You are on page 1of 3

TÓM TẮT

Bangladesh là quốc gia nghèo nhất thế giới, việc làm và sự tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc vào xuất khẩu sản phẩm dệt may giá rẻ ở thị trường Hoa Kỳ và Liên minh Châu
Âu. 1/1/2005, Bangladesh cạnh tranh với Trung Quốc và Indonesia. Từ đây có nhiều nhà
phân tích dự đoán xuất khẩu dệt may nước này sẽ sụp đổ. Nhưng việc này đã không xảy
ra, mà xuất khẩu dệt may của nước này tiếp tục tăng trong khi phần còn lại thế giới rơi
vào khủng hoảng kinh tế 2008: tăng 10,7 tỷ USD. Lợi thế của Bangladesh gồm: chi phí
lao động thấp; có mạng lưới công nghiệp hỗ trợ sôi động cung cấp đầu vào cho ngành dệt
may giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và lưu trữ, thuế nhập khẩu và thời gian giao
hàng…; Bangladesh đã được hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa nguồn cung của các nhà
nhập khẩu phương Tây. Tuy nhiên, Bangladesh có một số tiêu cực: đáng chú ý nhất là sự
gián đoạn liên tục của điện vì chính phủ đã đầu tư không đầy đủ vào cơ sở hạ tầng sản
xuất và phân phối điện. Đường xá và cảng cũng kém hơn so với những con đường được
tìm thấy ở Trung Quốc.
CÂU 1
1. Why was the shift to a free trade regime in the textile industry good for
Bangladesh? ( Tại sao việc chuyển sang chế độ thương mại tự do trong ngành
công nghiệp dệt may lại tốt cho Bangladesh?)
Việc làm và tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh phụ thuộc vào xuất khẩu các sản
phẩm dệt may được phép thông qua hạn ngạch ưu đãi cho thị trường xuất khẩu dệt may
từ thị trường nghèo sang thị trường phong phú. Ngay cả khi việc chuyển sang chế độ
thương mại tự do xuất hiện cùng với đó là sự cạnh tranh với các quốc gia cùng ngành như
Trung Quốc và Indonesia, Bangladesh đã được dự đoán rằng sẽ sụp đổ nhanh chóng. Tuy
nhiên, điều ngược lại đã xảy ra. Có ba lý do chính để giải thích điều này:
- Chi phí lao động thấp, thậm chí thấp hơn ở Trung Quốc, chi phí trả cho mức lương
hàng giờ ở Bangladesh là rất thấp. Sự đầu tư của các nhà sản xuất dệt may về công
nghệ giúp làm tăng năng suất và giảm chi phí lao động ở Bangladesh khiến nó trở
thành một trong những nơi sản xuất vải với chi phí thấp trên thế giới ($50 - $60 một
tháng). Do đó, đây là một lợi thế trong thời kỳ suy thoái kinh tế vì các nhà nhập khẩu
lớn muốn tăng mua hàng với giá thấp để cung cấp cho khách hàng của họ.
- Mạng lưới của các ngành công nghiệp hỗ trợ sôi động, cung cấp đầu vào cho các nhà
sản xuất hàng may mặc. Do đó, các nhà sản xuất hàng may mặc tiết kiệm chi phí vận
chuyển, lưu trữ hàng hóa và thuế nhập khẩu giúp tăng năng suất của họ.
- Nhiều nhà nhập khẩu phương Tây đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung của họ. Bởi
vì các nhà nhập khẩu sợ trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc khi có sự gián đoạn
hay suy thoái nền kinh tế, … sẽ không có sự thay thế đa dạng cho họ.
Kết luận, lý do tại sao Bangladesh tận dụng lợi thế từ việc chuyển sang chế độ
thương mại tự do trong ngành dệt may vì có chi phí lao động thấp. Hơn nữa, thị trường
dệt may Bangladesh có thể tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới vì xu hướng thay đổi
sản xuất dệt may từ Trung Quốc có thể tiếp tục được đề nghị khi mức lương đang tăng
nhanh.
CÂU 2
2. Who benefits when retailers in the United States source textiles from low wage
countriessuch as Bangladesh? Who might lose? Do the gains outweigh the losses?
(Ai được hưởng lợi khi bán lẻ ở Hoa Kỳ nguồn hàng dệt may từ các nước có mức
lương thấp như Bangladesh? Ai sẽ thua lỗ? Lợi nhuận có lớn hơn thua lỗ không?)
Có 4 đối tượng nhận được lợi ích từ việc bán hàng dệt may đến từ các nước có
mức lương thấp:
 Khách hàng tại Hoa Kỳ sẽ có được lợi ích bởi vì họ có được hàng hóa với mức giá
thấp hơn
 Các nhà bán lẻ vì họ sẽ có được lợi nhuận cao hơn
 Người lao động tại các nước thu nhập thấp được hưởng lợi vì có việc làm, điều
này cũng giúp phát triển nền kinh tế tại quốc gia đó.
Những nhà bán lẻ lấy nguồn sản phẩm tại Hoa Kỳ hay ở các quốc gia có mức
lương cao hơn sẽ chịu thiệt bởi tốn nhiều chi phí cho việc trả công sản xuất nhiều hơn từ
đó bán ở mức giá cao hơn => lợi nhuận giảm
Lợi nhuận lớn hơn tổn thất vì người tiêu dùng và các nhà sản xuất lương thấp có
được lợi nhuận cao hơn nhờ chế biến và xuất khẩu hàng dệt may. Chỉ những nhà sản xuất
hàng dệt may tại quốc gia lương cao mới chịu tổn thất bởi vì họ ít được lựa chọn hơn so
với những nguồn hàng dệt may từ các quốc gia có mức lương thấp hơn.
CÂU 3

3. What international trade theory, or theories, best explain the rise of


Bangladesh as a textile exporting powerhouse?
Lý thuyết thương mại quốc tế nào, hoặc học thuyết nào, giải thích rõ nhất sự
trỗi dậy của Bangladesh như một cường quốc xuất khẩu dệt may?
Ba lý thuyết quốc tế lớn để giải thích rõ nhất sự trỗi dậy của ngành dệt may
Bangladesh đó là:
Thứ nhất, mức lương theo giờ thấp khiến hàng dệt may rẻ hơn các nước sản
xuất khác.
Thứ hai, sản xuất tại địa phương cho ngành công nghiệp dệt may làm cho
chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều và làm cho sản phẩm có nhiều lợi nhuận hơn.
Thứ ba, nhận thức toàn cầu về sự phụ thuộc quá mức của họ vào Trung
Quốc đã khiến Bangladesh trở thành lựa chọn tốt nhất.
Do đó, với cả ba yếu tố cộng lại làm cho Bangladesh trở thành một cường
quốc dệt may.
CÂU 4
4. Ngành dệt may của Bangladesh được bảo đảm như thế nào trước sự cạnh tranh của
nước ngoài? Những yếu tố cuối cùng có thể dẫn đến một sự suy giảm?
Bangladesh có một số lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh, như là mức lương thấp và
mạng lưới các ngành công nghiệp hỗ trợ sôi động.
Bên cạnh đó các yếu tố khác có thể gây ra sự suy giảm của họ như sự hạn chế về cơ sở hạ
tầng ở Bangladesh, bao gồm đường sá, cảng và khả năng tiếp cận điện, ảnh hưởng lớn tới
hoạt động sản xuất của họ.
Điều này có thể khiến nguồn cung của họ không đáng tin cậy và có thể khiến việc đầu tư
sản xuất chuyển sang một quốc gia có cơ sở hạ tầng ổn định hơn.

You might also like