You are on page 1of 2

Điểm mạnh

–Thiết bị ngành May mặc về cơ bản đã được đổi mới và hiện đại hóa, tạo điều kiện để
nâng cấp CGT, đặc biệt là nâng cấp quy trình và nâng cấp sản phẩm;

– Sản phẩm may mặc của Việt Nam đã thâm nhập được phần lớn các thị trường chính
với mức độ thâm nhập cao, tạo điều kiện để hàng may mặc Việt Nam củng cố chỗ
đứng và mở rộng tiếp cận người tiêu dùng;

– Ngành May mặc của Việt Nam đã xây đựng được những mối quan hệ chặt chẽ với
các khách hàng lớn và người mua hàng toàn cầu, đảm bảo sự ổn định về các điều kiện
đầu ra cho hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam;

– Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ dồi dào, là lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với
những ngành thâm dụng lao động như ngành may mặc;

– Môi trường chính trị-xã hội và môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định, là nền
tảng để thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước;

– Truyền thống lâu đời của ngành May mặc ở Việt Nam góp phần củng cố các mối
quan hệ liên kết kinh tế bền chặt trong nước, đảm bảo nguồn lao động có tay nghề cao
trong ngành cũng như tăng sức thu hút của ngành;

– Việt Nam ở vị trí giao thương thuận lợi đối với các nước trên thế giới, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng may mặc và xuất
khẩu sản phẩm may mặc đi các thị trường;

– Việt Nam có điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ như trồng bông, trồng dâu, nuôi
tằm, sản xuất sơ, xợi nhân tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh sản xuất
nguyên liệu, đặc biệt là vải, phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc.

Điểm yếu

– Ngành May mặc của Việt Nam chủ yếu mới tham gia vào khâu sản xuất, gia công,
còn rất yếu ở các khâu có GTGT cao như Nghiên cứu & Phát triển, Thiết kế, Marketing,
Phân phối và Tạo thương hiệu;

– Ngành May mặc của Việt Nam hạn chế về khả năng tự chủ nguyên liệu trong sản
xuất. Việc hầu hết những nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc phải nhập khẩu
đẩy các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam vào thế bị động. Sự yếu kém trong khâu
sản xuất nguyên liệu sẽ khiến các doanh nghiệp khó được hưởng ưu đãi thuế quan
trong các hiệp định thương mại tự do vì không đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc
xuất xứ;

– Năng suất lao động trong ngành May mặc của Việt Nam còn thấp. Mặc dù chi phí lao
động tại Việt Nam tương đối thấp so với chi phí lao động của đa số các đối thủ cạnh
tranh, năng suất lao động thấp khiến chi phí làm ra sản phẩm cao, dẫn đến hàng may
mặc của Việt Nam không cạnh tranh được về giá so với hàng may mặc của một số đối
thủ như Trung Quốc;

– Quy mô doanh nghiệp may mặc của Việt Nam nhỏ. Các doanh nghiệp may mặc trong
nước thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực vốn thấp, khả năng huy động
vốn đầu tư thấp, từ đó hạn chế khả năng đổi mới công nghệ và trang thiết bị, trong khi
người mua hàng cần các đối tác có đủ tiềm lực tài chính để chủ động trong sản xuất;

– Sản phẩmmay mặc của Việt Nam còn đơn điệu, đa số thuộc nhóm đơn giản, phổ
thông, chưa đa dạng về chủng loại, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng
tinh tế với những yêu cầu ngày càng khắt khe;

– Ngành May mặc của Việt Nam hầu như không tiếp cận trực tiếp với nhà bán lẻ mà
phải thông qua người mua hàng toàn cầu; trong khi ngành May mặc của Việt Nam còn
yếu kém trong các khâu Marketing, Phân phối và Tạo thương hiệu như đã nói ở trên.

You might also like