You are on page 1of 6

4 xu hướng nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ trong năm 2021

Đại dịch Covid-19, cùng với


chiến tranh thương mại với
Trung Quốc, đã khiến năm
2020 trở thành một năm
chưa từng có trong lịch sử
thương mại và cung ứng
may mặc của Mỹ. Các công
ty thời trang đã làm thế nào
để điều chỉnh các chiến lược
tìm nguồn cung ứng đáp
ứng với môi trường kinh
doanh đầy biến động? Và
các chiến lược tìm nguồn
cung ứng hàng may mặc của
Các công ty thời trang Mỹ đã và đang điều chỉnh các chiến lược tìm nguồn cung
Mỹ sẽ phát triển như thế ứng để đối phó với môi trường kinh doanh đầy biến động
nào vào năm 2021? Tại đây,
Tiến sĩ Sheng Lu, phó giáo sư trong các nghiên cứu về thời trang và may mặc tại Đại
học Delaware, đã phân tích các dữ liệu thương mại để tìm ra những xu hướng mới nhất
trong nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ và các vấn đề quan trọng cần phải xem xét
trong năm tới.
#1: Nhập khẩu may mặc vào Mỹ sẽ phục hồi vào năm 2021 - nhưng sự không chắc
chắn vẫn còn
Kể từ khi dịch Covid-19 đã bùng phát tại Mỹ vào tháng 3 năm 2020, tác động của nó
đến nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ còn tiêu cực hơn so với cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008. Theo Bảng 1, về mặt giá trị, nhập khẩu may mặc vào Mỹ đã
giảm 23,5% giữa năm 2020 và 2019, trong khi tỉ lệ này chỉ là 12% giữa năm 2009 và 2008.
Hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc (giảm gần 40%), từ các thành viên của
hiệp định thương mại USMCA (Mỹ-Mexico-Canada) giảm 30% - từ các thành viên của Hiệp
định thương mại tự do Trung ương Mỹ (CAFTA-DR) giảm 28%.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng hàng may mặc nhập khẩu hàng của Mỹ (theo giá trị)
Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu OTEXA (2021)
Tuy nhiên, nhờ vào việc người tiêu dùng liên tục mua sắm quần áo, hàng may mặc nhập
khẩu vào Mỹ bắt đầu hồi phục nhanh chóng vào tháng 5 năm 2020. Theo Bảng 2, sự phục
hồi hậu Covid của hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ tăng mạnh hơn so với thời điểm diễn ra
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mặc dù mức bắt đầu phục hồi thấp hơn nhiều.
Điều này đưa ra nhận định rằng hiện tại không có vấn đề nghiêm trọng nào trong nền kinh tế
Mỹ, nhận định này khác với tình hình phục hồi sau khủng hoảng năm 2008.
Bảng 2: So sánh quá trình phục hồi

Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu OTEXA (2021)


Lưu ý: Quá trình khôi phục COVID19 bắt đầu từ tháng 4 năm 2020 (Month1); Month 9 đề
cập đến tháng 12 năm 2020. Sự phục hồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (2008 FC)
bắt đầu vào tháng 12 năm 2008 (Month 1); Month 9 đề cập đến tháng 7 năm 2009.
Mặc dù hy vọng rằng hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ sẽ tiếp tục phục hồi vào năm
2021, vẫn còn quá sớm để kết luận thương mại giao dịch sẽ trở lại khối lượng như
trước đại dịch. Vì Covid-19 là nguyên nhân chính gây ra suy thoái kinh tế, nên các công cụ
chính sách tài chính hoặc tiền tệ thông thường sẽ ít hữu ích hơn trong việc thúc đẩy nền kinh
tế trừ khi đại dịch được kiểm soát. Đáng chú ý, khi các trường hợp Covid gia tăng trở lại và
chính sách đóng cửa mới, giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ đã thay đổi quỹ đạo phục
hồi thành hình chữ V, giảm 15,7% vào tháng 12 năm 2020 so với thời điểm năm ngoái –
mức giảm mạnh nhất từ tháng 9 năm 2020. Việc đảo chiều này ngụ ý cho các công ty thời
trang Mỹ và các nhà cung cấp phải linh hoạt khi lập kế hoạch tìm nguồn cung ứng và sản
xuất trong năm 2021, phải chuẩn bị cho việc hủy đơn hàng mới và hoãn đơn hàng.
# 2: Châu Á sẽ vẫn là cơ sở tìm nguồn cung ứng chính của các công ty thời trang Mỹ
Bảng 3: Khả năng cạnh tranh giữa các nguồn cung ứng hàng may mặc - Điểm trung
bình (5 = cao nhất)

Nguồn: 2020 USFIA Fashion Industry Benchmarking Study


Về mặt giá trị, hơn 70% hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ vẫn đến từ các nước châu Á
vào năm 2020 - một mô hình đã bền vững trong hơn một thập kỷ. Ngoại trừ Trung
Quốc, các nhà cung cấp hàng may mặc hàng đầu châu Á khác đều gia tăng thị phần trong
năm 2020. Điều này bao gồm Việt Nam (19,6% năm 2020 so với 16,2% năm 2019), các
thành viên ASEAN (32,3% năm 2020 so với 27,4% năm 2019), Bangladesh (8,2% năm 2020
so với 7,1% năm 2019) và Campuchia (4,4% vào năm 2020 so với 3,2% trong năm 2019).
Theo nghiên cứu điểm chuẩn ngành thời trang 2020 do Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Mỹ
(USFIA) phát hành, các nhà cung cấp châu Á có được hai lợi thế cạnh tranh trong cung
ứng hàng may mặc: Chi phí tìm nguồn cung ứng và tính linh hoạt, nhanh nhẹn. Hai yếu tố
này cũng cần thiết nhất trong đại dịch.
Lấy ví dụ, vì cả người tiêu dùng và các công ty thời trang Mỹ đang gặp khó khăn về tài
chính, việc kiểm soát chi phí nguồn cung sẽ được ưu tiên hơn khi đưa ra quyết định tìm
nguồn cung của các công ty so với các yếu tố khác như tốc độ. Tương tự như vậy, trong đại
dịch, tìm nguồn cung ứng may mặc dễ có nguy cơ bị gián đoạn bởi các yếu tố như sự thiếu
hụt lao động, thiếu nguyên liệu dệt may để sản xuất. Với chuỗi cung ứng khu vực tích hợp
cao và năng lực sản xuất rộng lớn, các nhà cung cấp châu Á nhìn chung sẽ có sự linh hoạt và
nhanh nhẹn hơn so với các nhà cung cấp may mặc ở các khu vực khác trên thế giới. Các
nước châu Á cũng có khả năng duy trì hai lợi thế cạnh tranh quan trọng này trong năm 2021.
#3: Các công ty thời trang Mỹ không từ bỏ Trung Quốc - mặc dù các công ty tiếp tục
giảm các giao dịch với Trung Quốc
Tương lai Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung ứng cho các công ty thời trang Mỹ dường như
là một điều khó đoán hơn bao giờ hết do khi nghiên cứu những dữ liệu. Ví dụ, về giá trị,
Trung Quốc chỉ chiếm 23,7% hàng may mặc của Mỹ vào năm 2020, mức thấp kỷ lục mới
trong mười năm qua. Tuy nhiên, theo tin tức truyền thông, một số đơn đặt hàng đã được
chuyển về Trung Quốc vào tháng 10 năm 2020 khi các nhà máy ở nhiều quốc gia châu Á
khác đối mặt với đợt đóng cửa mới do Covid.
Thống kê chi tiết số liệu thương mại cho thấy ba xu hướng quan trọng cần xem xét trong
năm 2021 liên quan đến nguồn cung ứng may mặc từ Trung Quốc.
Đầu tiên, nguồn cung ứng từ Trung Quốc vẫn mang lại giá trị về kinh tế. “Made in
China” thỏa mãn hai lợi thế cạnh tranh ở trên hơn so với các quốc gia khác trong ngắn hạn.
Đầu tiên là năng lực sản xuất vô song, cho phép các công ty thời trang Mỹ đặt hàng bất kỳ
sản phẩm nào với bất kỳ số lượng nào.
Chẳng hạn, dữ liệu chỉ ra rằng từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021, các nhà bán lẻ
thời trang Mỹ đã cung ứng ra thị trường khoảng 11.500 sản phẩm may mặc được sản xuất tại
Trung Quốc (được đo bằng đơn vị SKU), so với chỉ 5.000 SKU có nguồn gốc từ Việt Nam
hoặc Ấn Độ . Trong cùng thời gian, số lượng hàng may mặc từ Bangladesh, Campuchia,
Indonesia và Sri Lanka thậm chí còn ít hơn - khoảng 1.000 SKU cho mỗi quốc gia.
Một lợi thế khác của Trung Quốc là năng lực sản xuất dệt may ngay tại nước này , có
nghĩa là các công ty thời trang Mỹ ít khi lo lắng về việc cung cấp nguồn vải đặt hàng may
mặc từ Trung Quốc. So sánh với nhiều quốc gia khác sản xuất hàng may mặc tại châu Á vẫn
phụ thuộc rất nhiều vào các sợi và vải nhập khẩu, phần lớn trong đó được mua từ Trung
Quốc. Nói cách khác, chuỗi cung ứng hàng dệt may và may mặc tương đối hoàn chỉnh tại
Trung Quốc có thể giúp các công ty thời trang Mỹ giảm thiểu nguy cơ bị gián đoạn trong đại
dịch.
Bảng 4: Sự đa dạng hóa trong nguồn cung may mặc của Mỹ

Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu OTEXA (2021)


Lưu ý: Chỉ số CR3 có nghĩa là tổng thị phần của 3 nhà cung cấp hàng đầu; Chỉ số CR5 có
nghĩa là tổng thị phần của 5 nhà cung cấp hàng đầu; Năm 2020, chỉ số CR5 (không bao
gồm Trung Quốc) bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ và Campuchia.
Thứ hai, các công ty thời trang Mỹ tiếp tục giảm các giao dịch với Trung Quốc, và
không có dấu hiệu thay đổi chiến lược này. Trong Bảng 4, cả Chỉ số Herfindahl-Hirschman
(HHI) và tỷ lệ tập trung thị trường (CR3 và CR5) chỉ ra đơn hàng may mặc đang dần chuyển
từ Trung Quốc sang các nước châu Á khác. Đáng chú ý, tỷ lệ nhập khẩu hàng may mặc của
Mỹ từ các đối thủ cạnh tranh chính của Trung Quốc ở châu Á - bao gồm Việt Nam,
Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ và Campuchia - đã tăng lên 42,4% vào năm 2020, chỉ từ
35,3% năm 2018.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc chứ không phải Covid-19 có thể là
nguyên nhân chính của sự đa dạng hóa này. Ví dụ, về giá trị, Trung Quốc mất thị phần
trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019 (giảm từ 31,9% còn
23,7%, tương đương 8.2% điểm) nhiều hơn trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2019 đến tháng
12 năm 2020 (giảm từ 23,7% lên 22,5% tương đương 1,2% điểm). Trong khi đó, vẫn chưa
có dấu hiệu cho các kế hoạch mới của BIDEN trong việc bãi bỏ hạn mức thuế theo mục
301 về nhập khẩu từ Trung Quốc trong thời gian đến.
Thứ ba, điều quan trọng là không đánh giá thấp tác động của các yếu tố phi kinh tế lên
khả năng lựa chọn Trung Quốc là nguồn cung ứng. Đáng chú ý, vấn đề lao động cưỡng
bức tại Tân Cương, Trung Quốc và một loạt các hành động của chính phủ Mỹ (như hải quan
Mỹ đưa ra lệnh hủy bỏ) đã ảnh hưởng đáng kể đến hàng may mặc cotton Mỹ nhập khẩu từ
Trung Quốc. Về giá trị, chỉ có 15,4% hàng may mặc cotton Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc
trong năm 2020, so với 22% trong năm 2019 và 28% vào năm 2017. Trong khi tổng xuất
khẩu dệt may và may mặc của Trung Quốc sang Mỹ giảm 30,7% vào năm 2020, xuất khẩu
vải dệt cotton và hàng may mặc cotton giảm mạnh hơn gần 40%.
Chính quyền Biden mới đã bày tỏ cam kết cải thiện các tiêu chuẩn nhân quyền và lao động
trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên dường như những biện pháp hạn chế thương mại khắt
khe hơn hoặc thậm chí các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ không làm cho các công ty thời
trang Mỹ thay đổi tính toán về chi phí và lợi ích của việc lựa chọn Trung Quốc là nguồn
cung ứng trong năm 2021.
#4: Tìm nguồn cung ứng gần (near-shoring) từ các nước Tây Bán cầu sẽ vẫn diễn ra,
nhưng không có khả năng phát triển ở quy mô lớn trong năm 2021.
Bảng 5: Tỷ lệ nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ CAFTA-DR và USMCA (NAFTA) -
Theo số lượng

Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu OTEXA (2021)


Bảng 5: Tỷ lệ nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ CAFTA-DR và USMCA (NAFTA) -
Theo giá trị

Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu OTEXA (2021)


Mặc dù có sự gia tăng về mức độ phổ biến của việc tìm nguồn cung ứng gần (near-sourcing
hay near-shoring) với các công ty thời trang Mỹ trong thời kỳ đại dịch, dữ liệu lại cho thấy
điều ngược lại. Chỉ 16,1% kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ đến từ Tây Bán cầu
tính theo giá trị, giảm so với mức 17,1% trong năm 2019. Trong Bảng 5, cả giá trị và số
lượng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ các thành viên USMCA và CAFTA-DR tiếp tục
giảm trong năm 2020. Đáng quan tâm hơn, chỉ 38% hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ từ
Mexico và Canada được hưởng các lợi ích miễn thuế theo USMCA trong năm 2020,
giảm mạnh so với mức 89% trong năm 2019.
Các nghiên cứu dẫn ra hai yếu tố có thể làm nản lòng các công ty thời trang Mỹ tìm nguồn
cung ứng từ các đối tác Tây Bán cầu.
Một là bất lợi về giá. Theo khảo sát điểm chuẩn ngành thời trang Mỹ năm 2020, các công ty
thời trang Mỹ cho biết việc tìm nguồn cung ứng từ các thành viên USMCA và CAFTA-DR
thường phải chịu chi phí cao hơn so với các sản phẩm tương tự sản xuất tại châu Á. Như đã
nói ở trên, các công ty thời trang và người tiêu dùng Mỹ nhạy cảm hơn với giá cả trong thời
kỳ đại dịch.
Những bất lợi khác là hạn chế các dòng sản phẩm. Theo các nguồn tin trong ngành, hầu
hết 86% mặt hàng may mặc "Made in Mexico" được bán trên thị trường bán lẻ Mỹ từ tháng
1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 thuộc loại hàng cao cấp. Tương tự, trong cùng thời kỳ,
hơn 80% các mặt hàng may mặc do CAFTA-DR sản xuất được bán ở Mỹ cũng là áo hoặc
quần. Với chuỗi cung ứng Tây Bán cầu, các thành viên USMCA và CAFTA-DR thường dựa
vào nguồn cung vải từ Mỹ - điều này hạn chế đáng kể các loại hàng may mặc mà công ty có
thể sản xuất.
Vì hầu hết các công ty thời trang của Mỹ không có đủ nguồn tài chính để đầu tư vào việc xây
dựng chuỗi cung ứng Tây Bán cầu trong thời kỳ đại dịch, nên việc quay lại tìm nguồn ung
ứng gần (near-sourcing) gần như không có khả năng xảy ra trong năm 2021.

You might also like