You are on page 1of 3

RESOURCES

Is the country a critical source of


1. Nhân sự có chuyên môn (Skilled personnel)
Ấn Độ là một trong những nước có lực lượng lao động lớn nhất thế giới: Với gần
500 triệu người trong độ tuổi lao động, thị trường lao động trong nước chỉ đứng sau
Trung Quốc và lớn hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ và EU.
Chỉ có ⅕ người Ấn Độ trong lực lượng lao động có chuyên môn theo HDR (Báo
cáo Phát triển Con người) được công bố năm 2020. Với con số 21,2%, Ấn Độ đứng
thứ 131 trong số 162 quốc gia có dữ liệu này.

Tuy nhiên, Ấn Độ là một nước xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao trong lĩnh
vực phần mềm và các dịch vụ tài chính và công nghệ phần mềm. Các lĩnh vực khác
như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano, viễn thông, đóng tàu và
hàng không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng trưởng ngày càng
cao hơn.
Theo điều tra lực lượng lao động giai đoạn (PLFS), nhóm chúng em tổng hợp
thành bảng sau:
Giai đoạn Lao động nữ Lao động nam
có chuyên môn có chuyên môn
2017-2018 1,7% 2,3%

2018-2019 2,0% 2,8%


2019-2020 2,9% 3,5%

Lực lượng lao động của Ấn Độ cũng được đặc trưng bởi tỷ lệ việc làm trong nông
nghiệp và khu vực phi chính thức cao với gần một nửa lực lượng lao động của nước
này được phân loại là lao động nghèo - những người có việc làm với mức sống dưới
$3,20/ngày.
2. Nguyên vật liệu, thành phần (Raw materials)
Ấn Độ đã từng áp dụng một phương pháp kinh tế xã hội chủ nghĩa trong gần suốt
lịch sử độc lập của mình. Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư
nhân, ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên
1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường của mình thông qua các cuộc cải cách kinh tế
theo hướng giảm kiểm soát của chính phủ đối với thương mại và đầu tư.
Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng, bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công
nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn
trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng
trưởng và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ.
Trước bối cảnh đại dịch Covid-19 đã xuất hiện nhiều khó khăn trong vận hành nền
kinh tế tại Ấn Độ. Tuy nhiên, hãng tin CNN dẫn số liệu chính thức được Chính phủ
Ấn Độ công bố ngày 31/08/2021 cho biết GDP tăng 20,1% trong quý II/2021. Mức
tăng “khủng” này phản ánh sự hồi phục mạnh từ sau cú “rơi tự do” của các hoạt động
kinh tế trong năm 2020, khi Thủ tướng Narendra Modi áp những biện pháp phong tỏa
vào hàng mạnh nhất thế giới lên 1,3 tỷ dân Ấn Độ.
3. Nhân công (Labour)
Năm 2020, Ấn Độ có khoảng 501 triệu công nhân ở Ấn Độ, lớn thứ hai sau Trung
Quốc. Trong đó, nông nghiệp chiếm 41,19%, công nghiệp chiếm 26,18% và dịch vụ
chiếm 32,33% tổng lực lượng lao động.
Với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và đặc điểm già hóa, Ấn Độ đang bổ sung khoảng
13 triệu lao động mới mỗi năm. Nền kinh tế Ấn Độ đang có thêm khoảng 8 triệu việc
làm mới, chủ yếu là trong khu vực được trả lương thấp, không có tổ chức; 5 triệu
thanh niên còn lại làm những công việc được trả lương thấp, nguồn lao động bình
thường cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản tạm thời, hoặc trong nhiều trường
hợp, bị thất nghiệp.
Chính phủ Ấn Độ cực kỳ chú trọng vào công tác giải quyết vấn đề việc làm cho
nhân công, chủ yếu tập trung vào thực hành dạy nghề. Từ đó, từng bước nâng cao tay
nghề của lao động nơi đây.
4. Cải tiến kỹ thuật (Technological Innovation)
Ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng áp dụng các công nghệ sáng tạo
như Trí tuệ nhân tạo (AI), Phân tích dữ liệu, Robotics, AR/VR và tự động hóa, do đó
dẫn đến phát triển nhiều cơ hội việc làm trong thị trường. Bên cạnh đó, dự đoán rằng
các công nghệ như Điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT) sẽ được các công ty sử
dụng ngày càng nhiều và sẽ hỗ trợ các ngành nghề như nhân viên y tế cộng đồng, giáo
viên và đại lý tài chính. Công nghệ như vậy cũng được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa cho
các doanh nhân siêu nhỏ.
Thực hiện chiến lược “cách mạng xám”, một số ngành khoa học và công nghệ của
Ấn Độ (hạt nhân, nghiên cứu vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa
chất, dược phẩm, siêu dẫn, công nghệ nano, năng lượng mới...) ở trình độ ngang với
các nước phát triển. Ấn Độ là một trong 10 siêu cường thế giới về công nghệ thông
tin, xuất khẩu phần mềm đến 75 quốc gia.
Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thực hiện chương trình Digital India (Ấn Độ số).
Chương trình tập trung vào 3 lĩnh vực tầm nhìn chính: cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như
một tiện ích cho mọi công dân, quản trị và dịch vụ theo yêu cầu, và trao quyền kỹ
thuật số cho công dân. Chính phủ đã cải thiện quyền truy cập cho các cộng đồng.
5. Học tập (Learning)
Đây là lĩnh vực được quan tâm phát triển nhất, Ấn Độ được đánh giá là trung tâm
nguồn nhân lực chất lượng cao trên thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực IT, khoa học kỹ
thuật và y học.
Bộ Lao động và Việc làm Ấn Độ đang triển khai Dự án Dịch vụ Việc làm Quốc
gia (NCS) như một Dự án Phương thức Sứ mệnh để chuyển đổi dịch vụ việc làm
Quốc gia nhằm cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến việc làm như kết hợp việc làm,
tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, thông tin về phát triển kỹ năng các khóa học, học
việc, thực tập vv.

You might also like