chỉ có 3% dân số
của Nhật Bản còn sống trong các làng quê, tuy nhiên các làng quê của Nhật đều rất hiện
đại và tiên tiến.

Mật độ dân số của Nhật Bản là 343 người trên mỗi kilômét vuông tính đến
28/08/2023. Mặc dù mật độ dân số trung bình ở Nhật Bản không quá cao, nhưng phân bố
dân cư không đều trên khắp đất nước. Nhiều đô thị tại Nhật Bản đã nối với nhau để tạo
thành những dải đô thị lớn như Ô-xa-ca, Kô-bê, và Tô-ky-ô. Tỉ lệ dân thành thị đang tăng
nhanh và đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với Nhật Bản. Thực
tế, sự tăng nhanh dân thành thị đang gây ra nhiều áp lực về kinh tế, môi trường và hạ tầng
cho các thành phố lớn của Nhật Bản. Với nhu cầu tăng trưởng kinh tế và sự phát triển ở
các thành phố lớn, nhu cầu về nhà ở, giao thông và các dịch vụ công cộng đang tăng cao.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh cũng đang gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm ô
nhiễm môi trường, áp lực về năng lượng và tài nguyên, và sự phân hóa kinh tế và xã hội.

You might also like